Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty cổ phần h...

Tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty cổ phần hàng hải liên minh

.PDF
90
423
59

Mô tả:

̉ MƠ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích biển so với lãnh thổ đất liền khá lớn so với các nước trên thế giới, là quốc gia cửa ngõ cho hoạt động trung chuyển vận tải biển quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Hội nghị Trung ương 4 khoá X Đảng đã có Nghị quyết số 09/2007 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Chính phủ đã quyết định phê duyệt đề án “Hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020” trong đó nhấn mạnh: cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu thuyền viên, sĩ quan hàng hải trên cơ sở nghiên cứu thị trường bài bản, dài hạn: xây dựng chương trình đào tạo và xuất khẩu lao động hàng hải, đồng thời tranh thủ hợp tác với các tổ chức hàng hải quốc tế để tận dụng sự trợ giúp đào tạo nhân lực cho ngành hàng hải Việt Nam nói chung. Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng năm 2008. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đang tiếp tục phát triển mạnh đóng góp một phần giá trị lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, hàng hoá xuất nhập khẩu được chủ yếu chuyên chở bằng vận tải biển. Hoạt động vận tải biển đóng góp không nhỏ vào sự phát triển đất nước. Số lượng tàu biển của các nước trên thế giới và Việt Nam nói riêng gia tăng nên ngành Hàng hải quốc tế đã đang và còn tiếp tục thiếu hụt thuyền viên. Dự báo thị trường thuyền viên sẽ lại tiếp tục nóng lên cùng với hoạt động vận tải biển nên việc các Trung tâm cung ứng thuyền viên đang định hướng chiến lược phát triển trong tương lai sẽ là vô cùng quan trọng. Công ty Cổ phần Hàng hải Liên Minh (Alliance JSC) thành lập vào năm 2009, cho tới nay là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực cung ứng thuyền viên. Công ty có những hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, cung ứng thuyền viên cho chủ tàu trong nước và chủ tàu nước ngoài. Công ty đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngành Hàng hải trong nước nói chung và dịch vụ xuất khẩu thuyền viên nói riêng, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường cung ứng thuyền viên trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hoạt 1 động cung ứng thuyền viên tại công ty cho đến nay vẫn còn tồn tại những hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty cổ phần Hàng hải Liên Minh trong những năm qua, nhằm đưa ra các biện pháp cụ thể để khắc phục, xử lý những vướng mắc, tồn tại sao cho hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy mà tác giả quyết định chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty cổ phần Hàng hải Liên Minh (Alliance JSC)”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thị trường thuyền viên và đánh giá thực trạng hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty cổ phần Hàng hải Liên Minh trong những năm qua, rút ra những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại để đề xuất một số biện pháp cơ bản, có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuyền viên của công ty cổ phần Hàng hải Liên Minh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty Cổ phần Hàng hải Liên Minh, bao gồm nghiên cứu thị trường thuyền viên của công ty, các nghiệp vụ, cơ cấu thuyền viên, chất lượng thuyền viên, trình độ thuyền viên, ý thức tổ chức kỷ luật và hiệu quả kinh tế của hoạt động cung ứng thuyền viên những năm gần đây. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty cổ phần Hàng hải Liên Minh cho các đội tàu trong nước và xuất khẩu thuyền viên cho đội tàu nước ngoài trong những năm gần đây và những năm tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp.Bằng phương pháp phân tích số liệu, tình hình thực tiễn của hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty cổ phần Hàng hải Liên Minh nhằm tìm ra những tồn tại, nguyên nhân cần khắc phục. Đồng thời thông qua những tài liệu và công trình nghiên cứu đã được công bố và hiện đang 2 được ứng dụng phục vụ cho hoạt động cung ứng thuyền viên và đề tài tiến hành tổng kết các kinh nghiệm để làm cơ sở nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty cổ phần Hàng hải Liên Minh (Alliance JSC). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác cung ứng thuyền viên. Về mặt thực tiễn, đề tài nghiên cứu, phân tích đánh giá những mặt mạnh, những tồn tại, bất cập cùng cơ hội, thách thức trong tương lai của công tác cung ứng thuyền viên của công ty, góp phần xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững. 6. Nội dung của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty cổ phần Hàng hải Liên Minh (Alliance JSC)” được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cung ứng thuyền viên Chương 2: Thực trạng hoạt động cung ứng thuyền viên tại công ty cổ phần Hàng hải Liên Minh Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuyền viên của công ty cổ phần Hàng hải Liên Minh 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUYỀN VIÊN 1.1. Khái quát về cung ứng thuyền viên 1.1.1. Một số khái niệm Khái niệm tàu biển: “Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển.” [1, tr.20] Khái niệm thuyền bộ: “Thuyền bộ là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền trưởng, các sỹ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển.” [1, tr. 32]. Khái niệm hợp đồng lao động: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.” [2, tr. 37] Khái niệm hợp đồng thuê thuyền viên: “Hợp đồng thuê thuyền viên là hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản giữa chủ tàu hoặc người sử dụng thuyền viên với thuyền viên để làm việc trên tàu biển.” [1, tr. 38] Khái niệm xuất khẩu lao động: “Xuất khẩu lao động là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng hoá sức lao động giữa chính phủ một quốc gia hay tổ chức, cá nhân cung ứng sức lao động của nước đó với chính phủ, tổ chức, cá nhân sử dụng sức lao động nước ngoài trên cơ sở hiệp định hay hợp đồng cung ứng lao động.” [2, tr.54], [2, tr.76] Khái niệm xuất khẩu thuyền viên: Xuất khẩu thuyền viên là công việc đưa thuyền viên từ nước sở tại đi làm việc trên các tàu biển của chủ tàu nước ngoài có nhu cầu thuê mướn thuyền viên tại các chức danh khác nhau. Khái niệm hợp đồng cung ứng lao động: “Hợp đồng cung ứng lao động là sự thoả thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.” [3, tr.1] Khái niệm hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: “Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản 4 giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.” [3, tr.1] 1.1.2. Đặc diểm của cung ứng thuyền viên 1.1.2.1. Đặc thù lao động của thuyền viên Thứ nhất, thuyền viên phải làm việc trên những con tàu lênh đênh trên đại dương xa đất liền, xa Tổ quốc, gia đình, người thân, bạn bè. Họ phải làm việc cả ngày lễ, ngày nghỉ. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người lao động, cản trở họ làm việc hiệu quả. Thứ hai, thuyền viên phải làm việc trong môi trường lao động khắc nghiệt, phụ thuộc vào thiên nhiên và thời tiết. Họ thực hiện các công việc nặng nhọc và độc hại trong hầm hàng hay trong buồng máy nóng bức với tiếng ồn suốt cả ngày. Những con tàu luôn luôn chao đảo trước sóng gió đặc biệt là khi có bão trong khi họ đang làm việc hay khi họ ăn uống nghỉ ngơi. Thứ ba, lao động trong vận tải biển bao gồm nhiều ngành nghề như: quản lý, thuỷ thủ, thợ máy, thợ điện, cấp dưỡng, y tế, phòng cháy chữa cháy. Vì vậy, một mặt đòi hỏi đủ các dạng lao động, một mặt phải xác định quan hệ thống nhất, cân đối, cũng như kiêm nhiệm các chức vụ. Thứ tư, những sai sót dù lớn hay nhỏ của thuyền viên trong khi đang ở trên tàu biển đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều tai nạn Hàng hải nghiêm trọng, có thể gọi là những thảm họa. Biển đã nuốt trôi những con tàu khổng lồ, cuốn theo nhiều sinh mạng, của cải và gây ô nhiễm môi trường biển. Theo thống kê của các chuyên gia thì khoảng 80% tai nạn Hàng hải là do sai sót của con người. Hầu như (nếu không muốn nói là tất cả) các vụ đâm va và mắc cạn đều do sai sót của con người. Các vụ cháy nổ chủ yếu do thiếu sót của con người gây ra. Việc chìm đắm tàu do thời tiết có thể là do bất khả kháng, nhưng cũng có thể hạn chế được nếu sử dụng dịch vụ dẫn đường để tránh thời tiết xấu. Ngay cả các vụ tai nạn liên quan đến hỏng hóc cơ khí đôi khi cũng có thể do lỗi bảo dưỡng thiết bị gây nên. 5 Thứ năm, hệ số luân chuyển lao động cao, đây là chỉ tiêu phản ánh sự luân chuyển lao động trong doanh nghiệp hay sự biến động về nhân sự do thay đổi lao động nghỉ việc. Do những đặc điểm kể trên mà dẫn đến cường độ công việc tương đối cao cộng thêm công việc mang tính chuyên môn hoá cao tạo ra sự buồn chán cho người lao động. Vì vậy, thuyền viên thường đi tàu một đát khoảng 6 đến 10 tháng rồi lại nghỉ khoảng 2 đến 3 tháng và đi được 2 đến 4 đát thì lại nghỉ để tiếp tục đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ, hoặc ôn thi gia hạn một số chứng chỉ. Điều này dẫn đến hệ số luân chuyển lao động trong ngành vận tải biển tương đối cao. 1.1.2.2. Đặc diểm của cung ứng thuyền viên Cung ứng thuyền viên là cung ứng sức lao động, nó liên quan đến con người từ tuyển dụng, đào tạo đến hệ thống quản lý, đối xử với con người. Cung ứng thuyền viên nói chung bao gồm cung ứng thuyền viên cho chủ tàu trong nước và cung ứng thuyền viên cho chủ tàu nước ngoài. Cung ứng thuyền viên cho chủ tàu nước ngoài là xuất khẩu thuyền viên hay còn là xuất khẩu lao động làm việc trên các tàu biển mang quốc tịch nước ngoài. Xuất khẩu thuyền viên cũng mang những đặc điểm của xuất khẩu lao động nói chung. Việc cung ứng thuyền viên cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người. Trong an toàn hàng hải, IMO đã có những bộ luật như: Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp giấy chứng nhận và trực ca của thuyền viên (STCW). Một bộ luật về yếu tố con người (Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế ISM Code) cũng đã được áp dụng. Ngoài ra, IMO cũng chuẩn hóa chương trình đào tạo cho các trường và các viện Hàng hải theo các chương trình mẫu, được biên soạn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm, để cung cấp tài liệu đào tạo thuyền viên, phổ biến những nghiên cứu về Hàng hải [8]. Các trường Hàng hải các cấp của các quốc gia trên thế giới có nhiệm vụ đào tạo và huấn luyện cho các sỹ quan, thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển của đội tàu biển quốc gia và phục vụ cho xuất khẩu thuyền viên ra nước ngoài. Ngoài ra, các trung tâm huấn luyện thuyền viên của các trường Hàng hải ở các quốc gia còn được giao nhiệm vụ huấn luyện và cấp các chứng chỉ chuyên môn cho thuyền 6 viên theo công ước công ước của IMO. Do đó, trách nhiệm của các trường Hàng hải hiện nay rất nặng nề. Vì chất lượng một con tàu đi biển phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên trên tàu, mặt khác trình độ của họ lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đào tạo, huấn luyện của các cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải. Chính vì lẽ đó mà chất lượng đào tạo, huấn luyện sỹ quan, thuyền viên tại các cơ sở này đang được Chính phủ của tất cả các quốc gia có ngành Hành hải nói chung và Việt Nam nói riêng rất quan tâm. [10] Ngành Hàng hải là một trong những ngành đang sử dụng nhiều lao động đa quốc tịch thuộc nhiều dân tộc. Nguồn lao động do nhiều nước tham gia vào quá trình đào tạo, huấn luyện dựa theo những tiêu chuẩn của các công ước quốc tế được thế giới thừa nhận. Ngoài ra, do phải làm việc trên các tàu quốc tịch khác nhau nên thuyền viên cùng một lúc phải chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật: pháp luật nước tàu treo cờ, pháp luật của nước có cảng tàu ghé qua và của nước mà thuyền viên mang quốc tịch. Thêm vào đó là một loạt những quy định của các Công ước Hàng hải quốc tế, của các công ty chủ tàu, thuê tàu và các đại lý thuyền viên. [9] Nguồn thuyền viên đạt chất lượng cao là những thuyền viên có sức khoẻ tốt, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có trình độ học vấn, có kỹ năng nghề nghiệp, giỏi chuyên môn, thích ứng tốt với công nghệ cao, đồng thời phải hiểu rõ pháp luật, thành thạo Quốc tế ngữ (tiếng Anh), thích nghi với môi trường lao động trên biển và hoà nhập tốt trong cộng đồng đa quốc tịch, đa văn hoá và đa tôn giáo. Tuy nhiên, nghề đi biển khá phù hợp với những quốc gia đang phát triển, đông dân vì nghề này tuy vất vả nhưng đem lại thu nhập tương đối cao so với nhiều ngành nghề khác. 1.1.3. Cơ sở lý luận về quản lý thuyền viên 1.1.3.1. Mục tiêu của quản lý thuyền viên Công tác quản lý nguồn nhân lực vận tải biển có hai mục tiêu cơ bản sau: - Sử dụng có hiệu quả nhân lực nhằm đáp ứng việc nâng cao năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức. 7 - Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và tận tâm với doanh nghiệp. 1.1.3.2. Các nguyên tắc quản lý thuyền viên 1.1.3.2.1. Nguyên tắc về thang bậc trong quản lý Nguyên tắc này khẳng định để có một tổ chức hoạt động phải có lãnh đạo và các cá nhân làm việc tuân theo sự lãnh đạo nhất định. Mỗi cá nhân đều có lãnh đạo và phải xác định vị trí của mình trong tổ chức. Đặc biệt là khi làm việc trên tàu biển thì vai trò của người lãnh đạo, quản lý điều hành luôn giữ vai trò chủ đạo bởi vì khi hàng hải trên biển, vấn đề an toàn sinh mạng con người cũng như đảm bảo an toàn chuyến đi được đặt trược tiếp lên hàng đầu. Với môi trường làm việc đặc biệt của vận tải biển thì nguyên tắc ở đây cần chú ý là cũng cần tôn trọng người điều hành trực tiếp tại chỗ. Đối với con tàu thì thuyền trưởng luôn là :tư lệnh mặt trận”. 1.1.3.2.2. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý và điều hành Theo nguyên tắc này, mỗi cán bộ nhân viên, thuyền viên chỉ chịu trách nhiệm trước một và chỉ một cấp trên ở mỗi một nhiệm vụ được phân công rõ ràng. Nguyên tắc này được tuân thủ một cách chặt chẽ và các hoạt động được điều phối nhịp nhàng sẽ tránh được tình trạng mâu thuẫn nội bộ. 1.1.3.2.3. Nguyên tắc uỷ quyền Mức độ uỷ quyền trong quản lý thuyền viên trong hoạt động cung ứng thuyền viên phụ thuộc vào: - Năng lực, trình độ, uy tín, độ tin cậy của người được uỷ quyền. - Điều kiện hoàn cảnh, tình huống công việc cụ thể, tổ chức cụ thể. Trên thực tế có sáu mức uỷ quyền: - Cấp dưới thu thập thông tin cho quyết định của người quản lý cấp trên. - Cấp dưới có thể đưa ra giải pháp để cấp trên lựa chọn. - Cấp dưới đề xuất ý kiến về sự phê chuẩn của người quản lý. 8 - Cấp dưới có quyền ra quyết định nhưng phải báo cấp trên trước khi tiến hành. - Cấp dưới có toàn quyền ra quyết định nhưng phải báo cáo cho người quản lý biết kết quả việc thực hiện quyết định đó. 1.2. Thị trƣờng cung ứng thuyền viên 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường cung ứng thuyền viên Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tổng lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển chiếm một tỷ lệ lớn trong toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu vận chuyển hàng năm trên thế giới. Những nước phát triển đang tiếp tục tăng cường mạnh mẽ đội tàu thương mại của mình nhằm dành thế chủ động trong vận tải hàng hóa và tham gia vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, có một nghịch lý là đội tàu của các nước phát triển ngày càng tăng mạnh thì lực lượng thuyền viên ngày càng giảm do tính hấp dẫn của nghề này so với các nghề khác trên bờ không còn như trước. Tại các nước có truyền thống về Hàng hải (Anh, Hà Lan, các nước Bắc Âu, Nhật Bản,…) số lượng nhân lực tham gia và tiếp tục làm việc trong lực lượng vận tải biển đang giảm đi nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là do đời sống của các quốc gia này đang ở mức rất cao, các công việc vất vả, xa nhà không còn thu hút được lực lượng lao động nữa. Điều này dẫn đến nhu cầu cần thuê thuyền viên. Ngay lập tức, sự thiếu hụt sĩ quan, thuyền viên của các nước này sẽ được bù đắp từ các nước đang phát triển đặc biệt là các nước ở khu vực châu Á như Philipines, Indonesia, Myanma, Việt Nam,…[5] Trước đây, nhiều nước như Hàn Quốc, Đài Loan xuất khẩu thuyền viên Quốc tế là thế mạnh, hàng năm đem lại khoản thu nhập hàng trăm triệu USD, nhưng hiện tại họ đã từng bước nhập khẩu thuyền viên để làm việc trên đội tàu và xuất khẩu sang nước thứ ba. Bên cạnh đó, nhằm giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trong vận tải biển, đối phó với tình hình kinh tế có những biến đổi khó lường và chi phí nhiên liệu tăng cao cũng như phí thuyền viên ngày một cao, các chủ tàu nước ngoài có xu hướng thuê cờ thuận tiện để giảm chi phí quản lý tàu cũng như dễ dàng trong việc 9 sử dụng thuyền viên ngoại quốc cho đội tàu của mình với mức tiền lương thấp hơn rất nhiều. Mặt khác, để tăng cường tính chuyên môn hóa trong hoạt động thương mại Hàng hải và khai thác tàu biển, xu thế chuyên môn hóa việc khai thác kinh doanh quản lý tàu, quản lý thuyền viên được tách rời thành hai bộ phận độc lập ngày càng nhiều. Do vậy các công ty cung cấp thuyền viên trên thế giới đã mau chóng ra đời và trở thành những doanh nghiệp cung cấp thuyền viên cho các hãng tàu để thu lợi nhuận. Thị trường cung ứng thuyền viên cũng đã nhanh chóng được hình thành. Vận chuyển đường biển là phương thức vận chuyển có giá cước thấp với khối lượng lớn. Việc tăng nhanh lượng hàng vận chuyển bằng đường biển đòi hỏi phải mở rộng đội tàu biển quốc tế về số lượng, chất lượng, cơ cấu từ đó kéo theo việc tăng nhu cầu sử dụng thuyền viên. Theo thống kê của Liên đoàn vận tải biển quốc tế - ITF (Internetional Transportation Federation) về nhu cầu thuyền viên cho thấy: số lượng thuyền viên hiện có không đáp ứng được nhu cầu kể cả về số lượng và chất lượng cho vận tải biển quốc tế. 1.2.2. Khái niệm thị trường cung ứng thuyền viên Trước tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu thế nào là thị trường lao động. Thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ mua bán sức lao động giữa người lao động làm thuê và người sử dụng sức lao động, thông qua các hình thức thỏa thuận về tiền công, tiền lương và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác. [2] Thị trường thuyền viên là một bộ phận của hệ thống thị trường lao động mà ở đó người thuyền viên đóng vai trò là người lao động với những hình thái đặc thù lao động riêng. Từ đó ta có thể đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về thị trường thuyền viên như sau: Thị trường thuyền viên là nơi thực hiện các quan hệ mua bán sức lao động giữa thuyền viên (người lao động làm thuê) và chủ tàu (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về tiền công, tiền lương và các điều 10 kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác. Cần phân biệt thị trường thuyền viên và thị trường cung ứng thuyền viên. Thị trường cung ứng thuyền viên là một bộ phận của thị trường thuyền viên. Thị trường cung ứng thuyền viên là một bộ phận phát triển tiếp của thị trường thuyền viên, điều này đã được làm rõ ở phần sự hình thành và phát triển của thị trường cung ứng thuyền viên. Ta có thể liên tưởng thị trường cung ứng thuyền viên như là thị trường thứ cấp của thị trường thuyền viên. Tóm lại, thị trường cung ứng thuyền viên là nơi thực hiện các quan hệ mua bán hàng hoá là sức lao động của thuyền viên giữa người cung cấp sức lao động gián tiếp và người sử dụng sức lao động, thông qua các hình thức thỏa thuận về tiền công, tiền lương và các điều kiện làm việc khác của thuyền viên và phí cung ứng thuyền viên của người cung cấp đó, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác. Tiếp theo đó, nếu các công ty, tổ chức lại cung ứng thuyền viên cho các công ty chủ tàu nước ngoài thì đó là xuất khẩu thuyền viên và hình thành nên thị trường xuất khẩu thuyền viên với ý nghĩa tương tự thị trường cung ứng thuyền viên. 1.2.3. Yếu tố cung của thị trường cung ứng thuyền viên Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lượng hàng hoá mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng và bán ra tương ứng với các mức giá khác nhau. Ở mỗi mức giá nhất định của sức lao động mà ta đang xem xét, bên cung ứng thuyền viên sẵn lòng cung cấp một số lượng thuyền viên nhất định.“Cung của thị trường cung ứng thuyền viên” là số lượng thuyền viên mà bên cung ứng có thể cung cấp với một mức yêu cầu và mức giá nhất định. Lượng cung thuyền viên được xác định bằng tổng số lượng thuyền viên của các công ty thực hiện dịch vụ cung ứng thuyền viên có khả năng cung ứng. 1.2.4. Yếu tố cầu của thị trường cung ứng thuyền viên 11 Khái niệm cầu ở thị trường cung ứng thuyền viên cũng gần giống như cầu của thị trường thuyền viên. “Cầu thuyền viên” là số lượng thuyền viên mà các công ty vận tải biển hay chủ tàu cần và mong muốn thuê tại mức yêu cầu và mức giá nhất định. Trong định nghĩa này cần lưu ý: Nói đến cầu về thuyền viên, trước hết ta quan tâm đến số lượng thuyền viên theo chức danh mà chủ tàu, các công ty vận tải biển muốn thuê và có khả năng thuê trong giới hạn một khoảng thời gian nào đó. Số lượng này lại tuỳ thuộc vào từng mức giá thuê ở thời điểm và các yêu cầu mà người thuê ra quyết định. Mức giá thuê này bao gồm cả tiền lương, tiền công của người lao động – thuyền viên và phí quản lý – cung ứng thuyền viên của các công ty cung ứng. Các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hƣởng và quy trình cung ứng thuyền 1.3. viên 1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cung ứng thuyền viên 1.3.1.1. Các chỉ tiêu số lượng thuyền viên Như chúng ta đã biết, về đặc điểm của cung ứng lao động nói chung, cung ứng thuyền viên nói riêng, nó liên quan đến con người từ tuyển dụng, đào tạo đến hệ thống quản lý, đối xử với con người. Hơn nữa, lao động trong ngành Hàng hải mang những nét đặc thù riêng như là: môi trường lao động khắc nghiêt, lao động đòi hỏi tính chuyên môn hoá và trình độ cao đặc biệt là trên các con tàu cỡ lớn hiện đại, các thuyền viên phải có chế độ nghỉ dự trữ hợp lý, lao động đòi hỏi phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ và ôn thi gia hạn các chứng chỉ. Do đó, ta có các chỉ tiêu về số lượng thuyền viên như sau:  Số lượng thuyền viên đã cung ứng cho các chủ tàu Số lượng thuyền viên đã cung ứng cho các chủ tàu là số lượng thuyền viên mà doanh nghiệp cung ứng theo hợp đồng thoả thuận với công ty chủ tàu, đơn vị tính là người. Chỉ tiêu số lượng thuyền viên đã cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động cung ứng thuyền viên của doanh nghiệp đó. 12  Tổng số lượng thuyền viên hiện có ở doanh nghiệp Tổng số lượng thuyền viên hiện có ở doanh nghiệp bao gồm thuyền viên đang đi tàu, thuyền viên sẵn sàng để điều động và thuyền viên không thể điều động ngay. Thuyền viên sẵn sàng để điều động là thuyền viên mới tuyển dụng nhưng có kinh nghiệm và đạt yêu cầu để nhập tàu ngay, thuyền viên đã hết thời gian nghỉ dự trữ, thuyền viên hết thời hạn hợp đồng trước không muốn nghỉ dự trữ có nguyện vọng đi tàu đát mới luôn, thuyền viên làm cán bộ quản lý trên bờ có thể điều động ngay khi cần. Thuyền viên không thể điều động ngay là tất cả thuyền viên đang phải hoàn thành các khoá học ở các trung tâm huấn luyện thuyền viên, thuyền viên đang trong thời gian nghỉ dự trữ, nghỉ phép theo nguyện vọng của thuyền viên, thuyền viên đang trong thời gian phục hồi sau tai nạn hoặc ốm đau. Chỉ tiêu này thể hiện quy mô của doanh nghiệp trong lĩnh vực cung ứng thuyền viên.  Số lượng thuyền viên mới tuyển dụng Số lượng thuyền viên mới tuyển dụng bao gồm số thuyền viên mới đạt yêu cầu để đi tàu ngay và số thuyền viên không có kinh nghiệm cần phải đào tạo, huấn luyện thêm. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nguồn thuyền viên đầu vào và tính hiệu quả của công tác tuyển dụng. Nếu số thuyền viên có kinh nghiệm này càng lớn và số thuyền viên không có kinh nghiệm càng nhỏ thì công tác tuyển dụng càng hiệu quả vì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí đào tạo.  Số lượng thuyền viên không thực hiện hết thời hạn hợp đồng Số lượng thuyền viên không thực hiện hết thời hạn hợp đồng là những thuyền viên không đạt yêu cầu về chuyên môn, ngoại ngữ, ý thức, sức khoẻ bị chủ tàu trả lại hoặc yêu cầu thay thế. 13 Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện hiệu quả hoạt động cung ứng thuyền viên của doanh nghiệp, phản ánh hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng tốt và nếu bằng 0 thì là tối ưu nhất. 1.3.1.2. Các chỉ tiêu tài chính của hoạt động cung ứng thuyền viên Chỉ tiêu tài chính đánh giá mức độ lớn mạnh của một công ty, khả năng kinh doanh và phát triển, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh. Trong phạm vi đề tài này, chỉ tiêu tài chính được đề cập đến là doanh thu, chi phí, lợi nhuận của hoạt động cung ứng thuyền viên.  Doanh thu hoạt động cung ứng thuyền viên Trước hết, doanh thu là khái niệm dùng để chỉ giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ mà đơn vị đã bán, đã cung cấp cho khách hàng. Doanh thu hoạt động cung ứng thuyền viên là toàn bộ số tiền thu được do doanh nghiệp cung cấp thuyền bộ hay thuyền viên theo chức danh cho khách hàng là các công ty chủ tàu. Doanh thu hoạt động Số lượng thuyền bộ hoặc cung ứng thuyền viên = số lượng thuyền viên Giá cung ứng 1 thuyền x bộ hoặc 1thuyền theo chức danh viên theo chức danh  Chi phí hoạt động cung ứng thuyền viên Chi phí là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ những khoản mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ hoạt động cung ứng thuyền viên. Trong kế toán, chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí vật hoá và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình.  Lợi nhuận từ hoạt dộng cung ứng thuyền viên Lợi nhuận từ hoạt động cung ứng thuyền viên là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động cung ứng thuyền viên. Lợi nhuận từ hoạt động cung ứng thuyền viên = Doanh thu hoạt động cung ứng thuyền viên - Chi phí hoạt động cung ứng thuyền viên 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuyền viên 1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp cung ứng thuyền viên 14 Doanh nghiệp cung ứng thuyền viên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng thuyền viên. Các doanh nghiệp cung ứng thuyền viên hoạt động hiệu quả thì hoạt động cung ứng thuyền viên càng phát triển gặt hái càng nhiều lợi ích. a. Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động cung ứng thuyền viên tại các doanh nghiệp  Về tổ chức bộ máy Các doanh nghiệp cần thực hiện quản lý theo mô hình quản lý trực tuyến và chức năng tham mưu. Mô hình này có nhiều ưu thế, vừa đảm bảo tính thống nhất trong mọi hoạt động vì được điều hàn trực tiếp theo chiều dọc từ trên xuống, đồng thời mỗi bộ phận lại được giao đảm nhận các chức năng riêng và tự chịu trách nhiệm với chức năng đó nên đã giảm bớt gánh nặng trong quản lý, tăng cường tính trách nhiệm của các bộ phận chuyên trách. Các bộ phận này còn có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc những kế hoạch chiến lược thuộc lĩnh vực phụ trách, giúp cho việc định hướng tốt hơn cũng như nâng cao hiệu quả các quyết định và hoạt động quản lý tại các doanh nghiệp. [11]  Về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động cung ứng thuyền viên tại các doanh nghiệp Theo quyết định của Bộ LĐTBXH, doanh nghiệp phải có ít nhất 9 cán bộ chuyên trách có đủ các điều kiện sau: Có trình độ Cao đẳng trở lên; Có lý lịch rõ ràng; Không có thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án hình sự của tòa án, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục (điều 6 của quy định). Ngoài những quy định chung trên thì cũng điều 6 tại khoản 2 quy định các điều kiện cụ thể đối với cán bộ chuyên trách từng loại hình nghiệp vụ (như cán bộ chuyên trách về thị trường, cán bộ chuyên trách về quản lý lao động, cán bộ chuyên trách về bồi dưỡng kiến thức và cán bộ nghiệp vụ tài chính). Như vậy cũng theo quy định này, đội ngũ cán bộ (tùy từng nghiệp vụ) phải có các chuyên ngành kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, có kinh nghiệm, có phẩm chất trong hoạt động xuất khẩu lao động. [6] Cụ thể về hoạt động cung ứng thuyền viên 15 Về quy mô, các doanh nghiệp phải có cán bộ quản lý cung ứng thuyền viên, cán bộ chuyên trách. Về chất lượng, đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động cung ứng thuyền viên trong các doanh nghiệp có trình độ cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý hoạt động cung ứng thuyền viên. Chuyên ngành được đào tạo (theo bằng cấp) của cán bộ quản lý hoạt động cung ứng thuyền viên ở các doanh nghiệp phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu công việc. Cán bộ quản lý hoạt động cung ứng thuyền viên tại các doanh nghiệp có các kỹ năng thực tế về ngoại ngữ, máy tính, đặc biệt là các kỹ năng chuyên môn về sư phạm, thuyết phục, tư vấn, ngoại giao, giao tiếp,…Cán bộ được tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ xuất khẩu lao động. b. Cơ sở vật chất, địa điểm đào tạo Các doanh nghiệp có cơ sở vật chất và địa điểm đào tạo, đáp ứng được yêu cầu. Tại các cơ sở đào tạo các doanh nghiệp đã trang bị phòng học và trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu. Nếu các khóa đào tạo không thể tiến hành tại các cơ sở của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải liên hệ với các cơ sở đào tạo - huấn luyện được cấp phép. 1.3.2.2. Các nhân tố thuộc về thuyền viên Các nhân tố thuộc về thuyền viên đóng vai trò quan trọng nhất, vai trò quyết định trong hoạt động cung ứng thuyền viên bởi vì những thuyền viên có chất lượng cao thì tạo thương hiệu cho thuyền viên Việt Nam, đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động với thu nhập cao cũng như đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và quốc gia. a. Về quy mô, chuyên môn kỹ thuật Số lượng thuyền viên Việt Nam ở các chức danh quản lý còn thấp, đặc biệt là thuyền trưởng, máy trưởng có trình độ chuyên môn cao đang còn hạn chế về số lượng. Đây cũng là một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên khi cung ứng thuyền bộ. b. Về ý thức kỷ luật 16 Ý thức kỷ luật và chấp hành pháp luật của thuyền viên Việt Nam còn yếu kém. Tâm lý chung của thuyền viên xuất khẩu là hướng vào các thị trường có thu nhập cao (như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản), tuy nhiên tiêu chuẩn mà các nước này đòi hỏi cũng khá cao. Trong khi nhận thức của thuyền viên còn còn chưa cao, thêm vào đó trình độ ngoại ngữ và tay nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là ý thức kỷ luật và chấp hành pháp luật còn yếu kém. Điều này cũng ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thuyền viên Việt Nam đối với các chủ tàu nước ngoài và khó khăn cho việc các doanh nghiệp tìm kiếm, ký kết hợp đồng cung ứng thuyền viên với đối tác. c. Về đặc trưng vùng, miền của thuyền viên xuất khẩu Nguồn thuyền viên xuất khẩu hiện nay chủ yếu đi ra từ những vùng nông thôn miền Trung Việt Nam. Đa phần thuyền viên là đi từ các vùng nông thôn, trình độ ngoại ngữ rất hạn chế, kinh tế khó khăn. Đây cũng một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xuất khẩu thuyền viên tại các doanh nghiệp. 1.3.2.3. Các yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước Các chính sách, quy định về xuất khẩu lao động để tăng cường quản lý và đảm bảo quyền và lợi ích các bên tham gia xuất khẩu lao động nói chung và cung ứng thuyền viên nói riêng ngày càng được Nhà nước bổ sung và hoàn thiện.Tuy nhiên, cơ chế, chính sách pháp luật của Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế là chưa điều chỉnh kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách chuẩn bị nguồn thuyền viên xuất khẩu còn thiếu tính chiến lược. Chính sách hỗ trợ chưa thực sự tạo sự chuyển biến mạnh thay đổi chất lượng thuyền viên. Một số chính sách đã có nhưng thực hiện chưa hiệu quả như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, chính sách tín dụng, chính sách khen thưởng,… Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát từ phía quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến quản lý hoạt động xuất khẩu thuyền viên tại các doanh nghiệp. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra đã được Nhà nước tăng cường và chú trọng vào việc phát hiện, hướng dẫn và chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật tại các doanh nghiệp xuất khẩu thuyền 17 viên về đăng ký hợp đồng, tuyển chọn, đào tạo - giáo dục định hướng và quản lý. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát giữa các chức năng còn lỏng lẻo, chưa xử lý triệt để các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, tranh dành đối tác bằng cách phá giá giữa các doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và quản lý hoạt động cung ứng thuyền viên tại các doanh nghiệp. Vẫn còn tình trạng người lao động phải chịu chi phí cao, không hợp lý, thậm chí xảy ra các hiện tượng lừa đảo chưa được phát hiện kịp thời. Các doanh nghiệp thường bị thanh tra, kiểm tra khi có các vụ việc phát sinh, các khiếu nại, tố cáo. Còn thanh tra định kỳ, thường xuyên và thanh tra đột xuất chưa được tăng cường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số doanh nghiệp thực hiện không nghiêm túc công tác tuyển chọn, đào tạo, thanh tra - kiểm tra chưa hoàn toàn được các doanh nghiệp chú trọng, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn buông lỏng công tác này. 1.3.2.4. Các yếu tố thuộc về quốc gia sử dụng thuyền viên a. Cầu về thuyền viên Cầu thuyền viên Việt Nam của các nước sử dụng thuyền viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cung ứng thuyền viên tại các doanh nghiệp. Các quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Na Uy, Singapore, Pháp là các thị trường truyền thống của Việt Nam. Trong thời gian qua nền kinh tế của các nước này vẫn ổn định và phát triển, nhu cầu tiếp nhận thuyền viên ngoài nước cao, trong đó có thuyền viên Việt Nam. Bên cạnh đó các nước này cũng đã có sự thay đổi chính sách của mình đối với việc tiếp nhận thuyền viên nước ngoài theo hướng thuận lợi cho các doanh nghiệp. b. Luật pháp và các chính sách liên quan của nước sử dụng thuyền viên Các nhân tố liên quan đến môi trường, thể chế, chính sách và công tác quản lý thuyền viên nước ngoài của các nước cũng ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xuất khẩu thuyền viên tại các doanh nghiệp. 18 1.3.3. Quy trình chung của hoạt động cung ứng thuyền viên Trong giai đoạn hiện nay quy trình xuất khẩu lao động Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Các doanh nghiệp phải tự vận động tìm kiếm và xúc tiến xuất khẩu lao động còn Nhà nướcchỉ đóng vai trò hỗ trợ trong việc đàm phán cấp cao chứ không đóng vai trò chủ đạo như trước kia. [11] Quy trình xuất khẩu lao động nói chung ở Việt Nam có thể tóm tắt ở sơ đồ sau: 19 Hình 1.1. Quy trình xuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [11] Các nội dung của quản lý hoạt động cung ứng, xuất khẩu thuyền viên tại các doanh nghiệp có thể tóm tắt theo quy trình ở sơ đồ sau: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan