Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo vệ môi trường thông qua dạy học tích hợp liên môn chủ đề không khí – độ ẩm k...

Tài liệu Bảo vệ môi trường thông qua dạy học tích hợp liên môn chủ đề không khí – độ ẩm không khí

.DOCX
22
23
136

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ: KHÔNG KHÍ – ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ. Người thực hiện : Lê Văn Hùng Chức vụ : Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật Lí THANH HÓA NĂM 2020 1 MỤC LỤC Trang 1.MỞ ĐẦU……………………………………………………………… …1 1.1.Lí do chọn đề tài…………………………………………………... …1 1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………... …1 1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….. …2 1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………….……………… …2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………………….. …2 2.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………… …2 2.1.1. Thế nào là dạy học theo chủ đề tích hợp…………...……… …2 2.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn…………………... …4 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm... …4 2.2.1. Đối với học sinh…………………………………………… …4 2.2.2. Đối với giáo viên…………………………………………... …5 2.3. Các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết vấn đề…………………….. …5 2.3.1 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, …19 với bản thân, đông nghiệp và nhà trường………………………………... 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………….. …20 3.1. Kết luận…………………………………………………………… …20 3.2.Kiến nghị………………………………………………………….. …20 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...22 2 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học hay Dạy học tích hợp đã phổ biến ở nhiều nước. Ở Việt Nam đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng tích hợp vào quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Những năm gần đây Dạy học tích hợp đã được sử dụng khi giáo dục về môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,… Vì thế trong giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ta cũng sử dụng phương thức dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu giúp đạt được những mục tiêu sau: - Làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa phong phú hơn bằng cách đặt quá trình học tập vào các hoàn cảnh (tình huống) để HS nhận thấy ý nghĩa của các kiến thức, kỹ năng, năng lực cần lĩnh hội. Trong quá trình học tập như vậy, các kiến thức, kỹ năng, năng lực của HS đều được huy động và gắn với thực tế cuộc sống. - Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Mục tiêu này đòi hỏi phải lựa chọn kiến thức, kỹ năng cốt yếu xem là quan trọng đối với quá trình học tập của HS và dành thời gian cũng như các giải pháp hợp lí cho chúng. - Dạy HS sử dụng kiến thức trong hoàn cảnh cụ thể: + Nêu bật cách thức sử dụng kiến thức đã học. + Tạo tình huống học tập để HS vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tự lực vào việc ứng phó với BĐKH. - Hình thành và rèn luyện những kỹ năng trong cuộc sống và học tập. 3 Với những lý do nêu trên tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến Bảo vệ môi trường thông qua Dạy học tích hợp liên môn chủ đề: KHÔNG KHÍ – ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Bằng phương pháp lồng ghép, tích hợp các môn học có liên quan gây hứng thú học tập cho học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 Trường THPT Thạch Thành 2. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Thế nào là dạy học theo chủ đề tích hợp. Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch. Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là: - Tích hợp toàn phần. Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết kiến thức của môn học hoặc nội dung của bài học cụ thể cũng chính là kiến thức về khí hậu, về BĐKH hay ứng phó với BĐKH. Ví dụ: Trong chương trình SGK Vật lí 10 có bài 39 “Độ ẩm của không khí”; Trong trường hợp này GV chỉ cần đề cập tới khía cạnh mối liên hệ giữa khí hậu với độ ẩm của không khí và ảnh hưởng của BĐKH đối với độ ẩm của không khí. 4 Tích hợp toàn phần cũng có thể được thực hiện khi ta xây dựng được đề tài thích hợp, cho phép HS giải quyết trên cơ sở vận dụng kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực liên quan. Chẳng hạn, xây dựng đề tài cho dạy học theo dự án, đưa ra một bài tập lớn vừa sức HS,… - Tích hợp bộ phận. Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung về sự BĐKH. Ví dụ: Trong SGK Vật Lí 10, trong bài 33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học có mục “Vận dụng nguyên lí II nhiệt động lực học” đề cập đến nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt. Ở đây GV có thể tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH khi giảm tối đa khí thải của động cơ nhiệt. - Hình thức liên hệ. Liên hệ là một hình thức đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan đến vấn đề BĐKH hoặc ứng phó với BĐKH song không nêu rõ trong nội dung bài học. Trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với nội dung ứng phó với BĐKH. Đây là trường hợp thường xảy ra. Ví dụ: Trong bài 26 “Thế năng”, không thể hiện rõ các nội dung liên quan đến ứng phó sự BĐKH, trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học để liên hệ thực tế sự ảnh hưởng của việc tạo ra các nhà máy thủy điện dựa trên sự biến đổi của thế năng trọng trường đến sự BĐKH. Việc đưa các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào môn học vật lí nhằm phát huy vai trò tích cực chủ động của HS, GV cần định hướng các hoạt động theo các pha sau đây: 5 Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, kích thích hứng thú nhận thức của HS, phát triển vấn đề. Đối với mỗi nội dung cần tích hợp GV cần nêu rõ mục tiêu của phần đó từ đó HS có thể đề xuất phương pháp học tập. Trong quá trình thực hiện đề xuất sẽ có những khó khăn, trao đổi, thảo luận phương án giải pháp khắc phục. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS sẽ tìm được các phương án hợp lí nhất. Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, sau khi GV nêu vấn đề HS tự chủ khám phá kiến thức. Dưới sự hướng dẫn của GV HS tiến hành các hoạt động độc lập cá nhân và hợp tác theo nhóm. Trong quá trình thực hiện, HS hình thành các kỹ năng, trao đổi thảo luận theo nhóm, chia sẻ những thông tin của mình và nhóm thu được. Đồng thời cũng trong quá trình này HS sẽ tìm hiểu sâu sắc hơn những vấn đề về kiến thức, hiểu sâu sắc nguyên nhân dẫn đến sự BĐKH cũng như việc ứng phó với BĐKH. Ở đây đòi hỏi GV nắm vững các kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng hướng dẫn HS thảo luận. Dưới sự hướng dẫn của GV, hành động của HS được định hướng phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học. Qua quá trình dạy học cùng với sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề, với những gợi ý của GV, HS sẽ tiệm cận đến việc tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề nêu ra. Ở đây, GV cần hiểu và vận dụng những quy luật chung của quá trình nhận thức khoa học, lôgic hình thành các kiến thức vật lí, những hành động thường gặp trong quá trình nhận thức vật lí, những phương pháp nhận thức vật lí phổ biến để hoạch định những hành động, thao tác cần thiết hoặc việc vận dụng kiến thức của HS. Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo Dưới sự chỉ dẫn của GV, HS thảo luận các phương án, các nội dung kiến thức và các giải pháp nhằm ứng phó với BĐKH. GV nêu lên các tình huống liên quan 6 đến sự BĐKH để HS có thể vận dụng các kiến thức, kỹ năng, phương án, giải pháp nhằm giảm thiểu sự BĐKH và ứng phó với sự biến đổi đó. Pha thứ tư: Thể chế hóa, vận dụng, mở rộng kiến thức GV bổ sung, khẳng định các nội dung kiến thức mới, thể chế hóa nó, HS chính thức ghi nhận tri thức mới và vận dụng vào tình huống mới. Ở đây GV cần hướng dẫn HS trả lời những câu hỏi mở, nghiên cứu tìm hiểu tiếp những kiến thức có liên quan và liên hệ với thực tiễn nhằm thực hiện bốn trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXI là “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định; học để chung sống với mọi người”. 2.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn - Hình thành và phát triển năng lực của học sinh nhất là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn. - Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau. - Phối hợp sự đóng góp để giải quyết một tình huống. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1.Đối với học sinh - Các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh tạo hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. - Các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. - Trong quá trình giảng dạy thực tế ở các lớp khối 10 và khối 11 trường THPT 7 Thạch Thành 2, tôi nhận thấy chất lượng học tập của các e học sinh không đồng đều, càng về những lớp sau kết quả học tập càng kém hơn, các e chưa tập trung chú ý vào học tập. Đồng thời các e mới chỉ tập trung cao vào một số môn cơ bản, còn một số môn khác thì chưa thật sự hoặc không chú ý. Cụ thể trong năm học 2019-2020, kết quả học tập của các lớp như sau: TT Lớp 1 Sĩ số 9-10 10C1 44 1 4 2 10C2 39 8 31,8 7-8 5-6 22 50% 8 % 20,5 10C6 38 3 8% 18,1 TB trở lên 0 0 44 100% 6 15,5 33 84,6 % 15 38,5 % 3 3- 4 10 25,5 % 6 15,7 % 18 47,3 % % % 1 29% % 27 71% 1 2.2.2. Những khó khăn gặp phải trong dạy học tích hợp liên môn. -Trước hết, khó khăn của giáo viên hiện nay là tâm lí ngại thay đổi. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học và cơ sở vật chất. Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu.vv…. - Một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải. Đồng thời, thời điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn học khác nhau là khác nhau, thuật ngữ sử dụng cũng khác nhau, gây khó khăn cho học sinh. - Hình thức dạy học tích hợp liên môn không được trải nghiệm trong trương 8 trình đào tạo giáo viên do đó việc áp dụng hình thức dạy học này vào thực tê đối với giáo viên đang còn gặp khó khăn: ví dụ như: bản thân chưa hiểu về dạy học tích hợp, nhầm lẫn giữa tích hợp liên môn và đa môn, chưa biết lồng nghép giáo dục các vấn đề ngoài SGK... 2.3. Các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết vấn đề 2.3.1. Căn cứ lựa chọn chủ đề: Môn Vật Lí: Gồm các bài Bài 38: Sự chuyển thể của các chất( Vật lí 10 - Cơ bản): Sự bay hơi và ngưng tụ; Hơi khô và hơi bão hòa. Bài 39: Độ ẩm của không khí(Vật lí 10 - Cơ bản): Độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối; Ảnh hưởng của độ ẩm không khí. Bài 22: Sóng điện từ ( Vật lí 12- Cơ bản): sự tròng sóng vô tuyến trong khí quyển. Môn Hóa Học: Gồm các bài: Bài 28: Không khí – Sự cháy( Hóa học lớp 8): các thành phần của không khí Bài 29: Ôxi – Ôzôn( Hóa Học 10 Cơ Bản): Tính chất, ứng dụng của Ôxi – Ôzôn. Bài 45: Hóa học và các vấn đề môi trường( hóa học 12 Cơ bản): Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí; tác hại của ô nhiễm không khí. Môn Sinh Học: Gồm các bài: Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật( Sinh học 10 Cơ bản): Độ ẩm. Bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái( Sinh học 12 Cơ bản): Ảnh hưởng của độ ẩm đến các nhân tố sinh thái. Môn Địa Lí: Bài 11: khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất( Địa lí 10 Cơ bản): cấu trúc khí quyển. Môn Giáo dục công dân: 9 Bài 12: Vảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên(GDCD- 11 Cơ bản) 2. Xác định câu hỏi/ Vấn đề chính cần giải quyết trong chủ đề: - Cấu trúc của tầng khí quyển? các thành phần cấu tạo của không khí trong khí quyển? vai trò của tầng điện li trong sự truyền sóng vô tuyến? - Cách tính độ ẩm của không khí? Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sức khỏe con người và các nhân tố khác? - Phân nhóm các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, hậu quả và các biện pháp khắc phục? 3. Kiến thức -Nêu được cấu trúc của khí quyển. Hiểu được trong khí quyển chứa không khí( Bài 11 – Địa lí 10) - Hiểu được vai trò của tầng điện li( Bài 22 – Vật Lí 12). - Phân biệt được không khí khô và không khí ẩm, xác định được độ ẩm không khí( Bài 38,Bài 39-Vật lí 10). - Ảnh hưởng của độ ẩm không khí tới sức khỏe con người và các nhân tố khác( Bài 27 – Sinh 10, Bài 35 – Sinh 12). - Tìm hiểu các nhóm nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, hậu quả của ô nhiễm không khí và các biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí( Bài 12 – GDCD lớp 11, Bài 35 Sinh học 12, nguồn Internet….). - Từ những kiến thức về không khí, học sinh giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay về bảo vệ môi trường. Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường hiện nay( Bài 12- GDCD lớp 11) 4. Kĩ năng - Vận dụng được các công thức Q = L.m và Q = λ.m để giải các bài tập - Giải thích được quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của các phân tử. 10 - Giải thích được trạng thái hơi bão hòa dựa trên sự cân bằng động của bay hơi và ngưng tụ. - Trình bày được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sức khỏe con người, sự phân bố và đời sống động thực vật. -Nhận biết được vị trí vai trò của không khí trong quá trình sống trên Trái Đất. Biết dự đoán thời tiết, khí hậu từ độ ẩm của không khí. - Quan sát tranh hình, phát hiện ra ảnh hưởng của không khí tới quá trình sống trên Trái Đất. - Rèn luyện tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thấp thông tin, phân tích kênh hình, kenh chữ, liên hệ thực tế. - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề thực tiễn. Dự đoán kết quả cảu các tình huống thực tế giáo viên đưa ra. 5. Thái độ, tình cảm - Giáo dục ý thức và tính tích cực học bài, thông qua đó các e yêu thích hơn môn Vật lí cũng như các môn Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân…từ đó có niềm đam mê nghiên cứu khoa học. -Hình thành thói quen tiếp cận liên môn trong hoạt động khám phá kiến thức, có ý thức bảo vệ môi trường, sẵn sang tham gia các hoạt động vì cộng đồng( thu gom xử lí rác thải, trồng cây xanh….) tuyên truyền, ngăn chặn các hành vi làm ảnh hưỡng xấu đến môi trường không khí. 6. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề - Biết cách bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi - Áp dụng một số kinh nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương. - Phát hiện được độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống 11 con người và đề xuất một số biến pháp làm hạn chế ảnh hưởng của độ ẩm không khí khi trời hanh, trời nồm. 2.4.Kế hoạch dạy học: Nội dung được tổ chức dưới dạng các chủ đề (dự án). GV có thể hướng dẫn, cho HS thảo luận để đưa ra 3 chủ đề (dự án) là: Sự chuyển thể và độ ẩm không khí đối với khí hậu; Sự chuyển thể và độ ẩm không khí đối với động thực vật; Sự chuyển thể và độ ẩm không khí đối với con người. Thảo luận làm nảy sinh các ý tưởng của chủ đề, hướng dẫn HS lựa chọn chủ đề (dự án) và lập kế hoạch thực hiện chủ đề(dự án),chia lớp thành các nhóm để tìm hiểu từng chủ đề, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Các nhóm học sinh trình bày chủ đề và đánh giá chủ đề. Hình thức tích hợp giáo dục môi trường trong bài là hình thức liên hệ. Địa chỉ tích hợp là phần “III. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí”. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí; tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó. GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm của không khí đến vật dụng, đến con người. Gợi ý tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục môi trường như sau: Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS thảo luận để tìm ra phương án - Chia nhóm HS. tìm hiểu. - Các nhóm nhận nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí; tìm hiểu nguyên nhân - Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí; tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó. 12 gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm - GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của không khí khi đó. + Nhóm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của của độ ẩm của không khí đến vật dụng, động thục vật và con người. độ ẩm của không khí đến vật dụng, đến con người. + Nhóm 3: Sự chuyển thể các chất và độ ẩm của không khí đối với đời sống động thực vật Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Thành viên trong mỗi nhóm độc - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương lập suy nghĩ để tìm ra kết quả tìm án các nhóm đã lựa chọn. hiểu. - Điều khiển nhóm thảo luận. - Từng nhóm tự thảo luận để tìm ra kết quả chung cho nhóm. Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đại diện các nhóm báo cáo kết - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm quả. hiểu. - Thảo luận phân tích kết quả tìm - Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra được. kết quả và các phương án hợp lí nhất. Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà 13 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Ghi nhận những kết quả mà GV đã - Xác nhận các kiến thức thu nhận được xác nhận về sự ảnh hưởng của khí sau khi thực hiện các chủ đề. hậu đến độ ẩm của không khí; về nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó. - Xác nhận những kết quả về sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí; về nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập - Ghi nhận về ảnh hưởng của độ ẩm lụt và độ ẩm của không khí khi đó. của không khí đến vật dụng, đến con người. - Nhận nhiệm vụ về nhà. - Xác nhận về ảnh hưởng của độ ẩm của không khí đến vật dụng,động thực vật và con người. - Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trong sách giáo khoa - Giao nhiệm vụ tiếp tục cho HS. Chủ đề 1: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí; tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó -Câu hỏi nội dung: +Các hiện tượng thiên tai (sương mù, mưa, mưa đá, bão...) trong tự nhiên chủ yếu do các hiện tượng vật lý nào gây nên? Hãy nêu các hiểu biết của em về hiện tượng bão và các ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. +Tìm hiểu sự hình thành băng tại Bắc Cực, Nam Cực và các nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan. +Tìm hiểu sự ảnh hưởng của hiện tượng băng tan ở Bắc Cực tới khí hậu, tới con người. +Biến đổi khí hậu là gì? 14 +Phân nhóm các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, hậu quả và các biện pháp khắc phục? -Ý tưởng chung : Tìm hiểu về khí hậu và ảnh hưởng của nó đến con người và môi trường sống tự nhiên. -Sản phẩm: là bài trình diễn,hoặc trang web hoặc poster về: + Các hiện tượng thiên tai trong tự nhiên do sự bay hơi và sự ngưng tụ tạo nên. Hiện tượng mưa, bão, mưa đá…. + Một số biện pháp cảnh báo và phòng tránh thiên tai. + Biến đổi khí hậu. Nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu và các tác hại của biến đổi khí hậu đến đời sống con người.Các biện pháplàm giảm thiểu sự biến đổi khí hậu + Hiện tượng băng tan ở các cực có ảnh hưởng như thế nào với bầu khí quyển, với môi trường tự nhiên. - Nguồn hỗ trợ HS thực hiện + Bài 11 – Địa lí 10, + Bài 38,Bài 39-Vật lí 10, + Bài 22 – Vật Lí 12 + Các trang Web: thuvienvatli.com; youtube.com; …. Nội dung tích hợp liên môn được thể hiện: Môn Vật lí: -Sự chuyển thể của các chất (nước): +Bao gồm các quá trìnhg nóng chảy (từ băn tuyết sang nước lỏng) sự bay hơi (từ nước lỏng sang hơi nước) ở các điều kiện nhiệt độ áp suất khác nhau. Đồng thời với quá trình nóng chảy và bay hơi là quá trình đông dặc và quá trình ngưng tụ. -Sự bay hơi của chất lỏng +Sự bay hơi chỉ diễn ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng và xảy ra ở mọi nhiệt 15 độ. +Hơi khô và hơi bão hòa. - Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự đông đặc, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự sôi. - Viết được công thức nhiệt nóng chảy của vật,công thức nhiệt hóa hơi Q = L.m - Phân biệt hơi khô và hơi bão hòa - Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm cực đại của không khí. Môn Sinh học: -Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên trái đất: hiệu ứng nhà kính, hiện tượng bang tan, các hiện tượn thời tiết cự đoan: lũ lụt, hạn hán… -Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu và các tác hại của biến đổi khí hậu đến đời sống con người. -Con người phải làm gì để kiểm soát được tình trạng biến đổi khí hậu góp phần làm giảm biến đổi khí hậu. Môn Địa lí: - Các nhân tố ảnh hưởng đến mưa, nguyên nhân hình thành nên mưa. Hiện tượng xuất hiện các cơn bão. - Sự hình thành băng ở các cực của Trái đất, băng vĩnh cửu là gì? - Hậu quả của việc băng tan ở các cực. - Sự ấm lên của Trái đất làm băng vĩnh cửu ở hai cực tan có ảnh hưởng nguy hiểm như thế nào với bầu khí quyển? - Sự phân bố lượng mưa trên Trái đất. Môn Giáo dục công dân: - Liên hệ của bản thân đối với môi trường sống xung quanh, về ý thức trong việc bảo vệ môi trường. - Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ môi trường do địa phương, đoàn thể, cơ quan, tổ chức phát động. 16 - Tuyên truyền vận động người thân bạn bè tham gia bảo vệ môi trường. Chủ đề 2: Sự chuyển thể các chất và độ ẩm của không khí đối với đời sống động thực vật -Câu hỏi nội dung: +Sự phân bố,sinh trưởng và phát triển của động thực vật trên trái đất phụ thuộc vào các yếu tố nào? +Sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của động thực vật? + Lấy ví dụ về sự ảnh hưởng của sự chuyển thể và độ ẩm không khí đến sự phân bố, phát triển của động thực vật? + Con người phải làm gì để kiểm soát được ảnh hưởng bất lợi đối với đời sống của cây trồng vật nuôi? + Phân nhóm các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, hậu quả và các biện pháp khắc phục? + Liên hệ đối với bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống của động thực vật trên trái đất? + Nêu một sô biện pháp để có thể baot vệ và cải tạo môi trường sống nói chung và môi trường sống của động thực vật nói riêng -Ý tưởng chung: Tìm hiểu về ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển của động thực vật -Sản phẩm là bài trình diễn, hoặc trang web hoặc poster về: + Các ảnh hưởng của sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí đến sự phân bố,sinh trưởng và phát triển của động thực vật trên Trái Đất + Một số biện pháp để bảo vệ động,thực vật trước những tác động có hại của sự chuyển thể đồng thời phát huy được những ưu điểm của sự chuyển thể và độ ẩm không khí đối với đời sống thực vật. + Ý kiến của cá nhân về các vấn đề đưa ra trong quá trình thực hiện. -Nguồn hỗ trợ HS thực hiện 17 + Sách giáo khoa lớp 10 các môn: Vật lý, Địa lí +Sách giáo khoa lớp 9, lớp 11 các môn: Sinh học + Sách giáo khoa Môn Giáo dục công dân 12 + Địa chỉ các trang web: https://voer.edu.vn; www.khoahoc.com.vn Chủ đề 3: Sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí đối với con người -Câu hỏi nội dung: + Sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí có ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe và đời sống con người? + Con người phải làm gì để bảo vệ sức khỏe khi trời quá nóng, quá lạnh, hoặc khi thời tiết khô hanh, ẩm thấp? + Làm thế nào đê khắc phục tình trạng độ ẩm quá thấp hoặc quá cao trong cuộc sống hàng ngày? + Phân nhóm các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, hậu quả và các biện pháp khắc phục? + Con người đã áp dụng như thế nào các đặc điểm của sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí vào các lĩnh vực phục vụ cho cuộc sống của mình. + Liên hệ với việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương. -Ý tưởng : Tìm hiểu về ảnh hưởng của sự chuyển thể và độ ảm của không khí tới sức khỏe và đời sống con người. Sản phẩm: là bài trình chiếu về: + Ảnh hưởng của sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí đến sức khỏe và đời sống con người. + Một số biện pháp khắc phục những ảnh hưởng không tốt của sự chuyển thể và độ ẩm của không khí đối với đời sống và sưc khỏe con người. + Một số ứng dụng của sự chuyển thể và độ ẩm không khí vào lĩnh vực cuộc sống. + Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương của mình. 18 -Nguồn hỗ trợ học sinh thực hiện +Sách giáo khoa Vật lí 10 +Sách giáo khoa Sinh học 11 +Địa chỉ các trang Web: +www. Khoahoc.com.vn; www.suwckhoe.com.vn 2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu, tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập của các em học sinh các lớp khối 10: 10C1, 10C2, 10C6, 10C8 trước và sau khi thực hiện đề tài. Kết quả thu được như sau: Đối với khối lớp 10 năm học 2019-2020 Sau khi tiến hành thực hiện dạy học tích hợp liên môn đối với hai lớp 10C2, 10C6. Tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh các lớp. Kết quả thu được: *Kết quả bài kiểm tra khi dạy sử dụng tích hợp kiến thức liên môn năm học 2017-2018 ở các lớp 10 C2, 10C6: TT Lớp 1 Sĩ số 10C2 39 9-10 7-8 5-6 10 25,6 23 58,9 6 % 2 10C6 38 6 15,5 % 15,8 % 20 52,6 3- 4 TB trở lên 0 0% 39 100% 2 5,3 36 94,7 % 10 26,3 % % % % *Kết quả đánh giá học tập với các lớp khi đối chứng: TT Lớp 1 Sĩ số 10C1 44 9-10 7-8 5-6 1 22 50% 8 31,8 3- 4 18,1% 0 TB trở lên 0 44 100% 19 4 % Từ kết quả trên có thể thấy rằng: kết quả học tập của các lớp 10C2 và 10C6 tiến bộ rõ rệt, thể hiện ở tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên đáng kể (gần tương đương với lớp 10C1, là lớp có chất lượng học tập tốt nhất), tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình và dưới trung bình giảm. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận. Đối chiếu với mục đích, lí do, nhiệm vụ nghiên cứu của sáng kiến tôi nhận thấy đã đạt được các kết quả sau: 1. Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề gắn liền với thực tiễn cuộc sống thực sự đã phát huy và phát triển được năng lực của học sinh. 2. Việc đưa Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề vào trong các giờ học chính khóa là hoàn toàn khả thi đối với từng đơn vị kiến thức. 3. Dạy học tích hợp liên môn gắn với bảo vệ môi trường giúp các e học sinh thay đổi thái độ, quan điểm của mình về bảo vệ môi trường theo hướng tích cực hơn 4. Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đang còn một số tồn tại mà tôi gặp phải trong quá trình thực hiện: thời gian hạn chế, số lượng học sinh ít, kêt quả chưa có tính khái quát cao… 3.2 Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi có một vài kiến nghị sau: 1. Trang bị đầy đủ cở sở vật chất trong nhà trường để phục vụ cho quá trình dạy học: các thiết bị thí nghiệm, nhà chức năng, thiết bị điện tử… 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan