Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo bé Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục sáng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi t...

Tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục sáng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trƣờng mầm non hoa hồng – phúc yên

.PDF
66
635
64

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON --------------------------------- ĐỖ THỊ HÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON HOA HỒNG – PHÚC YÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành học: Giáo dục Mầm non Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Lê Trƣờng Sơn Chấn Hải HÀ NỘI, 5 - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Đỗ Thị Hà Sinh viên lớp k39B – Giáo dục Mầm non, Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Tôi xin cam đoan đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục sáng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trƣờng mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi: Các số liệu, kết quả thu thập đƣợc trong khóa luận là trung thực, rõ ràng, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày tháng Sinh viên Đỗ Thị Hà năm 2017 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý ĐHSP : Đại học Sƣ phạm GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo GDMN : Giáo dục mầm non GDTC : Giáo dục thể chất GVMN : Giáo viên mầm non SL : Số lƣợng TCVĐ : Trò chơi vận động TDTT : Thể dục thể thao UBND : Ủy ban nhân dân MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận xác định hƣớng nghiên cứu của đề tài .............................. 4 1.1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục Thể chất cho trẻ mầm non........................................................................... 4 1.1.2. Cơ sở khoa học của lý luận Giáo dục Thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non............................................................................................... 6 1.2. Giáo dục Mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân ........................... 9 1.2.1. Vị trí, vai trò của Giáo dục Mầm non............................................... 9 1.2.2. Mục tiêu của Giáo dục Mầm non ................................................... 10 1.2.3. Nội dung phương pháp Giáo dục Mầm non ................................... 10 1.2.4. Chương trình Giáo dục Mầm non................................................... 11 1.2.5. Cơ sở Giáo dục Mầm non ............................................................... 12 1.3. Giáo dục Thể chất ở trƣờng Mầm non .................................................. 12 1.3.1. Vị trí và vai trò của môn Giáo dục Thể chất đối với việc phát triển thể chất cho trẻ mầm non ................................................................. 12 1.3.2. Nhiệm vụ Giáo dục Thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non ........... 13 1.4. Chƣơng trình Giáo dục Thể chất cho trẻ mầm non .............................. 16 1.4.1. Bài tập đội hình, đội ngũ và ý nghĩa của bài tập đội hình, đội ngũ với sự phát triển của trẻ ............................................................................ 16 1.4.2. Bài tập phát triển chung và ý nghĩa của bài tập phát triển chung đối với sự phát triển của trẻ ...................................................................... 17 1.4.3. Bài tập vận động cơ bản và ý nghĩa của bài tập vận động cơ bản đối với sự phát triển của trẻ ...................................................................... 18 1.5. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo ................................................. 19 1.5.1. Đặc điểm tâm lý .............................................................................. 19 1.5.2. Đặc điểm sinh lý ............................................................................. 21 1.6. Vị trí, vai trò của thể dục sáng trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non ................................................................................................. 23 CHƢƠNG 2. NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP, TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .. 25 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 25 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 25 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu .................................. 25 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................. 25 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm ..................................................... 26 2.3.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ...................................................... 26 2.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................... 26 2.3.6. Phương pháp toán thống kê ............................................................ 27 2.3. Tổ chức nghiên cứu............................................................................... 28 2.3.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 28 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 28 2.3.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 29 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 30 3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức Giáo dục Thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trƣờng mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên ........................................... 30 3.1.1. Thực trạng về cở vật chất của nhà trường ..................................... 30 3.1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên của trường mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên ................................................................................................ 31 3.1.3. Thực trạng năng lực giảng dạy môn học Thể dục của giáo viên ở trường mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên................................................... 33 3.1.4. Thực trạng việc tổ chức thể dục sáng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi 35 3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục sáng................................................... 37 3.2.1. Cơ sở lựa chọn một số biện biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục sáng ............................................................................. 37 Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong luyện tập cho trẻ .............................. 39 3.2.2. Lựa chọn một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục sáng ........................................................................................................... 40 3.2.3. Kế hoạch tổ chức thực nghiệm một số biện pháp ........................... 46 3.2.4. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của biện pháp ......................... 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG Bảng 3.1: Thực trạng về cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy của trƣờng mầm non Hoa Hồng – Phúc yên (n = 40) ........................ 31 Bảng 3.2: Thực trạng về trình độ của giáo viên trƣờng mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên (n=40) .............................................................. 32 Bảng 3.3: Thực trạng nhận thức về môn học Thể dục trong quá trình dạy học môn Thể dục ở bậc học Mầm non.......................................... 34 Bảng 3.4: Tổng hợp ý kiến đánh giá của giáo viên về năng lực giảng dạy môn học Thể dục cho trẻ mầm non (n = 40) ................................ 35 Bảng 3.5: Đánh giá hiệu quả việc tổ chức hoạt động thể dục sáng cho trẻ (n = 40).......................................................................................... 37 Bảng 3.6: Mức độ ƣu tiên sử dụng biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sáng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi (n = 40) ............................ 40 Bảng 3.7: Mức độ ƣu tiên sử dụng TCVĐ nhằm làm tăng hứng thú của tập luyện thể dục sáng (n = 40) ..................................................... 44 Bảng 3.8: Kế hoạch thực nghiệm biện pháp đổi mới nội dung tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sáng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trƣờng mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên. ........................... 47 Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra năng lực vận động trƣớc thực nghiệm đối với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi (nA = nB = 10) ........................................... 49 Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra năng lực vận động của trẻ sau thực nghiệm đối với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi (n = 10) ........................................ 50 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức, giáo dục - đào tạo đƣợc xem là quốc sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, vì vậy muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con ngƣời cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng và phát triển xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [8], bởi không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con ngƣời sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trƣớc những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nƣớc mình. Việt Nam đang có bƣớc chuyển mình mạnh mẽ trên con đƣờng chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, từng bƣớc hội nhập sâu rộng với quốc tế, tiến tới thực hiện cho mục tiêu xây dựng một đất nƣớc Việt Nam dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Giáo dục - đào tạo nhằm phát huy năng lực nội sinh “đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Vì vậy, hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. GDMN có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dƣỡng thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền đƣợc chăm sóc và bảo vệ, đƣợc tồn tại, 2 đƣợc chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con ngƣời ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi gia đình, nhà trƣờng đối với xã hội, đối với cộng đồng. Đặc biệt, GDTC cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong Nghị quyết số 04 NQ/TW của hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [3] Rất nhiều ngƣời sai lầm khi nói rằng ở lứa tuổi mầm non trẻ không cần GDTC. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần, nhƣng sức đề kháng còn yếu, cơ quan chức năng còn chƣa hoàn thiện nên dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Vì vậy trong giai đoạn này GDTC là vô cùng quan trọng. Tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ có thể giải phóng năng lƣợng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tích lũy đƣợc sự sảng khoái cho cả ngày. Tập luyện thƣờng xuyên nhƣ vậy nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tƣ thế đúng đắn. Tuy nhiên, thực trạng ở các trƣờng mầm non cho thấy: Công tác GDTC trong trƣờng học, cũng nhƣ hoạt động thể dục sáng còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho trẻ; thể dục sáng ở nhiều trƣờng còn mang tính chất hình thức, đối phó; giáo viên chƣa thực sự nhiệt tình hƣớng dẫn trẻ tập luyện, và do sự hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất nên dẫn tới hiệu quả của hoạt động chƣa cao. 3 * Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bàn về vấn đề GDTC cho trẻ mẫu giáo có nhiều tác giả đề cập đến nhƣ: - Những biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nuôi dƣỡng trẻ trong các trƣờng mẫu giáo quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Luận văn Thạc sĩ – Dƣơng Thúy Quỳnh – 1999). - Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho trẻ mẫu giáo trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc Yên. (Vũ Thị Huệ, ĐHSP Hà Nội 2014). Nhƣ vậy, có rất nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non nhƣng chƣa có ai nghiên cứu đề tài “Biện phát nâng cao hoạt động thể dục sáng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trƣờng mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên”. Xuất phát từ những thực trạng trên, là một giáo viên mầm non trong tƣơng lai, tôi rất quan tâm tới vấn đề GDTC nói chung, cũng nhƣ hoạt động thể dục sáng nói riêng nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao hiểu quả hoạt động thể dục sáng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trƣờng mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên”. * Mục đích nghiên cứu Lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục sáng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trƣờng mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên. Từ đó sẽ tạo điều kiện tốt để nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết cho trẻ. * Giả thuyết khoa học Nếu việc lựa chọn và áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục sáng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trƣờng mầm non Hoa Hồng – Phúc Yên có hiệu quả thì sẽ tạo điều kiện tốt để nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những năng lực vận động cần thiết cho trẻ. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận xác định hƣớng nghiên cứu của đề tài 1.1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục Thể chất cho trẻ mầm non Từ trƣớc đến nay, trung thành với học thuyết Mác – Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nƣớc ta rất chú trọng đến việc phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, thƣờng xuyên quan tâm đến công tác GDTC, coi đó là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp đào tạo con ngƣời mới. Với tƣ tƣởng chỉ đạo đó Đảng và Nhà nƣớc ta không ngừng tạo ra những điều kiện kinh tế và xã hội thuận lợi để biến học thuyết phát triển con ngƣời toàn diện thành hiện thực trong đời sống xã hội nƣớc ta. Hồ Chủ Tịch đã từng căn dặn: “Dạy trẻ nhƣ trồng cây non”, “giáo dục mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt” [8]. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của GDMN trong sự nghiệp phát triển toàn diện nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện đại, giáo dục trẻ trƣớc tuổi đi học – giáo dục tiền học đƣờng, luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Ngày 31/3/1960, Bác Hồ đã tự tay viết thƣ gửi hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc. Trong thƣ Ngƣời dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nƣớc nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng có sức khỏe mới làm thành công” và Ngƣời chỉ rõ muốn có sức khỏe thì nên thƣờng xuyên luyện tập TDTT. [8] Tƣ tƣởng của Đảng và Nhà nƣớc về GDMN cũng đƣợc thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đó là “... Đổi mới mạnh mẽ GDMN và giáo dục phổ thông. Khẩn trƣơng điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải và thực hiện nghiêm túc chƣơng trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông đảm bảo tính khoa học, cơ bản phù hợp tâm lý lứa tuổi và điều kiện 5 cụ thể của Việt Nam...” [6]. Nghị quyết số 14 NQ/TW ngày 11/1/1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ “... kết hợp các biện pháp thể dục khoa học và những biện pháp y học hiện đại để bảo vệ sức khỏe và rèn luyện các cháu, làm cho thể chất của các cháu ngay từ bé đã đƣợc nuôi dƣỡng và phát triển tốt”. [4] Tƣ tƣởng của Đảng đã đƣợc thể hiện trong thƣ gửi tạp chí “Vì trẻ thơ” ngày 08/01/1997, nguyên Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời đã viết: “Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, là một trong những mắt xích đầu tiên của quá trình triển khai thực hiện chiến lƣợc con ngƣời”. [9] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã chỉ rõ: “…Cần đẩy mạnh phong trào Thể dục, thể thao có tính quần chúng rộng lớn trong cả nƣớc, trƣớc hết là ở cơ sở, nhằm thiết thực phục vụ sản xuất, công tác và học tập, phục vụ quốc phòng, góp phần xây dựng con ngƣời mới và nếp sống mới”. [2] Ngày 11 tháng 01 năm 1979, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 14 – NQ/TW về cải cách giáo dục, trong đó nhấn mạnh: “…Chăm lo xây dựng thói quen giữ gìn vệ sinh và rèn luyện thân thể của học sinh, đẩy mạnh các hoạt động Thể dục, thể thao, nâng cao chất lƣợng luyện tập quân sự, chuẩn bị tốt cho học sinh về ý thức và năng lực sẵn sang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc”. [4] GDMN có vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do vậy, giáo dục nói chung và GDTC nói riêng cho trẻ trƣớc tuổi đi học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính chất quyết định cho sự phát triển sau này của trẻ. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo: “Đối với GDMN giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu 6 tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp một, hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lƣợng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trƣớc năm 2026”. [5] 1.1.2. Cơ sở khoa học của lý luận Giáo dục Thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non 1.1.2.1. Cơ sở xã hội a. Cơ sở tƣ tƣởng Trong đời sống thực tế xã hội, không có GDTC chung chung tồn tại ngoài điều kiện lịch sử cụ thể. Trong mỗi chế độ kinh tế xã hội nhất định đều có từng loại GDTC cụ thể. Các nhà lý luận giáo dục duy tâm cho rằng: GDTC là bản tính hay nhu cầu bản năng của con ngƣời giống nhƣ các sinh vật khác, GDTC mang tính chất bẩm sinh của con ngƣời cũng tƣơng tự nhƣ “sự giáo dục” – bắt chƣớc của loài vật nhƣ đi, chạy, nhảy... Các nhà lý luận giáo dục duy vật cho rằng: GDTC là một hiện tƣợng xã hội – là phƣơng tiện phục vụ xã hội, chủ yếu nhằm nâng cao thể chất, đồng thời tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tinh thần của con ngƣời. Các tƣ tƣởng tiến bộ về giáo dục toàn diện con ngƣời, đó là con ngƣời phải đƣợc phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần đã xuất hiện trong kho tàng văn hóa chung của xã hội loài ngƣời từ nhiều thế kỷ trƣớc đây. Từ nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristôt (384 – 322) trƣớc công nguyên, những ngƣời theo chủ nghĩa nhân đạo thời Phục Hƣng nhƣ Môngtenhơ (1533 – 1592), những ngƣời theo chủ nghĩa xã hội không tƣởng nhƣ Saint – Simon (1760- 1825), đến những nhà bác học và giáo dục nổi tiếng ngƣời Nga nhƣ: M.V.Lômônôxôp (1722 – 1765), V.G.Belinxki (1811 – 1848) và nhiều ngƣời khác nữa, đã phát triển, bảo vệ tƣ tƣởng của học thuyết về phát triển hài hòa giữa năng lực thể chất và tinh thần của con ngƣời. 7 Trên cơ sở nghiên cứu một cách sâu sắc các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, C. Mác và Ănghen đã chứng minh sự phụ thuộc của giáo dục vào điều kiện vật chất, khám phá bản chất xã hội và giai cấp của giáo dục. Công lao lớn nhất của C. Mác là phát hiện ra sự tái sản xuất trong mỗi con ngƣời để xã hội phát triển. Sau này ngƣời kế tục là V.I.Lênin đã trang bị cho lý luận GDTC phƣơng pháp nhận thức và cho phép nghiên cứu sâu sắc những quy luật sƣ phạm trong quá trình GDTC cho con ngƣời nói chung, cho trẻ mầm non nói riêng. b. Cơ sở tâm lý học Tâm lý học trẻ em nghiên cứu những sự kiện và quy luật phát triển hoạt động, phát triển các quá trình và phẩm chất tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ trong sự phát triển của nó. Tâm lý học ở lứa tuổi mầm non là một bộ phận của tâm lý học trẻ em. Nó nghiên cứu những quy luật, những đặc điểm lứa tuổi của các quá trình tâm lý, những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội kinh nghiêm lịch sử - xã hội, những nhân tố chủ đạo của sự phát triển tâm lý... của trẻ em lứa tuổi mầm non: từ lọt lòng đến sáu tuổi. Dựa vào lý thuyết hoạt động, các đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý của trẻ em, các nhà giáo dục thiết kế hệ thống phƣơng pháp GDTC phù hợp với trẻ. c. Cơ sở giáo dục học Con ngƣời là đối tƣợng của nhiều ngành khoa học (Triết học, văn học, sử học,…) trong đó con ngƣời cũng chính là đối tƣợng của giáo dục. Giáo dục học nghiên cứu bản chất của quá trình giáo dục, quá trình hình thành con ngƣời có mục đích, có kế hoạch, một hoạt động tự giác tác động đến việc hình thành nhân cách của trẻ em, của nhà giáo dục hoặc tổ chức giáo dục. Trên cơ 8 sở đó, giáo dục học xác định mục đích, mục tiêu giáo dục, quy định nội dung, chỉ ra phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục thích hợp. [1] Dựa vào những kiến thức về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trẻ em, những quan điểm cơ bản, các nguyên tắc xây dựng chƣơng trình chăm sóc giáo dục, các phƣơng pháp, hình thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó giáo dục thể chất là một bộ phận của phát triển giáo dục toàn diện. 1.1.2.2. Cơ sở khoa học tự nhiên Cơ sở khoa học tự nhiên của GDTC là toàn bộ các môn khoa học mà nhiệm vụ của nó là nghiên cứu những quá trình phát triển sinh học của con ngƣời. Những kiến thức khoa học này đƣợc xây dựng trên cơ sở học thuyết của các nhà sinh học vĩ đại nhƣ: I.M.Xêtrênốp (1829 – 1905), I.P.Paplốp (1849 – 1936) và những nhà kế tục. Các học thuyết đó bao gồm: Học thuyết về sự thống nhất giữa cơ thể và môi trƣờng, học thuyết về mối liên hệ thần kinh tạm thời của các phản xạ có điều kiện và sự hình thành định hình động lực, học thuyết về hoạt động thần kinh cao cấp. Ngoài ra, còn có cơ sở về tổ chức của GDTC. Cơ cấu tổ chức của hệ thống GDTC dựa trên cơ sở về tổ chức Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội và tƣ nhân. Các tổ chức này có nhiệm vụ chỉ đạo hƣớng dẫn mọi ngƣời thực hiện đƣờng lối, quan điểm và nhiệm vụ của GDTC. Bên cạnh đó còn có các hệ thống các trƣờng TDTT, câu lạc bộ TDTT nhà nƣớc và tƣ nhân... Chỉ đạo phong trào TDTT quần chúng. Những môn khoa học thuộc nhóm này bao gồm: Sinh lý học TDTT, sinh cơ học, sinh hóa học, vệ sinh học, y học TDTT, thể dục chữa bệnh. Mỗi môn khoa học nghiên cứu những mặt riêng lẻ, các quy luật hay các điều kiện GDTC có liên quan đến bản chất của GDTC, cho phép lựa chọn các phƣơng tiện, nội dung, phƣơng pháp sƣ phạm phù hợp trong quá trình GDTC cho con ngƣời. 9 1.2. Giáo dục Mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.2.1. Vị trí, vai trò của Giáo dục Mầm non Trong đời sống xã hội, GD & ĐT là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, GD & ĐT đƣợc xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ đƣợc tiếp thu qua chƣơng trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển GDMN, tăng cƣờng khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho đất nƣớc. GDMN thực hiện việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo. GDMN là giai đoạn khởi đầu, đây còn đƣợc xem là thời kỳ vàng của cuộc đời. Sự phát triển của trẻ trong thời kỳ này rất đặc biệt, chúng hồn nhiên, non nớt, buồn vui, khóc cƣời theo ý thích. Những gì trẻ đƣợc học, đƣợc trang bị ở trƣờng mầm non có thể sẽ là dấu ấn theo trẻ suốt cả cuộc đời. Theo nhƣ nhà giáo dục lỗi lạc ngƣời Nga A.X.Makarenko (1888 – 1939) đã nói: “Những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ đƣợc hình thành từ trƣớc tuổi lên 5. Những điều dạy cho trẻ trong thời kì đó chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ. Về sau việc giáo dục đào tạo con ngƣời vẫn tiếp tục nhƣng lúc đó là bắt đầu nếm quả, cùng những nụ hoa thời đó đƣợc vun trồng trong 5 năm đầu tiên”. [12] 10 1.2.2. Mục tiêu của Giáo dục Mầm non Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. GDMN tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Xuất phát từ mục tiêu trên, mục đích của GDTC cho trẻ mầm non là: - Đảm bảo sự phát triển toàn diện, giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. - Chuẩn bị sức khỏe để trẻ em có thể thích ứng với điều kiện môi trƣờng sống và chuẩn bị vào học lớp một. - Tăng cƣờng thể chất, góp phần hoàn thiện về mặt hình thái và các chức năng của cơ thể (Trong đó cả chức năng sinh học của cơ thể). Những mục đích này mang tính khách quan vì nó phản ánh những yêu cầu có tính quy luật: Con ngƣời cần phải đƣợc chuẩn bị đầy đủ về các mặt tinh thần và thể chất, thích ứng với điều kiện sống và môi trƣờng sống. 1.2.3. Nội dung phương pháp Giáo dục Mầm non 1.2.3.1. Nội dung Giáo dục Mầm non - Phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí trẻ em, hài hòa giữa nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹ; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và ngƣời trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học. - Đảm bảo tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm, phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực gắn với kinh nghiệm sống của trẻ, chuẩn bị cho từng trẻ bƣớc hòa nhập vào cuộc sống. 11 1.2.3.2. Phương pháp Giáo dục Mầm non Phƣơng pháp GDMN chủ yếu thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gƣơng, động viên khích lệ. - Đối với giáo dục nhà trẻ, phƣơng pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thƣờng xuyên, thể hiện sự yêu thƣơng và tạo sự gắn bó của ngƣời lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phƣơng pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đƣợc tích cực hoạt động giao lƣu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm – sinh lý; tạo môi trƣờng giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ. - Đối với giáo dục mẫu giáo, phƣơng pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ đƣợc trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trƣờng xung quanh dƣới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phƣơng châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trƣờng giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phƣơng pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế. 1.2.4. Chương trình Giáo dục Mầm non Chƣơng trình GDMN thể hiện mục tiêu GDMN cụ thể hóa các yêu cầu: Nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, 12 trí tuệ, thẩm mĩ; hƣớng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ ở tuổi mầm non. 1.2.5. Cơ sở Giáo dục Mầm non Cơ sở GDMN bao gồm: - Nhà trẻ: Nhận trẻ từ ba tháng đến ba tuổi. - Trƣờng, lớp mẫu giáo: Nhận trẻ từ ba tuổi đến sáu tuổi. - Trƣờng mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng đến sáu tuổi. 1.3. Giáo dục Thể chất ở trƣờng Mầm non 1.3.1. Vị trí và vai trò của môn Giáo dục Thể chất đối với việc phát triển thể chất cho trẻ mầm non GDTC là một quá trình sƣ phạm tác động trực tiếp lên con ngƣời một cách có mục đích, có kế hoạch, có phƣơng pháp, phƣơng tiện nhằm phát triển năng lực con ngƣời để đáp ứng nhu cầu của xã hội. GDTC không chỉ tác động tích cực đến quá trình phát triển và hoàn thiện thể chất mà còn góp phần quan trọng phát triển các phẩm chất đạo đức nhân cách và những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống học tập và lao động. GDTC cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, sức khỏe đƣợc tăng cƣờng, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện. GDTC trong trƣờng học là yếu tố cơ bản để chuẩn bị sức khỏe, thể lực phục vụ cho lao động sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Vì kết quả của hoạt động GDTC là trình độ hoạt động thể lực của ngƣời học sẽ đƣợc nâng cao. Đó là cơ sở để tiếp thu các thao tác lao động và hình thành kỹ xảo vận động. Công tác GDTC và thể thao học đƣờng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong giai đoạn phát triển này của mỗi con ngƣời và thể hiện ở các mặt sau đây: 13 - Tạo dựng cơ sở cho sự phát triển thể chất toàn diện: Hoàn thiện hình thái, củng cố sức khỏe và hình thành hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo. Tất cả các vấn đề đó có tác dụng tạo nên những điều kiện khách quan để hình thành và rèn luyện nhân cách. - Góp phần trang bị cho trẻ các năng lực nhất định: Trang bị cho trẻ năng lực về trí tuệ và thể chất nhằm giúp trẻ hoàn thành chƣơng trình học mẫu giáo. - Sự tích cực vận động trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của cơ thể: Cơ thể con ngƣời lúc này có tác dụng góp phần giải quyết các nhiệm vụ giáo dục chung cho trẻ: Đạo đức, thẩm mĩ, lao động. Mặt khác, tất cả các phƣơng tiện nêu trên đều nhƣ một thể thống nhất, hữu cơ và có tác dụng quyết định tới sự phát triển của trẻ, điều này không thể tự động có đƣợc mà phải thông qua một quá trình giáo dục nghiêm túc, công phu. Sự phát triển mạnh mẽ về hình thái, chức năng cơ thể, các phẩm chất cá nhân của trẻ phụ thuộc vào điều kiện sống, tính chất hoạt động của con ngƣời, trong đó có việc sử dụng hiệu quả các phƣơng tiện GDTC. Rõ ràng rằng sự thiếu hụt vận động là hiểm họa chủ yếu dẫn đến suy giảm sức khỏe, sức đề kháng và sự phát triển bình thƣờng của cơ thể học sinh. - Hình thành và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động sống. - Hình thành sự ham thích vững chắc và kỹ năng tập luyện Thể dục, thể thao. 1.3.2. Nhiệm vụ Giáo dục Thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non GDTC cho trẻ mầm non là một trong những bộ phận của giáo dục toàn diện cho trẻ, nó tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình giáo dục trẻ. Dựa trên mục đích của GDTC mầm non là: “giáo dục trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối”, đặc điểm phát triển của trẻ, các giai đoạn cấp thiết của sự phát triển thể chất của trẻ lứa tuổi mầm non, ngƣời ta đề ra ba nhiệm vụ GDTC cho trẻ mầm non.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan