Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo bé Biến đổi khí hậu và sự khủng hoảng kinh tế xã hội ở đế chế ottoman thế kỷ xvii...

Tài liệu Biến đổi khí hậu và sự khủng hoảng kinh tế xã hội ở đế chế ottoman thế kỷ xvii

.PDF
121
657
64

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ PHẠM TÙNG DƢƠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỰ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Xà HỘI Ở ĐẾ CHẾ OTTOMAN THẾ KỶ XVII KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử Thế giới, sự đóng góp của các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Vinh đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2017 Tác giả khóa luận PHẠM TÙNG DƢƠNG LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài khóa luận này do sự cố gắng, tìm hiểu nghiên cứu của bản thân em cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Vinh Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2017 Tác giả khóa luận PHẠM TÙNG DƢƠNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Đọc là BĐKH Biến đổi khí hậu MWP Medieval Warm Period (Thời kì Ấm trung cổ) LIA Little Ice Age (Tiểu băng hà) NAO North Atlantic Oscillation ENSO El Ni~no Southern Oscillation MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu................................................ 5 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 6 7. Bố cục đề tài ............................................................................................... 7 Chương 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KHU VỰC CẬN ĐÔNG THẾ KỶ XVII................................................................................................................... 8 1.1. Khí hậu và biến đổi khí hậu .................................................................... 8 1.1.1. Định nghĩa “khí hậu” ....................................................................... 8 1.1.2. Biến đổi khí hậu ................................................................................ 9 1.2. Các thời kỳ biến đổi khí hậu trong lịch sử .............................................. 9 1.2.1. Thời kỳ Ấm trung cổ/Medieval Warm Period ................................... 9 1.2.2. Thời kỳ Tiểu băng hà ...................................................................... 16 1.3. Tiểu băng hà và khí hậu vùng Cận Đông.............................................. 29 1.3.1. Các yếu tố khí hậu vùng Cận Đông ................................................ 30 1.3.2. Tiểu băng hà ở vùng Cận Đông trong giai đoạn cận đại sơ kỳ ..... 32 1.3.3. Mối quan hệ giữa khí hậu và khủng hoảng của đế chế Ottoman thế kỉ XVII ................................................................................................. 44 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 50 Chương 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỰ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - Xà HỘI Ở ĐẾ CHẾ OTTOMAN THẾ KỶ XVII .......................................................................................................... 51 2.1. Sinh thái của Ottoman trong giai đoạn cận đại sơ kỳ ........................... 51 2.1.1. Sự định cư và các nguồn tài nguyên chính của đế chế Ottoman trong giai đoạn cận đại sơ kỳ ................................................................... 51 2.1.2. Dân số và những thảm họa của đế chế Ottoman trong giai đoạn Cận đại sơ kỳ ................................................................................... 61 2.2. Sự khủng hoảng ở đế chế Ottoman thế kỉ XVII ................................... 73 2.2.1. Đại hạn hán..................................................................................... 73 2.2.2. Chiến tranh Hungary ...................................................................... 75 2.2.3. Sự nổi lên của nạn cướp bóc........................................................... 77 2.2.4. Di cư - dịch bệnh - nạn đói ............................................................. 78 2.2.5. Cuộc nổi dậy Celali ........................................................................ 80 2.2.6. Cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội trong thế kỉ XVII .................. 82 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 107 KẾT LUẬN ................................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 112 DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 1A: Các sự kiện khí hậu ở đế chế Ottoman, 1570-1625. ...................... 35 Bảng 1B: Các sự kiện khí hậu trong Đế chế Ottoman 1670-1725. ................ 40 Bảng 2: Ước tính số nhân khẩu trong các vùng của đế chế Ottoman thế kỉ XVI ............................................................................................... 62 Hình 1. Quy mô của biến đổi khí hậu dựa trên 15 hồ sơ thảo luận được trích dẫn trong văn bản này............................................................... 12 Hình 2. Những biến đổi trong kích thước của sông băng Grosser Aletsch, dãy núi Alps của Thụy Sĩ, trong 3000 năm ...................................... 17 Hình 3: Các ghi chép nhiệt độ mùa đông miền trung nước Anh và Trung Quốc (Thượng Hải) kể từ năm 1500................................................. 19 Hình 4: Số trận lụt biển trong khu vực Biển Bắc trong mỗi thế kỉ. ................ 20 Hình 5: Sông băng Rhône 1870. ..................................................................... 21 Hình 6: Giá lúa mì Hà Lan trên 100 kg so các nước khác nhau cùng thời gian ................................................................................................... 22 Hình 7: Sơ đồ mối quan hệ giữa khí hậu và khủng hoảng đế chế Ottoman thế kỉ XVII. ....................................................................................... 49 Hình 8: Sultan Osman II diễu hành quân đội của ông đối với pháo đài Khotin ............................................................................................... 92 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự thay đổi khí hậu luôn có tác động lớn đến đời sống xã hội con người. Trong lịch sử nhân loại đã từng xảy ra những thay đổi lớn của khí hậu đặc biệt phải kể đến thời kì “Ấm Trung Cổ”/Medieval Warm Period và sau đó là thời kỳ “Tiểu băng hà”/The Little Ice Age kéo dài gần 6 thế kỷ, với đặc trưng là sự giảm nhiệt độ lâu dài của khí hậu, trên thế giới đã tác động rất lớn đến xã hội, con người, sinh vật trên trái đất thời kỳ này. Tiểu băng hà xảy ra trên toàn bộ các khu vực trên thế giới đặc biệt là ở khu vực Bắc Mỹ, Á - Âu và không thể không kể đến đế chế Ottoman. Đế quốc Ottoman tồn tại từ năm 1299 đến tận năm 1923 mới sụp đổ hoàn toàn. Tuy nhiên, trong thế kỷ XVII trên lãnh thổ đế chế Ottoman đã có những khủng hoảng và thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội do những tác động lớn mà khí hậu mang lại, đặc biệt là Tiểu băng hà. Do đó, việc tìm hiểu sự biến đổi khí hậu và những tác động ảnh hưởng của nó đến đế chế Ottoman là rất cần thiết để thấy được những thay đổi của khí hậu trong thế kỷ XVII cũng như sự khủng hoảng trong xã hội Ottoman lúc bấy giờ. Hơn nữa chúng ta đang sống trong một thế giới đang ngày càng bị tổn thương nặng nề bởi biến đổi khí hậu, ảnh hưởng tới nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và đời sống xã hội con người. Việc tìm hiểu sự biến đổi khí hậu trong lịch sử và những tác động đưa đến sự khủng hoảng xã hội các đế chế lớn nói chung và Ottoman nói riêng cũng trở nên khá bức thiết. Bởi lẽ, từ những khám phá về những biến đổi của khí hậu trong quá khứ, có thể rút ra những bài học cho sự biến đổi khí hậu thời đại, qua đó còn góp phần đưa ra được những đánh giá toàn diện, khách quan hơn về lịch sử. Trên ý nghĩa đó, tác giả đã chọn “Biến đổi khí hậu và sự khủng hoảng kinh tế - xã hội ở đế chế ottoman thế kỷ XVII” làm đề tài khoá luận của mình. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về biến đổi khí hậu và mối quan hệ cũng như tác động của nó đối với lịch sử thế giới nói chung và đế chế Ottoman nói riêng đã được đông đảo các học giả, các nhà sinh thái học, các nhà sử học trên thế giới quan tâm. Nhưng về thời kỳ Tiểu băng hà và sự khủng hoảng của đế chế Ottoman ở Việt Nam rất khan hiếm và hầu như chưa có. Tác giả đã được tiếp cận một số công trình bằng tiếng Anh viết về sự biến đổi khí hậu: “Ấm trung cổ” và thời kỳ “ Tiểu băng hà” và những khủng hoảng trong thế kỷ XVII của các đế chế trên thế giới nói chung và đế chế Ottoman nói riêng. Viết về thời kỳ “Tiểu băng hà” có bài viết về “Little Ice Age” của tác giả Michael E Mann Đại học Virginia, Mỹ xuất bản năm 2002. Bài viết này của tác giả chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu giới hạn điểm bắt đầu và kết thúc của thời kỳ “tiểu băng hà” sự mở rộng các sông băng và đặc điểm của khí hậu ở châu Âu và Bắc Mỹ trong thời kỳ “Tiểu băng hà”. Bài viết “Ecology and little ice age in the early modern Ottoman empire” “Sinh thái và thời kỳ băng hà nhỏ trong đế chế Ottoman thời cận đại” của tác giả Umut Agbayir. Bài viết tập trung giải thích khái niệm “Tiểu băng hà”. Bằng nguồn tài liệu phong phú, bài viết đã phác thảo những thay đổi và khủng hoảng trong xã hội đế chế Ottoman thời cận đại sơ kỳ về sự mất mùa, nạn đói và những mùa đông khắc nhiệt trong thế kỷ XVII. Tác giả Umut Agbayik đã phân tích một cách khái quát những nguyên nhân dẫn đến “Tiểu băng hà”. Bài viết: “Climate change and crisis in Ottoman Turken and the Balkans” “Thay đổi khí hậu và khủng hoảng ở Ottoman Turken và Balkans” của tác giả Sam A.White. Bài viết là những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu khí hậu ở khu vực Đông Địa Trung Hải, những nghiên cứu này còn cung cấp những hiểu biết mới về lịch sử. Bài viết chỉ ra các thời tiết khắc 2 nghiệt và sự khủng hoảng thế kỷ XVII của đế chế Ottoman, mà sau đó cai trị từ Hugary đến Hijaz. Bài viết xem xét mối liên hệ giữa khí hậu và khủng hoảng của Anatolia và miền Nam bán đảo Balkans, tập trung vào hai giai đoạn quan trọng của thời kỳ Tiểu băng hà là 1590 – 1620 và 1680 - 1700. “Natural Diasters in the Ottoman Empire” “Thiên tai trong Đế chế Ottoman: bệnh dịch hạch, nạn đói, và những tai hoạ khác” của tác giả Yaron Ayalon. Đây là công trình khám phá lịch sử của các thảm họa tự nhiên đã xảy ra đế chế Ottoman. Đã làm sáng tỏ sự di cư, nạn đói, những tai họa thiên nhiên, một phần đề cập đến biến đổi khí hậu trên đế chế Ottoman. Công trình khẳng định rằng các thảm họa tự nhiên xảy ra như vậy là nhân tố rất quan trọng để gia tăng sự sụp đổ của đế chế Ottoman. “Global Crisis: War, Climate Change and Catastrophe in the seventeenth century” “Khủng hoảng toàn cầu: chiến tranh, thay đổi khí hậu và thảm hoạ trong thế kỷ XVII” của tác giả Geoffrey Parker. Công trình đã chỉ ra những tai họa của thế kỷ XVII trên thế giới như hạn hán, nạn đói, xâm lược, chiến tranh, các cuộc cách mạng và biến đổi khí hậu. Đây là một công trình nghiên cứu sự khủng hoảng toàn cầu thế kỷ XVII kéo dài từ Anh sang Nhật Bản, từ đế chế Nga sang Sahara, Châu Phi và Bắc Mỹ. Sử gia Geoffrey Parker đã phân tích những chứng cứ khoa học liên quan đến điều kiện khí hậu thế kỷ XVII cụ thể từ năm 1618 - 1680. Công trình đã chỉ ra những mô hình thời tiết trong khoảng 1640 - 1650 và lâu hơn với sự nổi bật của khí hậu mùa đông khắc nghiệt, mùa hè mát và ẩm ướt làm gián đoạn sự phát triển của mùa màng, gây khan hiếm lương thực, suy dinh dưỡng, bệnh tật cùng với sự giảm sinh rõ rệt, tỷ lệ tử vong ngày càng lớn. Geoffrey Parker đã giành một chương để viết về thảm họa của đế chế Ottoman 1618 - 1683 chỉ rõ mối quan hệ giữa khí hậu và sự suy giảm dân số cũng như những thay đổi cơ bản trong xã hội Ottoman. 3 “The Little Ice Age: How Climate made history 1300 - 1850” “Thời kỳ băng hà nhỏ: Cách mà khí hậu tạo nên lịch sử 1300 – 1850” của tác giả Bvian Fagan. Công trình viết về những năm hỗn loạn và sự thay đổi khí hậu trong lịch sử Châu Âu giai đoạn 1300 - 1850. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới đã phải chịu một giai đoạn lạnh đột ngột trong vòng 500 năm. Nhà khảo cổ học nổi tiếng Brian Fagan đã cho thấy nhiệt độ lạnh bất thường đã ảnh hưởng đến các sự kiện lịch sử ở Châu Âu và là nguồn gốc dẫn đến sự khủng hoảng của các đế chế trong đó có đế chế Ottoman sau này trong thế kỷ XVII. “The climate of rebellion in the early modern Ottoman empire” “Khí hậu và cuộc nổi loạn trong đế chế Ottoman thời cận đại” của tác giả Sam A.White. Công trình khám phá những tác động nghiêm trọng của khí hậu thời kỳ Tiểu băng hà trên lãnh thổ đế chế Ottoman. Nghiên cứu này trình bày một cách hệ thống những biến đổi sinh thái và khí hậu cực kỳ lạnh. Hạn hán dẫn đến sự bùng nổ của cuộc nổi dậy Celali (1595 - 1610). Bài viết chỉ ra sự hỗn loạn trong nông thôn của đế chế Ottoman thế kỷ XVII, sự xâm nhập của dân du mục và những tác động lâu dài đến dân số khu vực, vấn đề sử dụng đất và thay đổi trong nền kinh tế Ottoman. Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu sách tham khảo liên quan đến đề tài này nhưng hiện tại ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính tổng hợp, chuyên sâu, phân tích những biến đổi khí hậu và sự khủng hoảng của đế chế Ottoman thế kỷ XVII. Bên cạnh đó tác giả cũng muốn bước đầu tìm hiểu và làm rõ những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nói chung và Tiểu băng hà nói riêng đối với sự khủng hoảng của đế chế Ottoman. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu đề tài: “Biến đổi khí hậu và sự khủng hoảng kinh tế - xã hội ở đế chế Ottoman thế kỷ XVII” nhằm mục đích: Nghiên cứu những thay đổi 4 khí hậu trên thế giới đặc biệt là thời kỳ Tiểu băng hà và sự tác động của biến đổi khí hậu đối với sự khủng hoảng trong xã hội đế chế Ottoman thế kỷ XVII. Từ đó, rút ra những kết luận về sự tác động của biến đổi khí hậu đối với sự khủng hoảng và sụp đổ của các đế chế nói chung và đế chế Ottoman nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên đề tài này cần làm rõ những nội dung chính sau: Làm rõ thuật ngữ khí hậu, các thuật ngữ về các thời kỳ biến đổi khí hậu: “Ấm Trung Cổ” “Tiểu băng hà”. Làm rõ những tác động của thời kỳ Tiểu băng hà đối với xã hội của các nước trên các khu vực trên thế giới. Phân tích, làm rõ sự thay đổi khí hậu của đế chế Ottoman trong thế kỷ XVII và những tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến sự khủng hoảng nghiêm trọng của đế chế Ottoman trong thời gian này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài là nghiên cứu sự biến đổi khí hậu đặc biệt là thời kỳ “Tiểu băng hà” và sự tác động của nó dẫn đến sự khủng hoảng của đế chế Ottoman.Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể về mối liên hệ giữa sự biến đổi khí hậu và sự khủng hoảng của các đế chế nói chung và đế chế Ottoman nói riêng. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian chủ yếu của đề tài tập trung nghiên cứu trên lãnh thổ của đế chế Ottoman. Phạm vi thời gian tập trung chủ yếu vào giai đoạn khủng hoảng của đế chế Ottoman trong thế kỷ XVII. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả tập trung khai thác các nguồn tư liệu chủ yếu sau: 5 - Các công trình nghiên cứu chuyên khảo về khí hậu tự nhiên, lịch sử sinh thái. Bên cạnh đó chúng tôi tham khảo một số công trình nghiên cứu của các giả gồm các nhóm tài liệu về lịch sử thế giới như: Các báo cáo kết quả công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, các luận án, luận văn. Các bài báo khoa học được công bố trên tạp chí chuyên ngành quốc tế. - Các bài nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài đã được công bố trên các báo, tạp chí. - Một số website trên mạng Internet cung cấp các nguồn thông tin phong phú về sự biến đổi khí hậu, thời kỳ Tiểu băng hà trên thế giới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Khi nghiên cứu đề tài này tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh để xác minh sự kiện nội dung lịch sử. - Bên cạnh việc sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn tất cả các phương pháp này xuyên suốt bài nghiên cứu, ở những phần những đoạn cụ thể tác giả chọn một phương pháp chủ đạo nhằm đạt tới hiệu quả một cách tối đa. 6. Đóng góp của đề tài Đối với vấn đề sự biến đổi của khí hậu và sự khủng hoảng kinh tế - xã hội ở đế chế Ottoman. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và có nhiều nhà khoa học đã tìm hiểu vần đề này, trên cơ sở những tài liệu tham khảo tác giả đã tìm hiểu và trình bày theo một hướng mới. Trong đề tài của mình, tác giả đã đi nghiên cứu mối liên hệ giữa sự biến đổi của khí hậu với lịch sử, đặc biệt là sự tác động của thời kỳ Tiểu băng hà đối với sự khủng hoảng của đế chế Ottoman thế kỷ XVII. - Bài nghiên cứu có thể coi là một trong những công trình bằng tiếng Việt rất ít thấy theo hướng chuyên sâu về biến đổi khí hậu, đặc biệt là thời kỳ “Tiểu băng hà” và tác động đối với đế chế Ottoman - là một trong những 6 nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế - xã hội đế chế Ottoman thế kỷ XVII. - Bài nghiên cứu đã đề xuất một hệ thống tài liệu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài, đây có thể coi là nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu đối với chuyên ngành lịch sử thế giới. Đồng thời đây là tư liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến đề tài này. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung bài nghiên cứu được kết cấu thành hai chương: - Chương 1. Biến đổi khí hậu và khu vực Cận Đông thế kỷ XVII - Chương 2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sự khủng hoảng kinh tế - xã hội ở đế chế Ottoman thế kỷ XVII 7 Chƣơng 1 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KHU VỰC CẬN ĐÔNG THẾ KỶ XVII 1.1. Khí hậu và biến đổi khí hậu 1.1.1. Định nghĩa “khí hậu” Chúng ta định nghĩa khí hậu là tất cả những gì trải qua của thời tiết ở bất cứ nơi nào trong một khoảng thời gian nhất định. Theo thông lệ quốc tế, những số liệu khí hậu liên quan được thống kê là 30 năm. Thỉnh thoảng khí hậu định nghĩa sai trong quá khứ như là “Thời tiết trung bình” nhưng số liệu thống kê đã đưa ra để chỉ rõ thành phần khí hậu không chỉ là tiêu chuẩn trung bình mà còn là những điểm thường xuyên và khắc nghiệt của mọi sự việc có thể được quan tâm. Từ Hi Lạp cổ “µ”đã suy ra một vùng của trái đất giữa hai vĩ độ đặc biệt, được thiết lập với độ nghiêng của mặt trời và do đó dẫn đến sự kết hợp giữa độ ẩm và điều kiện thời tiết xảy ra ở đó. Sự kết hợp này được hiện thân trong từ“clime” khi nó được sử dụng trong tiếng Anh vào thế kỉ thứ XVI và sau này [6, tr.68]. Khí hậu đã được đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Vào thế kỉ XIX, người ta cho rằng tất cả những gì liên quan đến khí hậu thực tế có thể được xem xét thường xuyên, tuy nhiên rõ ràng là sự biến đổi hằng năm có thể xảy ra. Sau này, dường như nó được xem xét ngẫu nhiên trong hoạt động của nó, mặc dù một vài vòng tuần hoàn có thể xảy ra một phần và có lẽ là được sử dụng giới hạn trong dự báo thời tiết. Ví dụ, để nhận biết mùa hè ở Châu Âu trong một thập kỉ hoặc để dự đoán những mức nhiệt độ cao hoặc thấp hằng năm của hồ Victoria lớn nhất Châu Phi. Theo cách đó, dự báo thường thất bại, người ta cho biết kỉ băng hà đã xảy ra từ xa xưa, địa chất trong quá khứ, nhưng khí hậu ở Roman dường như quá khác biệt so với ngày nay, và nó được cho rằng điều này có thể đúng trong nhiều thế kỉ [1, tr.33]. 8 1.1.2. Biến đổi khí hậu Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân. Theo đó, những thay đổi bất thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Niño, không thể hiện sự thay đổi khí hậu [6, tr.73]. Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để nhắc đến những trường hợp đặc biệt của biến đổi khí hậu do tác động của hoạt động con người; ví dụ, trong Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là "là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài."[6, tr.75]. Trong định nghĩa cuối thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm lên toàn cầu. 1.2. Các thời kỳ biến đổi khí hậu trong lịch sử 1.2.1. Thời kỳ Ấm trung cổ/Medieval Warm Period Nhiều bằng chứng đã nhắc tới Bắc Âu, Bắc Đại Tây Dương, Nam Ireland và Greenland đã trải qua một thời kì ấm kéo dài từ thế kỉ X - XIII. Vượt qua những điều kiện xảy ra trong suốt đầu thế kỉ XX. Và sự bắt đầu của một kỉ nguyên phụ thuộc vào lịch sử Châu Âu được gọi là “Ấm trung cổ”. Thời kì Medieval Warm period/“Ấm trung cổ” được sử dụng liên quan đến khí hậu của thời kì này. Nó có thể là “sự bắt đầu của một kỉ nguyên” và “điều kiện khí hậu tốt nhất” là những từ cũng được sử dụng trong thời gian này. Tuy nhiên, trái ngược với ấn tượng rằng “Thời kì ấm trung cổ” có thể mang lại nhiều bằng chứng không ổn định theo mùa và vùng miền trong khí hậu suốt từ thế kỉ IX đến thế kỉ XIV. Ví dụ, Alexdandre đã xem xét lại một 9 cách cẩn thận nhiều bằng chứng đưa ra rằng Bắc Âu đã trải qua một thời kì dài ấm áp trong khoảng thời gian đó. Ông ta cũng cho rằng khí hậu ở Nam Âu như là vùng Địa Trung Hải, đã xảy ra khác biệt so với Bắc Âu. Rằng không có mùa đông ấm nào ngoài việc để lại bằng chứng rõ ràng ở Nam Âu cho đến giữa thế kỉ XIV. Mặt khác Alexdandre lưu ý ưu thế mùa đông ấm và mùa hè khô ở Tây Âu trong suốt thế kỉ XIII (1220-1310). Điều này phù hợp với thời kì băng giá ở dãy An-pơ, trong thời gian đó. Sự kết hợp của mùa xuân lạnh và mùa hè ẩm ướt kèm theo mùa đông ẩm vào giữa thế kỉ XIV có thể được che phủ bởi băng giá vào thời điểm đó [18, tr.123-124];[17, tr. 120-121]. Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng vùng miền khác nhau có đặc điểm khí hậu khác nhau trong suốt thế kỉ IX đến XIV, đó là sự khác biệt về không gian. Các tài liệu cung cấp bằng chứng chỉ ra rằng những điều kiện khí hậu từ thế kỉ X đến XIII có thể bị che phủ bởi băng đá và rừng để nâng dãy Canadian lên và có thể cải thiện tình hình mùa màng ở Tây Bắc Mỹ trong gian đoạn đó. Nhiều nhà nghiên cứu đã báo cáo những bằng chứng về độ sâu của hồ hay là vùng nước ngọt từ 700 - 1300 AD ở khu vực đó bị ảnh hưởng bởi gió mùa. Arizona cũng chỉ ra sự tăng cường của gió mùa có thể được duy trì với cường độ nhiệt cao kèm theo lượng Cacbon tối thiểu. Nghiên cứu của Zhang1 chỉ ra vùng biên giới phía Bắc Trung Quốc cuối thế kỉ đó cũng xảy ra hiện tượng tương tự. Mặt khác nghiên cứu một cách chi tiết về tái cấu trúc của mùa xuân ở Đông Bắc Mỹ của Stahle và Cleveland đã thất bại trong việc chỉ ra thời kì hạn hán hoặc ẩm ướt từ thế kỉ IX đến XIV. Vấn đề này, thời kì Tiểu băng hà cũng không chắc chắn về dự đoán bất thường kéo dài hơn 2 đến 3 thập kỉ [14, tr.101-103]. Phạm vi thời gian nào có thể đặc trưng cho hiện tượng khí hậu trong thời kì đầu của một kỉ nguyên khí hậu kéo dài, nó có thể được xem xét khác nhau, từ thời điểm ngay sau đó hoặc trước đó? Để giải quyết câu hỏi này 1 Nhà sinh thái học nười Trung Quốc 10 chúng ta xem xét hai loại bằng chứng sau: Hồ sơ về nhiệt độ bề mặt của Bắc bán cầu và tài liệu về nhiệt độ bắt nguồn từ việc tái thiết lập lại sự thay đổi của nhiệt độ theo mùa [14, tr.105]. Trong nhiều năm người ta biết đến thời kì “Ấm trung cổ” xảy ra vào khoảng 1000 -13000 AD. Ví dụ loại nho trồng để làm rượu đã phổ biến ở Anh, và loại cây này ở Scandinavia cao hơn từ 100 đến 200m so với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên với tất cả những thay đổi đồng bộ này, liệu rằng những biên độ dao động ở bán cầu có ấm hơn so với hiện nay hay không? Các nhà nghiên cứu đã thảo luận để chỉ ra rằng sự thiết lập thời điểm ấm ở nhiều vùng khác nhau. Việc tái thiết lập nhiệt độ ở bán cầu Bắc đã ủng hộ ý kiến về thời ấm trung cổ cho tới giữa thế kỉ XX nhiệt độ bán cầu Bắc đã đạt tới đỉnh điểm. Mặc dù những ghi ngờ vẫn tiếp tục đưa ra những ý kiến khác nhau về mối liên quan của thời “Ấm trung cổ” với thế kỷ hiện nay. Nhiều tác giả đặc biệt là những người theo chủ nghĩa hoài nghi vẫn tiếp tục suy đoán về những bằng chứng về những vùng miền mà tác động đến nhiệt độ thế kỉ XX và do đó làm bằng chứng chống lại ảnh hưởng chính bởi hiệu ứng nhà kính đối với khí hậu toàn cầu. Cũng bởi những tranh luận tiếp tục về chủ đề này mà nó được nhắc đi nhắc lại trong nhiều cuốn sách với những lựa chọn dữ liệu khác nhau, cái mà được phân tích theo những quan điểm khác nhau so với những nghiên cứu trước [18, tr.129]. Các phương pháp: Có hai loại khác nhau cơ bản giữa việc tái thiết lập hiện nay và việc tái thiếp lập trước kia đã từng sử dụng những số liệu khác nhau vào từng thời điểm khác nhau, sự tái thiết lập hiện nay hầu như sử dụng chung một loại số liệu cho tất cả các thời điểm, có rất ít những số liệu đưa ra những vấn đề vào thời điểm cuối của nghiên cứu được lựa chọn mà không bao gồm tái thiết lập từ trước, minh chứng cho kết luận này đã được sử dụng như là bằng chứng cho thấy thời kì “Ấm trung cổ” và nó rất quan trọng để 11 kiểm tra kết luận này cùng với việc đáp lại những mức độ liên quan của thời kì “Ấm Trung cổ”, 15 hồ sơ đã được đề cập đến trong hình 1. Hình 1. Quy mô của biến đổi khí hậu dựa trên 15 hồ sơ thảo luận được trích dẫn trong văn bản này [18, tr.133]. 12 Với những nỗ lực sắp xếp những phần một cách cân bằng giữa những số liệu liên quan được mở rộng cho tới 1000 năm. Bốn hồ sơ được lấy từ phía Bắc Mỹ - ghi chép về dãy núi, vùng chắn gió của Sierra Nevadas, ghi chép về vân gỗ từ thế kỉ của Colorado và công viên quốc gia Japer ở Alberta của Cannada và thêm một ghi chép về phấn hoa ở trung tâm Michigan. Một hồ sơ về lượng oxi ở phía Tây của biển Sargasso cũng được đưa vào, bao gồm 6 địa điểm từ phía bắc của Đại Tây Dương và Tây Âu, ghi chép về băng giá ở trung tâm Greenland Gisp, ghi chép về nhiệt độ lịch sử từ Iceland, ghi chép về nhiệt độ trung tâm nước Anh được mở rộng cho tới 1000 năm sau công nguyên bởi Lamb, ghi chép về vân gỗ ở cây từ phía bắc Thụy Điển, dãy núi Alps ở phía Đông Nam Pháp và cánh rừng đen ở Đức. Bốn địa điểm cuối cùng là ở Châu Á. Dãy núi Ural ở phía tây Siberia, ghi chép về vân gỗ của cây từ dãy núi Qilian Shan của Trung Quốc, ghi chép về băng giá ở vùng Tibetan Platean và ghi chép về nhiệt độ ở phía đông Trung Quốc. Những hồ sơ sau này bắt nguồn từ những dữ liệu lịch sử của người Trung Quốc và dựa vào những quan sát về sự thay đổi trong việc phân bố nhiệt độ, dựa vào hệ thực vật và những chỉ số khí hậu khác. Trong số 15 hồ sơ được lựa chọn cho nghiên cứu này thì chỉ có 6 hồ sơ được bao gồm trong dữ liệu của Jones và Mann. Những dữ liệu được lựa chọn cũng ít có sự đồng nhất với dữ liệu của Jones và Mann về các chỉ số và tương quan với nhiệt độ của chúng. Ví dụ, ghi chép về Iceland là chỉ số cơ bản về mùa đông, ghi chép về phấn hoa ở trung tâm Michigan dựa vào sự phát triển nhiệt độ theo mùa, ghi chép về vân gỗ ở Thụy Điển và phía tây Trung Quốc thì có tương quan hợp lí nhất với nhiệt độ của mùa hè, ghi chép về trung tâm nước Anh cũng dựa vào nhiệt độ hằng năm. Với sự tham khảo đó, tài liệu sưu tầm của Jones là dựa vào nhiệt độ của mùa hè và việc tái thiết lập của Mann là 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan