Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo tồn và phát triển Làng nghề gốm Thanh Hà - Hội An...

Tài liệu Bảo tồn và phát triển Làng nghề gốm Thanh Hà - Hội An

.PDF
21
1494
119

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài “Bảo tồn và phát triển làng nghề gốm Thanh Hà - Hội An”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô cùng với những lời động viên, khuyến khích từ phía gia đình, bạn bè trong những lúc em gặp khó khăn. Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô Khoa Du Lịch - Đại Học Huế đã truyền thụ những kiến thức cơ bản, tạo tiền đề giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS.Trần Thị Thu Thủy, cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa thành phố Hội An cùng các cô chú, anh chị trong cơ quan đã tạo điều kiện cho em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Với thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm và kiến thức thực tế chưa có nên Khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và quý cơ quan để khóa luận của em hoàn thiện hơn. Ngày 14 tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bích Hiền i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …tháng … năm… Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bích Hiền ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii MỤC LỤC.............................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................vi DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................9 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................9 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................11 5. Kết cấu của khóa luận ....................................................................................12 Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........... Error! Bookmark not defined. Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................................................. Error! Bookmark not defined. I. Cơ sở lý luận và một số vấn đề liên quan ..........Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái quát chung về làng nghề .......................Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm...............................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề ................Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Vai trò của làng nghề đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ...... Error! Bookmark not defined. 1.2. Phát triển làng nghề.......................................Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm...............................................Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển làng nghề trong nền kinh tế thị trường. Error! Bookmark not defined. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề ......Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Đặc trưng của sản phẩm và sự phát triển du lịch ...Error! Bookmark not iii defined. 1.3.2. Nguyên liệu ............................................Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Tổ chức sản xuất của làng nghề .............Error! Bookmark not defined. 1.3.4. Vốn sản xuất...........................................Error! Bookmark not defined. 1.3.5. Lao động có tay nghề..............................Error! Bookmark not defined. 1.3.6. Mặt bằng sản xuất...................................Error! Bookmark not defined. 1.3.7. Marketing và hệ thống tiêu thụ sản phẩmError! Bookmark not defined. 1.3.8. Chính sách của địa phương.....................Error! Bookmark not defined. II. Cơ sở thực tiễn ................................................Error! Bookmark not defined. 1. Những đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam............Error! Bookmark not defined. 1.1. Tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp ... Error! Bookmark not defined. 1.2. Công nghệ thô sơ, lạc hậu..........................Error! Bookmark not defined. 1.3. Nguyên vật liệu thường là tại chỗ ..............Error! Bookmark not defined. 1.4. Chủ yếu là lao động thủ công ....................Error! Bookmark not defined. 1.5. Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc ..........Error! Bookmark not defined. 1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp........................Error! Bookmark not defined. 1.7. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là ở quy mô nhỏ ..... Error! Bookmark not defined. 2. Một số kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển làng nghề..Error! Bookmark not defined. 2.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới...Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Trung Quốc ............................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Các nước ASEAN (Thái Lan, Myanma,...) ...........Error! Bookmark not defined. 2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước ............Error! Bookmark not defined. iv 2.2.1. Làng lụa Vạn Phúc - Hà Tây...................Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Làng Sơn Đồng - Hà Tây........................Error! Bookmark not defined. Chương II: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM THANH HÀ ................................................... Error! Bookmark not defined. I. Thực trạng bảo tồn, phát triển làng nghề gốm Thanh Hà.Error! Bookmark not defined. 2.1. Giới thiệu chung về thành phố Hội An ..........Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Vị trí địa lý .............................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội........................Error! Bookmark not defined. 2.2. Quá trình hình thành và phát triển các làng nghề ở Hội An Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các làng nghề ở Hội An ............ Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Mối quan hệ giữa làng nghề gốm Thanh Hà với các làng nghề khác ở Hội An ..........................................................................................Error! Bookmark not defined. 2.3. Thực trạng bảo tồn làng nghề gốm Thanh Hà Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Các yếu tố bảo tồn ..................................Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Thực trạng bảo tồn..................................Error! Bookmark not defined. 2.4. Thực trạng phát triển làng nghề gốm Thanh Hà...........Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển làng nghề gốm Thanh Hà ......... Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Các yếu tố của quá trình sản xuất............Error! Bookmark not defined. 2.4.3. Công tác quảng bá, tuyên truyền làng nghề...........Error! Bookmark not defined. 2.4.5. Giá trị sản xuất và doanh thu của các hộ sản xuất tại làng nghề gốm Thanh Hà................................................Error! Bookmark not defined. 2.4.6. Mối quan hệ giữa làng nghề gốm Thanh Hà với phát triển du lịch . Error! Bookmark not defined. 2.5. Đánh giá chung về thực trạng bảo tồn và phát triển làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An .......................................................Error! Bookmark not defined. v 2.5.1. Những ưu điểm.......................................Error! Bookmark not defined. 2.5.2. Những tồn tại..........................................Error! Bookmark not defined. II. Phân tích kết quả điều tra ý kiến khách du lịch về sự bảo tồn và phát triển làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An.........................Error! Bookmark not defined. Chương III: CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM THANH HÀ Ở HỘI AN ................................ Error! Bookmark not defined. 3.1. Cơ sở của giải pháp.......................................Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển làng nghề đến năm 2020 .........................................................................Error! Bookmark not defined. 3.2. Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề gốm Thanh Hà................. Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Giải pháp liên quan đến cơ chế chính sách............Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Giải pháp liên quan đến hoàn thiện kết cấu hạ tầng..... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Giải pháp liên quan đến hoàn thiện các yếu tố đầu vào Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Giải pháp liên quan đến thị trường đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề .........................................................................................Error! Bookmark not defined. 3.2.5. Giải pháp liên quan đến vấn đề phát triển bền vững về môi trường Error! Bookmark not defined. Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 14 I. Kết luận ..........................................................................................................14 II. Kiến nghị.......................................................................................................15 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Bảng số liệu về lao động và giá trị sản xuất của làng nghề Vạn Phúc năm 2005 .............................................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế của thành phố Hội An và các ngành ............ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế của thành phố Hội An và các ngành . Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3. Thống kê các di tích kiến trúc ở cả Khu vực 1,2 của Làng gốm Thanh Hà, theo qui chế quản lý, bảo tồn làng gốm Thanh Hà ................ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4. Thông tin chung về khách du lịch .........Error! Bookmark not defined. Bảng 2.5: Tổng hợp những thông tin mà khách du lịch biết được về làng gốm .............................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.6: Du khách từng đến tham quan làng nghề gốm khác trước đây ..... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.7: So sánh sản phẩm gốm ở làng gốm so với sản phẩm gốm ở làng nghề gốm trước đây khách đã từng đến .........Error! Bookmark not defined. Bảng 2.8: Tổng hợp các kỳ vọng của khách về làng nghề trước khi tham quan .............................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.9: Tổng hợp lý do khiến khách du lịch không hài lòng với mong đợi về làng nghề..............................................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.10: Khách du lịch dự định giới thiệu với bạn bè, người thân về làng nghề .............................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.11: Tổng hợp lý do khiến khách du lịch không có dự định giới thiệu với bạn bè, người thân về làng nghề..................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.12: Tổng hợp ý kiến đóng góp của khách du lịch để làng nghề ngày càng phát triển hơn trong thời gian tới ..........Error! Bookmark not defined. Bảng 2.13. Phân tích mức độ quan tâm của khách du lịch đối với các hoạt động Marketing cho sản phẩm của làng nghề theo các nhân tố:............ Error! vii Bookmark not defined. Bảng 2.14. Phân tích mức độ hài lòng của khách du lịch đối với các hoạt động trong quá trình tham quan làng nghề theo các nhân tố: ................ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.15. Phân tích mức độ hiệu quả của khách du lịch về các hoạt động bảo tồn và phát triển làng nghề theo các nhân tố: ............Error! Bookmark not defined. viii DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1. Làng gốm Thanh Hà ................................Error! Bookmark not defined. Hình 2.2. Làng rau Trà Quế.....................................Error! Bookmark not defined. Hình 2.3. Làng mộc Kim Bồng................................Error! Bookmark not defined. Hình 2.4. Bản đồ khoanh vùng bảo vệ làng gốm Thanh Hà ..Error! Bookmark not defined. Hình 2.5. Sản phẩm gốm truyền thống.....................Error! Bookmark not defined. Hình 2.6. Sản phẩm gốm mỹ nghệ...........................Error! Bookmark not defined. Hình 2.7. Sản phẩm gốm con thổi............................Error! Bookmark not defined. Hình 2.8. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm ở làng gốm cách đây 50 năm .. Error! Bookmark not defined. Hình 2.9. Mối quan hệ chia sẻ lợi ích từ doanh thu bán vé của Trung tâm Văn hóa Thể thao và Uỷ ban nhân dân phường Thanh Hà ...Error! Bookmark not defined. Hình 2.10. Biểu đồ lượt khách tham quan làng gốm Thanh Hà từ 2001 - 2011 ................................................................................Error! Bookmark not defined. Hình 2.11: Tổng hợp số lần đến tham quan làng nghề của khách du lịch: ....... Error! Bookmark not defined. Hình 2.12: Tổng hợp lý do khách lựa chọn làng nghề làm điểm tham quan .... Error! Bookmark not defined. Hình 2.13: Tổng hợp các hình thức khách du lịch biết đến làng nghề ............. Error! Bookmark not defined. Hình 2.14: Sự hài lòng với mong đợi.......................Error! Bookmark not defined. Hình 2.15: Tổng hợp loại sản phẩm gốm khách du lịch thích nhất ở làng nghề ................................................................................Error! Bookmark not defined. Hình 2.16: Dự định mua sản phẩm về làm kỷ niệm sau chuyến tham quan ..... Error! Bookmark not defined. Hình 2.17: Tổng hợp lý do khiến khách du lịch không muốn mua sản phẩm của làng gốm về làm kỷ niệm.......................Error! Bookmark not defined. ix x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân QLTBKPC Quản lý Tu bổ Khu phố cổ TBDT Tu bổ Di tích LT -TT - ĐN Lưu trữ - Thông tin - Đối ngoại HC - TV Hành chính - Tài vụ QLDT Quản lý Di tích TT VH - TT Trung tâm Văn hóa - Thể thao TCMN Thủ công mỹ nghệ TW Trung ương HTX Hợp tác xã CSHT Cơ sở hạ tầng CN, TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp TM - DL Thương mại - Du lịch CN - XD Công nghiệp - Xây dựng NN - LN - TS Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc xi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu thoả mãn đời sống tinh thần của con người cũng trở nên quan trọng. Vì vậy, du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới và theo nhận định thì ngành du lịch hiện nay chỉ đứng sau ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp dầu khí. Việt Nam là một nước có ngành du lịch đang phát triển và có nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú. Ngoài những thế mạnh về cảnh quan tự nhiên, những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc thì làng nghề truyền thống cũng là một trong những thế mạnh cho Việt Nam phát triển du lịch. Đến với làng nghề, du khách được chứng kiến tận mắt những công đoạn tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân dân gian để họ hiểu hơn về quá trình tạo ra sản phẩm, để được nghe kể về lịch sử làng nghề, từ đó trân trọng hơn những giá trị truyền thống của dân tộc, góp phần trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị đó. Sản phẩm làng nghề không chỉ phục vụ đắc lực cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân mà giờ đây chúng đã trở thành những sản phẩm có giá trị xuất khẩu, mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hòa trong dòng chảy chung của cả nước, tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai mục tiêu xây dựng tỉnh thành tỉnh công nghiệp. Quá trình đô thị hóa nông thôn tỉnh Quảng Nam đã dẫn đến những hệ quả tất yếu đối với các làng nghề truyền thống, đó là sự biến mất của nhiều làng nghề hoặc có làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một, có làng nghề vẫn tồn tại nhưng phải thay đổi cơ bản về qui trình sản xuất, mẫu mã. Đặc biệt, Hội An là một di sản văn hóa thế giới, là địa bàn có vị trí thuận lợi ở gần 2 di sản văn hóa thế giới cố đô Huế và khu đền tháp Mỹ Sơn, là trung điểm giao lưu của cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển du lịch. Hội An có các làng nghề khá nổi tiếng như làng mộc Kim Bồng, làng 12 chiếu Cẩm Kim, làng rau Trà Quế, đặc biệt là làng gốm Thanh Hà tạo thành một hệ thống vành đai làng nghề bao quanh khu phố cổ, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế thương mại của đô thị và cảng thị Hội An. Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề, đặc biệt là làng gốm Thanh Hà đã bị mai một dần. Có nhiều nguyên nhân khiến nghề gốm ở Thanh Hà tàn lụi, trong đó có nguyên nhân chính là hầu hết các mặt hàng mà người dân nơi đây sản xuất là nồi, bếp, chén bát, chum vại… - những vật dụng mà khi nền kinh tế phát triển cùng với sự du nhập ồ ạt các sản phẩm hiện đại bằng sành sứ, nhôm, inox, nhựa… đã chèn chết các sản phẩm gốm. Mặc dù nhiều hộ làm gốm đã biết tận dụng lợi thế du lịch của phố cổ Hội An để sản xuất các mặt hàng bán cho du khách như con tò he, lồng đèn đất… nhưng do chưa được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng nên vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của làng nghề. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là kể từ khi Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và Chính quyền Hội An xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương thì ý thức lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống càng được các cấp chính quyền và người dân Phố cổ đặc biệt quan tâm. Hơn nữa, với lợi thế về khai thác du lịch cũng như trước nguy cơ bị xóa sổ một làng nghề truyền thống, làng nghề gốm Thanh Hà cũng như các làng nghề khác ở Hội An, là vấn đề cấp bách được chính quyền và người dân hết sức chú trọng. Từ những yêu cầu bức thiết đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Bảo tồn và phát triển Làng nghề gốm Thanh Hà- Hội An” với mong muốn góp phần vào việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống độc đáo này. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: - Tìm hiểu thực trạng của làng nghề gốm Thanh Hà ở thành phố Hội An và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề đồng thời phát triển du 13 lịch. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá được thực trạng bảo tồn và phát triển làng nghề gốm Thanh Hà ở thành phố Hội An. - Đề xuất được một số giải pháp để bảo tồn và phát triển làng nghề gốm Thanh Hà ở thành phố Hội An đồng thời phát triển du lịch. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Việc bảo tồn và phát triển làng nghề gốm Thanh Hà ở Hội An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Làng gốm Thanh Hà ở thành phố Hội An. 3.3. Thời gian nghiên cứu: - Từ 01/02/2013 đến 05/05/2013 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Nội dung của để tài cần rất nhiều thông tin và các tài liệu tham khảo khác nhau vì thế cần có những phương pháp xử lý khác nhau:  Phương pháp thu thập tài liệu - Thu thập thông tin trực tiếp: hỏi trực tiếp cán bộ, nhân viên của trung tâm, phỏng vấn các nghệ nhân, người dân làm gốm và người dân ở làng gốm Thanh Hà. - Thu thập gián tiếp qua giáo trình, sách,báo, tạp chí, các trang web, các tài liệu nghiên cứu của trường, của làng gốm, cơ sở thực tập,....  Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu. - Phương pháp tổng hợp, sàng lọc, sắp xếp để xử lý tài liệu thu thập được. - Phương pháp học thuật, khoa học để chỉnh sửa tài liệu theo văn phong thích hợp. - Phương pháp lập luận quy nạp  Phương pháp khảo sát điều tra. 14 - Tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách du lịch bằng phiếu điều tra (bảng hỏi) - Số lượng điều tra: 150 phiếu cho khách du lịch đến tham quan làng nghề.  Phương pháp xử lý và phân tích kết quả điều tra Số liệu thu thập sẽ được xử lý trên phần mềm phân tích thống kê SPSS 16.0, sử dụng thang đo Likert. Bao gồm: - Thống kê mô tả: Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), giá trị trung bình (Descriptives). - Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha - Phân tích phương sai 1 yếu tố (Oneway-ANOVA) Chú thích: - Sig.(P-value) > 0,1 (ns) : Không có sự khác biệt ý kiến giữa các nhóm khách - 0,05 < Sig.(P-value) <= 0,1 (*) : Khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp - 0,01 < Sig.(P-value) <= 0,05 (**) : Khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình - Sig.(P-value) <= 0,01 (***) : Khác biệt có ý nghĩa thống kê cao Ý nghĩa giá trị trung bình: - 1.00 - 1.80 Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng - 1.81 - 2.60 Không đồng ý/Không hài lòng/ Không quan trọng - 2.61 - 3.40 Không ý kiến/trung bình - 3.41 - 4.20 Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng - 4.21 - 5.00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời cảm ơn, lời cam đoan, phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và các tài liệu tham khảo thì kết cấu của khoá luận chia làm 3 chương: Chương I : Cơ sở khoa học và một số vấn đề liên quan đến đề tài. Chương II : Thực trạng bảo tồn và phát triển làng nghề gốm Thanh Hà. Chương III: Các giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề gốm Thanh Hà ở 15 Hội An. Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. 16 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Sự hình thành và phát triển của làng nghề có vai trò rất quan trọng, không những giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong thời gian nông nhàn, mà còn đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, nói đến làng nghề Việt Nam là nói đến nơi lưu giữ và bảo tồn vốn văn hoá truyền thống quý báu, lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển văn hoá của dân tộc, là nhân tố tạo nên một nền văn hoá đặc trưng của dân tộc. Bên cạnh đó, việc hàng mỹ nghệ Việt Nam đi ra thế giới, đây là một kênh quảng bá rất quan trọng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần thu hút khách du lịch. Chính vì lẽ đó, chủ trương khôi phục và phát triển bền vững các làng nghề của Đảng và Nhà nước ta đã được nhiều địa phương hưởng ứng và tích cực thực hiện, trong đó có thành phố Hội An. Với định hướng trở thành thành phố văn hóa, du lịch trong tương lai gần, làng nghề truyền thống đang trở thành một động lực quan trọng để thành phố phát triển công nghiệp nông thôn. Trong số các làng nghề đang tồn tại và hoạt động tại thành phố Hội An, làng gốm Thanh Hà là một làng nghề đầy tiềm năng, hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển thành công mô hình làng nghề. Trải qua bao giai đoạn thăng trầm cùng với thời cuộc, làng gốm Thanh Hà vẫn còn tồn tại, từ chỗ chỉ chế tác những sản phẩm thô sơ như chum,vại,... đến nay làng đã có những sản phẩm đẹp, tinh xảo nổi tiếng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cũng như bao làng nghề khác ở Việt Nam, quá trình phát triển của làng gốm Thanh Hà còn gặp nhiều khó khăn, thể hiện qua quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, hiệu quả kinh tế còn kém, chưa tương xứng với tiềm năng của làng nghề. Để làng gốm Thanh Hà có thể tiếp tục tồn tại và phát triển hơn nữa trong tương lai cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và sự quyết tâm, nỗ lực của bản thân người dân làng nghề. Hơn nữa, việc 17 thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế - xã hội - môi trường cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của làng nghề. Do hạn chế về thời gian và kiến thức, đề tài chỉ đưa ra một số giải pháp tình thế góp phần cải thiện tình hình hiện tại, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm đồng thời xây dựng một điểm đến hấp dẫn, lý tưởng trong mắt du khách và góp phần thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan làng nghề. II. Kiến nghị 1. Kiến nghị đối với Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa thành phố Hội An - Tiến hành khảo sát, có kế hoạch đưa các di tích quan trọng như Miếu thờ Tổ nghề gốm Nam Diêu, đình Xuân Mỹ, cây đa ở Đình Xuân Mỹ vào danh mục cần bảo tồn, tu bổ của Thành phố, xây dựng hồ sơ khoa học, đề nghị các cấp công nhận xếp hạng một số di tích này là di tích cấp thành phố, Tỉnh và Quốc gia, tiến hành tu bổ các di tích đang xuống cấp, … - Có kế hoạch bảo tồn không gian làng nghề truyền thống bằng cách giữ lại các nhà vườn truyền thống, bảo tồn không gian làng nghề, tu bổ bảo tồn di tích phải phù hợp với cảnh quan làng quê nơi đây, bảo tồn di tích làng gốm hiện nay (nhất là các di tích tín ngưỡng) phải gắn liền với việc phát huy giá trị, công năng của các di tích, vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống vừa phục vụ cho việc tổ chức các sinh hoạt văn hóa đương đại. - Thường xuyên tổ chức các cuộc họp mặt các nghệ nhân trong làng nghề để trao đổi, thường xuyên tổ chức chương trình “Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống” ở địa bàn thành phố để nhanh chóng phát hiện thực trạng làng nghề, từ đó có các biện pháp bảo tồn, phát triển làng nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Kiến nghị với các cơ quan chức năng của thành phố tiến hành quy hoạch đồng bộ làng nghề, hạn chế sự công nghiệp hóa của làng nghề, khuyến khích các gia đình xây nhà theo kiểu truyền thống, giữ gìn không gian làng quê nơi đây. 18 - Nâng cao ý thức cho người dân về việc bảo tồn, giữ gìn các di tích của làng nghề, giáo dục nhận thức cho người dân là mỗi người trong làng đều có nhiệm vụ giữ gìn, bảo tồn di tích, bảo tồn không gian làng nghề nơi đây để không bị thương mại hóa làm mất cảnh quan làng nghề. 2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương - Đề nghị các cấp chính quyền có chính sách quan tâm đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ gốm truyền thống để hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này được ổn định và phát triển. Đồng thời có biện pháp tích cực, chính sách đãi ngộ nhiều hơn để thu hút thanh niên trong khối V (ấp Nam Diêu), phường Thanh Hà tham gia học nghề, làm gốm, khôi phục nghề gốm. - Đề nghị các cơ quan chức năng thực hiện tốt qui chế bảo tồn, quản lý làng gốm Thanh Hà và các cơ quan có liên quan ở các cấp có cơ chế hỗ trợ việc tu bổ di tích trong Khu vực bảo vệ làng gốm Thanh Hà nhằm bảo vệ lâu dài cảnh quan di tích, làng nghề. Hạn chế những hoạt động du lịch, sản xuất, qui hoạch làm ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến không gian di tích, cảnh quan làng nghề. - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá làng nghề, tăng cường liên kết với các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đời sống cho người dân. - Kết hợp phục hồi một số hoạt động văn hóa dân gian: Lễ ra nghề; Hát bội. Duy trì thường xuyên các hoạt động trò chơi dân gian phục vụ khách tham quan (đập nồi, thi chuốt gốm, nắn con thổi) tại Khu miếu Tổ nghề gốm. - Tạo thuận lợi về mặt pháp lý để các doanh nghiệp, công ty du lịch tham gia đầu tư vào làng nghề, thúc đẩy tăng việc làm và thu nhập cho người dân. - Tạo điều kiện cho người dân làm du lịch, nâng cao tay nghề, mở các lớp đào tạo làm du lịch miễn phí để thu hút người dân tham gia. - Thường xuyên đưa các cán bộ ở địa phương đi tham quan các làng nghề khác, tham gia các hội chợ làng nghề, các cuộc giao lưu để học hỏi làm du lịch từ đó áp dụng vào làng nghề. 19 - Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng phải phát triển, giữ gìn không gian làng nghề truyền thống, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về làng nghề để các người dân trong nghề, đặc biệt là thế hệ trẻ thêm yêu quê hương, nghề truyền thống của địa phương mình hơn, từ đó có ý thức phát triển làng nghề. 3. Kiến nghị đối với cộng đồng địa phương - Các nghệ nhân trong nghề phải có nhiệm vụ đào tạo, truyền nghề đồng thời giáo dục kiến thức, niềm yêu nghề cho các con em trong gia đình, địa phương. - Nhiệt tình, cởi mở giới thiệu lịch sử, sản phẩm làng nghề đến du khách, hướng đến du khách đây là làng quê yên bình và người dân rất hiếu khách. - Ý thức được giá trị quý báu của làng nghề và có ý thức bảo tồn không gian làng nghề truyền thống. - Có ý thức bảo vệ môi trường làng nghề, giữ cho dòng sông và khu vực xung quanh dòng sông được sạch sẽ, trong lành, có ý thức hạn chế khí thải từ các lò nung, tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường. - Tham gia các khóa đào tạo nghề, đào tạo làm du lịch do các cơ sở, doanh nghiệp và chính quyền địa phương tổ chức, đồng thời vận động mọi người trong làng cùng tham gia. - Thường xuyên đi ra, học hỏi kinh nghiệm làm du lịch của các làng nghề phát triển, đặc biệt là làng nghề cùng ngành nghề để từ đó vận dụng kinh nghiệm học được vào phát triển làng nghề, phát triển du lịch làng nghề ở địa phương. - Mở rộng hợp tác, giao lưu với các công ty du lịch, các doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho làng nghề cả mùa cao điểm và thấp điểm của du lịch. - Đưa sản phẩm đến bán tại các quầy lưu niệm ở Hội An và các địa phương lân cận, để sản phẩm có mặt ở hầu hết các quầy lưu niệm ở địa phương, từ đó quảng bá sản phẩm, tạo thị trường tiêu thụ ổn định, kể cả vào mùa thấp điểm của du lịch. 4. Kiến nghị đối với các công ty du lịch 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan