Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự việt ...

Tài liệu Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam luận văn ths. luật

.PDF
94
609
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THÙY LƯƠNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THÙY LƯƠNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ HÀ NỘI - 2011 2 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Chương 1: 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON 7 NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự 7 1.1.1. Khái niệm quyền con người trong tố tụng hình sự 7 1.1.2. Quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự 10 1.1.2.1. Khái niệm người làm chứng 10 1.1.2.2. Vị trí, vai trò của người làm chứng trong tố tụng hình sự 12 1.1.2.3. Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người làm chứng 14 1.2. Công tác bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự 16 1.2.1. Khái niệm bảo vệ người làm chứng và ý nghĩa của việc bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự 16 1.2.2. Cơ chế, các hình thức, biện pháp bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự 18 1.3. Khái quát về bảo vệ quyền con người của người làm chứng ở một số nước trên thế giới 24 1.3.1. Chương trình bảo vệ nhân chứng của Hoa Kỳ 24 4 1.3.2. Chương trình bảo vệ nạn nhân, nhân chứng và những người tham gia tố tụng hình sự khác của Liên bang Nga 27 1.3.3. Đề án không nhân chứng, không công lý của Vương quốc Anh 28 1.3.4. Chương trình Bảo vệ nhân chứng tại Úc 28 1.3.5. Chương trình bảo vệ nhân chứng của Philippines 30 Chương 2: 33 BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI CỦA NGƢỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở NƢỚC TA 2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bảo vệ quyền con người của người làm chứng 33 2.1.1. Khái quát pháp luật tố tụng hình sự về bảo vệ người làm chứng trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003 33 2.1.2. Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về bảo vệ người làm chứng 38 2.2. Thực trạng xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người làm chứng trong tố tụng hình sự 49 2.3. Thực tiễn bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay 53 Chương 3: 58 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI CỦA NGƢỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự 58 3.1.1. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng 58 3.1.2. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo vệ người làm chứng 66 3.1.3. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm đối với việc xâm phạm quyền con người của người làm chứng 68 5 3.2. Hoàn thiện cơ chế bảo vệ người làm chứng 70 3.2.1. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng 70 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp 72 3.2.3. Tăng cường giám sát các hoạt động tiến hành tố tụng hình sự 73 3.2.4. Kiến nghị xây dựng đạo luật về bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự 76 3.2.4.1. Những quy định chung 77 3.2.4.2. Chương trình bảo vệ nhân chứng 78 3.2.4.3. Cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ 79 3.2.4.4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan 80 3.2.4.5. Người được bảo vệ 81 3.2.4.6. Các biện pháp bảo vệ được áp dụng trong Chương trình bảo vệ 81 3.2.4.7. Hồ sơ thực hiện Chương trình bảo vệ 83 3.2.4.8. Kinh phí bảo đảm 83 3.2.4.9. Hợp tác quốc tế 84 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự là một vấn đề được các nước trên thế giới, trong đó có nước ta rất quan tâm, nhất là trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay. Có thể nói rằng, cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng hình sự trên thế giới gắn liền và được thúc đẩy bởi yêu cầu bảo vệ quyền con người theo hướng ngày càng nhân văn, tiến bộ hơn. Việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự được ghi nhận trong công ước của Liên hợp quốc về các quyền chính trị và dân sự (inăm 1966) và được phản ánh trong các qui định của pháp luật tố tụng hình sự của các quốc gia. Ở mức độ khác nhau, mỗi quốc gia đều có những trăn trở để hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự của mình đáp ứng tốt nhất yêu cầu bảo vệ quyền con người và đó là một xu hướng tất yếu. Trong thời đại ngày nay, quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các quốc gia nghiên cứu, tiếp nhận những giá trị văn minh nhân loại để phát triển đất nước, trong đó có vấn đề phát triển lý luận, luật hóa và tổ chức thực hiện việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự. Nhưng bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự không có một công thức chung áp dụng cho mọi quốc gia, mà nó đòi hỏi phải phù hợp với thiết chế chính trị, truyền thống văn hóa, pháp luật và các yếu tố kinh tế, xã hội khác của từng quốc gia, dân tộc. Nước ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền nên việc nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự đang được nhiều người quan tâm. 1 Thực ra hầu hết các nghiên cứu liên quan đến tố tụng hình sự đều ít nhiều có liên quan đến việc bảo vệ quyền con người, một số nghiên cứu có tính chuyên sâu như hội thảo về quyền con người trong tố tụng hình sự mới đây được tổ chức tại Hà Nội với sự phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân quyền Úc: Bảo vệ quyền con người bằng các qui định của pháp luật về đấu tranh chống tội phạm; GS.TSKH Lê Cảm: Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (chương thứ IV); TS. Nguyễn Ngọc Chí: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự, (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, kinh tế - Luật, số 23/2007); ThS. Đinh Thế Hưng: Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, (tham luận tại hội thảo: Các điều kiện đảm bảo quyền con người ở Việt Nam)… và một số nghiên cứu khác. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự vốn là vấn đề rất lớn, liên quan đến rất nhiều khía cạnh của tố tụng hình sự. Mặt khác, lâu nay việc nghiên cứu về vấn đề này thường thiên về một khía cạnh là làm sao để pháp luật tố tụng hình sự bảo vệ tốt hơn quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo... mà ít chú ý đến việc đảm bảo quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự bởi vì trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, những thông tin do người làm chứng cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần phát hiện tội phạm và giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. So với nhiều chế định khác thì chế định người làm chứng là một trong những chế định cổ xưa nhất của tố tụng hình sự vì từ bao đời nay lời khai của người làm chứng luôn được nhìn nhận là nguồn chứng cứ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Trong lịch sử phát triển của khoa học tố tụng hình sự, chế định người làm chứng đã trải qua những thăng trầm nhất định và ngày nay lời khai của người làm chứng chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống chứng cứ của tố tụng hình sự nhiều nước trên thế giới. Hoạt động tố tụng càng có tính tranh tụng bao nhiêu, sự bình đẳng về quyền của các bên trong hoạt động chứng minh càng được thừa nhận đầy đủ bao nhiêu thì lời khai người làm chứng càng được sử dụng phổ biến bấy 2 nhiêu. Niềm tin vào lời khai người làm chứng trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án là một phần niềm tin của con người vào sự công minh, khách quan của hoạt động xét xử. Có thể nói là trong tương lai dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu đi nữa, dù máy móc tự động có thể thay thế hoạt động của con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau đi chăng nữa thì lời khai người làm chứng vẫn có vai trò to lớn trong hoạt động xét xử. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật chỉ có thể mở rộng khả năng, làm thuận tiện hơn, dễ dàng hơn quá trình thu thập, lưu trữ, truyền tải và sử dụng lời khai người làm chứng nhưng không thể thay thế lời khai người làm chứng. Lời khai người làm chứng vẫn là một trong những công cụ không thể thiếu được trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy trong nhiều vụ án hình sự người làm chứng bất hợp tác hoặc hợp tác không tích cực với các cơ quan có thẩm quyền để phát hiện, xử lý tội phạm, đặc biệt cũng có không ít các trường hợp đe dọa, hành hung người làm chứng từ phía người tham gia tố tụng hoặc người thân thích của họ. Căn nguyên của tình trạng trên không chỉ do chủ quan của người làm chứng mà trước hết là do những thiếu sót, bất cập của chế định pháp lý và công tác bảo vệ người làm chứng hiện nay. Từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã nghiên cứu, ban hành các đạo luật về bảo vệ nhân chứng hoặc các chương trình bảo vệ nạn nhân và nhân chứng, làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức công tác bảo vệ và giúp đỡ cho những người cung cấp thông tin về tội phạm mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của họ hoặc người thân thích của họ. Do đó, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở các nước này đạt hiệu quả cao, là kinh nghiệm để chúng ta nghiên cứu, ứng dụng. Ở Việt Nam, nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân được ghi nhận rõ ràng trong pháp luật tố tụng hình sự. Đặc biệt, trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã bổ sung một nội dung mới, quan trọng: 3 Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật [31, tr. 6]. Tuy nhiên, quy định mang tính nguyên tắc này cho đến nay vẫn chưa được cụ thể hóa thành những chế định pháp lý có hiệu lực cụ thể để tổ chức thực hiện, gây khó khăn, lúng túng không chỉ cho người có quyền được bảo vệ, mà còn cho cả các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm áp dụng. Điều này không chỉ vi phạm nguyên tắc tố tụng hình sự, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, mà nghiêm trọng hơn là xâm phạm quyền con người, quyền công dân trong vụ án hình sự. Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: "Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích lý luận về bảo vệ người làm chứng, đánh giá thực trạng và tham khảo pháp luật một số nước, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người làm chứng ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Nghiên cứu một số vấn đề chung về bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự. 4 - Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay. - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta. 2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là các vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự đối với người làm chứng trong vụ án hình sự. Cụ thể là: - Nghiên cứu văn kiện, tài liệu chuyên khảo, văn bản pháp luật thực định liên quan đến chế định bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự. - Nghiên cứu thực tiễn tổ chức và cơ chế bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật và bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự. - Nghiên cứu kinh nghiệm bảo vệ người làm chứng ở một số quốc gia trên thế giới. 3. Những đóng góp mới của luận văn Đây là đề tài nghiên cứu có cách tiếp cận riêng khi nghiên cứu về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền, nhất là vấn đề bảo vệ quyền con người của người làm chứng. Quá trình nghiên cứu có liên hệ việc bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự trong một số mô hình tố tụng khác nhau trên thế giới, phân tích các qui định của pháp luật tố tụng hình sự nước ta về bảo vệ quyền con người của người làm chứng, nhất là mặt hạn chế; đánh giá khá toàn diện những ưu điểm và hạn chế 5 về bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta trong những năm qua; làm rõ tính tất yếu, khách quan và căn cứ xây dựng cơ sở pháp lý, nguyên tắc và nội dung chế định bảo vệ người làm chứng phù hợp với vị trí pháp lý của họ trong tố tụng hình sự. Từ đó kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về nhà nước và pháp luật, nhất là các quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay và về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này là: phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh và thống kê v.v… Để thực hiện đề tài, học viên còn tham khảo các tư liệu thực tiễn và ý kiến của các nhà chuyên môn về tố tụng hình sự. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự Chương 2: Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự ở nước ta Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI CỦA NGƢỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. QUYỀN CON NGƢỜI CỦA NGƢỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1.1. Khái niệm quyền con ngƣời trong tố tụng hình sự Quyền con người là vấn đề cơ bản nhất của nhận thức và thực tiễn chính trị, vì vậy nó gắn với các thời đại lịch sử cụ thể và nó bị chế định bởi lịch sử, bởi các điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia và quốc tế. Các học thuyế t chính trị - pháp lý về quyền con người là hệ thống các quan điểm chính trị - triế t ho ̣c và pháp lý về quyền con người thể hiê ̣n cô đo ̣ng trong các trường phái triết học , trong các văn bản pháp lý như các bản Tuyên ngôn , Hiế n pháp , các đạo luật tồn tại ở các thời kỳ lịch sử khác nhau . Sự phát triển của tư tưởng về quyền con người gắn liền với tiến trình phát triển, vận động của các quan điểm chính trị- triết học và pháp lý qua từng thời đại lịch sử khác nhau từ thời kỳ cổ đại phương Tây cho đến thời kỳ xuất hiện triết học Mác - Lênin. Quyền con người ở góc độ là mô ̣t khái niê ̣m xã hô ̣i có n hững dấ u hiê ̣u đă ̣c trưng như : quyền con người có nguồn gốc từ chính bản chất của con người và đươ ̣c xác đinh ̣ bởi mức đô ̣ phát triể n của văn m inh nhân loa ̣i nói chung; quyền con người hình thành mộ t cách khách quan trong quá trình phát triể n kinh tế - xã hội và phát triển chính trị của xã hội , không phu ̣ thuô ̣c vào sự thừa nhâ ̣n của nhà nước ; quyền con người thuô ̣c về con người kể từ khi sinh ra mà không cầ n phải có c ác sự kiê ̣n pháp lý nào cả ; quyền con người là không thể chuyể n dich ̣ , không bi ̣mấ t đi , gắ n liề n với bản chấ t sinh ho ̣c của con người . Quyền con người ở góc độ là một phạm trù pháp lý - lịch sử luôn gắn liền với nhà nước và pháp luật, là những quyền con người được nhà nước 7 thừa nhận thông qua chế định quốc tịch của công dân. Quyền công dân của mỗi nhà nước phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử cụ thể mà nhà nước tồn tại trong đó. Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Một nhà nước mà ở đó, quyền con người được tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong thực tế. Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả tước đoạt và hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực tố tụng hình sự. Quyền con người trong tố tụng hình sự là quyền dễ bị xâm phạm, dễ bị tổn thương nhất và hậu quả để lại cũng nghiêm trọng nhất khi nó động chạm đến quyền được sống, quyền tự do và sinh mệnh chính trị của một cá nhân. Bởi lẽ, tố tụng hình sự với tư cách là quá trình Nhà nước đưa một người ra xử lý trước pháp luật khi họ bị coi là tội phạm luôn thể hiện tính quyền lực với sức mạnh cưỡng chế nhà nước, với sự thiếu quân bình về thế và lực của các bên tham gia quan hệ tố tụng hình sự mà sự yếu thế luôn thuộc về những người bị buộc tội. Chính vì vậy, hoạt động tố tụng hình sự, trong bất cứ nhà nước nào đều được xếp vào "nhóm nguy cơ cao" khi người ta nói đến vấn đề bảo vệ quyền con người. Nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là vấn đề lớn. Việc phát hiện, xử lý tội phạm là công việc của bất kỳ nhà nước nào nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội và của cá nhân trong xã hội đó. Công việc đầu tiên ở đâu cũng đòi hỏi và nhà nước nào cũng có nhiệm vụ phải làm là: Ghi nhận cụ thể những quyền con người nào trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự của mình. Chúng ta có thể tìm thấy trong các văn kiện Quốc tế về quyền con người trong tố tụng hình sự như Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948 (UHDR); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR); Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối 8 xử với tù nhân; Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người năm 1985… Nghiên cứu các văn bản này đưa đến một khẳng định quyền con người trong tố tụng hình sự chính là sự cụ thể hóa quyền được sống, quyền được tự do… trong lĩnh vực tố tụng hình sự, đây được coi là tiêu chuẩn về nhân quyền trong tố tụng hình sự. Theo đó, quyền con người trong tố tụng hình sự bao gồm những quyền sau (Điều 11, 14 và 15 ICCPR): Quyền được xét xử công bằng bởi một thủ tục tố tụng hình sự và tòa án công bằng, công khai; quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và quyền tự do cá nhân khác. Mọi trường hợp áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự phải tên cơ sở luật định; quyền được suy đoán vô tội; quyền được bào chữa và biện hộ, quyền không bị xét xử quá mức chậm trễ; người chưa thành niên phải được áp dụng thủ tục tố tụng hình sự đặc biệt; quyền kháng cáo bản án để xét xử phúc thẩm, quyền được nhanh chóng minh oan. Quyền không bị kết tội hai lần về cùng một hành vi…; các quyền con người trong thi hành án hình sự và sau xét xử… [20, tr. 10-11]. Nghiên cứu quyền con người trong tố tụng hình sự không thể không đưa ra định nghĩa về nó. Hiện nay, có một số khái niệm về quyền con người trong tố tụng hình sự đã được đưa ra nhưng chủ yếu là nhấn mạnh đến quyền của người bị buộc tội mà chưa chú ý đến quyền của những người khác tham gia tố tụng hình sự. Tuy vậy, qua nghiên cứu quyền con người của các nước và của nước ta trong lịch sử, có thể đưa ra khái niệm về quyền con người trong tố tụng hình sự như sau: Quyền con người trong tố tụng hình sự là những giá trị thiêng liêng chỉ dành cho con người khi họ tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mà Nhà nước có nghĩa vụ phải ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và đảm bảo thực hiện trên thực tế. 9 1.1.2. Quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự 1.1.2.1. Khái niệm người làm chứng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng" [31]. Như vậy, có thể hiểu: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập khai báo về những tình tiết cần chứng minh trong vụ án. Người làm chứng tham gia vào vụ án trên cơ sở quyết định triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự). Bên cạnh những thuộc tính chung như bất kỳ chứng cứ nào thì lời khai Người làm chứng có những đặc điểm riêng đó là tính không thể thay thế của nó. Lời khai người làm chứng là loại chứng cứ mà nguồn của nó là những con người cụ thể - tính cá biệt cao. Những thông tin về vụ án được phản ánh và tái hiện lại qua lời khai của những con người cụ thể hoàn toàn khác nhau về tâm lý, về kinh nghiệm xã hội, về tính cách và nhân cách... So với nhiều chế định khác thì chế định Người làm chứng là một trong những chế định cổ xưa nhất của tố tụng hình sự. Trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời, trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã có những văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao như Công văn số 98-NCPL ngày 02/03/1974 của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho các Tòa án địa phương đề cập việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng. Công văn đã phân loại những người làm chứng thành hai loại: Nhân chứng trực tiếp và nhân chứng gián tiếp. Do đó, người làm chứng là người có thể trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp nghe thấy khi việc phạm tội xảy ra hoặc biết được qua người khác, qua nguồn thông tin khác những tình tiết liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, người làm chứng phải chứng minh được các nguồn thông tin và cách thức làm sao họ biết được các thông tin đó. Các cơ quan tiến hành tố tụng "không được dùng 10 làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó" [31]. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, người làm chứng chỉ có thể là cá nhân. Cá nhân đó biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và chứng minh được làm sao họ biết các tình tiết đó. Pháp luật không bắt buộc cách thức mà nhờ đó họ biết được các tình tiết liên quan đến vụ án là hợp pháp hay không hợp pháp. Pháp luật cũng không quy định về độ tuổi và giới tính của người làm chứng do vậy bất kỳ người nào biết được các tình tiết của vụ án đều có thể làm chứng. Tuy nhiên, người làm chứng phải có khả năng nhận thức được sự việc và các tình tiết đã diễn ra. Nhận thức của người làm chứng có thể ở mức độ khác nhau và pháp luật không bắt buộc họ phải nhận thức một cách đầy đủ bản chất của sự việc, nhưng các tình tiết phải có ý nghĩa đối với quá trình chứng minh vụ án hình sự. Người làm chứng còn phải có khả năng trình bày về những tình tiết đã nhận biết được cho các cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận, khả năng trình bày đó tùy vào điều kiện nhận biết cụ thể của từng cá nhân. Để đảm bảo tính khách quan của vụ án, theo tinh thần của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không phải bất kỳ ai biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án đều được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng mà quy định cụ thể những trường hợp không được làm chứng, gồm: "Người bào chữa của bị can, bị cáo; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn" [31]. Quy định này là hoàn toàn đúng đắn vì nếu những người này được tham gia với tư cách làm chứng trong vụ án sẽ không những không đảm bảo tính khách quan mà quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không chính xác và hiệu quả. 11 "Người bào chữa của bị can, bị cáo có nghĩa vụ làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và có nghĩa vụ không được làm tiết lộ bí mật mà họ biết được do tham gia bào chữa" [31]. Do đó, nếu làm chứng, họ có thể vi phạm nghĩa vụ, không làm đúng thỏa thuận với bị can, bị cáo. "Đối với những trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết về vụ án của người làm chứng hoặc người bị hại, cần xác định tình trạng tâm thần thì bắt buộc phải trưng cầu giám định" [31]. Quy định này nhằm xác định khả năng nhận thức của người làm chứng, xác định lời khai của họ có giá trị pháp lý hay không để từ đó cơ quan tiến hành tố tụng quyết định có hay không việc triệu tập họ tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng trong vụ án. Để việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng được khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác . Khi được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để lấy lời khai, người làm chứng có nghĩa vụ phải có mặt và phải khai trung thực những tình tiết mà họ biết về vụ án; nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại; quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi của những người tiến hành tố tụng đặt ra về các tình tiết khác của vụ án. Quyền và nghĩa vụ cụ thể của người làm chứng được quy định tại Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 1.1.2.2. Vị trí, vai trò của người làm chứng trong tố tụng hình sự Để giải quyết một vụ án hình sự, theo nguyên tắc công tố, pháp luật tố tụng hình sự giao cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử. Việc giải quyết vụ án hình sự còn có cả sự tham gia của những người có liên quan đến vụ án (người tham gia tố tụng) nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho những người tham gia tố tụng 12 (người bị hại, người có lợi ích liên quan). Trong quá trình tham gia tố tụng, tư cách pháp lý của những người này được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 xác định là những người tham gia tố tụng, bao gồm: Người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; người bị hại; người làm chứng; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người bào chữa (luật sư; bào chữa viên nhân dân; người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo); người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người giám định; người phiên dịch. Như vậy, trong tố tụng hình sự, người làm chứng được xác định là người tham gia tố tụng. Lời khai của Người làm chứng vẫn là một trong những nguồn chứng cứ không thể thiếu được trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án: Ở Liên bang Nga khi thăm dò ý kiến của các thẩm phán về việc chứng cứ nào mà họ cho là quan trọng nhất trong hoạt động xét xử thì kết quả trả lời cho thấy: "Lời khai người làm chứng chiếm vị trí số một, thứ hai là kết luận giám định và thứ ba là lời khai người bị hại" [24, tr. 1]. Điều này có thể hiểu được bởi lẽ Người làm chứng khác với người bị hại. Người bị hại là nạn nhân trực tiếp của hành vi tội phạm nên lời khai của họ có thể phản ánh đậm nét hơn những đánh giá, cảm xúc chủ quan của họ về các tình tiết của vụ án so với lời khai của người làm chứng. Với tư cách là người tham gia tố tụng, người làm chứng được pháp luật tố tụng hình sự quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý tại Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau: - Người làm chứng có quyền: Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật [31]. 13 - Người làm chứng có nghĩa vụ: Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải; khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án cho cơ quan có thẩm quyền. Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của BLHS năm 1999, khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự năm 1999 [31]. Lời khai của người làm chứng là chứng cứ khi được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Như vậy, người làm chứng là người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án và tham gia tố tụng nhằm xác định công lý mà không hề có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm chứng rất nặng nề, thậm chí có cả trách nhiệm hình sự. Đồng thời, pháp luật cũng quy định các quyền cụ thể để bảo đảm cho người làm chứng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tố tụng quy định. 1.1.2.3. Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người làm chứng Ở Việt Nam, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, 14 được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm..." [30] và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực, trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa có quy định nào về bảo vệ người làm chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng như chưa có một chế định pháp luật đặc thù riêng về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người làm chứng trong tố tụng hình sự. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật lập pháp và sự nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của người làm chứng trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hình sự, cũng như các nguy cơ bị xâm hại mà họ bị gánh chịu khi tham gia tố tụng, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có một số bổ sung về quyền của người làm chứng so với Bộ luật tố tụng hình sự 1988 như: Quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình; quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyển tiến hành tố tụng, quyền được thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật. Đây là quy định mới của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, là tín hiệu đáng mừng về sự thay đổi tư duy lập pháp về người làm chứng, một mặt khẳng định quyền được bảo vệ của những người này, mặt khác quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người làm chứng cũng như người thân thích của họ. Có thể nói quyền được bảo vệ của người làm chứng là một yêu cầu tất yếu khách quan bởi lẽ quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản hợp pháp của công dân là vấn đề cốt lõi, được quy định trong Hiến pháp và cụ thể hóa bằng các chế định pháp luật hình sự, tố tụng 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan