Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Biện pháp hoàn thiện hoạt động khai thác đội tàu hàng rời của công ty tnhh thươn...

Tài liệu Biện pháp hoàn thiện hoạt động khai thác đội tàu hàng rời của công ty tnhh thương mại nguyên phúc

.PDF
104
280
141

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được đúc kết từ quá trình học tập, nghiên cứu và thực tiễn công tác trong thời gian qua dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Hồng Vân. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, tuân thủ theo đúng các qui định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hải Phòng, ngày 31 tháng 8 năm 2015 Nguyễn Hoài Anh i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình cao học Quản lý kinh tế của viện đào tạo sau đại học, trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã truyền đạt những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Hồng Vân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ tập thể, các đơn vị phòng ban của công ty TNHH Thương Mại Nguyên Phúc đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn. ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………..… i LỜI CẢM ƠN………………………………………………………….... ii MỤC LỤC……………………………………………………………...... iii MỤC KÍ vi DANH MỤC CÁC BẢNG.…………………………………………..…. viii DANH MỤC CÁC HÌNH.…………………………………………..….. ix MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 1 1. Lý do chọnđề tài……………………………………………….....…… 1 DANH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ HIỆU….………………... 2. Mục tiêu nghiên cứu đề của tài…………………………….……….…... 3. Đối tượng và 2 2 phạm vi nghiên cứu…………………………….…….….. 2 2 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………….………….... 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………...….….……. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀU HÀNG RỜI 3 1.1 Khái niệm về hoạt động khai thác tàu hàng rời…………....…..…. 3 1.1.1 Tàu chở hàng rời………………………...……………….……..….. 3 1.1.2 Khai thác tàu………………….………………………….……...…. 3 1.2 Các phƣơng thức vận tải………..……………………….……..….... 4 1.2.1 Phương thức thuê tàu chợ……………..……………….…………… 4 1.2.2 tàu 4 thác 5 Phương thức thuê chuyến…………...…………….…………….. 1.3 Cơ sở pháp lý trong hoạt tàu………….……...……. iii động khai 1.3.1 Qui định về đăng ký, đăng kiểm tàu, các giấy chứng nhận tàu biển…………………………………………………….……….……........ 5 1.3.2 Nguồn luật quốc gia được áp dụng để giải quyết tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng vận 7 1.4 Các tiêu chí đánh giá hoạt động khai thác tàu hàng rời……...….. 7 chuyển……………….……….………. 1.4.1 Nghiên cứu thị trường hàng hóa, tìm kiếm hàng vận chuyển và các đơn hàng…………………………………………….………….......... 8 1.4.2 Phân tích dữ liệu, lựa chọn lô hàng phù hợpđể vận chuyển……….. 10 1.4.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng………………………………........... 11 1.4.4 Thực hiện hợp đồng…………………………………………...…..... 15 1.4.5 Tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc thực hiện hợp đồng..……. 16 1.4.6 Kết quả thực hiện hoạt động khai thác tàu……………………...….. 19 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐỘI TÀU HÀNG RỜI CỦA CÔNG TY TNHH TM NGUYÊN PHÚC 21 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty……………………………..…........ 21 2.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH Thương Mại Nguyên Phúc……..…… 21 2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng các phòng ban công ty…..….. 22 2.1.2.1 Sơđồ cơ cấu tổ chức công ty………………………………..……. 22 2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban………………….….….. 23 2.1.3 Các loại hàng hóa và tuyến vận tải…………………………….…… 26 2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác đội tàu hàng rời của công ty TNHH Thƣơng mại Nguyên 28 Phúc…………………………………… 2.2.1 Đánh giá thực trạng nghiên cứu thị trường hàng hóa, tìm kiếm hàng vận chuyển và các đơn hàng của công ty Nguyên Phúc……………….… 28 2.2.2 Đánh giá thực trạng phân tích dữ liệu, lựa chọn lô hàng phù hợp để vận chuyển của công ty Nguyên Phúc…………………………………… 2.2.3 Đánh giá thực trạng đàm phán và ký kết hợp đồng của công ty iv 33 Nguyên Phúc……………………………………………………….…….. 36 2.2.4 Đánh giá thực trạng thực hiện hợp đồng của công ty………………. 42 2.2.5 Đánh giá thực trạng tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc thực hiện hợp đồng của công ty Nguyên 47 Phúc……………………..................... 2.2.6 Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động khai thác đội tàu của công ty……………………………………………………………………..…… 56 2.2.6.1 Các chỉ tiêu khai thác và sử dụngđội tàu của công ty…………….. 56 2.2.6.2 Khối lượng hàng hóa vận chuyển của hoạtđộng khai thácđội tàu………………………………………………………………………… 2.2.6.3 Doanh thu - chi phí………………………………………………... 60 65 2.3 Hạn chế, bất cập và những nguyên nhân ảnh hƣởng đến hoạt động khai thác đội tàu hàng rời của công ty TNHH Thƣơng mại Nguyên 70 Phúc………………………………………………………………………. CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐỘI TÀU HÀNG RỜI CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI NGUYÊN PHÚC 73 3.1 Định hƣớng chiến lƣợc phát triển hoạt động khai thác đội tàu của công ty đến năm 73 2020………………………………………………….. 3.2 Biện pháp hoàn thiện hoạt động khai thác đội tàu hàng rời của công ty TNHH Thƣơng mại Nguyên 75 nhân 75 3.2.2 Mở rộng qui mô đội tàu, nâng cao năng lực chuyên 76 Phúc……………………………... 3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn lực……………………………….. chở…………..… v 3.2.3 Quản lý tập trung, chuyên môn hóa hoạt động khai thác 77 tàu…….…. 3.2.4 Lập kế hoạch khai thác tuyến liên 78 3.2.5 Thực hiện ký kết hợp đồng trực tiếp với người thuê 79 tiếp………………………............ tàu…………..... 3.2.6 Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển……………………….….. 80 3.2.7 Hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn hàng hải, kỹ thuật, vật 81 tư….…. 3.2.8 Hạn chế những rủi ro tranh chấp phát sinh trong khai thác………… Hoàn công 83 3.2.10 Mở rộng các chi nhánh đại diện của công ty tại nước 84 3.2.9 thiện khâu thanh toán quốc tế tại 82 ty………………….…. ngoài……….. 3.2.11 Áp dụng công nghệ thông tin, đầu tư trang bị hệ thống phần mềm hiện đại, bảo mật. Xây dựng quảng bá website công 85 Kết luận………………………………………………………………….... 89 Tài 90 ty…………………… liệu tham khảo……………………………………………………........ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Giải thích BENDS Both ends – 2 đầu cảng xếp, dỡ BM Beam – chiều rộng lớn nhất CQD Customary quick despatch – xếp dỡ nhanh theo phong tục tập quán của cảng vi DO Diesel oil – dầu diesel, chạy máy đèn DOC Document of compliance – giấy chứng nhận phù hợp DWT Deadweight - trọng tải toàn phần của tàu FIOST Free in out stowed and trimed - miễn chi phí xếp dỡ, san cào, đánh tẩy hàng hóa FO Fuel oil – dầu nặng, chạy máy chính GCN Giấy chứng nhận GRT Gross registered tonnage – tổng dung tích tàu HO/HA Hold/ Hatch – hầm hàng/ nắp hầm hàng IMO International Maritime Organization – tổ chức hàng hải quốc tế ISM International safety management code – bộ luật quản lý an toàn quốc tế L/C Letter of credit – tín dụng thư LOA Length over all – chiều dài lớn nhất LOI Letter of indemnity – thư bảo đảm bồi thường M Mét MLC Maritime labor convention – công ước lao động hàng hải MOLCO More or less at Charterer’s Option – nhiều hay ít theo lựa chọn của người thuê tàu MT Metric ton – đơn vị tấn NOR Notice of readiness – thông báo sẵn sàng NT Net tonnage – dung tích thực dụng P&I Protest and insurance – bảo hiểm trách nhiệm dân sự PKE Palm Kernel Expeller – cám cọ PSC Port state control – kiểm tra của chính quyền cảng PWWD Per weather working day – theo ngày làm việc thời tiết tốt S/F Stowage Factor – hệ số chất xếp SBP Safe berth port – cầu cảng an toàn SHEXEU Sunday holiday excepted even if used – không tính chủ nhật và vii ngày lễ cho dù có làm SHEXUU Sunday holiday excepted unless used- chủ nhật ngày lễ không tính trừ khi có làm SHINC Sunday holiday include – bao gồm cả ngày chủ nhật và ngày lễ SOF Statement of fact – bảng kê thời gian bốc dỡ hàng TNHH Trách nhiệm hữu hạn WBP Wheat Bran Pellet – cám lúa mỳ WOG Without guarantee – không chắc chắn WTO World trade organization – tổ chức thương mại quốc tế XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1 Đội tàu công ty 22 2.2 Các loại hàng hóa và tuyến vận tải 27 2.3 Đánh giá tình hình các đơn chào hàng của công ty Nguyên 29 viii Phúc từ năm 2011 đến năm 2015 2.4 Đánh giá tình hình phân tích dữ liệu và lựa chọn hàng hóa 34 của công ty Nguyên Phúc từ năm 2011 đến năm 2015 2.5 Đánh giá tình hình đàm phán và ký kết hợp đồng từ năm 39 2011 – 2015 của công ty Nguyên Phúc 2.6 Đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng vận chuyển của 43 công ty Nguyên Phúc từ năm 2011 đến năm 2015 2.7 Đánh giá tình hình tranh chấp trong hoạt động khai thác tàu 49 từ năm 2011 đến năm 2015 của công ty Nguyên Phúc 2.8 Bảng tính thời gian thưởng phạt làm hàng 51 2.9 Đánh giá các chỉ tiêu khai thác và sử dụng đội tàu của công 57 ty Nguyên Phúc từ năm 2011 đến năm 2015 2.10 Đánh giá khối lượng hàng hóa vận chuyển của đội tàu công 61 ty từ năm 2011 đến năm 2015 2.11 Đánh giá kết quả doanh thu – chi phí của hoạt động khai 66 thác đội tàu từ năm 2011 đến năm 2015 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hình Tên hình Trang 1.1 Hoạt động khai thác tàu hàng rời 7 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 22 2.2 Số lượng các đơn chào hàng từ năm 2011 – 2015 31 2.3 Đánh giá tình hình phân tích dữ liệu và lựa chọn hàng hóa 34 ix của công ty Nguyên Phúc từ năm 2011 đến năm 2015 2.4 Đánh giá tình hình đàm phán và ký kết hợp đồng từ năm 39 2011 – 2015 của công ty Nguyên Phúc 2.5 Đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng vận chuyển của 43 công ty Nguyên Phúc từ năm 2011 đến năm 2015 2.6 Đánh giá tình hình tranh chấp trong hoạt động khai thác tàu 49 của công ty từ năm 2011-2015 2.7 Tổng khối lượng hàng luân chuyển từ năm 2011 dến năm 58 2015 2.8 Các hệ số khai thác và sử dụng đội tàu công ty từ năm 59 2011-2015 2.9 Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển của đội tàu 62 từ năm 2011 đến năm 2015 2.10 khối lượng vận chuyển các loại hàng qua các năm 63 2.11 Đánh giá kết quả doanh thu – chi phí của hoạt động khai 66 thác đội tàu từ năm 2011 đến năm 2015 2.12 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu , tỷ suất lợi nhuận theo 67 chi phí 3.1 Phần mềm Netpas Distance 86 3.2 Phần mềm Netpas Estimator 87 3.3 Phần mềm World Shipping Register 88 3.4 Phần mềm Maritime Connector 88 x MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở nước ta, với đặc điểm địa lý có đường bờ biển dài gần 3.260 km và nối liền nhiều đại dương, nên hình thức được sử dụng chủ yếu trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu là vận tải đường biển. Lợi thế về vị trí địa lý đó khiến cho vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số các lĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam. Nhận thức được đầy đủ điều đó, những năm qua công ty TNHH Thương Mại Nguyên Phúc đã không ngừng mở rộng đầu tư, phát triển đội tàu, đưa đội tàu vào hoạt động khai thác, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước. Nhờ những nỗ lực trong việc quản lý và khai thác đội tàu, thực hiện vận chuyển các chuyến hàng an toàn và hiệu quả, thương hiệu và uy tín của công ty TNHH Thương Mại Nguyên Phúc đang ngày càng được khẳng định vững chắc trong lĩnh vực vận tải biển không chỉ thị trường trong nước mà còn cả trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, công ty Nguyên Phúc cũng vẫn còn bỏ lỡ rất nhiều cơ hội, thị phần mà lẽ ra phải đạt được với những tiềm năng, lợi thế sẵn có.Hoạt động khai thác, nghiên cứu thị trường hàng hóa, tìm kiếm lô hàng vận chuyển, phân tích dữ liệu hiệu quả chuyến đi, giao nhận hàng hóa, quản lý thuyền viên.. chưa phát triển đồng bộ và được đầu tư bài bản để tạo nên lợi thế cạnh tranh và giành thị phần trong thị trường hàng hải. Vì vậy, một nhu cầu quan trọng và cấp thiết đối với các hãng tàu nói chung và công ty TNHH Thương Mại Nguyên Phúc nói riêng chính là việc phải quản lý và khai thác đội tàu một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, giúp nâng caokhả năng cạnh tranh, phát triển lâu dài và toàn diện. Đểgóp phần định hướng, hoàn thiện hoạt động khai thác tàu, em xin lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp hoàn thiện hoạt động khai thác đội tàu hàng rời của công ty TNHH thương mại Nguyên Phúc” nhằm vận dụng vào hoạt động khai thác tàucủa công ty. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu hoạtđộng khai thácđội tàu hàng rời của Công ty TNHH TM Nguyên Phúc, hệ thống hóa cơ sở lý luận về khai thácđội tàuhàng rời. Đánh giá thực trạng hoạtđộng khai thácđội tàu hàng rời của Công ty TNHH TM Nguyên Phúc, từđó tìm ra những khó khăn, bất cập, những nguyên nhân và hạn chếảnh hưởngđến hoạtđộng khai thácđội tàu hàng rời của Công ty. Trên cơ sởđóđề xuất biện pháp hoàn thiện hoạtđộng khai thácđội tàu hàng rời của Công ty TNHH TM Nguyên Phúc. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạtđộng khai thácđội tàu hàng rời của công ty TNHH Thương Mại Nguyên Phúc Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng hoạtđộng khai thácđội tàu hàng rời của công ty TNHH TM Nguyên Phúc trong khu vực các nước Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Đông Timor, Philippines và Myanmar từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Kết hợp lý thuyết, thực nghiệm nhằm chọn ra các phương pháp nghiên cứu để đạt được kết quả tốt nhất, các phương phápđó là: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích; phương pháp chuyên gia; phương pháp dự báo. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀTHỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa thực tiễn: hệ thống hóa cơ sở lý luận hoạtđộng khai thácđội tàu nói chung vàđội tàu hàng rời của Công ty TNHH TM Nguyên Phúc nói riêng. Ý nghĩa khoa học: luận văn đãđánh giá thực trạng hoạtđộng khai thácđội tàu hàng rời của Công ty TNHH TM Nguyên Phúc, trên cơ sởđóđề xuất biện pháp hoàn thiệnhoạt động khai thác đội tàu hàng rời của Công ty trong tương lai. 2 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀU HÀNG RỜI 1.1 Khái niệm về hoạt động khai thác tàu hàng rời 1.1.1 Tàu chở hàng rời Tàu hàng rời là loại tàu chuyên dụngđượcthiết kế phù hợp để chở hàng rời, tàu có một boong (single deck), cấu trúc vững chắc; có các két hông và các két đỉnh mạn trong khu vực khoang hàng để làm giảm mặt thoáng hầm hàng và dễ điều chỉnh trọng tâm tàu khi cần thiết. Tàu hàng rời được thiết kế và duy trì cẩn thận để có thể chống chịu được sự khắc nghiệt của công việc, nó có thể chở được các hàng hoá rất nặng, dễ gây mài mòn hay gây trầy xước cho tàu. Tàu có miệng hầm rộng rãi, thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng. Hầm hàng được gia cường chắc chắn, giúp chịu được sự va đập của hàng hóa và thiết bị trong khi làm hàng. [19] 1.1.2 Khai thác tàu Công tác tổ chức và quản lý khai thác tàu là việc hướng các phương tiện kỹ thuật trong hệ thống vận tải thành một hệ thống hoạt độngđiều hòa giữa các tiểu hệ thống với nhau như cảng, xưởng sửa chữa vàđóng mới, cung ứng dịch vụ… nhằm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. Nội dung cơ bản của công tác khai thác tàu bao gồm những vấn đề sau đây: Xácđịnh cơ cấu quản lý công tác vận tải và công tác của đội tàu; Hoàn thiện các hình thức vận tải tàu chuyến và tàu chợ; Xácđịnh các phương phápđịnh mức kỹ thuật về khai thác đội tàu.[2, tr 109] Việc khai thác đội tàu vận tải biển tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây: - Nguyên tắc hệ thống - Nguyên tắc hiệu quả - Nguyên tắc cân đối - Nguyên tắc linh hoạt Những chức năng cơ bản của công tác quản lý và khai thác đội tàu bao gồm: Lập kế hoạch tác nghiệp vận chuyển hàng hóa, Lập kế hoạch năm và kế hoạch dài hạn; Chỉđạo tác nghiệp công tác của từng tàu, từng nhóm tàu và toàn bộ đội tàu. 3 Việc quản lývận chuyển và công tác của các tàu được tập trung ở bộ phận khai thác.Qua đó chúng ta có thể thấyđược hoạtđộng khai thác tàu, người khai thác tàuđóng vai trò rất quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển. 1.2 Các phƣơng thức vận tải 1.2.1 Phƣơng thức thuê tàu chợ Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định (hay gọi là tàu định tuyến), ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước. Lịch chạy tàu thường được các hãng tàu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng. Thuê tàu chợ còn gọi là lưu cước tàu chợ (Booking shipping space), người chủ hàng thông qua người môi giới thuê tàu yêu cầu chủ tàu hoặc người chuyên chở giành cho thuê một phần chiếc tàu chợ để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Mối quan hệ giữa người chủ hàng và người chuyên chở được điều chỉnh bằng vận đơn đường biển. [5, tr 52] Theo các công ước quốc tế quy định mỗi vận đơn có hai mặt. Mặt trước vận đơn thể hiện các thông tin chi tiết của vận đơn như:những khoản mục mô tả hàng hóa (loại hàng, khối lượng, thể tích, ký mã hiệu v.v…), cách thức trả cước, số vận đơn (number of bill of lading), người gửi hàng (shipper), người nhận hàng (consignee), địa chỉ thông báo (notify address),…Thông tin đưa vào vận đơn trên sẽ dựa trên cơ sở số liệu của biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt). Mặt sau vận đơn gồm những quy định liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn nhưng phải phù hợp theo Công ước, tập quán hàng hải quốc tế. Thông thường gồm có các điều khoản in sẵn sau đây: điều khoản chung, điều khoản thời gian trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp/dỡ và giao nhận, điều khoản chở hàng trên boong, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản cầm giữ hàng hóa, điều khoản tổn thất chung, điều khoản chiến tranh, điều khoản miễn trách của người chuyên chở... 1.2.2 Phƣơng thức thuê tàu chuyến. 4 Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, không ghé qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình định trước. Thuê tàu chuyến (Voyage charter) là chủ tàu (Owner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ một hay vài cảng này đến một hay vài cảng khác. [5, tr 57] Trong phương thức thuê tàu chuyến mối quan hệ giữa người thuê tàu với chủ tàu được điều chỉnh bằng một văn bản ngắn gọn gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party viết tắt là C/P). Nó là văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tàu sau này. Người chuyên chở (Carrier/owner) trong hợp đồng thuê tàu có thể là chủ tàu (Owner) hoặc người kinh doanh chuyên chở bằng tàu đi thuê lại của các chủ tàu khác. Người thuê tàu có thể là người xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa hoặc một đơn vị thương mại khác tuỳ thuộc vào điều kiện của hợp đồng thương mại. Hình thức khai thác tàu chuyến khá linh hoạt, có thể vận chuyểnđược hàng hóa không thường xuyên cũng như các loại hàng hóa xuất nhập khẩu, tận dụngđược hết trọng tải, dung tích của tàu, nếu tổ chức tìmđược các nguồn hàng tốt thì hình thức khai thác tàu chuyến cũngđem lại hiệu quả không kém gì so với hình thức khai thác tàu chợ. [2, tr 118] 1.3 Cơ sở pháp lý trong hoạt động khai thác tàu 1.3.1 Qui định vềđăng ký, đăng kiểm tàu, các giấy chứng nhận tàu biển Theo Bộ luật Hàng Hải Việt Nam “tàu biển phải có giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, phải được tổ chức Đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền kiểm tra, phân cấp, cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. [1, tr 43] Trong đó, công ước quốc tế là cácvăn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị cấm thi hành, do một nhóm nước thoả thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành động và sự hợp tác trong các nước thành viên. Trên thực tế có rất nhiều 5 công ước hàng hải quốc tế được soạn thảo và đi vào hiệu lực để sử dụng. Sau đây là một số các công ước quốc tế chính của tổ chức hàng hải thế giới (IMO – International Maritime Organization) mà ViệtNam là thành viên - Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948 (Sửa đổi năm 1991, 1993) - Công ước quốc tế về mạn khô, 1966 - Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969 - Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu, 1992 - Quy tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển, 1972 - Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, 1973 (sửa đổi 1978) - Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển, 1974 - Công ước về Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, 1976 - Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, thi, cấp chứng chỉ chuyên môn và bố trí chức danh đối với thuyền viên, 1978, được sửa đổi 1995 - Công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải, 1979 - Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm từ dầu nhiên liệu, 2001 (Nguồn: Cục hàng hải Việt Nam ) [15] Do đó, doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam khi muốn tiến hành hoạtđộng, khai thácđội tàu của mình thì phảiđảm bảo tàuđượcđăng kí, đăng kiểm và cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừaô nhiễm môi trường… Các giấy chứng nhận phải còn hiệu lực trong suốt quá trình hoạtđộng, khai thác, vận chuyển hàng hóa vàđượcđánh giá, gia hạn theo qui định. Một số các giấy chứng nhận (GCN) chủ yếu là: GCN đăng kí tàu biển, GCN khả năng đi biển, GCN cấp tàu, GCN mạn khô, GCN dung tích quốc tế; các GCN ngăn ngừaô nhiễm do dầu gây ra, GCN ngăn ngừaô nhiễm không khí, GCN phù hợp ngăn ngừaô nhiễm do nước thải, GCN an toàn kết cấu tàu hàng, GCN an toàn trang thiết bị tàu hàng, GCN an toàn vô tuyếnđiện tàu hàng… Đồng thời, bản thân doanh nghiệp vận tải biển sở hữu tàu cũng phảiđượcđánh giá hệ thống quản lý an toàn phải thỏa mãn các yêu cầu của Bộ luật quản lý quốc tế về khai thác tàu an toàn và 6 ngăn ngừaô nhiễm (Bộ luậtISM) vàđược cấp GCN DOC (Document of compliance). 1.3.2 Nguồn luật quốc giađƣợcáp dụngđể giải quyết tranh chấp trong việc thực hiện hợpđồng vận chuyển Trong quá trình hoạtđộng khai thác, vận chuyển hàng hóa, trước khi ký kết hợpđồng, các bên chủ tàu và người thuê tàu cùng nhau đàm phán thỏa thuận việcáp dụng luật quốc gia nào, hộiđồng trọng tài nào vào hợpđồng thuê tàuđể làm cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợpđồng vận chuyển. Do hợp đồng thuê tàu trong mỗi chuyến tàu chỉ điều chỉnh quan hệ của một chủ tàu và người thuê tàu nên các bên đều muốn đưa luật quốc gia của nước mình vào hợp đồng thuê tàu đó nhằm có lợi cho mình nhất.Hiện nay, trong các hợpđồng chuyên chở hàng hóa bằngđường biển, các bên thường thỏa thuậnđiều khoản luậtđiều chỉnh dẫn chiếu đến luật hàng hải của Anh hoặc Mỹ và hộiđồng xét xử trọng tài London, New York. Đặc biệt các chủ tàu và người thuê tàu tại khu vực Châu Á thường qui định trong hợpđồng nguồn luật quốc gia đượcáp dụng theo luật Anh và xử tại Hong Kong hoặc Singapore, đây cũng là một điều dễ hiểu khi hệ thống luật của nước Anh có bề dày kinh nghiệm phát triển hàng hải lâu năm, hệ thống pháp luật chặt chẽđồng thời việc xét xử tại hộiđồng HongKong hoặc Singapore cũngđảm bảo tính chuyên nghiệp và thuận tiện cho các bên liên quan trong việc di chuyển, tham gia xét xử. 1.4 Các tiêu chí đánh giá hoạt động khai thác tàu hàng rời Hoạt động khai thác tàu hàng rời bao gồm các công việc sau đây: Nghiên cứu thị trường hàng hóa, tìm kiếm hàng vận chuyển và các đơn hàng Đàm phán và ký kết hợp đồng Phân tích dữ liệu, lựa chọn lô hàng phù hợp để vận chuyển Thực hiện hợp đồng Tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc thực hiện hợp đồng 7 Kết quả thực hiện hoạt động khai thác tàu Hình 1.1 : Hoạt động khai thác tàu hàng rời (Nguồn: phòng khai thác) Để tiến hành đánh giá hoạt động khai thác tàu hàng rời, tiếp theo chúng ta lần lượt tìm hiểu từng tiêu chí. 1.4.1 Nghiên cứu thị trƣờng hàng hóa, tìm kiếm hàng vận chuyển và cácđơn hàng Thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước, hàng hóa có nhu cầu vận chuyển qua đường biển là một nhân tố rất quan trọngảnh hưởngđến toàn bộ hoạtđộng khai thácđội tàu hàng rời. Các doanh nghiệp vận tải biển không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hàng hóa mà doanh thu của họđến từ việc cung cấp dịch vụ vận tảiđường biển và thu về cước vận chuyển. Nếu tình hình thị trường hàng hóa dồi dào, nguồn hàng ổnđịnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp có nhiều thị phầnđể cung cấp dịch vụ vận tải của mình, có nhiều lựa chọnđể ký kết các đơn hàng phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả trong khai thác. Ngược lại, những biếnđộng theo chiều hướng xấu của hoạtđộng buôn bán ngoại thương, xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ kéo theo nhiều khó khăn cho hoạtđộng khai thác, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển, tăng chi phí, giảm doanh thu do khan hiếm hàng hóa, tàu phải chạy rỗng, hoặc lô hàng nhỏ không phù hợp, lượng hàng xếp không đủ tải, tuyến vận tải xa, cước thấp… Chính vì vậy, để duy trì hoạtđộng khai thác và phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên tập trung, ưu tiên nghiên cứu thị trường hàng hóa, tìm kiếm nguồn hàng, liên hệ với các kênh liên quan như người gửi hàng, người thuê tàu, môi giới, đại lý, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu… để thu thập thông tin, nhu cầu về cácđơn hàng cần vận chuyển. Một số vấnđề trong đơn chào hàng thườngđượcđề cập như sau: - Hàng hóa: loại hàng, khối lượng hàng vận chuyển, hệ số chất xếp hàng (stowage factor), cách thức hàng rời hay hàngđóng bao. Ví dụ:5.000- 6.000 MT Urea in bulk 5% MOLCO (more or less at Charterer’s option) , S/f 1,3 wog.[4], [5] 8 ( khối lượng hàng: 5000- 6000 tấn phân Urê rời, thêm bớt 5% theo lựa chọn của người thuê tàu , hệ số chất xếp hàng 1,3 không chắc chắn) - Cảng xếp/ cảng dỡ hàng:là điều khoản qui định các cảng mà tàu sẽ xếp/ dỡ hàng hóa. Ví dụ:1 sbp (safe berth port)[3, tr723], [4]Zhanjiang, S.China / 1 sbp Bontang, Indonesia. ( cảng xếp là 1 cầu cảng an toàn tại Trạm Giang, Trung Quốc, cảng dỡ là 1 cầu cảng an toàn tại Bontang, Indonesia) - Thời gian xếp hàng dự kiến (laycan – laydays/ cancelling date): là thời gian yêu cầu tàu phải có mặt tại cảng xếp hàngđể xếp hàng lên tàu. Nếu tàuđến sớm trước layday người thuê không bắt buộc phải xếp hàng xuống tàu nhưng nếu tàu không đến cảng trong khoảng thời gian qui định trên, người thuê tàu có quyền hủy hợp. [3, tr 711- 713], [5] Ví dụ:Laycan: 12ND – 17TH May 2014( nghĩa là tàu không bắt buộc phải có mặt trước ngày 12/5/2014 tại cảng xếp nhưng nếu ngày 17/5/2014 mà tàu không đến, người thuê tàu có quyền hủy hợp đồng) - Mức xếp/dỡ: là thời gian qui định cho phép người thuê tàu tiến hành việc xếp/dỡ hàng.Ví dụ:Load/Discharge Rate: Cqd/ Cqd (Customary Quick Despatch)(mức xếp/dỡ theo tập quán hai đầu cảng) hoặc Load/Discharge Rate: 2.000 MT PWWD SHINC/1.500 MT PWWD SHEXEU-(mức xếp 2.000 tấn theo ngày làm việcthời tiết tốt bao gồm làm hàng cả chủ nhật và ngày lễ và 1.500 tấn theo ngày làm việc thời tiết tốt tại cảng dỡ không tính chủ nhật và ngày lễ cho dù có làm).[3, tr 726- 727], [4], [5] - Mức cước vận chuyển: thường được tính theo một tấn hàng vận chuyển hoặc thuê bao tàu (lumpsum), ở mục này sẽ qui định điều khoản về chi phí xếp dỡ hàng. Ví dụ:22usd/Mt FIOST Bss 1/1 (Cước vận chuyển là 22 dollar mỗi tấn trên cơ sở 1 cảng xếp 1 cảng dỡ và chủ tàu được miễn chi phí xếp dỡ, san cào đánh tẩy hàng hóa) hoặc Freight: Invite Owr Offer On Fiost Bss 1/1.(cước vận chuyển đề nghị chủ tàu tính toán báo giá cước trên cơ sở một cảng xếp và một cảng dỡ , chủ tàu được miễn chi phí xếp dỡ đánh tẩy hàng)[4], [5] - Hoa hồng:đây là chi phí hoa hồng trả cho người môi giới lô hàng, thườngđược chủ tàu thanh toán và khấu trừ vào tiền cước vận chuyển. Mức phí sẽ 9 do Chủ tàu và người môi giới hoặc các bên liên quan thương lượng, thường là các mức: 1,25%,2,5%, 3,75%, 5%... - Ngoài ra trong các đơn chào hàng thường có thêm một sốđiều khoản khác như yêu cầu tàu phải có cẩu tàu hay không, chi phí thuê cẩu bờ cho việc xếp dỡ hàngdo bên nào chịu, yêu cầu giới hạn về tuổi tàu hoặc các yêu cầu về giấy chứng nhận vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm nếu có của tàu…. 1.4.2 Phân tích dữ liệu, lựa chọn lô hàng phù hợpđể vận chuyển Đểđảm bảo hoạtđộng khai thácđội tàu của doanh nghiệpđược hiệu quả, liên tục, người khai thác phải cập nhật thường xuyên tình hình khai thác củađội tàu, theo dõi hành trình của tàu khi chạy trên biển, dự kiến thời gian đến cảng xếp/ dỡ, đồng thời phải kiểm tra tình hình xếp/ dỡ hàng hóa của các tàu tại cảng, dự kiến thời gian tàu xếp xong hàng, trả xong hàng… trên cơ sởđó, người khai thác có thể nắm bắtđược kế hoạch củađội tàu, phân tích các dữ liệu về hàng hóađể lựa chọn lô hàng phù hợpvới laycan và vị trí mở của tàu. Những lô hàng hiệu quả thường phải đạtđược các yếu tố như loại hàng này tàu phải xếpđược số lượng lớn, phải tận dụng được hết trọng tải, dung tích của tàu.Để biếtđược khả năng xếp hàng của tàu, chúng ta phải kiểm tra xem đó là loại hàng gì vì mỗi loại hàng sẽ có một hệ số chất xếp (s/f) riêng, hệ số chất xếp của hàng là bao nhiêu? Từđó so sánh với dung tích hầm hàng của tàu. Ví dụ: Lô hàng 4.000 MT WBP in bulk (Wheat Bran Pellets in bulk– cám lúa mỳ rời) s/f: 1,75. Khi đó, để xếp hết được lô hàng trên, tàu sẽ phải có dung tích hầm hàng tối thiểu là : 4.000 x 1,75 = 7000 cbm[3], [5]. Tiếp theo giá cước vận chuyển phải tốt, địa điểm cảng xếp phải gần với vị trí mở của đội tàu để giảm quãng đường và thời gian chạy rỗng, không tải, xếp, dỡ nhanh, chi phíđại lý, cảng phí hai đầu bến thấp… Hiệu quả khai thác dự kiến của chuyến đi sẽ được tính toán theo các hạng mục như: Tổng doanh thu; Tổng chi phí (bao gồm các chi phí như chi phí nhiên liệu, chi phí cảng phí, đại lý phí, chi phí hoa hồng); Thời gian thực hiện chuyến đi (bao gồm thời gian chạy rỗng, thời gian xếp hàng, thời gian chạy biển, thời gian dỡ hàng, thời gian chờ đợi trong quá trình thực hiện chuyến hàng như chờ thủ tục ra vào 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan