Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo tồn và lưu trữ nguồn gen cây nguyên liệu giấy...

Tài liệu Bảo tồn và lưu trữ nguồn gen cây nguyên liệu giấy

.PDF
62
157
71

Mô tả:

BỘ CÔNG THƢƠNG TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY BÁO CÁO KẾT QUẢ NHIỆM VỤ CẤP BỘ NĂM 2010 TÊN NHIỆM VỤ: BẢO TỒN VÀ LƢU GIỮ NGUỒN GEN CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BỘ CÔNG THƢƠNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ: VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY CHỦ NHIỆM: ThS. NGUYỄN TUẤN ANH PHÖ THỌ, THÁNG 12 NĂM 2010 i MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO .......................................................................... i TÓM TẮT.............................................................................................................................. 1 PHẦN 1. TỔNG QUAN ........................................................................................................ 2 1.1. Cơ sở pháp lý của nhiệm vụ .......................................................................................... 2 1.2 Tính cấp thiết .................................................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nhiệm vụ ......................................................................................................... 4 1.4. Địa điểm, đối tƣợng và nội dung công việc ................................................................... 4 1.4.1. Địa điểm thực hiện...................................................................................................... 4 1.4.2. Đối tƣợng bảo tồn ....................................................................................................... 5 1.4.3. Nội dung nhiệm vụ ..................................................................................................... 5 1.5. Tổng quan nhiệm vụ ...................................................................................................... 5 1.5.1. Trên thế giới ............................................................................................................... 5 1.5.2. Ở Việt Nam ................................................................................................................. 7 PHẦN 2. THỰC NGHIỆM ................................................................................................. 11 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 11 2.1.1. Phƣơng pháp luận ..................................................................................................... 11 2.1.2. Phƣơng pháp cụ thể .................................................................................................. 11 2.2. Kết quả và thảo luận .................................................................................................... 14 2.2.1. Thu thập và tuyển chọn nguồn gen ........................................................................... 14 2.2.2. Đánh giá nguồn gen .................................................................................................. 19 2.2.3. Thảo luận .................................................................................................................. 30 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 32 3.1 Kết luận......................................................................................................................... 32 3.2 Đề nghị ......................................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 34 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO CGIAR: Consultative Group on International Agricultural Research FAO: Food and Agriculture Organisation NLG: Nguyên liệu giấy NC: Nghiên cứu NC&TN: Trung tâm nghiên cứu và thực nhiệm TAPPI: Technical Association of the Pulp and Paper Industry TNDTTVLN: Tài nguyên di truyền thực vật lâm nông Các ký hiệu D1.3: Đƣờng kính ngang ngực Hvn: Chiều cao vút ngọn V: Thể tích Hdc: Chiều cao dƣới cành Dt: Đƣờng kính tán Zv,h,d: Tăng trƣởng lần lƣợt của thể tích, chiều cao và đƣờng kính Sv,h,d: Sai tiêu chuẩn lần lƣợt của thể tích, chiều cao và đƣờng kính Szv,h,d: Sai tiêu chuẩn lần lƣợt của tăng trƣởng thể tích, chiều cao và đƣờng kính i TÓM TẮT Báo cáo này trình bày kết quả bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy dƣới phƣơng thức ex situ (bao gồm 2 hình thức cơ bản là in vitro và Field gene bank Ngân hàng gen đồng ruộng) từ khi nhiệm vụ bảo tồn gen cây nguyên liệu giấy đƣợc xây dựng (2000 đến 2009) và kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 2010. Mục tiêu là bảo tồn và lƣu giữ an toàn nguồn gen của cây nguyên liệu giấy để phục vụ công tác giống trƣớc mắt và lâu dài. Về cơ bản nhiệm chọn đúng đối tƣợng cần bảo tồn và lƣu giữ trên cơ sở tận dụng kết quả nghiên cứu chọn giống của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. Cho đến năm 2010 đã lƣu giữ đƣợc 144 giống (năm 2010 là 21 giống). Năm 2010 đã tiếp tục kiểm tra đƣợc thực trạng nguồn gen đƣợc nhiệm vụ bảo tồn và lƣu giữ (xác định đƣợc những giống nào bị mất, có bao nhiêu giống bảo tồn in vitro và Field gene bank). Đã tiến hành bảo tồn nguồn gen bằng phƣơng pháp ex situ cho các mẫu giống. Đã xác định đƣợc kỹ thuật về bảo tồn và lƣu giữ nguồn gen cho 2 loài cây nguyên liệu giấy chủ yếu là bạch đàn và keo. Qua đánh giá về sinh trƣởng của các dòng bảo tồn, nhận thấy rằng có một số giống bạch đàn (CTIV, CT4) và giống keo tai tƣợng sinh trƣởng vƣợt trội hơn rất nhiều so với một số giống đang đƣợc trồng rộng rãi trong sản xuất, đây sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen quý trong thời gian xắp tới. Triển khai đầy đủ theo đúng yêu cầu của nhiệm vụ nhƣ: xây dựng bộ lý lịch 17 giống năm 2010 theo các chỉ tiêu đánh giá nguồn gen Quốc tế và đƣợc quản lý các dữ liệu theo phần mềm chung toàn Bộ Công thƣơng, chăm sóc chu đáo và thu thập đầy đủ số liệu các thí nghiệm bảo tồn ngoại vi, và duy trì các nguồn gen bảo tồn in vitro. 1 PHẦN 1. TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở pháp lý của nhiệm vụ Nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2009 “Bảo tồn và lƣu giữ nguồn gen cây nguyên liệu giấy” đƣợc thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý sau: - Quyết định số 1035/QĐ-BTC ngày 27/02/2009 của Bộ trƣởng Bộ công nghiệp về việc điều chỉnh và đặt hàng bổ xung thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2009. - Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 03a.09.QGHĐKHCN ký ngày 23/03/2009 giữa Bộ công thƣơng và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. - Quyết định số 29/QĐ-KHTH ngày 26/03/2009 của Viện trƣởng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. 1.2 Tính cấp thiết Bảo tồn nguồn gen cây rừng nói riêng và bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy nói chung là bảo tồn các đa dạng di truyền cần thiết cho các loài cây thuộc đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho công tác cải thiện giống trƣớc mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác (Lê Đình Khả và Dƣơng Mộng Hùng 2003). Kinh nghiệm của sản xuất và nghiên cứu cho thấy rằng khi tập trung vào khai thác và gây trồng các giống có năng suất cao, chúng ta đã quên đi các nguồn gen có giá trị đặc dụng, hoặc có tính chống chịu với điều kiện bất lợi song năng suất thấp. Khi khoa học phát triển đến trình độ cao chúng ta mới cần đến nó thì không còn nữa. Biến dị di truyền hiện tồn tại giữa các xuất xứ, các gia đình và các cây cá thể bên trong một loài là vô cùng quan trọng và cần phải đƣợc bảo tồn, vì chúng là cái đảm bảo cho sự bền vững và ổn định của loài và xuất xứ; là nguồn gốc của sự đa dạng và là cơ sở cho quá trình tiến hóa của loài trong tƣơng lai (Nguyễn Hoàng Nghĩa 1997a; 1997b; Nguyễn Hoàng Nghĩa 1999). Biến dị di truyền không chỉ đƣợc dùng cho các chƣơng trình cải thiện giống và sử dụng hiện tại của con ngƣời mà nó còn rất quan trọng cho sự phát triển của các thế hệ tiếp theo, để cho loài cây thích nghi liên tục với các điều kiện môi trƣờng biến đổi và thích nghi với các nhu cầu đa dạng của con ngƣời. Bởi vì, lƣợng biến dị di truyền trong một loài càng lớn 2 thì càng có nhiều cơ hội chọn đƣợc các cá thể có các đặc tính mong muốn. Vì đối với công tác cải thiện giống cũng nhƣ với các nhà chọn giống, muốn đạt đƣợc tăng thu di truyền tối đa và lâu dài, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn vật liệu di truyền và yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng (Nguyễn Hoàng Nghĩa 2007b). Vì vậy, việc bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy nhằm duy trì tính đa dạng di truyền cần thiết, tạo lập một nền tảng di truyền đủ lớn phục vụ cho công tác giống trƣớc mắt và lâu dài, góp phần tăng năng suất theo mục tiêu kinh tế và tăng tính chống chịu của chúng với các điều kiện bất lợi là hết sức cần thiết. Bảo tồn nguồn gen là công tác quan trọng trong công tác cải thiện giống cây rừng (Lê Đình Khả và Dƣơng Mộng Hùng 2003). Công tác chọn giống và nhân giống đã đƣợc xác định là công tác then chốt trong việc nâng cao năng suất rừng trồng, ngoài việc tuyển chọn và đƣa vào sản xuất những giống năng xuất cao thì việc bảo quản các nguồn gen và lƣu giữ các giống tốt trong điều kiện vô trùng để giữ lại những nguồn giống "sạch bệnh" cho sản xuất là việc làm cần thiết. Việc bảo tồn nguồn gen quý có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, nhƣng việc ứng dụng công nghệ sinh học - nuôi cấy mô tế bào thực vật trong lƣu giữ và bảo tồn nguồn gen là việc làm mang lại nhiều lợi ích so với các phƣơng pháp khác. ở nhiều nƣớc trên thế giới đã áp dụng rộng rãi phƣơng pháp này và đã mang lại hiệu quả cao (Đoàn Thị Thanh Nga 2007). Tuy nhiên thực tế sản xuất hiện nay còn đang sử dụng chƣa nhiều các xuất xứ có triển vọng và các dòng vô tính chọn lọc để thay thế các giống đƣợc trồng từ hạt xô bồ không tuyển chọn. Mặt khác, để đáp ứng nguyên liệu cho mục tiêu của ngành giấy Việt Nam phấn đấu đạt 2.2 triệu tấn bột giấy vào năm 2010 thì công tác chọn giống, bảo tồn, lƣu giữ và phát triển nguồn gen là không thể thiếu và tập đoàn quỹ gen cây nguyên liệu giấy cần phải đƣợc nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng thì mới đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế hiện nay (Đoàn Thị Thanh Nga 2007). Có nhiều phƣơng thức bảo tồn nguồn gen khác nhau nhƣ bảo tồn in situ (bảo tồn tại chỗ), bảo tồn tƣ liệu và bảo tồn thông tin, và bảo tồn ex situ (bao gồm cả dạng cây sống, hạt giống, hạt phấn, cây nuôi cấy in vitro). Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997a) thì hai phƣơng thức trên đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Bảo tồn in situ: “là bảo tồn các tài nguyên di truyền của loài mục đích ở tại nơi phân bố của chúng, bên trong hệ sinh thái tự nhiên hoặc ban đầu, hoặc ở lập địa 3 mà hệ sinh thái đó đã có trƣớc đây”. Phƣơng thức này thƣờng đƣợc áp dụng tại các khu rừng tự nhiên. Bảo tồn ex situ: “là sử dụng bất kỳ biện pháp nào để thực hiện việc rời các cây cá thể hoặc những vật liệu nhân giống ra khỏi khu phân bố tự nhiên của chúng”. Báo cáo này trình bày kết quả bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy dƣới phƣơng thức ex situ (bao gồm in vitro và Field gene bank) từ khi nhiệm vụ bảo tồn gen cây nguyên liệu giấy đƣợc xây dựng và kết quả theo dõi, thu thập nguồn gen trong năm 2010. 1.3. Mục tiêu nhiệm vụ Chọn đƣợc 25 nguồn gen mới để bổ xung vào quỹ gen của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Bảo tồn và lƣu giữ an toàn nguồn gen quí hiếm của cây nguyên liệu giấy đang đƣợc lƣu giữ 1.4. Địa điểm, đối tƣợng và nội dung công việc 1.4.1. Địa điểm thực hiện Nhiệm vụ bảo tồn và lƣu giữ nguồn gen cây nguyên liệu giấy đƣợc thực hiện ở các địa điểm sau: Xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ: Bảo tồn in vitro và Field gene bank. Xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ: Bảo tồn Field gene bank. Xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ: Bảo tồn Field gene bank, thu thập nguồn gen Xã Ngọc Thắng, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ: Thu thập nguồn gen Thị trấn Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc: Thu thập nguồn gen Việt Thành – Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang: Thu thập nguồn gen. Thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang: Thu thập nguồn gen. Xã Đại Đình, huyện Tam Dƣơng, Vĩnh Phúc, thu thập nguồn gen Rừng giống của Trung tâm NC&TN cây NLG Hàm Yên, Tuyên Quang, thu thập nguồn gen 4 1.4.2. Đối tƣợng bảo tồn Cây nguyên liệu giấy bao gồm nhiều loài cây nhƣ bồ đề, mỡ, các loài tre luồng, thông, hông, các loài keo và bạch đàn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các loài cây keo (keo tai tƣợng - Acacia mangium, keo lai - Acacia hybrid) và bạch đàn (Eucalyptus urophylla) đã cho thấy ƣu thế hơn hẳn về cung cấp nguồn nguyên liệu giấy và đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng rừng. Đồng thời nguồn cung cấp cây nguyên liệu giấy cho sản xuất giấy hiện tại chỉ bao gồm hai loài cây keo và bạch đàn, chính vì vậy đối tƣợng nghiên cứu để bảo tồn gồm bạch đàn, keo tai tƣợng và keo lai. Tiêu chuẩn chọn lọc nguồn gen đem bảo tồn đƣợc trình bày trong phụ lục 1. 1.4.3. Nội dung nhiệm vụ Điều tra, khảo sát và thu thập nguồn gen quý hiếm cây nguyên liệu giấy: 25 giống. Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen (Phụ biểu 1): Thuộc nhiệm vụ thƣờng xuyên và bổ sung mới 25 giống). Đánh giá nguồn gen: 20 giống (35 chỉ tiêu/giống). - Đánh giá đặc tính sinh học (khả năng kháng bệnh, khả năng nhân giống vô tính). - Đánh giá đặc điểm sinh trƣởng phát triển. Xây dựng cơ sở dữ liệu - Data Bank - Xây dựng cơ sở dữ liệu về: nguồn gốc giống, các đặc tính sinh học, đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của các giống cây nguyên liệu giấy đã bảo tồn và lƣu giữ -Tƣ liệu hoá qua phim ảnh và toàn bộ số liệu đánh giá nguồn gen trong phần mềm lƣu giữ. - Cung cấp các thông tin về nguồn gen quý hiếm phục vụ công tác lai tạo giống mới có năng xuất cao, chất lƣợng tốt. 1.5. Tổng quan nhiệm vụ 1.5.1. Trên thế giới Tài nguyên di truyền cây nông nghiệp tức là quỹ gen cây nông nghiệp, đƣợc FAO gọi là tài nguyên di truyền thực vật vì mục tiêu lƣơng thực và nông nghiệp (TNDTTVLN), lại là phần có trọng số lớn nhất của toàn bộ tài nguyên di truyền 5 thực vật. Sự xói mòn nguồn gen cây trồng trong nông nghiệp gây ra bởi nhiều nguyên nhân hiện nay đang là vấn đề nghiêm trọng, Để có thể bảo tồn và sử dụng hiệu quả đa dạng sinh học nông, lâm nghiệp trong đó tài nguyên di truyền thực vật là hạt nhân, Hội nghị Thƣợng đỉnh lần thứ nhất về môi trƣờng họp tại Stockholme, Thụy Điển năm 1972 đã kêu gọi khẩn cấp nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật. Hai mƣơi năm sau, Hội nghị Thƣợng đỉnh lần thứ hai họp tại Río de Janero, Brazin năm 1992 đã thoả thuận Công ƣớc đa dạng sinh học. Hội nghị Kỹ thuật quốc tế lần thứ tƣ về tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lƣơng nông do FAO triệu tập năm 1996 tại Cộng hòa liên bang Đức đã thống nhất Kế hoạch hành động toàn cầu (Global Plant of Action, GPA) về bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp. Gần đây, tháng 11 năm 2001 Đại hội đồng FAO đã thông qua Hiệp ƣớc về Tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lƣơng nông nhằm thiết lập một hệ thống tiếp cận tài nguyên cây trồng và chia sẻ lợi ích đa phƣơng phục vụ lƣơng thực và nông nghiệp (Nguyễn Thị Ngọc Huệ 2007). Việc lƣu giữ và bảo tồn nguồn gen quý hiếm của các loài cây nguyên liệu giấy nói riêng và các cây thân gỗ nói chung là việc làm rất cần thiết, đã và đang đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới chú ý: - Năm 1850 ở Châu Âu ngƣời ta đã bắt đầu nhận thức đƣợc vấn đề cần bảo tồn. - Năm 1985 bảo tồn đa dạng sinh học đƣợc bắt đầu và đến năm 1992 các hoạt động này đƣợc triển khai. Đây chính là nền móng cho sự bảo tồn đa dạng sinh học. - Năm 1991 có rất nhiều nƣớc tham gia hội thảo quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học tại Rio de Janero, Brazil và đã ký công ƣớc đa dạng sinh vật Quốc tế, đánh dấu bƣớc khởi đầu thúc đẩy tiến trình bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật. - Năm 1972 CGIAR thành lập Viện tài nguyên di truyền thực vật Quốc tế để làm tƣ vấn kỹ thuật cho các quốc gia thực hiện nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật. - Hiện nay các ngân hàng gen cây trồng trên thế giới đang lƣu giữ 6.5 triệu mẫu giống, trong đó 87% ở ngân hàng gen quốc gia và 11% ở các ngân hàng gen của các cơ quan nghiên cứu do CGIAR quản lý. 6 - Khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, Đài Loan và Hàn Quốc mới xúc tiến nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen cây trồng (1980), nhƣng là một trong số mƣời quốc gia có ngân hàng gen cây trồng lớn nhất thế giới, đang bảo tồn trên 100.000 mẫu giống. - Công ty Aracruz (Braxin), ngay từ những năm 1984 đã chọn 5.000 cây trội từ 36.000 ha rừng trồng bạch đàn. Từ đó đã chọn ra 150 dòng phù hợp nhƣng chỉ sử dụng 31 dòng tốt nhất vào chƣơng trình trồng rừng. Năm 1989, vốn gen của họ có 2.000 xuất xứ của 56 loài bạch đàn, trên 7.000 cây đã đƣợc kiểm tra đánh giá và 100 cây chứng tỏ có triển vọng cao. - Australia, năm 1972 đã tiến hành xây dựng các khu bảo tồn gen in-situ cho bạch đàn với mục tiêu bảo tồn nguồn gen hơn là bảo tồn các cây cá thể. Yêu cầu cơ bản là duy trì các quần thể bằng cách tái sinh tự nhiên hoặc nhân tạo từ nguồn hạt giống thu hái trong khu bảo tồn và tái tạo thế hệ mới từ nhiều cây cá thể. - FAO đã đầu tƣ cho xây dựng một số khu bảo tồn ex situ cho bạch đàn ở một số nƣớc nhƣ Thái Lan, ấn Độ, Nigiêria, Băng-la-đét... - Ở Trung Quốc, từ những năm 1978 Viện nghiên cứu lâm nghiệp Khâm Châu tỉnh Quảng Tây đã tiến hành bảo tồn nguồn gen bạch đàn bằng in vitro. Sau đó hình thức bảo tồn này đƣợc áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi (Viện khoa học lâm nghiệp Quảng Tây, Viện khoa học lâm nghiệp Quảng Đông...) cho các đối tƣợng: Bạch đàn, thông, keo và một số loài cây khác (Trích từ Đoàn Thị Thanh Nga 2008). Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu và đầu tƣ trên đều tập trung vào tầm quan trọng của công tác bảo tồn nguồn gen, nó có vai trò rất quan trọng trong công tác giống, một số thàng tựu đã đạt đƣợc và các nghiên cứu vẫn đang đƣợc thực hiện trên thế giới. 1.5.2. Ở Việt Nam Bảo tồn nguồn gen cây rừng đã đƣợc nhiều nhà khoa học ở Việt Nam quan tâm. Theo quy chế “bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật” đƣợc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1997 thì nguồn gen là những vi sinh vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận của chúng mang thông tin di truyền sinh học, có khả năng tham gia hay tạo gia giống mới của thực vật, động vật và vi sinh vật (Trƣơng Văn Lung). 7 Từ định nghĩa trên có thể thấy rõ bảo tồn nguồn gen chính là bảo tồn các vật thể mang thông tin di truyền những vật liệu ban đầu có khả năng tạo ra giống mới. Điều quan trọng khi bắt tay vào bảo tồn nguồn gen là phải xác định đƣợc mục tiêu bảo tồn. Mục tiêu bảo tồn khác nhau thì phƣơng pháp và đối tƣợng bảo tồn cũng khác nhau. Cho đến nay, mục tiêu bảo tồn gen bao giờ cũng xác định là để cho công tác chọn giống và gây giống trƣớc mắt và trong tƣơng lai. Vì vậy, việc bảo tồn nguồn gen bao giờ cũng đƣợc tập trung giải quyết cho các loài cây trồng chủ yếu (Trƣơng Văn Lung). Các loài cây nguyên liệu giấy là một trong những mục tiêu nhƣ vậy. Nó sẽ đƣợc dùng cho công tác lai giống và nhân giống sau này. Theo Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2007), qua phân tích tổng quan tình hình bảo tồn và sử dụng tài nguyên di truyền thực vật trên thế giới và Việt Nam cho thấy: Nhận đƣợc tầm quan trọng của nguồn tài nguyên này, nhiều nƣớc trong đó có Việt Nam đã tập trung cho bảo tồn ex situ, cho đến những năm 90 thì bắt đầu quan tâm nhiều đến bảo tồn in situ. Hiện nay Chiến lƣợc bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật là kết hợp hài hòa hai phƣơng pháp ex situ và in situ. Theo Trƣơng Văn Lung, về thực vật có các phƣơng pháp phát triển nguồn gen nhƣ sau: Nhân giống in vitro là một trong bốn lĩnh vực công nghệ tế bào thực vật, đó là làm sạch virus, nhân nhanh các giống cây trồng, sản xuất và chuyển hóa sinh học các hợp chất tự nhiên cải tiến về mặt di truyền các giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kỹ thuật nhân nhanh đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: - Duy trì và nhân nhanh các kiểu gen quí hiếm làm vật liệu cho công tác chọn giống. - Nhân nhanh và duy trì các cá thể đầu dòng tốt để cung cấp hạt giống các loại cây trồng khác nhau. - Nhân nhanh các kiểu gen quí hiếm của giống cây lâm nghiệp. - Nhân nhanh ở điều kiện vô trùng, cách ly tải nhiễm kết hợp với làm sạch virus. - Bảo quản tập đoàn nhân giống vô tính, các loài cây giao phấn trong ngân hàng gen. Trên thực tế trong nhiều năm vừa qua Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã và đang chọn lọc đƣợc nhiều giống là giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật và nhiều giống khác có năng suất cao hoặc các giống có các tính ƣu việt khác cho cây 8 nguyên liệu giấy nói riêng và cho trồng rừng nói chung. Việc lƣu giữ và bảo tồn nguồn gen của các giống này là rất cần thiết. Việc bảo tồn, lƣu giữ tài nguyên di truyền đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau (in situ, ex situ) tại các cơ sở, tổ chức, các thành phần kinh tế khác và đƣợc liên kết thành một mạng lƣới dƣới sự quản lý thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong những năm qua việc bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật, vi sinh vật đã thu đƣợc một số kết quả nhất định. Trong đó việc bảo tồn nguồn gen cây lâm nghiệp nói chung và cây nguyên liệu giấy nói riêng mới đƣợc bảo tồn ở hình thức in situ và ex situ dạng Field gene bank (trồng thành rừng) còn bảo tồn in vitro thì hầu nhƣ chƣa có đơn vị nào triển khai ngoài Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy (Đoàn Thị Thanh Nga, 2008). Các kết quả đạt được trong công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm cây nguyên liệu giấy (Đoàn Thị Thanh Nga, 2008): Từ những năm 1975, do có dự án nƣớc ngoài tài trợ nên Viện có rất nhiều công trình nghiên cứu, phát triển nguồn gen quý hiếm đƣợc triển khai cho những cây nhập nội nhƣ thông, bạch đàn, keo... và thu đƣợc nhiều kết quả đóng góp đáng kể cho sự nghiệp trồng rừng nguyên liệu. Đối với thông: Để nghiên cứu chọn loài phục vụ trồng rừng cung cấp nguyên liệu sợi dài. Từ những năm 1975 Viện đã triển khai trồng thử 23 xuất xứ của 4 loài thông nhiệt đới P. caribea, P. oocarpa, P. kesiya và P. merkusii trên 4 dạng lập địa của vùng nguyên liệu giấy Vĩnh Phú - Hà Tuyên. Kết quả đã chọn đƣợc loài P. caribaca hondurensis với xuất xứ từ Mountain Pine Ridege thuộc cộng hoà Belize đƣa vào trồng ở phía nam nguyên liệu. Đã chọn ra đƣợc 100 cây trội. Đối với bạch đàn: Từ năm 1979, Viện đã khảo nghiệm hơn 80 loài và xuất xứ trên 43 điểm/lập địa. Kết quả đã chọn đƣợc 4 loài: E. camaldulensis, E. tereticornis, E. urophylla, E. grandis x E. urophylla và các xuất xứ: Pettford (Queensland – Australia) của loài E. camaldulensis, xuất xứ Lewotobi (Indonesia) của loài E. urophylla. Các khảo nghiệm dòng dõi (kể cả các dòng dõi tự do thụ phấn và dòng vô tính) của các loài trên cũng đã đƣợc triển khai cùng với việc chọn đƣợc 200 cây trội. 9 Đối với keo: Năm 1981, Viện đã khảo nghiệm trên 100 loài ở 30 điểm/lập địa và đã chọn ra một số loài sinh trƣởng nhanh, phát triển tốt. Đó là các loài A. mangium, A. crasicarpa, A. aulacocarpa, A. mangium x A. auriculifocmis, A. auriculifocmis x A. mangium. Các xuất xứ tốt nhƣ: Iron Range, Cardwell, Mossman của loài A. mangium. Đã tuyển chọn đƣợc 100 cây trội của các xuất xứ này. Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh, không có giống đƣợc cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đƣa năng suất rừng lên cao. ở nƣớc ta năng xuất rừng trồng (bạch đàn, keo) từ hạt (không kiểm soát) chỉ đạt từ 5-10 m3/ha/năm. Vì vậy việc nhân nhanh các giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt và có tính chống chịu với sâu bệnh là một yêu cầu cấp bách đối với công tác trồng rừng (Huỳnh Đức Nhân 1996; Nguyễn Sỹ Huống 1999; Nguyễn Quang Đức 2002; Nguyễn Sỹ Huống 2003; Huỳnh Đức Nhân và cộng sự 2006; Viện NC cây NLG 2004). Hiện nay đã có hàng ngàn ha rừng trồng công nghiệp từ cây mô, hom phục vụ nguyên liệu cho nhà máy giấy và bột Vĩnh Phú. Tuy nhiên thực tế sản xuất hiện nay còn đang sử dụng rất ít các xuất xứ có triển vọng và các dòng vô tính cao sản để thay thế các giống đƣợc trồng từ hạt xô bồ không tuyển chọn (rừng trồng ở quy mô công nghiệp cần phải có từ 20-30 dòng trên một diện tích tập trung). Mặt khác, ngành giấy Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu đạt 2.2 triệu tấn bột giấy vào năm 2010 (Viện NC cây NLG 2004). Do đó, để đáp ứng đƣợc nguồn nguyên liệu thì công tác chọn giống, bảo tồn, lƣu giữ và phát triển nguồn gen là không thể thiếu. Vì vậy tập đoàn quỹ gen cây nguyên liệu giấy cần phải đƣợc nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng thì mới đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề trên, định hƣớng thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và lƣu giữ nguồn gen cây nguyên liệu giấy là: Điều tra, khảo sát và thu thập các nguồn gen thích hợp với đặc điểm của từng loài cây, từng vùng sinh thái khác nhau. Bảo tồn lâu dài các nguồn gen đã thu thập đƣợc và kết hợp với việc phát triển nguồn gen đó đƣa vào sản xuất. Dựa vào các chỉ tiêu sinh học cụ thể của từng loài, đánh giá nguồn gen bảo tồn. Tƣ liệu hoá các nguồn gen và trao đổi thông tin tƣ liệu về các nguồn gen. 10 PHẦN 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1.1. Phƣơng pháp luận Cơ sở khoa học để bảo tồn loài và tài nguyên di truyền của chúng phụ thuộc chủ yếu vào kết quả nghiên cứu và giải thích thông tin về phân bố tự nhiên, cơ sở sinh thái của phân bố và di truyền biến dị. Muốn việc bảo tồn và sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền có hiệu quả, trƣớc hết phải có đƣợc các thông tin cần thiết về quy mô tồn tại, hiện trạng của nguồn gen quan tâm (Nguyễn Hoàng Nghĩa 1997a). Quá trình điều tra khảo sát bao gồm phát hiện và thu thập nguồn gen, lấy mẫu đem bảo tồn nhằm xem xét các dạng biến động sinh thái và kiểu hình để tạo cơ sở cho việc xác định các xuất xứ, các loài quan trọng để thu hái hạt hoặc các vật liệu di truyền cho việc khảo nghiệm và bảo tồn nguồn gen sau này (Nguyễn Hoàng Nghĩa 1997a). Về thực chất, bảo tồn tài nguyên di truyền từ rừng trồng là duy trì đa dạng di truyền ở mức mong muốn trong các lâm phần hoặc các dạng khác của bảo tồn gen. Sử dụng là mục tiêu cuối cùng của mội hoạt động liên quan đến bảo tồn. Nó bao gồm việc thu thập, cung cấp hạt hoặc vật liệu nhân giống phục vụ xây dựng vƣờn/rừng giống, khảo nghiệm xuất xứ và trồng rừng, chọn giống với các gen ƣu việt. Từ cơ sở lý luận trên, nhiệm vụ thực hiện các phƣơng pháp nhƣ dƣới đây. 2.1.2. Phƣơng pháp cụ thể 2.1.2.1. Thu thập nguồn gen Thu thập nguồn gen các giống bạch đàn, keo nhập nội đã đƣợc thuần hoá tại Việt Nam trong trƣơng trình cải thiện giống của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy và Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Sử dụng phƣơng pháp đánh giá nguồn gen của Burlay - Wood (1976) và của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy (phụ lục 1). 2.1.2.2. Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen Bảo tồn in vitro: Mẫu nuôi cấy là chồi đỉnh và chồi bên, mẫu đƣợc rửa sạch bằng xà phòng, sau đó khử trùng trong cồn 700 và xử lý lần lƣợt trong hypcolorit canxi 3% trong 15 11 phút, HgCl2 0.05% trong 5 phút. Sau đó, mẫu đƣợc rửa nhiều lần bằng nƣớc vô trùng và đƣợc đƣa vào nuôi cấy. Sử dụng môi trƣờng nuôi cấy Murashige - Skooge 1962 (MS) có bổ sung đƣờng saccaroze 30g/l, agar 6g/l, tổ hợp các chất điều hoà sinh trƣởng (ĐHST) khác nhau gồm 6-Benzyl adenin (BA), Indol acetic acid (IAA),  Naphyl acetic acid (NAA), Indol butyric acid (IBA), chế phẩm kích thích ra rễ (ABT), một số vitamin khác và pH = 5.8 trƣớc khi hấp vô trùng. Từ một chồi ban đầu sau một thời gian nuôi cấy phát triển thành nhiều chồi (cụm chồi). Cụm chồi qua nhiều lần cấy chuyển tạo thành các bình giống gốc. Lƣu giữ các bình giống gốc này trong môi trƣờng bảo tồn (phụ lục 2) với điều kiện bảo tồn: nhiệt độ 100C; cƣờng độ ánh sáng 1000 lux; và thời gian chiếu sáng 10 giờ/ngày. Khi cần khai thác và phát triển những nguồn gen này thì tiến hành cấy chuyển vào môi trƣờng nuôi chồi, thúc rễ để tạo thành cây con hoàn chỉnh (sơ đồ bảo tồn và lƣu giữ nguồn gen). Thí nghiệm đƣợc bố trí ngẫu nhiên theo khối, lặp lại 3 lần và đƣợc đánh giá theo các chỉ tiêu sau:  mẫu thành công Tỷ lệ mẫu thành công  ----------------------  100 (%)  mẫu cấy  số chồi tạo thành Hệ số nhân chồi  ----------------------- số chồi ban đầu  số chồi hữu hiệu Tỷ lệ chồi hữu hiệu  ----------------------- số chồi tạo thành Để đánh giá theo các chỉ tiêu trên, chúng tôi đã tiến hành đếm số chồi tạo thành, số chồi hữu hiệu (chồi có cấu trúc thân, lá, đỉnh rõ ràng, cao từ 0.3cm trở 12 lên). Quan sát hình thái, tính chiều cao trung bình để đánh giá khả năng sinh trƣởng của chồi. Chiều cao của chồi đƣợc tính từ ngọn đến vị trí tiếp xúc giữa chồi với bề mặt môi trƣờng. Bảo tồn Field gene bank Tại Tiên Kiên – Lâm Thao – Phú Thọ: Trồng 15 dòng bạch đàn với mật độ 1660 cây/ha, mỗi dòng 10 cây, lặp lại 5 lần. Thiết lập thí nghiệm tháng 5/2005. Năm 2007, 2008 và 2009 tiếp tục theo dõi đánh giá sinh trƣởng Tại Gia Thanh – Phù Ninh – Phú Thọ: Trồng 22 dòng (18 dòng bạch đàn và 4 dòng keo) với mật độ 1660 cây/ha, mỗi dòng 1 cây, lặp lại 5 lần. Thiết lập thí nghiệm tháng 5/2006. Năm 2007, 2008 và 2009 tiếp tục theo dõi đánh giá sinh trƣởng. Tại Phù Ninh – Phù Ninh – Phú Thọ: Trồng 46 dòng (26 dòng bạch đàn và 20 dòng keo) với mật độ 1660 cây/ha, mỗi dòng 1 cây, lặp lại 10 lần. Thiết lập thí nghiệm tháng 5/2007. Tiếp tục đánh giá năm 2008 và 2009. Tại Phù Ninh – Phù Ninh – Phú Thọ: Trồng 20 dòng (10 dòng bạch đàn và 20 dòng keo), mỗi dòng 3 cây. Trồng tháng 6/2008. Tiếp tục theo dõi đánh giá năm 2009. Năm 2009, trồng mới 10 dòng bạch đàn và 10 dòng keo tai tƣợng tại xã Phù Ninh – Phù Ninh – Phú Thọ. Năm 2010, trồng mới 21 dòng bạch đàn tại Phù Ninh - Phú Thọ và dẫn dòng bổ sung 6 dòng đƣợc chọn lọc năm 2009. Số liệu thu thập từ các điểm bảo tồn bao gồm tất cả các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây theo các nghiên cứu trƣớc đây của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. Cây trồng và chăm sóc để bảo tồn theo quy trình trồng rừng thâm canh hiện hành. Số liệu thu thập đƣợc đƣa vào máy tính, lƣu giữ và phân tích trên phần mềm SPSS version 16.0. 2.1.2.3. Đánh giá các chỉ tiêu thành phần hóa học gỗ Phƣơng pháp chuẩn bị mẫu theo tiêu chuẩn TAPPI T 257 cm – 85 Cây lấy mẫu đƣợc cắt bỏ đoạn ngọn có đƣờng kính nhỏ hơn 5 cm. Phần còn lại đƣợc lấy 3 mẫu cách đều nhau (một mẫu ở phần giữa, một mẫu ở phần gốc và một mẫu ở phần ngon). Mỗi mẫu có chiều dài 1 m và đƣợc bóc sạch vỏ. Mẫu gỗ 13 đƣợc lấy để phân tích thành phần hoá học đƣợc lấy từ 3 đoạn trên, mỗi đoạn đƣợc lấy 3 khoanh (một khoanh ở giữa, hai khoanh ở hai đầu). Mỗi khoanh dầy 2.5 cm. Các khoanh này đƣợc chẻ thành 8 phần, lấy 2 phần đối diện nhau để tiếp tục chẻ nhỏ. Các mẫu gỗ đã chẻ nhỏ đƣợc nghiền thành bột và rây qua sàng có lỗ 0.4 mm. Bột dƣới sàng dùng để phân tích thành phần hoá học. - Hàm lƣợng xenluylô: phƣơng pháp Kiursher – Hofft - Hàm lƣợng lignin: phƣơng pháp TAPPI T222 om – 98 - Hàm lƣợng pentozan: phƣơng pháp TAPP1 19 wd – 71 (phƣơng pháp thể tích) - Hàm lƣợng các chất tan trong axeton: phƣơng pháp TAPPT 280 pm – 99 - Hàm lƣợng tro: phƣơng pháp TAPPI T211 om – 93 - Kích thƣớc xơ sợi: theo phƣơng pháp truyền thống 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Thu thập và tuyển chọn nguồn gen Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu giấy mang tính chất kế thừa những kết quả đạt đƣợc kể từ khi Nhiệm vụ bắt đầu từ năm 2000, chính vì vậy Nhiệm vụ liệt kê lại những nguồn gen thu thập đƣợc đang bảo tồn và những nguồn gen đã bị mất, đồng thời trình bày các kết quả đạt đƣợc cho đến năm 2009 và kết quả thực hiện trong năm 2010. 2.2.1.1. Kết quả bảo tồn và lưu giữ đến năm 2009 Công việc bảo tồn các nguồn gen cây nguyên liệu giấy (bạch đàn và keo) đƣợc tiến hành dƣới các phƣơng thức Field gene bank và in vitro. Cho đến năm 2009 đã thu thập đƣợc 132 giống. Riêng năm 2009 là 20 giống bao gồm 10 dòng bạch đàn và 10 dòng keo tai tƣợng ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Tuyên Quang. Các dòng này đƣợc chọn lọc theo tiêu chuẩn chọn cây trội của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, sau đó đƣợc dẫn dòng mang về trồng (bảo tồn Field gene bank) tại khu bảo tồn của Viện. Trong tổng số 20 dòng, cho 07 dòng bạch đàn PN1; PN2b; PN3; PN4; H6; QY9 và QY10 đã đƣợc thử nghiệm bảo tồn theo phƣơng pháp in vitro. Các dòng bạch đàn và keo do khả năng bảo tồn in vitro là rất thấp nên nhiệm vụ không đƣa vào bảo tồn theo hình thức này (Phụ lục Lý lịch giống). Các dòng bạch đàn và keo thu thập đƣợc năm 2009 đã đƣợc xây dựng lý 14 lịch giốngvà đánh giá sinh trƣởng. Ngoài ra nhiệm vụ vẫn tiếp tục duy trì bảo tồn các nguồn gen thu thập đƣợc trong các năm trƣớc. (1) Bảo tồn ex situ bằng hình thức trồng cây Bảng 01. Các nguồn gen keo và bạch đàn nhiệm vụ chọn và đem trồng đến năm 2009. Từ năm 2000 - 2006 Loài cây Số lƣợng Bạch đàn 50 Keo 5 Tên giống PN2, PN14, PN32, PN8, PN7, U6, W4, W5, PN41, Gu8, UG1407, UG411, UG414, PN16c, U16, CTIV, CT3, CT4, EC1, ECII, PN10, PN46, PN47, PN3d, VX1, TC1, TC2, NG3, VX2, UE34, CU91, UE89, UE24, UE85,UE35, UC80, UU8, Eu8, Eu12, 46B, GR3, E1, E13, E21, E22, E23, PN21, PN24, PN108, KL2, KL20, KLTA3, KL3, BV10, Năm 2007 Số lƣợng Tên giống Năm 2008 Số lƣợng Tên giống 11 BTT02 BTT03 BNM13 BNM12 BNM12b BNM11 BNM8 BNM9 BNM7 BĐB, BĐB2 10 PN1 PN2b PN3 PN4 H5 H6 QY7 QY8 QY9 QY10 19 KBC1, KNM7, KNM8, XXRG1, XXRG2, XXRG3, XXRG4, XXRG5, XXRG6, XXRG7, XXRG8, XXRG9, XXRG10, H3, H5, XX 16679, XX20132, XX20135, XX20865 10 VT1 VT2 VT3 VT4 VT5 UY6 UY7 VT8 VT9 VT10 15 Năm 2009 Số lƣợn g 10 10 Tổng số Tên giống TK1 TK2 TD1 TD2 TD3 TD4 TD5 TD6 TD7 TD8 AH.07.01 AH.07.02 AH.07.03 AH.07.04 AH.07.05 AH.07.06 AH.07.07 AH.07.08 AH.07.09 AH.07.10 81 44 Bảng 01 cho thấy, những năm trƣớc đây (2002 - 2006) nhiệm vụ chỉ tập trung thu thập và bảo tồn nguồn gen cây bạch đàn, có rất ít nguồn gen keo đƣợc thu thập ngoại trừ 5 dòng keo lai. Cho đến năm 2007 thì cây keo tai tƣợng đã đƣợc quan tâm nhiều hơn và đã có 19 giống đƣợc đem bảo tồn và đến năm 2008 và 2009 thì các giống keo và bạch đàn đƣợc đƣa vào bảo tồn là nhƣ nhau (20 giống mỗi loài). (2) Bảo tồn in vitro Bảng 2. Danh sách nguồn gen bạch đàn bảo tồn in vitro đến năm 2009. TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Tên giống Xuất xứ Số lƣợng bình D1 Delupta từ hạt 10 D2 Delupta từ hạt 10 UG01 Brazin 19 UG14 Brazin 16 UG07 Brazin 17 46B Phú Thọ 5 TTG1-số 4 Viện LN 10 TTG2-số 5 Viện LN 5 TTG3-số 3 Viện LN 4 Eu16 Trung Quốc 32 PN3d Phú Thọ 10 EU8 Phú Thọ 5 U6 Trung Quốc 10 PN2 Phú Thọ 10 PN14 Phú Thọ 10 EH5 Trung Quốc 5 U16 Trung Quốc 20 Eu12 Phú Thọ 18 GU8 Trung Quốc 25 W4 Trung Quốc 10 NG3 Phú Thọ 16 TC2 Phú Thọ 15 TC1 Phú Thọ 17 Eu33 Phú Thọ 7 NG20 Phú Thọ 14 NG4 Phú Thọ 2 PN1 Phú Thọ 10 PN2b Phú Thọ 6 PN3 Phú Thọ 5 PN4 Phú Thọ 8 H6 Phú Thọ 2 QY9 Vĩnh Phúc 11 QY10 Vĩnh Phúc 1 (những ô tô đậm chỉ các nguồn gen trùng với bảo tồn Field gene bank) Ghi chú Từ bảng 02 thấy rằng, trong số 33 giống bảo tồn trong ống nghiệm có 21 giống cũng đƣợc trồng thành rừng bảo tồn. Kết quả sinh trƣởng của 12 giống trên 16 đƣợc trình bày trong các phần dƣới, tuy nhiên có thể thấy rằng do đƣợc bảo tồn cả in vitro và bảo tồn bằng rừng trồng nên 21 giống trên là đƣợc lƣu giữ an toàn. Các giống còn lại nên đƣợc nhân ra và đem thành rừng để bảo tồn. 2.2.1.2. Kết quả bảo tồn và lưu giữ đến năm 2010 (1) Kết quả kiểm tra thực trạng nguồn gen còn lại đến tháng 11 năm 2010 Bảo tồn Field gene bank Bảng 03 cho thấy thực trạng nguồn gen bạch đàn chỉ còn lại 69 giống, đã bị thất thoát 13 giống trong các năm trƣớc trong bảo tồn Field gene bank. Đây là do các giống trồng bảo tồn Field gene bank đã bị chết và không có cây con để trồng dặm. Các giống keo vẫn giữ nguyên số lƣợng trong bảo tồn Field gene bank. Tuy nhiên với số lƣợng các giống trên là con số tƣơng đối lớn, và các giống này nên đƣợc chọn lọc và khai thác phục vụ công tác giống và trồng rừng sản xuất. Bảng 03. Nguồn gen còn lại đến tháng 8 năm 2010 bảo tồn Field gene bank. Loài cây Bạch đàn Keo Tên giống PN3d, PN32, PN14, PN41, PN46, PN2, PN7, PN18, PN16c, PN10, PN47, PN108, PN21, PN24, PN1, PN2b, PN3, PN4, U6, ECI, ECII, CTIV, CT4, CT3, DI, DII, UG11, UG07, VXI, VXII, EDI, EDII, UG1407, UG1014, UG1011, Eu16, Eu8, TCI, TCII, NG3, W4, Gu8, Eu12, 46B, GR3, E1, E13, E21, E22, E23, VX5, H5, H6, QY7, QY8, QY9, QY10, BNM13, BNM8, TK1, TK2, TD1, TD2, TD3, TD4, TD5, TD6, TD7, TD8 KL2, KL20, KLTA3, KL3, BV10; KBC1, KNM7, KNM8, XXRG1, XXRG2, XXRG3, XXRG4, XXRG5, XXRG6, XXRG7, XXRG8, XXRG9, XXRG10, H3, H5, XX 16679, XX20132, XX20135, XX20865; VT1; VT2; VT3; VT4; VT5; UY6; UY7; VU8; VU9; VU10, AH.07.01, AH.07.02, AH.07.03, AH.07.04, AH.07.05, AH.07.06, AH.07.07, AH.07.08, AH.07.09, AH.07.10 Số lƣợng 69 44 Bảo tồn in vitro Kết quả bảo tồn in vitro trong năm 2010 đƣợc trình bày ở bảng 04. Kết quả chỉ ra trong năm 2010 nhiệm vụ vẫn tiếp tục duy trì bảo tồn cho 31 dòng trong điều kiện in vitro, số lƣợng bình giống gốc tƣơng đƣơng so với năm 2009. Đây là sự cố gắng hết sức của tập thể cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo tồn in vitro. Do trong năm 2010, hiện tƣợng mất điện xảy ra thƣờng xuyên nên chu kỳ cấy chuyển bảo tồn bị rút ngắn lại. Có 2 dòng không còn lƣu giữ đƣợc trong điều kiện in vitro là dòng 46B và dòng H6. Năm 2010, Viện đã đƣa vào bảo tồn in vitro 01 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan