Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng của sở giao dịch i- ngân hàng công thương...

Tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng của sở giao dịch i- ngân hàng công thương việt nam

.DOC
117
68
85

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong các chỉ tiêu tài chính, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được coi là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng, nó luôn ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo kết quả kinh doanh, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán: Lợi nhuận chưa phân phối, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp…Đồng thời, nó luôn là nền tảng để các chủ danh nghiệp cũng như người quan tâm xem xét, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV là bước thiết yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính cho bất kỳ khách hàng nào. Công ty kiểm toán Aticvietnam luôn chú trọng khoản mục doanh thu BH&CCDV hơn so với các khoản mục khác. Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14Kế toán doanh thu là một trong bốn chuẩn mực đầu tiên do Bộ tài chính ban hành. Nhận thức được tầm quan trọng của công việc kiểm toán doanh thu BH&CCDV, trong thời gian thực tập tại công ty kiểm toán Aticvietnam, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Bùi Thị Minh Hải và các anh chị KTV, em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng&cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán Aticvietnam thực hiện” làm Khóa luận tốt nghiệp đại học cho mình. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong Khóa luận của mình, em chỉ đi sâu nghiên cứu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp sản xuất mà chưa đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ các khoản mục khác của doanh thu như: Doanh thu nội bộ, doanh thu hoạt động tài chính hay của loại hình doanh nghiệp khác như công ty thương mại, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ... Phương pháp nghiên cứu Bằng phương pháp luận của phép biện chứng duy vật kết hợp với các phương pháp toán học, logic…cùng với các kỹ thuật kế toán, kiểm toán và những kiến thức mà em đã học, tích lũy được đã giúp em hoàn thành Khóa luận này. Nội dung của Đề tài Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 1 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung Khóa luận gồm các phần sau: Phần I: Lý luận chung về kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán tài chính Phần II: Thực trạng kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện tại công ty Aticvietnam. Phần III: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty Aticvietnam. Những đóng góp của Đề tài Trong Khóa luận của mình, em đã đi nghiên cứu thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, em có đưa ra những nhận xét và kiến nghị đối với công ty nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV. Do còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, cách diễn đạt ý nên Khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của cô giáo cùng những người quan tâm để Khóa luận của em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô giáo Ths.Bùi Thị Minh Hải đã giúp em hoàn thành Khóa luận này. Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 2 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG & CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1.1.Khái quát về kiểm toán tài chính 1.1.1.Khái niệm về kiểm toán tài chính Kiểm toán là một hoạt động có từ rất lâu đời, tính từ thời mà các thông tin được phê chuẩn bằng cách đọc lên trong một buổi họp công khai. Vì thế từ gốc của thuật ngữ kiểm toán(Audit) theo tiếng La tinh là “Auditus” có nghĩa là “nghe” (1). Từ thời Trung cổ, kiểm toán đã được thực hiện bởi các KTV nhà nước và KTV nội bộ để thẩm tra về tính chính xác của các thông tin tài chính. Trong giai đoạn này, lĩnh vực kiểm toán phát triển chủ yếu là kiểm toán tuân thủ. Sau này, với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế toàn cầu, kiểm toán độc lập đã được ra đời và ngày càng chiếm một tầm quan trọng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Thuật ngữ “kiểm toán” thực sự mới xuất hiện và được sử dụng ở nước ta từ hơn một chục năm cuối thế kỷ XX. Chính vì thế, có rất nhiều quan điểm khác nhau về kiểm toán. Nhìn chung có thể khái quát thành ba quan điểm chính sau: Quan điểm 1: đó là đồng nhất giữa kiểm toán và kiểm tra kế toán. Tuy nhiên, kiểm tra kế toán không phải là một hoạt động độc lập mà nó gắn liền với hoạt động của kế toán, một thuộc tính cố hữu của kế toán và nằm ngay trong hoạt động của kế toán. Trong khi đó, kiểm toán luôn là một hoạt động độc lập với kế toán. Quan điểm này mang tính truyền thống, đồng thời nó chỉ tồn tại trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Quan điểm 2: kiểm toán được hiểu theo đúng thời cuộc của nó, đó là phát sinh cùng thời với cơ chế thị trường. Theo quan điểm này, người ta thường dẫn ra quan niệm của các chuyên gia kiểm toán Hoa Kỳ hay của Vương quốc Anh: “Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”(2). Quan điểm 3: là một quan điểm hiện đại về kiểm toán. Theo quan điểm này, phạm vi kiểm toán rất rộng, bao gồm bốn lĩnh vực: kiểm toán thông tin(Information audit), kiểm toán quy tắc( Regularity audit), kiểm toán hiệu quả( Efficiency audit), (1) (2) Theo Webster’s Seventh New Collegiate Dictionary, 1965 Lời mở đầu”Giải thích về các chuẩn mực kiểm toán” Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 3 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP kiểm toán hiệu năng( Effectiveness audit).. 1.1.2. Bản chất của kiểm toán tài chính Các quan điểm nói trên không hoàn toàn đối lập, mâu thuẫn và khác nhau mà là phản ánh quá trình phát triển của cả thực tiễn và lý luận kiểm toán. Cũng như nguyên lý về sự phát triển trong triết học khẳng định: “Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật”(3). Có thể đi đến kết luận rằng, bản chất của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. 1.1.3.Đối tượng và cách tiếp cận trong kiểm toán tài chính * Đối tượng kiểm toán tài chính Đối tượng kiểm toán là các hoạt động cần kiểm toán. Để xác minh tính trung thực, hợp lý của các khoản mục trên Báo cáo tài chính thì kiểm toán viên nhất thiết phải tiến hành đối chiếu các số dư tài khoản, thậm chí cả các chứng từ kế toán. Do đó đối tượng kiểm toán trước hết là các tài liệu kế toán. Cuối thế kỷ XX, ngoài lĩnh vực tài chính kế toán, kiểm toán còn quan tâm tới các lĩnh vực khác của quản lý như hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực: vốn, lao động, tài nguyên cũng như hiệu năng của các chương trình, dự án, nghiệp vụ, mục tiêu… Như vậy, các yếu tố cấu thành cơ bản của đối tượng kiểm toán là:  Thực trạng hoạt động tài chính – đối tượng chung của kiểm toán;  Thực trạng Tài sản và Nghiệp vụ tài chính – đối tượng cụ thể của kiểm toán;  Tài liệu kế toán – đối tượng cụ thể của kiểm toán;  Hiệu quả, hiệu năng – đối tượng cụ thể của kiểm toán. Đối tượng kiểm toán rất rộng được thể hiện trên nhiều khách thể khác nhau. Do đó muốn thực hiện tốt chức năng kiểm toán nhất thiết yêu cầu các KTV phải có nghệ thuật trong việc tổ chức thực hiện kiểm toán. * Cách tiếp cận kiểm toán tài chính Trong kiểm toán tài chính, thường có hai cách cơ bản để tiếp cận kiểm toán tài chính. Đó là phân theo khoản mục và phân theo chu trình. (3) Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia năm 2006, Hà Nội, tr 187 Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 4 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Phân theo khoản mục: là cách phân chia máy móc theo từng khoản mục hay nhóm các khoản mục vào một phần hành. Cách phân chia này đơn giản, giảm thời gian, chi phí nhưng hiệu quả không cao do tách những khoản mục ở vị trí khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Từ đó dẫn đến cái nhìn hạn chế của các KTV về sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chu trình. VD như hàng tồn kho với giá vốn hàng bán, doanh thu với nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước(thuế)… Phân theo chu trình: Là cách phân chia dựa theo mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Cách phân chia này hiệu quả hơn do được xuất phát từ mối quan hệ vốn có của các nghiệp vụ. Theo cách tiếp cận này, các phần hành cơ bản của kiểm toán tài chính gồm:  Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền  Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán  Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên  Kiểm toán tiền  Kiểm toán hàng tồn kho  Kiểm toán tiếp nhận và hoàn trả vốn. 1.1.4.Chức năng của kiểm toán Từ bản chất của kiểm toán, người ta thấy được rằng: kiểm toán có chức năng nền tảng là xác minh và bày tỏ ý kiến. * Với chức năng xác minh: Chức năng này nhằm khẳng định tính trung thực của các tài liệu( thông tin), tính pháp lý trong việc thực hiện các nghiệp vụ cũng như lập các Báo cáo tài chính. Chức năng này được biểu hiện thành hai mặt:  Xác minh độ tin cậy của các con số.  Xác minh việc tuân thủ các quy định và tính hợp thức, hợp pháp của các biểu mẫu kế toán(gọi là xác minh quy tắc). * Với chức năng bày tỏ ý kiến: Chức năng này có thể được hiểu rộng với nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh. Nó được biểu hiện dưới hình thức tư vấn mà sản phẩm của hình thức này là thư quản lý (managerment letter). Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 5 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1.5.Mục tiêu kiểm toán tài chính Là một loại hình kiểm toán, kiểm toán tài chính cũng thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán. Đối tượng kiểm toán thì luôn chứa đựng những mối quan hệ về kinh tế và pháp lý phong phú, đa dạng. Do đó nên chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến cấn được xác minh thật khoa học. Mặt khác, ý kiến hay kết luận kiểm toán không chỉ phục vụ cho người lập hay người xác minh mà còn phục vụ cho người quan tâm đến tính trung thực, hợp pháp của BCTC. Chính vì vậy, kết luận này phải dựa trên bằng chứng đầy đủ, có hiệu lực voiứ chi phí kiểm toán thấp nhất. Để thực hiện cuộc kiểm toán đúng hướng và có hiệu quả cao, việc xác định hệ thống mục tiêu kiểm toán khoa học trên cơ sở các mối quan hệ sẵn có của đối tượng và của khách thể kiểm toán là thực sự cần thiết. Tầm quan trọng của nó đã được thể hiện rất cụ thể trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200(Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC). Chuẩn mực xác định: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”. Đối với KTV hay các công ty kiểm toán, việc xác minh không chỉ dừng ở các mục tiêu chung mà phải cụ thể vào từng phần hành kiểm toán( hay chính là mục tiêu đặc thù). Do đó, hệ thống mục tiêu kiểm toán bao gồm cả những mục tiêu đặc thù. Mục tiêu kiểm toán chung được chia thành hai loại là: mục tiêu hợp lý chung và mục tiêu chung khác. Còn mục tiêu kiểm toán đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục hay phần hành, cùng với hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ theo dõi chúng. Nhìn chung, hệ thống mục tiêu kiểm toán đặc thù thường được đặt ra là:  Mục tiêu hiệu lực  Mục tiêu trọn vẹn  Mục tiêu quyền và nghĩa vụ  Mục tiêu định giá  Mục tiêu phân loại và trình bày Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 6 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP  Mục tiêu chính xác cơ học 1.1.6. Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính 1.1.6.1. Đặc điểm của kiểm toán tài chính với phương pháp kiểm toán Như chúng ta đã biết, mỗi loại kiểm toán khác nhau sẽ có những chức năng, đối tượng cụ thể khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau. Chính vì thế, cách thức kết hợp các phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ trong kiểm toán tài chính cũng có những điểm đặc thù. Trước hết, xét về chức năng của kiểm toán, kiểm toán tài chính hướng tới việc bày tỏ ý kiến trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và phù hợp. Để đạt được các bằng chứng này, kiểm toán tài chính cần thực hiện các phương pháp cơ bản theo từng trường hợp cụ thể. Thông thường, nó thường được triển khai theo hướng kết hợp hoặc chi tiết thành các cách kiểm toán cụ thể, điều đó tùy vào tính huống cụ thể trong suốt quá trình kiểm toán. Đối tượng của kiểm toán tài chính là các báo cáo kế toán và các bảng tổng hợp tài chính khác. Các bảng này vừa chứa đựng những mối quan hệ kinh tế tổng quát, vừa phản ánh cụ thể từng loại tài sản, nguồn vốn…Do đó, kiểm toán tài chính thường là kiểm toán liên kết và hình thành những thủ tục với việc sử dụng liên hoàn các phương pháp kiểm toán cơ bản để đưa ra ý kiến đúng đắn, trung thực về các báo cáo và bảng này. Tác động đến kỹ thuật kiểm toán tài chính còn có mối liên hệ giữa nội kiểm và ngoại kiểm trên quan điểm hiệu quả. Để đảm bảo tính hiệu quả trong kiểm toán tài chính thì trình tự phổ biến được thực hiện là tiến hành kiểm toán theo trình tự ngược với trình tự kế toán. 1.1.6.2.Các trắc nghiệm trong kiểm toán tài chính Trước hết, chúng ta cần hiểu trắc nghiệm là gì?. Trong kiểm toán tài chính, người ta thường hiểu trắc nghiệm: “Trắc nghiệm được hiểu là các cách thức xác định trong việc vận dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ vào xác minh các nghiệp vụ, các số dư tài khoản hoặc các khoản mục cấu thành bảng khai tài chính”(4). Từ các cách thức vận dụng đó hình thành nên các loại trắc nghiệm khác nhau, mà cụ thể là hình thành ba loại trắc nghiệm cơ bản: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm trực tiếp số dư và trắc nghiệm phân tích. (4) GS.TS Nguyễn Quang Quynh-TS Ngô Trí Tuệ, Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2006, tr 19 Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 7 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.Đặc điểm khoản mục doanh thu bán hàng& cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến vấn đề kiểm toán Báo cáo tài chính 1.2.1.Những vấn đề chung về doanh thu bán hàng&cung cấp dịch vụ 1.2.1.1.Khái niệm và phân loại doanh thu 1.2.1.1.1. Khái niệm doanh thu Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp của ba yếu tố: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu của con người. Sản phẩm đó để bán tiêu dùng hoặc là đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác. Qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ. Như vậy, khâu tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những chỉ tiêu thể hiện rõ nét khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Kết quả của khâu này được thể hiện trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể ở chỉ tiêu doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần. Trong cuốn Lý thuyết kinh tế học của David Begg, ông đã đưa ra một cách nhìn cụ thể về vai trò của doanh thu đối với các quyết định kinh tế của doanh nghiệp cũng như những người quan tâm. Ông đã đưa ra một khái niệm rất đơn giản, ngắn gọn mà súc tích về doanh thu. Đó là: “Doanh thu của một hãng là số tiền mà nó kiếm được qua việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trong một giai đoạn nhất định ví như trong một năm”(5). Trong cuốn Tư bản của Mác, Người cho rằng sản phẩm không chỉ là hàng hóa, mà là hàng hóa mang trong mình một giá trị thặng dư. Giá trị của nó bao gồm tư liệu sản xuất và sức lao động hao phí cộng với giá trị thặng dư do tư bản sản xuất đẻ ra, hay chính là C+V+M. Khi nhà tư bản tiêu thụ hàng hóa thì nhà tư bản thu được doanh thu. Như vậy, “Doanh thu là kết quả của quá trình tiêu thụ, đó là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị”(6). Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác thì: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”. Thuật ngữ Doanh thu được sử dụng chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế (5) (6) Lý thuyết kinh tế học của David Begg, NXB Giáo dục, 1998 Tư bản của Mác- NXB Giáo dục 1995 Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 8 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví dụ: Đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị gửu đại lý, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng đại lý được hưởng và hạch toán vào tài khoản 511 của bên đại lý). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhưng không là doanh thu. Khái niệm trên đã cho ta thấy rõ quan niệm về doanh thu theo cả lý luận và thực tiễn hoạt động kế toán, kiểm toán. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. 1.2.1.1.2. Phân loại doanh thu Để hiểu rõ hơn nữa về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì cần có sự phân loại một cách cụ thể. Phân loại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giúp cho việc xác định doanh thu của từng loại được nhìn nhận và tính toán một cách chính xác. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau: * Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(Kế toán sử dụng TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ): Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được phản ánh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau: Bán hàng: Bán các sản phẩm, thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận chuyển, đi lại, dịch vụ vệ sinh công nghiệp, dịch vụ chăm sóc cỏ… Doanh thu BH&CCDV là toàn bộ lợi ích thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch hay nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, thành phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm cả những khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán(nếu có).  Nếu doanh nghiệp áp dụng việc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chưa có thuế, đồng thời doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn GTGT”.  Nếu doanh nghiệp áp dụng việc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 9 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP thu có tính thuế, đồng thời doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn bán hàng”.  Đối với sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất nhập khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán. Doanh thu BH&CCDV mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu BH&CCDV ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại hoặc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính trên doanh thu BH&CCDV thực tế thực hiện. Nếu doanh nghiệp có doanh thu BH&CCDV bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ hoặc tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. * Doanh thu tiêu thụ nội bộ(512): Tài khoản này phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong một kỳ kế toán của số lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty… * Các khoản giảm trừ doanh thu Chiết khấu thương mại: là số tiền mà doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn. Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng… Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được tính là tiêu thụ nhưng bị người mua trả lại, từ chối do làm không đúng quy cách, phẩm chất…như đã quy định điều khoản ở trong hợp đồng hay như đã thỏa thuận. Ngoài ra còn có những khoản được ghi nhận là các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. 1.2.1.2.Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng bởi lẽ: nó ảnh hưởng rất lớn tới các chỉ tiêu khác trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh như: thuế, lợi nhuận chưa phân phối, phải thu khách hàng, lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh…, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến những người quan Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 10 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do tầm quan trọng của chỉ tiêu này nên việc việc ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cần phải tuân theo một số quy định sau: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14-Doanh thu và Thu nhập khác thì : * Doanh thu bán hàng chỉ ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn năm điều kiện như sau:  Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro, lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm cho người mua.  Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát sản phẩm hàng hóa.  Doanh thu xác định tương đối chắc chắn.  Doanh nghiệp đã thu được hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng.  Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng. * Doanh thu về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ kế toán thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo phần công việc đã hoàn thành tại ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ kế toán đó. Doanh thu cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn bốn điều kiện sau:  Doanh thu xác định tương đối chắc chắn.  Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ cung cấp dịch vụ đó.  Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán.  Xác định được chi phí phát sinh và chi phí để hoàn thành việc cung cấp dịch vụ đó. Chu trình ghi nhận doanh thu có thể được tóm tắt như sau: Doanh nghiệp bắt đầu xử lý đơn đặt hàng, phiếu yêu cầu mua hàng của người mua, sau đó là ký hợp đồng về mua bán hàng hóa dịch vụ…Trên cơ sở pháp lý này, người bán có thể xem xét đưa ra quyết định bán qua phiếu tiêu thụ và lập hóa đơn bán hàng. Ngay sau khi quyết định bán, cần xem xét và quyết định bán chịu một phần hoặc toàn bộ hàng hóa. Sau chức năng duyệt bán là chức năng chuyển giao hàng. Vào lúc giao hàng, các chứng từ vận chuyển cũng được lập(hóa đơn vận chuyển hay vận đơn). Đây cũng là thời điểm chấp nhận được ghi sổ bán hàng, một Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 11 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP số trường hợp thì hóa đơn bán hàng được lập đồng thời với vận đơn hoặc kiêm chức năng chứng từ vận chuyển. Tiếp theo là gửi hóa đơn tính tiền cho người mua và ghi rõ nghiệp vụ bán hàng. Hóa đơn được lập thành ba liên, là phương thức chỉ rõ cho khách hàng về số tiền và thời hạn thanh toán của từng nghiệp vụ, vừa là căn cứ ghi sổ Nhật ký bán hàng, theo dõi các khoản phải thu, lúc này doanh thu được ghi nhận. Sau khi thực hiện các chức năng vè bán hàng cùng ghi sổ kế toán các nghiệp vụ, cần thực hiện tiếp các chức năng thu tiền cả trong điều kiện bình thường và không bình thường. Trong trường hợp phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, tùy thuộc vào nguyên nhân mà kế toán ghi vào Nhật ký giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại hay chiết khấu thương mại. Bước cuối cùng là sau khi thẩm định, kế toán cần xóa sổ các khoản phải thu không thu được và lập dự phòng nợ khó đòi. 1.2.1.3.Tài khoản sử dụng và chứng từ sổ sách kế toán trong hạch toán doanh thu 1.2.1.3.1.Tài khoản sử dụng TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nội dung phản ánh trên TK 511 như sau: TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ *Các khoản giảm trừ doanh thu theo *Doanh thu bán sản phẩm, chế độ( Chiết khấu thương mại, Giảm hàng hóa, và cung cấp dịch vụ giá hàng bán, Hàng bán bị trả lại, thuế trong kỳ. tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT trực tiếp. *Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911-Xác định kết quả kinh doanh. TK 511 cuối kỳ không có số dư và được chia thành bốn tài khoản cấp hai:TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp. TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của thành phẩm tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp. TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ” Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của dịch vụ cung cấp trong kỳ của doanh nghiệp. TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Phản ánh các khoản trợ cấp, trợ giá của nhà nước khi cung cấp các sản phẩm được nhà nước trợ cấp. TK 512: Doanh thu nội bộ Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 12 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nội dung phản ánh trên TK 512 như sau: TK 512: Doanh thu nội bộ *Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, *Tổng doanh thu nội bộ trongkỳ. Hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán. *Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. TK 512 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành ba tài khoản cấp hai như sau: TK 5121: Doanh thu bán hàng hóa: Phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ nội bộ. TK 5121 chủ yếu dùng cho các công ty thương mại. TK 5122: Doanh thu bán thành phẩm: Phản ánh doanh thu của khối lượng thành phẩm cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong một công ty hay tổng công ty. TK 5122 chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất. TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu của khối lượng cung cấp dịch vụ hoàn thành cho các đơn vị thành viên trong công ty hay tổng công ty. TK 5123 chủ yếu sử dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Khi sử dụng TK 512 cần để ý rằng: TK này chỉ sử dụng cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong một công ty hay một tổng công ty. Nếu doanh thu bán hàng cho các doanh nghiệp không trực thuộc công ty hay tổng công ty thì không hạch toán vào TK này. TK 521: Chiết khấu thương mại Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại để ghi giảm doanh thu trong kỳ. TK 521 không có số dư cuối kỳ và có ba tài khoản cấp hai như sau: TK 5211: Chiết khấu hàng hóa TK 5212: Chiết khấu thành phẩm TK 5213: Chiết khấu dịch vụ TK 532: Giảm giá hàng bán Bên Nợ: Tất cả các khoản giảm giá đã chấp thuận cho khách hàng. Bên Có: Kết chuyển giảm giá hàng bán để điều chỉnh giảm doanh thu. TK 532 không có số dư cuối kỳ. TK 531: Hàng bán bị trả lại Bên Nợ: Phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển để điểu chỉnh giảm doanh thu lúc cuối kỳ. TK 531 không có số dư cuối kỳ. Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 13 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.1.3.2.Chứng từ sổ sách kế toán Để hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán thường sử dụng các chứng từ và sổ sách sau: Đơn đặt hàng của người mua: Nó thể hiện yêu cầu về hàng hóa, dịch vụ cần cung cấp. Chứng từ vận chuyển: Là chứng từ được lập vào lúc giao hàng, vận chuyển. Hóa đơn bán hàng: Theo quy định hiện hành thì doanh nghiệp phải sử dụng một trong các loại hóa đơn sau: Hóa đơn GTGT( Mẫu 01-GTKL-3LL): dùng cho các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Khi bán hàng cần ghi đủ các yếu tố quy định trên hóa đơn như giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT, tổng giá thanh toán… Hóa đơn bán hàng( Mẫu 02-GTGT): dùng trong các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Trên hóa đơn cũng phải ghi đủ những yếu tố cần thiết. Nếu doanh nghiệp đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận thì doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn đặc thù. Trên háo đơn cũng phải ghi đủ những yếu tố cần thiết như giá bán chưa thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp… Sổ Nhật ký bán hàng: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng phát sinh. Sổ chi tiết doanh thu: Sổ này ghi chép doanh thu phát sinh, chi tiết theo từng mặt hàng của doanh nghiệp. Sổ cái doanh thu: Được ghi vào cuối kỳ, phản ánh tổng hợp TK 511 của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Ngoài ra, khi hạch toán chi tiết tiêu thụ, doanh nghiệp còn sử dụng các bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, bảng thanh toán bán hàng đại lý… 1.2.1.4.Nguyên tắc hạch toán doanh thu Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14, kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện theo một số nguyên tắc sau: Nếu doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hóa thì doanh thu là số tiền gia công thực tế được hưởng; không bao gồm giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công. Với hàng hóa nhận đại lý, ký gửi thì doanh thu là phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Nếu bán hàng theo phương pháp trả chậm, trả góp thì doanh thu ghi nhận theo giá bán trả tiền ngay. Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 14 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Những sản phẩm được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, về quy cách kỹ thuât…người mua trả lại và từ chối thanh toán thì tùy trường hợp mà hạch toán vào các khoản giảm trừ doanh thu như tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại, TK 532: Giảm giá hàng bán, 521: Chiết khấu thương mại nếu người mua với khối lượng lớn. Nếu doanh nghiệp đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ kế toán vẫn chưa giao hàng thì số hàng này không được coi là tiêu thụ và không ghi vào tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà chỉ hạch toán vào bên Có TK 131: Phải thu khách hàng về khoản tiền đã thu. Đến khi nào giao hàng thì kế toán sẽ hạch toán vào TK 511 về trị giá hàng đã giao, phù hợp với nguyên tắc ghi nhận doanh thu. Với trường hợp cho thuê tài sản, nhận tiền trước cho thuê của nhiều năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ của năm tài chính được ghi nhận là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm cho thuê tài sản. Với doanh nghiệp được nhà nước trợ cấp, trợ giá thì doanh thu là số tiền được nhà nước chính thức trợ cấp, trợ giá. Nó được phản ánh trên TK 5114: Doanh thu trợ cấp trợ giá. Sơ đồ 1: Hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK911 TK511,512 TK 111,112,131… Hoa hồng được hưởng TK 521,531,532 TK 331 Bán hàng Tổng tiền Khoản giảm trừ Doanh thu đại lý thu được TK 3331 Thuế GTGT Doanh thu thuần về BH&CCDV Thuế GTGT TK 3387 Số lãi Số tiền bán trả chậm trả chậm Doanh thu bán hàng trả ngay 1.2.1.5.Kiểm soát nội bộ chủ yếu với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đây là những thủ tục kiếm soát do doanh nghiệp thiết lập nhằm ngăn chặn những gian lận và sai sót xẩy ra đối với doanh thu. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gắn liền với chu trình bán hàng-thu tiền nên công việc kiểm soát nội bộ với Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 15 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP doanh thu cũng chính là công việc kiểm soát nội bộ với chu trình bán hàng-thu tiền. Quá trình bán hàng-thu tiền là quá trình chuyển quyền sở hữu hàng-tiền, là quá trình gắn liền với lợi ích kinh tế và trách nhiệm pháp lý của mỗi bên. Chính vì thế, công việc kiểm soát nội bộ càng cần được thực hiện chặt chẽ hơn với chu trình này. Những công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu đối với doanh thu thường là: Sự đồng bộ của sổ sách: Đòi hỏi hệ thống kế toán từ chứng từ đến sổ sách kế toán có tác dụng kiểm soát tối đa các nghiệp vụ. Chính vì thế, các trình tự kế toán phải có trước khi đặt ra các mục tiêu kiểm soát nội bộ. Khung pháp lý về kế toán là như nhau và được quy định trước nhưng mỗi đơn vị lại có thể lựa chọn các hình thức kế tóan khác nhau, trình tự kế toán khác nhau. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần có những trình tự kế toán cụ thể với hệ thống sổ sách nhất định để tạo thành yếu tố kiểm soát có hiệu quả. Đánh số thứ tự liên tục các chứng từ: Có tác dụng ngăn chặn bỏ sót, trùng lắp các khoản ghi sổ bán hàng, khoản phải thu… Lập bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho người mua: Lập và xác nhận các bảng cân đối hàng, tiền và phải thu là công việc kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Bảng cân đối được lập hàng tháng và được phân công cho người không có liên quan đến thu tiền hàng, ghi sổ bán hàng…lập ra và gửi qua bưu điện để người mua dễ dàng trả lời ngay cả khi có sai sót. Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng: Là công việc kiểm soát nội bộ hữu hiệu trong việc phát hiện và ngăn ngừa các gian lận, sai sót. Nó thường tập trung vào ba điểm chính sau:  Xét duyệt bán chịu phải được duyệt thận trọng.  Hàng bán chỉ được vận chuyển sau khi duyệt với đầy đủ tài khoản, con dấu, chữ ký…  Giá bán được duyệt cẩn trọng. Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán: Là công việc cực kỳ quan trọng. Người kiểm tra-kiểm soát cần độc lập: Đây là yếu tố chủ yếu trong việc phát huy hiệu lực, hiệu quả của kiểm soát nội bộ. Người kiểm tra, kiểm soát ở đây thường là các KTV nội bộ. KTV sẽ kiểm tra các dấu hiệu của kiểm toán nội bộ như chữ ký tắt, nháy, quy ước đã kiểm tra của kiểm toán nội bộ… 1.2.2.Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 16 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP cáo tài chính 1.2.2.1.Ý nghĩa kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các Báo cáo tài chính, gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính. Giữa Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp có mối quan hệ rất chặt chẽ, biện chứng với nhau. Hiểu biết được mối quan hệ này sẽ giúp cho các nhà kiểm toán có được sự bố trí khoa học, hợp lý trong quá trình kiểm toán, đảm bảo cho công việc của các kiểm toán viên không bị chồng chéo, trùng lắp, vừa đảm bảo cho nội dung của cuộc kiểm toán được thực hiện đầy đủ, không bị bỏ sót. Chúng ta thấy được rằng: doanh thu là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nó có mối quan hệ cũng như tác động qua lại mật thiết với các báo cáo khác, đặc biệt là Bảng cân đối kế toán. Chính vì vậy, doanh thu là vấn đề được các kiểm toán viên quan tâm hàng đầu trong các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Sở dĩ doanh thu có vai trò, ý nghĩa quan trọng như vậy là bởi các nguyên nhân sau: Thứ nhất, Doanh thu có liên quan đến chu trình bán hàng-thu tiền, đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Do đó, nó liên quan chặt chẽ đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên Bảng cân đối kế tóan và Báo cáo kết quả kinh doanh. Ví dụ như doanh thu thuần sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối trên Báo cáo kết quả kinh doanh và từ đó cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu về thuế và các nghĩa vụ đối với nhà nước trên Bảng cân đối kế toán. Thứ hai, Chỉ tiêu doanh thu gắn bó chặt chẽ với các chỉ tiêu như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, xuất vật tư, thành phẩm, hàng hóa…Đây là những nhân tố rất nhạy cảm, hay biến động và khả năng xẩy ra gian lận cao. Chính vì thế, thông qua việc kiểm tra doanh thu có thể phát hiện ra những sai sót, gian lận trong việc hạch toán cac chỉ tiêu liên quan và ngược lại, thông qua việc kiểm tra các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán: tiền, phải thu…có thể phát hiện ra những sai sót, gian lận về doanh thu. Thứ ba, doanh thu là cơ sở nhằm xác định các chỉ tiêu như lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp…Chính vì thế, doanh thu là một chỉ tiêu rất linh hoạt với các Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 17 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP gian lận, sai sót trong việc xác định mức lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ khác đối với nhà nước của doanh nghiệp. Do đó, thông qua việc kiểm tra, đối chiếu, thực hiện các thủ tục kiểm táon đối với chỉ tiêu doanh thu có thể phát hiện ra những sai sót trong việc xác định các chỉ tiêu đó. Thứ tư, do khoản mục doanh thu gắn chặt chẽ với mục đích của việc lập Báo cáo tài chính nên khoản mục doanh thu có rủi ro tương đối cao. Ví dụ như khi lập báo cáo tính thuế thì có xu hướng khai giảm doanh thu, khi vay vốn ngân hàng hay phát hành thêm cổ phiếu…thì có xu hướng khai tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ khi lập báo cáo. 1.2.2.2. Mục tiêu kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Dựa trên cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán doanh thu như: Chuẩn mực Kế toán Việt nam số 14, Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định trên, Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 về Kiểm toán độc lập và các thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này...; công ty kiểm toán và các KTV thiết lập các mục tiêu kiểm toán phù hợp với các chuẩn mực, luật định liên quan. Mục tiêu chung của kiểm toán là thu thập bằng chứng để đưa ra kết luận phù hợp về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp về Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chính vì thế, mục tiêu chung của kiểm toán bao gồm mục tiêu hợp lý chung và các mục tiêu chung khác. Mục tiêu hợp lý chung là việc xem xét, đánh giá tổng quát về các số liệu trên Báo cáo tài chính dựa trên cơ sở cam kết chung, xác nhận của nhà quản lý cũng như thông tin thu thập được qua khảo sát thực tế tại đơn vị được kiểm toán. Để đạt được hiệu quả của việc đánh giá mục tiêu hợp lý chung, các KTV cần có sự nhạy bén, khả năng phán đoán cũng như tính hoài nghi mang tính nghề nghiệp...Nếu mục tiêu hợp lý chung không đạt được như mong muốn, các KTV cần kết hợp với các mục tiêu chung khác. Các mục tiêu chung khác bao gồm: mục tiêu hiệu lực, mục tiêu trọn vẹn, mục tiêu tính giá, mục tiêu quyền và nghĩa vụ, mục tiêu chính xác số học, mục tiêu phân loại và trình bày. Mục tiêu đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục hay phần hành kiểm toán, cũng như cách thức theo dõi trong hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ. Các mục tiêu chung được cụ thể hoá vào từng khoản mục, phần hành kiểm toán thành các mục tiêu đặc thù. Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, mục tiêu kiểm toán sẽ được thể hiện cụ thể Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 18 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP thông qua bảng sau: Bảng 1: Mục tiêu kiểm toán doanh thu Mục tiêu kiểm toán Mục tiêu kiểm toán doanh thu Mục tiêu kiểm toán tài chính Mục tiêu hợp lý chung Việc ghi nhận doanh thu là có căn cứ hợp lý. Mục tiêu hiện hữu Doanh thu được ghi nhận là doanh thu thực tế có phát sinh và được ghi nhận tương ứng với số tiền mà khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp. Hàng hoá được chấp nhận là tiêu thụ và chuyển giao cho khách hàng là có thật, không tồn tại các khoản doanh thu được ghi nhận trong khi hàng hoá chưa được chuyển giao cho khách hàng. Mục tiêu trọn vẹn Mọi nghiệp vụ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi sổ đầy đủ, không bị bỏ sót khi đủ điều kiện ghi nhận. Mục tiêu này chú trọng tới việc ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong kỳ kế toán. Mục tiêu quyền và nghĩa vụ Hàng hoá đã bán thuộc sở hữu của doanh nghiệp và doanh thu ghi nhận tương ứng với số hàng hoá đã bán trong kỳ thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Hàng hoá ở đây không là hàng hoá nhận đại lý, ký gửi hay tài sản nhận giữ hộ... Mục tiêu chính xác số học Các khoản doanh thu và giảm trừ doanh thu được tính toán chính xác dựa trên số lượng và Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 19 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP đơn giá của từng nghiệp vụ. Mục tiêu này nhằm hướng các nghiệp vụ hạch toán doanh thu vào việc ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp khớp đúng với số tổng trên báo cáo kế toán cuối kỳ của doanh nghiệp. Mục tiêu tính giá Các khoản doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong kỳ cần kèm theo hoá đơn ghi giá bán hay bảng thông báo giá. Trường hợp với các khoản giảm trừ doanh thu thì cần có chứng từ chứng minh cho các khoản giảm trừ đó như hoá đơn... Mục tiêu phân loại và trình bày Các nghiệp vụ doanh thu được ghi nhận đúng vào các tài khoản và được phân loại rõ ràng như: các khoản doanh thu từ bán hàng hoá và cung cấp ra bên ngoài với doanh thu nội bộ doanh nghiệp.... Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ Mục tiêu cho phép Các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu, ghi giảm doanh thu được phê chuẩn và tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Mục tiêu kịp thời Doanh thu được ghi nhận đúng thời gian phát sinh theo quy định của chuẩn mực, luật hiện hành. 1.2.2.3. Các sai phạm thường gặp trong kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu là khoản mục khá nhạy cảm trong tất cả các khoản mục của doanh nghiệp. Do đó việc xem xét các sai phạm, rủi ro đối với khoản mục này luôn được các KTV chú ý. Các sai phạm thường gặp với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường là: Thứ nhất, Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn doanh Đỗ Như Hoa - Kiểm toán 45A 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan