Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo vệ môi trường du lịch Cù Lao An Bình Tỉnh Vĩnh Long...

Tài liệu Bảo vệ môi trường du lịch Cù Lao An Bình Tỉnh Vĩnh Long

.PDF
122
309
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN Ket-noi.com NGUYỄN DIỄM PHÚC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN DIỄM PHÚC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành Du lịch (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Hòe Hà Nội - 2014 2 MỤC LỤC MỤC LỤC………………………………………………………………………….1 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………5 DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU………………………………………………...6 MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………7 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………..……7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………………...8 3. Mục tiêu luận văn……………………………………………………………...10 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu………………………………...10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………....10 6. Kết cấu khóa luận…………………………….………………………………..14 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH 1.1 Môi trƣờng và du lịch……………………………………….………………..15 1.1.1 Khái niệm môi trƣờng du lịch........................................................................15 1.1.1.1 Khái niệm môi trường Du lịch………………………………………………….15 1.1.1.2 Khái niệm Bảo vệ Môi trường Du lịch………………………………………..15 1.1.2 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch…………………………...15 1.1.2.1 Tác động của du lịch đến môi trường ……………………………………..…..15 1.1.2.2 Ảnh hưởng môi trường đến các hoạt động du lịch…………………………..22 1.1.3 Một số chương trình bảo vệ môi trường Du lịch……….……………………...26 1.1.3.1 Một số chương trình bảo vệ môi trường du lịch quốc tế…………………….26 1.1.3.2 Một số chương trình bảo vệ môi trường du lịch tại Việt Nam………………29 1.2 Quy định pháp luật của Việt Nam về bảo vệ môi trƣờng du lịch…….……33 Tiểu kết chƣơng 1……………………………………………….………………...36 3 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG. 2.1 Đặc điểm điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội cù lao An Bình………..37 2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và thực trạng môi trường du lịch……….….….37 2.1.1.1 Vị trí địa lý ………………..………………………………………………….…..37 2.1.1.2 Địa hình………………………………………………………………………….…37 2.1.1.3 Khí hậu………………………..…………………………………………………...38 2.1.1.4 Nước…………………………..…………………………………………………...38 2.1.1.5 Đất đai………………………..……………………………………………………39 2.1.1.6 Tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường……………………………………...40 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội cù lao An Bình………………………..…………..…41 2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tại cù lao An Bình………….……………….43 2.2.1 Đặc trưng các hệ sinh thái…….……………………….……………..…………...43 2.2.2 Đặc trưng các hệ sản xuất………………………………………………………....43 2.2.3 Đặc trưng hệ Xã hội và Nhân văn có khả năng hấp dẫn du lịch…….…….…44 2.2.3.1 Di tích lịch sử văn hóa…………………………………………..……………….44 2.2.3.2 Các nghề và làng nghề truyền thống………………..………………………….44 2.2.3.3 Sinh hoạt, văn hóa và lễ hội………………………………..……………….…..45 2.2.4 Các loại hình du lịch tại Cù lao An Bình……………..…………………………46 2.2.5 Tuyến điểm du lịch tại cù lao An Bình…………………………………………...47 2.3 Hiện trạng môi trƣờng du lịch theo các tuyến điểm du lịch trên Cù lao An Bình………………………………………………………………49 2.3.1 Hiện trạng môi trường du lịch theo các tuyến điểm du lịch trên Cù lao An Bình………...………………………...……………………………………49 2.3.2 Nhận xét chung……………………………………………………………………..58 2.4 Phân tích, Đánh giá, và Định hƣớng Bảo vệ môi trƣờng du lịch tại cù lao An Bình theo hƣớng bền vững ……….…………………..……….......60 2.4.1 Phân tích Lực điều khiển hoạt động du lịch tại cù lao An Bình ………..…….60 4 2.4.1.1 Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long………………..…..…60 2.4.1.2 Phương hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của UBND tỉnh Vĩnh Long…………….……..….61 2.4.2 Phân tích Sức ép lên hoạt động du lịch tại cù lao An Bình……….…………...62 2.4.2.1 Sức ép kinh tế…………………..……………….….…………………....………..62 2.4.2.2 Sức ép về nhu cầu…………………………………………….………….………..63 2.4.2.3 Sức ép về cạnh tranh………...…………..………………………….…………….65 2.4.3 Phân tích hiện trạng hoạt động du lịch tại cù lao An Bình……….….………..66 2.4.3.1 Lượng khách du lịch………….……..………………………………….………...66 2.4.3.2 Tính mùa vụ………………………………………………………………..…….. 68 2.4.3.3 Nguồn nhân lực du lịch………….………………………………………………..68 2.4.4 Phân tích tác động của hoạt động du lịch tại cù lao An Bình………………...69 2.4.4.1 Tính toán sức chứa du lịch……………………………………………………….69 2.4.4.2 Tác động của hoạt động du lịch tại cù lao An Bình…………………………..71 Tiểu kết chƣơng 2………………………………………………………………...75 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH, TỈNH VĨNH LONG 3.1 Nguyên nhân của những bất cập trong bảo vệ môi trƣờng du lịch cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long…………………………………….77 3.1.1 Thiếu sự liên kết của chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan……………………………………………………77 3.1.2 Vấn đề bảo vệ môi trường du lịch chưa được các cơ quan ban ngành và cộng đồng dân cư quan tâm đúng mức…………..…………….77 5 3.1.3 Trình độ nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế………..…….………………….78 3.1.4 Định hướng phát triển ngành du lịch đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 chưa hợp lý………………………………………………….78 3.1.5 Thiếu nguồn vốn đầu tư……………………………………………………………78 3.2 Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trƣờng du lịch tại cù lao An Bình ………..78 3.2.1 Qui hoạch du lịch phải tính đến sức chứa du lịch. ……………………….79 3.2.2 Giải pháp Định hướng lồng ghép Bảo vệ Môi trường du lịch vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Cù Lao An Bình…………..…………80 3.2.3 Giải pháp kiểm soát lượng du khách (không vượt các sức chứa Du lịch)….81 3.2.4 Giải pháp Quan trắc Môi trường Du lịch Homestay (loại hình du lịch chính) áp dụng cho cù lao An Bình ……………………..…82 3.2.5 Giải pháp Quản lý môi trường của hoạt động du lịch Homestay (loại hình du lịch chính) tại cù lao An Bình……………...…..…………………83 3.2.6 Giải pháp hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các ngành có liên quan…………………………………..…………..……….84 3.2.7 Giải pháp xây dựng chương trình bảo vệ môi trường du lịch…..……………85 3.2.8 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường du lịch…………...85 3.2.9 Giải pháp huy động vồn đầu tư cho BVMT du lịch……………………………86 3.2.10 Giải pháp đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội……………….86 Tiểu kết chƣơng 3…………………….…………………………………………...87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………...……….88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….93 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHXHCNVN: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam UBND: Ủy ban Nhân dân DLVN: Du lịch Việt Nam DL: Du lịch DK: du khách KT-XH: kinh tế xã hội Cxh: sức chứa xã hội Cst: sứcchứa sinh thái Csttt: sức chứa sinh thái thực tế Cstm : sức chứa sinh thái quản lý TCDL VN: Tổng cục Du lịch Việt Nam BVMT: Bảo vệ môi trƣờng TNMT: Tài nguyên Môi trƣờng Bộ TNMT : Bộ Tài nguyên Môi trƣờng ĐTM: Đánh giá tác động môi trƣờng. Cam kết BVMT : Cam kết bảo vệ môi trƣờng VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm QCVN: Qui chuẩn Việt Nam 7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Chỉ tiêu sinh khí hậu và mức độ thích nghi của con ngƣời…………….23 Bảng 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long…………………….………..phụ lục 1 Bảng 2.2 Mực nƣớc sông Tiền tỉnh Vĩnh Long………………………………….38 Bảng 2.3 Các chỉ tiêu kinh tế xã hội cù lao An Bình năm 2012………………….41 Bảng 2.4 Các di tích lịch sử văn hóa tại cù lao An Bình………….…...… phụ lục 1 Bảng 2.5 Bản đồ du lịch cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long………………… phụ lục 1 Bảng 2.6 Danh sách các cơ sở du lịch tại cù lao An Bình…………..….… phụ lục 1 Bảng 2.7 Doanh thu du lịch cù lao An Bình giai đoạn 2008 – 2012………...……62 Bảng 2.8 Biểu đồ doanh thu du lịch cù lao An Bình giai đoạn 2008 –2012……..63 Bảng 2.9 Lƣợng khách du lịch đến cù lao An Bình giai đoạn 2008 – 2012……...66 Bảng 2.10 Biểu đồ lƣợng khách du lịch đến cù lao An Bình giai đoạn 2008 – 2012………………………………………………………………………...66 Bảng 2.11 Danh sách nguồn nhân lực du lịch cù lao An Bình…………… phụ lục 1 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Sự tồn tại và phát triển của ngành Du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tài nguyên trong môi trƣờng xung quanh. Vì vậy, Du lịch và Môi trƣờng có mối quan hệ qua lại mật thiết và gắn bó với nhau. Trong quá trình khai thác du lịch, chất lƣợng môi trƣờng suy giảm cũng có nghĩa là hoạt động du lịch cũng sẽ suy thoái. Nhu cầu của khách đi du lịch ngày càng cao, ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu về tham quan, giải trí họ còn quan tâm đến nhu cầu về an toàn và sức khỏe. Do đó, xu hƣớng lựa chọn điểm đến môi trƣờng an toàn luôn là tiêu chí hàng đầu của khách du lịch đặc biệt là các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên. Nhằm tạo cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch bền vững và quảng bá hình ảnh Vĩnh Long với Thế giới, Vĩnh Long đã nghiên cứu bổ sung qui hoạch phát triển du lịch trong đó có khu du lịch chuyên đề cấp quốc gia về du lịch sông nƣớc miệt vƣờn bao gồm cù lao An Bình nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh du lịch sông nƣớc của Tỉnh. Bảo vệ môi trƣờng du lịch là một vấn đế cấp bách của ngành Du lịch tại Cù lao An Bình. Với diện tích đến 6.000 ha, bao gồm 4 xã: An Bình, Hòa Ninh, Đồng Phú và Bình Hòa Phƣớc, cù lao An Bình đƣợc bồi đắp bởi phù sa sông Tiền và sông Cổ Chiên (nhánh của sông Tiền) bạt ngàn cây ăn trái và ruộng lúa, nhiều trang trại cây ăn trái đã mở cửa đón du khách. Du khách có thể nghỉ đêm tại các nhà nông dân địa phƣơng trong các chƣơng trình du lịch homestay để trải nghiệm cuộc sống miệt vƣờn đầy bản sắc. Môi trƣờng Du lịch tại Cù lao An Bình hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức cần phải đƣợc quan tâm nghiên cứu và quản trị. Đó là: 9 1. Chủ nhà lẫn nhân viên phục vụ tại các vườn du lịch hầu như chưa qua đào tạo nghiệp vụ, chủ yếu kinh doanh theo kinh nghiệm nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu du khách. Vì chƣa đƣợc đào tạo về mặt nhận thức, nên các điểm kinh doanh du lịch vƣờn không theo kịp những đòi hỏi ngày càng thay đổi của khách cả về dịch vụ lẫn chất lƣợng môi trƣờng. Điều đáng nói ở đây chính là tỷ lệ du khách quay lại… là rất thấp. Còn ở Vĩnh Long, công ty cổ phần Du lịch Cửu Long cho biết tỷ lệ khách quay lại chƣa đến 10%. 2. Khả năng thiết kế chương trình du lịch còn hạn chế, chƣa có chƣơng trình du lịch riêng lẻ phục vụ cho từng đối tƣợng khách nhƣ: chƣơng trình du lịch hè, du lịch cuối tuần, du lịch nghĩ dƣỡng… nhằm đáp ứng thị hiếu của từng đối tƣợng khách và nguồn khách. Điều này làm cho có điểm du lịch thì quá tải, có điểm thì dƣới tải. 3. Môi trường đang bị xâm hại. Việc xử lý chất thải (rác, nƣớc thải) trên cù lao của ngƣời dân hiện nay chỉ có 2 cách: một là vứt xuống sông, hai là đào hố chôn. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ khách (ăn trƣa và homestay) chƣa đƣợc kiểm soát tốt. Việc phát triển mô hình homestay thiếu kiểm soát dẫn đến một số tệ nạn xã hội ở địa phƣơng mà trƣớc đây vốn không có: cờ bạc, đá gà, hút chích… Vì những lý do trên, đề tài “ Bảo vệ môi trƣờng du lịch Cù lao An Bình, tỉnh Vĩnh Long”đƣợc chọn làm đề tài cho luận văn với hy vọng sẽ có những đóng góp tích cực trong sự phát triển ngành du lịch Tỉnh Vĩnh Long. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. - Năm 2001, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam nghiên cứu đề tài “Quy hoạch chi tiết các khu du lịch tỉnh Vĩnh Long” trong đó bao gồm 2 khu du lịch tại hai xã An Bình và Đồng Phú thuộc cù lao An Bình. Theo đó, đề tài đã khẳng định “Các khu du lịch đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Long, phát triển du lịch ở các khu vực trên góp phần tích cực 10 vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian qua, lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch ở đây chưa được khai thác đúng mức, nhiều tài nguyên chưa được phát huy hết tác dụng, thiếu qui hoạch đồng bộ dẫn đến sự xuống cấp về môi trường. Mặc dù những năm gần đây có sự quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa tương xứng với nhu cầu phát triển du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước thải, xử lý chất thải…”. [23, tr.81] - Năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Vĩnh Long lập báo cáo “Hiện trạng môi trƣờng tỉnh Vĩnh Long”. Báo cáo đã phân tích hiện trạng môi trƣờng tự nhiên tỉnh Vĩnh Long trong đó bao gồm khu vực cù lao An Bình, dự đoán diễn biến chất lƣợng môi trƣờng trong tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đƣa ra các giải pháp bảo vệ môi trƣờng trong thời gian tới. - Năm 2013, Nguyễn Thị Kiều Nga đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long”. Đề tài đã phân tích sự hài lòng của du khách đối với các chỉ tiêu: cơ sở vật chất, dịch vụ vui chơi giải trí, nhân viên phục vụ, dịch vụ homestay, sản phẩm lƣu niệm, sự đón tiếp của ngƣời dân địa phƣơng…và đánh giá mức độ hài lòng của du khách với chất lƣợng các chỉ tiêu này. Kết quả cho thấy, 30% ở mức độ “khá hài lòng” và 35% ở mức độ “bình thƣờng”. Từ đó, đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình. - Năm 2013, tác giả Hà Thị Phƣơng Lan đề tài “Bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” đã nghiên cứu môi trƣờng tự nhiên và thực trạng công tác bảo vệ môi trƣờng tại Vịnh Hạ Long, đồng thời tác giả đã khẳng định du lịch mang lại tác động tiêu cực đối với môi trƣờng gấp nhiều lần so với những tác động tích cực. Từ đó, tác giả đã đƣa ra những giải pháp nhằm bảo vệ môi trƣờng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu. Những nghiên cứu ít ỏi trên cho thấy những vấn đề bức xúc sau đây về môi trƣờng du lịch cù lao An Bình còn chƣa đƣợc giải quyết thấu đáo: cung cấp điện, nƣớc đang gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động du lịch, báo cáo kiểm tra hiện trạng môi trƣờng chỉ đƣợc áp dụng cho một vài điểm du lịch có qui mô lớn, các hộ 11 kinh doanh du lịch còn lại đặc biệt là homestay vẫn chƣa có sự kiểm soát chặt chẽ của các cấp chính quyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, việc xử lý chất thải,, nƣớc thải… 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.  Mục đích nghiên cứu. Đánh giá thực trạng môi trƣờng du lịch tại các tuyến điểm du lịch cù lao An Bình, từ đó đƣa ra giải pháp bảo vệ môi trƣờng du lịch cù lao An Bình trên cơ sở phân tích, đánh giá và định hƣớng phát triển Du lịch ở đây theo hƣớng bền vững.  Nhiệm vụ nghiên cứu. - Cơ sở lý luận vấn đề bảo vệ môi trƣờng du lịch. - Thực trạng hoạt động du lịch và công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch cù lao An Bình. - Giải pháp bảo vệ môi trƣờng du lịch cù lao An Bình theo hƣớng bền vững. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 4.1 Đối tượng nghiên cứu: môi trƣờng du lịch tại Cù lao An Bình: Hiện trạng và Giải pháp phát triển môi trƣờng du lịch theo hƣớng bền vững. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Cù lao An Bình trên sông Tiền tỉnh Vĩnh Long. - Phạm vi thời gian: giai đoạn 5 năm từ năm 2008 đến 2012. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Áp dụng các hệ phƣơng pháp chính sau: Quy trình DPSIR, Hệ phƣơng pháp PRA, phƣơng pháp tính toán sức chứa Du lịch và lồng ghép BVMT du lịch với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cù lao An Bình. 12 5.1 Quy trình DPSIR: (Driving forces, Pressures, States, Impacts, Responses) Đây là một mô hình phân tích đánh giá một hệ thống sản xuất dựa trên mối liên hệ Nguyên nhân – Kết quả chặt chẽ, đƣợc sử dụng trong phân tích hiện trạng vấn đề và đề xuất giải pháp cải thiện vấn đề, có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu phát triển, nhƣ đánh giá hiện trạng môi trƣờng, đánh giá phát triển các hệ sản xuất, trong đó có Du lịch. Quy trình này đƣợc đề xuất từ năm 2004 đƣợc áp dụng rộng rãi ở các nƣớc EU, từ 2005 đƣợc áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Nội dung Quy trình gồm 5 bƣớc:  Phân tích Lực điều khiển (D).  Áp lực lên các hệ sản xuất (P).  Hiện trạng các hệ sản xuất (S).  Phân tích tác động của hệ sản xuất đến kinh tế - xã hội và môi trƣờng (I).  Ứng phó – đề xuất giải pháp cải thiện tình hình (R). Trong phạm vi đề tài, tác giả áp dụng quy trình DPSIR để phân tích, đánh giá và định hƣớng bảo vệ Môi trƣờng Du lịch tại cù lao An Bình trong các vấn đề sau:  Phân tích Lực điều khiển hoạt động du lịch tại cù lao An Bình (D – Driving Forces) trong chiến lƣợc, quy hoạch phát triển KT-XH nói chung và Quy hoạch ngành Du lịch nói riêng của UBND tỉnh Vĩnh Long.  Phân tích Sức ép lên hoạt động du lịch tại cù lao An Bình (P – Pressure) do yếu tố D gây ra: sức ép kinh tế, sức ép nhu cầu, sức ép cạnh tranh…  Phân tích hiện trạng hoạt động du lịch tại cù lao An Bình (S – State): lƣợng khách, tính mùa vụ, các loại hình du lịch tại cù lao An Bình do yếu tố P gây ra.  Phân tích tác động của hoạt động du lịch tại cù lao An Bình (I - Impact) bao gồm tác động đến Kinh tế - Xã hội và Môi trƣờng do yếu tố P gây ra (trên cơ sở tính toán sức chứa sinh thái và sức chứa xã hội). 13  Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trƣờng du lịch (R - Réponsives) tại cù lao An Bình theo hƣớng bền vững. 5.2 Hệ phƣơng pháp Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng PRA. Hệ phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập, phân tích tài liệu tại cộng đồng. Bao gồm kỹ thuật phân tích tài liệu thứ cấp, tham vấn chuyên gia và cộng đồng, xây dựng bảng hỏi điều tra phỏng vấn và quan sát các dấu hiệu đặc trƣng ngoài thực địa để kiểm chứng tài liệu sơ cấp (bảng hỏi) thu thập tại các đơn vị phục vụ du lịch: cơ sở kinh doanh lƣu trú, kinh doanh ăn uống và kinh doanh vận tải. 5.3 Phƣơng pháp Đánh giá sức chứa Du lịch. Luận văn sẽ đánh giá sức chứa xã hội (Cxh) và sức chứa sinh thái (Cst) của du lịch tại cù lao An Bình. Dƣới đây hƣớng dẫn tính Cxh và Cst: 5.3.1 Sức chứa xã hội Cxh = P. r (số du khách ) Trong đó: P: dân số địa phƣơng của điểm DL R: tỷ lệ tối đa giữa số DK/ 1 ngƣời dân địa phƣơng. 5.3.2 Sức chứa sinh thái  Xác định Cstmax (ngày) C st max=(A/a).(T/t)= AT/at 14 Trong đó: A- Yếu tố sinh thái nhạy cảm nhất (nhỏ nhất) có thể là diện tích cho sử dụng công cộng, diện tích bãi biển, độ dài đƣờng mòn đi hiking, diện tích cắm trại… a- tiêu chuẩn của yếu tố sinh thái nhạy cảm cho 1 DK theo phân hạng tiêu chuẩn Du lịch Việt Nam; T- thời gian mở cửa điểm DL:giờ/ngày t- thời gian dành cho 1 (1 nhóm ) DK sử dụng yếu tố sinh thái nhạy cảm nói trên: giờ/ngày  Tiêu chuẩn TCDL VN - 2002 - Diện tích cho nghỉ dƣỡng: 30-40 m2/ngƣời - Diện tích cho Picnic: 50-60m2/ngƣời - Diện tích cho chơi thể thao: 200-400m2/ngƣời - Diện tích cắm trại:100-200m2/ngƣời  Sức chứa sinh thái thực tế: Csttt Csttt = Cstmax . [ 1- ( ri / Ri ) ] Trong đó: i - là bất cứ tham số sinh thái nào gây khó khăn làm giảm bớt khả năng đáp ứng DK. ri - là độ giảm bớt. Ri - là khả năng đáp ứng lý thuyết của tham số i. 15  Sức chứa sinh thái quản lý Cstm Cstm = ( Cstmax . [ 1- ( mi / Mi ) ] Trong đó: mi - là mức giảm bớt do điều kiện dịch vụ / quản lý thực tế; Mi - là khả năng đáp ứng đầy đủ của doanh nghiệp. So sánh Csttt với Cstm, Sức chứa nào nhỏ hơn thì đó chính là sức chứa sinh thái hữu hiệu tại điểm DL. 5.4 Phƣơng pháp lồng ghép Bảo vệ môi trƣờng vào phát triển kinh tế xã hội: áp dụng để đề xuất Quản lý và bảo vệ Môi trƣờng Du lịch tại cù lao An Bình. 5.5 Phƣơng pháp điền dã: kết hợp tham vấn khoảng 50 du khách, nghiên cứu 20 điểm du lịch ở cù lao An Bình, phỏng vấn 15 doanh nghiệp, 20 ngƣời dân địa phƣơng và tham vấn 10 chuyên gia địa phƣơng theo hình thức phỏng vấn không cấu trúc. Trong một số trƣờng hợp, tác giả phải nghỉ đêm tại điểm du lịch để tìm hiểu thực trạng môi trƣờng du lịch tại điểm cụ thể hơn. 6. Kết cấu khóa luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận – kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chủ yếu của luận văn bao gồm 3 chƣơng chính: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trƣờng du lịch. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động du lịch và công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long Chƣơng 3: Giải pháp bảo vệ môi trƣờng du lịch tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long. 16 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH 1.1 Môi trƣờng và Du lịch. 1.1.1 Khái niệm môi trường du lịch. 1.1.1.1 Khái niệm môi trường Du lịch Theo Phạm Trung Lƣơng, Môi trƣờng Du lịch là: “Theo nghĩa rộng, Môi trƣờng Du lịch là các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó, hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”.[40] Theo Điều 2, Quy chế Bảo vệ Môi trƣờng trong lĩnh vực Du lịch năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Môi trƣờng Du lịch đƣợc khái niệm: “Môi trƣờng du lịch là môi trƣờng tự nhiên bao gồm toàn bộ không gian lãnh thổ, đất, nƣớc, các hệ sinh thái, các hệ động vật, thực vật, công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên nơi tiến hành các hoạt động động du lịch”. [2] 1.1.1.2 Khái niệm Bảo vệ Môi trường Du lịch “Bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực Du lịch là các hoạt động cải thiện và tôn tạo môi trƣờng du lịch, phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng và sự cố môi trƣờng xảy ra trong lĩnh vực du lịch”. [32] 1.1.2 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch. 1.1.2.1 Tác động của du lịch đến môi trường. Bao gồm các tác động tích cực và tiêu cực do hoạt động phát triển Du lịch gây ra cho môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội - nhân văn. a. Tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên.  Tác động tích cực.  Bảo tồn thiên nhiên. - Du lịch góp phần rất lớn vào việc khẳng định giá trị, góp phần bảo tồn các loài động – thực vật hoang dại và diện tích tự nhiên qua việc bảo vệ và qui hoạch các Vƣờn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ sự chiêm ngƣỡng của du khách. [ 6, tr.21] 17 - Nguồn thu nhập từ vé vào cổng tham quan, hoặc thuế doanh thu các cơ sở nghỉ ngơi du lịch, thuế thu nhập du lịch… đƣợc sử dụng cho các chƣơng trình và hoạt động bảo tồn hoặc chi trả cho bảo vệ môi trƣờng. [9, tr.42]  Tăng cƣờng chất lƣợng môi trƣờng Thông qua các chƣơng trình và luật bảo vệ môi trƣờng Du lịch nhằm kiểm soát chất lƣợng không khí, đất, nƣớc, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải; các chƣơng trình quy hoạch cảnh quan, quy hoạch sử dụng đất và duy tu bảo dƣỡng các công trình kiến trúc.[ 6, tr.21]  Đề cao môi trƣờng. Việc phát triển các cơ sở du lịch đƣợc thiết kế tốt có thể đề cao các giá trị cảnh quan. [6, tr.21].  Cải thiện cơ sở hạ tầng. Du lịch phát triển sẽ kéo theo cải thiện cơ sở hạ tầng địa phƣơng: hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cấp thoát nƣớc, xử lý chất thải, thông tin liên lạc.[ 6 tr.21]  Tăng cƣờng hiểu biết về môi trƣờng Đối với cộng đồng địa phương:Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi trƣờng khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trƣờng. Sự tiếp xúc này khiến du khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những hành vi và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trƣờng. Ví dụ nhƣ học sinh Honduran từ Thủ đô Tegucigalpa thƣờng đƣợc đƣa đến tham quan rừng La Tigra để hiểu rõ về sự đa dạng của rừng mƣa. [9, tr.43] - Đối với khách du lịch: du lịch cung cấp thông tin và làm tăng nhận thức về những hậu quả mà họ có thể gây ra cho môi trƣờng. Định hƣớng cho du khách sử dụng những sản phẩm và dịch vụ đƣợc sản xuất theo nguyên tắc và hoạt động tiêu dùng bền vững: sản xuất bằng công nghệ sạch, giảm thiểu tác động vào môi trƣờng. [9, tr.43] 18  Tác động tiêu cực.  Ảnh hƣởng tới nhu cầu và chất lƣợng nƣớc. Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nguồn nƣớc rất nhiều, thậm chí tiêu hao hơn cả sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng. Một du khách trung bình ở Barbados tiêu thụ lƣợng nƣớc gấp 8 lần một ngƣời địa phƣơng. [6, tr.22]  Nƣớc thải. Nƣớc thải thƣờng đƣợc tính bằng 75% lƣợng nƣớc cấp. Lƣợng nƣớc thải nếu chƣa đƣợc xử lý tốt thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nƣớc: ô nhiễm sông, hồ xung quanh các khu du lịch; đe dọa sức khỏe con ngƣời và động – thực vật: lan truyền các dịch bệnh nhƣ bệnh đƣờng ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt; gây ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dƣỡng gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản… Xử lý nƣớc thải cần phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng: tiêu chuẩn sinh thái và tiêu chuẩn sức khỏe. Khi xử lý nƣớc thải cần chú ý những vấn đề sau đây: - Lƣợng nƣớc sinh hoạt ít sẽ làm cho lƣợng nƣớc thải bẩn hơn. - Thói quen ẩm thực khác nhau tạo ra nƣớc thải có nồng độ chất bẩn khác nhau. [6, tr.22] Du lịch làm tăng lƣợng nƣớc thải gây ô nhiễm đất và nguồn nƣớc sạch thông qua các hoạt động: - Trong quá trình xây dựng: xả thải bừa bãi các vật liệu xây dựng vào nguồn nƣớc: đất đá và các chất nạo vét; lƣợng xăng dầu trong quá trình vận chuyển các vật tƣ xây dựng… ảnh hƣởng đến nƣớc ngầm và nƣớc mặt. - Trong quá trình hoạt động: sự hoạt động của các cơ sở lƣu trú, các khu nghỉ mát, hoạt động của du khách: xả rác bừa bãi xuống sông khi qua phà, trên tàu thuyền.[9,tr.46]  Rác thải. Xử lý rác thải là một vấn đề rất quan trọng tại các khu du lịch. Nếu việc xử lý chất thải rắn không phù hợp sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng về cảnh quan: thay 19 đổi hƣớng dòng chảy, biến đổi đƣờng bờ… vệ sinh môi trƣờng, sức khỏe cộng đồng và xung đột xã hội [6, tr.23].  Ô nhiễm khí Ô nhiễm khí trong hoạt động Du lịch do các phƣơng tiện vận chuyển hành khách: xe ô tô, xe máy, tàu thuyền, máy bay… thải ra chất carbon dioxide góp phần gây hại cho môi trƣờng toàn cầu, ô nhiễm không khí môi trƣờng địa phƣơng. [6, tr.23].  Năng lƣợng. Tiêu thụ năng lƣợng đáp ứng các nhu cầu cho du khách và các cơ sở kinh doanh du lịch: đốt củi, than, dầu, điện, gas… thƣờng không hiệu quả và lãng phí. Ví dụ nhƣ ở các nƣớc rất nóng hay rất lạnh, các xe buýt chở du khách trong các tour vẫn để động cơ nổ nhiều giờ trong khi du khách đã ra khỏi xe đi tham quan vì họ muốn sau khi tham quan xong sẽ đƣợc vào trong một chiếc xe có điều hoà không khí. [9, tr. 45]  Ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng ồn từ các phƣơng tiện vận chuyển giao thông, phƣơng tiện giải trí, phƣơng tiện thông tin đại chúng và các hoạt động của du khách có thể gây khó chịu, phiền toái, stress, thậm chí là mất thính giác đối với con ngƣời và còn làm suy thoái môi trƣờng tự nhiên, đặc biệt là những khu vực nhạy cảm.[9,tr.46].  Làm xấu cảnh quan. Làm xấu cảnh quan đƣợc gây ra do các nguyên nhân sau: - Khách sạn, nhà hàng có kiến trúc xấu xí, thô kệch hoặc xa lạ với cảnh quan địa phƣơng. - Sử dụng các vật liệu ốp lát không phù hợp. - Bố trí các công trình dịch vụ kém khoa học. - Xây dựng, san ủi mặt bằng, cải tạo cảnh quan kém. - Sử dụng quá nhiều phƣơng tiện quảng cáo nhất là phƣơng tiện xấu xí. - Dây điện, cột điện tràn lan. - Bảo dƣỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan