Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo hộ bí mật kinh doanh theo pháp luật việt nam...

Tài liệu Bảo hộ bí mật kinh doanh theo pháp luật việt nam

.PDF
84
1106
90

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 34 (2008 - 2012) ĐỀ TÀI: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI Sinh viên thực hiện Họ Tên : LÊ THỊ NGỌC TUYẾT Mssv : 5085935 : Luật Thương Mại K34 Lớp Cần Thơ, tháng 5 năm 2012 LỜI CÁM ƠN  Sau khi hoàn thành xong luận văn cử nhân Luật này, đồng nghĩa với việc kết thúc khóa học tại ngôi trường Đại học cần thơ mà em đã gắn bó trong suốt bốn năm qua. Với tâm trạng vừa vui vừa buồn đan xen lẫn nhau, vui vì mình đã hoàn thành xong việc học tập bậc đại học và đã trở thành một cử nhân ngành Luật, với những kiến thức học được tại trường như một hành trang để em có thể vững tin bước và cuộc đời, buồn vì phải chia tay với ngôi trường mà em đã từng mơ ước khi còn là học sinh phổ thông. Chia tay Thầy, Cô những người đã cho em tri thức vào đời, chia tay với những đứa bạn mà đã từ lâu xem nhau như anh em trong một nhà để rồi sau buổi lễ tốt nghiệp mỗi đứa một nơi mà không biết đến khi nào có dịp gặp lại. Bên cạnh tâm trạng buồn vui đó là sự biết ơn và lòng cảm ơn của em đối với gia đình, người thân đã giúp em có được nghị lực để học tốt bốn năm đại học. Cảm ơn Thầy Cô khoa Luật-trường Đại học cần thơ, bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình em học tập tại trường. Và sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Phan Khôi giáo viên hướng dẫn, người đã tận tình giúp em trong quá trình làm luận văn để em có thể hoàn thành những nội dung cần thiết khi nghiên cứu đề tài này. Cuối lời, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến gia đình, Thầy, Cô và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin trân trọng kính chào! Sinh viên thực hiện Lê Thị Ngọc Tuyết NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN  . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. . ................................................................................................................................................. MỤC LỤC Lời nói đầu ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH 1.1 Khái niệm về bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam và một số nước tiêu biểu trên thế giới ........................................................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm về bí mật kinh doanh của một số nước trên thế giới............................... 4 1.1.2 Khái niệm về bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam ...................................... 6 1.2 Lược sử hình thành và vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh..................................... 6 1.2.1. Bảo hộ bí mật kinh doanh trước khi có Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 .....................6 1.2.2 Bảo hộ bí mật kinh doanh sau khi có Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 .........................8 1.3 Phân biệt giữa thông tin bí mật, bí quyết kỹ thuật và bí mật thương mại ........... 9 1.3.1 Thông tin bí mật .................................................................................................... 9 1.3.2 Bí mật thương mại ................................................................................................. 10 1.3.3 Bí quyết kỹ thuật .................................................................................................... 11 1.4 Khái niệm, ý nghĩa của việc bảo hộ bí mật kinh doanh ........................................ 13 1.4.1 Bảo hộ bí mật kinh doanh... ................................................................................... 13 1.4.2 Ý nghĩa của việc bảo hộ bí mật kinh doanh... ......................................................... 13 1.5 Vai trò của bí mật kinh doanh đối với doanh nghiệp............................................ 14 1.6 Sự cần thiết phải bảo hộ bí mật kinh doanh... ....................................................... 15 1.7 Chính sách tự bảo mật của chủ sở hữu đối với bí mật kinh doanh ...................... 16 1.8 So sánh giữa bí mật kinh doanh với sáng chế........................................................ 16 1.8.1 Khái quát chung về bí mật kinh doanh và sáng chế..... ........................................... 16 1.8.2 Một số ví dụ trong thực tiễn chứng minh mối liên hệ giữa bí mật kinh doanh và sáng chế.......................................................................................................................... 19 1.8.3 Mối liên hệ giữa bí mật kinh doanh và sáng chế trong một chương trình máy tính ...................................................................................................................................... 22 1.9 Mối liên hệ giữa bí mật kinh doanh với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp ....... 24 CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VIỆC BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH 2.1 Chủ sở hữu của bí mật kinh doanh ...........................................................................26 2.2 Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh.. .................................... 26 2.3 Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh .......................................................... 28 2.3.1 Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ. . ..................................... 28 2.3.2 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh. ......................... 30 2.4 Nội dung quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh ............................................... 32 2.4.1 Quyền sử dụng đối với bí mật kinh doanh... ........................................................... 32 2.4.2 Quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh... .................................... 32 2.5 Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh ..................... 35 2.5.1 Chuyển nhượng quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh ....................................... 35 2.5.2 Chuyển quyền sử dụng đối với bí mật kinh doanh ................................................. 37 2.5.3 Hợp đồng chuyển giao công nghệ... ...................................................................... 40 2.6 Trách nhiệm bảo mật và trách nhiệm tự bảo mật đối với bí mật kinh doanh .... 43 2.7 Các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh .................................... 44 2.8 Các phương thức giải quyết tranh chấp và Cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh ............... 47 2.8.1 Cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh ............................................................................................... 47 2.8.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp liên quan đến bí mật kinh doanh ............ 48 2.8.2.1 Giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng ..................................... 48 2.8.2.2 Giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài hoặc Toà án ......................... 49 2.9 Các biện pháp thực thi pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh........................... 51 2.9.1 Xử lý xâm phạm bằng biện pháp dân sự ............................................................... 51 2.9.2 Xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính… ...................................................... 55 2.9.3 Xử lý xâm phạm bằng biện pháp hình sự…. ........................................................... 56 2.9.4 Xử lý xâm phạm bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời ............................................. 57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH 3.1 Thực tiễn về bảo hộ bí mật kinh doanh ................................................................. 59 3.1.1 Những hạn chế trong pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh ................................ 61 3.1.2 Ý thức chưa cao của chủ sở hữu trong việc bảo hộ bí mật kinh doanh ................... 64 3.1.3 Nhận thức của xã hội về bí mật kinh doanh chưa cao .......................................... 64 3.2 Những giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cường việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh ................................................................ 65 3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện trong Luật sở hữu trí tuệ ............................................... 65 3.2.2 Nâng cao nhận thức của chủ sở hữu trong việc bảo vệ bí mật kinh doanh của mình ...................................................................................................................................... 67 3.2.3 Một số gợi ý – chiến lược bảo hộ cho các doanh nghiệp sở hữu bí mật kinh doanh ...................................................................................................................................... 67 3.2.4 Nâng cao nhận thức của xã hội về bí mật kinh doanh ......................................... 71 Kết luận ......................................................................................................................... 73 Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hiện nay, khi nhu cầu hội nhập là vấn đề mang tính tất yếu khách quan, kinh tế tri thức chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế toàn cầu thì vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp càng được đặt ra là vấn đề bức thiết của bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ 2001 đến 2010 đã chỉ rõ một trong những mục tiêu cơ bản trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta nhằm đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA1, APEC2, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO3. Trước những yêu cầu khách quan đó, ngày 19/11/2005 Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) được Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Đây là lần đầu tiên những quy định về SHTT được thống nhất và quy định chặt chẽ trong một bộ luật. Và ngày 7/11/2006 đánh dấu một điểm mốc quan trọng, chúng ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này càng đặt vấn đề hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ trước những thách thức mới bởi chúng ta phải thực hiện những quy định đã cam kết đặc biệt là Hiệp định TRIPS. Vì thế, sau một thời gian áp dụng một số điều của Luật sở hữu trí tuệ không còn phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, ngày 19/06/2009 Quốc hội khóa XII, kỳ hợp thứ 5 đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 và đã có hiệu lực ngày 01/01/2010. Trong các đối tượng sở hữu công nghiệp, ta phải kể đến bí mật kinh doanh là đối tượng mới trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nhưng các vấn đề về bí mật kinh doanh hay các vấn đề liên quan đến đối tượng này thì ta vẫn chưa hiểu rõ. Đa số các văn bản về đối tượng này đều do ta tiếp thu từ các văn bản luật quốc tế. Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, thì vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong đó có bí mật kinh doanh lại càng quan trọng. Trái với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không cần phải đăng ký, có nghĩa là bí mật kinh doanh được bảo hộ mà không cần bất cứ hình thức mang tính thủ tục nào, bí mật kinh doanh được bảo hộ vô thời hạn. Do đó, các đối thủ thường tìm ra 1 Asean Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do Asean). Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương). 3 World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới). 2 GVHD: Nguyễn Phan Khôi 1 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM cách tiếp cận những thông tin này theo cách không lành mạnh. Việc không hiểu rõ về pháp luật đối với bí mật kinh doanh sẽ là một điểm bất lợi khi ta hội nhập. Đó là lý do người viết chọn đề tài: “Bảo hộ bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam” để làm đề tài tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, bản chất, nội dung, của các dấu hiệu dùng để nhận biết bí mật kinh doanh, vai trò và ý nghĩa của việc bảo hộ. Vì thế người viết đã có sự nghiên cứu về sự hình thành pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với các dấu hiệu dùng để nhận biết và việc bảo hộ bí mật kinh doanh trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng này. 3. Phạm vi nghiên cứu Có thể nói vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam là một phần không nhỏ và không kém phần quan trọng trong giai đoạn hiện nay, chính vì vậy người viết muốn góp một phần không nhỏ của mình vào việc làm rõ những vấn đề trên và trong giới hạn đề tài chỉ xoay quanh vào việc nghiên cứu làm nổi bật lên vấn đề: Nêu khái quát chung về bí mật kinh doanh, căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh như thế nào, chủ sở hữu bí mật kinh doanh được pháp luật trao quyền gì để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền sử dụng của mình. Bên cạnh đó, đề tài còn đi vào tìm hiểu thực trạng của việc bảo hộ cũng như vấn đề thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong giai đoạn hiện nay từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm giải quyết vấn đề hạn chế đang tồn tại của việc bảo hộ bí mật kinh doanh tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bí mật kinh doanh, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp phân tích; phương pháp so sánh; dẫn chứng các điều luật, các vấn đề có thể phát sinh để làm sáng tỏ, hiểu thêm về đề tài. 5. Kết cấu của bài luận văn Lời nói đầu; Chương 1. Lý luận chung về bảo hộ bí mật kinh doanh; GVHD: Nguyễn Phan Khôi 2 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chương 2. Những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ bí mật kinh doanh; Chương 3. Một số đề xuất nhằm tăng cường bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh; Kết luận. GVHD: Nguyễn Phan Khôi 3 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH Nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong đó có bí mật kinh doanh xuất hiện cùng với sự phát triển của giao lưu thương mại nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bí mật kinh doanh nói riêng vẫn không ngừng vận động và phát triển theo hướng mở rộng các quyền năng cho chủ sở hữu. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong đó có bí mật kinh doanh không chỉ là vấn đề riêng lẻ của từng quốc gia mà nó chính là vấn đề mang tính toàn cầu trong bối cảnh tự do hóa, toàn cầu hóa thương mại hiện nay. Trong chương I này người viết nêu lên khái quát chung về vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt nam cũng như ở một số nước trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên được ý nghĩa và sự cần thiết của việc bảo hộ đối với bí mật kinh doanh. 1.1 Khái niệm về bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam và một số nước tiêu biểu trên thế giới 1.1.1. Khái niệm về bí mật kinh doanh của một số nước trên thế giới Bí mật thương mại (Trade Secret) hay có thể gọi là bí mật kinh doanh, khác với Việt Nam, pháp luật một số nước quy định tương đối rõ ràng về bí mật kinh doanh cụ thể như: Ở nước Mỹ thì theo khoản 4 Điều 1 của “Luật bí mật thương mại thống nhất” (The Uniform Trade Secret Act – gọi tắt là UTSA) được ban hành vào năm 1979, quy định: “Bí mật thương mại là các thông tin bao gồm công thức, mẫu hình, sưu tập các thông tin, chương trình, phương sách, biện pháp, công nghệ hoặc quy trình, những thông tin mà:  Đem lại giá trị kinh tế độc lập cho dù là hiện hữu hay tiềm năng khi các thông tin đó không trở thành hiểu biết chung hoặc không dễ dàng tiếp cận bằng các biện pháp tiếp cận trung thực bởi những người có thể thu được giá trị kinh tế từ việc tiết lộ hoặc sử dụng thông tin đó;  Là đối tượng của sự cố gắng để bảo mật thông tin bằng cách phù hợp với hoàn cảnh”.4 4 Nguyễn Thái Mai, Khái niệm thông tin bí mật - đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật thương mại quốc tế, tạp chí Nhà nước và pháp luật (2010). GVHD: Nguyễn Phan Khôi 4 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Tương tự, ở Nhật Bản trong “Luật ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh” năm 1993 (The Unfair Competition Prevention Act) định nghĩa: “Bí mật thương mại được định nghĩa là bất kỳ phương pháp sản xuất nào, hệ thống bán hàng, thông tin kỹ thuật hay hoạt động hữu ích khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp được doanh nghiệp bảo mật và không được bộc lộ ra ngoài. Để được gọi là bí mật thương mại theo Luật ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh Nhật Bản thì phải đầy đủ 3 yếu tố:  Bí mật phải được kiểm soát;  Bí mật phải quan trọng và hữu ích;  Bí mật thương mại không được nhiều người biết đến trong một trạng thái công khai sẵn có hay dễ dàng tiếp cận”.5 Ở Trung Quốc trong “Luật chống cạnh tranh không bình đẳng” (The Unfair Competition law) định nghĩa: “Bí mật thương mại có thể hiểu là những thông tin kỹ thuật hay hoạt động mà không được công chúng biết đến, có tiềm lực kinh tế và tính khả dụng của chúng trên thực tế”.6 Những quy định trên được xem như là một định nghĩa khá đầy đủ và chi tiết về bí mật thương mại. Theo đó, một số loại thông tin mật được xem là bí mật thương mại đã được liệt kê tương đối đầy đủ và rõ ràng. Như vậy, các hệ thống pháp luật trên thế giới như luật của Mỹ, Nhật Bản cũng như Trung Quốc quy định khá rõ về bí mật thương mại hay có thể gọi là bí mật kinh doanh. Mặc dù, ở các nước cũng có một số điểm khác nhau nhưng điểm chung nhất của các định nghĩa về bí mật thương mại tại các hệ thống pháp luật thông thường những điều kiện đó là:  Thông tin bí mật đó phải đảm bảo tính bí mật;  Thông tin bí mật phải được chủ sở hữu áp dụng các biện pháp bảo mật;  Thông tin bí mật phải có giá trị trong thương mại và mang lại lợi thế cạnh tranh cho các chủ sở hữu nắm giữ thông tin đó. 5 The Unfair Competition Prevention Act 1993, http://www.wipo.int/wipolex/en/details.jsp?id=6996, truy cập ngày 12/11/2011 6 Law against Unfair Competition Of the People,s Republic of China.1993, http://www.wipo.int/wipolex/en/details.jsp?id=849 , truy cập ngày 4/12/2011 GVHD: Nguyễn Phan Khôi 5 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1.2 Khái niệm về bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam Theo nghĩa thông thường thì bí mật kinh doanh có thể được hiểu là những thông tin gắn liền với công việc và hoạt động kinh doanh của cá nhân hay tổ chức, mang lại lợi ích cho họ và được họ giữ kín không cho người khác biết. Tuy nhiên, đối với việc cần phải hiểu như thế nào là bí mật kinh doanh, thì theo khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành có giải thích: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. Theo khái niệm này thì một bí mật kinh doanh phải đảm bảo ba dấu hiệu cơ bản:  Là kết quả của quá trình đầu tư nghiên cứu, sáng tạo thể hiện qua tri thức, thông tin;  Chưa được bộc lộ đến mức những người khác có thể dễ dàng có được;  Có khả năng tạo ra giá trị kinh tế khi được sử dụng trong kinh doanh. Như vậy, định nghĩa về bí mật kinh doanh trong luật Việt Nam cũng tỏ ra phù hợp với các hệ thống pháp luật trên thế giới. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn chung chung, chưa làm rõ các thông tin được bảo hộ. Theo đó, không phải tất cả thông tin có tính chất bí mật đều được bảo hộ mà pháp luật chỉ bảo hộ những thông tin bí mật liên quan đến kinh doanh, và một bí mật kinh doanh tiếp tục được duy trì miễn là thông tin đó tiếp tục được giữ kín, những thông tin có thể được người khác biết được, tiếp cận một cách dễ dàng thông qua việc nghiên cứu đơn thuần thì chúng không phải là bí mật kinh doanh và khi đó chúng sẽ không được bảo hộ. 1.2 Lược sử hình thành và vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh 1.2.1 Bảo hộ bí mật kinh doanh trước khi có Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 Trước khi có văn bản pháp luật điều chỉnh bí mật kinh doanh thì bí mật kinh doanh đã được biết đến qua các phương thuốc, bài thuốc gia truyền thông qua công thức của bài thuốc (tên vị thuốc, liều lượng), cách bào chế, cách gia giảm. Theo đó, bài thuốc gia truyền là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của của một dòng tộc, gia đình truyền lại có hiệu quả điều trị một loại bệnh nhất định, có tiếng ở vùng và được mọi người tín nhiệm cũng như được cơ quan Nhà Nước (Hội đông y, Y tế xã/Phường...) công nhận. Khi đó họ cũng đã nhận thức được phải bảo vệ bí mật- phương pháp chế biến thuốc gia truyền của mình bằng cách họ chỉ truyền cho người thân trong gia đình, dòng tộc từ đời này sang đời khác. GVHD: Nguyễn Phan Khôi 6 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Tương tự, trước khi có văn bản pháp luật điều chỉnh thì bí mật kinh doanh cũng được nhắc đến với thuật ngữ: “Bí quyết” trong các quy trình về chuyển giao công nghệ. Tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ: “Bí quyết là những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin kỹ thuật quan trọng, mang tính chất bí mật được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, có khả năng tạo ra những dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn, có khả năng tạo ra lợi thế kinh doanh trên thị trường”.7 Trong giai đoạn này mặc dù Việt Nam chưa tham gia vào Thỏa ước về các khía cạnh thương mại về sở hữu trí tuệ (TRIPS), song các điều khoản TRIPS đã được nêu khá đầy đủ trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ký ngày 14/7/2000 giữa hai chính phủ Việt Nam và Hoa kỳ. Hiệp định này mở ra một cơ hội, song cũng là một thách thức cho quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hiệp định đề cập đến nhiều khía cạnh của thương mại bao gồm hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ, Việt Nam sẽ phải ban hành luật bảo vệ bí mật kinh doanh chậm nhất là mười tám tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể là bí mật kinh doanh sẽ được bảo hộ trừ khi nó được bộc lộ công khai một cách hợp lệ hay khách quan phù hợp với các nguyên tắc thiện chí và trung thực. Theo đó, tại khoản 2 Điều 9 quy định: “Mỗi bên quy định các biện pháp pháp lý cho bất kỳ người nào cũng có thể ngăn chặn để thông tin bí mật không bị tiết lộ cho người khác, bị người khác tiếp cận hoặc sử dụng mà không được sự đồng ý của người có quyền kiểm soát hợp pháp thông tin đó theo cách thức trái với hoạt động thương mại trung thực ở mực độ và trong chừng mực mà: - Thông tin đó không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; - Thông tin đó có giá trị thương mại vì có tính bí mật; và - Người có quyền kiểm soát hợp pháp thông tin đó đã thực hiện các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh để giữ bí mật thông tin đó”. Bên cạnh đó, Hiệp định cũng nêu lên trường hợp bí mật kinh doanh bị bộc lộ công khai nhằm trong trường hợp bảo vệ công chúng. Trong trường hợp một bên yêu cầu trình kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật khác thu được do đầu tư công sức đáng kể như một điều kiện để được phép đưa dược phẩm, nông hoá phẩm ra thị trường, thì bên đó bảo vệ các dữ liệu đó chống việc sử dụng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh. Ngoài ra, mỗi bên đều phải bảo vệ các dữ liệu đó khỏi bị bộc lộ. Trong trường hợp kết 7 Nghị định 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ - Hiện nay nghị định này đã hết hiệu lực GVHD: Nguyễn Phan Khôi 7 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật được nộp trình cho bên đó sau khi Hiệp định này có hiệu lực, nếu không được phép của người đã nộp trình dữ liệu đó, không người nộp đơn phê duyệt sản phẩm nào khác được sử dụng các dữ liệu đó làm dữ liệu hỗ trợ cho đơn trong một thời hạn thích hợp kể từ khi dữ liệu được nộp trình. Nhằm mục đích đó, thời hạn thích hợp thông thường không ít hơn 05 năm kể từ ngày bên đó phê duyệt đơn của người đã trình dữ liệu để xin phép đưa sản phẩm của mình ra thị trường, có tính đến tính chất của dữ liệu và sự đầu tư, chi phí trong việc tạo ra dữ liệu đó (Theo khoản 5, khoản 6 Điều 9 Hiệp định thương mại Việt – Mỹ). Ngày 3/10/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, tháng 5 năm 2005 Bộ luật dân sự 1995 được sửa đổi bổ sung (gọi tắt là bộ luật dân sự 2005). Bộ luật dân sự 2005 thay thế Bộ luật dân sự 1995 từ ngày 01/01/2006. Trong Bộ luật dân sự 2005, các quy định về sở hữu trí tuệ đã được đơn giản và thu hẹp nhiều. Tuy nhiên, bí mật kinh doanh - đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đã được pháp luật ghi nhận và bảo hộ theo khoản 1 Điều 750 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý”. 1.2.2 Bảo hộ bí mật kinh doanh sau khi có Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 Kế thừa Nghị định 54/2000/NĐ-CP, Bộ luật dân sự 2005. Luật sở hữu trí tuệ (luật SHTT – Luật số 50/2005/QH10) có hiệu lực ngày 01/07/2006. Đây là luật chuyên nghành về sở hữu trí tuệ đầu tiên của Việt Nam. Sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ đã thay thế gần như toàn bộ các nghị định và văn bản hướng dẫn về từng lĩnh vực sở hữu trí tuệ trước đó. Luật sở hữu trí tuệ cũng thống nhất và tập hợp các quy định về sở hữu trí tuệ rải rác trong các văn bản trước đây trong một luật chuyên nghành với sự phân định rõ thành 3 lĩnh vực: bản quyền, sở hữu công nghiệp trong đó có bí mật kinh doanh là một trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Bên cạnh đó, các quy định về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng được đưa vào luật như một phần riêng nhằm phản ánh tầm quan trọng của hoạt động này. So với các văn bản trước khi có Luật sở hữu trí tuệ 2005 ra đời thì luật sở hữu trí tuệ nói chung và bí mật kinh doanh – đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nói riêng có một số điểm mới: Tuy không có những trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác nhưng Luật sở hữu trí tuệ 2005 lại quy định chi tiết hơn về những hành GVHD: Nguyễn Phan Khôi 8 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM vi nào được xem là sử dụng bí mật kinh doanh. Đặt biệt, luật cũng có những quy định mới về việc lưu hành dược phẩm, nông hoá phẩm phải cung cấp kết quả thử nghiệm hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác là bí mật kinh doanh chủ sở hữu khi nộp đơn xin cấp phép kinh doanh phải bộc lộ cho cơ quan có thẩm quyền đồng thời bộc lộ trong trường hợp bảo vệ công chúng. Pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và về bảo hộ bí mật kinh doanh nói riêng khi được ban hành tại Việt Nam trải qua nhiều năm đã có sự thay đổi cho phù hợp với thực tiễn xã hội, đồng thời cũng đáp ứng tình hình kinh tế thời hội nhập. 1.3 Phân biệt giữa thông tin bí mật, bí quyết và bí mật thương mại Thông tin bí mật (Undisclosed Information) nhìn chung được hiểu là tất cả những thông tin có tính chất bí mật, có giá trị thương mại và được chủ sở hữu kiểm soát hợp pháp thông tin đó và được giữ bí mật bằng biện pháp phù hợp với thực tế. Thông tin bí mật (Undisclosed Information) bao gồm: Bí quyết (Know-how), bí mật thương mại (Trade secret), thông tin kín, bí mật kinh doanh (Business secret) - là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam. Nhìn chung, giữa các thuật ngữ này lại có mối quan hệ đan xen lẫn nhau. 1.3.1 Thông tin bí mật (Undisclosed Information) là thuật ngữ được dùng rất phổ biến và phạm vi bảo hộ lại khá rộng lớn, đồng thời cũng là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật thương mại quốc tế. Thông tin bí mật đã được quy định chính thức trong “Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ” (Trade Related Aspects of Intellectural Property Right- Hiệp định TRIPS) có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 tại tất cả các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Thông tin bí mật theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Hiệp định TRIPS, Thông tin bí mật là một trong các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà các nước thành viên của WTO phải có nghĩa vụ phải bảo hộ. Tuy nhiên, trong các quy định của Hiệp định TRIPS chúng ta không tìm thấy sự giải thích cụ thể về thông tin bí mật, thay vào đó hiệp định chỉ đưa ra những tiêu chí để thông tin bí mật được bảo hộ. Theo khoản 2 Điều 39 của hiệp định TRIPS quy định thông tin bí mật được bảo hộ khi thoả mãn 3 điều kiện:  Có tính chất bí mật nghĩa là các thông tin đó không phổ biến hoặc không dể dàng tiếp cận thông tin đó dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết của thông tin đó với những người thường xuyên giải quyết với các loại thông tin như vậy; GVHD: Nguyễn Phan Khôi 9 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM  Có giá trị thương mại vì nó có tính chất bí mật;  Được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữ bí mật bằng các biện pháp hợp lý. Theo hướng dẫn của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về thực hiện hiệp định TRIPS, khi giải thích về Điều 39, văn bản này nêu rõ “Thông tin bí mật có thể được gọi là bí mật thương mại”. 8 Cũng trong văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam về phần “Những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ”, thông tin bí mật được giải thích bao gồm “Bí mật thương mại và dữ liệu”.9 Vậy quy định của Hiệp định TRIPS là đề cập đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với bí mật thương mại. Hiệp định TRIPS lại không dùng thuật ngữ “Bí mật thương mại”, có nhiều quan điểm cho rằng việc dùng thuật ngữ thông tin bí mật là “Nhằm mục đích nhấn mạnh rằng việc bảo hộ cần phải đi xa hơn so với những quan niệm đã tồn tại trong thế kỉ trước về loại đối tượng này, ví dụ như: bí mật sản xuất, danh sách khách hàng”.10 Như vậy với cách giải thích trên thì việc dùng thuật ngữ “Thông tin bí mật” trong Hiệp định TRIPS là nhằm mở rộng hơn khái niệm “Bí mật thương mại” và việc dùng thuật ngữ “Thông tin bí mật” trong Hiệp định TRIPS được xem là một sự dung hoà của các thuật ngữ khác nhau. Cụ thể về thuật ngữ “Bí mật thương mại” luật Mỹ giải thích bí mật thương mại bao gồm cả “Bí quyết kỹ thuật” (Know-how). Trong khi đó, theo luật của các nước Châu Âu, luật của các nước Châu Á trong đó có Việt Nam thì “Bí mật thương mại” và “Bí quyết kỹ thuật” là hai khái niệm khác nhau. 1.3.2 Bí mật thương mại (Trade secret) hay bí mật kinh doanh là thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ thông tin bí mật hay thông tin kín. Tuy nhiên trên thực tế không có một định nghĩa thống nhất trên thế giới về đối tượng này trong đó có Việt Nam. Theo Luật bí mât thương mại thống nhất của Mỹ thì bí mật thương mại được giải thích là “phương thức, qui trình, thiết kế, công cụ, mẫu hình hoặc sự tập hợp các thông tin được sử dụng bởi một doanh nghiệp để có một lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành công nghiệp hoặc trong cùng một lĩnh vực chuyên môn”.11 Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đưa ra một định nghĩa khái quát hơn về bí mật thương mại. Cụ thể, bí mật thương mại là “Bất kỳ thông tin kinh doanh bí mật nào cung cấp cho doanh 8 Nguyễn Thái Mai, Khái niệm thông tin bí mật - đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật thương mại quốc tế, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2010). 9 Uỷ Ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (USAID), các văn kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO trg 69 10 TS. Nguyễn Thị Quế Anh (2004), một số vấn đề về bảo hộ bí mật kinh doanh và hoàn thiện pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam, Tạp chí khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội 11 Nguyễn Thái Mai, Khái niệm thông tin bí mật - đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật thương mại quốc tế, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2010). GVHD: Nguyễn Phan Khôi 10 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM nghiệp một ưu thế cạnh tranh đều được coi là bí mật thương mại. Bí mật thương mại bao gồm bí mật về sản xuất về công nghiệp và những bí mật về kinh doanh”.12 Theo từ điển luật học Việt Nam, bí mật thương mại là “Những điều mà thương nhân giữ kín khi thực hiện hành vi thương mại. Ví dụ như bí quyết công nghệ, bí mật về tài khoản ở ngân hàng, bí mật về hồ sơ đấu thầu, bí mật về những thông tin trong những quan hệ về môi giới, đại diện thương mại, đại diện thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá”. 13 Mặc dù có nhiều cách giải thích khác nhau về bí mật thương mại nhưng điểm chung nhất là:  Khẳng định bí mật thương mại tồn tại dưới dạng các thông tin về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, và các hoạt động sản xuất kinh doanh;  Không hạn chế phạm vi các thông tin được pháp luật bảo hộ mà chỉ quy định các điều kiện như tính bí mật, tính thương mại và được chủ sở hữu áp dụng các biện pháp bảo mật. 1.3.3 Bí quyết kỹ thuật (Know-how) là thuật ngữ được dùng khi nói đến các “Thông tin bí mật” được bảo hộ. Trong các hệ thống pháp luật trên thế giới, có nước quy định rằng bí quyết kỹ thuật (Know-how) là một dạng của bí mật thương mại Điều 1 “Luật bí mật thương mại thống nhất của Mỹ”, thuật ngữ “phương pháp” (method), “công nghệ” (technique) được giải thích là bao gồm cả bí quyết kỹ thuật. 14 Luật bí mật thương mại của Nga 2005 cũng quy định rõ bí mật thương mại bao gồm cả bí quyết kỹ thuật. 15 Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại tách biệt rõ ràng giữa bí quyết kỹ thuật và bí mật thương mại. (Điều 7 Luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam năm 2006 quy định “Bí quyết kỹ thuật” không phải là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ). Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), bí quyết kỹ thuật (Know-how) được giải thích là “Dữ liệu thông tin kỹ thuật hoặc các kiến thức thu được từ kinh nghiệm hoặc kỹ năng có thể áp dụng trong thực tiễn, đặt biệt trong công nghiệp”.16 12 http://www.wipo.int , được trích dẫn trong Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2010), Nguyễn Thái Mai, Khái niệm thông tin bí mật - đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật thương mại quốc tế. 13 Từ điển luật học ( 1999), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.44 14 Alan S Gutterman and Bentley J Anderson (1997), Interllectual Property in global markets, Kluwer Law Internatioal, London (p.76) 15 http://www.rg.ru/2004/08/05/taina-doc.html, được trích dẫn trong Tạp chí Nhà nước và pháp luật Nguyễn Thái Mai, Khái niệm thông tin bí mật - đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật thương mại quốc tế. 16 http://www.wipo.int, được trích dẫn trong Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2010), Nguyễn Thái Mai Khái niệm thông tin bí mật - đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật thương mại quốc tế. GVHD: Nguyễn Phan Khôi 11 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Trong pháp luật của liên minh Châu Âu thì bí quyết kỹ thuật (Know-how) được giải thích là “một bộ thông tin công nghệ có tính bí mật, tính giá trị và được xác định dưới bất kỳ hình thức phù hợp nào. 17 Tương tự, tại khoản 1 Điều 3, Luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam năm 2006 có nêu bí quyết kỹ thuật là một trong các đối tượng chủ yếu của hợp đồng chuyển giao công nghệ và được giải thích như sau “Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ”. Với các quy định trên, chúng ta thấy bí quyết kỹ thuật là một dạng của thông tin bí mật. Hay nói cách khác khi đề cập đến thuật ngữ “Bí quyết kỹ thuật” là muốn nói đến các thông tin, dữ liệu thuộc về lĩnh vực kỹ thuật. Như vậy, trong phạm vi đề tài: “Bảo hộ bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam” người viết chỉ dừng lại ở phạm vi bảo hộ bí mật kinh doanh - đối tượng được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam. Theo đó, bí mật kinh doanh được bảo hộ là kết quả của quá trình đầu tư, nghiên cứu sáng tạo thể hiện qua tri thức thông tin; có khả năng tạo ra giá trị kinh tế khi sử dụng trong kinh doanh; và chưa được bộc lộ đến mức những người khác có thể dễ dàng có được. Tuy nhiên, trong Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ký ngày 14/7/2000 tại Điều 9 lại quy định bảo hộ đối với “thông tin bí mật” hay “Bí mật thương mại” nhưng Luật sở hữu trí tuệ hiện hành lại quy định bảo hộ đối với “bí mật kinh doanh”. Vậy hai thuật ngữ này được hiểu như thế nào, phải chăng là chúng mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên sẽ là điều dễ hiểu vì theo Điều 5 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành có quy định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó”. Vậy có thể nói, bí mật kinh doanh là bí mật thương mại. Theo đó, một bí mật kinh doanh bất kể là cách thức chế tạo hay thành phần của một sản phẩm, danh sách khách hàng, công thức chế tạo sản phẩm, mẫu hình... với giá trị thương mại đáng kể của chúng đối với một công ty và tương ứng như vậy là đối với đối thủ cạnh tranh của công ty đó, thì bí mật kinh doanh đã thể hiện một sự đầu tư thích đáng không chỉ bằng những nổ lực trí tuệ và kỹ năng sáng tạo, mà còn bởi sự đầu tư về thời gian và tiền bạc để bảo vệ bí mật kinh doanh đó. 17 Grancme B. Dinwoodie, William O. Hennesscy, Shira Perlmutter (2001), Trade Secret, International Property Law and Policy – Lexis Neis, UAS (p.509 GVHD: Nguyễn Phan Khôi 12 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết Luận Văn Tốt Nghiệp: BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.4 Khái niệm, ý nghĩa của việc bảo hộ bí mật kinh doanh 1.4.1 Bảo hộ bí mật kinh doanh Theo từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “bảo hộ” hiểu theo nghĩa thông thường là “che chở, không để bị hư hỏng, tổn thất”.18 Bảo hộ quyền đối với bí mật kinh doanh là việc Nhà Nước thông qua hệ thống pháp luật xác lập quyền của chủ thể (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) đối với bí mật kinh doanh và bảo vệ quyền đó chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của phía thứ ba. Một số loại thông tin có thể được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh như: Bí mật kinh doanh có thể bao gồm thông tin liên quan đến một công thức, mẫu hàng, thiết bị hoặc tập hợp các thông tin khác mà được sử dụng trong một thời gian nhất định trong một doanh nghiệp. Thông thường, bí mật kinh doanh là thông tin kỹ thuật dùng trong quá trình sản xuất hàng hoá. Bí mật kinh doanh có thể liên quan đến chiến lược tiếp thị, xuất khẩu hoặc bán hàng, hay phương pháp lưu trữ tài liệu hoặc các quy trình và thủ tục quản lý kinh doanh, kể cả phần mềm dùng cho các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó cũng có các dạng bí mật kinh doanh tiềm năng như: thông tin kỹ thuật, khoa học và tài chính, kế hoạch kinh doanh, quy trình kinh doanh, danh sách khách hàng chủ chốt, danh sách nhà cung cấp đáng tin cậy hoặc nhà cung cấp đặt biệt, bản mô tả đặt điểm kỹ thuật của sản phẩm, tính năng của sản phẩm, giá mua nguyên vật liệu thô, dữ liệu thử nghiệm, hình vẽ hoặc hình vẽ phác thảo kỹ thuật, thông số kỹ thuật chế tạo, công thức nấu ăn độc quyền, công thức tính toán, nội dung của sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm, cơ cấu tiền lương của công ty, giá sản phẩm và mức chi cho hoạt động quảng cáo, mã nguồn, mã máy, cơ sở dữ liệu điện tử, hợp đồng chứa các chi tiết về ràng buộc thị trường, tài liệu quảng cáo hay tiếp thị đang được xây dựng. 1.4.2 Ý nghĩa của việc bảo hộ bí mật kinh doanh Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, để đáp ứng nhu cầu và mong muốn mới ngày càng gia tăng của khách hàng do đó các doanh nghiệp cần phải tạo ra các loại hàng hoá và dịch vụ mới hoặc cải tiến chúng. Đối với một doanh nghiệp đang hoạt động hay một doanh nghiệp mới muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trong môi trường này cần phải có đủ năng lực tạo ra hay tiếp nhận được các thông tin hữu ích cần thiết. Vì thế các 18 Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003,tr.39 GVHD: Nguyễn Phan Khôi 13 SVTH: Lê Thị Ngọc Tuyết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng