Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số...

Tài liệu Bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số

.PDF
122
403
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ ĐÀO THỊ LÝ BI KỊCH TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 60.22.01.25 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thiên Thai Hà Nội – 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ ĐÀO THỊ LÝ BI KỊCH TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 60.22.01.25 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thiên Thai Hà Nội – 2014 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Thiên Thai, ngƣời đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Văn học - Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gian Hà Nội đã góp ý tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và những ngƣời thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Học viên Đào Thị Lý 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các tài liệu sử dụng tham khảo đã đƣợc trích nguồn đầy đủ và chính xác. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Đào Thị Lý 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 8 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 8 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 9 3. Mục đích ................................................................................................... 16 4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu................................................................. 16 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 18 6. Đóng góp của đề tài .................................................................................. 19 7. Bố cục luận văn ........................................................................................ 19 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN THƠ VÀ BI KỊCH TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ............................. 20 1.1. Tổng quan về truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam ................ 20 1.1.1. Khái niệm về truyện thơ .................................................................. 20 1.1.2. Phân loại ......................................................................................... 21 1.1.3 Đối tượng khảo sát của luận văn ..................................................... 26 1.2 Vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số ........ 31 1.2.1 Khái niệm bi kịch ............................................................................. 31 1.2.2 Khái quát đặc điểm bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số ...................................................................................................... 32 Tiểu kết ............................................................................................................ 45 Chƣơng 2. XUNG ĐỘT BI KỊCH TRONG TRUYỆN THƠ VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ .......................................... 47 2.1. Xung đột giữa tình yêu và phong tục tập quán ................................ 47 2.2. Xung đột giữa tình yêu và tiền bạc .................................................... 59 2. 3 Cách giải quyết xung đột .................................................................... 64 Tiểu kết ............................................................................................................ 71 5 Chƣơng 3. NHÂN VẬT BI KỊCH VÀ HIỆU ỨNG BI KỊCH TRONG TRUYỆN THƠ VỀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ .. 72 3.1 Nhân vật bi kịch ................................................................................... 72 3.1.1 Nhân vật bạc mệnh .......................................................................... 72 3.1.2 Nhân vật nghèo hèn ......................................................................... 81 3.1.3 Nhân vật thứ ba................................................................................ 86 3.2 Hiệu ứng bi kịch ................................................................................... 90 Tiểu kết ............................................................................................................ 95 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98 PHỤ LỤC 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐH : Đại học GD : Giáo dục KHXH : Khoa học xã hội Nxb : Nhà xuất bản VHDG : Văn hóa dân gian THCN : Trung học chuyên nghiệp TCVH : Tạp chí văn học TT NCVH: Trung tâm nghiên cứu văn học Tr : Trang 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng với vị trí đặc biệt trải dài từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây của khu vực Đông Nam Á, thuận lợi cho sự giao lƣu văn hóa với các nƣớc trong khu vực. Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi phát triển nền văn hóa phong phú, đa dạng và độc đáo. Trong điều kiện hội nhập thế giới hiện nay, ngoài việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới thì việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là nhiệm vụ, yêu cầu bức thiết. Xác định đƣợc tầm quan trọng này trong Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XIII “Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” trên cơ sở khai thác và phát triển mọi giá trị văn hóa nghệ thuật của các dân tộc, tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam. Giá trị văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số đƣợc xây dựng bởi rất nhiều thể loại nghệ thuật trong đó truyện thơ là một minh chứng tiêu biểu. Đây không chỉ là một thể loại văn học mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật vừa cổ truyền vừa hiện đại mang đậm bản chất dân tộc, đƣợc nhiều bạn đọc yêu thích. 1.2 Từ trƣớc đến nay, truyện thơ đƣợc nghiên cứu chủ yếu từ góc độ thi pháp, mô hình cốt truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm hay từng dân tộc riêng lẻ. Tuy đây đó các nhà nghiên cứu đã đề cập và bƣớc đầu có những phát hiện tinh tế về vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số, song chƣa có một công trình nào triển khai một cách hệ thống trên các phƣơng diện: xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và hiệu ứng bi kịch. Đó cũng chính là lí do để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là: Bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số. Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ có một cái nhìn hệ thống, tổng quát về vấn đề bi 8 kịch tình yêu trong truyện thơ của các dân tộc thiểu số, đồng thời góp thêm tƣ liệu làm phong phú diện mạo thể loại truyện thơ các dân tộc ít ngƣời của dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1 Những công trình nghiên cứu về truyện thơ theo thập niên. Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại độc đáo trong bộ phận văn học dân gian Việt Nam. Thể loại truyện thơ từ khi ra đời đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và giới nghiên cứu trong nƣớc. Trong những năm 1960, nghiên cứu truyện thơ chỉ dừng lại là những bài giới thiệu phần mở đầu các cuốn sách sƣu tầm, hợp tuyển, các bài tạp chí… Đến những năm 1980, truyện thơ đƣợc khẳng định nhƣ một thể loại riêng với các công trình nghiên cứu nhƣ: Lịch sử văn học Việt Nam tập (tập 1, năm 1980) của Nông Quốc Chấn và Phan Đăng Nhật, Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (1981) của Phan Đăng Nhật, Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam (1983) của Võ Quang Nhơn… đến những năm 1990, qua công trình Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số (luận án PTS năm 1997) của Lê Trƣờng Phát đã xác lập các yếu tố thi pháp của thể loại độc đáo này. Sau đây, chúng tôi sẽ điểm lại kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu để thấy đƣợc những bƣớc ngoặt quan trọng trong hành trình nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số. Trong bài viết Mấy ý nghĩ về truyện cổ Tày – Nùng (1964) của Nông Quốc Chấn dùng để giới thiệu cho hai tập truyện thơ Tày Nùng, tác giả chỉ nói riêng về truyện cổ Tày – Nùng. Bài viết dành phần lớn để miêu tả nội dung hiện thực và đạo đức đƣợc truyện thơ Tày – Nùng (cụ thể có 8 tác phẩm trong hai cuốn sách) phản ánh cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Tác giả bài viết có một số phát hiện khá tinh tế của một ngƣời am hiểu về văn học Tày – Nùng. Ông đã nêu lên đƣợc “sự kết hợp chặt chẽ” giữa “tính dân tộc” với “tính bình dân”, “cái đẹp, cái cao thƣợng xen lẫn cái bi và cái hùng”. Mặt 9 khác, ông chỉ ra điểm yếu của truyện thơ Tày – Nùng là “có nhiều truyện đã theo một cách gần giống nhau, nghĩa là nhiều chỗ mang tính chất ƣớc lệ” [3]. Theo ông, tính dân tộc, tính bình dân đƣợc thể hiện ở cách bố cục câu chuyện, cách xây dựng nhân vật và cách dùng lời thơ. Cụ thể là “truyện thơ đƣợc sắp xếp thành từng chƣơng, từng tiết, từng đoạn. Cách kể không cầu kỳ, phức tạp mà nôm na dễ hiểu. Khi chấm dứt đoạn trƣớc bƣớc vào đoạn sau, lúc nào cũng có câu “Lại ca đoạn”… Khi diễn tả, ý chính của mỗi đoạn đƣợc nhấn mạnh, thậm chí đƣợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Về nghệ thuật miêu tả, tác giả dân gian đã dùng những hình ảnh quen thuộc với dân tộc, cảnh bên ngoài đƣợc gắn với ý nghĩa, tình cảm của nhân vật, ít đoạn tả dài dòng. Nông Quốc Chấn đã phát hiện ra một đặc điểm chung cho truyện thơ Tày – Nùng là trong bút pháp mô tả: sự lặp đi lặp lại theo một công thức có sẵn nào đó thành ra ƣớc lệ. Nhƣ vậy, đây là một đóng góp của nhà thơ – nhà văn hóa Tày – Nùng Nông Quốc Chấn. Ông đã đƣa ra nhận xét về cách kết cấu cốt truyện thơ: kể theo trật tự thời gian tuyến tính, bố cục thành từng chƣơng, đoạn. Đó là một đặc điểm cho thấy truyện thơ đã vƣợt khỏi quỹ đạo của văn học dân gian về phƣơng diện cách kể. Ông cũng đã đƣa ra “mô hình lời chuyển đoạn” của truyện thơ Tày – Nùng. Nhận xét của ông về nghệ thuật tả cảnh lại càng khẳng định tính chất văn học dân gian của thể loại truyện thơ không có hoặc có chƣa đáng kể những lời tả cảnh trực tiếp. Về phƣơng diện ngôn ngữ, nhìn chung hầu hết các tác phẩm thƣờng ít có những đoạn, những câu mang chất suy nghĩ sâu sắc, ít những hình ảnh độc đáo, ít trữ tình mà chỉ nặng về kể lể nhiều hơn. Có những truyện tác giả đã dùng quá nhiều từ Hán Việt, rất ít sử dụng những hình ảnh, ca dao, tục ngữ dân tộc; trong một truyện, một nhân vật, nhắc lại quá nhiều lần về một đoạn đối thoại làm mất cả tính sinh động của nhân vật, cùng một tên đất, tên ngƣời nhƣng mỗi đoạn lại gọi khác nhau và hay vay mƣợn tên lịch sử của nƣớc 10 ngoài. Nhƣ vậy, với công trình này đã sớm đặt vấn để xem xét toàn diện các mặt của truyện thơ các dân tộc thiểu số với tƣ cách thể loại. Công trình nghiên cứu Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trƣớc cách mạng tháng tám) của GS. TSKH Phan Đăng Nhật xuất bản năm 1981. Ông đã dành hẳn chƣơng IV để bàn về thể loại truyện thơ. Căn cứ theo đề tài phản ánh, truyện thơ đƣợc chia làm ba loại: truyện thơ về đề tài tình yêu, truyện thơ về đề tài nghèo khổ, và truyện thơ về đề tài chính nghĩa. Bằng việc phân tích một số truyện thơ theo từng nhóm, tác giả đã kết luận “truyện thơ bắt nguồn từ dân ca và truyện kể, đã phát huy những đặc điểm sáng tác về nghệ thuật của loại hình này, do đó nó có khả năng diễn tả mọi tình cảm tinh vi, phức tạp, lại vừa hấp dẫn ngƣời nghe bằng phƣơng pháp kể chuyện lý thú. Nhân dân đã tiếp thu đƣợc giá trị tự sự và giá trị trữ tình của các loại hình văn học dân gian kết hợp lại trong loại hình mới là truyện thơ” [32, 207-208]. Công trình nghiên cứu về thể loại của Phan Đăng Nhật đã gợi mở một hƣớng đi mới về vấn đề tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số. Năm 1983, trong công trình Văn học dân gian các dân tộc ít người PGS. Võ Quang Nhơn đã bàn về truyện thơ các dân tộc thiểu số một cách toàn diện, tổng thể. Trong công trình này, căn cứ theo theo phƣơng thức diễn xƣớng, lƣu truyền và nguồn gốc kế thừa của truyện thơ các dân tộc, tác giả chia thể loại truyện thơ thành bốn nhóm lớn sau đây: “+ Nhóm truyện thơ gắn liền với sinh hoạt nghi lễ dân gian + Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian + Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình của thơ ca + Nhóm truyện thơ thiên về khuynh hƣớng thuyết giáo đạo đức của truyện Nôm Kinh” [35, 396- 540] Sau khi phân tích một số tác phẩm cụ thể ở từng nhóm truyện và chỉ ra đặc điểm riêng của từng nhóm, tác giả đi đến kết luận “Truyện thơ một mặt kế 11 thừa và phát triển truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian và thơ ca dân gian, một mặt tiếp thu ảnh hƣởng của nền văn hóa bác học và đặc biệt của nền văn học bác học Việt… Ở một số dân tộc ít ngƣời, thể loại truyện thơ đánh dấu bƣớc phát triển mới của văn học dân gian” [35, 450]. Nhƣ vậy, với công trình nghiên cứu này, truyện thơ đã xem xét một cách toàn diện, tổng thể về mặt nội dung và cả phƣơng diện thi pháp. Việc nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số với tƣ cách là thể loại độc đáo đƣợc đánh dấu bằng công trình nghiên cứu của PGS. Lê Trƣờng Phát qua Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số (luận án PTS năm 1997). Trong công trình nghiên cứu của mình, sau khi xem xét truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong bối cảnh truyện thơ các dân tộc Đông Nam Á, tác giả đi sâu tìm hiểu đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số qua việc khảo sát chủ yếu trên 6 truyện thơ Thái và 14 truyện thơ Tày. Về mô hình cốt truyện của truyện thơ, tác giả đã nhận xét: mô hình kết cấu cốt truyện có “kết thúc bi kịch” là mô hình phổ biến và tiêu biểu. Mô hình kết cấu cốt truyện của truyện thơ các dân tộc thiểu số gồm ba chặng: Gặp gỡ và yêu nhau – Bị ngăn trở rẽ duyên – Một hoặc cả hai đều chết. Ở tất cả các nhóm truyện, hầu hết kết cấu cốt truyện kiểu “kết thúc bi kịch” chiếm tỉ lệ lấn át kết cấu cốt truyện kiểu “kết thúc có hậu”, riêng ở nhóm truyện thơ Tày – Nùng thì ngƣợc lại. Nhân vật truyện thơ, qua việc phân tích một số truyện thơ tiêu biểu, tác giả dân gian đã đƣa ra kết luận “Truyện thơ đã chú ý khắc họa nội tâm nhân vật – trong việc này lời ca đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nhân vật truyện thơ vẫn chƣa đạt đến trình độ cá tính hóa cao độ, dân ca đƣợc truyện thơ sử dụng mới chỉ ở mức độ cụ thể hóa gắn vào một đƣờng dây cốt truyện nhất định, đƣợc nhân vật chủ thể hóa thành lời của mình, khớp với cảnh ngộ cụ thể” [37, 154]. Khi xem xét phƣơng diện ngôn ngữ, tác giả đã đƣa ra một vài điểm cần lƣu ý về phƣơng pháp luận nghiên cứu ngôn ngữ truyện thơ các dân 12 tộc thiểu số thông qua bản dịch, đó là: chú ý đến khoảng cách văn hóa giữa lời thơ dịch với lời thơ nguyên văn, chú ý sự thay đổi phong cách học từ bản dịch so với lời thơ nguyên văn, chú ý sự thay đổi phong cách học từ bản dịch so với nguyên bản trong việc sử dụng từ ngữ và kiểu câu, chú ý đến khoảng cách có tính thời đại giữa bản dịch với nguyên bản thể hiện trong giọng điệu lời thơ. Luận án cũng đi sâu vào tìm hiểu một số đặc điểm của ngôn ngữ truyện thơ các dân tộc thiểu số nhƣ công thức mở đầu, kết thúc và chuyển đoạn, hiện tƣợng đan xen ngôn ngữ trong một truyện thơ, truyện thơ và việc sử dụng dân ca. Mặc dù phạm vi nghiên cứu ở số lƣợng 20 tác phẩm, công trình nghiên cứu chủ yếu ở truyện thơ của dân tộc Thái và dân Tày nhƣng những đóng góp của Lê Trƣờng Phát trong luận án có vai trò quan trọng trong việc mở ra con đƣờng nghiên cứu thi pháp văn học văn học dân gian nói chung và thi pháp thể loại truyện thơ nói riêng. Ngoài các công trình nghiên cứu về truyện thơ các dân tộc thiểu số mà chúng tôi đề cập ở trên, trong lịch sử nghiên cứu truyện thơ còn có một số các công trình khác nhƣ: Truyện thơ Tày – nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại của PGS. Vũ Anh Tuấn (2004). Chuyên luận không chỉ nghiên cứu thể loại truyện thơ của dân tộc Tày ở phƣơng diện thi pháp mà còn đi sâu vào nghiên cứu về nguồn gốc hình thành thể loại và những đặc điểm của quá trình phát triển truyện thơ Tày. Những nghiên cứu của tác giả cũng đã vạch ra cho chúng tôi hƣớng đi để nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số. 2.2 Những công trình nghiên cứu về truyện thơ theo từng dân tộc thiểu số Vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Năm 1962, Hà Văn Thƣ đã nhận định: “Các truyện thơ dài từ năm bảy trăm cho tới trên dƣới hai nghìn câu cũng có khá nhiều và phần lớn đều ca ngợi những mối tình chung thủy […]. Yêu nhau 13 phải mong đến cái chết mới đƣợc gần nhau, cái kết cục bi thảm của đôi nhân vật trong truyện đã làm rơi không biết bao nhiêu nƣớc mắt. Và, những truyện thơ trữ tình này đã tố cáo một xã hội ngột ngạt đầy rẫy những phong tục tập quán lạc hậu” [42, 11] Phan Đăng Nhật cũng có những ý kiến tƣơng tự. Ông khẳng định: “Về mặt nội dung, vấn đề trung tâm của các truyện tình yêu là cuộc sống đau khổ của những trai gái bị thất bại trong tình yêu do xã hội cũ gây nên. Đại diện cho xã hội bất công thƣờng là bố mẹ, là những ngƣời trực tiếp chịu trách nhiệm gả bán […] Vua quan phìa tạo đã thực sự là kẻ đối lập, cƣớp cô gái đẹp và gây nên bi kịch tình yêu bất hạnh. Sự cƣỡng bức, cƣớp đoạt phá phách của xã hội chứ không phải là sự phản bội của một trong những ngƣời là nguyên nhân gây nên đau khổ”. Ông nhấn mạnh thêm vai trò của nhân vật nữ với kết cục của những mối tình ấy: “đôi trai gái trong truyện thơ tình yêu của các dân tộc thiểu số một mực kiên tâm chờ đợi, theo đuổi, bảo vệ và còn đấu tranh để giành lại hạnh phúc đã bị cƣớp mất. Trong đó vai trò của ngƣời phụ nữ rất quan trọng…” [32,175] Tô Ngọc Thanh trong Vùng văn hoá Tây Bắc (1996) còn có một phát hiện tinh tế về tính cách tộc ngƣời thông qua những cái chết của nhân vật chính. Ông nhận thấy, nhiều dân tộc Tây Bắc có một cốt truyện tình bi đát. Cốt truyện đó là: Một đôi trai gái yêu nhau, vì lí do nào đó họ không lấy đƣợc nhau và cùng tự tử. Đối với ngƣời Thái, ngƣời con gái treo cổ lên một thân cây thẳng cao hàng chục mét. Xác nàng toả mùi, hƣơng thơm cả cánh rừng. Ngƣời con trai nghe tin dữ, liền đi vào rừng và cũng treo cổ. Khi ấy, trời nổi gió đƣa thân thể hai ngƣời chạm vào nhau, toé lửa, biến thành ngôi sao Hôm và sao Mai mãi mãi theo nhau trên nền trời. Còn ngƣời H’mông thì để cho ngƣời con gái nằm chết giữa đỉnh đồi, mặt ngửa nhìn trời xanh, chết không thèm nhắm mắt. Ông phân tích: “Liệu có thể gọi cái chết thứ nhất là “chết trữ 14 tình, đầy chất thơ” và cái chết thứ hai là “chết quyết liệt, đầy phẫn nộ” không? Và với hai “kiểu cách chết”, liệu có cần nói thêm gì về tính riêng trong tâm hồn và nhân cách văn hoá mỗi dân tộc không?” [50, 331] Đặc biệt, luận văn của chúng tôi đƣợc gợi dẫn trực tiếp từ nghiên cứu của Lê Trƣờng Phát. Ở truyện thơ các dân tộc thiểu số, với 20 tác phẩm (của năm dân tộc: Thái, Tày, Mƣờng, H’mông, Chăm) đã đƣợc dịch sang tiếng Việt, Lê Trƣờng Phát nhận thấy loại tác phẩm có kết thúc bi kịch (kết thúc không có hậu) chiếm số lƣợng áp đảo. Lê Trƣờng Phát khẳng định: Ở truyện thơ các dân tộc thiểu số, “kiểu kết thúc bi kịch mới phổ biến và tiêu biểu”. “Riêng ở nhóm truyện thơ Tày - Nùng, tình hình ngƣợc lại: kiểu “kết thúc có hậu” chiếm tỉ lệ lấn át”. Sở dĩ có hiện tƣợng này, “chính là do vai trò tham gia sáng tạo tác phẩm của các Nho sĩ, thầy đồ ngƣời Việt miền xuôi lên; họ mang theo ảnh hƣởng của truyện Nôm Việt vào truyện thơ Tày - Nùng. “Kết thúc có hậu” là một cách để dân gian tấn công (tất nhiên trong mơ ƣớc” vào lễ giáo phong kiến (mà thực chất là tín điều Nho giáo) trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân”; trong khi đó, ở những dân tộc khác nhƣ Thái, H’mông, Chăm, phần nào nữa Mƣờng, vai trò tham gia sáng tạo truyện thơ chủ yếu thuộc về dân gian và trí thức của chính các dân tộc đó (những ngƣời này chủ yếu tuân thủ truyền thống văn hoá nghệ thuật của dân tộc họ), vai trò của các Nho sĩ miền xuôi lên, của các ông đồ Việt và của Nho giáo rất mờ nhạt, thậm chí ở những dân tộc H’mông, Chăm, Thái, vai trò này “không có gì”. Bên cạnh lý do là sự có mặt hay vắng mặt vai trò của Nho sĩ ngƣời Việt, của Nho giáo, còn có nguyên nhân thuộc về đặc điểm thi pháp thể loại dẫn đến sự lựa chọn kiểu kết thúc bi kịch. Ở loại cốt truyện có kết thúc này, chính những ngƣời thân hại nhau. Lê Trƣờng Phát dẫn lời Arixtôt (384 - 322 tr. CN) để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của ông: “Chỉ có giữa những ngƣời thân mà xảy ra sự việc bi thảm... đấy mới là những điều mà nhà thơ cần tìm, làm nhƣ 15 thế là để bi kịch, qua cách (khêu gợi nên) sự xót thƣơng và sợ hãi, thực hiện sự thanh lọc các cảm xúc tƣơng tự nơi ngƣời đọc - ngƣời nghe. Nói khác đi, đặc điểm thi pháp này nếu đứng từ góc độ xã hội - lịch sử mà nhìn nhận, mang ý nghĩa tố cáo hiện thực quyết liệt; nhưng còn cần đứng từ góc độ mỹ học để đánh giá nữa: truyện thơ lựa chọn điểm dừng cho cốt truyện đúng vào lúc sự việc vận động, phát triển đến đỉnh điểm bi kịch của nó nhằm tạo một kết thúc có ý nghĩa tẩy rửa (katharsis), làm trong sạch tâm hồn mọi người do chỗ nó thoả mãn đƣợc lòng yêu sự công bằng. Quả thật dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam đã chọn được cho thể loại truyện thơ một kiểu kết thúc (phổ biến và tiêu biểu) mang ý nghĩa mỹ học sâu sắc” [36] 3. Mục đích Thứ nhất, tổng quan về diện mạo các tác phẩm truyện thơ dân tộc thiểu số có yếu tố bi kịch tình yêu để có cái nhìn khái quát về vấn đề. Thứ hai, từ những khảo sát về xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và hiệu ứng bi kịch của truyện thơ các dân tộc thiểu số, chúng tôi mong rằng có thể cho ngƣời đọc phần nào thấy đƣợc những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của đối tƣợng nghiên cứu này. Thứ ba, đây cũng chính là tiền đề để chúng tôi đi đến khẳng định giá trị đặc sắc và vai trò to lớn của tiểu loại truyện thơ các dân tộc thiểu số trong hệ thống thể loại của nền văn học dân gian nƣớc nhà, đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị dân gian và bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. 4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số” ngƣời viết tập trung tìm hiểu những biểu hiện của bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số qua các tác phẩm trong 3 cuốn sách: Tổng tập 16 Văn học dân gian các dân tộc thiểu số việt Nam, tập 21 và tập 22 - Truyện thơ ; Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), 2008, Nxb. KHXH, Hà Nội, và Tổng Tập Văn Học Các Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam, tập 4 - Truyện thơ, Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), 2002, Nxb. Đà Nẵng. Hai cuốn đầu của Nguyễn Xuân Kính là đáng tin cậy hơn cả do đã đƣợc qua khâu xử lí văn bản và tinh tuyển những tác phẩm song ngữ. Cuốn sách của Đặng Nghiêm Vạn chỉ bao gồm những tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt mà không có phần văn bản gốc bằng tiếng dân tộc. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đƣa vào diện khảo sát của luận văn sau khi đã loại đi những tác phẩm không phải là truyện thơ. 4.2 Đối tượng nghiên cứu Bao gồm tất cả các truyện thơ có yếu tố bi kịch tình yêu trong 3 cuốn sách Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số việt Nam, tập 21 và tập 22; Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), 2008, Nxb. KHXH, Hà Nội, và Tổng Tập Văn Học Các Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam, tập 4: Truyện thơ, Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), 2002, Nxb. Đà Nẵng. Cụ thể là 15 tác phẩm có yếu tố bi kịch sau : 1. Kó Lau Slam (Truyện cô Lưu Ba) 2. Joh Duch Bum (Truyện nàng Bum) 3. Ariya Cam – Bini (Truyện Cam – Bini) 4. Lù txax uô nhangz (Tiếng hát làm dâu) 5. Gâux Hli thiêz Nux nziêl (Gầu Li – Nụ Dia) 6. A Thào – Nù Câu 7. Nàng Nga – đạo Hai Mối (nàng Nga – chàng Hai Mối) 8. Vần va phu Cổl (Vườn hoa núi Cối) 9. Út Lót – Hồ Liêu 10. Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương 11. Toẹn Thị Đan (Truyện Thị Đan) 17 12. Bióoc Lả 13. U Thềm 14. Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu) 15. Khun Lù – náng Ủa (Chàng Lù – nàng Ủa) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thể loại truyện thơ nói riêng và các thể loại văn học dân gian nói chung là một hiện tƣợng mang tính nguyên hợp, luôn là đối tƣợng nghiên cứu đƣợc khai thác từ nhiều góc độ khác nhau nhƣ: sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học … Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng các phƣơng pháp sau đây 5.1 Phương pháp hệ thống Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp hệ thống theo quan điểm: giá trị hệ thống không phải đơn giản là phép cộng các giá trị riêng lẻ. Nhìn vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong hệ thống để thấy đƣợc những yếu tố lặp lại ở xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch cũng nhƣ hiệu ứng bi kịch…, từ đó thấy đƣợc tính thống nhất trong đa dạng của các dân tộc Việt Nam. 5.2 Phương pháp so sánh Để nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số, ngoài việc tiến hành khảo sát, phân tích đối tƣợng, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp so sánh. Sử dụng phƣơng pháp này, chúng tôi có thể thấy rõ điểm tƣơng đồng và những điểm độc đáo, khác biệt của các truyện thơ với nhau cũng nhƣ giữa thể loại truyện thơ và các thể loại khác. Tuy nhiên việc so sánh chỉ trong chừng mực cần thiết của việc nghiên cứu. 5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp Để tìm hiều vấn đề bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp phân tích văn bản của tác phẩm để làm rõ vấn đề. Sau đó tổng hợp đƣa ra nhận xét đánh giá chung. 18 5.5 Phương pháp liên ngành Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp liên ngành cụ thể là sử dụng một số kiến thức văn hóa học, dân tộc học… để xem xét truyện thơ dƣới nhiều góc độ tạo nên cái nhìn tổng thể và toàn diện về thể loại truyện thơ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 6. Đóng góp của đề tài Luận văn nghiên cứu vấn đề bi kịch tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ, hy vọng: Đóng góp thêm nguồn tƣ liệu mới, những quan niệm cũng nhƣ thái độ, cách ứng xử của ngƣời dân tộc thiểu số về vấn đề tình yêu. Bổ sung về những vấn đề tồn tại trong suy nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số về tình yêu. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm cơ sở khoa học cho việc định hƣớng các chính sách, xã hội, văn hóa, giáo dục của nhà nƣớc về vấn đề tình yêu đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Góp phần nhỏ vào việc gìn giữ và phát huy các mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ để vận dụng vào cuộc sống hiện nay. Luận văn đƣợc hoàn thành sẽ cung cấp cho những sinh viên, giảng viên Ngữ Văn và những ngƣời yêu thích, nghiên cứu văn học dân gian có thêm một nguồn tƣ liệu để tham khảo. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn đƣợc thể hiện trong ba chƣơng: Chƣơng I: Tổng quan về truyện thơ và bi kịch tình yêu trong truyện thơ các dân tộc thiểu số. Chƣơng II: Xung đột bi kịch trong truyện thơ về đề tài tình yêu của các dân tộc thiểu số. Chƣơng 3: Nhân vật bi kịch và hiệu ứng bi kịch trong truyện thơ về đề tài tình yêu của các dân tộc thiểu số. 19 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN THƠ VÀ BI KỊCH TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Tổng quan về truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam 1.1.1. Khái niệm về truyện thơ Cùng với sử thi, truyện thơ là một trong những thành tựu đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, có vị trí quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam. Về khái niệm truyện thơ, năm 1981, Phan Đăng Nhật đã đƣa ra cách hiểu nhƣ sau: “Chúng ta xếp vào truyện thơ những tác phẩm văn vần dài hơi, tổng hợp, vừa có tính chất tự sự, vừa có tính chất trữ tình nhƣng phần lớn là tự sự, nằm trong các bộ phận văn học dân gian mà các dân tộc gọi chung là gầu hay lù chạ (Mèo), khắp (Thái), xường (Mƣờng)” [32,189-190]. Trong công trình Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập 21) Nguyễn Xuân Kính nhận định: “Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại văn học dân gian thuộc loại hình tự sự, bao gồm các tác phẩm có hình thức văn vần, đƣợc kể, đƣợc hát, đƣợc ngâm, đọc (kể cả trƣớc và sau khi đã đƣợc ghi chép) và thƣờng có nội dung thể hiện thân phận con ngƣời và cuộc sống lứa đôi” [23,15]. Nhƣ vậy, về khái niệm truyện thơ, các nhà nghiên cứu mặc dù đƣa ra cách nhìn khác nhau về thể loại truyện thơ các dân tộc thiểu số nhƣng đều gặp nhau ở một yếu tố hạt nhân: đó là truyện đƣợc viết dƣới hình thức thơ (phƣơng thức tự sự kết hợp với phƣơng thức trữ tình). Sự kết hợp này đã khiến truyện thơ đƣợc mệnh danh là tập đại thành của những thành tựu văn học dân gian các dân tộc thiểu số, đạt đến trình độ cao nhất trong sự phát triển của thể loại văn học dân gian. Trên cơ sở định nghĩa của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đƣa ra cách hiểu của mình về truyện thơ các dân tộc thiểu số nhƣ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan