Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo tồn phố cổ hà nội – thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Bảo tồn phố cổ hà nội – thực trạng và giải pháp

.DOC
55
572
97

Mô tả:

CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2009 TÊN CÔNG TRÌNH : BẢO TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2009 TÊN CÔNG TRÌNH : BẢO TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: 1. BÙI THỊ HỒNG ANH: NỮ 2. VŨ THỊ THÚY HẰNG: NỮ 3. NGUYỄN THU HƯƠNG: NỮ 4. ĐẶNG THỊ THÚY HƯƠNG: NỮ LỚP: KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 47 NĂM THỨ : 4 SỐ NĂM ĐÀO TẠO: 4 TRƯỜNG: ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.s NGUYỄN THẮNG TRUNG HÀ NỘI, 2009 LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại phát triển như ngày nay, bảo tồn và gìn giữ những di sản lịch sử, văn hoá của cha ông để lại là điều vô cùng quan trọng. Những di sản ấy tạo nên tính khác biệt và đặc thù của mỗi quốc gia. Những nhận thức của chúng ta về cội nguồn, về lịch sử phát triển và những giá trị đặc trưng của dân tộc Việt Nam sẽ phần nào được thể hiện rõ nét qua những công trình kiến trúc, những hiện vật, những ngành nghề... mà thế hệ đi trước đã để lại. Việc trân trọng, gìn giữ và bảo vệ những di sản này luôn cần được quan tâm đúng mực bởi đây chính là sự kết nối giữa các thế hệ trong quá khứ với hiện tại và tương lai. Phố cổ Hà Nội là một trong những di sản kiến trúc nổi tiếng nhất của Việt Nam. Và không sai nếu một ai đó nói rằng đây chính là bộ mặt của thành phố Hà Nội. Các khu phố này vẫn ngày ngày thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và chiêm ngưỡng. Nhưng cùng với dòng chảy của thời gian, các khu phố cổ đang dần xuống cấp và mất đi những nét đẹp vốn có của nó. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do chúng ta đang thiếu những phương án bảo tồn hiệu quả để gìn giữ và bảo vệ khu phố cổ. Cũng vì lý do này mà nhóm nghiên cứu quyết định triển khai đề tài: Bảo tồn phố cổ Hà Nội - Thực trạng và Giải pháp với mong muốn đưa ra được những ý kiến đề xuất hợp lý, góp phần tạo ra những kế hoạch bảo tồn hiệu quả cho khu phố cổ Hà nội trong tương lai. Về cấu trúc, đề tài được chia làm bốn phần chính, phần I sẽ là phần mở đầu với lý do tại sao nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài này, các nội dung nghiên cứu sẽ là gì và phương pháp nghiên cứu cũng như khảo sát sẽ được 1 triển khai ra sao? Phần tiếp theo sẽ là những học thuyết, lý thuyết có liên quan đến vấn đề bảo tồn phố cổ. Trong phần III, bức tranh tổng thể của khu phố cổ Hà Nội sẽ được tạo nên dựa trên những nghiên cứu, khảo sát mà nhóm đã thực hiện trong quá trình đi thực tế và thông qua những nguồn thông tin có độ tin cậy cao. Cuối cùng, phần IV với tên gọi Giải pháp và Kiến nghị sẽ là phần cuối cùng của đề án. Trong phần này, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất những hướng đi mới nhằm tạo nên một kế hoạch bảo tồn hiệu quả. Đây sẽ là ước nguyện lớn nhất mà nhóm nghiên cứu - những người con của dân tộc Việt Nam- muốn đạt được trong bối cảnh Đại lễ 1000 năm Thăng Long đang đến rất gần. 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương I. Mở đầu 1. Lý do nghiên cứu đề tài …………………………………………..5 2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………7 3. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………8 4. Kế hoạch nghiên cứu ……………………………………………..9 Chương II. Lý luận chung 1. Bảo tồn và những quan niệm về bảo tồn ………………………….10 2. Bảo tồn di sản ……………………………………………………..12 3. Giá trị của bảo tồn di sản ………………………………………….13 4. Các nguyên tắc của công việc bảo tồn …………………………….14 5. Kế hoạch bảo tồn ………………………………………………….15 6. Kinh nghiệm từ Nhật Bản …………………………………………16 Chương III. Thực trạng Phố cổ Hà Nội Phần1. Tổng quan về phố cổ Hà Nội …………………………………....18 1. Đặc điểm về vị trí địa lý, dân số ………………………………….18 1.1. Vị trí địa lý …………………………………………………….18 1.2. Dân số ………………………………………………………....19 1.2.1. Mật độ dân số …………………………………………………19 1.2.2. Đặc điểm của các hộ gia đình …………………………………21 a. Nguồn gốc dân cư và thời gian cư trú b. Qui mô hộ gia đình 2. Đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội ………………………………21 2.1. Đặc điểm kinh tế ………………………………………………21 2.2. Đặc điểm văn hoá – xã hội ……………………………….……22 3 2.2.1. Giáo dục ……………………………………………………….22 2.2.2. Đời sống ……………………………………………………….22 2.2.3. Giá trị văn hoá …………………………………………………23 3. Giá trị kiến trúc, cảnh quan ………………………………………..25 Phần2. Thực trạng Phố cổ Hà Nội ………………………………………..26 Chương IV. Giải pháp và kiến nghị 1. Giải pháp trước mắt - kiến nghị …..……………………………….36 2. Giải pháp mang tính chiến lược …………………………………...39 KẾT LUẬN. PHỤ LỤC. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 4 Chương I MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu: Phố cổ Hà nội với lịch sử gần 1000 năm tuổi luôn là niềm tự hào về một di sản kiến trúc quí báu mang đậm bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc. Bên cạnh đó, theo các đánh giá cuả các chuyên gia trên thế giới và đặc biệt là của Giáo sư, Arnold Koerte (ĐH Tổng hợp Darmstard) 1 thì sức hấp dẫn của phố cổ Hà Nội nằm ở 3 lý do: Thứ nhất, đó là sự đồng hành của lịch sử với cuộc sống hiện đại trong thế kỷ XXI. Ý tôi muốn nói tới cái cách "nhún đôi chân quê mùa" của người dân để bán hàng trên hè phố Hà Nội, thể hiện một sự tiếp nối dồi dào, hay chính xác là một kiểu sức bám đô thị. Tôi chợt nhớ đến câu nói của giáo sư Chua Beng Huat (Đại học Tổng hợp Quốc gia Singapore) rằng một ngày nào đó có thể chúng ta sẽ phải trả tiền cho những con người trên đường phố để hằng ngày họ tái hiện lại lịch sử. Trong khi đó, chỉ cần nhìn vào những thành phố lớn của Đông Nam Á như Singapore, Jakarta, Bangkok, Kuala Lumpur và Manila, chúng ta sẽ thấy rõ cái gọi là "phát triển đô thị" đã phá hủy sự đồng hành của quá khứ với hiện tại như thế nào. Điều này có nghĩa rằng, Hà Nội không cần đến bất cứ một mẹo vặt nào để tái tạo lịch sử như người ta vẫn làm ở nhiều nơi trên thế giới. Thứ hai, Hà Nội còn giữ được ý nghĩa và di sản văn hóa to lớn của nó ở tính song hành giữa hai nền văn hóa. Bởi nói tới Hà Nội là nhắc đến khái niệm "hai thành phố song hành", một Kẻ Chợ cổ của người Việt và một thành phố 1 Từ website http://vietbao.vn/Van-hoa/Tien-si-Arnold-Koerte-Bao-ton-pho-co-phai-dua-vao-dan/ 5 thuộc địa với cách bố trí phố xá nghiêm ngặt của người Pháp. Cụ thể, Hà Nội được tạo nên bởi hai khu nhà ở cốt lõi, đó là khu phố cổ (khu 36 phố phường) và khu của người Pháp. Kết hợp cùng nhau, hai thực thể đô thị này đã tạo nên sự song hành của các khái niệm quy hoạch và của các phong cách sống khác nhau. Thứ ba, sức hấp dẫn của khu phố cổ nằm ở những thủ pháp kiến trúc đô thị, ở sự hài hòa giữa các gam màu, đó là một quy mô màu sắc được phối một cách kỹ lưỡng, bao gồm màu vàng đất của những bức tường, màu trắng và xanh của những cánh cửa chớp và những không gian mặt tiền mà ngày nay chúng ta vẫn có thể nhận thấy đằng sau những tấm biển hiệu lòe loẹt. Chính vì những quan điểm trên mà Nhà nước và các cơ quan chức năng rất quan tâm đến vấn đề bảo tồn phố cổ. Thế nhưng theo Giáo sư, tiến sĩ William Lim (ĐH Tổng hợp Singapore)2: “thì có một thực tế đáng buồn là Hà Nội cổ thực sự từ lâu đã bị chôn vùi dưới lòng đất bởi nhiều tầng kiến trúc. Và, cái gọi là khu phố cổ thực chất không hề cổ, mà ngược lại, nó còn tương đối mới vì được tái xây dựng từ những năm 20, 30 và 40 của thế kỷ XX. Dân số thành phố hôm nay đã bùng nổ vượt quá con số 3 triệu. Sự mở cửa nền kinh tế thị trường và những tác động toàn cầu này đã tạo nên sức ép ngày càng gia tăng, buộc Hà Nội phải tái phát triển và tái cơ cấu đô thị. Nhiều hoạt động xây mới và cải tạo tràn lan tại các khu phố cổ đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho kết cấu đô thị.” Bên cạnh đó, Phố cổ Hà Nội đã và đang tồn tại trong các nghịch lý: Tham vọng bảo tồn kiến trúc với rất nhiều quy định nghiêm cấm sửa chữa, xây dựng... nhưng vẫn có tới 90% di tích bị xâm phạm; giá đất thuộc loại cao 2 Từ website http://vietbao.vn/Van-hoa 6 nhất thế giới nhưng sự phồn hoa chỉ mặt tiền, đa số người dân phố cổ sống khổ. Và mặc dầu đã có rất nhiều các dự án, những công trình nghiên cứu, những luận văn tiến sỹ được triển khai để tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho công tác bảo tồn phố cổ nhưng kết quả vẫn chưa được là bao, điều đó có nghĩa chúng ta vẫn “khát” một kế hoạch bảo tồn hiệu quả, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy nhóm nghiên cứu triển khai đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu: Như đã đề cập ở phần trên, rất nhiều công trình nghiên cứu đã được triển khai nhưng những vấn đề chính tồn tại bên trong khu phố cổ vẫn là bài toán khó chưa có lời giải đáp. Chính vì lẽ đó, mục đích chính của đề tài này là đưa ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm tạo ra một kế hoạch bảo tồn phố cổ có tính khả thi cao. Để đạt được mục đích này, nhóm nghiên cứu sẽ phải trả lời được các câu hỏi chính sau đây:  Thực trạng của khu phố cổ hiện nay ra sao?  Có các dự án nào đã và đang được triển khai tại khu phố cổ?  Các trở ngại chính trong việc bảo tồn phố cổ là gì?  Các chính sách của Nhà nước đối với vấn đề bảo tồn phố cổ?  Ý kiến của người dân trong khu phố cổ?  Bài học kinh nghiệm của các nước ?  Đánh giá cũng như góp ý của các chuyên gia trong và ngoài nước, du khách nước ngoài...? 7 3. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng một số phương pháp tiếp cận đề tài nghiên cứu như sau:  Khảo cứu tài liệu: Những công trình nghiên cứu, những dự án đã được triển khai, các đề án tiến sỹ, những tư liệu trong và ngoài nước sẽ được sưu tập và nghiên cứu tổng hợp để hệ thống hoá những nội dung nghiên cứu có liên quan.  Phươ ng pháp điều tra: Để có được bức tranh sinh động nhất về thực trạng phố cổ ở Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã trực tiếp nghiên cứu khảo sát thực địa trong khoảng thời gian 3 tháng, thiết kế và gửi mẫu phiếu điều tra cho các hộ dân đang sinh sống bên trong khu phố cổ, những khách du lịch trên khắp thế giới đến với Việt Nam. Những cuộc phỏng vấn cũng được tiến hành với các chuyên gia trong lĩnh vực phố cổ, những người có trách nhiệm trong vấn đề gìn giữ và bảo tồn phố cổ. Đây sẽ là những ý kiến vô cùng quý báu giúp cho nhóm nghiên cứu hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. 8 4. Kế hoạch nghiên cứu: Tháng Tháng Tháng Tháng 9-12 1 2 3 2008 2009 2009 2009 Tháng 4 2009 Thu thập tài liệu Đi khảo sát Thiết kế mẫu điều tra Thiết kế mẫu phỏng vấn Gửi mẫu điều tra Thu hồi và phân tích số liệu Hoàn thiện đề tài 9 Chương II LÝ LUẬN CHUNG Trong chương này, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những quan điểm khác nhau của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới đối với công tác bảo tồn các di sản trên thế giới. Những yêu cầu bắt buộc đối với công tác bảo tồn và trùng tu các công trình kiến trúc cổ. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng đưa ra ví dụ minh hoạ về công tác bảo tồn phố cổ ở Nhật Bản - một bài học quý báu cho công tác bảo tồn phố cổ tại Hà Nội. 1. Bảo tồn và những quan điểm về bảo tồn: Theo nghĩa đen, di sản là những gì mà chúng ta được thừa hưởng từ quá khứ. Thông thường, chúng ta vẫn cho rằng di sản là những toà nhà cổ kính, những đồ vật có nguồn gốc từ xa xưa. Nhưng thực tế thì những nét truyền thống, những phong tục tập quán cũng là những yếu tố cấu thành nên di sản. Những câu hỏi về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, những gì đã diễn ra trong quá khứ… sẽ được các di sản trả lời giúp chúng ta, đây chính là sự kết nối liền mạch giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó, di sản nắm giữ một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người và chúng ta cần bảo tồn nó. Vậy câu hỏi đặt ra là Bảo tồn là gì? Theo định nghĩa của Roger Kain(1981)3 thì “ Bảo tồn là một khái niệm mở với rất nhiều cách hiểu khác nhau và được mô tả dưới các lập trường triết học trong mối quan hệ với tự nhiên và môi trường kiến trúc” . 3 Roger Kain, (1981) “Kế hoạch bảo tồn”, Mansell, London. 10 Theo D.Watt(2003)4: “Bảo tồn là những hoạt động bảo đảm sự tồn tại hay gìn giữ những công trình kiến trúc, những hiện vật văn hóa, các nguồn lực tự nhiên, năng lượng hay tất cả những giá trị đã được công nhận cho thế hệ mai sau”. Trong cuốn sách của mình, tiến sỹ Bernard M Feilden(1997) 5 định nghĩa rằng“ Bảo tồn là các hoạt động nhằm ngăn chặn sự xuống cấp. Nó chính là những quá trình nhằm kéo dài tuổi thọ của các công trình văn hóa đã được công nhận”. Mục đích của công việc bảo tồn chính là gìn giữ những giá trị của các di sản văn hóa, các công trình kiến trúc, các phong tục tập quán. Có thể hiểu đầy đủ mục đích của bảo tồn như sau:  Giáo dục các thế hệ đi sau về quá khứ và các giá trị văn hóa mà thế hệ đi trước đã để lại.  Cung cấp bằng chứng về cộng đồng đã tồn tại, nhờ đó mà con người có mối liên hệ với mảnh đất mình đang sinh sống và những con người đã sinh ra trước đó.  Cung cấp các hình thái khác nhau trong quá khứ có những nét tương phản đối với thế giới hiện đại ngày nay, từ đó con người có những đánh giá về những thành tựu đạt được trong suốt quá trình phát triển 4 David Watt, (2003), “Trùng tu di sản”, De Montfort Expertise Limited, Leicester 5 Bernard M Feilden, (1997) “Bảo tồn các toà nhà cổ”, Reed Educational and Professional Publishing. Destination magazine. 11 của nhân loại. Những kết nối mang tính liền mạch giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. 2. Bảo tồn di sản Di sản có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các thời đại khác nhau. Việc nghiên cứu những gì đã diễn ra trong quá khứ thông qua việc nghiên cứu các di sản là lý do quan trọng tại sao chúng ta phải tiến hành các công tác bảo tồn. Bảo tồn di sản bao gồm việc xác định và gìn giữ những mặt hữu hình của di sản: đó chính là nơi tồn tại di sản và những đồ vật gắn liền với nó. Kết quả của công việc bảo tồn sẽ giúp chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc của mình, về những thế hệ con người sinh ra trước chúng ta và quốc gia mà chúng ta đang sinh sống và làm việc. Bên cạnh đó, còn rất nhiều lý do quan trọng mà chúng ta cần bảo tồn những công trình kiến trúc cổ đó là: “các công trình kiến trúc cổ là bằng chứng về cuộc sống sinh hoạt của ông bà tổ tiên chúng ta, những hình thái biểu hiện của các giai cấp, những quan điểm sống về một xã hội hòa bình, những ước mong giản dị về một cuộc sống tươi đẹp không bị ảnh hưởng dưới quan điểm vật chất…tất cả được thể hiện dưới màu đỏ của những mái ngói, dưới hình thù của các phiến đá hay những viên gạch. Và mỗi khi chúng ta nhìn thấy nó, trong lòng chúng ta trào dâng một niềm khoan khoái lạ thường, một niềm vui khó tả khi cảm nhận được sự tồn tại của nó cũng như nỗi đau khi những vật chứng ấy bị tàn lụi dưới dòng chảy của thời gian và bàn tay vô tình của con người” Kerr Semple, J.(1996)6 “Bảo tồn di sản là quá trình chúng ta quản lý sự thay đổi chứ không phải chấm dứt nó” Michael Ross, (1996)7. Thay đổi là điều không tránh khỏi và 6 Kerr Semple, J. (1996) “Kế hoạch bảo tồn những địa danh nổi bật cuả Châu Âu”, London 7 Michael Ross, (1996) “Thủ tục và chính sách bảo tồn di sản”, E&FN SPON. 12 đó là quy luật của tự nhiên. Mọi vật đều trải qua quá trình sinh ra, phát triển và lụi tàn. Tuy nhiên có những dạng nào đó của sự phát triển sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Những sự thay đổi nhanh chóng, không thể tránh khỏi trong một xã hội hiện đại sẽ ngăn cản chúng ta trong việc gìn giữ những bản sắc dân tộc vốn có, và tất yếu chúng ta mất đi sự gắn kết giữa con người hiện tại với những những nét đẹp của thế hệ đi trước. 3. Giá trị của bảo tồn di sản: Công cuộc bảo tồn đó là bảo vệ và gìn giữ những thông điệp và giá trị của các công trình kiến trúc văn hoá. Những giá trị đó giúp chúng ta xác định một cách có hệ thống sự ưu tiên hàng đầu trong việc đưa ra các quyết định những sự can thiệp được đề ra, cũng như thiết lập quy mô và bản chất trong việc đối xử với từng cá thể. Theo tiến sĩ Bernard M Feilden(1997) thì giá trị mà các công trình kiến trúc văn hoá để lại gồm ba phần chính như sau: - Giá trị cảm xúc : kỳ quan, tính đồng nhất, tính liên tục, tính tinh thần và biểu tượng. - Giá trị văn hoá : nguồn tài liệu bằng chứng lịch sử; các tư liệu cho khảo cổ học, có giá trị về mặt văn hoá, mang tính biểu tượng cao, các công trình kiến trúc cổ chứa đựng trong nó không chỉ các kiểu kiến trúc độc đáo đặc sắc mà còn để lại những công nghệ và kĩ thuật xây dựng, bên cạnh đó còn tạo ra các giá trị về cảnh quan. - Giá trị sử dụng : chức năng sử dụng, tính kinh tế xã hội và chính trị Từ những phân tích trên đã cô đọng thêm để tạo ra phát biểu về các đặc điểm của các công trình kiến trúc văn hoá. 13 4. Các nguyên tắc của công việc bảo tồn: Trong cuốn sách của mình, tiến sỹ Bernard M Feilden có đề cập đến các nguyên tắc cần được chú trọng trong công tác bảo tồn, đó là:  Tất cả các công trình kiến trúc cổ cần được chép lại đầy đủ trước những hoạt động trùng tu hay sửa chữa.  Các công trình kiến trúc cổ không được phép phá hủy, làm giả hay dịch chuyển.  Việc can thiệp(xây dựng mới, cải tạo) đối với các công trình kiến trúc cổ cần được hạn chế ở mức thấp nhất.  Những sự can thiệp cần được quản lý dưới quan điểm tôn trọng những giá trị thuộc về lịch sử và bảo toàn hình dạng ban đầu của công trình.  Những phương pháp trùng tu, những nguyên vật liệu phải thực sự phù hợp và được minh chứng bằng những tài liệu khoa học cụ thể. Cần phải chú ý rằng có vài nguyên tắc cơ bản khác nhau giữa kiến trúc và các phương pháp bảo tồn mặc dù có vài sự tương đồng về phương pháp và mục đích. Thứ nhất các công trình kiến trúc bao gồm việc tìm kiếm những nguyên vật liệu mà hầu như thực tế là không sẵn có. Thứ hai bề ngoài các công trình kiến trúc là khá rộng và có thể trong nhiều trường hợp các phương pháp bảo tồn không thể thực hiện được bởi kích thước và độ phức tạp của các kết cấu kiến trúc. Thứ ba, cũng bởi nguyên nhân do kích cỡ và sự phức tạp của kiến trúc nên có rất nhiều các đối tượng tham gia vào công cuộc bảo tồn như nhà thầu, các nhà chuyên môn, và thợ thủ công. Điều này đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể chi tiết để các công việc được tiến hành một cách khoa học, không ảnh hưởng đến sự thay đổi của di sản kiến trúc. 14 5. Kế hoạch bảo tồn: “ Kế hoạch bảo tồn là quá trình giải quyết các vấn đề về tài nguyên và quản lý nó. Quá trình này kết hợp các mặt như kinh tế, xã hội, sinh thái để thoả mãn các nhu cầu chung và riêng. Theo như cách tiếp cận này đó là sự nhấn mạnh các điều kiện tương lai, nâng cao việc quản lý các nguồn tài nguyên, hạn chế xung đột, xác định vấn đề và cơ hội. Một cách đơn giản nhất, kế hoạch bảo tồn là một tài liệu giải thích tại sao chỗ đó lại có ỹ nghĩa và những ý nghĩa đó sẽ được gìn giữ, phát triển và tu sửa như thế nào trong tương lai. Kế hoạch bảo tồn không chỉ đơn giản là duy trì các di sản mà còn phải tạo ra bối cảnh và đưa ra các quan điểm chiến lược trong việc bảo tồn. Và “ Các quan điểm phát triển kế hoạch bảo tồn được cân nhắc dựa vào việc đánh giá các giá trị văn hoá có ý nghĩa và dễ bị mai một (liên quan tới chất lượng công trình, hình ảnh công trình, yếu tố vật lý, bối cảnh xã hội xung quanh, có tính đến sự phát triển của xã hội)”. Trong bối cảnh phát triển của xã hội, các đề xuất về sửa chữa hay quản lý, sự chuẩn bị cho kế hoạch bảo tồn phải được cân nhắc trước hết bởi việc chuẩn bị đó sẽ rất có ích cho những thế hệ sau này hay bất kỳ ai có kế hoạch phát triển khu vực lịch sử này. Kế hoạch bảo tồn cũng tạo ra giá trị tích luỹ, vì thế có thể sẽ là lãng phí tiền của và thời gian nếu như chúng ta không hiểu rõ về những giá trị truyền thống đã được lưu lại trong các công trình đó. Việc phát triển kế hoạch bảo tồn là khá nhạy cảm bởi trong những di sản đó chứa đựng các giá trị lịch sử rất quan trọng. Điều đó nói lên rằng mục đích của việc bảo tồn là bảo vệ, duy trì và gìn giữ các tài nguyên thiên nhiên cùng với sự quan tâm của xã hội. Để kế hoạch bảo tồn được thành công thì việc thực hiện nó còn phải phụ thuộc vào sự đóng góp tình nguyện của mọi người. 15 6. Kinh nghiệm từ Nhật Bản: Nhật Bản hiện có 10 đô thị cổ. Có thời gian, các đô thị ấy cũng phải đối mặt với vấn đề kiến trúc truyền thống ngày càng bị mai một do các chung cư cao tầng được xây dựng xen lẫn những ngôi nhà truyền thống; Nhiều ngôi nhà cổ bị xây dựng lại một cách tùy tiện; Một số ngôi nhà bị bỏ trống, không được tu sửa nên hư hỏng nặng… Tuy nhiên, hiện tại, các đô thị cổ đã được bảo tồn rất tốt, trở thành những địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản, vừa giữ gìn được giá trị văn hóa truyền thống, trong khi vẫn đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội. Minh chứng rõ nét nhất là việc khôi phục, bảo tồn các đô thị cổ ở thành phố Sawara, thị trấn Kawagoe, thành phố Nagahama… Người Nhật phân ra các loại nhà có giá trị khác nhau. Với những ngôi nhà có giá trị, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để bảo tồn nguyên dạng, những ngôi nhà không nhiều giá trị thì được phép thay đổi bên trong nhưng không được làm ảnh hưởng đến kiến trúc tổng thể của ngôi nhà. Nhật Bản cũng đưa ra các quy chế cụ thể đối với từng loại công trình. Đây không phải là cách làm của riêng Nhật Bản mà là cách chung của các nước trên thế giới. 16 Nhà nước và chính quyền địa phương có chính sách, định hướng bảo tồn, nhưng phải có sự hợp tác của người dân trực tiếp sinh sống ở nơi đó. Cộng đồng giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bảo tồn, giữ gìn đô thị cổ. Ở Nhật Bản, người dân lập tổ chức chuyên cho các hoạt động bảo tồn, họ tự làm phiếu điều tra để khảo sát ý kiến và đề xuất lên chính quyền thành phố, người dân và chính quyền cùng góp vốn để tu bổ nhà truyền thống, thực hiện nghiêm túc các quy định bảo tồn. 17 Chương III THỰC TRẠNG PHỐ CỔ HÀ NỘI Trong chương này, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích kết quả của những cuộc khảo sát. Mục tiêu của những nghiên cứu này là đưa ra bức tranh chân thực nhất về Phố cổ Hà nội. Điều này sẽ được thể hiện chi tiết qua hai phần chính: Phần 1 sẽ là tổng quan về Phố cổ Hà nội- đây là những thông tin cơ bản mà nhóm nghiên cứu có thể tìm được thông qua báo chí, những trang web và những nghiên cứu khảo sát gần đây nhất. Phần 2 nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích thực trạng Phố cổ Hà nội dựa trên những mẫu phiếu điều tra, những cuộc phỏng vấn, những nghiên cứu thực địa… Phần 1: Tổng quan về phố cổ Hà Nội 8 1. Đặc điểm về vị trí địa lý, dân số: 1.1 Vị trí địa lý: Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định như sau: - Phía Bắc là phố Hàng Đậu - Phía Tây là phố Phùng Hưng - Phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng - Phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật 8 Từ website http://www.hanoi.gov.vn/hanoiwebs1/vn/phoco/group4/page4_1.htm tương thích vào lúc 7pm ngày 15/2/2009 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng