Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo nhân dân với công tác tuyên truyền chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của...

Tài liệu Báo nhân dân với công tác tuyên truyền chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của mỹ ở miền nam việt nam (1961 1965)

.PDF
185
20
68

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các quý thầy cô, anh chị công tác tại thư viện khoa Lịch sử, thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Thư viện Quốc gia Việt Nam đã cung cấp những tư liệu, thông tin quý giá. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, đặc biệt là cảm ơn sự tận tình giúp đỡ, hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Thịnh. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn và sự nhận thức của tác giả còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế. Tác giả rất mong muốn nhận được sự chỉ bảo của quý thầy, cô và những ý kiến quý báu của các bạn. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 NỘI DUNG................................................................................................................ 8 Chƣơng 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA BÁO NHÂN DÂN THỜI KỲ 1961 - 1965 .................................. 8 1.1. Tình hình quốc tế, trong nước và âm mưu, thủ đoạn của Mỹ ở miền Nam ... 8 1.1.1. Tình hình quốc tế, trong nước .......................................................................... 8 1.1.2. Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ ............................................................ 11 1.2. Chủ trương của Đảng về công tác tuyên truyền báo chí .............................. 23 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 29 Chƣơng 2: BÁO NHÂN DÂN VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHIẾN LƢỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MỸ Ở MIỀN NAM (1961 – 1965) ........................................................................................................... 31 2.1. Tố cáo âm mƣu, thủ đoạn và tội ác chiến tranh của Mỹ ở miền Nam ....... 31 2.1.1. Tố cáo âm mưu và thủ đoạn chiến tranh của Mỹ ....................................... 31 2.2.2. Tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ ở miền Nam ........................................... 39 2.2. Tuyên truyền cho đƣờng lối cách mạng của Đảng và những thắng lợi trong chống chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam ............................. 44 2.2.1. Tuyên truyền cho đường lối cách mạng miền Nam của Đảng ................... 44 2.2.2. Tuyên truyền cho những thắng lợi trên chiến trường của quân và dân miền Nam ................................................................................................................. 52 2.3. Tuyên truyền cho giải pháp Giơnevơ 1954 về Đông Dƣơng, đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lƣợng tiến bộ trên thế giới .............................. 57 2.3.1. Tuyên truyền cho giải pháp Giơ nevơ 1954 về Đông Dương ..................... 57 2.3.2. Đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ thế giới ............. 64 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 79 Chƣơng 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................. 81 3.1. Một vài nhận xét về công tác tuyên truyền chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” trên báo Nhân Dân .................................................................................. 81 3.1.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 81 3.1.2. Hạn chế .......................................................................................................... 89 3.2. Một vài kinh nghiệm lịch sử ............................................................................ 91 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................... 96 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 100 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 104 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền báo chí Việt Nam đã có lịch sử lâu đời, ngay từ khi ra đời nó đã cho thấy vai trò của mình là kênh thông tin truyền tải các giá trị quan trọng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, báo chí Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ cách mạng của mình chống lại kẻ phá hoại Hiệp nghị hòa bình Giơnevơ với sự hậu thuẫn từ can thiệp Mỹ đang dần lộ mặt dưới chiêu bài “chống cộng sản”. Trong đó, cần phải nhắc tới những đóng góp của báo Nhân Dân với vai trò cơ quan trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Ngay từ số báo đầu tiên năm 1951, báo Nhân Dân đã góp phần nói lên tiếng nói của Đảng, của Nhân dân về sự nghiệp cách mạng, đưa đường lối chủ trương của Đảng đến gần dân hơn, để toàn dân hiểu và thực hiện đúng đường lối đó vì mục tiêu chung của cách mạng là giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu, thứ hai là đánh bằng ngoại giao, thứ ba mới là đánh bằng binh” [32, tr. 518] để nói lên vai trò quan trọng của cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao sẽ tiếp nối, khẳng định thắng lợi của mặt trận quân sự và đưa ra cơ sở để kết thúc chiến tranh. Năm 1954, với những điều khoản của Hiệp nghị Giơnevơ về Việt Nam, tình hình cách mạng trong nước và quốc tế có những thay đổi, báo Nhân Dân tiếp tục phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Phản ánh một cách chuẩn xác nhất những chủ trương đối ngoại của Việt Nam nhằm chống lại những âm mưu chống phá mới của kẻ thù. Trong giai đoạn từ 1960 – 1965, tình hình quốc tế và trong nước có những biến đổi to lớn. Mâu thuẫn Xô – Trung bộc lộ gây ra tình trạng phân liệt trong 1 phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ở Việt Nam, miền Bắc bước vào giai đoạn thực hiện kế hoạch ba năm phát triển kinh tế, ở miền Nam phong trào Đồng Khởi đang dâng cao cần sự ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa từ phe các nước xã hội chủ nghĩa. Sau sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”, đế quốc Mỹ càng ra sức ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm, triển khai chiến lược chiến tranh mới mang tên “Chiến tranh đặc biệt” nhằm bình định miền Nam Việt Nam. Trước tình hình mới, Đảng kịp thời đề ra chủ trương đối ngoại phù hợp nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế về tinh thần và vật chất, nêu cao thiện chí thi hành Hiệp nghị Giơnevơ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thực hiện hòa bình thống nhất đất nước chống Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp nghị Giơnevơ. Đồng thời đề cao vị trí quốc tế của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, vận động dư luận quốc tế chống lại các hành động tăng cường chiến tranh và can thiệp của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Báo Nhân Dân luôn góp vai trò to lớn cho sự kịp thời đó, nhanh chóng đưa chủ trương, đường lối của Đảng đến với Nhân dân Việt Nam, cho thấy cuộc kháng chiến của chúng ta nhận được sự ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế. Dù kháng chiến đã kết thúc, hòa bình đã lập lại nhưng hoạt động đối ngoại, tuyên truyền quốc tế vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng cả nước vì mục điêu đoàn kết với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập và bình đẳng. Để thực hiện mục tiêu đó, báo chí vẫn luôn là một phương tiện hết sức hữu ích, báo Nhân Dân chính là một bộ phận như vậy. Để có những bài học kinh nghiệm cho hiện tại, chúng ta luôn phải có sự trải nghiệm thực tế, qua 64 năm xây dựng và phát triển từ tờ tuần báo cho tới nhật báo, báo Nhân Dân đã luôn thực hiện tôn chỉ mục đích của mình là phục vụ sự phát triển của đất nước. Nổi trội hơn cả trong quá trình hoạt động của báo là giai đoạn tuyên truyền trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Tìm hiểu về giai đoạn này không chỉ góp phần làm rõ thêm về lịch sử tờ báo Nhân Dân mà còn góp phần làm sáng tỏ vai trò của 2 báo trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời thông qua đó, có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp báo chí hiện nay. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Báo Nhân Dân với công tác tuyên truyền chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) một đề tài có ý nghĩa khoa học thực tiễn làm đề tài luận văn chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có rất nhiều công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về báo Nhân Dân và vấn đề tuyên truyền của tờ báo này. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Đó là những đề tài nghiên cứu mang tính chất chung, khái lược về báo chí như cuốn Báo chí Việt Nam do Hồng chương chủ biên xuất bản năm 1985. Cuốn sách Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010) do Đào Duy Quát chủ biên xuất bản năm 2010. Trình bày lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam với những điểm khái quát nhất, lịch sử hình thành, phát triển và nhắc tới lịch sử báo Nhân Dân từ những tờ báo tiền thân đầu tiên “Cờ giải phóng, Sự Thật…”. Cuốn sách khẳng định báo chí cách mạng Việt Nam là một vũ khí cách mạng vô cùng lợi hại, góp phần quan trọng cho sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Hay cuốn Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 của Nguyễn Thành, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành vào năm 1984. Trong cuốn sách của mình, Nguyễn Thành trình bày thành 4 chương tương ứng với 4 thời kỳ: 1925-1930, 1930-1936, 1936-1939 và 1939-1945. Tác giả nêu ra những đặc điểm hình thành và phát triển, những nguyên tắc chung và tính lịch sử cụ thể, quy luật của nó. Qua đó, khẳng định rằng mặc dù thời kỳ này báo chí cách mạng bị khủng bố, đàn áp, cấm đoán bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng đội ngũ nhà báo cách mạng xuất 3 hiện ngày một nhiều hơn, đáp ứng cho yêu cầu tuyền truyền cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Sách chuyên khảo về báo Nhân Dân có cuốn Sơ thảo lịch sử năm mươi năm báo Nhân Dân 1951 – 2001 do Hồng Vinh chủ biên, xuất bản năm 2001. Trong cuốn sách này tác giả đã khái quát cả chặng đường phát triển và đặc điểm của báo Nhân Dân từ khi ra đời đến năm 2001. Tác giả đã thống kê lại toàn bộ những báo tiền thân của báo Nhân Dân như báo Thanh Niên, báo Đấu Tranh, báo Đại Chúng... và chia giai đoạn phát triển của báo Nhân Dân gắn liền với sự nghiệp cách mạng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước để thấy được vai trò tuyên truyền của báo. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở việc trình bày vai trò chung của báo Nhân Dân chứ chưa thống kê được số liệu cụ thể các tin bài có nội dung tuyên truyền chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Hay cuốn hồi ký Nhớ một thời làm báo Nhân Dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1996 là tác phẩm của nhiều tác giả vốn là các phóng viên, cộng tác viên của báo về những kỷ niệm trong thời gian công tác ở báo. Qua đó, chúng ta có thể nắm được thông tin cơ bản về hoạt động của báo Nhân Dân và vai trò của nó trong sự nghiệp cách mạng chung của đất nước. Một cuốn sách khác nữa là Nhớ một thời làm báo Nhân Dân do nhà báo Hữu Thọ chủ biên được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1996 nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày ra số báo đầu tiên (11/3/1951-11/3/1996). Cuốn sách nhằm tái hiện lại hồi ức của các nhà báo của tòa soạn báo Nhân Dân trong quá trình tác nghiệp của mình, đặc biệt là giai đoạn nước ta tiến hành kháng chiến chống Mỹ. Những mẩu chuyện dù rất ngắn và tưởng như đơn giản nhưng lại là những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống và nghề nghiệp đối với những người công tác trong ngành báo nói chung và báo Đảng nói riêng. 4 Ngoài ra, cũng có một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án đã tiếp cận mảng đề tài báo Nhân Dân này. Như khóa luận tốt nghiệp Báo Nhân Dân với công cuộc khôi phục cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, của Lê Thị Lan Anh, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) đề cập tới những bài viết về chủ trương xây dựng kinh tế của đất nước của Đảng trên báo Nhân Dân. Luận văn của học viên Phạm Nguyễn Quỳnh Linh khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với đề tài: Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế, đấu tranh ngoại giao từ 1951 đến năm 1954. Luận văn đã trình bày cụ thể lịch sử ra đời, sự phát triển của báo Nhân Dân và trực tiếp đề cập tới mảng ngoại giao, tuyên truyền trên báo trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Năm 2013, với sự hướng dẫn của GS.TS Đỗ Quang Hưng, nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hảo đã bảo vệ thành công luận án với đề tài Báo Nhân Dân với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975. Qua đó, luận án góp phần làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và hoạt động của báo Nhân Dân theo sự chỉ đạo đó nhằm thúc đẩy sự nghiệp cách mạng nước nhà. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng với báo Nhân Dân từ năm 1961 đến năm 1965, một giai đoạn phức tạp của quan hệ quốc tế. Đặc biệt là nhấn mạnh tới vai trò tuyên truyền của báo Nhân Dân với sự nghiệp cách mạng nói chung. Hay nói cách khác, đề tài Báo Nhân Dân với công tác tuyên truyền chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) là một đề tài mới, còn nhiều vấn đề cần làm rõ và vẫn còn giá trị lịch sử, kinh nghiệm thiết thực của nó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của luận văn: Từ những tin bài trên báo Nhân Dân, luận văn làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền báo chí, cũng như làm rõ vai trò của báo Nhân Dân trong công tác tuyên truyền nhằm đánh bại 5 âm mưu và thủ đoạn can thiệp vào tình hình miền Nam Việt Nam của Mỹ từ năm 1961 đến năm 1965. - Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, thông qua các tin bài có liên quan đăng tải trên báo Nhân Dân từ năm 1961 đến năm 1965, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: + Làm rõ tình hình quốc tế, âm mưu và thủ đoạn can thiệp vào tình hình miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ. + Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền trên báo Nhân Dân nhằm đánh bại âm mưu và thủ đoạn can thiệp vào tình hình miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ. + Nghiên cứu nội dung và hình thức các tin, bài trên báo Nhân Dân + Trên cơ sở kết quả khảo sát, nghiên cứu các tin, bài đó, luận văn đưa ra một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử phục vụ hiện tại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những tin, bài trên báo Nhân Dân có nội dung tuyền truyền nhằm đánh bại âm mưu và thủ đoạn can thiệp vào miền Nam Việt Nam của Mỹ từ năm 1961 đến năm 1965. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Từ tháng 1 năm 1961 đến tháng 3 năm 1965, thời kỳ Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. + Nội dung: Công tác tuyên truyền là một mảng đề tài khá rộng lớn, trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, chúng tôi tập trung làm rõ âm mưu, thủ đoạn can thiệp và tội ác chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam; làm rõ chủ trương, giải pháp của Đảng với công tác tuyên truyền trên báo Nhân Dân, nhằm đánh bại cuộc 6 “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam và sự thể hiện của vấn đề này trong các tin, bài trên báo Nhân Dân. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu - Nguồn tài liệu: Trong quá trình thực hiện, tác giả sử dụng một số nguồn tài liệu chính: + Báo Nhân Dân các số ra từ tháng 1 năm 1961 đến tháng 3 năm 1965. Đây là nguồn tài liệu chính của đề tài. + Các Chỉ thị, Nghị quyết, văn kiện chỉ đạo của Đảng về công tác báo chí nói chung và báo Nhân dân nói riêng. + Các công trình nghiên cứu lịch sử, các chuyên khảo về công tác đối ngoại... của các nhà nghiên cứu nói chung. - Phương pháp nghiên cứu: Ngoài phương pháp lịch sử, phương pháp logich là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu, luận văn sử dụng các phương pháp khác, như: phương pháp thống kê, phương pháp phân loại, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,… và sự phối kết hợp các phương pháp đó phù hợp với từng vấn đề mà luận văn đặt ra. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo bố cục ba chương: Chương 1. Những yếu tố tác động đến công tác tuyên truyền của báo Nhân Dân thời kỳ 1961-1965 Chương 2. Báo Nhân Dân với công tác tuyên truyền chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam (1961 – 1965) Chương 3. Một vài nhận xét và kinh nghiệm 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA BÁO NHÂN DÂN THỜI KỲ 1961 - 1965 1.1. Tình hình quốc tế, trong nước và âm mưu, thủ đoạn của Mỹ ở miền Nam 1.1.1. Tình hình quốc tế, trong nước Đầu những năm 60, nền kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến, sự hình thành hai cực đối lập được biểu hiện rõ ràng. Nền kinh tế của Mỹ đang trong thời kỳ phục hồi sau những khủng hoảng cục bộ. Mỹ đã bước đầu kiềm chế được các đồng minh phương Tây, lôi kéo họ và nhiều nước ở các khu vực khác nhau lập ra các liên minh quân sự để đàn áp cách mạng và ngăn chặn “xu hướng cộng sản” ở Đông Nam Á và các khu vực kế cận. Mỹ cùng Anh và Pháp lập ra khối quân sự SEATO và ANZUS để hỗ trợ cho các biện pháp quân sự của mình. Nền kinh tế của Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bước tiến, phát triển ổn định. Tuy nhiên, các nước trong khối xã hội chủ nghĩa nảy sinh các bất đồng, mâu thuẫn về đường lối đặc biệt là mâu thuẫn Xô – Trung dù cả hai đều đang có xu hướng hòa hoãn với phương Tây. Liên Xô dưới thời Tổng bí thư Khơrutxốp đang thực hiện chính sách tam hòa là: quá độ hòa bình, thi đua hòa bình và cùng tồn tại hòa bình. Trung Quốc đang tiến hành hội đàm Trung – Mỹ hướng tới việc giảm căng thẳng trong mối quan hệ với Mỹ và phương Tây. Điều mà các nhà chiến lược Mỹ quan tâm là thời điểm đó giữa Liên Xô và Trung Quốc với Việt Nam chưa có sự thống nhất về đường lối chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Mỹ thấy rằng Việt Nam chỉ nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong phạm vi xây dựng lại đất nước về kinh tế, quốc phòng. Vì vậy, Mỹ cho rằng các nước xã hội chủ nghĩa, Liên Xô, Trung Quốc và Bắc Việt Nam khó có những phản ứng kịp thời, tích cực, nhanh chóng và hiệu quả chống lại chiến lược chiến tranh mới của mình ở miền Nam Việt Nam. 8 Hơn nữa, tình hình chính trị nước Mỹ tương đối ổn định nên Mỹ cho rằng nhân dân trong nước sẽ không có phản ứng tiêu cực chống lại chiến lược chiến tranh mới. Năm 1960, sự thắng lợi của phong trào Đồng Khởi đã chuyển cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Đây là mốc rất quan trọng của cách mạng ở Nam Bộ, tạo dựng cơ sở vững chắc để nhân dân ta đánh thắng chiến lược quân sự mới của Mỹ. Trên đà thắng lợi đó và thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng về việc thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ - Diệm, ngày 20-12-1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam, bao gồm đại biểu các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo và đảng phái đã họp và tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sự ra đời của Mặt trận đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của phong trào cách mạng miền Nam và đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng, mong đợi của nhân dân. “Những chuyển biến to lớn của phong trào cách mạng ở Nam Bộ nói riêng và miền Nam nói chung trong năm 1960 đánh dấu thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng bắt đầu” [37, tr. 145]. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã góp phần cổ vũ các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa vùng lên đấu tranh để tự giải phóng. Việt Nam trở thành ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, tiêu biểu cho sự kết hợp các trào lưu cách mạng của thời đại. Bởi vậy, đầu những năm 60, thế giới cũng được chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc châu Á, Phi, Mỹ - Latinh với nòng cốt là phong trào công nhân, tiến bộ và dân chủ. Châu Phi vốn được biết đến với tên gọi là lục địa đen nay có hàng loạt các nước vùng lên lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ nên được gọi là châu 9 Phi rực lửa. Từ đó, nhân dân toàn thế giới thường nhớ đến năm 1960 với tên gọi “Năm châu Phi”. Trong khi đó, chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn với các cuộc xung đột xảy ra lẻ tẻ ở các khu vực trên thế giới. Cuộc chạy đua vũ trang diễn ra gay gắt, Liên Xô vượt Mỹ về chế tạo vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ở Lào, ngày 9-8-1960, Đại úy Coongle chỉ huy quân nhảy dù làm đảo chính lật đổ chính quyền Phuminôxavẳn thân Mỹ. Vì vậy, theo yêu cầu của bạn Lào, tháng 9-1960 Việt Nam đưa quân sang giúp đỡ lực lượng Pathet Lào giải phóng một số tỉnh như: Sầm Nưa, Cánh đồng chum, Xiêng Khoảng, Nặm Bạc…Sau đó, chính quyền liên hiệp Lào nhận được sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc khiến Mỹ rất lo lắng về sự lan rộng của chủ nghĩa Cộng sản ở khu vực Đông Nam Á. Phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đặt Mỹ trước một tình thế khó khăn. Các nhà chiến lược Mỹ nhận định rằng chỉ có đè bẹp được cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Mỹ mới có thể đẩy lùi được phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Vì vậy, Việt Nam trở thành trọng điểm trong chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản của Mỹ. Trong sáu năm từ 1954 – 1960, đế quốc Mỹ đã dựng lên ở miền Nam Việt Nam chính quyền Ngô Đình Diệm và viện trợ cho chính quyền ấy khoảng 2 tỷ USD, trung bình mỗi năm 300 triệu USD nhằm nuôi sống bộ máy quân đội và chính quyền Sài Gòn để đàn áp cuộc đấu tranh hòa bình yêu nước của nhân dân ta ở miền Nam [6, tr. 8]. Tuy nhiên, chiến lược quân sự toàn cầu “Trả đũa ồ ạt” tượng trưng cho sức mạnh của đế quốc Mỹ cùng với những chính sách và biện pháp để thực hiện chiến lược đó đã không ngăn chặn được sự lớn mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và phong trào giải phóng dân tộc trên thế 10 giới. Giữa tình thế khó khăn đó, J. Kennơđi được bầu làm Tổng thống nước Mỹ thay cho D.Aixenhao đã đề ra nhiều biện pháp mới nhằm giải quyết tình hình chiến tranh ở Việt Nam. Đế quốc Mỹ phải lựa chọn một trong hai con đường hoặc là từ bỏ việc ủng hộ chính quyền Diệm, thực thi Hiệp nghị Giơnevơ hoặc tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam bằng chiến tranh để củng cố chế độ tay sai, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới. 1.1.2. Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ Sau khi xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình hình thế giới và trong nước, tổng thống Mỹ J. Kennơđi quyết định loại bỏ chiến lược “Trả đũa ồ ạt” vì không còn đủ sức ngăn chặn sức mạnh của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thay bằng chiến lược “Phản ứng linh hoạt”. Theo đó, Mỹ quyết định giữ vững cam kết với Ngô Đình Diệm, biến miền Nam Việt Nam thành tuyến đầu của đế quốc Mỹ chống Liên Xô, Trung Quốc “bành trướng” xuống Đông Nam Á. Tổng thống Kennơđi cho thành lập một lực lượng đặc nhiệm do ông Roswell Gilpatric, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ lãnh đạo nhằm nghiên cứu và thăm dò các hướng hành động để đối phó với tình hình mới ở Việt Nam và trên thế giới. Tổng thống Mỹ J. Kennơđi quyết định chỉ cho phép đưa vào Việt Nam khoảng 100 - 400 quân thuộc lực lượng đặc biệt làm cố vấn để huấn luyện quân đội Sài Gòn, đồng thời chấp nhận phương hướng chiến lược toàn cầu mới là “Phản ứng linh hoạt”. Đế quốc Mỹ sẽ vẫn duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược đồng thời để tiến hành các cuộc chiến tranh hạn chế. Chiến tranh hạn chế của Mỹ gồm hai hình thức là: Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Mỹ coi “Chiến tranh đặc biệt” là cuộc thí nghiệm đầu tiên 11 của cuộc Chiến tranh hạn chế. Âm mưu chính của đế quốc Mỹ là “dùng người Việt đánh người Việt”. Để thực hiện âm mưu đó, Mỹ - Diệm đề ra nhiều biện pháp thực hiện khác nhau như tăng cường cố vấn Mỹ, phương tiện chiến tranh hiện đại để thực hiện các chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”, chiến lược dồn dân lập “ấp chiến lược” được coi là xương sống của toàn bộ chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. “Cả hai hình thức Chiến tranh hạn chế là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược quân sự toàn cầu phản ứng linh hoạt, được các nhà quân sự Lầu Năm Góc đánh giá là “lưỡi kiếm” tiến công sắc bén vào những nơi nguy hiểm nhất đối với thế giới tự do” [6, tr. 12]. Theo đánh giá của nhiều nhà quân sự Mỹ thì chiến tranh hạn chế có thể tránh được đụng độ với các nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa và có thể giành được thắng lợi ở các nơi khác bằng cách chủ động tạo ra sự ưu thế trong từng cuộc chiến tranh cụ thể do đế quốc Mỹ lựa chọn như cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngày 29-4-1961, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ nhóm họp đề ra chính sách, biện pháp và các bước tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. Ngày 11-5-1961, Tổng thống Mỹ Kennơđi chính thức phê chuẩn các quyết định của Hội đồng an ninh quốc gia mang tên Bị vong lục về hành động an ninh quốc gia số 52. Trong đó, xác định mục tiêu và hành động của đế quốc Mỹ là ngăn chặn cộng sản thống trị Nam Việt Nam, để xúc tiến với nhịp độ ngày càng nhanh một loạt những hoạt động hỗ trợ lẫn nhau có tính chất quân sự, chính trị, kinh tế, tâm lý và không công khai nhằm ngăn chặn sức mạnh của cộng sản ở Nam Việt Nam. Mỹ dùng các biện pháp tăng cường và mở rộng quyền điều hành tác chiến, chỉ huy, yểm trợ của phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG); huấn luyện trang bị cho lực lượng dân vệ để chống lại chiến tranh du kích; khẩn trương triển khai kế hoạch bình định, lấy việc dồn dân lập ấp chiến lược làm trọng tâm; tiến hành các chương trình kinh tế để gây ảnh hưởng ngắn hạn và góp phần vào sự tồn tại lâu dài về kinh tế miền Nam Việt Nam; phong tỏa vùng biển, bịt chặt biên giới nhằm 12 chống việc xâm nhập từ miền Bắc vào miền Nam, tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc Việt Nam; ra sức củng cố hệ thống chính quyền Sài Gòn các cấp; cải thiện quan hệ giữa Chính phủ Sài Gòn với các nước khác, đặc biệt chính phủ Campuchia. Đồng thời với việc chuẩn y các biện pháp trên đây, để tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh châu Á và làm cho chính quyền, quân đội Sài Gòn yên tâm về chính sách chiến tranh của đế quốc Mỹ, thăm dò khả năng triển khai quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam, Kennơđi cử Phó Tổng thống Mỹ L.B. Giônxơn sang thăm các nước Philippin, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Pakixtan và miền Nam Việt Nam. Tại Sài Gòn, Giônxơn và Ngô Đình Diệm đã ra thông cáo chung thỏa thuận về việc Mỹ tăng thêm viện trợ quân sự, kinh tế, cố vấn cho Nam Việt Nam, tăng cường mở rộng lực lượng vũ trang, bán vũ trang của Sài Gòn gồm quân chủ lực, bảo an và dân vệ; lập nhóm chuyên viên kinh tế, tài chính, quân sự cao cấp của hai bên để xây dựng kế hoạch hành động chung giữa chính phủ Mỹ và chính phủ Sài Gòn; Mỹ hoan nghênh các nước khác viện trợ và hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm; triển khai mạnh mẽ chương trình lập ấp chiến lược. Mỹ còn nhấn mạnh rằng “những biện pháp hai bên thỏa thuận có thể được tiếp nối bằng những biện pháp rộng lớn hơn nữa” [27, tr. 33]. Thực hiện thỏa thuận đó, ngày 19-6-1961, Kennơđi phái một “phái đoàn kinh tế đặc biệt” do E. Xtalây thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế của Đại học Stanford dẫn đầu sang Nam Việt Nam giúp Diệm xây dựng chương trình bình định. Sau gần một tháng tìm hiểu tình hình tại chỗ và gặp gỡ một số nhân vật phụ trách về bình định trong chính quyền Sài Gòn, hội đàm với Diệm, cuối tháng 7-1961, phái đoàn Xtalây trình lên Kennơđi bản báo cáo trong đó yêu cầu Chính phủ Mỹ tăng thêm viện trợ về quân sự và kinh tế để phục vụ cho kế hoạch bình định. Kế hoạch gồm 3 giai đoạn: 13 - Giai đoạn 1: Dự định trong vòng 18 tháng (kể từ giữa năm 1961 đến cuối năm 1962), cơ bản “bình định” xong miền Nam bằng cách triển khai mạnh mẽ việc dồn dân lập ấp chiến lược để triệt phá cơ sở cách mạng ở nông thôn; phát triển quân đội Sài Gòn gồm quân chính quy, bảo an, dân vệ, đồng thời tăng cường lực lượng yểm trợ Mỹ nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam; thiết lập hệ thống cứ điểm chốt chặn ở biên giới và giới tuyến quân sự tạm thời, tăng cường tuần tra, kiểm soát vùng biển để ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho cách mạng miền Nam; đẩy mạnh các hoạt động tình báo, gián điệp, biệt kích, chiến tranh tâm lý… chống phá miền Bắc, hỗ trợ cho nỗ lực bình định ở miền Nam. - Giai đoạn 2: Dự kiến trong năm 1963 củng cố những kết quả đạt được trong giai đoạn 1 bằng cách tập trung vào khôi phục kinh tế, hoàn tất chương trình bình định, tiếp tục tăng cường quân đội Sài Gòn, đẩy mạnh các hoạt động chống phá miền Bắc. - Giai đoạn 3: Dự kiến trong hai năm 1964 và 1965, hoàn tất các mục tiêu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bằng việc chuyển hẳn trọng tâm sang phát triển kinh tế trong khi vẫn tiếp tục tăng cường quân đội Sài Gòn nhằm làm cho miền Nam trở thành một quốc gia mạnh về quân sự, phồn vinh về kinh tế của “thế giới tự do”. Dựa trên kế hoạch này, Mỹ - Diệm gấp rút tăng cường lực lượng vũ trang, tổ chức và kiện toàn bộ máy chỉ đạo bình định từ trung ương xuống các tỉnh, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, đánh phá ác liệt cơ sở cách mạng miền Nam, triển khai thí điểm dồn dân lập ấp chiến lược ở các địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Biên Hòa, Quảng Ngãi và áp dụng rộng rãi ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Từ giữa năm 1961, đế quốc Mỹ công khai thiết lập phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự (MAAG) cho phái thân Mỹ ở Lào, gồm 16.000 nhân viên; phát triển quân ngụy Lào từ 30.000 tên lên tới 50.000 tên; thúc đẩy quân 14 ngụy Lào mở các cuộc hành quân quy mô tương đối lớn đánh vào vùng giải phóng của Pathet Lào ở khu vực đường 9, đường số 12, Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng, Mương Nủi, Nặm Thà; lập phòng tuyến sông Nậm Hu – Mương Khoa; củng cố địa bàn chiến lược của chúng ở khu vực Luông Phabang – Nậm Thà; đẩy mạnh công việc bình định ở những vùng chúng kiểm soát… Đối với Campuchia, đế quốc Mỹ dùng nhiều thủ đoạn, biện pháp gây sức ép buộc nước này phải từ bỏ chính sách tập trung, ngấm ngầm chi tiền của, viện trợ vũ khí cho bọn Khơme thân Mỹ, Lon Non – Xirich Matac xúi giục và tổ chức cho chúng chống phá, tiến tới lật đổ Chính phủ Xihanuc hòng đưa Campuchia vào ảnh hưởng của Mỹ, cô lập cách mạng Việt Nam. Đồng thời, Mỹ - Diệm còn mời Thompson, một chuyên gia của quân đội Anh dày dạn về kinh nghiệm chống chiến tranh du kích ở Malaixia sang Việt Nam làm cố vấn bình định cho Bộ Chỉ huy cố vấn viện trợ Mỹ (MAAG) và cho chính quyền, quân đội Sài Gòn. Diệm còn cử các phái đoàn và gửi nhiều cán bộ sang Malaixia, Philippin để tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm chống du kích, dồn dân, lập các khu tập trung của những nước này nhằm áp dụng vào miền Nam Việt Nam… Ngoài ra, ngay từ tháng 4-1961 để tăng cường khả năng chỉ huy và tận dụng lực lượng quân đội Sài Gòn trong công tác bình định, hệ thống tổ chức chiến trường theo quân khu được Mỹ - Diệm thay thế bằng vùng chiến thuật. Mỗi vùng chiến thuật do một quân đoàn chủ lực đảm nhiệm với đủ thành phần quân địa phương và các quân binh chủng yểm trợ như pháo binh, công binh, thiết giáp, biệt động, biệt kích, không quân, hải quân, tiếp vận… Dưới vùng chiến thuật là khu chiến thuật. Tiếp đó là các tiểu khu (tỉnh), chi khu (quận, huyện). Riêng Sài Gòn – Gia Định được tổ chức thành “Biệt khu thủ đô”. Lực lượng yểm trợ Mỹ được bố trí xuống từng vùng chiến thuật, nhất là các đơn vị máy bay trực thăng và vận tải đường không. Cố vấn quân sự Mỹ có mặt khắp các vùng chiến thuật, khu chiến 15 thuật và các trung tâm huấn luyện, các cơ quan điều hành tác chiến, chỉ huy, các trại lực lượng đặc biệt, các chi khu trọng yếu… Năm 1961, sau sự gia tăng những cuộc tiến công quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị của quân và dân miền Nam ở các vùng nông thôn, đô thị và rừng núi quân đội Sài Gòn đã mất thế chủ động. Vì vậy, ngày 18-10-1961 chính phủ Mỹ cử hai thành viên Hội đồng an ninh quốc gia là Taylo và Rostow dẫn đầu một phái đoàn gồm các chuyên gia về quân sự, dân sự sang miền Nam Việt Nam để nghiên cứu, đánh giá lại tình hình cụ thể và kết luận tại chỗ, đề ra các phương án đối phó. Phái đoàn này đề ra ba phương án hành động của Mỹ: Phương án một là đưa vào miền Nam Việt Nam ba sư đoàn quân Mỹ để đánh bại Việt cộng; Phương án hai là đưa tượng trưng một số quân chiến đấu Mỹ nhằm mục đích xác lập sự có mặt của Mỹ ở Nam Việt Nam. Qua đó, góp phần nâng đỡ tinh thần quân đội và chính quyền Sài Gòn đang sa sút mạnh, cũng để tạo điều kiện cho việc tăng viện trợ quân Mỹ khi cần; hoặc thực hiện phương án 3 là tăng thêm viện trợ, vũ khí, trang bị chiến tranh và đẩy mạnh công tác huấn luyện cho lực lượng vũ trang Sài Gòn để nâng cao sức chiến đấu. Ngày 3-11-1961, phái đoàn Taylo gửi báo cáo về Oasinhtơn và kiến nghị một loạt các biện pháp để cứu vãn tình hình. Đó là cử các cố vấn hành chính sang tham gia vào bộ máy chính quyền Sài Gòn cùng họ tiến hành các biện pháp cần thiết để cải tạo mạng lưới tình báo quân sự, chính trị trong chính quyền và quân đội; mở các cuộc điều tra rộng lớn ở các tỉnh trên khắp miền Nam để định lượng các nhân tố xã hội, chính trị, kinh tế, tình báo, quân sự, tâm lý có liên quan tới công tác chống nổi loạn để có thêm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp hiệu quả hơn; tăng cường viện trợ vũ khí, trang bị và huấn luyện cho lực lượng bảo an, dân vệ để lực lượng này đủ sức thay thế các đơn vị chính quy làm nhiệm vụ giữ đất, tạo điều kiện cho các đơn vị chính quy đẩy mạnh các cuộc hành quân cơ động, có tính tiến 16 quân; giúp đỡ chính quyền Sài Gòn giám sát và kiểm soát vùng biển và các đường thủy nội địa bằng cách cung cấp cố vấn, nhân viên điều hành và phương tiện cần thiết cho nhiệm vụ này; tổ chức lại và tăng biên chế phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ; đưa vào miền Nam Việt Nam một lực lượng quân sự đặc nhiệm gồm 6000 – 8000 quân hoạt động dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Mỹ để xác lập sự có mặt về quân sự, hỗ trợ cho các hoạt động quân sự và khi cần có thể mở các cuộc hành quân mang tính chất tiến công. Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm này còn đóng vai trò như một bộ phận đi trước của lực lượng Mỹ sẽ được đưa vào nếu như dùng đến các kế hoạch khẩn cấp của Tổng tư lệnh Thái Bình Dương hoặc khối SEATO; tăng thêm viện trợ để hỗ trợ thích đáng chương trình “chống nổi loạn mở rộng”. Ngoài những biện pháp chung trên đây, phái đoàn Taylo còn kiến nghị một Chương trình tham gia có giới hạn của đế quốc Mỹ trong lĩnh vực quân sự: cử sang Nam Việt Nam cố vấn cấp cao tham gia vào các cơ quan chính phủ và các bộ chủ chốt; thành lập ban thanh tra quân sự hỗn hợp từ trung ương xuống quân khu và các tỉnh; tăng cường một cách cơ bản nhân viên huấn luyện Mỹ ở mọi cấp và trên mọi lĩnh vực quân sự, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội; triển khai vào Nam Việt Nam các đơn vị công binh hậu cần, máy bay lên thẳng nằm trong khuôn khổ lực lượng quân sự đặc nhiệm Mỹ đã được đề nghị trước đây; đưa thêm các đội lực lượng đặc biệt Mỹ để cùng lực lượng đặc nhiệm Sài Gòn tăng cường cho vùng biên giới; đẩy mạnh các hoạt động tiến công bí mật ra miền Bắc Việt Nam và Lào, kể cả những hoạt động biệt kích bằng không quân nếu tình hình Nam Việt Nam tiếp tục xấu đi, đế quốc Mỹ sẽ ném bom miền Bắc để gây áp lực. Để thực hiện Chương trình tham gia có giới hạn, phái đoàn Taylo cho rằng cần có sự thay đổi trong quy chế tinh thần và tổ chức của phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự ở Nam Việt Nam. Phái đoàn này cần phải được chuyển từ một tổ chức cố vấn thành một tổ chức gần giống như một sở chỉ huy tác chiến tại một nơi có chiến 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan