Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bep lua

.DOC
2
257
95

Mô tả:

BẾP LỬA Bằng Việt Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ, thân thương và chứa chan tình nghĩa. Bởi vì những kỉ niệm ấy thường gắn bó với những người ruột thịt , gần gũi, là cha, là mẹ, là anh, chị, ông, bà,..Với Bằng Việt kỉ niệm về bà và tình bà cháu chắc là sâu nặng lắm, thắm thiết lắm nên mới khơi nguồn cho dòng cảm xúc ấm nóng để sáng tạo nên một tác phẩm đặc sắc: bài thơ “Bếp lửa”. Theo diễn biến tâm tư của nhân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thắm thía từng cung bậc tâm trạng. Với bằng 3 câu thơ đầu, kỉ niệm về bà cũng bắt đầu nhen lên cùng bếp lửa. Một bếp lửa chập chờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. Đọng lại trong mấy dòng thơ ấy là chữ “thương” và hình ảnh bà lặng lẽ âm thầm trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”. Vậy là kỉ niệm đã sống dậy từ tình cảm cháu nhớ thương bà và cuộc sống của hai bà cháu đầy khó khắn, gian khổ. Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy. Gia cảnh như thế nên tuổi thơ của cháu cũng như tuổi già của bà làm sao tránh được những cơ cực, xót đau. Bao nhiêu kỉ niệm xa xưa được nhớ lại trong đó có một ấn tượng sâu đậm nhất đó là “khói bếp” – khói từ bếp lửa của nhà nghèo. Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Hay câu thơ đầy sức lay động tâm hồn chúng ta Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay Từ sương khói mịt mờ của tuổi thơ, hình ảnh thơ dần hiện rõ, giọng thơ như đang kể một câu chuyện cổ tích với thời gian là tám năm ròng – tám năm, một con số không lớn nhưng ngày tháng cứ kéo dài ròng rã nặng nề. Bởi vì “những ngày ở Huế” ấy, cuộc sống gia đình thật hoang vắng, quạnh hiu, bố mẹ đi công tác xa, không về. Chỉ còn lại hai bà cháu cặm cụi bên nhau, nhóm lửa mỗi sớm, mỗi chiều trong tiếng tu hú kêu. Trong mười một câu thơ mà âm vang tới 5 lần tiếng tu hú. Trong cảnh sống đơn côi chỉ có hai bà cháu giữa đói nghèo và chiến tranh, tiếng tu hú phải chăng là tiếng đồng vọng của đất trời để động viên an ủi kiếp người đau khổ ? Trong các cung bậc khác nhau của tiếng tu hú, tâm trạng cháu mỗi lúc một thiết tha, hình ảnh bà hiện rõ dần. Bên bếp lửa hồng, bà kể chuyện, rồi “bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học” . Từng việc, từng việc nhỏ nhẹ âm thầm hai bà cháu cùng nhau làm. Rồi đứa cháu dần lớn khôn nhưng nghị lực của bà vẫn bền vững, tấm lòng bà vẫn mênh mông. Ý thơ mở tiếp với sự việc cụ thể hơn Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại mái nhà tranh 1 Câu thơ chân thực như cuộc sống đang hiện lên một cách rõ ràng, ở đó chúng ta thấy tình đoàn kết xóm làng và cả ý chí, nghị lực của những người mẹ, người bà ở hậu phương hướng ra tiền tuyến và đẹp hơn hết, cao cả hơn hết là vẻ lung linh bất diệt của tình bà cháu hòa trong tình yêu quê hương, Tổ quốc. Vẫn vững long, bà dặn cháu đinh ninh Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên Người bà quê lam lũ, lầm lũi nắng mưa ấy chợt bừng sáng phẩm chất mới, niềm tin vào tương lai của cách mạng, của dân tộc. Bà kiên trì chờ đợi, vững tin, truyền niềm tin cho người cháu yêu dấu bằng ngọn lửa của lòng mình Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Ở đoạn thơ cuối, kỉ niệm tuổi thơ lắng dần, thơ chuyển từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ đối với bà sang những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về ân nghĩa sâu nặng đối với bà Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng, bếp lửa. Hình ảnh bà ôm trùm cả đoạn thơ, điệp từ “nhóm” được lặp lại 4 lần với 4 nghĩa khác nhau. Nhóm bếp lửa là nhóm cái bếp có thật, nhóm niềm yêu thương là bà cháu truyền cho nhau tình ruột thịt nồng đượm, đến nhóm nồi xôi là bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm, quê hương. Và cuối cùng người bà kì diệu ấy đã nhóm dậy cả tâm hồn thơ ấu để đứa cháu khôn lớn nên người. Bây giờ cháu được đi xa, được thấy “ngọn khói trăm tàu ”, có “lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” cháu vẫn không quên bà, quên hình ảnh bếp lửa quê hương. Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa Bài thơ như một dòng hồi tưởng đẹp, lan tỏa như lửa ấm và dâng trào đến cả người nghe, mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa của người cháu dành cho bà. Người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt chắc là không còn nữa nhưng bếp lửa của bà vẫn cứ sáng và nồng đượm trong tâm trí chúng ta. 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan