Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Bè tre Việt nam du ký Tim Severin...

Tài liệu Bè tre Việt nam du ký Tim Severin

.PDF
420
152
109

Mô tả:

THE CHINA VOYAGE. Copyright © 1994 by Tim Severin Bản tiếng Việt © NXB Trẻ, 2014 BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Severin, Timothy Bè tre Việt Nam du ký : 5500 dặm vượt Thái Bình Dương / Tim Severin ; Đỗ Thái Bình, Vũ Diệu Linh dịch. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2014. 416tr. : minh họa ; 23cm. 1. Severin, Timothy -- Du lịch. 2. Bè gỗ. 3. Thái Bình Dương -- Khám phá và thám hiểm. I. Đỗ Thái Bình. II. Vũ Diệu Linh. 910.02164 -- dc 23 S498 HÀNH TRÌNH CỦA MẢNG TỪ PHÚC Đ ườ ng đổ in gà y qu ốc tế Từ tháng Năm tới tháng Mười một / 1993 Qu ut ần đảo Ale Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng cử Từ Phúc ra “Đông Hải” tìm thuốc trường sinh Suýt gặp phải trận bão Keoni Nhật Bản Tây An SƠN ĐÔNG Những đồ gốm cổ xưa rất giống với đồ gốm tìm thấy tại Ecuador n ky Xuất phát tháng 5/1993 Hà Nội Sầm Sơn n uầ Q Hạ Long Nơi đóng chiếc bè ảo io Sh ro Ku u ư l hải ng Dò yn R Dùng lao săn được cá mặt trời Thanh tre đầu Gặp tàu săn tiên bị lỏng ra cá mập BẮC THÁI Kho thức ăn bị hỏng đ Bè tre với tấm xiếm được sử dụng rộng rãi tại đây cho tới những năm 50. Núi Phú Sĩ Hải lý Km Thang tỷ lệ tại vĩ độ 300 Bắc Mưa xối xả Tp. Hồ Chí Minh Lều cabin bị cháy TRUNG QUỐC Gãy cột buồm mũi ĐÀI LOAN Lần thứ hai tàu cướp biển dòm ngó Từ bỏ ý định ghé vào Đài Loan Lần đầu tiên tàu cướp biển dòm ngó Gió mùa đông bắc gần Dòng Kuroshio kéo mảng đi như chặn ngược không cho mảng di chuyển h Bìn hái uT ư l i ả gh DònGặp tàu tuần tra Jarvis của Lực lượng Tuần duyên Mỹ Mất thêm 5 cây tre Cá voi sát ngư viếng thăm Bãi rác Thái Bình Dương ơ Dư ng Một chiếc thuyền Nhật Bản bị nạn và chìm vào năm 1814 sau khi đã bị gió và dòng chảy cuốn đi suốt dọc Thái Bình Dương. Ba người đã sống sót. Bão Bị mất thêm vài cây tre nữa Di tản bằng tàu California Galaxy BÌNH DƯƠNG Bè gỗ với tấm xiếm được dùng rộng rãi tại đây tới tận thế kỷ 19. Đường xích đạo Vùng văn hóa chủ yếu có thể là của châu Á (bao gồm văn hóa nhà Thương, văn hóa Đông Sơn, văn hóa nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán) Vùng có nền văn hóa cao của Trung Mỹ (bao gồm văn hóa Olmec, Maya, Toltec và Aztec) Thời tiết xấu Hải lý km Phép chiếu mercator tỷ lệ lấy tại vĩ độ 4/Bắc Dây mây chằng giữ cột Quạt gió phát điện Các tấm xiếm Các thanh mây chằng giữ cho bè khỏi bị bẻ cong Quạt gió phát điện Anten VTĐ vệ tinh Chỗ ngủ Các lỗ cho thanh xiếm Kho dây nhợ Thùng lương thực Kho dây nhợ Thùng lương thực Chỗ ngủ Thùng lương thực Hai bếp dầu đựng trong hộp gỗ Lỗ cho thanh xiếm Bè cứu sinh Giàn pin mặt trời MẢNG TRE TỪ PHÚC Chiều dài: 18,3 mét Rộng: 4,6 mét Các thanh tre dự phòng Mớn nước ban đầu: Khi nhấc xiếm và bánh lái: 0,41 mét Khi có xiếm và bánh lái: 1,3 mét Diện tích buồm khoảng 74,3 mét vuông LỜI NÓI ĐẦU C uốn sách này đưa các bạn làm cuộc phiêu lưu cùng chiếc mảng Sầm Sơn vượt Thái Bình Dương cách đây 20 năm với một thủy thủ đoàn 5 người, chỉ huy là nhà nghiên cứu Tim Severin và thủy thủ Việt Nam là anh Lương Viết Lợi người phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa. Trước khi đọc cuốn sách, chúng ta cùng làm quen với tác giả cũng là người cầm đầu của chuyến du hành. 1- TIM SEVERIN – NHÀ DU HÀNH KHÔNG MỆT MỎI Cuộc du hành quốc tế đầu tiên Tim thực hiện khi đang còn là một cậu sinh viên 21 tuổi của trường Đại học Oxford. Nghiên cứu lịch sử, đọc lại nhật ký chuyến đi của nhà du hành người Ý Marco Polo sang Trung Quốc vào thế kỷ thứ 13, Tim đã rủ hai bạn cùng học dùng mô tô để làm lại chuyến đi này. Khởi hành từ Venice nước Ý vào năm 1961, ba người qua Thổ Nhĩ Kỳ, sang Iran, tới Afghanistan... theo đúng vệt mà xưa kia Marco Polo 10  Bè Tre Việt Nam Du Ký đã đi, với nhiều trận bão cát sa mạc, đói khát, xe mô tô hỏng, bị cầm tù bởi các bộ lạc. Tới biên giới Trung Quốc, họ không xin được visa nhập cảnh, nên phải dùng tàu biển trở về Anh Chuyến đi đầu tiên không thành công, nhưng đã mở đầu cho sự nghiệp của Tim Severin để trở thành nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà du hành chuyên thực hiện theo các “vết” đi của người xưa. Có lẽ máu “xê dịch” đã ngấm sâu trong Tim, một công dân Anh gốc đảo Cork Ireland, sinh năm 1940 tại Ấn Độ, tốt nghiệp phổ thông trung học tại một trường tư thục nổi tiếng nằm phía đông nam London, nơi học phí rất cao và học sinh được chú trọng đào tạo về thể thao và các hoạt động ngoài trời. Mười năm sau chuyến đi theo Marco Polo, Tim thực hiện một chuyến vượt biển bằng chiếc thuyền dân gian dài 11 mét từ Ireland, vượt Đại Tây Dương để sang châu Mỹ và cặp bến Newfoundland phía bắc Canada. Chuyến đi này lặp lại chuyến đi của một vị thánh tên là Brendan (489-583) và cuốn hồi ký có tên là Chuyến du hành Brendan trở thành một cuốn sách bán chạy, được dịch ra 16 thứ tiếng, góp phần cho Tim đoạt huân chương của Hội Địa lý Hoàng gia Anh. Câu chuyện Nghìn lẻ một đêm với chàng thủy thủ Sindbad đã thúc đẩy Tim thực hiện một chuyến đi với sự tài trợ của Quốc vương Oman. Chiếc thuyền theo kiểu Ả rập cổ xưa dài 26 mét xuất phát từ Oman vào ngày 26/11/1980, cùng với thủy thủ đoàn 25 người, hoàn toàn chỉ dựa vào những ngôi sao dẫn đường, đã trải qua bao gian nguy để mãi tới ngày 6/07/1981 mới cập được bến Quảng Châu, Trung Quốc. Cuốn sách Chuyến du hành của chàng Sindbad cũng đã mang lại cho Tim giải thưởng về các câu chuyện phiêu lưu hay nhất, một giải thưởng mang tên nhà hàng hải người Anh Thomas Cook. Trước khi tới Việt Nam để thực hiện dự án Mảng Sầm Sơn, Tim còn thực hiện mấy chuyến đi nữa. Thần thoại Hy Lạp kể về Jason vượt biển trên chiếc thuyền Argo và chuyến Ulysses trở về đã tạo nguồn cảm hứng cho Tim thực hiện chuyến đi L ỜI N ÓI ĐẦU  11 Thuyền hai buồm cánh dơi, mũi tên đỏ chỉ cái xiếm vào năm 1984. Một chiếc thuyền đóng hệt như Thời Đồ đồng với 20 tay chèo đã cùng Tim vượt 2400 km theo vết của người xưa. Chuyến đi đã giúp cho Tim cùng các nhà sử học phát hiện nhiều điều về cổ sử Hy Lạp. Bốn năm sau, Tim lại cùng những dân du mục Mông Cổ thực hiện chuyến hành trình theo các bước chân của Thành Cát Tư Hãn, một thời ngang dọc khắp Á Âu. 2- BUỒM CÁNH DƠI, MỘT PHÁT MINH CỦA DÂN TỘC VIỆT Điều gì đã khiến Tim Severin tìm tới Việt Nam vào năm 1993 để thực hiện dự án vượt Thái Bình Dương bằng chiếc mảng tre chạy buồm? Đó là vì khi nghiên cứu sự phát triển của các nền văn hóa, người ta thấy nhiều sự trùng lặp kỳ lạ giữa hai bên bờ Thái Bình Dương và chỉ có thể giải thích rằng từ xa xưa đã có 12  Bè Tre Việt Nam Du Ký sự giao lưu, tức là đã có những chuyến vượt đại dương bằng những phương tiện thô sơ. Sau một hồi khảo sát tìm kiếm, Tim thấy rằng chỉ có Việt Nam là nơi đã từng sản sinh ra các loại phương tiện vượt biển này và hiện nay vẫn còn sử dụng. Cùng với miền Nam Trung Quốc, Việt Nam là nơi đã đóng góp cho nhân loại hai phát minh trong việc sử dụng sức gió để đẩy thuyền, đó là buồm cánh dơi và chiếc xiếm. Để hiểu được hai phát minh này, chúng ta trước hết cần tìm hiểu những nguyên lý hoạt động của thuyền buồm. 2-1 Một chút lý thuyết về gió và buồm Chúng ta thử tìm hiểu lực tác dụng vào một cánh buồm ra sao. Ta biết rằng gió tác dụng vào buồm tạo thành lực nâng, theo nguyên lý Bernoulli, tương tự như lực nâng cánh máy bay. Lực đó được phân thành hai thành phần: một để đẩy thuyền tiến về phía trước, và một làm thuyền giạt ngang (hình 1). Chiếc xiếm thò xuống đáy thuyền nhằm triệt tiêu lực khiến cho thuyền giạt ngang, cũng là một phát minh quan trọng của người Việt từ xa xưa cùng với chiếc buồm cánh dơi. Gió thổi tới thuyền được xác định theo hướng mà từ đó nó thổi tới, ví dụ ta nói gió đông bắc tức là gió thổi từ hướng đông bắc tới, và ta phải phân biệt đầu gió và cuối gió. Như hình vẽ bên, (hình 2) phía trái là đầu gió phía phải là cuối gió. Trong thời đại các tàu chiến dùng buồm, vị trí của con tàu với hướng gió rất quan trọng. Con tàu đứng ở đầu gió, hay còn gọi là trên gió, là “thượng phong” L ỜI N ÓI ĐẦU  13 có điều kiện tiến thẳng về phía đối phương đang ở cuối gió, trong khi đối phương không thể thực hiện được như vậy. Vì thế mới có thành ngữ “chiếm thế thượng phong”. Nếu chọn con tàu nằm dưới gió làm tâm đường tròn thì những điểm nằm trên ba phần tám đường tròn tức là những con tàu D và E được lợi thế về mặt chiều gió hơn là các con tàu A và B nằm dưới gió. Mạn tàu hướng về phía mà gió thổi tới được gọi là mạn đầu gió còn mạn phía đối diện được gọi là mạn cuối gió. Hình 3-Trên đường tròn hình vẽ, các tàu ở vị trí A và B hoàn toàn bất lợi về hướng gió. Ngôn ngữ dân gian gọi các tư thế khi thuyền chạy so với hướng gió như sau:E- chạy cánh cào, D -chạy vát, C- chạy pha chằng. Hình 4-Việc chuyển lèo: hướng gió (màu đỏ) 1-đang đi lèo phải,2-quặt ngược gió để chuẩn bị chuyển lèo,3- ngược gió,4chuyển sang lèo trái,5- chạy lèo trái 2-2 Cấu tạo của buồm cánh dơi Khác với buồm bình thường chỉ gồm một miếng cho một tấm buồm, buồm cánh dơi được chia thành nhiều miếng nhỏ nhờ các thanh lát, có khi còn gọi là thanh nan (hình 5) như những chiếc nan của một cái quạt giấy. Nhờ các thanh lát này mà ta có thể giương hết buồm hay thu nhỏ diện tích lại giống như khi 14  Bè Tre Việt Nam Du Ký ta xếp một chiếc quạt. Để điều khiển buồm cánh dơi ta phải sử dụng một hệ thống dây (hình 6) bao gồm dây nâng buồm, dây lèo để điều khiển buồm tùy theo hướng gió và dây thu buồm tức là dây điều khiển các thanh lát. Nếu buồm cánh dơi hình tam giác thì các tấm buồm cánh kẹo có hình tứ giác và cũng được phân chia thành từng miếng với một loạt các thanh lát để thu hay giương hết buồm. Các thanh lát bằng những thanh tre được luồn vào trong các cái túi nhỏ gọi là túi lát để phân chia buồm thành nhiều miếng khác nhau. 5 thanh lát (thanh nan) Miếng 6 Mép trong được chia thành 6 phần bằng nhau cho 6 miếng Miếng 1 Dây nâng buồm Thanh lèo Dây lèo Hình 5-Buồm gồm nhiều miếng Dây nâng buồm Dây thu buồm (dây thanh nan) Hình 6-Hệ thống dây của buồm cánh dơi 3- Chuyến đi của mảng Từ Phúc Trước khi tới Việt Nam, Tim Severin đã khảo sát miền Nam Trung Quốc và Đài Loan nhằm tìm kiếm một nơi còn sử dụng và có thể chế tạo được mảng tre và buồm. Tất cả vì Tim đã đọc và ảnh hưởng thuyết xuyên dương của một nhà nghiên cứu người Anh tên là Joseph Needham (1900-1995). Nhận thấy có nhiều sự tương đồng về văn hóa giữa hai vùng ven bờ Thái Bình Dương, giữa châu Á và Nam Mỹ, Needham cho rằng đã có một cuộc giao lưu văn hóa bằng các phương tiện vượt biển L ỜI N ÓI ĐẦU  15 Tượng An Kỳ Sinh trên núi Yên Tư,ã Quảng Ninh thô sơ của người Trung Quốc và các dân tộc khác từ cách đây vài nghìn năm. Theo sử sách của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN) đã phái nhiều đoàn người đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Ngoài nhiều đoàn đi bằng đường bộ, trong đó có một nhân vật là An Kỳ Sinh, hiện nay còn có một di tích được gọi là tượng của ông ta trên núi Yên Tử – Đông Triều, Quảng Ninh, Việt Nam – còn có đoàn vượt biển hướng về phía Đông mà người cầm đầu là Từ Phúc. Trong một số sử sách như Sử ký của Tư Mã Thiên, Tam Quốc chí của Trần Thọ có ghi chép chuyến đi của ông sang Nhật Bản để tìm thuốc trường sinh bất lão. Sự kiện này đã tạo ý tưởng cho Tim Severin thực hiện chuyến đi bằng mảng tre vượt đại dương và đặt tên cho chiếc mảng tre này là Từ Phúc còn chuyến du hành này mang tên “Chinese Voyage” tức Hải trình Trung Hoa. Nhưng thực ra, do hạn hẹp về nguồn thông tin nên Tim Severin không biết rằng, mảng tre cùng với buồm cánh dơi và xiếm là nhửng sản phẩm độc đáo của dân tộc Việt mà nhiều nhà nghiên cứu như đô đốc 16  Bè Tre Việt Nam Du Ký Paris1, Claeys JYC, Công Văn Trung, Phạm Văn Chung2 đã dày công nghiên cứu. Bởi vậy, mặc dù chuyến đi mang tên Hải trình Trung Hoa, chiếc mảng tre mang tên Từ Phúc nhưng bản thân toàn bộ chiếc mảng được chế tạo bởi những bàn tay tài hoa của ngư dân Sầm Sơn, Thanh Hóa, hoàn toàn dùng vật liệu tự nhiên, theo quy trình dân gian, không dùng vật liệu mới như dây nylon, sơn hóa chất... và người điều khiển là một ngư dân “chân quê”, chưa từng ra tới Hà Nội, đã nói lên tất cả. Đó là sức sống mãnh liệt của chiếc mảng tre được chế tạo ngay tại quê hương của văn hóa Đông Sơn, đã có khả năng vượt đại dương hàng vạn kilômét. Đó là khả năng kỳ diệu của những cánh buồm cánh dơi, cánh kẹo do bàn tay người thợ vùng Phong Cốc, đảo Hà Nam, Yên Hưng, Quảng Ninh, ngay sát trận địa thủy chiến trên sông Bạch Đằng, là cỗ máy đưa chiếc mảng tre vượt được hai phần ba quãng đường Thái Bình Dương sang Pâris François-Edmond (1806-1893): đô đốc hải quân Pháp, nhà nghiên cứu lịch sử hàng hải. Ông là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên và bàn luận về khía cạnh văn hóa của thuyền bè Việt Nam. Tập sách của ông với tựa đề “Essai sur la construction navale des peuple extraeuropéens” do Arthur Bertrand Paris xuất bản năm 1841-1843. Gần 4 thập niên sau. Pâris lại cho ra đời một sưu tập, kèm theo nhiều hình vẽ, với tựa đề “Souvenirs de marine: Collection de plans ou dessins de navires et de bateaux anciens ou modernes,existants ou disparus” (Kỷ niệm hàng hải 6 tập; Tuyển tập các sơ đồ và bản vẽ tàu thuyền cổ hay hiện đại, còn tồn tại hoặc đã biến mất) gồm 6 tập do Gauthier — Villars Paris phát hành trong những năm 1882-1908. Cuốn đầu tiên xuất bản năm 1882 đặc biệt giành riêng cho các tài liệu bàn về ghe thuyền Đông Duơng và Nhật Bản. Vị Đô đốc học giả này tìm ra nhiều điểm tương đồng về hàng hải chứng tỏ rằng đã có sự giao tiếp trong quá khứ xa xưa giữa Việt Nam với châu Mỹ xa xôi thông qua con đường trên biển, trước những phát kiến của Colombo. Những luận cứ của ông đã gây tranh cãi sôi nổi và hấp dẫn nhiều nhà khoa học đi vào đề tài nghiên cứu các chuyến xuyên dương của người châu Á cùng như của người Việt cổ xưa. 2 Tác phẩm đầu tiên nghiên cứu về mảng tre của Claeys JYC và Công Văn Trung, Phạm Văn Chung đăng trên BIIEH năm 1942 có tựa đề “Les Radeaux de Peche de Luong Nhiem Thanh Hoa en bambous flottants” 1 L ỜI N ÓI ĐẦU  17 châu Mỹ. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn về chiếc mảng tre mà Tim sử dụng ra sao. 4- MẢNG TRE VƯỢT THÁI BÌNH DƯƠNG So với chiếc mảng tre thông thường hiện đang sử dụng tại Sầm Sơn, chiếc mảng tre mang tên Từ Phúc này to gấp hơn hai lần. Để chế tạo chiếc mảng này, Tim đã mời vợ chồng kỹ sư thiết kế tàu Colin Mudie và Rose Mary người Anh làm cố vấn và chuyên viên tàu thuyền dân gian người Úc Nick Burmingham làm cố vấn trong khi chế tạo. Là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thuyền dân gian trên toàn thế giới, Colin Mudie (sinh năm 1927) là một chuyên gia hàng đầu về thuyền buồm, đã bỏ công sức hàng chục năm nghiên cứu từ các thuyền buồm Hy Lạp tới những chiếc Yacht hiện đại. Cách làm việc của Tim Severin và các cộng sự thể hiện một phong cách tôn trọng kỹ thuật truyền thống, kết hợp với tư duy hiện đại. Toàn bộ vật liệu sử dụng đều từ thiên nhiên: sử dụng tranh tre nứa lá, lạt mây buộc, sơn ta để quét, tuyệt đối không dùng đinh hay dây nylon để lắp ghép. Cách thi công truyền thống của ngư dân Sầm Sơn được tôn trọng. Tất cả các dữ liệu đó đều được Tim thường xuyên thông báo về Anh cho Colin biết để phân tích. Ngoài ra Rose Mary còn chạy chương trình máy tính để kiểm tra độ ổn định, độ bền của mảng theo ngôn ngữ của công nghệ đóng tàu hiện đại. Kết quả cuối cùng là ngư dân Sầm Sơn đã chế tạo được một chiếc mảng hoàn toàn bằng vật liệu và công nghệ dân gian tại chỗ nhưng được phân tích kỹ lưỡng theo ngôn ngữ đóng tàu thế kỷ 20. Động cơ đẩy mảng đã được những chuyên gia này tìm đúng chỗ. Trên đất nước ta hiện nay còn nhiều nơi có thể chế tạo được buồm dân gian nhưng nơi bảo lưu được truyền thống đó chỉ có Phong Cốc thuộc đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh. Làng quê này chỉ cách sông Bạch Đằng, nơi diễn ra các trận thủy chiến 18  Bè Tre Việt Nam Du Ký chống quân Đại Hán, một hai kilômét. Ba chiếc buồm tứ giác được gọi là buồm cánh kẹo do ông Phạm Văn Chính3 cùng ba người con trai chế tạo đúng theo công nghệ dân gian đã hoạt động có hiệu quả suốt cuộc hành trình. Một bộ buồm được lắp cho mảng ngay tại Quảng Ninh, còn bộ thứ hai được gửi gấp sang Nhật để thay mới trước khi chiếc mảng bước vào cuộc hành trình vượt Thái Bình Dương. Để điều khiển những chiếc buồm, chiếc xiếm, để bảo quản chiếc mảng tre trong quá trình hoạt động, không ai tài giỏi hơn là những ngư dân Sầm Sơn đã tham gia làm nên chiếc mảng này. Bởi vậy, tuy đã có ba bốn bạn cùng đi là những thủy thủ thuyền buồm có hạng trên thế giới, bản thân Tim Severin cũng là một thủy thủ trải qua nhiều chuyến thử thách vượt địa dương, nhưng công việc hàng đầu mà ông quan tâm là tìm một thủy thủ bản xứ. Người được chọn là Lương Viết Lợi4, một thợ mộc, người đã cùng cha mình tham gia vào việc chế tạo mảng cùng với gần 100 ngư dân khác. Qua cuốn chuyện này, các bạn sẽ được Tim kể lại quá trình tìm tòi phát hiện nhân tài trong khi đóng mảng để cuối cùng quyết định chọn Lợi, một thanh niên “chân quê”, xuất thân từ một gia đình nhiều đời làm nghề chài lưới trên bè mảng Sầm Sơn, chưa từng đặt chân tới thủ đô Hà Nội. Bởi vậy, chuyến đi “xuất ngoại” đầu tiên trong đời, chuyến đi ra biển lớn của Lợi là một thử thách lớn. Không phải là những khó khăn chống chọi với cám dỗ trước ánh đèn rực sáng tại Hong Kong hay Tokyo, không phải là sức hút trước miền “đất hứa” America mà là sự cô đơn giữa một nhóm thủy thủ xa lạ, sự khác biệt giữa các nền văn hóa mà lần đầu tiên trong đời Lợi đã phải va chạm. Tuy nhiên, đoàn thủy thủ dưới sự lãnh đạo của Tim Severin đã trở thành một đội ngũ có văn hóa cao, Ông Phạm Văn Chính năm nay 73 tuổi, sống tại đội 7, Phong Cốc, Yên Hưng, Quảng Ninh. 4 Lương Viết Lợi hiện nay vẫn cư trú tại phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn Thanh Hóa. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan