Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo lớn Biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi...

Tài liệu Biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

.PDF
157
95
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Thùy Dƣơng BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ MINH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lê Thị Minh Hà. Các kết quả và số liệu đảm bảo tính khách quan, trung thực và chưa có bất cứ ai công bố trong các công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018 Tác giả Huỳnh Thị Thùy Dƣơng LỜI CẢM ƠN Hôm nay, nhìn lại chặng đường học tập trong thời gian qua, tôi thật sự biết ơn gia đình, thầy cô, nhà trường, bạn bè, đồng nghiệp. Vì vậy, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến: - PGS. TS Lê Thị Minh Hà, người đã luôn động viên, tận tình chỉ dẫn và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. - Quý Thầy Cô Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, Đại học Sài Gòn, Cao đẳng Trung ương Tp. HCM đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian học tập chương trình cao học tại Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh; - Quý Thầy Cô phòng Sau đại học, Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu; - Ban giám hiệu, giáo viên trường Mẫu giáo Sơn Ca, các trường Mầm Non trên địa bàn Thành phố Tân An đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. - Sau cùng, tôi cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tất cả những người thân đã luôn ở bên tôi ủng hộ, động viên, chia sẻ với tôi khi tham gia chương trình học Cao học cũng như hoàn thành luận văn. Tôi xin gởi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến tất cả những người mà tôi đã được hân hạnh biết đến - với lòng biết ơn chân thành. Học viên cao học Huỳnh Thị Thùy Dƣơng MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH ............. 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu về giáo dục giới tính............................................................. 6 1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục giới tính ở nước ngoài.................................. 6 1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục giới tính cho trẻ ở trong nước ...................... 9 1.2. Lí luận về giáo dục giới tính .............................................................................. 12 1.2.1. Giới tính ...................................................................................................... 12 1.2.2. Giáo dục giới tính........................................................................................ 15 1.2.3. Một số vấn đề về mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, phương pháp GDGT đối với trẻ MG 5 – 6 tuổi. ...................................................... 17 1.2.4. Vai trò của giáo dục giới tính với sự phát triển của trẻ MG 5 – 6 tuổi ........ 22 1.3. Hoạt động vui chơi và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của trẻ ................... 24 1.3.1. Một số vấn đề cơ bản của hoạt động vui chơi ............................................. 24 1.3.2. GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐVC ......................................... 29 1.4. Lí luận về biện pháp giáo dục giới tính. ............................................................ 33 1.4.1. Biện pháp, Biện pháp giáo dục.................................................................... 33 1.4.2. Biện pháp giáo dục giới tính ....................................................................... 33 1.4.3. Biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐVC ............... 34 1.4.4. Biện pháp tổ chức giáo dục giới tính cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua HĐVC ........................................................................................................ 35 1.5. Cơ sở khoa học của GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐVC................ 36 1.5.1. Cơ sở sinh lí, tâm lí của GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC ............. 36 1.5.2. Đặc điểm phát triển nhận thức giới tính của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.............. 39 1.5.3. Đặc điểm hành vi giới tính của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.................................. 41 1.5.4. Cơ sở giáo dục học của GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐVC ............. 43 1.5.5. Nội dung GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐVC .......................... 44 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................................... 47 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI........................... 49 2.1. Khái quát khảo sát thực trạng ............................................................................ 49 2.1.1.Vài nét về cơ sở giáo dục được khảo sát ...................................................... 49 2.1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 49 2.1.3. Đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu ................................................ 49 2.1.4. Nội dung khảo sát và phương pháp nghiên cứu .......................................... 50 2.2. Kết quả nghiên cứu............................................................................................ 52 2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GVMN về GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi .......................................................................................................... 52 2.2.2. Tìm hiểu GVMN tổ chức HĐVC cho trẻ NG 5 – 6 tuổi nhằm GDGT ........ 69 2.2.3. Thực trạng nhận thức giới tính và hành vi giới tính của trẻ MG 5–6 tuổi....................................................................................................... 72 Tiểu kết Chƣơng 2 ..................................................................................................... 85 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ................................................................... 86 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐVC ............................................................................................................... 86 3.2. Đề xuất các biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐVC ............ 87 3.2.1. Biện pháp 1 ................................................................................................. 87 3.2.2. Biện pháp 2 ................................................................................................. 88 3.2.3. Biện pháp 3 ................................................................................................. 89 3.2.4. Biện pháp 4 ................................................................................................. 89 3.3. Tổ chức thực nghiệm ......................................................................................... 90 3.3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 90 3.3.2. Cơ sở thực nghiệm ...................................................................................... 91 3.3.3. Thời gian thực nghiệm ................................................................................ 91 3.3.4. Tiến trình thực nghiệm ................................................................................ 91 3.3.5. Tiêu chí đánh giá ....................................................................................... 103 3.4. Phân tích kết quả TN ....................................................................................... 103 3.4.1. Kết quả đo trước TN giữa nhóm ĐC và nhóm TN .................................... 103 3.4.2. Kết quả nghiên cứu sau khi tác động thực nghiệm giữa nhóm ĐC và nhóm TN .................................................................................................. 105 Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................... 120 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 125 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý GVMN Giáo viên mầm non GDGT Giáo dục giới tính HĐVC Hoạt động vui chơi MG Mẫu giáo TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng ĐTB Điểm trung bình DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đối tượng, số lượng khảo sát và mẫu phiếu khảo sát ............................... 49 Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của giáo viên ở các trường mầm non được khảo sát .................................................................................................... 52 Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL và GVMN về nội dung GDGT cho trẻ MG 5-6 tuổi ..................................................................................................... 53 Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL và GVMN về tầm quan trọng của GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ...................................................................................... 53 Bảng 2.5. Mức độ thực hiện GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐVC.......... 54 Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL và GVMN về vai trò của HĐVC đối với GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ................................................................... 55 Bảng 2.7. Ý kiến của GVMN và CBQL về các loại trò chơi có thể GDGT ở trường mầm non ....................................................................................... 57 Bảng 2.8 . Các yếu tố ảnh hưởng đến GDGT cho trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐVC ...... 58 Bảng 2.9. Biện pháp giáo viên sử dụng khi tổ chức HĐVC nhằm GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ........................................................................................... 60 Bảng 2.10. Khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình tổ chức HĐVC nhằm GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ................................................................... 65 Bảng 2.11. Thang đo đánh giá nhận thức giới tính và hành vi giới tính của trẻ. ......... 74 Bảng 2.12. Tổng hợp mức độ biểu hiện nhận thức giới tính và hành vi giới tính của trẻ MG 5 – 6 tuổi ............................................................................... 81 Bảng 3.1. Kết quả mức độ nhận thức và hành vi giới tính của nhóm ĐC và nhóm TN trước TN................................................................................. 104 Bảng 3.2. Kết quả xếp loại của nhóm ĐC và nhóm TN trước và sau TN ............... 105 Bảng 3.3. Kết quả so sánh nhận thức giới tính của nhóm ĐC trước và sau TN. ..... 107 Bảng 3.4. Kết quả so sánh hành vi giới tính của nhóm TN trước và sau TN .......... 108 Bảng 3.5. Kết quả so sánh nhận thức giới tính của nhóm TN trước và sau TN ...... 112 Bảng 3.6. Kết quả so sánh hành vi giới tính của nhóm TN trước và sau TN .......... 113 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Kết quả so sánh nhận thức giới tính của nhóm ĐC trước và sau TN ..... 107 Biểu đồ 3.2. Kết quả so sánh hành vi giới tính của nhóm ĐC trước và sau TN. ........ 110 Biểu đồ 3.3. Kết quả so sánh nhận thức giới tính của nhóm TN trước và sau TN ..... 113 Biểu đồ 3.4. Kết quả so sánh hành vi giới tính của NTN trước và sau thử nghiệm.... 115 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục của Liên Hợp Quốc (Unesco) đã khuyến nghị bốn mục tiêu của giáo dục cho thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người. Điều này khẳng định, xu hướng giáo dục ngày nay coi trọng giáo dục và phát triển nhân cách toàn diện; phải chăm sóc và giáo dục nhân cách ngay từ lúc trẻ lọt lòng mẹ và liên tục trong suốt thời kì thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Bậc học mầm non chính là bậc học đầu tiên, là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, còn là thời kỳ vàng để phát triển nhân cách cho trẻ. Giáo dục giới tính (GDGT) là một bộ phận của giáo dục, vì vậy GDGT cho trẻ trong giai đoạn này là cần thiết. GDGT giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách giải quyết các vấn đề về giới tính trong cuộc sống, đặt nền tảng tương lai cho một con người có ý thức và chung sống hài hòa trong cộng đồng. Chuyên gia giới tính học của Trung Quốc – Giáo sư Ngô Gia Bình nhận định rằng: “Trong cuộc đời của mỗi con người đều cần giáo dục giới tính, trong đó tuổi ấu thơ và tuổi dậy thì là hai thời kì quan trọng nhất. Sự giáo dục không hoàn thiện trong hai thời kì này sẽ để lại hậu quả xấu, thậm chí gây ảnh hưởng tới cả cuộc đời của một con người”. Bởi vậy, có thể nói, GDGT hoàn thiện ở thời thơ ấu là sự đảm bảo quan trọng cho sự tu dưỡng một nhân cách đẹp ở tương lai của một con người. “Trẻ sẽ có những hành động đúng bắt đầu từ việc trẻ nhận thức đúng về giới tính của mình. Là một bé trai chứ không phải một bé gái và ngược lại” [9,tr.112]. Nhận thức được điều này rất nhiều nước trên thế giới đã chú trọng tới việc nghiên cứu GDGT cho trẻ ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non, nhằm thiết lập sự công bằng, bình đẳng, bền vững cho cả nam giới và nữ giới trong xã hội văn minh. Ở Việt Nam, trong chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng chương trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức về khoa học giới tính, hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái”. Tuy nhiên, so với các nước phát triển khác, GDGT ở nước ta hiện nay vẫn còn lạc hậu, kiến thức về giới tính của 2 những người làm công tác giáo dục hay cha mẹ trẻ vẫn còn hạn chế, rất khó có thể giảng giải các kiến thức về giới tính cho trẻ và cũng khó để giải đáp các câu hỏi về giới tính mà trẻ đưa ra. Bên cạnh đó, xã hội hiện nay đang nổi lên nhiều vấn đề của trẻ em liên quan đến giới tính như: Quyền bình đẳng của mọi trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại tình dục, nạn mại dâm ngày càng lôi kéo cả lứa tuổi vị thành niên...Vì vậy, GDGT cho trẻ em để phù hợp với chuẩn mực xã hội là quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ MG lớn, những nét đặc trưng tính cách của một cá thể đã hình thành và phát triển dần. Trẻ đã có ý thức về bản thân mình, ý thức được sự khác nhau giữa bản thân trẻ và người khác. Vì vậy, rèn luyện và phát triển những nội dung GDGT cần thiết, phù hợp với các chuẩn mực xã hội sẽ dễ dàng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục mầm non ở nhiều nơi cho thấy, nhiều cơ sở chưa chú trọng đúng mức việc GDGT cho trẻ, chưa nhận thức được những ưu thế trong dạy học đối với việc hình thành nhận thức giới tính và hành vi giới tính cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Qua tìm hiểu một số trường mầm non, chúng tôi nhận thấy các giáo viên đã có sự quan tâm và thực hiện GDGT cho trẻ. Tuy nhiên, việc tiến hành GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi và đề ra biện pháp giáo dục phù hợp vẫn chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Xuất phát từ những lý do trên việc đề xuất những biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi là cần thiết. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát thực trạng một số biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. - Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. - Khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Tân An, Long An. - Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. 3 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tuổi. 4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non ở Thành phố Tân An, Long An. 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp GDGT cho trẻ MG 5- 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi (HĐVC) theo Chương trình Giáo dục Mầm non 2009 và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Đề tài dự kiến tiến hành nghiên cứu tại Trường Mẫu giáo Sơn Ca – Phường 1, trong thời gian dự kiến là 8 tuần (08/01/2018/ 08/03/2018). 6. Giả thuyết khoa học Thực trạng GVMN chưa quan tâm sử dụng biện pháp GDGT khi tổ chức HĐVC, nhận thức về giới tính và hành vi giới tính của trẻ MG 5- 6 tuổi còn hạn chế. Nếu sử dụng một số biện pháp GDGT trong quá trình tổ chức HĐVC cho trẻ 5-6 tuổi thì nhận thức về giới tính và hành vi giới tính của trẻ MG 5- 6 tuổi sẽ thay đổi tích cực. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận 7.1.1. Mục đích Hệ thống hóa lí luận về GDGT và biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐVC 7.1.2. Cách thực hiện Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu liên quan đến GDGT và biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. 7.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi 7.2.1.1. Mục đích 4 - Khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL và GVMN về GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐVC. - Khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. - Thực trạng khó khăn mà CBQL và GVMN gặp phải trong quá trình tổ chức GDGT. - Thực trạng nhận thức giới tính và hành vi giới tính của trẻ MG 5 – 6 tuổi. 7.2.1.2. Cách thực hiện Xây dựng phiếu hỏi dành cho CBQL và GVMN đang dạy lớp 5 – 6 tuổi và trẻ lớp 5 – 6 tuổi. 7.2.2. Phƣơng pháp quan sát 7.2.2.1. Mục đích - Quan sát việc tổ chức thực hiện và quá trình GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua HĐVC của GVMN. - Quan sát và đánh giá nhận thức giới tính và hành vi giới tính của trẻ MG 5 – 6 tuổi. - Quan sát GVMN sử dụng biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thong qua HĐVC 7.2.2.2. Cách thực hiện Ghi nhận và đánh dấu vào bảng quan sát được thiết kế sẵn. 7.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn 7.2.3.1. Mục đích Lấy ý kiến của CBQL, GVMN nhằm thu thập thêm thông tin về các biện pháp GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. 7.2.3.2. Cách thực hiện Tiến hành trao đổi, đàm thoại với CBQL, GVMN về việc sử dụng các biện pháp GDGT cho trẻ 5 – 6 tuổi. 7.2.4. Phƣơng pháp thử nghiệm 7.2.4.1. Mục đích Thử nghiệm một số biện pháp GDGT nhằm phát triển nhận thức giới tính và hành vi giới tính cho trẻ 5 – 6 tuổi. 5 7.2.4.2. Cách thực hiện Tiến hành nghiên cứu trên 2 lớp MG 5 – 6 tuổi (một lớp đối chứng, một lớp thực nghiệm), mỗi lớp chọn ra 30 trẻ. Trong nhóm thực nghiệm, chúng tôi sử dụng một số biện pháp GDGT cho trẻ để chứng minh tính hiệu quả của những biện pháp đó. Toàn bộ chương trình thực nghiệm do GV đứng lớp thực hiện. 7.2.5. Phƣơng pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 13.0 để xử lý số liệu của đề tài. Các thuật toán thống kê xử lý và phân tích các số liệu nghiên cứu: Tính tần số, giá trị trung bình (X), kiểm nghiệm T… 8. Đóng góp của luận văn - Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về giới tính, GDGT, GDGT cho trẻ MG 5-6 tuổi. - Đánh giá thực trạng GDGT ở một số trường mầm non của Thành phố Tân An, tỉnh Long An. - Đề xuất biện pháp phù hợp và khả thi nhằm GDGT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua việc tổ chức HĐVC. 9. Cấu trúc của luận văn A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6. Giả thuyết khoa học 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 8. Đóng góp của luận văn 9. Cấu trúc của luận văn B. Phần nội dung 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH 1.1. Lịch sử nghiên cứu về giáo dục giới tính Vấn đề GDGT là vấn đề nghiên cứu khá phổ biến của một số nhà nghiên cứu Tâm lý học. Việc nghiên cứu GDGT đã đạt đến những thành tựu nhất định trong giai đoạn hiện nay. Trong lịch sử, những nghiên cứu về GDGT đã hình thành từ rất sớm. Có thể nói khi con người bắt đầu quan tâm đến vấn đề giới tính, những tia sáng đầu tiên nghiên cứu về GDGT bắt đầu được quan tâm. 1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục giới tính ở nƣớc ngoài Từ xa xưa, ở phương Tây cũng như phương Đông, vấn đề giới tính và GDGT được nhìn nhận với sự chi phối của những tín niệm tôn giáo và đạo đức. Đến đầu thế kỉ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự phổ biến của các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội và nhất là việc gia tăng dân số, vấn đề GDGT được nhấn mạnh và đề cập ngay ở độ tuổi MG. Ở Liên Xô trước đây: Nhiều công trình nghiên cứu, trong đó các công trình của P. P. Blonxki, B. E. Raicop đã chỉ ra sự hiện hữu của một số biểu hiện tính dục sớm ở trẻ em… và mối quan hệ chặt chẽ giữa GDGT với các hoạt động cá nhân của trẻ. A. X. Macarenco và V. A. Xukhomlinxki cũng có những đóng góp quan trọng về lĩnh vực GDGT và coi đó là một nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho học sinh [22, tr.12]. Ở châu Âu, người ta cũng tiến hành GDGT từ rất sớm (Thụy Điển, Đức, Hà Lan, Đan Mạch…), song phải đến thập kỉ 60 của thế kỉ XX, GDGT mới được khẳng định và nghiên cứu rộng rãi. Các nhà khoa học Đức quan niệm rằng: “ Những hiểu biết khoa học về vấn đề GDGT cần được trang bị ngay cho cả các cô mẫu giáo, vườn trẻ. Ở đó cũng cần đến giáo dục về mối quan hệ đúng đắn giữa những người khác giới” [20, tr. 8]. Có thể kể đến một số nghiên cứu cụ thể về hành vi giới tính ở trẻ em như sau: Singmurh Freud, cha đẻ trường phái phân tâm. Năm 1915 ông đưa ra các giai đoạn phát triển tâm lí tính dục của trẻ em từ 0 - 15 tuổi. 7 Học thuyết phát triển nhận thức về giới của L. Kohlberg đưa ra các giai đoạn trong sự hiểu biết về tính bất biến giới tính của trẻ. Trước 5 tuổi, ở trẻ có ít những hiểu biết về hoạt động phù hợp với giới tính. Thuyết sơ đồ giới tính của Martin và Haverson – mặt khác – lại cho rằng khi ở trẻ nhỏ có cơ sở thông tin về giới tính cũng đủ để giúp trẻ bắt đầu hình thành những qui tắc liên quan đền giới tính. Nghiên cứu của Fagot (197) trên 200 trẻ MG trong khi chơi đã cho thấy rằng, trẻ có những phản ứng đặc biệt đối với những bạn không thự c hiện đúng mẫu hành vi giới tính. Ví dụ bé trai thích chơi với búp bê sẽ bị bạn chỉ trích nhiều hơn 5 – 6 lần so với số trẻ tuân thủ vai trò giới. Mặt khác, những trẻ gái thích chơi làm lính cứu hỏa hơn làm y tá thì không bị chỉ trích gì. Sự bắt buộc, động viên trong nhóm trẻ cũng tạo ra những hiệu quả khác nhau. Ví dụ, Fagot (1985) trong một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng, trẻ hay đáp lại thông tin phản hồi của bạn cùng giới hơn là bạn khác giới.Kiểu phản hồi này tạo ra sự thể hiện khác nhau trong hành vi của trẻ. Theo các nghiên cứu của Lamb (1979) và Holden (1980), sự chỉ trích của bạn bè chính là một biện pháp hữu hiệu để chấm dứt những hoạt động không phù hợp với giới tính của trẻ. Đồng thời, những trẻ có hành vi vai trò giới phù hợp, được khen ngợi sẽ duy trì hoạt động đó lâu hơn. Cũng chính vì thế mà con gái có xu hướng tìm đến con gái, con trai tìm đến con trai để chơi nhiều hơn và tìm đến bạn khác giới. Các nghiên cứu của Maccobly, Powlishta, Jacklin cho biết, trẻ MG 4 – 5 tuổi sử dụng thời gian lớn gấp 3 lần để chơi với bạn cùng giới; đến 5 – 6 tuổi, con số này là 11 lần. Gần đây các nghiên cứu của các nhà tâm lí Schuhrke (2000) về nhận thức của trẻ em về hành vi tính dục cho thấy trẻ 2 tuổi bắt đầu nhìn, chơi với sờ mó và nhận xét về bộ phận sinh dục của mình và mời gọi người chăm sóc trẻ cùng làm giống trẻ [46, tr. 47]. Nghiên cứu của Conger và Gamlambos (1997) cho thấy: Trẻ 4 – 6 tuổi biết dùng từ để mô tả bộ phận sinh dục, nhận ra sự khác biệt giữa nam và nữ. Tự khám phá cơ thể của mình, thông qua trò chơi đóng vai (trò chơi gia đình: cầm tay, hôn nhau), biết hỏi em bé sinh ra từ đâu, và có thể đề nghị được sờ vào bộ phận sinh dục của người khác trong trò chơi bác sĩ (khám bệnh) [46, tr. 49]. 8 Nghiên cứu của Volbert (2000), nghiên cứu bằng cách phỏng vấn 147 trẻ 2 – 6 tuổi. Kết quả cho thấy trẻ 2 – 5 tuổi chưa biết hành vi tính dục của người lớn. Có 3 đứa trẻ 6 tuổi mô tả một cách công khai về hành vi tính dục. 1 bé trai có kiến thức nhiều nhất nói e đã thấy hành động này trong một bộ phim [46, tr. 54]. Nghiên cứu của Stafort và Cohen Kettenis (2000) trên các bà mẹ Hà Lan về hành vi giới tính của con mình mà họ quan sát được (nghiên cứu trên 351 trẻ trai và 319 trẻ gái từ 0 – 11 tuổi). Kết quả cho thấy: 97% trẻ đã biết sờ mó bộ phận sinh dục của mình, 60% trẻ chơi trò “bác sĩ” với bạn bè và khám phá cơ thể của bạn, 50% trẻ thủ dâm, 33% trẻ sờ vào bộ phận sinh dục người khác, 21% cho người khác xem bộ phận sinh dục của mình, 13% vẽ hình bộ phận sinh dục, 8% nói về hành động tình dục, 2% bắt chước hành vi tình dục với búp bê. Những hành vi này tăng dần theo độ tuổi. Từ các nghiên cứu này các nhà giáo dục cho rằng cần phải GDGT cho trẻ càng sớm càng tốt [46, tr. 59]. Bởi vậy, một số nước trên thế giới đã bắt đầu GDGT cho trẻ khi trẻ còn nhỏ, cụ thể là: Tại Anh, trẻ mầm non phải được GDGT. Điều này được quy định cụ thể là khi trẻ 5 tuổi sẽ bắt đầu được học về giới tính như một môn học bắt buộc cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Bất kể là trường công lập hay tư thục đều phải có môn học này. Chương trình với tên gọi “Khóa học nhà nước yêu cầu”. Chương trình học được chia làm 4 phần tương ứng với 4 độ tuổi. Ở châu Á, các quốc gia như Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc cũng có những chính sách về giảng dạy giới tính tại trường học. Malaysia, Philippines và Thái Lan thiên về giáo dục chi tiết sức khoẻ sinh sản trong khi Ấn Độ lại có chương trình với mục tiêu hướng tới trẻ em từ 9 tới 16 tuổi [49]. Trung Quốc đã tiến hành GDGT cho học sinh từ năm 1974 và hiện nay là một trong những nước có nhiều công trình nghiên cứu, và phát triển cao trong nghiên cứu khoa học về giới tính. Trong cuốn sách “Giáo dục khoa học về giới tính – Dành cho trẻ mầm non” của tác giả Quý Thành Diệp – Ngô Hán Vinh do nhà xuất bản Phụ Nữ dịch lại đã giới thiệu một cách có hệ thống về giới tính của trẻ mầm non. Năm 2001, chính phủ Hồng Công chủ trường đưa GDGT vào các trường MG và nhà trẻ. Ở Philippine, Bộ giáo dục đưa GDGT vào chương trình chính khóa bắt buộc ở trường phổ thông, 9 Ở Nhật những cuộc thảo luận về giới tính và những vấn đề nhạy cảm liên quan không hề hiếm tại các trường MG lớn. Giai đoạn đi MG là môi trường và cơ hội để dạy trẻ về giới tính, giúp các bé nhận thức và hiểu được sự khác biệt giữa bé trai và bé gái ở điểm nào để thiết lập ý thức tự bảo vệ bản thân . Tại Malaysia, trẻ em học giới tính từ khi lên 4. Malaysia là một trong những nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á thực hiện công tác phổ cập giáo dục cho trẻ em từ năm 4 tuổi. Chương trình học của các bé sẽ do Bộ phát triển phụ nữ, gia đình và cộng đồng, Bộ giáo dục, các chuyên gia và các tổ chức phi chính phủ biên soạn [49]. Nội dung GDGT đã được lồng ghép một cách hợp lí vào nhiều bộ môn văn hóa khác, chủ yếu là môn kế hoạch hóa gia đình qua các giờ chính khóa, và qua các hoạt động ngoại khóa theo mức độ khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau. Ở nước này, việc nghiên cứu các hình thức tổ chức dạy học, những phương pháp và những phương tiện dạy học về giới tính rất được quan tâm và cuốn hút học sinh, làm cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, công tác chỉ đạo giáo dục bình đẳng giới hiện nay của các nước trong khu vực rất được quan tâm, và có những tiến bộ vượt bậc. Các trò chơi cho trẻ tại bậc mầm non đều được thiết kế đặc biệt để đảm bảo trẻ vừa được chơi tự do vừa được giáo viên hướng dẫn nhằm giúp trẻ phát triển khả năng tập trung, giải quyết vấn đề, sự bền bỉ... Ngoài ra, công tác đánh giá trẻ chơi như thế nào được chú trọng đặc biệt. Sự phát triển của trẻ được đánh giá liên tục. “Đó không phải là chơi tự do mà là học qua chơi”. Bên cạnh việc GDGT cho trẻ em thì người Mỹ còn dạy cho trẻ em: Biết quý trọng mạng sống của mình và yêu quý người khác giới. 1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục giới tính cho trẻ ở trong nƣớc Từ thượng cổ, tổ tiên tộc Việt đã có quan niệm về giới tính “Trời cha”, “ Đất mẹ”, Trời – đất như cặp nam nữ. Họ quan niệm khá cởi mở, phóng khoáng về tình dục, coi sinh hoạt nam nữ là hành vi tự nhiên, cần thiết để bảo tồn và phát triển nòi giống, có liên quan đến sự phồn vinh và hành phúc của quốc gia, dân tộc (hình tượng giao cấu của đôi trai gái trên mặt trống đồng Đông Sơn, truyện Chử Đồng Tử…). Từ thời Bắc thuộc, chịu ảnh hưởng của Nho giáo, những chuyện liên quan đến giới tính và tình 10 dục trở thành điều cấm kị đối với lớp trẻ. “Trung, Hiếu, Tiết, Hạnh – Nam nữ thụ thụ bất thân” – Đó là châm ngôn sống, mọi người nhất nhất phải noi theo. Theo bác sĩ Đào Xuân Dũng (1996), ở Việt Nam giai đoạn xã hội cận đại có hai nhân vật lịch sử xứng đáng được coi là những người can đảm nhất trong cách tiếp cận với vấn đề tình dục và GDGT là Hồ Xuân Hương với nhưng bài thơ đặc sắc và Vũ Trọng Phụng với tiểu thuyết “Làm đĩ” của mình [48, tr. 61]. Trong thời gian gần đây, cùng với giáo dục dân số, GDGT đã bắt đầu được quan tâm rộng rãi. Trong chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã kí nêu rõ “Bộ giáo dục, bộ đại học và trung học chuyên nghiệp, tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan, xây dựng chương trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức về khoa học giới tính, về nhân cách gia đình và nuôi dạy con cái”. Bộ giáo dục đã đưa ra chỉ thị về việc giáo dục dân số và GDGT trong toàn bộ hệ thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước. Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính, về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu công bố. Các tác giả Đặng Xuân Hòa, Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Thoa, Bùi Ngọc Oánh, Phạm Ngọc, Minh Đức… đã nghiên cứu nhiều vấn đề, khiều khía cạnh chi tiết của giới tính và GDGT. Nhiều công trình nghiên cứu về giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình, nhiều cuộc điều tra về tình yêu về đời sống hôn nhân gia đình đã được tiến hành từ năm 1985 đến nay, bước đầu làm cơ sở cho việc GDGT cho thanh niên và học sinh. Những công trình này đã được nêu lên nhiều vấn đề phong phú và đa dạng về vấn đề giới tính và GDGT ở Việt Nam. Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh ( gọi tắt là giáo dục đời sống gia đình ) có kí hiệu VIE/88/P09 ( gọi tắt là đề án P09 ) đã được Hội Đồng Chính Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa Học giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực hiện với sự tài trợ của UNFPA và UNESCO khu vực. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thủy và Giáo sư Đặng Xuân Hoài đề án đã được tiến hành hành rất thận trọng và khoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như: quan niệm về tình bạn, tình 11 yêu, hôn nhân, nhận thức về GDGT của giáo viên, học sinh, phụ huynh… ở nhiều nơi trong cả nước. Tiếp theo là công trình nghiên cứu về vấn đề GDGT của trường ĐHSPHN1 do PGS. PTS Nguyễn Quang Uẩn chủ trì. Trong cuốn “Tâm lý học phát triển”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đồng khi nói về GDGT ông cho rằng: Giới tính là do di truyền tạo ra. Có ba loại giới tính: nam, nữ và lưỡng tính. Ông nghiên cứu sâu về chuẩn mực vai giới trong xã hội, những khác biệt tâm lí giữa các giới tính, nhận định truyền thống của các nền văn hoá về giới tính cũng như sự tác động của quan điểm truyền thống đối với sự khác biệt của giới tính [22, tr.15]. Trong cuốn sách “Giáo dục giới tính cho trẻ em” của các tác giả Bùi Thị Thơm – Nguyễn Thị Vân Anh – Phạm Mai Hương do Nxb Văn Hoá Thông Tin đã chỉ ra sự cần thiết của việc GDGT cho trẻ. “Đó là một việc làm quan trọng, cần được quan tâm, không thể lảng tránh và ảnh hưởng đến tương lai của trẻ” đồng thời các tác giả cũng đã đưa ra một số những biện pháp GDGT cho trẻ như: Hãy là bạn của trẻ trước khi trở thành một nhà giáo dục trẻ, những điều trẻ muốn biết hãy để trẻ biết, sử dụng đồ chơi để giáo dục giới tính cho trẻ, tất cả mọi người toàn xã hội hãy cùng chung tay GDGT cho trẻ…[26, tr.16]. Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Quốc Gia, nhiều đề tài liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và những vấn đề có liên quan như: giáo dục sức khỏe sinh sản; giáo dục về tình yêu trong thanh niên, học sinh; giáo dục đời sống gia đình; GDGT cho học sinh. Việc nghiên cứu giới tính và GDGT đã được sự quan tâm nhiều của nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo và các bậc phụ huynh. Riêng trong lĩnh vực giáo dục mầm non, những nghiên cứu về giới tính của trẻ MG chưa nhiều và chưa có hệ thống. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học mới đây của một số tác giả như là: Luận văn tiến sĩ Lí luận và lịch sử Sư phạm học của Nguyễn Thị Thu Hà (2000)” Các biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi” Tìm hiểu một số biểu hiện giới tính trong hành vi chơi của trẻ MG lớn”, Luận văn thạc sĩ Tâm lí học của Trần Thị Thúy Vinh (2011) “ Sự nhận dạng giới tính ở trẻ MG 5 – 6 tuổi dưới ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan