Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học benh ly vong mac tieu duong ok...

Tài liệu benh ly vong mac tieu duong ok

.DOCX
29
291
64

Mô tả:

Bệnh võng mạc, tiểu đường, nhãn khoa, mắt
Bệnh lý võng mạc tiểu đường Ts. Bs Cung Hồng Sơn Mở đầu Tiểu đường (TĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá hay gặp, đặc trưng là tăng đường huyết ở các mức độ khác nhau, dần dần gây giảm hoặc mất hiệu lực đối với insulin nội sinh. Tiểu đường có thể: Phụ thuộc-insulin (insulindependent (IDDM) hoặc không phụ thuộc insulin (NIDDM), có thể gọi là tiểu đường týp 1 và týp 2 Bệnh ly võng mạc tiểu đường chiếm tỷ lệ týp 1 (40%), týp 2 (20%), là nguyên nhân hay gặp gây mù ở độ tuổi từ 20 đến 65. Các yếu tố nguy cơ: 1- Thời gian bệnh tiểu đường: là quan trọng nhất. Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường trước 30 tuổi, bị bệnh võng mạc tiểu đường sau 10 năm là 50% và sau 30 năm là 90%. Bệnh võng mạc tiểu đường ít khi có sau 5 năm bị tiểu đường hoặc trước khi dậy thì. Nhưng khoảng 5% tiểu đường týp 2 có bệnh võng mạc tiểu đường trong lần khám đầu. 2- Kém kiểm soát đường huyết : không quan trọng bằng thời gian của bệnh tiểu đường, tuy nhiên có liên quan đến tiến triển của bệnh tiểu đường. 3- Phụ nữ mang thai: có thể làm tiến triển nhanh bệnh võng mạc tiểu đường. Những yếu tố có thể làm cho bệnh nặng lên gồm: khi mang thai tiểu đường làm nặng thêm, nên khi mới có thai cần kiểm soát đường máu tốt và tình trạng toàn thân. 4- Tăng huyết áp : nếu huyết áp cao có thể làm bệnh võng mạc tiểu đường nặng lên và gây bệnh lý võng mạch tăng sinh sớm (PDRproliferative diabetic retinopathy) ở cả 2 thể ĐTĐ týp 1 và 2. 5- Bệnh thận: nếu kết hợp với tiểu đường làm nặng thêm bệnh võng mạc. Trái lại, nếu điều trị bệnh thận (như ghép thận) có thể làm cải thiện bệnh lý võng mạc và đáp ứng tốt hơn khi quang đông. 6- Các yếu tố nguy cơ khác gồm: hút thuốc, béo phì và tăng mỡ máu. Lợi ích của kiểm soát đường máu: + Làm chậm thời gian bị bệnh võng mạc tiểu đường, nhưng không dự phòng được bệnh. + Chậm tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường sơ phát. + Làm giảm biến chuyển của bệnh võng mạc tiền tăng sinh sang bệnh võng mạc tăng sinh. + Giảm phù hoàng điểm. + Giảm lase quang đông võng mạc. Bệnh sinh Bệnh võng mạc tiểu đường là bênh lý vi mạch chủ yếu tác động đến tiểu động mạch, mao mạch và tiểu tĩnh mạch, tuy vậy các mạch máu lớn cũng có thể bị ảnh hưởng. Bệnh võng mạc biểu hiện: Tắc và rò rỉ vi mạch. Bệnh võng mạc tiểu đường có thể: (a) Giai đoạn sơ phát (không tăng sinh) bệnh lý còn trong võng mạc,(b) Giai đoạn tăng sinh, bệnh phát triển bên ngoài võng mạc và (c) Giai đoạn tiền - tăng sinh, có đặc điểm của bệnh tăng sinh sắp xẩy ra. Bệnh sinh của võng mạc tiểu đường Tắc vi mạch 1. Bệnh sinh a. Biến đổi mao mạch: Mất các tế bào thành, dầy lên của màng đáy, tổn thương và tăng sinh tế bào biểu mô. b. Biến đổi huyết học: Biến dạng hồng cầu, tăng kết dính và tủa cuả tiểu cầu , gây giảm vận chuyển ôxy. 2. Hậu quả Hậu quả của thiếu máu võng mạc Mao mạch võng mạc bị tắc gây thiếu máu võng mạc, đầu tiên là ở võng mạc giữa gần ngoại vi. Hai yêú tố ảnh hưởng của thiếu oxy võng mạc là a. Shuts động tĩnh mạch: kết hợp với tắc mao mạch, tạo shunt từ tiểu động mạch đến tiểu tĩnh mạch. Chưa rõ tổn thương biểu hiện do tân mạch hoặc là các nối thông mạch máu từ trước. Nhưng chúng được coi là “Bất thừơng vi mạch nội võng mạc, intraretinal microvascular abnormalitiesIRMA) b. Tân mạch: tạo nên bởi “chất tạo tân mạch”(yếu tố tăng trưởng), chất này được tạo ra bởi vùng võng mạc thiếu máu với mục đích tái tạo tân mạch cho vùng võng mạc thiếu oxy. Gây ra tân mạch tại gai thị và võng mạc, đôi khi ở cả mống mắt (rubeosis iridis). Nhiều chất tăng sinh tân mạch được phát hiện: yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch (vascular endothelial growth factor-VEGF) có tầm quan trọng đặc biệt. Rò rỉ vi mạch 1. Bệnh sinh. Tổn thương hàng rào máu –võng mạc trong dẫn đến sự rò rỉ các thành phần huyết tương vào trong võng mạc. Thành mao mạch yếu đi phình dạng túi, được gọi là phình vi mạch, rò rỉ các thành phần của huyết tương, có thể thành huyết khối. 2. Hậu quả Tăng tính thấm thành mạch tạo thành xuất huyết và phù võng mạc có thể dạng lan toả hoặc khư trú. a. Phù nề võng mạc lan toả: do giãn và rò rỉ mao mạch. b. Phú nề võng mạc khu trú: do rò rỉ từ những vi phình mạch và mao mạch bị giãn. Phù võng mạc mãn tính khư trú dẫn đến lắng đọng ”xuất tiết cứng” ở ranh giới giữa võng mạc bình thường và võng mạc phù. Thành phần xuất tiết gồm lipoprotein và lipid chứa đại thực bào, điển hình ở xung quanh tổn thương phình vi mạch có hình vòng tròn. Khi hết rò rỉ, xuất tiết tiêu hết trong thời gian từ vài tháng đến năm, chúng được hấp thu vào trong các mao mạch xung quanh hoặc do thực bào. Rò rỉ mãn tính dẫn đến lan rộng chất xuất tiết và lắng đọng cholesterol . Hậu quả của rò rỉ mạch Bệnh võng mạc tiểu đường sơ phát Đặc điểm lâm sàng Vị trí những tổn thương của bệnh võng mạc tiểu đường sơ phát 1. Phình vi mạch Tổn thương ở lớp nhân trong và tổn thương được phát hiện trên lâm sàng sớm nhất. a. Triệu chứng: Nhỏ, tròn, đốm mầu đỏ, đầu tiên xuất hiện võng mạc trung tâm gần hoàng điểm phía thái dương. Khi lấp đầy máu chúng khó phân biệt với đốm xuất huyết. b. Chụp mạch huỳnh quang: Đốm nhỏ tăng huỳnh quang, là các phình vi mạch - không huyết khối, điển hình là số lượng nhiều hơn khi soi đáy mắt. Giai đoạn muộn tăng huỳnh quang do rò rỉ. 2. Xuất tiết cứng: nằm giữa lớp rối ngoài của võng mạc. a. Dấu hiệu: Tổn thương mầu vàng, giống mầu sáp ong, có ranh giới rõ, (Hình 14.10a), bố trí thành khối hoặc hình vòng tròn. Xuất tiết cứng hình vòng tròn thường có phình vi mạch ở trung tâm. Theo thời gian số lượng và kích thước tăng lên, hoàng điểm có thể bị tổn thương. b. Chụp mạch huỳnh quang: Giảm huỳnh quang do che lấp hình ảnh huỳnh quang của hắc mạc. 3. Phù võng mạc: Khu trú ở giữa lớp rối ngoài và lớp hạt trong. Sau đó có thể lan tới lớp rối trong và lớp sợi thần kinh, cuối cùng tăng độ dầy của võng mạc và trỏ nên phù nề. Với tích tụ dịch tại hoàng điểm trở thành hình nang (Phù hoàng điểm dạng nang) a. Dấu hiệu: Võng mạc dầy lên, phát hiện tốt nhất bằng sinh hiển vi với kính 3 mặt gương. b. Chụp mạch huỳnh quang: Tăng huỳnh quang giai đoạn muộn do rò rỉ mao mạch võng mạc 4.Xuất huyết a. Xuất huyết trong võng mạc: từ đoạn cuối cuả tĩnh mạch sát với mao mạch và khu trú ở lớp giữa của võng mạc tạo thành xuất huyết hình “đốm” b. Xuất huyết ở lớp sợi thần kinh võng mạc: từ các tiểu động mạch trước mao mạch tạo thành xuất huyết hình ngọn nến. Bệnh võng mạc tiểu đường sơ phát với phình vi mạch và xuất huyết gần hoàng điểm Bệnh võng mạc tiểu đường sơ phát mức độ vừa với xuất tiết cứng hình tròn phía thái dương hoàng điểm và trong vòng là phình vi mạch Bệnh võng mạc tiểu đường sơ phát tiến triển với mảng xuất tiết cứng vùng võng mạc trung tâm. Điều trị Bệnh nhân bệnh võng mạc tiểu đường sơ phát mức độ trung bình không cần đìêu trị, nhưng phải khám hàng năm. Ngoài kiểm soát tối bệnh tiểu đường và mức độ đường máu, cần phải theo dõi các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, thiếu máu hoặc tổn thương thận. Bệnh lý võng mạc tiểu đường tiền tăng sinh Bệnh võng mạc tiểu đường sơ phát có biểu hiện sắp tăng sinh được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường tiền tăng sinh (Preproliferative diabetic retinopathy - PPDR). Các triệu chứng bệnh võng mạc tiểu đường tiền tăng sinh là thiếu máu võng mạc tiến triển, chụp mạch huỳnh quang là các vùng thiếu máu (capillary drop – out) Đặc điểm lâm sàng 1. Xuất tiết mềm dạng bông (Cotton wool spots) chứng tỏ thiếu máu cục bộ ở lóp sợi thần kinh, do nghẽn tắc tiểu động mạch tiền mao mạch. Nghẽn tắc vận chuyển bào tương sợi trục, tiếp theo là hiện tượng ứ trệ bào tương sợi trục là nguyên nhân gây tổn thương mầu trắng dạng bông. a. Dấu hiệu: Tổn thương nhỏ, mầu trắng, như bông che phủ mạch máu nằm phía dưới, thấy rõ ở vùng võng mạc hậu cực, lớp sợi thần kinh dầy lên có thể quan sát được. b. Chụp mạch huỳnh quang: Giảm huỳnh quang trung tâm do che lấp nền huỳnh quang của lớp hắc mạc, phối hợp nghẽn mao mạch. 2. Bất thừơng vi mạch võng mạc (IRMA-Intra retinal microvascular abnormalities Xuất hiện shunt từ tiểu động mạch đến tiểu tĩnh mạch, như vậy tạo nối thông qua mao mạch, thường sát vùng mao mạch bị tắc a. Dấu hiệu: Có các mạch máu chạy từ tiểu tĩnh - động mạch, giống như các tân mạch trên võng mạc. Dấu hiệu chính để phân biệt bất thường vi mạch võng mạc là ở trong lớp của võng mạc, không nối thông các mạch máu lớn và không rò rỉ khi chụp mạch huỳnh quang. b. Chụp mạch huỳnh quang: Giảm huỳnh quang phối hợp với vùng tắc mao mạch. 3. Thay đổi tĩnh mạch: giãn mạch hình thòng lọng, thành chuỗi hạt và hình xúc-xích. 4. Thay đổi động mạch: Thu nhỏ, dạng dây bạc và tắc nghẽn giống tắc nhánh động mạch. 5. Các chấm xuất huyết đen: biểu hiện là nhồi máu võng mạc gây xuất huyết và khu trú ở lớp giữa của võng mạc Hình ảnh bệnh võng mạc tiểu đường tiền tăng sinh Điều trị Bệnh võng mạc tiền tăng sinh cần được theo rõi chạt chẽ do nguy cơ tiến triển thành bệnh võng mạc tăng sinh. Chưa cần điều trị lase quang đông, trừ khi không có khả năng theo rõi thừơng xuyên, hoặc đã mất thị lực ở mắt bên kia do bệnh tăng sinh. Chụp mạch huỳnh quang cho thấy tắc vi mạch nhiều trong bệnh võng mạc tiểu đường tiền tăng sinh Bệnh võng mạc trung tâm do tiểu đường Phù và xuất tiết cứng hoặc thiếu máu vùng hoàng điểm (bệnh võng mạc trung tâm) là nguyên nhân hay gặp nhất gây giảm thị lực ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt những người bị tiểu đường týp 2. Phân loại 1. Xuất tiết khu vực a. Dấu hiệu: Dầy võng mạc ranh giới rõ phối hợp với xuất tiết cứng tạo thành hình tròn cạnh hoàng điểm. b. Chụp mạch huỳnh quang: Tăng huỳnh quang khu vực ở giai đoạn muộn do rò rỉ, vùng võng mạc trung tâm tưới máu tốt. 2. Xuất tiết toả lan a. Dấu hiêu: Võng mạc dầy lan toả, có thể phối hợp với phù hoàng điểm dạng nang. Phù nề gây che lấp ranh giới trên võng mạc có thể không địng vị được hoàng điểm. b. Chụp mạch huỳnh quang: Nhiều nốt lấm chấm tăng huỳnh quang là các vi phình mạch và tăng huỳnh quang toả lan giai đoạn muộn do rò rỉ tạo thành hình cách hoa của phù hoàng điểm dạng nang. 3 Thiếu máu a. Dấu hiệu: Giảm thị lực nhưng khám thấy hoàng điểm bình thường. Thường kết hợp với bệnh võng mạc tiểu đường tiền tăng sinh. Có thể có các xuất huyết đốm màu xẫm. b. Chụp mạch huỳnh quang: Tắc mao mạch ở vùng hoàng điểm, mức độ tổn thương có thể không liên quan đến tổn thương thị lực. Vùng tắc mạch khác thường ở hậu cực hoặc võng mạc ngoại vi. 4. Thể hỗn hợp: Biểu hiện những dấu hiệu của thiếu máu và xuất tiết. Phù võng mạc trung tâm có ý nghĩa lâm sàng Định nghĩa: Phù võng mạc trung tâm có ý nghĩa lâm sàng (Clinically sgnifiant macular oedema-CSMO) có những đặc điểm sau:  Phù võng mạc trong khoảng cách 500µm, từ trung tâm hoàng điểm  Xuất tiết cứng trong khoảng cách 500µm, từ trung tâm hoàng điểm, có thể phối hợp với dầy võng mạc liền kề (ngoài giới hạn 500µm)  Phù võng mạc diện tích bằng đường kính gai thị (1500µm) hoặc rộng hơn, một phần của nó nằm trong khoảng cách một đường kính gai thị, tính từ trung tâm hoàng điểm. Ghi chú: Phù võng mạc có ý nghĩa lâm sàng cần phải điều trị quang đông , vì làm giảm nguy cơ mất thị lực tới 50%. Cải thiện thị lực là ít, coi đó là điều trị dự phòng. Trước khi lase cần chụp mạch huỳnh quang để xác định kích thước của vùng rò rỉ và thiếu máu mao mạch ở vùng hoàng điểm, có tiên lượng xấu cần chống chỉ định lase. Phù võng mạc trung tâm có ý nghĩa lâm sàng Quang đông võng mạc bằng Laser Argon 1. Kỹ thuật a. Điều trị khu trú: Lase vào điểm vi phình mạch và tổn thương vi mạch ở trung tâm của vòng xuất tiết cứng cách trung tâm hoàng điểm 5003000µm. Kích thước của của lase 50-100µm, thời gian là 0.10 giây và cường độ tạo thành nốt lase mầu trắng nhẹ tại vị trí vi phình mạch. Các tổn thương > 300µm từ trung tâm của hoàng điểm có thể được điều trị nếu còn phù võng mạc trung tâm mà trước đó đã lase và thị lực dưới 5/10. Những trừong hợp đó, thời gian laser là 0.05 giây được sử dụng. b. Điều trị dạng lưới: Khi diện tích của dầy võng mạc toả lan > 500 µm tính từ trung tâm của hoàng điểm và 500 µm từ bờ thái dương của đĩa thị. Kích thước lase 100-200 µm và thời gian 0.10 giây. Điểm lase có năng lượng rất nhẹ và khoảng cách là kích thước nốt lase. 2. Kết quả. Khoảng 70% mắt đạt được thị lực ổn định, 15% thấy có cải thiện và 15% sau đó kém đi. Từ đó cần 4 tháng để phù rút đi, sự tái điều trị không nên vội vã. 3. Các yếu tố tiên lượng xấu :  Xuất tiết cứng nhiều vùng võng mạc trung tâm     Phù lan toả võng mạc trung tâm Phù hoàng điểm hoàng điểm dang nang Bệnh lý hoàng điểm hỗn họp xuất tiết và thiếu máu Bệnh võng mạc nặng Thiếu máu vùng võng mạc trung tâm. ảnh trên(phải): Xuất huyết và xuất tiết cứng. Dưới (phải): Chụp mạch huỳnh quang cho trên cùng mắt, cho thấy tắc mạch vùng hoàng điểm – Nếu điều trị lase không có tác dụng. Điều trị lase khu trú vào trung tâm của vòng xuất tiết để hàn điểm rò từ phình vi mạch Phù võng mạc trung tâm toả lan. ảnh trên: Chụp mạch huỳnh quang rò rỉ nhiều từ mạch. Dưới: Rò rỉ đã tiêu sau điều trị lase dạng lưới. Cắt dịch kính Cắt dịch kính qua đường pars plana có thể được chỉ định khi phù hoàng điểm kết hợp với sự kéo tiếp tuyến từ màng hyaloid – tới vùng võng mạc phù. Những trừơng hợp đó điều trị bằng la ser ít kết quả, nhưng phẫu thuật có thể giải phóng co kéo tiếp tuyến võng mạc. Bệnh lý võng mạc tiểu đường tăng sinh 5-10% bệnh nhân tiểu đường bị bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh. Tiểu đuờng týp 1 có nguy cơ cao khoảng 60% bị sau 30 năm. Đặc điểm lâm sàng 1. Dấu hiệu: Tân mạch là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh. Tân mạch có thể tăng sinh ở trên hoặc trong một đừơng kính gai thị (tân mạch gai thị), hoặc dọc theo đường đi của những mạch máu chính (tân mạch võng mạc), hoặc là cả hai. Được cho là trên 1/4 của võng mạc bị tắc mạch là yếu tố gây tăng sinh tân mạch. Thiếu màng giới hạn trong ở đầu gai thị có thể gây tăng tân sinh tại vị trí này. Quá trình hình thành tân mạch được bắt đầu bằng sự tăng sinh những tế bào nội mạc, xuất phát từ tĩnh mạch: chúng đi qua màng ngăng trong của võng mạc, nằm giữa võng mạc và phần vỏ phía sau của dịch kính, tạo thành như hệ thống “giàn giáo” “scaffold” khi chúng phát triển. 2. Chụp mạch huỳnh quang: Không có giá trị để chẩn đoán, nhưng thấy rõ tân mạch trong giai đoạn sớm và tăng huỳnh quang trong giai đoạn muộn do rò rỉ fluorescein từ tân mạch. Trái: Tân mạch qua màng ngan trong tới khoang giữa dịch kính và võng mạc. Phải: Tân mạch gai thị (NVD), tân mạch võng mạc (NVE). Tân mạch vừng mạc trong bệnh vừng mạc tiển đường tăng sinh – ít gây giảm thị lực Lâm sàng 1. Mức độ: Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh được xác định bằng diện tích tân mạch so với gai thị. Phân loại như sau : a. Tân mạch gai thị:  Trung bình: <1/3 diện tích gai thị  Nặng: >1/3 diện tích gai thị b. Tân mạch võng mạc:  Trung bình: <1/2 diện tích gai thị  Nặng: nếu ≥ 1/2 diện tích gai thị 2. Tân mạch nhô cao ít đáp ứng với điều tri laser hơn là các tân mạch dẹt. 3. Xơ hoá kết hợp với tân mạch là rất quan trọng khi có tăng sinh, ít gây chảy máu, nhưng có nguy cơ bong võng mạc do co kéo. 4. Xuất huyết có thể trước võng mạc (subhyaloid) hoặc trong dịch kính gây tổn thương thị lực. 5. Nguy cơ: Nếu không điều trị sẽ có nguy cơ cao mất thị lực trong 2 năm, khi có những yếu tố sau:  Tân mạch gai thị mức độ trung bình có kèm theo xuất huyết, có tỷ lệ 26% mất thị lực , nếu được điều trị thì tỷ lệ là 4%.  Tân mạch gai thị mức độ nặng, không có xuất huyết , tỷ lệ 26% mất thị lực , nếu được điều trị thì tỷ lệ là 9%.  Tân mạch gai thị mức độ nặng, có xuất huyết, tỷ lệ 37% mất thị lực , nếu được điều trị thì tỷ lệ là 20%.  Tân mạch võng mạc có xuất huyết, tỷ lệ 30% mất thị lực, nếu được điều trị tỷ lệ 7%. Ghi chú : Ngoài các tiêu chuẩn nêu trên nếu bệnh nhân không được điều trị lase cần kiểm tra lại sau 3 tháng. Trên thực tế hầu hết bác sĩ nhãn khoa thực hiện quang đông khi có tân mạch. Trên: Xuất huyết dịch kính và trước võng mạc từ tân mạch gai thị. Dưới: Xuất huyết trước võng mạc hình liềm Tân mạch võng mạc rộng – nguy cơ mất thị lực Xuất huyết từ tân mạch gai thị Tân mạch gai thị rộng – nguy cơ gây mất thị lực cao Tân mạch gai thị với dải xơ tăng sinh – nguy cơ cao gây mất thị lực Lase quang đông toàn võng mạc (PRP: panretinal laser photocoagulation) Laser nhằm mục đích gây thoái triển tân mạch và đề phòng mất thị lực do xuất huyết dịch kính và bong võng mạc do co kéo. Điều trị tuỳ thuộc mức độ bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh. Laser với cường độ thấp và khoảng cách bằng đường kính nốt lase đối với bệnh trung bình, còn bệnh nặng hơn hoặc tái phát có thể đặt lase gần hơn với cường độ nặng hơn Ghi chú: Người mới làm, nên dùng kính soi toàn nhãn an toàn hơn là dùng kính 3 gương Goldmann, dễ gây lase vùng hậu cực, gây ra hậu quả nghiêm trọng. 1. Laser. a.Kích thước: Tuỳ thuộc kính được dùng, nếu kính Goldmann, đường kính lase là 500 µm, nhưng kính panfundoscopy là 300-200µm do độ phóng đại của kính. b. Thời gian: lase 0.05-0.10 giây, với cường độ gây bỏng nhẹ. 2. Điều trị lần đầu: khoảng 2000-3000 nốt lase bắn thành một hoặc nhiều lần từ võng mạc hậu cực đến ngoại vi. Nếu PRP hoàn thành trong một lần, có thể có các biến chứng. Số lượng một lần lase, được quyết định bởi ngưỡng đau và phối hợp của bệnh nhân. Tra thuốc tê bề mặt thường là thích hợp với tất cả các trường hợp, tuy nhiên có thể gây tê cạch nhãn cầu hoặc bao Tenon. 3. Các bước như sau:  Bước 1. Gần gai thị: phía dưới cung mạch thái dương dưới  Bước 2. Hàng rào bảo vệ quanh võng mạc trung tâm tránh lase vào vùng hoàng điểm. Tiếp lase phía trên cung mạch thái dương trên.  Bước 3. Lase từ vùng võng mạc phía mũi tới gai thị hoàn thành lase vùng hậu cực.  Bước 4. Lase vùng võng mạc ngoại vi cho đến khi kết thúc Ghi chú: Nếu bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh rất nặng, nên điều trị võng mạc phía dưới trước, vì nếu có xuất huyết dịch kính, máu sẽ đọng phía dưới và che lấp vùng này, gây cản trở lase tiếp theo. Laser võng mạc PRP tân mạch gai thị Vùng võng mạc laser quang đông PRP Lase điều trị tân mạch võng mạc bệnh võng mạc tăng sinh Điều trị tiếp 1. Theo rõi: Khám lại sau 4-6 tuần. Những mắt có tân mạch gai thị nhiều , có thể lase 5000 nốt hoặc hơn, tuy nhiên thoái triển hoàn toàn tân mạch gai thị có thể khó, cần phải phẫu thuật cắt dịch kính sớm. Điều trị không thích hợp là nguyên nhân tồn tại tân mạch. 2. Các dấu hiệu: Thoái triển tân mạch, để lại “bóng ma” mạch máu hoặc tổ choc xơ hoá, giảm giãn tĩnh mạch, xuất huyết võng mạc tiêu dần và gai thị nhạt mầu. Hầu hết các trường hợp, bệnh lý võng mạc thuyên giảm, thị lực ổn định. Một số mắt, bệnh võng mạc tăng sinh tái phát, mặc dù đáp ứng điều trị ban đầu tốt. Vì vậy cần phải khám lại bệnh nhân sau 6 – 12 tháng. Ghi chú: PRP chỉ ảnh hưởng đối với tân mạch đang tiến triển. ở mắt mà tân mạch đã thoái triển để lại tổ chức xơ, thì không cần điều trị tiếp. 3. Điều trị tái phát a. Tiếp tục lase quang đông. Lấp đầy chõ trống của các sẹo laser trước đây. b. Lạnh đông : Vùng võng mạc ngoại vi phía trước, đặc biệt khi lase quang đông không thể tiến hành, do đục không quan sát rõ võng mạc. Ghi chú: Cần phải giải thích cho bệnh nhân biết rằng: Lase quang đông toàn nhãn có thể làm thị trường bị tổn thương mức độ nặng, vì vậy cấm lái xe. Các bệnh mắt do tiểu đường tiến triển Các biến chứng gây tổn thương thị lực của bệnh võng mạc tiểu đường (các bệnh mắt do tiểu đường tiến triển gây ra) xảy ra ở những bệnh nhân không điều trị lase quang đông hoặc điều trị không hiệu quả. Gồm các biến chứng sau Xuất huyết Có thể trong buồng dịch kính, sau màng hyaloid trước võng mạc hoặc cả hai. Xuất huyết trước võng mạc có hình liềm với ranh giới là giới hạn của bong dịch kính phía sau. Đôi khi, xuất huyết trước võng mạc có thể ngấm vào buồng dịch kính. Xuất huyết dịch kính thường lâu tiêu hơn là xuất huyết trước võng mạc. Một số mắt, máu biến đổi trở nên đặc lại ở bề mặt của dịch kính phía sau toạ thành “màng mầu son”. Bệnh nhân cần được biết xuất huyết có thể tăng do tác động vật ly, vận động cơ thể, căng thẳng, giảm đường huyết và chấn thương mắt. Tuy nhiên, khi đang ngủ ít xảy ra chảy máu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng