Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam...

Tài liệu Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam

.PDF
104
470
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THỊ TÙNG B¶O Hé QUYÒN CñA NG¦êI BIÓU DIÔN THEO PH¸P LUËT Së H÷U TRÝ TUÖ VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THỊ TÙNG B¶O Hé QUYÒN CñA NG¦êI BIÓU DIÔN THEO PH¸P LUËT Së H÷U TRÝ TUÖ VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đỗ Thị Tùng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BIỂU DIỄN ......................................................................................... 4 1.1. Khái quát chung về quyền liên quan ................................................ 4 1.1.1. Khái niệm về quyền liên quan .............................................................. 4 1.1.2. Đặc điểm của quyền liên quan ............................................................. 5 1.1.3. Chủ thể của quyền liên quan ................................................................ 7 1.1.4. Sự cần thiết phải bảo hộ quyền liên quan ............................................ 8 1.2. Khái quát chung về quyền của người biểu diễn ............................ 11 1.2.1. Mô ̣t số khái niê ̣m................................................................................ 11 1.2.2. Nội dung quyền của người biểu diễn ................................................. 15 1.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về quyền của người biểu diễn tại Việt Nam............................................ 17 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN CỦA NGƯỜI BIỂU DIỄN .............................. 21 2.1. Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam hiện hành...... 21 2.2. Chủ thể .............................................................................................. 23 2.2.1. Người biểu diễn .................................................................................. 23 2.2.2. Chủ sở hữu cuộc biểu diễn ................................................................. 24 2.2.3. Chủ thể khác ....................................................................................... 25 2.3. Quyền và nghĩa vụ của người biểu diễn ......................................... 28 2.3.1. Quyền nhân thân của người biểu diễn ................................................ 29 2.3.2. Quyền tài sản của người biểu diễn ..................................................... 31 2.3.3. Nghĩa vụ của người biểu diễn ............................................................ 34 2.4. Giới hạn quyền của người biểu diễn............................................... 35 2.4.1. Các nguyên tắc giới hạn quyền của người biểu diễn ......................... 35 2.4.2. Các trường hợp giới hạn quyền của người biểu diễn ......................... 36 2.5. Thời hạn bảo hộ ................................................................................ 41 2.6. Bảo vệ quyền của người biểu diễn .................................................. 43 2.6.1. Các dạng hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn .................. 43 2.6.2. Xác định hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn ................... 47 2.6.3. Các biện pháp bảo vệ quyền của người biểu diễn .............................. 51 Chương 3: THỰC TIỄN BẢO HỘ QUYỀN CỦA NGƯỜI BIỂU DIỄN Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ....................................................................... 75 3.1. Thực tiễn bảo hộ quyền của người biểu diễn ở Việt Nam ............ 75 3.1.1. Thực tiễn đăng ký và khai thác quyền của người biểu diễn............... 75 3.1.2. Thực tiễn xâm phạm quyền của người biểu diễn ............................... 77 3.1.3. Thực tiễn bảo vệ quyền của người biểu diễn ..................................... 81 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền của người biểu diễn ............................................................... 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới nói chung và hệ thống pháp luật của Việt Nam nói riêng đều ghi nhận và bảo hộ quyền liên quan trong đó có nhóm quyền của người biểu diễn. Tuy nhiên, tại Việt Nam do tính chất phức tạp của loại quyền này cũng như do nhận thức của các chủ thể liên quan còn hạn chế nên công tác bảo hộ quyền của người biểu diễn còn gặp nhiều khó khăn. Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo hộ quyền của người biểu diễn, các chủ thể liên quan mà trước hết là người biểu diễn cần nắm vững quy định của pháp luật về quyền của người biểu diễn, cũng như lý giải được tại sao pháp luật công nhận quyền của người biểu diễn và điều kiện để buổi biểu diễn được bảo hộ. Trước thực trạng này, để có thể hệ thống lại các quy định của pháp luật, phân tích, đánh giá hiệu quả áp dụng của các quy định pháp luật Việt Nam trong sự tương quan so sánh với các quy định của các Điều ước quốc tế để qua đó rút ra được những hạn chế bất cập và đề xuất phương hướng hoàn thiện tôi xin chọn và nghiên cứu đề tài “Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam”. Khi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài này tác giả mong muốn đạt được những mục tiêu cụ thể sau: - Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo hộ quyền của người biểu diễn. - Nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về việc bảo hộ quyền của người biểu diễn. - Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về quyền của người biểu diễn cũng như thực tế áp dụng các quy định đó tác giả sẽ phân tích những hạn chế và bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành và đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật trong việc điều chỉnh vấn đề này. Kết quả nghiên 1 cứu đồng thời góp phần tìm ra các giải pháp để bảo vệ tốt hơn quyền của người biểu diễn. 2. Thực trạng nghiên cứu đề tài Hiện nay, việc nghiên cứu các quy định về quyền của người biểu diễn chưa có nhiều. Nghiên cứu về vấn đề này có rải rác một số bài viết như “Quyền của người biểu diễn” của tác giả Hoàng Hoa đăng trên website Cục bản quyền tác giả (www.cov.gov.vn) ngày 23/12/2009; hay các bài nghiên cứu mang tính chất chung với quyền tác giả như bài viết của Hoàng Minh Thái (2006), “Một số quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ” đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Lê Thanh Mai (2005), “Bàn về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ” – Tạp chí Nhà nước và pháp luật… Bên cạnh đó là một số các Luận văn thạc sỹ về bảo hộ quyền liên quan, quyền tác giả nói chung như: Luận văn thạc sỹ “Giải quyết tranh chấp dân sự về quyền tác giả tại Tòa án” năm 2009 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Phương; Luận văn thạc sỹ “Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam” năm 2012 của tác giả Trịnh Văn Tú … Nhìn chung việc nghiên cứu pháp luật về quyền của người biểu diễn nói riêng và quyền liên quan nói chung chưa thực sự được chú trọng nhất là trong bối cảnh các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền liên quan đã có hiệu lực tại Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề quyền liên quan và đặc biệt là quyền của người biểu diễn trong giai đoạn hiện nay cần được nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như các vấn đề pháp lý về bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Trong phần nội dung tác giả sẽ trình bày về cơ sở pháp lý và các quy định của pháp luật hiện hành để từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về việc áp 2 dụng các quy định của pháp luật về vấn đề bảo hộ quyền của người biểu diễn tại Việt Nam. 4. Phương pháp và nội dung nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp chủ yếu trong luận văn là phương pháp phân tích tài liệu, tổng hợp và phân tích thực tiễn chứng minh cho lý luận, bên cạnh đó luận văn còn sử dụng phương pháp của luật so sánh và phương pháp nghiên cứu riêng biệt của khoa học pháp lý: phân tích quy phạm, phân tích hệ thống, so sánh pháp luật. Phân tích, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về vấn đề bảo hộ quyền của người biểu diễn. Qua đó nhằm xem xét mức độ phù hợp của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật quốc tế, việc áp dụng vào thực tiễn bảo hộ quyền của người biểu diễn tại Việt Nam. Đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả bảo hộ quyền của người biểu diễn ở Việt Nam. Đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của người biểu diễn được bảo hộ ngày càng tốt hơn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. 5. Ý nghĩa của luận văn Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về pháp luật, làm tài liệu cho công tác đào tạo đại học và sau đại học trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói chung và quyền liên quan, quyền của người biểu diễn nói riêng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Khái quát chung về quyền của người biểu diễn. Chương 2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của người biểu diễn. Chương 3. Thực tiễn bảo hộ quyền của người biểu diễn ở Việt Nam và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 3 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BIỂU DIỄN 1.1. Khái quát chung về quyền liên quan 1.1.1. Khái niệm về quyền liên quan Thuật ngữ “quyền liên quan” là một thuật ngữ quen thuộc đã được sử dụng trong các Điều ước quốc tế (như trong Thỏa thuận TRIPS về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ). Nhà làm luật Việt Nam đã sử dụng thuật ngữ này trong các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ với mục đích tạo sự phù hợp giữa pháp luật quốc gia và các Điều ước quốc tế mà chúng ta đã tham gia ký kết. Có thể thấy, hiện nay “quyền liên quan” không những là vấn đề được quan tâm trong công tác nghiên cứu mà còn là vấn đề được chú ý trong công tác thực thi pháp luật. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu thưởng thức các món ăn tinh thần của đông đảo các tầng lớp người dân ngày càng tăng vì vậy yêu cầu được bảo hộ về quyền liên quan đối với nhóm chủ thể quyền này là hết sức cần thiết. Vậy quyền liên quan là gì? Trước hết tác giả xin trình bày quan điểm cá nhân về khái niệm quyền liên quan. Quyền liên quan đến quyề n t ác giả (gọi tắt là quyền liên quan ) đươ ̣c giải thích tại khoản 3 Điề u 4 Luâ ̣t Sửa đổ i bổ sung mô ̣t số điề u của Luâ ̣t Sở hữu trí tuê ̣ năm 2009 là: “Quyề n của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn , bản ghi âm , ghi hình, chương trình phát sóng , tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa ” [16]. Trong Công ước Berne , quyề n liên quan đươ ̣c đề câ ̣p với thuâ ̣t ngữ “ quyề n kề cận ” cũng nhằ m để xác đinh ̣ quyề n của các cá nhân, tổ chức đố i với cuô ̣c b iể u diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng... Luâ ̣t bản quyề n của mô ̣t số nước cũng xác đinh ̣ quyề n liên quan (quyề n kề câ ̣n ) là quyền dành cho người biểu diễn , cá nhân, tổ chức ghi âm , ghi hin ̣ và bảo vê ̣ ̀ h, phát sóng, truyề n cáp. Như vâ ̣y, bên ca ̣nh viê ̣c xác đinh 4 các quyền của tác giả , chủ sở hữu quyền tác giả đối với một tác phẩm , pháp luâ ̣t của các quố c gia trên thế giới còn quy đinh ̣ viê ̣c bảo vê ̣ các quyề n của những chủ thể khá c có hoặc không liên quan đến tác phẩm. Để tác phẩm đến được với công chúng có thể chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là người thực hiện công việc chuyển tải tác phẩm của mình trước công chúng (tác giả của bản nhạc, ca khúc tự trình diễn). Để tác phẩm đến được với đông đảo công chúng thì vai trò của người biể u diễn , của các tổ chức sản xuất băng , điã ghi âm, ghi hin ̀ h, các tổ chức thực hiện chương trình phát sóng là thật sự cần thiế t. Hoạt động của các cá nhân , tổ chức này là phương thức chuyển tải tác phẩ m tới công chúng , theo đó quyề n của ho ̣ đươ ̣c pháp luâ ̣t bảo hô ̣ . Các quốc gia hầu hết đều ghi nhận và bảo hộ quyền của các chủ thể này theo hai phương diện bao gồm: Thứ nhất, đó là quyền nhân thân, quyền tài sản của các cá nhân tổ chức thực hiện cuộc biểu diễn, sản xuất bản ghi âm, ghi hình và phát sóng tác phẩm. Thứ hai, đó là tổng hợp các quy định của pháp luật để xác định và bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân, tổ chức đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng. 1.1.2. Đặc điểm của quyền liên quan Quyền liên quan là một loại quyền “liên quan tới” hay còn gọi là quyền “kề cận” với quyền tác giả.Tính chất “liên quan” của loại quyền này không những được thể hiện trong sự tương quan với quyền tác giả mà còn ở sự “liên quan” của chính các đối tượng được bảo hộ quyền liên quan nói riêng. Có thể thấy, có ba nhóm đối tượng chủ yếu được bảo hộ quyền liên quan đó là cuộc biểu diễn, bản ghi âm ghi hình và chương trình phát sóng. Sự “liên quan” giữa các nhóm đối tượng này được thể hiện rõ nhất ở chỗ trong đa số các trường hợp đối tượng này là tiền đề cho sự ra đời của đối tượng kia. Một buổi biểu 5 diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình thì chính bản ghi âm, ghi hình này đã trở thành đối tượng được bảo hộ quyền liên quan. Hay một cuộc biểu diễn được phát sóng tới công chúng thì chương trình phát sóng cuộc biểu diễn này đã trở thành đối tượng được bảo hộ quyền liên quan. Ở góc độ lý luận quyền liên quan cũng mang những đặc điểm riêng khác biệt so với quyền tác giả. Khi nghiên cứu đặc điểm của quyền liên quan ta nhận thấy nhóm quyền này có những đặc điểm quan trọng như sau: - Trong đa số các trường hợp hành vi của các chủ thể liên quan chính là hành vi sử dụng tác phẩm. Hành vi sử dụng tác phẩm của các chủ thể quyền liên quan được thể hiện rõ nhất qua việc biểu diễn tác phẩm của người biểu diễn. Việc biểu diễn tác phẩm có thể được thực hiện một cách trực tiếp như thông qua diễn viên để thể hiện vở diễn trên sân khấu, thông qua giọng hát của ca sĩ để trình bày bài hát, thông qua giọng ngâm của nghệ sĩ ngâm thơ để trình bày bài thơ trước công chúng nhưng cũng có thể được thực hiện thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kì phương tiện kỹ thuật nào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm. Bên cạnh đó, hoạt động của các cá nhân, tổ chức sản xuất băng đĩa ghi âm, ghi hình để định hình cuộc biểu diễn; hoạt động của các tổ chức phát sóng trong việc phát sóng, tái phát sóng hoặc phân phối chương trình phát sóng của mình đến công chúng tuy không trực tiếp sử dụng tác phẩm nhưng là các hoạt động gắn liền với việc biểu diễn tác phẩm của người nghệ sĩ và góp phần quan trọng vào việc đưa tác phẩm đó đến được với đông đảo quần chúng. - Đối tượng được bảo hộ khi có tính nguyên gốc. Trước hết, đối tượng được bảo hộ quyền liên quan là kết quả của hoạt động lao động, sáng tạo và mang dấu ấn cá nhân. Chẳng hạn, việc trình bày bài hát của ca sĩ, trình bày bản nhạc không lời của nghệ sĩ piano luôn thể hiện được tính sáng tạo riêng và dấu ấn cá nhân nhất định. Không những thế tính nguyên gốc của quyền 6 liên quan còn được xác định dựa trên dạng vật chất mà quyền liên quan được tạo ra đầu tiên . Quyề n liên quan đố i với bản ghi âm , ghi hiǹ h chỉ đươ ̣c xác đinh ̣ cho ngư ời tạo ra bản định hình lần đầu âm thanh , hình ảnh cuộc biểu diễn hoă ̣c các âm thanh , hình ảnh khác hoặc quyền liên quan đối với chương trình phát sóng chỉ xác định cho tổ chức khởi xướng hoặc thực hiện việc phát sóng. Tính nguyên gốc của quyền liên quan giúp chúng ta có thể xác định đươ ̣c ai là chủ thể của quyề n liên quan và theo đó xác đinh ̣ đươ ̣c các hành vi xâm pha ̣m quyề n liên quan . Tấ t cả các bản ghi âm , ghi hiǹ h cuô ̣c biể u diễn , chương trình phát sóng nếu không mang tính nguyên gốc đều bị coi là sự sao chép và không được thừa nhận các quyền liên quan đến đối tươ ̣ng đó. 1.1.3. Chủ thể của quyền liên quan 1.1.3.1. Người biểu diễn Người biểu diễn là người sử dụng tác phẩm một cách sáng tạo trong việc thể hiện các tác phẩm văn học nghệ thuật , bao gồm diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học , nghệ thuật. Trong đó , nế u người biể u diễn tự mình đầ u tư tài chính và cơ sở vâ ̣t chấ t kỹ thuâ ̣t để thực hiê ̣n cuô ̣c biể u diễn thì ho ̣ là người biể u diễn đồ ng thời là chủ sở hữu quyề n liên quan đố i với cuô ̣c biể u diễn đó . Nế u do người khác đầ u tư tài chính, cơ sở vâ ̣t chấ t kỹ thuâ ̣t để thực hiê ̣ n cuô ̣c biể u diễn đó thì chủ sở hữu quyề n liên quan là tổ chức, cá nhân đầu tư. 1.1.3.2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình Khái niệm “ nhà sản xuất bản ghi âm , ghi hình” đươ ̣c hiể u với nhiề u nghĩa khác nhau : Thứ nhấ t , đó là các tổ chức , cá nhân sản xuất ra các băng , điã hoă ̣c các du ̣ng cu ̣ khác là phương tiê ̣n kỹ thuâ ̣t dùng cho viê ̣c ghi âm , ghi hình. Ở nghĩa này thì nhà sản xuất bản ghi âm , ghi hình chỉ đơn thuầ n là người sản xuấ t các vâ ̣t man g tin đố i với tác phẩ m ; Thứ hai, “sản xuấ t bản ghi âm, ghi hin ̀ h” là viê ̣c các tổ chức , cá nhân dùng băng đĩa ghi âm , ghi hiǹ h 7 hoă ̣c các vâ ̣t du ̣ng kỹ thuâ ̣t khác để ghi la ̣i âm thanh , hình ảnh của cuộc biểu diễn hoă ̣c âm thanh , hình ảnh của một tác phẩm nhất định . Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hin ̀ h với tư cách là chủ thể quyề n liên quan đươ ̣c hiể u theo nghiã thứ hai : Đó là tổ chức , cá nhân định hình lần đầu âm thanh , hình ảnh cuộc biể u diễn hoă ̣c các âm thanh , hình ảnh khác . Trong đó , nế u bản ghi âm , ghi hình được tổ chức, cá nhân sản xuất bằng chính thời gian , tài chính, cơ sở vâ ̣t chấ t, kỹ thuật của mình thì họ là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hiǹ h đó. 1.1.3.3. Tổ chức phát sóng Tổ chức phát sóng theo nghiã chung nhấ t là tổ chức thực hiê ̣n viê ̣c truyề n âm thanh hoă ̣c hin ̀ h ảnh hoă ̣c cả âm thanh và hiǹ h ảnh của tác phẩ m , cuô ̣c biể u diễn , bản ghi âm, ghi hiǹ h, chương triǹ h phát sóng đến công chúng bằ ng phương tiê ̣n vô tuyế n hoă ̣c hữu tuyế n bao gồ m cả truyề n qua vê ̣ tinh để công chúng có thể tiế p nhâ ̣n đươ ̣c. Hiể u theo nghiã chung này thì tổ chức phát sóng bao gồm : Tổ chức khởi xướng và thực hiê ̣n viê ̣ c phát sóng , tổ chức tái phát sóng, tổ chức tiế p sóng. Trong đó , tổ chức phát sóng đươ ̣c coi là chủ thể quyề n liên quan là các tổ chức khởi xướng và thực hiê ̣n viê ̣c phát sóng bao gồ m tổ chức phát thanh, tổ chức truyề n hình, phát tín hiệu vệ tinh. 1.1.4. Sự cần thiết phải bảo hộ quyền liên quan Các tác phẩm trí tuệ được sáng tạo để được phổ biến tới công chúng càng rộng rãi càng tốt. Nhìn chung trong phần lớn các trường hợp công việc này không thể do bản thân tác giả đảm đương bởi nó đòi hỏi những người trung gian có năng lực chuyên nghiệp đem lại cho tác phẩm các hình thức trình bày thích hợp để có thể được đông đảo quần chúng tiếp cận. Chẳng hạn, một vở kịch cần được biểu diễn trên sân khấu, một bài hát được các nghệ sĩ trình diễn phải được tái tạo, nhân bản dưới hình thức bản ghi âm hoặc truyền đi bằng các phương tiện truyền thanh. Pháp luật dành riêng sự bảo hộ cho những người trung gian này để chống lại việc sử dụng bất hợp pháp đối với 8 những đóng góp của họ trong quá trình chuyển tải tác phẩm tới công chúng. Vấn đề bảo hộ đối với nhóm người trung gian này ngày càng trở nên gay gắt cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Vào đầu thế kỷ 20, khi mà buổi biểu diễn của các nghệ sĩ trình diễn, diễn viên kịch hay của các nhạc công sẽ chấm dứt cùng với buổi hòa tấu, thì nay, với đĩa hát, rađio, phim ảnh, truyền hình, video và vệ tinh, và đặc biệt là sự phát triển của internet thì điều này không còn nữa. Sự phát triển của các công nghệ này đã tạo ra khả năng ghi lưu, định hình các buổi biểu diễn dưới những phương tiện đa dạng như đĩa hát, băng cát sét, băng từ, phim… Nếu trước đây, một buổi biểu diễn được tổ chức tại một hội trường với một lượng khán giả hạn chế vốn mang tính riêng biệt tại chỗ và trực tiếp thì ngày nay không còn các giới hạn này nữa mà buổi biểu diễn ngày càng có khả năng được tái hiện lặp đi lặp lại với số lần không hạn chế và trình diễn cho một lượng khán giả vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Những tiến bộ công nghệ này, đưa đến khả năng làm cho việc tái hiện từng buổi biểu diễn của những nghệ sĩ trở nên đơn giản và phổ biến và khiến cho số lượng các buổi biểu diễn trực tiếp ngày càng giảm đi. Điều này gây nên tình trạng thất nghiệp đối với các nghệ sỹ chuyên nghiệp và vì vậy cần phải xem xét mở rộng phạm vi bảo hộ cho quyền lợi của người biểu diễn. Cũng vì những lý do như t rên, sự phát triể n không ngừng của công nghê ̣ ghi âm , điã hát và băng cát sét , mà gần đây là đĩa compact (CD) và sự phát triển nhanh chóng của chúng đã cho thấ y nhu cầ u cần được bảo hộ của các chủ thể quyền liên quan. Sức hấ p dẫn của chương triǹ h ghi âm cũng như sự sẵn có trên thi ̣trường của các phương tiê ̣n ghi âm tinh vi đã đưa đế n vấ n đề sao chép trái phép ngày càng gia tăng mà hiện đã trở thành một vấn nạn toàn cầ u. Thêm vào đó là viê ̣c sử du ̣ng băng điã ngày càng nhiề u của các tổ chức 9 phát thanh truyền hình, trong khi viê ̣c sử du ̣ng các sản phẩ m này sẽ quảng cáo cho các chương trin ̀ h ghi âm và nhà sản xuất các chương trình đó thì ngược lại chương trình này sẽ trở thành một phần quan trọng trong các chương trình hàng ngày của những tổ chức phát sóng . Kế t quả là cũng như những người biể u diễn tim ̀ kiế m sự bảo hộ cho riêng họ , các nhà sản xuất chương trình ghi âm bắ t đầ u vâ ̣n đô ̣ng để đươ ̣c bảo hô ̣ chố ng la ̣i viê ̣c sao chép trái phép các chương trin ̀ h ghi âm của ho ̣ cũng như viê ̣c trả thù lao đố i với viê ̣c sử du ̣ng các chương trình ghi âm của ho ̣ vào mu ̣c đích phát thanh , truyề n hình hay hình thức truyề n tải khác tới công chúng. Cuố i cùng là lơ ̣i ić h của các tổ chức phát sóng đố i với chiń h những chương trin ̀ h của ho ̣, do ho ̣ biên tâ ̣p, làm ra. Các tổ chức phát sóng yêu cầ u có sự bảo hô ̣ dành riêng cho các chương trình này cũng như chố ng la ̣i viê ̣c các tổ chức đồ ng nghiê ̣p khác phát la ̣i các chương trình của ho ̣. Vì thế, nhu cầu được xác định là cần có sự bảo hộ đặc biệt với những người biểu diễn, nhà sản xuất các chương trình ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình. Các chủ thể quyền liên quan đã và đang từng bước tìm ra giải pháp hữu ích để bảo về quyền lợi cho mình. Mặt khác, việc bảo hộ quyền liên quan, trong đó có quyền của người biểu diễn góp phần củng cố và hoàn thiện cơ chế bảo hộ quyền tác giả. Khi quyề n liên quan đươ ̣c bảo hộ, chủ thể quyền nhận đươ ̣c thù lao tương xứng với công sức đã bỏ ra trong quá trình thể hiê ̣n, truyề n bá tác phẩ m sẽ càng nỗ lực truyề n tải các tác phẩ m sáng ta ̣o của các tác giả , nâng cao giá tri ̣của các tác ph ẩm. Đồng thời khi sử dụng tác phẩ m của người khác , các chủ thể quyền liên quan phải có nghĩa vụ xin phép và trả tiền bản quyền cho tác giả theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t, khi đó tác giả sẽ đươ ̣c thu ̣ hưởng các quyề n mà pháp luâ ̣t cho phép và sẽ tích cực hơn trong hoạt động sáng tạo trí tuệ để cống hiến cho xã hội những tác phẩm giá trị. 10 1.2. Khái quát chung về quyền của người biể u diễn 1.2.1. Một số khái niê ̣m 1.2.1.1. Người biểu diễn Trước khi đi tim ̀ hiể u khái niê ̣m người biể u diễn , tác giả xin trình bày quan điể m cá nhân về khái niê ̣m “hoa ̣t đô ̣ng biể u diễn” . Chúng ta hàng ngày vẫn được tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật như hát, nói, múa, nhảy của các nghệ sĩ, nghe thấy các giai điệu âm nhạc phát ra từ các nhạc cụ được trình bày bởi các cá nhân được gọi là nhạc công. Chính các hoạt động trên của họ chúng ta vẫn thường gọi là hoạt động biểu diễn. Vậy, hoạt động biểu diễn là gì? Theo quan điểm của tác giả hoạt động biểu diễn là hoạt động của con người sử dụng âm thanh phát ra từ cổ họng, sử dụng tay, chân thực hiện các động tác theo một trình tự nhất định, kết hợp sử dụng tay, chân với các vật thể khác để tạo ra các âm thanh, hoặc sử dụng kết hợp của các yếu tố trên. Mô ̣t tác phẩ m có thể đế n với công chúng bằ ng nhiề u con đường khác nhau, nhưng thông qua người biể u diễn với sự cảm thu ̣ và thể hiê ̣n sáng ta ̣o của mình thì tác phẩm trở nên sinh đô ̣ng và có sức truyề n thu ̣ tới công chúng nhanh nhấ t . Chính vì vậy, dù các hình thức giải trí ngày càng đa dạng nhưng số lươ ̣ng người biể u diễn không ngừng gia tăng và nề n công nghiê ̣p biể u diễn vẫn không ngừng phát triể n . Người biể u diễn là cầ u nố i giữa tác giả và công chúng, góp phần truyền bá, lưu giữ và phát triể n các tác phẩ m có giá tri ̣, do đó pháp luật đã công nhận và bảo hộ các quyền của ngườ i biể u diễn đố i với cuô ̣c biể u diễn của mình. Quy mô , tính chất cuộc biểu diễn không ảnh hưởng đến quyền của người biể u diễn . Cuô ̣c biể u diễn có thể chỉ đơn giản có mô ̣t người biể u diễn như nha ̣c công đô ̣c tấ u mô ̣t bản nha ̣c, cũng có thể có rất nhiều người biể u diễn cùng tham gia như một bộ phim , mô ̣t vở kich ̣ hay mô ̣t buổ i biể u diễn ca nha ̣c lớn. Để thực hiện một cuộc biểu diễn lớn như vậy thường cần có sự hợp tác 11 của rất nhiều người nhưng chỉ những người trực tiếp trình diễn thể hiện tác phẩm mới được coi là người biểu diễn. Khái niệm người biểu diễn trong pháp luật quốc gia và luật quốc tế được đưa ra bằng phương pháp liệt kê cụ thể những người được coi là người biểu diễn. Tại Điều 3 (a) Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng (Công ước Rome) quy định: “Người biểu diễn là các diễn viên , ca sỹ , nhạc công, vũ công và các người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày hoặc biểu diễn khác các tác phẩm văn học , nghê ̣ thuật ” [10]. Trong Hiệp ước về biểu diễn và bản ghi âm (Hiệp ước WPPT) của WIPO năm 1996, khái niệm người biểu diễn được mở rộng, ngoài những chủ thể tương tự được liệt kê trong Công ước Rome, người biểu diễn còn bao gồm người trình bày các tác phẩm văn học dân gian thông qua các hình thức hát , múa, sử dụng các nhạc cụ truyền thống… mà được duy trì thông qua truyền khẩu từ đời này đến đời khác với những đặc trưng của từng vùng, miền. Pháp luật các nước tùy thuộc điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và kỹ năng lâ ̣p pháp đã có những điề u chin̉ h trong viê ̣c đưa ra khái niê ̣m người biể u diễn và cuô ̣c biể u diễn , cũng như điều kiện để được bảo hộ quyền của người biể u diễn . Trên cơ sở khái niệm người biểu diễn của Công ước Rome, Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liệt kê các tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam, trong đó quy định trực tiếp người biểu diễn gồm: “diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật” [16, Điều 16]. Như vậy, dựa trên các khái niệm về người biểu diễn theo pháp luật quốc gia và luật quốc tế kết hợp với quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân tác giả quan niệm rằng người biểu diễn là người sử dụng các hoạt động biểu diễn để thể hiện tác phẩm với mục đích truyền đạt tác phẩm đó tới công chúng, bao gồm: diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật. 12 Thực tế cho thấy người biểu diễn là người hoạt động trên rất nhiều các loại hình nghệ thuật mà tiêu biểu nhất phải kể đến một số thể loại cơ bản như âm nhạc, sân khấu, điện ảnh và tuỳ vào mỗi loại hình họ hoạt động mà chúng ta vẫn gọi họ là những diễn viên hay ca sĩ. Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật mà người biểu diễn dùng âm thanh để diễn đạt tác phẩm. Để trở thành một người nghệ sĩ âm nhạc thực thụ người biểu diễn phải là người sử dụng thuần thục các yếu tố như cao độ, nhịp điệu, âm điệu và những phẩm chất âm thanh của âm sắc cũng như kết cấu bản nhạc. Biểu diễn âm nhạc có thể chia ra hai thể loại chính là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ nên trừu tượng hơn, tạo cho người nghe những cảm giác và sự liên tưởng khác nhau. Khác với âm nhạc, sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời, là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như văn chương, hội hoạ, kiến trúc, âm nhạc, múa và hiện nay còn bao gồm cả điện ảnh. Sân khấu tạo nên các hình tượng nghệ thuật sống động đối với công chúng. Kịch bản văn chương là cơ sở của chủ đề tư tưởng, là cái cốt của tác phẩm sân khấu. Trong một tác phẩm sân khấu thì diễn viên chính là người thể hiện nội dung của vở diễn và có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự thành công hoặc thất bại của vở diễn. Ngoài nhân tố cơ bản là hành động kịch, nghệ thuật sân khấu còn bao gồm những phương tiện như âm nhạc, múa, trang trí, đạo cụ hỗ trợ cho diễn xuất. Một loại hình nghệ thuật biểu diễn khác mà tác giả muốn đề cập đến là điện ảnh – một loại hình nghệ thuật trẻ, xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, sau khi ra đời nó đã trở thành loại hình quan trọng bậc nhất khi xét về tính quần chúng rộng lớn cũng như đáp ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của thời đại. Sự ra đời của điện ảnh gắn liền với những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật 13 và công nghệ; nó kết hợp các thành tựu của khoa học và công nghệ với các phuơng tiện của nhiều loại hình nghệ thuật khác tạo cho điện ảnh có tính tổng hợp cao nhất. Phương tiện ngôn ngữ của điện ảnh cũng là hành động nhưng nó khác với sân khấu. Ở đây hành động nhân vật vẫn là yếu tố hạt nhân, nhưng đồng thời nghệ thuật quay phim, dựng phim, cũng có một ý nghĩa quyết định. Bởi hình ảnh phim là hình ảnh không gian đa chiều hết sức đa dạng và phong phú được đạo diễn và nghệ sỹ quay phim biến đổi liên tục theo những góc độ, tầm cỡ, cự ly khác nhau để biểu đạt tư tưởng, tính cách, nhân vật. Trong tác phẩm điện ảnh thì người diễn viên chính là linh hồn của tác phẩm, diễn xuất của họ sẽ đóng vai trò quan trọng tới sự thành công hay thất bại của một tác phẩm điện ảnh. 1.2.1.2. Bảo hộ quyền của người biểu diễn Khái niệm “bảo hộ” là giúp đỡ, che chở. Bảo hộ quyền của người biểu diễn là việc giúp đỡ, che chở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, các thành quả lao động trí tuệ, sáng tạo hay thành quả đầu tư của người biểu diễn. Như vâ ̣y, bảo hộ quyền của người biểu diễn được hiểu là việc nhà nước ra các quy đinh ̣ pháp luâ ̣t về các quyề n , các giới hạn quyền và một số ngăn cấ m các hành vi xâm pha ̣m qu yề n của người biể u diễn nhằ m bảo đảm quyề n lơ ̣i hơ ̣p lý và chính đáng của ho ̣ đố i với cuô ̣c biể u diễn . Để hoàn thiê ̣n khả năng bảo hô ̣ pháp lý và tính hiê ̣u lực của các quyề n này , Nhà nước quy định các chế tài phù hợp và áp dụng các biện pháp thực thi về hành chính , dân sự, hình sự nhằm chống lại các hành vi trái pháp luật. Ngoài ra, nhà nước còn ban hành các quy định về địa vị pháp lý của hệ thống quản lý hành chính , thẩ m quyề n của các cơ quan thực thi ta ̣i thi ̣trường nô ̣i điạ , cửa khẩ u , biên giới, hê ̣ thố ng tư pháp để xét xử các vu ̣ án xâm pha ̣m quyề n liên quan. Hệ thống hỗ trợ thực thi bao gồm các tổ chức đại diện tập thể và các tổ chức tư vấn, dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan. Hệ thống pháp luật về 14 quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm các quy định trong Hiến pháp, Bộ Luật dân sự, Luật Sở hữu Trí tuệ, Bộ Luật hình sự, Luật báo chí, Luật Xuất bản, Luật Di sản Văn hóa, Luật Điện ảnh, Luật hải quan, Pháp lệnh Quảng cáo, Pháp lệnh thư viện, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Để các quy định của pháp luật về quyền liên quan nói chung và quyền của người biểu diễn nói riêng thực sự đi vào cuộc sống, Nhà nước một mặt xây dựng các quy định pháp lý, mặt khác lập ra các định chế, cơ quan để thay mặt nhà nước quản lý, thực thi và bảo vệ cho các quy định pháp lý có hiệu lực. Các thiết chế, cơ quan này được tổ chức thành một hệ thống thống nhất cao từ Trung ương tới địa phương. Việc bảo hộ quyền của người biểu diễn còn thể hiện thông qua hoạt động xác lập quyền của các chủ thể quyền và bảo vệ quyền của các chủ thể này trước sự xâm phạm của chủ thể khác. Quyền của người biểu diễn được xác lập dựa vào chính các hành vi tạo ra tác phẩm không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Quyền của người biểu diễn phát sinh kể từ khi đối tượng được bảo hộ được định hình hoặc thực hiện. Như vậy, quy định của pháp luật về quyền của người biểu diễn không bắt buộc các chủ thể quyền phải thực hiện hiện nghĩa vụ đăng ký và nộp đơn yêu cầu bảo hộ. Quyền của họ tự động phát sinh và được pháp luật thừa nhận bảo hộ. Việc đăng ký quyền liên quan nói chung và quyền của người biểu diễn nói riêng không phải là căn cứ phát sinh quyền mà chỉ có giá trị là chứng cứ chứng minh của đương sự khi có tranh chấp. 1.2.2. Nội dung quyền của người biểu diễn Quyền của người biểu diễn được quy định tại Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ trong đó bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Các quyền này sẽ được phân tích và làm rõ tại Chương II của luận văn. Trong phần này tác giả 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan