Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thái ở tỉnh sơn la hiện nay...

Tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thái ở tỉnh sơn la hiện nay

.PDF
109
988
139

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em là 54 màu sắc văn hóa khác nhau tạo nên một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho nên đã hình thành các vùng văn hóa khác nhau. Văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắc của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát triển và thể hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, nghiên cứu đời sống văn hóa của mỗi dân tộc là nghiên cứu toàn bộ những sáng tạo, phát minh của dân tộc đó trong lịch sử phát triển của xã hội. Từ đó sẽ tìm ra được hệ thống giá trị văn hóa để tôn vinh, kế thừa và phát huy nhằm không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau. Phát triển văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Dân tộc Thái có dân số đông thứ hai trong tổng số 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam trong đó có một bộ phận lớn người Thái sinh sống ở tỉnh Sơn La. Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Thái có một nền văn hóa mang màu sắc riêng và hết sức đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam. Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc hút tất cả các nước trên thế giới vào một dòng chảy, Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảy này. Kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó có tác động không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. 1 Trong quá trình hội nhập, trước sự tác động của cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu văn hóa, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Thái nói chung và người Thái ở tỉnh Sơn La nói riêng đang có nguy cơ bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, tạo điều kiện để vùng Tây Bắc phát triển đồng đều và vững chắc, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc nói chung và của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La nói riêng là một vấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Là người Thái, sống gần gũi với đồng bào Thái Sơn La, tác giả hiểu và yêu quý nền văn hóa của dân tộc Thái. Đồng thời, nhận thức được tầm quan trọng của các giá trị văn hóa đối với mục tiêu chung của cả nước và của tỉnh Sơn La nói riêng, tác giả chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La hiện nay” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề văn hóa các dân tộc thiểu số, đặc biệt là văn hóa của dân tộc Thái đã được nhiều người quan tâm, đã có rất nhiều công trình khoa học, hàng trăm bài báo và đầu sách nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi khác nhau, có thể kể đến một số tác phẩm như: “Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số”, của Lò Giàng Páo, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997; “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978; “Tìm hiểu văn hóa dân tộc Thái ở Việt Nam”, Cầm Cường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; “Vài nét về người Thái Sơn La”, Vì Trọng Liên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997; “Nghệ thuật trang phục Thái”, Lê Ngọc Thắng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1990… 2 Trong số các tác giả nghiên cứu về tộc người Thái, phải kể đến nhà nghiên cứu Cầm Trọng - một người con của dân tộc Thái. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách hay và nổi tiếng về dân tộc mình như: “Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam”, “Luật tục Thái ở Việt Nam”, “Văn hóa Thái Việt Nam”... Nhìn chung, các tác phẩm, công trình nghiên cứu trên đều đã đi vào khai thác những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở nước ta. Tuy nhiên, những việc nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Thái nói chung và người Thái Sơn La nói riêng nhằm giới thiệu về văn hóa dân tộc Thái nhưng chưa có công trình nào đề cập sâu đến sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Thái, đặc biệt giá trị văn hóa của dân tộc Thái trên địa bàn cụ thể là ở tỉnh Sơn La dưới hình thức một luận văn triết học. Vì thế, qua luận văn này, tác giả muốn làm sáng tỏ các khía cạnh xung quanh việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Sơn La như là một sự biết ơn đối với dân tộc, với quê hương đã sinh ra và nuôi dưỡng tác giả trưởng thành. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu nói trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý giá để tác giả sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, đề tài tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng việc sử dụng và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La trong thời kỳ đổi mới, góp phần xây dựng chính sách kinh tế - xã hội - văn hóa của tỉnh trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu Từ những mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cơ bản sau: 3 - Làm rõ các quan niệm, khái niệm có liên quan đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái. - Tổng hợp số liệu, phân tích số liệu qua kết quả khảo sát, từ đó đánh giá thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở Sơn La hiện nay; chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp, nhằm nâng cao công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. * Đối tượng nghiên cứu Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu một số giá trị văn hóa Thái tiêu biểu, thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó ở tỉnh Sơn La hiện nay. 4. Các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả * Các luận điểm cơ bản - Cơ sở lý luận và thực tiễn của bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La hiện nay. - Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La hiện nay. - Phương hướng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. * Những đóng góp mới của tác giả - Luận văn tiếp tục bổ sung, làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của người Thái ở Sơn La. - Góp phần làm rõ thêm những đặc điểm, tính chất, quy luật riêng biệt có ảnh hưởng đến việc hình thành các giá trị văn hóa của cộng đồng người Thái ở Sơn La. 4 - Đánh giá đúng thực trạng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La hiện nay. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Thái tỉnh Sơn La, hạn chế những tác động tiêu cực đến công tác này. - Kết quả của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho địa phương trong việc hoạch định các chính sách phát triển văn hóa của tỉnh Sơn La trong thời gian tới. - Luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn liên quan đến văn hóa các dân tộc ở các trường Đại học, Cao đẳng và những ai quan tâm tìm hiểu đến dân tộc Thái nói chung và dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phân tích - tổng hợp, qui nạp - diễn dịch, lịch sử - logic. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 5 tiết. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quan niệm chung về văn hóa, giá trị văn hóa 1.1.1.1. Quan niệm về văn hóa Trong quá trình toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập Quốc tế mạnh mẽ, văn hóa đã trở thành lĩnh vực được hầu hết các quốc gia quan tâm chú ý. Văn hóa xuất hiện từ những buổi bình minh của xã hội loài người, là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội và trên thế giới hiện nay có hàng trăm cách định nghĩa về văn hóa. Thuật ngữ “văn hóa” xuất hiện từ rất sớm trong ngôn ngữ nhân loại (xuất phát từ gốc chữ La tinh “Cultura” có nghĩa là trồng trọt, canh tác). Về sau được vận dụng và chuyển thành “vun trồng trí tuệ”. Như vậy, có thể hiểu từ “Cultura” theo nghĩa bóng, đó là chăm nom, giáo dục, đào tạo khả năng con người về mọi mặt. Tuy nhiên, đến nửa sau thế kỷ XVIII, thuật ngữ “Cultura” mới thực sự trở thành một quan niệm, một thuật ngữ với tính cách khoa học. Xuất phát từ những góc độ tiếp cận, nghiên cứu khác nhau, những quan niệm ấy cũng có sự biến đổi theo thời gian và theo tiến trình lịch sử xã hội. Trong cuốn Primitive Culuture (Văn học nguyên thủy) xuất bản năm 1871 ở Luân Đôn, E.B. Taylor đã định nghĩa: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực cũng như những thói quen mà con người đạt được trong xã hội” [32;56] C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nghiên cứu và có nhiều kiến giải sâu sắc và đặt nền móng cho quan niệm Mác - xít về văn hóa. Mác, Ăngghen đã có công lớn trong việc khẳng định con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của quá trình phát triển văn hóa. Thông qua hoạt động thực tiễn, con 6 người đã tạo ra thế giới văn hóa, đồng thời tạo ra chính bản thân mình, phát triển năng lực tiềm tàng của bản thân. Văn hóa gắn với năng lực sáng tạo của con người và sự sáng tạo đó bắt nguồn từ lao động hay chính là sự thăng hoa của sản xuất vật chất, hành vi trên của con người là văn hóa, các vật phẩm do con người làm ra đều mang dấu ấn của con người và đến lượt nó, nó tác động trở lại bồi đắp tính người. Mác viết: “Một tác phẩm nghệ thuật, cũng như mọi sản phẩm khác tạo một công chúng nghệ thuật và có khả năng thưởng thức cái đẹp. Bởi vậy, sản xuất không chỉ sản xuất ra vật phẩm cho chủ thể mà còn sản xuất ra chủ thể vật phẩm” [1;50]. Trong triết học, mỹ học Mác - xít, khái niệm văn hóa được xác định trong mối quan hệ biện chứng với con người và xã hội. Văn hóa là tổng hòa các giá trị mà con người, xã hội đã sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử bằng các hoạt động vật chất và tinh thần của mình. Văn hóa là sự thể hiện những năng lực bản chất của con người, là sự kết tinh những giá trị tinh thần của con người, là kết quả của các hoạt động sáng tạo, tự do của con người trong quá trình không ngừng nhận thức, khám phá, biến đổi tự nhiên. Bàn đến văn hóa và sự phát triển của văn hóa, chủ nghĩa Mác còn thừa nhận, với tư cách là một hệ giá trị, văn hóa bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử, bởi năng lực thực hiện “lực lượng bản chất người”. Vì vậy, mỗi bước tiến của lịch sử là một bước tiến tương ứng của văn hóa. Mặc dù hệ giá trị văn hóa rất đa dạng, luôn luôn biến đổi cùng lịch sử nhưng hệ giá trị đó bao giờ cũng dịch chuyển về phía chủ nghĩa nhân đạo mà hằng số là chân - thiện - mỹ. V.I.Lênin là người đặc biệt coi trọng vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng. Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, Lênin có nhiều đóng góp, cống hiến cho lĩnh vực này. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, bảo vệ và phát triển các nguyên lý của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng, Lênin đã phân tích sâu sắc thêm về mặt xã hội của văn hóa với cách tiếp cận từ hình thái kinh tế - xã hội. Chính Lênin đã đề ra nguyên tắc 7 quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới. Đó là nguyên tắc về tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại trong văn hóa; xác định sự nghiệp văn hóa là một bộ phận trong guồng máy cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Ông khẳng định tính kế thừa biện chứng của sự phát triển văn hóa, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong văn hóa. Lênin viết: “Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản phát minh ra. Đó hoàn toàn là điều ngu ngốc. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển phù hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu” [15;36]. Giáo sư Federieco Mayor - Cựu Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc, đã khẳng định trong lễ phát động “Thập niên thế giới phát triển văn hóa” tại Pháp (21/01/1998): Thực tế đã thừa nhận rằng, văn hóa không thể tách rời cuộc sống, ngoài sự tư duy và hoạt động của mỗi cá nhân và cộng đồng, bởi văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu tạo thành hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, mà dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. UNESCO cũng thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Nó không những là yếu tố nội sinh của sự phát triển, mà còn là mục tiêu, động lực cho sự phát triển xã hội. Văn hóa giúp con người tự hoàn thiện, nó quyết định tính cách riêng của một xã hội, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác. Kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ truyền thống văn hiến ngàn năm của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc 8 sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó gọi là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [24;43]. Quan điểm của Người đã khái quát được nội dung của phạm trù văn hóa, chỉ ra văn hóa không chỉ bao hàm các hoạt động tinh thần mà còn bao hàm cả hoạt động vật chất. Người chỉ ra nguồn gốc sâu xa của văn hóa đó chính là nhu cầu sinh tồn của con người, với tư cách là chủ thể hoạt động của đời sống xã hội. Nó biểu hiện sự thống nhất của yếu tố tự nhiên, yếu tố con người, biểu hiện khả năng và sức sáng tạo của con người trong lao động. Nghiên cứu về văn hóa, các nhà văn hóa Việt Nam cũng có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau. Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1998 định nghĩa: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”. Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: “Văn hóa vô sở bất tại” nghĩa là “Văn hóa - không nơi nào không có”. Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa, nơi nào có con người, nơi đó có văn hóa. Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [43;10]. 9 Trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, trực tiếp là quan niệm về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn lịch sử phát triển của dân tộc, Đảng ta luôn gắn sự nghiệp xây dựng nền văn hóa với cách mạng trong giai đoạn cụ thể và luôn hướng tới xây dựng một nền văn hóa phục vụ nhân dân. Cuốn Đề cương văn hóa của Đảng ra đời năm 1943 đã khẳng định đường lối văn hóa của Đảng đó là nền văn hóa mang nội dung: dân tộc, khoa học và đại chúng. Đảm bảo tính dân tộc tức là bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong suốt quá trình tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII quan điểm đó được cụ thể hóa trong Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đến Đại hội XI, Nghị quyết Đại hội một lần nữa khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội”. Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người. Lịch sử văn hóa là lịch sử của con người và loài người. Con người tạo ra văn hóa và văn hóa là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách con người. Nói cách khác, văn hóa làm cho con người trở thành NGƯỜI. Văn hóa thể hiện phương thức tồn tại của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của con người và xã hội. Từ đó, văn hóa được chia làm hai lĩnh vực cơ bản, đó là: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối, bởi “văn hóa vật chất” về thực chất cũng chỉ là “vật chất hóa” các giá trị tinh thần, các giá trị văn hóa tinh thần không phải bao giờ cũng tồn tại thuần túy tinh thần, mà thường được “vật thể hóa” trong các dạng tồn tại vật chất. Ngoài ra, còn các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực giao tiếp, ứng xử, đạo đức, phong tục... Dù có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau, song về cơ bản đều thống nhất là văn hóa tồn tại 10 và phát triển trong mối quan hệ thích nghi giữa con người với môi trường tự nhiên, xã hội, giữa con người với con người. Mối quan hệ đó luôn có sự biến đổi trong tiến trình lịch sử. Chính vì vậy, văn hóa cũng không cố định, bất biến mà luôn luôn phát triển. 1.1.1.2. Quan niệm về giá trị văn hóa Để hiểu về giá trị văn hóa, trước hết cần phải hiểu giá trị là gì? Khái niệm giá trị có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ thời cổ đại ở trong triết học Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ... khi bàn đến cái cao cả, cái chân, cái thiện, cái mỹ, cái ích trong cuộc sống. Đến thế kỷ XIX trở đi thì khái niệm giá trị mới trở thành khái niệm trung tâm của giá trị học với tính cách là một khoa học nhờ sự khám phá và phát hiện của các nhà triết học lớn như Kant. Khái niệm giá trị đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế học, triết học, toán học, đạo đức học... Cũng giống như văn hóa, từ trước đến nay đã có không ít định nghĩa về giá trị. Giá trị là khái niệm có độ bao quát rất lớn bởi nó mang tính tương đối. Chủ nghĩa Mác coi giá trị là hiện tượng xã hội đặc thù, là một số biểu hiện của các quan hệ xã hội và của mặt tiêu chuẩn đánh giá trong ý thức xã hội. Đại từ điển Bách khoa của Nga định nghĩa: “Giá trị là ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực của các đối tượng thuộc thế giới bao quanh con người, của nhóm xã hội, của xã hội nói chung, được xác định không phải do các tính chất tự thân của chúng, mà là do chúng được lôi k o vào lĩnh vực hoạt động đời sống, các mối quan tâm, các nhu cầu, và các quan hệ xã hội của con người”. Sự lôi kéo này tạo ra tính chủ quan. “Giá trị còn là những tiêu chí và phương pháp đánh giá ý nghĩa ấy, thể hiện qua các nguyên tắc và chuẩn mực, lý tưởng, phương hướng, mục tiêu đạo đức” [Ценности БЭC 1999 - 2000]. Nhà địa lý Nhật Bản Tsunesabura Makiguchi (1871 - 1944) định nghĩa: “Giá trị là sự thể hiện có tính định hướng về mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và đối tượng của sự đánh giá”. 11 James People và Garrick Bailley cho rằng: “Giá trị là cái ý tưởng về các loại mục đích hay các loại lối sống của một cá thể, nhóm hoặc toàn xã hội mong muốn hay được coi là có ý nghĩa. Đó là những phẩm chất cơ bản cần phải có để bảo đảm con đường sống, các chuẩn mực tối thượng chỉ đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn”. Giá trị là một phạm trù hàm chứa nhiều ý nghĩa, song có thể hiểu một cách chung nhất rằng giá trị là khái niệm dùng để chỉ cái làm cơ sở, căn cứ, tiêu chí để con người dựa vào đó để xem x t, đánh giá, so sánh các sự vật, hiện tượng trong hiện thực cuộc sống của mình. Từ đó có thể hiểu giá trị văn hóa là cái dùng để căn cứ vào đó xem xét, đánh giá, so sánh giữa nền văn hóa dân tộc này với nền văn hóa dân tộc khác; là cái để xác định bản sắc văn hóa của một dân tộc, những n t đặc thù về truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống của một dân tộc trên nền tảng các giá trị chân, thiện, mĩ. Bản chất của giá trị văn hóa là chiều cạnh trí tuệ, năng lực sáng tạo, khát vọng nhân văn biểu hiện ở hoạt động sống của cá nhân, cộng đồng, dân tộc như các hoạt động: ăn, mặc, ở, đi lại, phong tục tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ... Mục đích của giá trị văn hóa là nhằm hướng tới các giá trị nhân bản, hướng tới sự hoàn thiện của mỗi cá nhân nói riêng và của cả cộng đồng, dân tộc nói chung. Tính mục đích của giá trị văn hóa được thể hiện ở ngay trong quá trình sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Trong xã hội có giai cấp, giá trị văn hóa cũng mang tính giai cấp. Bởi lẽ, về thực chất văn hóa là sản phẩm của một cộng đồng, dân tộc nhất định, do những thành viên sống trong cộng đồng, dân tộc ấy tạo ra và họ chịu sự thống trị của một giai cấp nhất định - giai cấp lãnh đạo toàn thể xã hội, mọi sản phẩm họ tạo ra đều nhằm phục vụ giai cấp thống trị. Với tư cách là phương thức sản xuất tinh thần, văn hóa không thể không phản ánh và chịu sự quy 12 định của phương thức sản xuất. Điều kiện sinh hoạt vật chất của các giai cấp khác nhau sẽ làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm khác nhau. Tính giai cấp thể hiện sự vận động của văn hóa trong thời kỳ lịch sử có giai cấp, thể hiện tính phức tạp của đời sống văn hóa trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa tính giai cấp của văn hóa vì sự tác động của giai cấp vào văn hóa của một cộng đồng, dân tộc tùy thuộc vào từng biến động của lịch sử, nó tác động tới bước đi của nền văn hóa chứ không thể quyết định được bản chất của nền văn hóa. Giá trị văn hóa là thành quả mỗi cộng đồng dân tộc và nhân loại đã đạt được trong quan hệ với tự nhiên, xã hội và trong sự phát triển của bản thân mình. Có những giá trị bị mai một, không còn thích ứng với sự phát triển của xã hội, cũng có những giá trị tồn tại mãi mãi trong lịch sử. Chân, thiện, mĩ là những giá trị trường tồn trong lịch sử loài người, là trụ cột của văn hóa nhân loại. Khi nào chân, thiện, mĩ bị lãng quên, khi đó văn hóa sẽ bị trượt dốc, thay vào đó là những biểu hiện suy thoái về văn hóa của con người. Khi xem x t giá trị văn hóa, chúng ta thừa nhận giá trị văn hóa có tính dân tộc, tính giai cấp, tính nhân loại phổ biến. Như vậy, giá trị văn hóa là một phạm trù lịch sử được biểu hiện trong truyền thống văn hóa dân tộc, luôn vận động và phát triển cùng xã hội. 1.1.2. Vài nét về dân tộc Thái 1.1.2.1. Nguồn gốc dân tộc Theo những ghi ch p trong các tập sử thi của người Thái thì họ thiên di từ Tây Nam, Vân Nam (Trung Quốc) vào Tây Bắc Việt Nam với nhiều đợt kể từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIV. Trong đó, có ba đợt thiên di lớn vào thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ XI. Có ý kiến cho rằng: ngành Thái Trắng và bộ phận Thái Đen ở Mường Thanh có nguồn gốc bản địa, tổ tiên của họ là người Tày - Thái cổ. Vào đầu thế kỷ I sau công nguyên, tổ tiên của người Tày - Thái cổ đã từng tham gia 13 vào việc xây dựng quốc gia Âu Lạc của Thục An Dương Vương, sau đó một bộ phận di cư sang phía Tây, tách khỏi bộ phận gốc là người Tày hiện nay. Còn bộ phận Thái đen có mặt đầu tiên tại Mường Lò (Văn Chấn - Yên Bái), là con cháu của Tạo Xuông, Tạo Ngần, gốc từ Vân Nam (Trung Quốc) di cư sang. Vì vậy, người Thái Đen ở Thuận Châu luôn coi Mường Lò là “quê cha đất tổ”. Đến thế kỷ thứ XII, thủ lĩnh Lạng Chương, cháu Tạo Xuông đưa quân từ Mường Lò tràn qua lưu vực sông Đà, sông Mã và sông Nặm U, đánh chiếm và làm chủ Mường Thanh. Trong thời kỳ này, trung tâm Thái Đen Mường Muổi (Thuận Châu) cũng phát triển quy tụ hai thế lực Thái, Mường Lay và Mường Sang. Bắt đầu từ thế kỷ XV - XVI, vùng Tây Bắc đã có 16 Châu Mường, nên được mang tên là “mười sáu Châu Thái” (xíp hốc chụ tay). Sau hiệp ước Pháp - Thanh năm 1884, 6 Châu Mường đã bị cắt và nhập vào tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chỉ còn lại 10 Châu Mường, nên xuất hiện tên gọi “thập châu” (xíp chụ tay). Do có sự tách nhập và sắp xếp lại các Châu Mường, nên từ 1908 - đến 1911, tỉnh Sơn La có 12 Châu Mường “xíp sòng chụ tay”. Trong đó, Mường Mụa (Mai Sơn) vốn do Cầm Văn Oai (Bun Oai) được Pháp cho giữ chức Quản Đạo, chỉ huy lính Thái nên nhiều người vẫn nhầm hiểu như một sự phục hồi một Châu Mường trung tâm để quy tụ khu vực 12 Châu Thái. Năm 1933, tên gọi 12 Châu Thái đã mất hẳn. Về tên gọi, người Thái tự gọi mình là Phủ tay hay Côn Tay đều có nghĩa là người Thái. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân tộc Thái ở Việt Nam có 1.550.423 người chiếm 1,8% dân số cả nước, riêng tại Sơn La tính đến tháng 5 năm 2013 có 611.120 người chiếm 53% dân số tỉnh Sơn La. Địa bàn cư trú của người Thái trải dài suốt từ miền Tây Bắc, qua Hòa Bình cho đến tận phía Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Những năm gần đây, người Thái còn có mặt tại một số tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, còn có khoảng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại Pháp, Hoa Kỳ. 14 Trải qua hàng ngàn năm sinh sống trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Thái đã cùng các dân tộc anh em khác tham gia dựng nước và giữ nước. Đây cũng chính là quá trình hình thành tộc người để phát triển đến ngày nay. Người Thái được chia thành hai ngành, mỗi ngành lại chia thành nhiều nhóm khác nhau: Thái Đen (Tay Đăm): cư trú chủ yếu ở các tỉnh Sơn La (hầu khắp địa bàn toàn tỉnh), Nghĩa Lộ (Mường Lò) thuộc tỉnh Yên Bái, tỉnh Điện Biên, tỉnh Lai Châu và một số ở phía Tây Nam tỉnh Lào Cai. Thái Trắng (Tay Đón hoặc Tay Khao): tập trung ở Mường Lay, Mường So (Phong Thổ - Lai Châu), Mường Chiến (Quỳnh Nhai), một số khác tự xưng là Thái Trắng nhưng có nhiều n t giống Thái Đen sống tập trung ở Mường Tấc (Phù Yên) và Bắc Yên, Mường Sang (Mộc Châu - Sơn La). Nhóm Thái ở huyện Mai Châu, Đà Bắc tỉnh Hòa Bình có n t giống nhóm Thái ở tỉnh Thanh Hóa. Nhóm Thái ở Thanh Hóa cư trú ở Mường Một, Mường Đeng tự nhận mình thuộc ngành Đen (Tay Thanh), ngành Trắng (Tay Mường - Hàng Tổng, Tay Dọ). Nhóm Thái Nghệ An với việc chia ngành Đen, ngành Trắng đã mờ nhạt, họ chỉ quan tâm đến thời gian và quê hương xuất xứ của mình khi đến nơi này. Người Thái ở Việt Nam không theo một tôn giáo chính cống nào trên thế giới mà theo một trong những tục có nghi thức thờ Nước (nặm) và Đất gọi là Cạn (bốc). Nước có biểu tượng thần chủ là con Rồng (tô Luông) mang tên chủ nước (chảu nặm), và đất có biểu tượng thần chủ là loài Chim ở núi mang tên chủ đất (chảu đin). Hai biểu tượng thần chủ Rồng, Chim cũng là Mẹ, Cha của Mường và tục thờ này nằm trong toàn bộ nghi lễ cúng mường (xên mương). Theo truyền thống, Thái Đen và Thái Trắng có tục thờ Mẹ - Cha gắn với biểu tượng thần linh Rồng - Nước và Chim - Cạn trong cúng mường ch o ngược như sau: 15 Mường Thái Đen thờ: Mẹ - Rồng - Nước >< Cha - Chim - Cạn Mường Thái Trắng thờ: Mẹ - Chim - Cạn >< Cha - Rồng - Nước Ở Sơn La, người Thái cư trú ở khắp các huyện của tỉnh, tiêu biểu như: Mường La, Mường Muổi (Thuận Châu), Sông Mã, Quỳnh Nhai, Mường Vạt (Yên Châu),... Như vậy, người Thái có nguồn gốc từ Trung Quốc, qua các con sông đã thiên di vào vùng Tây Bắc Việt Nam và đã định cư ở khu vực này từ thế kỷ thứ IX. Văn hóa của người Thái Tây Bắc cho đến nay là nền văn hóa còn lưu giữ được những truyền thống cổ xưa, ít bị pha trộn với nền văn hóa xung quanh. Người Thái ở Tây Bắc nói chung, ở Sơn La nói riêng, đóng vai trò quan yếu nhất trong khu vực tựa như người Kinh trong toàn quốc. 1.1.2.2. Phương thức canh tác Do điều kiện môi trường sống có nhiều điểm đặc thù cho nên định hướng tác động trong khai thác tự nhiên của truyền thống Thái là đồng ruộng thung lũng lòng chảo và nương rẫy bên sườn núi. Trải qua hàng nghìn năm khai thác thiên nhiên, họ đã tạo ra được hệ sinh thái nhân văn thường gọi là “văn hóa thung lũng”. Đồng bào có truyền thống chính là làm ruộng, làm nương. Ngoài ra, các gia đình nông dân Thái đều chăn nuôi; trong đó gia cầm thì chú trọng việc nuôi gà, vịt và gia súc thì có trâu, lợn... Các gia đình Thái còn tiến hành làm các nghề phụ, trong đó đàn ông thì đan lát và đan chài, đàn bà thì dệt vải và thêu thùa. Sản phẩm là những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc văn hoa khá đẹp mắt. Nhu cầu về vải ở người Thái rất cao nên người phụ nữ phải suốt đời gắn với nghề dệt. Xưa, ở một số nơi như Mường Chanh còn tiến hành làm đồ gốm. Ở khu vực người Thái sinh sống có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (mùa nóng) bắt đầu từ tháng 5,6 đến tháng 10,11 dương lịch, tương ứng với lịch Thái là từ tháng 10 đến tháng 3; mùa hanh khô (mùa r t) bắt đầu từ tháng 10,11 đến tháng 4,5 dương lịch, tương ứng với lịch Thái là tháng 4,5 đến 16 tháng 9,10. Dựa vào đó, đồng bào hướng việc sản xuất phù hợp với tự nhiên để đảm bảo cuộc sống. Kinh tế trồng trọt là yếu tố quyết định sự tồn tại của xã hội cổ truyền Thái. Đồng bào trồng nhiều loại cây nhưng chủ yếu là cây lúa. Nông nghiệp của đồng bào Thái mang tính độc canh rõ rệt, mọi hoạt động sản xuất đều xoay quanh việc làm ra thóc gạo. Nếu như người Kinh có câu “quý hồ nhiều lúa là tiên” thì người Thái có câu “thóc lúa ngồi trên, tiền bạc ngồi dưới” (khảu nặm năng nưa, ngân căm năng tạư). Đối tượng lao động chủ yếu của đồng bào Thái là ruộng và nương. Người Thái gọi tầng lớp lao động của mình là “ông nương - bà ruộng” (po hay - me na). Bình nguyên thung lũng thông thường được tạo bởi một hay nhiều dòng suối, con sông và cá chi lưu của nó. Bám trụ trong điều kiện tự nhiên như thế, dân tộc Thái đã tạo ra được đồng ruộng trồng lúa (na, tông na) với biện pháp dẫn thủy nhập điền, được đúc kết như một thành ngữ: mương, phai, lái, lin. Đó chính là bốn cách biến dòng chảy tự nhiên thành nguồn nước tưới và tiêu nước cho toàn bộ đồng ruộng mà ta có thể tóm tắt như sau: Mương: Là đường khai thông để dẫn nước vào ruộng, với việc đào mương có thể dễ thấy người Thái đã đạt được những thành tựu đáng kể. Phai: Là một loại đập ngăn trên con sông hoặc suối do người Thái dựng bằng gỗ, tre, nứa để dâng nước đổ vào mương rồi dẫn tới ruộng. Phai quyết định lưu lượng nước trong mương. Phai vững thì mương có nước tưới cho ruộng và mùa màng thu hoạch tốt. Ngược lại, phai vỡ thì mương, ruộng khô, mùa màng thất bát. Lái: Bao gồm những phai của hệ thống cọn nước. Hệ thống cọn nước tiếng Thái được gọi là “lốc” và “cọn”. Lái bao gồm những phai phụ của phai chính dùng để ngăn nước ở những đoạn mương bị vỡ, dẫn nước mương chảy qua những chướng ngại vật lớn như tảng đá, cây cối... lái cũng là những đoạn phai ngăn đắp ở phần suối nước trên bờ lở để tránh nước sói mòn vùng bờ ruộng hoặc xói vào các điểm tựa của “mẹ nặm cát” (me con xai) của phai. 17 Lin: Là hệ thống máng dẫn nước vào ruộng. Hệ thống này thường được làm bằng các loại cây có dóng như: tre, nứa, bương, vầu, thân gỗ đục hoặc vỏ cứng của cây báng, cây móc. Máng cũng có nhiều loại và mỗi loại có tên gọi khác nhau. Máng ngắn dẫn nước từ mương vào ruộng gọi là “to” hay “lay”, máng dài gọi là “lin”... Những biện pháp thủy lợi thủ công này đã xuất hiện cùng với việc ổn định nơi cư trú, lập bản dựng mường của người Thái. Dân tộc Thái cũng là một dân tộc sớm biết dùng trâu k o cày. Ngày nay, do học được người Kinh, người ta đã bắt đầu dùng cả bò k o. Tuy rất hiếm, nhưng chúng ta cũng có thể bắt gặp ở đâu đó lối canh tác cổ xưa mà thuật ngữ khoa học hay dùng là: “hỏa canh thủy nậu” - phát đốt, che bờ, cho ngập nước, dùng trâu súc thành bùn để cấy lúa. Bên cạnh ruộng, người Thái vẫn làm nương. Nương có nhiều tác dụng. Nương lúa cùng ruộng lúa có tác dụng cung ứng về thóc gạo, nương ngô giúp thêm cái ăn cho con người và gia súc. Nương còn cung cấp các loại thức ăn có bột khác như khoai sọ, khoai lang, sắn...; những cây có dầu như lạc, vừng...; đặc biệt là cây bông để làm nguyên liệu dệt. Người Thái làm nương theo phương pháp chặt, phát cây, đốt, chọc lỗ, tra hạt. Nương chỉ làm được ba vụ rồi phải bỏ hóa theo chu kỳ khép kín. Cách sản xuất dựa vào nương rẫy này đã lỗi thời, cần bỏ vì việc chặt phá rừng gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sống. Thay vào đó là việc phát triển các loại cây có giá trị hàng hóa cao để tăng thu nhập, đồng thời trồng rừng và phục hồi rừng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương. Trong cấu trúc văn hóa mưu sinh, hình thức canh tác nương rẫy chiếm phần quan trọng sau làm ruộng, nằm trong lãnh thổ bản. Như vậy, có thể khẳng định người Thái có phương thức canh tác chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với hai loại hình là ruộng nước và nương rẫy, công cụ sản xuất thủ công và thô sơ. 18 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tính tất yếu khách quan của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Thái Bảo tồn, được hiểu là hoạt động gìn giữ một cái gì đó không để nó mất đi. Nhưng bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc phải là bảo tồn có chọn lọc, không được giữ thái độ bảo thủ trong bảo tồn mà phải tăng thêm sự vững chắc của nền tảng các giá trị văn hóa dân tộc nhằm phát triển các hình thức biểu hiện giá trị văn hóa dân tộc mới. Ở đây phải có sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, nói cách khác là bảo tồn trong dạng động. Bảo tồn “động” tức là bảo tồn các giá trị văn hóa trên cơ sở kế thừa. Kế thừa là một trong những vấn đề có tính quy luật của phủ định biện chứng, là cầu nối giữa cái cũ và cái mới. Bách khoa thư Triết học xem “Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai đoạn hay nấc thang phát triển khác nhau, mà bản chất của mối liên hệ đó là bảo tồn những yếu tố này hay yếu tố khác của chỉnh thể” [1; 360]. Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan luôn nằm trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển không ngừng theo những quy luật nhất định. Một trong những quy luật chung, biểu hiện khuynh hướng của sự phát triển là quy luật phủ định của phủ định mà kế thừa là một đặc trưng cơ bản. Tính kế thừa thực chất chính là mối liên hệ tất yếu khách quan giữa mới và cũ trong quá trình phát triển. Trong mối quan hệ đó, cái mới luôn ra đời, thay thế và phủ định cái cũ, nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ khăng khít với nhau, đó là sự kế thừa của cái mới đối với cái cũ. Quá trình phủ định diễn ra không phải là sự phủ định siêu hình, phủ định sạch trơn, mà là sự phủ định biện chứng, đó là quá trình “tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái cũ bị phủ định” [21; 333]. Phủ định biện chứng mang hai đặc trưng cơ bản: Tính khách quan và tính kế thừa. Tính 19 khách quan của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ: phủ định là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn nội tại bên trong sự vật chứ không phải do sự áp đặt từ bên ngoài. Phủ định biện chứng là sự phủ định mang tính kế thừa. Do đó, phủ định cũng là khẳng định. Giá trị kế thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của nó trong sự ra đời của cái mới. Không có cái mới nào ra đời từ hư vô. Việc giữ lại những nhân tố tích cực của cái bị phủ định tạo thành tiền đề cho sự ra đời cái mới. Như vậy, kế thừa là một trong những đặc trưng quan trọng, phổ biến của quy luật phủ định của phủ định. Nó là sự biểu hiện mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới trong quá trình phát triển của sự vật; cái mới tuy phủ định cái cũ nhưng là một sự phủ định có kế thừa. Sự kế thừa biểu hiện ở chỗ: một hay nhiều yếu tố của sự vật được bảo tồn khi sự vật chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Kế thừa là sự bảo tồn những đặc điểm, đặc tính vốn có trong sự vật và hiện tượng, mặt khác phải luôn luôn gắn liền với lọc bỏ và đổi mới. Vì vậy, cần có sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát huy. Phát huy, là làm cho cái hay, cái tốt lan tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm. Phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là làm cho các giá trị này ngoài việc được bảo tồn, giữ lại còn phải tiếp tục nâng cao các giá trị chân, thiện, mỹ, phù hợp với những điều kiện mới. Vấn đề bảo tồn phải luôn đi liền với phát huy, chỉ thông qua phát huy thì các giá trị văn hóa dân tộc mới được biểu hiện, qua đó mới có thể khẳng định nó còn phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Nhờ đó, chúng ta biết bảo tồn và phát huy những giá trị nào, biết loại bỏ những yếu tố lạc hậu nào. Nói cách khác, việc kết hợp bảo tồn với phát huy mới đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc về sự phát triển và nguyên tắc về tính lịch sử cụ thể. Văn hóa không phải là một hiện tượng siêu nhiên từ bên ngoài áp đặt và ban phát cho con người, cũng không phải do ý muốn chủ quan của con 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất