Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bi kịch người phụ nữ trong tác phẩm truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ...

Tài liệu Bi kịch người phụ nữ trong tác phẩm truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ

.PDF
91
425
57

Mô tả:

ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV Ữ VĂN BỘ MÔN NG NGỮ ẦN TH ỀN TR TRẦ THỊỊ MỸ HUY HUYỀ MSSV: 6106395 ƯỜ Ụ NỮ TRONG TÁC PH ẨM BI KỊCH NG NGƯỜ ƯỜII PH PHỤ PHẨ ỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUY ỄN DỮ TRUY TRUYỀ NGUYỄ Lu Luậận văn tốt nghi nghiệệp đạ đạii học ữ Văn Ng Ngàành Ng Ngữ Cán bộ hướ ng dẫn: ThS.GV. BÙI TH ÚY MINH ướng THỊỊ TH THÚ ơ, năm 2013 Cần Th Thơ 1 NG TỔNG QU ÁT ĐỀ CƯƠ ƯƠNG QUÁ ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU ọn đề tài 1. Lý do ch chọ 2. Lịch sử nghi nghiêên cứu ch nghi 3. Mục đí đích nghiêên cứu 4. Ph Phạạm vi nghi nghiêên cứu ươ ng ph áp nghi 5. Ph Phươ ương phá nghiêên cứu ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ƯƠ NG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CH CHƯƠ ƯƠNG 1.1. 1.2. Vài nét về bi kịch Sơ lượ ượcc vài nét về th thểể lo loạại truy truyềền kỳ ái ni 1.2.1. Kh Khá niệệm về th thểể lo loạại truy truyềền kỳ ồn gốc và qu á tr 1.2.2. Ngu Nguồ quá trìình ph pháát tri triểển của truy truyềền kỳ 1.3. Truy Truyềền kỳ trong văn học Vi Việệt Nam 1.3.1. Một số sáng tác ti tiêêu bi biểểu thu thuộộc th thểể lo loạại truy truyềền kỳ trong văn học Vi Việệt Nam 1.3.2. ng của th Nội dung, ngh nghệệ thu thuậật và ảnh hưở ưởng thểể lo loạại truy truyềền kỳ trong văn học Vi Việệt Nam 1.4. Nguy Nguyễễn Dữ và Truy Truyềền kỳ mạn lục 1.4.1. Nguy ời đạ Nguyễễn Dữ và th thờ đạii của ông 1.4.2. Vài nét về Truy Truyềền kỳ mạn lục 1.4.2.1. Về nội dung 1.4.2.2. Về ngh nghệệ thu thuậật 2 ƯƠ NG 2. HÌNH TƯỢ NG NG ƯỜ Ụ NỮ TRONG CH CHƯƠ ƯƠNG ƯỢNG NGƯỜ ƯỜII PH PHỤ ỀN KỲ MẠN LỤC TRUY TRUYỀ ng ng ườ ụ nữ trong văn học trung đạ Đôii nét về hình tượ ượng ngườ ườii ph phụ đạii 2.1. Đô ảo sát nh ân vật ng ườ ụ nữ trong Truy 2.2. Kh Khả nhâ ngườ ườii ph phụ Truyềền kỳ mạn lục ận ng ườ ụ nữ sống theo nguy 2.2.1. Số ph phậ ngườ ườii ph phụ nguyêên tắc, lễ gi giááo phong ki kiếến ận ng ườ ụ nữ có lối sống vượ 2.2.2. Số ph phậ ngườ ườii ph phụ ượtt qua lễ gi giááo phong ki kiếến ườ ụ nữ trong Truy 2.3. Đặ Đặcc điểm chung về ng ngườ ườii ph phụ Truyềền kỳ mạn lục p, tr 2.3.1. Xinh đẹ đẹp, trẻẻ trung ông minh, tài gi 2.3.2. Th Thô giỏỏi át đượ ưng lu ở 2.3.3. Khao kh khá đượcc yêu nh như luôôn bị tr trắắc tr trở 2.3.4. Kết cục số ph ườ ng là cái ch phậận th thườ ường chếết ườ ụ nữ trong sáng tác của Nguy 2.4. Bi kịch của ng ngườ ườii ph phụ Nguyễễn Dữ ườ ụ nữ sống theo khu 2.4.1. Bi kịch của ng ngườ ườii ph phụ khuôôn ph phéép, lễ gi giááo ườ ng phong ki kiếến ti tiêêu bi biểểu qua Chuy Chuyệện ng ngườ ườii con gái Nam Xươ ương ườ ụ nữ sống ph 2.4.2. Bi kịch của ng ngườ ườii ph phụ pháá cách, vượ ượtt qua khu khuôôn áo phong ki ph phéép của lễ gi giá kiếến điển hình qua Chuy Chuyệện nghi nghiệệp oan của Đà Đàoo th thịị ân ph ận ng ườ ụ nữ kết cục số ph 2.4.3. Th Thâ phậ ngườ ườii ph phụ phậận đượ đượcc may mắn hơn ti tiêêu bi biểểu qua Chuy Chuyệện nàng Túy Ti Tiêêu ải về nguy ân dẫn đế n bi kịch ng ườ ụ nữ trong Truy 2.5. Lý gi giả nguyêên nh nhâ đến ngườ ườii ph phụ Truyềền kỳ mạn lục của Nguy Nguyễễn Dữ ƯƠ NG 3. NGH Ệ THU ẬT XÂY DỰNG NH ÂN VẬT NỮ CH CHƯƠ ƯƠNG NGHỆ THUẬ NHÂ TRONG TRUY ỀN KỲ MẠN LỤC (傳奇漫籙) TRUYỀ ữa yếu tố kỳ và th ực khi xây dựng nh 3.1. Sự kết hợp gi giữ thự nhâân vật nữ ần 3.1.1. Mô tip hóa th thầ 3 ữa ng ườ 3.1.2. Mô tip tình yêu gi giữ ngườ ườii và ma ực trong kh 3.1.3. Yếu tố kỳ và th thự khôông gian tồn tại của nh nhâân vật ơ ca trong vi ườ 3.2. Sử dụng yếu tố th thơ việệc xây dựng và kh khắắc họa nh nhâân vật ng ngườ ườii ụ nữ ph phụ 3.3. Cách sử dụng điển cố và nh ững hình ảnh mang tính ch nhữ chấất ướ ướcc lệ PH ẦN KẾT LU ẬN PHẦ LUẬ 4 ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU 1. Lý do ch chọọn đề tài Đã mấy thế kỷ trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc đến dòng văn xuôi thời kỳ trung đại, chúng ta không thể nào quên một tác phẩm duy nhất làm nên tên tuổi của nhà văn Nguyễn Dữ, đó là Truyền kỳ mạn lục. Tác phẩm ấy tuy không đồ sộ nhưng giá trị mà nó đem lại thì có ý nghĩa to lớn và vô cùng đặc sắc. Có thể nói đây là cột mốc đánh dấu sự phát triển lên đến đỉnh cao của nền văn học dân tộc thời kỳ bấy giờ. Ngay từ khi mới xuất hiện, tác phẩm đã khẳng định vị trí của mình trong dòng văn xuôi trung đại và tác phẩm ấy đã được rất nhiều người quan tâm và chú ý. Từ các nhà nho thời xa xưa cho đến những nhà nghiên cứu thời hiện đai. Đặc biệt, vào giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của dòng văn học trung đại (thế kỷ XVIII), nhiều học giả tên tuổi đã tìm hiểu, ghi chép và đánh giác cao cho tác phẩm này của Nguyễn Dữ như Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục ca ngợi Truyền kỳ mạn lục có “Ngôn từ thanh lệ”, Vũ Phương Đề trong Công dư tiệp ký thì gọi là “Thiên cổ kỳ bút”. Còn Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại thì đã coi đây là “Áng văn hay của bậc đại gia”. Bao nhiêu lời lẽ thanh cao, tốt đẹp đều được đưa ra nhằm khen ngợi, đánh giá cao tác phẩm. Có thể thấy, từ khi xuất hiện, Truyền kỳ mạn lục không chỉ được sự quan tâm của người Việt Nam, mà những nhà nghiên cứu trên thế giới cũng rất để tâm và chú ý. Ngay từ những năm sáu mươi, tác phẩm đã được dịch ra tiếng Nga, còn các nhà nghiên cứu Xô Viết khi nghiên cứu văn học Phương Đông thường chú ý tới Truyền kỳ mạn lục [15; tr.114]. Khi từng trang viết đã hoàn thành, Nguyễn Dữ cho ra đời tác phẩm Truyền kỳ mạn lục với bao tâm tư, tình cảm gửi vào trong đó, sức ảnh hưởng của nó đối với văn học dân tộc cũng rất mạnh mẽ trong xã hội thời bấy giờ. Có thể thấy, tập truyện ra đời đánh dấu bước chuyển mình của nền văn xuôi dân tộc, từ nền văn xuôi mang đậm tính chất chức năng sang nền văn xuôi đậm tính nghệ thuật. Đó cũng là quá trình thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động của văn học dân gian và văn xuôi lịch sử. Không còn là sự biên soạn, ghi chép lại các câu chuyện lạ thời xa xưa mà đã có sự sáng tác có sáng tạo. Chính vì lý do đó, có thể nói Truyền kỳ mạn lục đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của văn xuôi nói riêng và văn học trung đại 5 nói chung. Sở dĩ Truyền kỳ mạn lục được rất nhiều khen ngợi, đánh giá cao là vì tác phẩm, tuy có sử dụng rất nhiều yếu tố hoang đường và kỳ ảo, nhưng cái cốt lõi vẫn là để phơi bày cái hiện trạng của xã hội thời bấy giờ. Dùng cái kỳ ảo này để nói cái hiện thực ngoài kia. Tác phẩm như gợi lên được những gì đang diễn ra của một giai đoạn lịch sử dân tộc ở thế kỷ XVI. Vào thời gian ấy, chế độ phong kiến đang trên đà suy yếu, không còn hưng thịnh và phát triển như triều đại Lê Thánh Tông trước đây nữa. Thay vào đó là tình trạng rối ren, nhiều vấn đề xã hội đã diễn ra, nhất là thân phận con người đang bị vùi dập, mà tiêu biểu ở đây đó là hình tượng người phụ nữ. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, hình tượng người phụ nữ mới được phản ánh với đầy đủ với cả diện mạo, tâm tư, tình cảm, nhu cầu và khát vọng với số phận của mình như trong Truyền kỳ mạn lục như thế. Hình tượng người phụ nữ đã xuất hiện trong dòng văn học trước thời Nguyễn Dữ, và những tâm tư, tình cảm, khát vọng…của họ cũng đã được khai thác. Không khó nhận ra một điều đó là, khi viết về người phụ nữ, hầu như các nhà văn thường cho thấy rằng những người phụ nữ ấy đều là nạn nhân của xã hội. Nhưng biết nhìn nhận, và khai thác hình tượng người phụ nữ một cách đa chiều chỉ có thể thấy Nguyễn Dữ là người đầu tiên tạo ra được những trang viết ấy. Chính vì thế, tác phẩm đã tác động đến với nền văn học dân tộc một cách rất mạnh mẽ, gây được ấn tượng trong lòng người. Dưới ngòi bút của ông, những người phụ nữ hiện lên với hình ảnh là người xinh đẹp, tảo tần, chuyên chính, giàu lòng vị tha nhưng luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến những nhân vật nữ phản diện như các hồn hoa, hay yêu quái…cũng chỉ vì số phận đẩy đưa, vì những nghiệp oan mà trở thành ma quỷ. Họ có lúc thấy rất đáng trách nhưng suy cho cùng thì cũng lại rất đáng thương. Có thể thấy thông qua những nhân vật nữ, Nguyễn Dữ muốn lên án xã hội mục nát đương thời, đồng thời dùng những nét bút của mình để bênh vực cho những thân phận bi thương. Từ đó thể hiện được tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Lựa chọn đề tài nghiên cứu về “Bi kịch người phụ nữ trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục”, chúng tôi muốn một lần nữa tìm về với dòng văn xuôi trung đại của dân tộc, được tiếp cận và chiêm nghiệm tác phẩm một cách sâu sắc nhất. Qua đó, chúng tôi có thể tìm hiểu kỹ hơn về thân phận người phụ nữ với những phẩm chất 6 tốt đẹp đã được tác giả gửi gấm trong tác phẩm. Từ đó, giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn vấn đề cốt lõi của tác phẩm, đó là nói lên thân phận bị vùi dập của con người, đặc biệt là người phụ nữ. 2. Lịch sử nghi nghiêên cứu Văn học Việt Nam thời kỳ trung đại chịu ảnh hưởng khá nhiều với dòng văn học Trung Quốc. Từ khi tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu đời nhà Minh được du nhập vào Đông Á đã ảnh hưởng không ít đến với những sáng tác của các nhà văn thời kỳ bấy giờ. Chính vì thế, Tiễn đăng tân thoại cũng đã tác động sâu đậm đến sự phát triển của dòng văn học truyền kỳ nước ta. Dựa vào những gì đã tìm hiểu, có thể thấy Tiễn đăng tân thoại đã đến với nước ta vào khoảng cuối thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI, đó là thời điểm nhà Minh đang xâm lược nước ta. Việc đưa sách Trung Quốc vào nước ta ắt có liên quan đến chính sách văn hóa của nhà Minh đối với Việt Nam đó là muốn hủy diệt văn hóa bản địa, sau đó là truyền bá văn hóa Trung Hoa vào thay thế cho những thứ đã bị hủy diệt. Ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ra đời (thế kỷ XVI) phần nào cũng có dựa vào tác phẩm ấy. Tuy nhiên, đó không phải là mô phỏng hay vay mượn một cách cụ thể mà là sự ảnh hưởng một cách toàn thể từ phương diện thể loại tiểu thuyết truyền kỳ để sáng tạo nên tác phẩm truyền kỳ riêng- vừa mang những đặc điểm thể loại chung, vừa mang nét riêng về tác giả cũng như văn hóa, địa lý nước nhà. Ngay đề tựa của tác phẩm này, truyền kỳ với tư cách là một thể loại văn học, đã xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Có thể nói rằng truyền thống truyền kỳ của Việt Nam đã được chính thức xác lập thông qua tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Vì thế, sức ảnh hưởng của tác phẩm đến với văn học dân tộc có một ý nghĩa lớn. Có lẽ vì thế, ngay từ khi ra đời, Truyền kỳ mạn lục đã được đánh giá cao, tác phẩm đã được rất nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu. Nhiều vấn đề trong Truyền kỳ mạn lục đã được khai thác, phát hiện, trở thành đối tượng và đề tài cho nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước từ xưa đến nay. Sức hút của tác phẩm không phai nhạt theo thời gian mà dần càng sâu đậm hơn. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ xứng đáng được gọi là một kiệt tác văn chương cho dòng văn xuôi thời kỳ trung đại. 7 Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã được chú ý và được đánh giá rất cao từ các nhà nghiên cứu. Số lượng bài viết để tìm hiểu cũng như đánh giá về tác phẩm ngày càng nhiều. Mở đầu là bài lời đề Tựa của Hà Thiện Hán viết vào năm 1547. Đây có thể nói là những ý kiến đánh giá tác phẩm sớm nhất. Trong bài viết này, Hà Thiện Hán viết nhằm mục đích chủ yếu là khẳng định mục đích sáng tác của Nguyễn Dữ nổi trội lên như những bài học dạy đời nhằm muốn khuyên răn, nhắc nhở đến mọi người trong xã hội thời bấy giờ. Vũ Phương Đề (1697-?) với “Công dư tiệp ký” thì gọi Truyền kỳ mạn lục là một “thiên cổ kỳ bút”. Trong cuốn “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn (1726-1784), Truyền kỳ mạn lục được tác giả ca ngợi có “lời lẽ thanh tao tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen”. Phan Huy Chú (1782-1840) khi tiếp nhận tác phẩm Truyền kỳ mạn lục thì có lời khen rằng Truyền kỳ mạn lục là “áng văn hay của bậc đại gia”. Nhìn chung, trong thời gian tác phẩm ra đời và sau đó không lâu, nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét đánh giá tích cực. Chủ yếu tiếp cận về mặt ngôn từ, nghệ thuật nhưng chưa thấy có sự chú ý đến nội dung, đặc biệt là số phận con người trong tác phẩm, nhất là người phụ nữ. Càng về sau, những bài viết càng nhiều hơn và nghiên cứu kỹ hơn, sâu sắc hơn cả về nội dung lẫn nghệ thuật, cũng như phong cách viết truyện của Nguyễn Dữ. Có thể điểm qua những bài nghiên cứu sau: Trong quyển văn học “Văn học việt nam (từ thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII)” của nhóm Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương có đề cập đến thành tựu của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục trong nền văn học chữ Hán. Tác giả còn đề cập đến nội dung chủ yếu của tác phẩm này. Qua đó có đi tìm hiểu về nghệ thuật của tác phẩm nhưng chưa sâu. Trong quyển “Thi pháp văn học trung đại việt nam” của Trần Đình Sử cũng có đề cập đến thể loại truyền kỳ, tác giả so sánh Truyền kỳ mạn lục với một số tác phẩm thuộc thể loại này như Thánh tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ tân 8 phả của Đoàn Thị Điểm… Công trình nghiên cứu của Trần Ích Nguyên trong quyển “Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục”, tác giả khẳng định mối quan hệ giữa hai tác phẩm này. Ngoài ra, ông còn đi sâu vào so sánh, đối chiếu một số truyện trong hai tác phẩm, chủ yếu về mặt nội dung giữa chúng. Tạp chí Hán Nôm số 5 có bài viết “Truyền kỳ mạn lục dưới gốc độ so sánh” của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Na thì bàn về vấn đề tác giả, tác phẩm như phân tích rõ tên viết bằng chữ Hán của tác giả, cách hiểu về cụm từ “Truyền kỳ mạn lục” và so sánh một vài truyện trong Truyền kỳ mạn lục với các tác phẩm ra đời trước và sau Truyền kỳ mạn lục. Tạp chí văn học số 6 có đăng bài viết của Vũ Thanh “Những biến đổi yếu tố kỳ và thực trong truyền kỳ Việt Nam”. Trong bài viết này, ông đã đề cập về yếu tố kỳ và thực trong Truyền kỳ mạn lục. Quyển “Lịch sử văn học Việt Nam, tập II” của Bùi Văn Nguyên có bài viết của Nguyễn Phạm Hùng- Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Bài viết về nhận thức khuynh hướng tư tưởng trong Truyền kỳ mạn lục bằng việc đưa ra một số vấn đề cơ bản về nội dung phản ánh. Vấn đề ông quan tâm nhất là giá trị nhân đạo của tác phẩm. Trong số các nội dung phản ánh như về phẩm chất dân tộc, về địa vị của các lực lượng phong kiến thống trị, về vấn đề trí thức phong kiến, tác phẩm đã đặt ra vấn đề người phụ nữ… Ông nhấn mạnh bi kịch của người phụ nữ, nêu ra nguyên nhân phá hoại hạnh phúc cá nhân của họ để khẳng định lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ. Điểm qua một số bài viết, có thể thấy được rằng những bài nghiên cứu về Nguyễn Dữ cùng với tác phẩm Truyền kỳ mạn lục chưa đi sâu vào việc tìm hiểu, đánh giá sâu sắc về thân phận người phụ nữ. Chính vì thế, tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục bằng việc kế thừa và phát huy từ các thế hệ trước, chúng tôi lựa chọn và thực hiện việc tìm hiểu những gì có liên quan ít nhiều đến vấn đề “Bi kịch người phụ nữ trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ”. Qua đó nhằm mục đích làm nỗi bật lên hình tượng ấy thông qua những số phận bất hạnh của người phụ nữ tiêu biểu mà chúng tôi lựa chọn để khảo sát. Hy vọng qua bài nghiên cứu này có thể đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu văn học sâu hơn về vấn đề 9 thân phận người phụ nữ trong tác phẩm. 3. Mục đí ch nghi đích nghiêên cứu Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm được coi là đỉnh cao của văn xuôi Việt Nam thời kỳ trung đại. Để lĩnh hội được tất cả những giá trị mà tác phẩm mang lại không phải là dễ dàng mà chúng ta có thể nắm bắt được. Đặc biệt là về việc tìm hiểu một vấn đề đóng vai trò cốt lõi mà tác phẩm đem lại đó là những trang viết có liên quan đến thân phận của người phụ nữ. Thực hiện đề tài nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi mong muốn qua bài viết này có thể tìm hiều sâu hơn, phân tích và đánh giá một cách chi tiết hơn, rồi từ đó tổng quát lại một cách toàn diện hơn về những người phụ nữ trong tác phẩm. Qua đó góp tiếng nói của mình trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Dữ cùng với tác phẩm trung đại này cùng với những tâm tư, tình cảm mà nhà văn đã gửi gấm trong tập truyện. Ngoài ra, chúng tôi hi vọng có thể đóng góp được một phần nhỏ công sức nghiên cứu của mình để làm nguồn tài liệu cơ bản trong công tác nghiên cứu-phê bình văn học về những vấn đề liên quan đến nhà văn Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục. 4. Ph Phạạm vi nghi nghiêên cứu Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là bi kịch của người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dùng bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện được tái bản lần thứ nhất do Nhà Xuất Bản Trẻ và Nhà Xuất Bản Hồng Bàng ấn hành để nghiên cứu về những truyện ngắn trong tác phẩm có viết về người phụ nữ. Theo bản dịch này, Truyền kỳ mạn lục có hai mươi truyện, trong đó có mười một truyện có nhân vật phụ nữ. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ xin tuyển chọn một số truyện có liên quan đến người phụ nữ để làm đại diện với những lối sống khác nhau như sống đúng chuẩn mực, lễ giáo phong kiến; sống phá cách, vượt qua hàng rào lễ giáo phong kiến nhưng điểm chung vẫn là những bi kịch buồn, dù có đôi khi kết cục có phần may mắn. Chính vì thế, chúng tôi khảo sát một số truyện như: Chuyện người con gái Nam Xương 10 Chuyện nghiệp oan của Đào Thị Chuyện nàng Túy Tiêu ươ ng ph 5. Ph Phươ ương phááp nghi nghiêên cứu Để thực hiện bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: • Phương pháp phân tích- tổng hợp: phương pháp này được chúng tôi sử dụng chủ yếu trong bài nghiên cứu qua quá trình tìm hiểu truyện, phân tích nhân vật, từ đó tổng hợp lại những nét chung sau khi đã khảo sát. • Phương pháp thống kê- phân loại: phương pháp này được sử dụng trong bài nghiên cứu để chúng tôi thống kê số lượng truyện ngắn có viết về người phụ nữ. Từ đó phân loại ra những kiểu phụ nữ. • Phương pháp so sánh-đối chiếu: đây là phương pháp cũng đóng phần quan trọng trong bài viết để chúng tôi đối chiếu giữa hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyễn Dữ có gì mới so với những người phụ nữ trước và sau thời đại của ông. Phương pháp này chúng tôi sử dụng nhằm mục đích so sánh, đối chiếu các luận điểm trong vấn đề nghiên cứu hay giữa vấn đề nghiên cứu trong tác phẩm với các tác phẩm khác. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số biện pháp khác có liên quan để bổ trợ cho các biện pháp trên, nhằm hoàn thành bài một cách tốt nhất. 11 ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ƯƠ NG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CH CHƯƠ ƯƠNG 1.1. Vài nét về bi kịch Nguồn gốc của bi kịch: bi kịch là một thể của loại hình kịch, đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và thấp hèn…diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà các nhân vật thường thoát khỏi ra chúng bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ trong lòng công chúng. Bi kịch ra đời rất sớm ở Hi Lạp cổ đại, được nảy sinh từ nghi lễ sùng bái tôn giáo, là sự tái hiện, trình diễn thần thoại (nghi thức cúng thần rượu nho). Từ thế kỷ XVIII trở đi, bi kịch đã phát triển theo chiều hướng khác và không còn ràng buộc bởi các nguyên tắc thi pháp cổ điển nữa. Nhìn từ khía cạnh nguồn gốc trên, bi kịch còn dùng để chỉ một trạng thái của cảm hứng sáng tác, gọi là cảm hứng bi kịch. Nó có thể không chỉ xuất hiện trong loại hình kịch mà còn xuất hiện ở các thể loại văn học như thơ và truyện. Trong cái cảm hứng bi kịch ấy, thì không thể không nhắc đến phạm trù của cái bi. Cơ sở của nó là nỗi đau khổ và chết chóc của con người. Ở cái bi, con người không thể hiện diện chỉ như là khách thể thụ động, cam chịu số phận. Ở cái bi diễn ra sự khẳng định của cá nhân, là sự khẳng định tự do của con người bằng cái giá thất bại hoặc chết chóc… Bi kịch trong tác phẩm được nhà văn tái hiện, lí giải qua cốt truyện của tác phẩm, tô đậm những cảm xúc đau đớn của nhân vật. Cảm quan cao cả thật sự mang tính bi kịch không phải việc không chấp nhận thực tại là do sự bất hạnh của bản thân mình, mà là những đau khổ của người khác, sự không phù hợp giữa thực tại và lí tưởng cá nhân. Điều đó có thể thấy được trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong Truyền kỳ mạn lục, ông đã tô đậm lên được những tình cảnh éo le, đau thương của thân phận người phụ nữ. Đó là những bi kịch hết sức thương tâm. Đứng trước cái xã hội phong kiến đang trên đà suy yếu ấy, Nguyễn Dữ cảm thấy xót thương cho kiếp người bé nhỏ, phải chịu cuộc đời bất hạnh. Cho dù là sống đúng lễ giáo, luôn cam chịu và nhẫn nhục hay vượt qua lễ giáo, dám đối mặt với xã hội và đi tìm hạnh phúc cho mình thì cuối cùng đều nhận lãnh những kết quả 12 không được tốt đẹp. Đó là những bi kịch diễn ra hết sức rõ nét và đáng thương tâm mà nhà văn đã gửi gấm trong những truyện ngắn này. 1.2. Sơ lượ ượcc vài nét về th thểể lo loạại truy truyềền kỳ 1.2.1. Kh Kháái ni niệệm về th thểể lo loạại truy truyềền kỳ Bao giờ cũng vậy, để nắm bắt và có thể tìm hiểu một cách chi tiết hơn về thể loại văn học nào đó, trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về khái niệm của thể loại ấy. Có nắm được khái niệm mới là điều kiện cơ bản để giúp cho người nghiên cứu dễ dàng trong việc tìm hiểu nguồn gốc và sự hình thành, phát triển của thể loại văn học đó. Đặc biệt là việc tìm hiểu thể loại truyền kỳ của văn học trung đại. Đây là một giai đoạn văn học tính đến thời điểm này đã trải qua thời gian không ngắn. Quá trình tìm về lịch sử văn học trung đại sẽ cũng sẽ thật khó khăn bởi những tư liệu ít ỏi còn được lưu giữ lại. Nhưng cho dù quá trình tìm hiểu bắt đầu từ đâu thì cơ bản việc nắm được khái niệm là điều quan trong nhất vì qua đó, chúng ta sẽ có những thông tin cần thiết từ khái niệm ấy. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã khảo sát và xin đưa ra một vài khái niệm về thể loại truyền kỳ như sau: - Truyền kỳ tính chất là những chuyện kỳ lạ, được lưu truyền lại (Theo quyển Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê). - Truyền kỳ là những truyện có tính chất kỳ lạ, được lưu truyền trong dân gian (Theo quyển Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý). - Quyển Từ điển văn học Việt Nam thì có cách hiểu về truyền kỳ như sau: “Truyền kỳ là một thể loại văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán ở văn học trung đại”. - Trong quyển SGK Ngữ Văn 10 do Trần Đình Sử làm chủ biên, thể loại truyền kỳ được nhận định như sau: “Truyền kỳ là một loại truyện ngắn có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng yếu tố kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Các mô típ kỳ ảo thường gặp trong truyện là nằm mộng đi xuống âm phủ, người lấy ma, người lấy tiên, hàng phục yêu quái, luân hồi báo ứng, tu luyện thành tiên, thi thố pháp luật, kêu mưa gọi gió, biến hóa khôn lường”. Tổng hợp các ý kiến viết về thể loại truyền kỳ, chúng tôi có thể đưa ra cách hiểu về truyền kỳ như sau: “Truyền kỳ là một thể loại văn xuôi tự sự viết bằng chữ 13 Hán, có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng để kể về những câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian”. 1.2.2. Ngu Nguồồn gốc và qu quáá tr trìình ph pháát tri triểển của truy truyềền kỳ Truyền kỳ là một thể văn cổ và được xem là thạnh tựu to lớn của tiểu thuyết Trung Hoa. Thể loại “Tiểu thuyết” này xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển của lịch sử Trung Quốc. Mãi về sau, tiểu thuyết mới được gọi là thể truyền kỳ. Lỗ Tấn trong quyển “Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc” cũng nói mãi đến đời Đường mới gọi tiểu thuyết là văn chương truyền kỳ. Còn Trần Đình Sử trong Thi pháp văn học trung đại Việt nam cũng cho rằng: “Truyền kỳ ở Trung Quốc xuất hiện ở đời Đường Tống”. Kỳ trong truyền kỳ được hiểu theo nghĩa đó là kỳ lạ, kỳ ảo, nhằm mục đích là nhấn mạnh tính chất hư cấu. Truyện truyền kỳ có đặc điểm là nhiều tình tiết mang tính thần dị, lạ kỳ và nó được bắt nguồn từ loại truyện chí quái đời Ngụy Tấn Nam Bắc triều nhưng tên gọi của nó thì bắt nguồn từ đời Đường. Truyền kỳ còn thể hiện một đặc điểm là chứa đựng nhiều thể. Qua đó có thể dễ dàng nhận thấy được tài viết sử, tài làm thơ, tài nghị luận của người viết truyện. Sự kết hợp giữa tài kể chuyện sử cùng với ngòi bút tài ba của thi nhân làm nên nét đặc sắc riêng cho thể loại truyền kỳ. Thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, tiểu thuyết hình thành quy mô bước đầu. Đây là giai đoạn mà tư tưởng tôn giáo, mê tín dị đoan hình thành trong xã hội, những câu chuyện viết về thần, về quỷ lần lượt ra đời và tiểu thuyết chí quái với nội dung là những câu chuyện kỳ quái có liên quan đến quỷ thần ồ ạt xuất hiện. Đến đời Đường, tiểu thuyết dần đã có sự biến đổi rõ rệt, tuy về đài tài còn chịu sự ảnh hưởng của tiểu thuyết chí quái đời Ngụy Tấn Nam Bắc triều nhưng những sáng tác thời kỳ này có tình tiết khúc chiết, hoàn chỉnh hơn, tính cách nhân vật được thể hiện rõ nét hơn... Đời Đường gọi tiểu thuyết là truyền kỳ, sự xuất hiện của truyền kỳ đời Đường đã đánh dấu sự trưởng thành của truyện ngắn Trung Quốc. Nó không còn thuộc phạm trù ghi chép những truyện truyền kỳ mà đã trở thành những sáng tác văn học của các văn nhân. Loại hình truyền kỳ không dừng chân ở đời Đường mà ngay sao đó tiếp tục phát triển ở đời Tống, Nguyên (1279-1368). Đời Tống, truyền kỳ còn mang dư âm 14 của truyền kỳ đời Đường nhưng thành tựu không bằng thời kỳ trước về nội dung lẫn nghệ thuật như Lỗ Tấn nói: “Văn nhân đời Tống làm chí quái chất phác thật thà nhưng thiếu văn vẻ, truyện truyền kỳ của họ lại thường là mượn chuyện xưa tránh truyện gần, bắt chước cổ thì còn xa chưa kịp; rốt cuộc lại là không có được những sáng tác do chính mình làm” [22; tr.141]. Tuy không bằng đời Đường nhưng cũng có được những tác phẩm mang đặc sắc riêng, uyển chuyển cùng văn phong có sự sáng đẹp. Còn đến đời Nguyên, tiếp thu được những tinh hoa của thế hệ đi trước cùng hoàn cảnh xã hội lúc đất nước bị sự xâm lược của Mông Cổ. Thể loại truyền kỳ bên cạnh viết về đề tài chủ yếu là truyền thuyết dân gian, còn viết về đời sống của người dân bình thường bị áp bức và chà đạp. Do đó, truyền kỳ giai đoạn này gắn bó chặt chẻ với hiện thực cuộc sống, mang giá trị tiếp nhận nhiều hơn, được đông đảo quần chúng đón nhận. Triều đại nhà Minh là vương triều cuối cùng của giai cấp địa chủ người Hán nắm chính quyền. Là thành quả của cuộc khởi nghĩa nông dân rộng lớn vào cuối đời Nguyên. Không những thế chính trị có những biến động mà ngay cả văn học cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Đầu thời Minh (thế kỷ thứ XIV), văn học Trung Quốc đạt được những thành tựu rực rỡ bởi được đánh dấu bằng hai bộ tiểu thuyết nổi tiếng đến tận ngày nay là Thủy Hử truyện của Thi Nại Am và Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Đây cũng là giai đoạn suy vong của thể truyền kỳ bởi số lượng tác phẩm ít hơn so với giai đoạn trước. Ở thời kỳ này có Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu phát triển rực rỡ và rất nổi tiếng, làm gương mặt đại diện tiêu biểu cho thể loại truyền kỳ Trung Quốc và có sức ảnh hưởng rất lớn đến thể loại truyền kỳ ở các nước khác như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam… Bước sang đời nhà Thanh, Bồ Tùng Linh đã làm rạng danh cho văn học Trung Quốc ở thể loại truyền kỳ với tác phẩm nổi tiếng Liêu trai chí dị. Truyền kỳ đời Đường thường đa dạng và phong phú về nội dung. Chủ đề được nêu lên trong các tác phẩm chủ yếu xoay quanh vấn đề tình yêu nam nữ trong đời sống trần tục thường ngày và đậm chất nhân văn chủ nghĩa. Truyền kỳ đời Đường đã giúp cho việc đưa văn học viết đi theo chiều hướng của truyền thống văn hóa dân gian, nói lên được những hiện thực của đời sống xã hội của nhân dân. Cùng với những thủ pháp độc đáo của nghệ thuật lấy cái kỳ ảo để mô tả cái thực của hiện 15 tại xã hội, truyền kỳ đã khẳng định một vị trí, vai trò quan trọng trong việc hư cấu và tưởng tượng để tái hiện lại hiện thực xã hội của tác phẩm văn học. Khi tiếp cận thể loại truyền kỳ, có thể thấy được bố cục tác phẩm thường xoay quanh những vấn đề mà chúng ta dễ dàng nhận thấy như phần mở đầu của truyện thường giới thiệu về nhân vật, tên, quê quán, tính tình phẩm hạnh…tiếp đến đó là nêu lên những truyện kỳ ngộ lạ lùng, và cuối cùng thường là nêu lý do kể chuyện. Ngoài ra, khi nghiên cứu về truyền kỳ, ta có thể dễ dàng thấy rõ phong cách của thể loại này đó là dùng văn xuôi để kể. Chổ nào tả cảnh hay tả người thì dùng văn biền ngẫu, hay đến những khi thể hiện cảm xúc của nhân vật thì làm thơ. Truyền kỳ không chỉ dùng để chỉ một thể loại tự sự, mà về sau, đến đời Minh, Thanh, nó được dùng để chỉ thể loại hý khúc. Trong cuốn “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” của giáo sư Trần Đình Sử có thuật lại lời nhận xét của nhà văn Lỗ Tấn về thể loại truyền kỳ, Lỗ Tấn cho rằng về nội dung thì sẽ rất khó khăn trong việc phân biệt với truyện chí quái đời Lục triều, nhưng khi xét về nghệ thuật thì thấy có sự đổi mới hẳn. Trong truyện truyền kỳ, lời văn thì uyển chuyển và hoa mỹ hơn so với truyện chí quái chỉ chủ yếu là ghi chép và sắp xếp theo đều mục, còn truyện truyền kỳ thường học theo bút pháp sử truyện. Bởi thế ở các truyện ta thường thấy nhan đề được đặt kèm theo trước có chữ “chuyện”. Gọi là truyền kỳ ở đây chủ yếu là truyền cái kỳ trong tình yêu nam nữ và trong thế giới thần linh, ma quỷ. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các mô típ mới như người lấy tiên, lấy ma, người hóa phép, biến hóa… Nh́n lại, có thể thấy chặng đường phát triển của thể loại truyền kỳ đã trải qua quá trình hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền văn hóa Trung Hoa. Đây là một thể loại truyện ngắn cổ điển mang đặc trưng cho thể loại truyện ngắn Trung Quốc nói riêng, bên cạnh còn có sức lay động và ảnh hưởng không nhỏ đến truyện ngắn trung đại phương Đông nói chung. 1.3. Truy Truyềền kỳ trong văn học Vi Việệt Nam 1.3.1. Một số sáng tác ti tiêêu bi biểểu thu thuộộc th thểể lo loạại truy truyềền kỳ trong văn học Vi Việệt Nam Có thể thấy, truyện truyền kỳ Việt Nam có nguồn gốc từ truyện kỳ ảo Trung Quốc trung đại nhưng có một quá trình hình thành và phát triển gắn liền với nền văn 16 hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là văn học dân gian và văn xuôi lịch sử. Mặc dù bị Trung Quốc đô hộ trong một thời gian dài nhưng trong quá trình đó, dân tộc ta có điều kiện tiếp thu được những thành tựu văn học từ Trung Quốc. Truyện truyền kỳ Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ Hán nhưng phản ánh khá chân thật đời sống và ước mơ của nhân dân, tình cảm của con người Việt Nam. Có những trang truyện viết đầy nước mắt cho những số phận bi thương nhưng cũng có những trang viết hoành tráng đánh tan thế lực xâm lược của kẻ thù. Cột mốc đánh dấu sự thành công trong thể loại truyền kỳ Việt Nam có thể nhắc đến đầu tiên đó là Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, đời Trần. Kế đến đó Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp (thế kỷ XV). Tác phẩm đánh dấu bước trưởng thành của nền văn xuôi chữ Hán của Việt Nam cuối thế kỷ XV có thể nhắc đến đó là Thánh tông di thảo của Lê Thánh Tông. Đặc biệt, sang thế kỷ XVI, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ tạo nên một thành tựu to lớn cho văn chương nước Việt. Lần đầu tiên, thuật ngữ truyền kỳ xuất hiện trong đầu đề tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Các tác phẩm như Thánh tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, và về sau nữa là Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm đánh dấu sự chín mùi của nghệ thuật tự sự Việt Nam. Truyền kỳ Việt Nam tuy tiếp thu từ truyền kỳ của Trung Quốc nhưng gắn với nền văn hóa dân tộc của nước nhà là nhân tố giúp nuôi dưỡng cho thể loại truyền kỳ hình thành và phát triển. Sự phát triển của loại hình này từ tác phẩm truyện u linh (Việt điện u linh) sang chích quái (Lĩnh nam chích quái) đến truyền kỳ (Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả) đều được quy định bởi các yếu tố như chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam. Có thể thấy Việt điện u linh và Lĩnh nam chích quái là những tác phẩm làm tiền đề cho sự phát triển của thể loại truyền kỳ Việt Nam. Đến Thánh tông di thảo của Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) đã là một bước tiến xa hơn nữa cho thể loại truyền kỳ. Nhưng đến khi Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ra đời thì thể loại truyện ngắn truyền kỳ của Việt Nam mới thật sự được khẳng định. Với đặc điểm dùng hình thức kỳ ảo làm phương tiện truyền tải nội dung, đặc trưng của thể loại truyền kỳ đã hình thành một cách rõ nét. Đặc biệt là ở Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Ở đây, nhà văn không chỉ đơn thuần là sao chép những truyện dân gian, các thần phả trong các đền miếu, hay những truyền thuyết dân gian, rồi sau đó thêm một vài chi tiết cho câu truyện được hoàn chỉnh mà là có sự sáng 17 tạo trong đó. Tác giả đã dựa vào một số cốt truyện dân gian, từ đó hư cấu thêm và diễn tả lại bằng lời văn giàu tính nghệ thuật của mình để tạo nên một tác phẩm có tính chất nghệ thuật cao. Sở dĩ lấy Truyền kỳ mạn lục để nghiên cứu về thể loại truyền kỳ của Việt Nam bởi sự sáng tạo của nhà văn đã làm nên tác phẩm có vai trò quan trọng trong việc khẳng định sự phát triển đỉnh cao của văn xuôi trung đại Việt Nam. Xét thấy dung lượng của những truyện trong Truyền kỳ mạn lục không lớn, từ đó thể hiện được đặc trưng của nó đó là: nhân vật ít, sự kiện tập trung. Mỗi truyện thường xoay quanh một vài sự kiện chính như Trọng Quỳ thua bạc gán vợ, khiến vợ tự tử, Trương Sinh ngờ oan khiến vợ tự vẫn, ma quái thành người, khó phân biệt thật giả, duyên lạ xứ hoa… Từ đó có thể thấy được truyện truyền kỳ chú trọng vào việc hơn là chú trọng vào người, lấy việc mà biểu hiện người, răn người. Truyền kỳ mạn lục là một sản phẩm của một giai đoạn mới bởi Nguyễn Dữ đã biết tiếp thu những đề tài từ truyện dân gian để từ đó viết nên những trang truyện của mình và phát triển lên một bậc, không còn là phản ánh lại những truyện cổ tích thần thoại nữa mà là phản ánh lại vấn đề của xã hội lúc bấy giờ, mượn cái kỳ cái lạ để nói lên cái hiện thực đau lòng của chế độ, của cuộc sống thời ấy. Truyền kỳ mạn lục so với Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu sống vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh thì thấy rõ ngoài sự vay mượn có sự sáng tạo trong đó. Về hình thức Truyền kỳ mạn lục chia thành bốn quyển, mỗi quyển năm truyện. Các truyện lấy tên là “lục”, “ký”, “truyện” đều giống Tiễn đăng tân thoại. Mô típ trong tác phẩm của Nguyễn Dữ vay mượn nhưng có biến đổi, cung cấp nội dung và ý ”. Nguyễn Dữ đã dùng vốn sống nghĩa mới, góp phần “Việt Nam hóa câu chuyện” cùng với vốn hiểu biết của mình để sáng tạo ra những câu truyện mới. Nói đến Truyền kỳ tân phả đầu thế kỷ XVIII của Đoàn Thị Điểm tuy cùng loại với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ nhưng lời văn rườm hơn, thơ ca thù tạc quá nhiều là nguyên nhân làm loãng thú truyện. Tuy vậy có thể xem tác phẩm này là một thể loại truyện- thơ hợp thể. Yếu tố truyện lúc này đóng vai trò sáng tạo để tác giả thi thố tài làm thơ. Chính đặc điểm này cho ta thấy được tác phẩm đã phản ánh lại được hứng thú và sinh hoạt văn thơ của các văn sĩ đương thời. Kể đến các truyện ngắn của Vũ Trinh trong Lan trì kiến văn tiểu lục, một số 18 truyện trong Công dư tiệp ký, Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục… đã không còn yếu tố thơ ca thù tạc nữa. Nói chung các truyện ấy rất ngắn gọn, mộc mạc, cốt truyện thì đơn giản. Về sự biến ảo, phong phú đã không bằng Truyền kỳ mạn lục bởi các truyện chỉ được ghi chép một cách đơn giản, ta thấy ít có sự gia công cốt truyện. Nhìn lại chặng đường phát triển của thể loại truyền kỳ trong nền văn học trung đại Việt Nam, ta thấy được Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là đỉnh cao, trước và sao không thấy tác phẩm nào có thể sánh bằng. Mặc dù có chịu ảnh hưởng và tiếp thu thể truyền kỳ Trung Quốc nhưng đóng vai trò trực tiếp cho sự phát triển của truyền kỳ Việt Nam có thể nói đó là nền văn học dân gian truyền thống và văn xuôi tự sự. Có thể thấy, truyện truyền kỳ Việt Nam viết bằng chữ Hán được rộ lên từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII thì suy thoái dần. Sang thế kỷ XIX thì chúng dung hòa vào các thể loại sử với tạp kỳ, ngẫu lục và hình thức sơ lược hơn. Nhưng nhìn chung, truyện truyền kỳ và truyện ngắn chữ Hán trung đại Việt Nam có truyền thống và thành tựu. Truyền kỳ Việt Nam tuy chịu ảnh hưởng sâu sắc về truyền kỳ Trung Quốc nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Lấy con người với cuộc sống đời thường của họ làm đối tượng phản ánh. Trong đó thấy được tính dân tộc đã thể hiện ở khuynh hướng sáng tác của nhà văn lúc bấy giờ. ng của th 1.3.2. Nội dung, ngh nghệệ thu thuậật và ảnh hưở ưởng thểể lo loạại truy truyềền kỳ trong văn học Vi Việệt Nam Trải qua gần mười thế kỷ phát triển trong lòng xã hội phong kiến, sự phát triển của văn học trung đại gắn liền với nền tảng mỹ học phong kiến, nói chung. Nếu xét ở những sáng tác thuộc thể loại truyền kỳ, nói riêng, thì mỗi tác phẩm, mỗi câu truyện đều hàm chứa trong nó những suy nghĩ, cảm xúc của con người cụ thể, hay trong thời đại cụ thể. Các thế hệ sau nếu muốn hiểu được thể loại truyền kỳ thì cần phải biết đặt mình vào không gian liên tưởng, xem xét rõ những sự việc đã qua. Một khi thật sự bước vào nội dung, nghệ thuật, tiếp xúc về mặt thể loại truyền kỳ phải được xem xét, nhìn nhận như một hiện tượng văn học đặc biệt, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng chứng là tồn tại nhiều văn bản đánh giá thể loại truyền kỳ của các nhà biên niên sử, các nhà phê bình, các sử gia nối tiếp. Phần lớn cho thấy công trình ấy có được là do sự dày công, không ngừng sáng tạo của các bậc trí nhân, đại đức. 19 Truyền kỳ tái hiện lên những số phận, kiếp đời, hoàn cảnh, triều đại,… cùng nhắc lại những chiến công, những kỳ tích hiển hách của các bậc anh hùng, anh tướng, bậc danh nho sống cống hiến hết mình, ghi vô vàn chiến công một cách thầm lặng mà mãi sau này người đời mới được biết, được tiếp nhận qua những tác phẩm, những mẫu truyện được biên chép lại. Bởi thế, có thể nói truyền kỳ đã có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần, cũng như cảm nhận văn chương người Việt. Thời trung đại do bị bó buộc bởi lề lối văn chương Hán, chính vì thế tiếng Việt cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng của tiếng Hán, chữ Hán, và văn hóa Hán. Về sau, khi tiếp cận đến các bản dịch Hán sang Việt, yếu tố tiên quyết để hiểu tác phẩm chính là song ngữ Hán – Nôm. Bên cạnh đó đã hình thành ý thức hệ ngôn ngữ, bao gồm “nhã ngữ” và “thường ngữ” trong việc sử dụng ngôn ngữ của nhân dân. Điều này góp phần không nhỏ để đa dạng, đa phong cách trong ngôn ngữ dân tộc. Thể loại truyền kỳ trong văn học Việt Nam, như đã nói là phát triển mạnh mẽ. Chắc chắn cùng với sự phát triển ấy, thể loại này sẽ được nhìn nhận cả về sự ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng với nền văn học dân tộc. Không nằm ngoài sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo và được tiếp nhận ở mặt không gian, thời gian nghệ thuật, nội dung cũng đậm tính kinh điển và tôn giáo. Hầu hết truyện trong truyền kỳ cho cảm hứng, đề tài, chủ đề mang tính đặc thù của quan niệm Nho – Phật – Đạo sâu sắc. Từ đó, cách nhìn về con người văn học sẽ bao gồm hai nhóm: linh thiêng và phàm tục. Con người trong truyền kỳ trung đại không biểu hiện nhiều về ý thức cá nhân, nhưng thông qua hành tung sự việc để đề cao đạo đức, đồng thời giáo huấn lại người sau. Vì vậy, muốn lý giải nội dung và hình thức nghệ thuật văn chương trung đại nói chung, và truyền kỳ không ngoại lệ, đều cần dựa trên những quan niệm nghệ thuật đặc thù về thế giới con người thời trung đại. “Truyền kỳ” trong văn học Việt Nam cũng như nhiều thể loại văn học dân gian dân tộc, muốn phát triển thì nội tại truyền kỳ phải vận động, vận động phát triển chịu ảnh hưởng, đồng thời là kế thừa tinh hoa văn học dân gian ở nhiều mặt: đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mỹ, ngôn từ, đi cùng với phát triển thể loại để tạo cho nó đặc trưng riêng. Khi đó, văn học dân gian trở thành nền tảng của sự hình thành và phát triển truyền kỳ, cũng như nhiều thể loại: tự sự, văn xuôi chữ Hán, truyện Nôm, thơ ca,… từ cơ sở này, người tiếp nhận truyền kỳ sẽ không thấy lạ khi nó có những đặc điểm giao thoa với thể loại khác trong hệ thống thể loại văn học. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan