Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo hiến ở việt nam lý luận, thực tiễn và giải pháp...

Tài liệu Bảo hiến ở việt nam lý luận, thực tiễn và giải pháp

.PDF
81
1798
78

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN HÀNH CHÍNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 32 (2006 – 2010) BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP Cán bộ hướng dẫn: ĐINH THANH PHƯƠNG Sinh viên thực hiện: DƯƠNG PHI CÁT MSSV: 5062237 Lớp: Tư pháp 1-K32 Cần Thơ, tháng 05 năm 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN HÀNH CHÍNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 32 (2006 – 2010) BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP Cán bộ hướng dẫn: ĐINH THANH PHƯƠNG Sinh viên thực hiện: DƯƠNG PHI CÁT MSSV: 5062237 Lớp: Tư pháp 1-K32 Cần Thơ, tháng 05 năm 2010 TRANG NHẬN XÉT ---------    --------....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, Ngày …. tháng ….năm 2010 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIẾN PHÁP VÀ CƠ CHẾ BẢO HIẾN .................................................................................................................. 3 1.1. Khái quát chung về hiến pháp .................................................................. 3 1.1.1. Cội nguồn và khái niệm hiến pháp ..................................................... 3 1.1.2. Vai trò của Hiến pháp ......................................................................... 4 1.1.3. Giá trị pháp lý của Hiến pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam ............................................................................................................. 6 1.2. Lý luận về cơ chế bảo hiến ........................................................................ 8 1.2.1. Khái niệm bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) ............................................... 8 1.2.2. Bảo hiến - nhu cầu khách quan và tất yếu .........................................10 1.2.3. Nội hàm của khái niệm cơ chế bảo hiến ............................................12 1.2.4. Mục đích của bảo hiến .......................................................................14 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cơ chế bảo hiến .............................................16 1.3.1. Ảnh hưởng của dân chủ đối với cơ chế bảo hiến ...............................16 1.3.2. Những yêu cầu của pháp quyền đối với bảo hiến ..............................19 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM ................................22 2.1. Vi phạm pháp luật và vi phạm Hiến pháp với vấn đề bảo hiến .............22 2.1.1. Vấn đề vi phạm pháp luật ...................................................................22 2.1.2. Vấn đề vi hiến .....................................................................................23 2.2. Tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật ....................................27 2.2.1. Về thẩm quyền ban hành ...................................................................28 2.2.2. Về hình thức .......................................................................................30 2.2.3. Về thủ tục ban hành ...........................................................................30 2.2.4. Về nội dung ........................................................................................31 2.3. Cơ chế bảo hiến theo quy định của các bản Hiến pháp ..........................33 2.3.1. Cơ chế bảo hiến theo Hiến pháp 1946 ...............................................33 2.3.2. Cơ chế bảo hiến theo Hiến pháp 1959 ...............................................35 2.3.3. Cơ chế bảo hiến theo Hiến pháp 1980 ...............................................37 2.3.4. Cơ chế bảo hiến theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) và các văn bản pháp luật hiện hành - cơ chế bảo hiến hiện nay .................................39 2.4. Một số bất cập, hạn chế trong việc tổ chức và thực hiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay .................................................................................42 2.4.1. Một số bất cập, hạn chế ......................................................................42 2.4.2. Một số trường hợp cụ thể về tình trạng vi hiến ..................................44 CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ MÔ HÌNH BẢO HIẾN PHÙ HỢP VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................................................................48 3.1. Sự cần thiết của việc thiết lập cơ quan tài phán Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay .............................................................................................................48 3.1.1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................48 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................49 3.2. Một số mô hình bảo hiến điển hình trên thế giới ....................................50 3.2.1. Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ (mô hình phi tập trung) ..........................50 3.2.2. Mô hình bảo hiến kiểu châu Âu (mô hình tập trung) ........................52 3.2.3. Mô hình bảo hiến hỗn hợp Âu Mỹ .....................................................54 3.3. Khuyến nghị mô hình bảo hiến trong tƣơng lai ......................................55 3.3.1. Chủ thể bảo hiến ................................................................................55 3.3.2. Thẩm quyền và quy trình bảo hiến.....................................................56 3.4. Tiền đề thực hiện ......................................................................................60 3.4.1. Nhận thức và tái điều chỉnh Hiến pháp .............................................61 3.4.2. Tư duy phân công quyền lực ..............................................................66 3.4.3. Xây dựng các nguyên tắc bảo hiến .....................................................67 3.4.4. Thiết lập các công cụ cần thiết cho việc thực hiện bảo hiến ..............69 3.5. Tiến trình thực hiện..................................................................................72 KẾT LUẬN .......................................................................................................74 Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp là một văn bản chính trị - pháp lý cao nhất, là nền tảng pháp lý của một quốc gia. Hiến pháp xác lập chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khẳng định quyền lực nhà nước và chủ quyền thuộc về nhân dân, ghi nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Do đó, bảo vệ Hiến pháp (bảo hiến) là bảo vệ chế độ, bảo vệ xã hội, bảo vệ con người, bảo đảm cho Nhà nước và xã hội được phát triển một cách ổn định. Chính vì thế, đòi hỏi quốc gia nào cũng phải xây dựng cơ chế để bảo vệ Hiến pháp. Song, cách thức bảo hiến của mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Ở Việt Nam, Hiến pháp được xem như là một tài sản thiêng liêng, bất khả xâm phạm, như một báu vật của quốc gia. Vấn đề bảo hiến cũng được quan tâm và từng bước điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, với cơ chế bảo hiến như hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế, chưa thật sự đem lại hiệu quả. Trong tiến trình xây dựng một nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, cùng với yêu cầu hội nhập sâu rộng về nhiều mặt trong quan hệ quốc tế, thì việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp hữu hiệu góp phần phục vụ việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Bảo hiến ở Việt Nam - Lý luận, thực tiễn và giải pháp” để nghiên cứu và đóng góp ý kiến của mình cho vấn đề này. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong bài viết này, tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề quan trọng nhất trong cơ chế bảo hiến ở Việt Nam đó là giám sát và bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật, nhìn nhận vấn đề đó từ thực tiễn trong cơ chế hiện hành. Từ đó, tác giả tập trung cho việc đưa ra khuyến nghị về mô hình bảo hiến phù hợp với Việt Nam trong tương lai. 3. Mục đích nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày luận văn này, ngoài mục đích nâng cao trình độ hiểu biết của mình từ góc độ nghiên cứu khoa học luật, tác giả mong muốn đây sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết cho những ai quan tâm đến vấn đề bảo hiến ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đối tượng sinh viên. Mục đích cao nhất mà tác giả muốn thể hiện đó là đóng góp ý kiến nhỏ cho mô hình bảo hiến nước ta hiện nay, đồng thời, qua khuyến nghị mô hình bảo hiến trong tương lai, tác giả GVHD: Đinh Thanh Phương 1 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp mong muốn nhận được sự đóng góp trao đổi về vấn đề này để cùng thống nhất đi tìm mô hình thích hợp nhất cho cơ chế bảo hiến nước ta. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết này tác giả đã sử dụng nhóm phương pháp lý luận phổ biến như: phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở kết hợp với phương pháp phân tích luật viết, phương pháp tổng hợp, so sánh… để nhìn nhận vấn đề từ góc độ lý luận, trên cơ sở đó đối chiếu với thực tiễn và từ đó đưa ra những giải pháp cho vấn đề. 5. Kết cấu luận văn Luận văn với đề tài “Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp” được chia thành ba chương: Chương 1: Lý luận chung về Hiến pháp và cơ chế bảo hiến Chương 2: Thực tiễn bảo hiến ở Việt Nam Chương 3: Khuyến nghị mô hình bảo hiến phù hợp với Việt Nam hiện nay. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô lãnh đạo Khoa, các thầy cô trong Bộ môn luật Hành chính, đặc biệt là thầy Đinh Thanh Phương đã giúp đỡ rất tận tình trong suốt thời gian tác giả thực hiện luận văn. Mặc dù rất tâm huyết với đề tài và đã rất cố gắng tìm hiểu, tuy nhiên, với khả năng còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của quý đọc giả để bài viết được hoàn thiện. Trân trọng. GVHD: Đinh Thanh Phương 2 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIẾN PHÁP VÀ CƠ CHẾ BẢO HIẾN 1.1. Khái quát chung về Hiến pháp 1.1.1. Cội nguồn và khái niệm Hiến pháp Hiện nay, trong ngôn ngữ hiện đại của các nước trên thế giới, “Hiến pháp” là cụm từ dùng để chỉ “đạo luật cơ bản hay đạo luật gốc của một nhà nước”. Theo đó, thuật ngữ này có tên gốc tiếng Latinh là “Constitutio” với ý nghĩa là việc quy định, xác định hay thiết lập. Văn bản có tính chất Hiến pháp đầu tiên phải kể đến chính là sản phẩm của Cách mạng tư sản Anh (1640) – Hiến pháp Anh, còn gọi là Hiến pháp bất thành văn, là bản “Hình thức cai quản Nhà nước Anh, Xcotlen, Ailen…” (1653). Tuy nhiên, lịch sử xuất hiện của các Hiến pháp thành văn đầu tiên là ở lục địa Châu Mỹ vì ngay từ thế kỷ XVII khi những người Anh khám phá, chinh phục lục địa ấy đã thảo ra cái gọi là “Platation Covenant” (tạm dịch là “Hiệp ước của các thuộc địa”); tiếp theo đó, 13 bang đầu tiên tuyên bố độc lập của Hoa Kỳ đã lần lượt thông qua các Hiến pháp của họ như: các bang Virghinia, Pensilvania, Merilenđa và Bắc Kaloorina (năm 1776), bang Vermont (năm 1777), bang Masachuse (năm 1780)… và cuối cùng là Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (năm 1787) – bản Hiến pháp thành văn đầu tiên hoàn chỉnh nhất của nhân loại trong lịch sử lập hiến; bước sang thế kỷ XVIII các quốc gia ở Châu Âu như Ba Lan và Pháp cũng lần lượt thông qua các bản Hiến pháp (năm 1791) và cho đến nay thì trên 150 quốc gia trên thế giới đã có Hiến pháp của mình1. Như vậy, Hiến pháp, theo quan điểm của luật pháp tư sản hiện đại được hiểu theo hai nghĩa sau: Theo nghĩa vật chất, là tổng thể các quy phạm pháp luật thành văn hoặc có tính tập quán xác định hình thức của Nhà nước (đơn nhất hay liên bang), việc trao quyền và thực thi quyền lực; Theo nghĩa hình thức, là tài liệu có liên quan đến các thiết chế chính trị mà việc xây dựng hay sửa đổi văn bản này phải tuân theo một thủ tục khác với thủ tục lập pháp thông thường2. Trong khoa học và thực tiễn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm và nội hàm “Hiến pháp” tùy theo mục đích nghiên cứu và sự nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau của từng học giả. Theo tác giả Nguyễn Văn Bông, nếu xét về nội dung, Hiến pháp được hiểu là “tất cả các quy tắc pháp lý quan trọng nhất của quốc 1 2 PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyền lực Nhà nước, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2005, tr.64 Xem:Từ điển luật học, Nxb Tư pháp và Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2006, tr.330. GVHD: Đinh Thanh Phương 3 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp gia, ấn định hình thể quốc gia, ấn định các cơ quan điều khiển quốc gia cùng những thẩm quyền của các cơ quan ấy. Hiến pháp là văn bản phản ánh tổ chức chính trị của quốc gia”3. Còn theo chuyên gia Luật Hiến pháp, PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung và tập thể tác giả lại quan niệm “Hiến pháp là một đạo luật cơ bản do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành quy định việc tổ chức Nhà nước, cơ cấu, thẩm quyền các cơ quan Nhà nước trung ương và quyền cơ bản của công dân. Mọi cơ quan và mọi tổ chức phải có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp”4. Qua nghiên cứu, đúc kết từ các quan niệm của các học giả, theo quan điểm người viết có thể đưa ra một định nghĩa về khái niệm đang nghiên cứu như sau: Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của Nhà nước có giá trị pháp lý cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội ban hành, trong đó ghi nhận các chế định trung tâm và chủ yếu nhất liên quan đến những cơ sở của chế độ chính trị, các quyền cơ bản của con người và của công dân, cũng như các lĩnh vực cơ bản và quan trọng hơn cả trong việc tổ chức - hoạt động của bộ máy công quyền và trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Căn cứ vào thủ tục thông qua, thay đổi Hiến pháp, người ta chia Hiến pháp ra thành Hiến pháp nhu tính và Hiến pháp cương tính: Hiến pháp nhu tính là loại Hiến pháp có thủ tục thông qua bình thường như mọi đạo luật và có thể được sửa đổi bởi chính cơ quan lập pháp, theo thủ tục thông qua các đạo luật bình thường. Hiến pháp của nước Anh là một ví dụ điển hình về Hiến pháp nhu tính. Hiến pháp cương tính là loại Hiến pháp phải được thông qua bởi một cơ quan đặc biệt là Quốc hội lập hiến (chứ không phải cơ quan lập pháp) hoặc toàn dân biểu quyết. Thủ tục thông qua hoặc sửa đổi Hiến pháp cũng được quy định khá chặt chẽ, ngặt nghèo hơn. Chẳng hạn nếu như việc thông qua bình thường chỉ cần quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành thì đối với Hiến pháp phải có 2/3 hoặc 3/4 tổng số đại biểu tán thành5. 1.1.2. Vai trò của Hiến pháp Xuất phát là một bộ phận của hệ thống pháp luật nhưng không xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và pháp luật, Hiến pháp có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, thường được khẳng định là đạo luật cơ bản của Nhà nước, thể hiện: 3 Xem: Nguyễn Văn Bông, Luật Hiến pháp và chính trị học, Sài Gòn, 1967, tr.53. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên),Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2006, tr.38 5 Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tr.60. 4 GVHD: Đinh Thanh Phương 4 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp - Hiến pháp chỉ xuất hiện trong một xã hội có dân chủ, khi mà quyền lực Nhà nước đã được phân chia (hoặc phân công) rành mạch giữa ba nhánh quyền lực: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Quyền lập pháp thuộc về cơ quan đại diện của nhân dân mà cơ quan này chỉ có thể hình thành bằng con đường bầu cử theo các nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, bỏ phiếu kín và trực tiếp. Đó là một tổ chức bao gồm đại diện các giai cấp, tầng lớp, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo của các vùng lãnh thổ trong Nhà nước. Vì vậy, Hiến pháp công khai thừa nhận chủ quyền nhân dân, quyền lực nhà nước xuất phát từ (hoặc thuộc về) nhân dân. - Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất và chỉ cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân được nhân dân trao thẩm quyền xây dựng và thông qua Hiến pháp. Với giá trị đó, Hiến pháp trở thành cơ sở, nền tảng cho mọi tổ chức và hoạt động của Nhà nước và cá nhân trong xã hội, căn cứ xây dựng các văn bản pháp luật, điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với tổ chức và cá nhân trong xã hội và trong quan hệ quốc tế. Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của cá nhân, tôn trọng quyền công dân, quyền con người là nguyên tắc xây dựng Hiến pháp và là mục tiêu của mọi hoạt động của nhà nước. So với pháp luật nói chung, tính xã hội của Hiến pháp rộng hơn, toàn diện hơn và dân chủ hơn. - Hiến pháp đặt nền móng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Việc xác lập các nguyên tắc chung, chức năng, thẩm quyền và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về hoặc xuất phát từ nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Như vậy, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp. Điều này được thể hiện rõ trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Hiến pháp là văn bản về tổ chức quyền lực nhà nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa sự lạm quyền từ phía Nhà nước, công chức viên nhà nước. Sự không tuân thủ pháp luật của Nhà nước, bản tính lạm quyền của Nhà nước là nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của Nhà nước. Sự ra đời của Hiến pháp là yêu cầu khách quan mà một trong những nhiệm vụ của Hiến pháp là giới hạn quyền lực Nhà nước trong khuôn khổ văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất nhằm hạn chế tối đa sự lạm quyền đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển của Nhà nước và xã hội. Về vấn đề này, PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung có kết luận như sau: “Nhìn lại lịch sử có thể thấy về mặt hình thức vấn đề giới hạn quyền lực nhà nước bắt đầu được giải quyết một cách triệt để hơn và bài bản hơn vì mục đích của sự đảm bảo nhân quyền trong cách mạng Tư sản. Càng ngày giới hạn quyền lực nhà nước càng trở nên gắn bó mật thiết với chế độ dân chủ và sự giới hạn này được quy GVHD: Đinh Thanh Phương 5 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp định thành luật, nhất là quy định của đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao để cho mọi chủ thể nắm quyền lực nhà nước phải chấp hành. Đó là Hiến pháp. Sự hiện diện của Hiến pháp là một căn cứ căn bản cho việc hạn chế quyền lực nhà nước”6. - Hiến pháp đặt nền móng cho mục tiêu xây dựng một xã hội công dân7. Trong lịch sử nhân loại, quyền con người được đặt ra khi con người không có quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc nên phải đấu tranh để dành lấy nó. Đó là những quyền cơ bản nhất của con người được có một cách tự nhiên gắn bó mật thiết với con người mà khi có Nhà nước ra đời có nhiệm vụ bảo vệ những quyền đó. Tuy nhiên, nhân quyền chỉ được nhà nước thừa nhận và xác định là mục tiêu của cuộc cách mạng tư sản khi nhà nước Tư sản ra đời mà Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mĩ, Tuyên ngôn nhân quyền 1789 của nước Pháp là hai áng văn bất hủ có giá trị vĩnh hằng. Như vậy, nhân quyền và Hiến pháp cùng được sinh ra trong cách mạng Tư sản nhưng vấn đề nhân quyền được đặt ra sớm hơn Hiến pháp và là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của Hiến pháp đồng thời cũng là mục tiêu mà Hiến pháp muốn hướng tới. Không vì nhân quyền, bảo vệ nhân quyền có lẽ nhân loại không cần một bản Hiến pháp cho mỗi quốc gia, điều này lý giải tại sao trong một thời kỳ dài của lịch sử nhân loại có Nhà nước, có Pháp luật nhưng chưa có Hiến pháp. Điều đó cũng giải thích vì sao cần phải có Hiến pháp để hạn chế quyền lực nhà nước, làm cho nhà nước không thể thi hành quyền lực một cách tùy tiện, độc tài, chuyên chế dẫn đến vi phạm thô bạo nhân quyền, quyền công dân. 1.1.3. Giá trị pháp lý của Hiến pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khi quy định (từ những quy định mang tính hiến định đến những quy định mang tính pháp định) về giá trị pháp lý của Hiến pháp đều khẳng định một điều là Hiến pháp có giá trị pháp lý tối cao trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta. Điều 146 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa 10 (Hiến pháp 1992) quy định: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”. 6 PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung, Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước , Nxb. Tư pháp, 2006. Xem: Nguyễn Thị Phương, Mục đích của bảo hiến trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bài tham luận trong “hội thảo Quốc tế về bảo hiến” tại TP. Hồ Chí Minh, 1213/3/2009. 7 GVHD: Đinh Thanh Phương 6 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16/12/2002 quy định: “Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành”. Đến Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì nội dung đó không còn. Tuy nhiên qua Điều 3 “Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” với khoản 1 “Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật”, điều này cho thấy nguyên tắc tôn trọng thứ bậc pháp lý trong hệ thống pháp luật, trong đó Hiến pháp chính là ranh giới chuẩn. Bên cạnh đó, giá trị pháp lý của Hiến pháp còn được thể hiện thông qua các quy định về thủ tục ban hành và sửa đổi Hiến pháp nghiêm ngặt hơn so với các văn bản luật khác. Theo quy định tại Điều 147 Hiến pháp 1992 thì Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trong khi đó, đối với các văn bản pháp luật khác do Quốc hội ban hành thì chỉ cần sự tán thành của quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội( Điều 88 Hiến pháp 1992). Xét về mặt lý luận, với quy định về thủ tục thông qua nghiêm ngặt hơn so với các văn bản pháp luật khác, Hiến pháp nước ta được xếp vào loại Hiến pháp cương tính. Và Hiến pháp cương tính là Hiến pháp được suy tôn có những ưu thế đặc biệt so với các luật thường. Mặt khác, cũng xét về mặt lý luận, thì Hiến pháp là văn bản luật chủ đạo trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Tính chủ đạo được thể hiện như sau: - Nội dung của Hiến pháp là cơ sở để ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật khác. - Một khi các quy định trong Hiến pháp thay đổi thì tất yếu các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng phải thay đổi theo. GVHD: Đinh Thanh Phương 7 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp Nhà nước chúng ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoạt động theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nên các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Và việc tuân thủ Hiến pháp của các cơ quan nhà nước trước tiên được thể hiện ở công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình phải phù hợp với Hiến pháp. Như vậy, trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta thì Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất, mọi văn bản quy phạm pháp luật khác khi được ban hành đều phải tuyệt đối phù hợp với các quy định của Hiến pháp, bất kỳ văn bản nào có những quy định trái với Hiến pháp (vi hiến) đều phải bị bãi bỏ, bị đình chỉ thi hành. 1.2. Lý luận về cơ chế bảo hiến 1.2.1. Khái niệm bảo hiến (bảo vệ Hiến pháp) Ở các nước trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Thuật ngữ “bảo vệ Hiến pháp” được tích cực sử dụng ở Việt Nam, ở Liên bang Nga nhưng thuật ngữ này không được dùng nhiều ở các nước trên thế giới và ngay cả ở Nga khái niệm trên cũng chưa được đưa vào luật. Ở Anh và Mỹ có một khái niệm là “judical review” có thể tạm dịch là kiểm tra tư pháp. Bản chất của khái niệm này là dùng để chỉ việc kiểm tra của cơ quan tư pháp đối với tính hợp hiến của các đạo luật do cơ quan lập pháp đưa ra. Khái niệm này tương đương với khái niệm “bảo hiến” hay “kiểm hiến” mà một số sách trước đây về luật Hiến pháp ở Việt nam hay dùng . Theo nghĩa đơn giản nhất, bảo hiến là một cơ chế mà ở đó công dân và các tổ chức phi nhà nước có quyền yêu cầu một cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của một điều luật, một đạo luật khi công dân và tổ chức đó cho rằng điều luật đó, văn bản đó vi phạm quyền và lợi ích hiến định của họ. Nói rộng ra, đối tượng của bảo hiến có thể là một văn bản quy phạm pháp luật, một quyết định, một hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền8. Theo GS. TS. Lê Minh Tâm thì cơ chế bảo hiến có thể hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, cơ chế bảo hiến là toàn bộ những yếu tố, phương tiện, phương cách và biện pháp nhằm bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra. Theo nghĩa hẹp, cơ chế bảo hiến là một thiết chế được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc và quy định của pháp luật để thực hiện các 8 TS. Phan Trung Hiền, Bảo hiến – cách thức cân bằng lợi ích giữa Nhà nước và công dân, Hội thảo quốc tế về bảo hiến tại TP. Hồ Chí Minh,12-13/3/ 2009. GVHD: Đinh Thanh Phương 8 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp biện pháp nhằm bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm có thể xảy ra9… Bảo hiến về ý nghĩa cốt lõi được hiểu trước hết là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật. Kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật tức là điều tra, xem xét những đạo luật (những hành vi pháp lý ở một địa vị thấp hơn Hiến pháp) có phù hợp với tinh thần cũng như nội dung của Hiến pháp hay không. GS. Lê Đình Chân lý giải: “Sự kiểm hiến chỉ nhằm những đạo luật do Quốc hội biểu quyết; những văn kiện này đứng ở tột đỉnh của hệ cấp những hành vi pháp lý. Tất cả những hành vi (văn kiện) pháp lý của các nhà cầm quyền ngoại trừ Quốc hội (Quốc trưởng, Thủ tướng, Tổng trưởng, các quyền chức địa phương… ) đều phụ thuộc luật, theo nguyên tắc hợp pháp: sự phụ thuộc này được thể hiện và đảm bảo trong thực tế bằng sự kiểm soát tư pháp tính hợp hiến các hành vi của hành chính”10. Tuy nhiên, nếu hiểu bảo hiến chỉ là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật thì chưa thật đầy đủ. Thực tiễn của chế độ bảo hiến các nước cho thấy, các định chế bảo hiến được sinh ra không đơn thuần là chỉ là kiểm soát tính hợp hiến của hành vi lập pháp. Chẳng hạn, Tòa án ở nhiều quốc gia Châu Âu bên cạnh việc kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật của Quốc hội còn thực hiện nhiều chức năng khác để bảo vệ nội dung và tinh thần của Hiến pháp như giải quyết tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp, giữa liên bang và tiểu bang, giữa trung ương và địa phương; kiểm soát tính hợp hiến trong hành vi của Tổng thống cũng như các quan chức hành pháp; giải quyết tranh chấp về kết qảu bầu cử…Tòa án ở Mỹ - một định chế bảo hiến cũng không đơn thuần chỉ kiểm soát tính hợp hiến trong hành vi của Quốc hội, mà còn đối với với Tổng thống và các cơ quan hành pháp… Về cơ bản, vì các đạo luật phụ thuộc trực tiếp Hiến pháp nên bảo hiến chủ yếu là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật, nếu hiểu theo nghĩa bao trùm hơn thì bảo hiến là kiểm soát tính hợp hiến trong hành vi của các định chế chính trị được ấn định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, ý nghĩa cốt lỏi của bảo hiến vẫn là kiểm soát tính hợp hiến trong hành vi lập pháp. Cũng cần phân biệt bảo hiến với bảo đảm thi hành Hiến pháp. Bảo hiến không đồng nghĩa với bảo đảm thi hành Hiến pháp. Bảo đảm thi hành Hiến pháp là một tư duy của pháp chế xã hội chủ nghĩa hướng đến sự thống nhất của hệ thống pháp luật bằng hàng loạt các phương thức như tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, tổ chức đưa Hiến pháp vào cuộc sống… Trong khi đó, bảo hiến là tư duy của pháp quyền. 9 GS. TS. Lê Minh Tâm, Bảo hiến, Cơ chế bảo hiến và cơ chế bảo hiến Việt Nam, Tạp chí luật học số 4/2005, tr.32. 10 Nguyễn Văn Bông, Luật Hiến pháp và chính trị học, Sài Gòn, 1967. GVHD: Đinh Thanh Phương 9 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp Phương thức tư duy của bảo hiến là hướng tới kiểm soát quyền lực của Nhà nước để bảo vệ các quyền tự do của con người. Chế độ bảo hiến là chế độ xử lý những hành vi vi phạm Hiến pháp của công quyền và chỉ vận hành khi có hành vi vi phạm đó xảy ra. Qua đó, có thể nhận thấy hai đặc điểm của bảo hiến là: hoạt động bảo hiến là hoạt động được tiến hành khi có hành vi vi phạm Hiến pháp xảy ra và đối tượng hoạt động của bảo hiến là công quyền. Như vậy, bảo hiến là bảo vệ Hiến pháp trước hành vi xâm phạm Hiến pháp của công quyền. 1.2.2. Bảo hiến - nhu cầu khách quan và tất yếu Tư tưởng về bảo hiến đã hình thành từ khi có sự xuất hiện những văn bản có tính Hiến pháp nhưng nó thật sự trở nên phổ biến và có tính hiện thực khi có Hiến pháp thành văn (1787). Tư tưởng về bảo hiến đề cao chủ quyền nhân dân, bảo vệ và phát huy những giá trị xã hội lớn mà nhân loại luôn hướng tới, được ghi nhận trong Hiến pháp tiến bộ như dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, công bằng, tiến bộ….Trong mấy thế kỷ qua, những cuộc tìm kiếm các mô hình cơ chế bảo hiến diễn ra khá sôi nổi và cho đến nay, về đại thể, có thể khái quát thành hai phương thức tổ chức cơ bản của cơ chế bảo hiến, trong đó mỗi phương thức lại có mô hình tổ chức khác nhau. Ở phương thức thứ nhất, cơ chế bảo hiến không có cơ quan chuyên trách (hay cơ quan bảo hiến độc lập). Trong cơ chế này, thẩm quyền thực hiện các hoạt động bảo hiến có thể giao cho nhiều cơ quan khác nhau như Quốc hội, cơ quan thường trực của Quốc hội, tòa án… Ở phương thức thứ hai, một cơ quan bảo hiến chuyên trách như tòa án Hiến pháp, hội đồng Hiến pháp, hội đồng bảo hiến…được tổ chức và hoạt động thường xuyên theo luật định. Một trong những đặc trưng chung nhất của nhà nước pháp quyền là tính tối cao của pháp luật, trước hết là vị trí tối thượng của Hiến pháp. Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền, đó là hai yếu tố không thể tách rời nhau, nội dung của Hiến pháp điều chỉnh những vấn đề thuộc về nội dung, yêu cầu của nhà nước pháp quyền. Vì vậy, Hiến pháp, tính tối thượng của Hiến pháp trở thành một đòi hỏi không thể tách rời nhà nước pháp quyền. “Nhưng sự hiện diện của Hiến pháp là yếu tố cần chứ chưa phải là đủ của một chế độ dân chủ, của một Nhà nước pháp quyền, nếu như các cơ quan công quyền thực thi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp vượt quyền, lạm quyền, vi phạm thẩm quyền được Hiến pháp ghi nhận, ban hành các văn bản hoặc thực hiện các hành vi trái Hiến pháp có khả năng hoặc thật sự đã gây thiệt hại cho công dân, cho các tổ chức xã hội. Vì vậy, chế độ Hiến pháp được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế, cần phải có cơ chế hữu hiệu bảo vệ và khôi phục trật tự hiến GVHD: Đinh Thanh Phương 10 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp định”11. Không những vậy, cơ chế bảo hiến còn là một đòi hỏi, một nhu cầu mang tính nguyên tắc. Đó chính là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. “Pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu là chế độ tuân thủ nghiêm chỉnh chính xác Hiến pháp và luật của mọi chủ thể của các quan hệ pháp luật. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” (Điều 12). Nguyên tắc này cũng được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở Việt Nam. Trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, cần triệt để tôn trọng, thi hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất của pháp chế, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật, đảm bảo và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của công dân đã được pháp luật quy định, ngăn chặn kịp thời và xử lý nhanh chóng, công minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm sự thống nhất giữa pháp chế và tính hợp lý, công bằng”12. Như vậy, nguyên tắc này đã khẳng định tính tối cao của Hiến pháp, đã là nguyên tắc thì phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Nhưng trên thực tế, khó tránh khỏi nguyên tắc này bị vi phạm. Do đó, để ngăn ngừa và xử lý việc vi phạm, một nhu cầu tất yếu là phải có biện pháp bảo vệ. Cơ chế bảo hiến đáp ứng được nhu cầu đó. Thực tế đã cho thấy rõ là, mặc dù bảo hiến được thừa nhận là quan trọng và có tính khách quan nhưng mỗi nước lại có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề không hoàn toàn giống nhau. Điều này có thể do mấy lý do sau đây: - Thứ nhất, do tính chất, nội dung và ý nghĩa đặc biệt của Hiến pháp trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội và đời sống cá nhân của con người, nên xét về mặt lý thuyết, bảo hiến luôn là nhu cầu khách quan và có những đặc tính chung. Nhưng bên cạnh những đặc trưng chung thì Hiến pháp của mỗi nước lại có những khác biệt riêng. Đồng thời, cùng với sự phát triển của xã hội, phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp không cố định mà luôn có sự biến đổi tùy thuộc vào tình hình của mỗi nước và của quốc tế. - Thứ hai, về mặt lý thuyết, do có sự khiếm khuyết của các mô hình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, xây dựng và thực thi pháp luật nên bảo hiến được xem là sự phát triển tiếp tục nhằm khắc phục các khuyết điểm đó. - Thứ ba, thực tiễn tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, xây dựng và thực thi pháp luật cho thấy tình trạng vi hiến diễn ra khá phổ biến trong các quốc gia và 11 Trương Đắc Linh, Bàn về tài phán Hiến pháp và thẩm quyền của cơ quan tài phán Hiến pháp ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, số tháng 3/2007) 12 Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn GVHD: Đinh Thanh Phương 11 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp một cơ chế bảo hiến hoàn thiện, hoạt động có hiệu quả đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết thực trạng đó. 1.2.3. Nội hàm của khái niệm cơ chế bảo hiến Bảo hiến là nhu cầu khách quan nhưng cơ chế bảo hiến lại là khái niệm chứa đựng các yếu tố khách quan và chủ quan. Bởi vì bảo hiến là cái phải làm nhưng làm thế nào (bản chất, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, biện pháp…) lại phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan như: sự nhận thức đúng đắn về các vấn đề có tính quy luật, những giá trị của Hiến pháp và nội dung của từng nguyên tắc, quy phạm hiến định, trách nhiệm, năng lực tổ chức và thực hiện các biện pháp bảo vệ Hiến pháp… Như đã nêu ở phần trên, Hiến pháp là một văn bản pháp lý có tầm bao quát lớn nhất và có giá trị pháp lý cao nhất của một quốc gia, là nền tảng pháp lý của cả hệ thống pháp luật. Đồng thời, Hiến pháp còn là văn bản có tính chính trị, bên cạnh những quy định pháp lý, Hiến pháp còn xác lập thể chế chính trị, các nguyên tắc và những mối quan hệ phản ánh tương quan của các lực lượng chính trị xã hội. Trong xu hướng vận động và phát triển của xã hội hiện đại, nội dung của Hiến pháp ngày càng mở rộng. Lúc đầu, nội dung của Hiến pháp chủ yếu tập trung vào việc điều chỉnh và quy định các vấn đề về bộ máy nhà nước, thẩm quyền, trình tự thành lập các cơ quan nhà nước ở trung ương, xác định các mối quan hệ cơ bản giữa các cơ cấu lớn của bộ máy quyền lực nhà nước ở trung ương và giữa trung ương với địa phương. Ngày nay, hầu hết các Hiến pháp hiện đại đều chứa đựng hệ thống các nguyên tắc, quy định về bốn nội dung cơ bản: Tổ chức bộ máy Nhà nước; các quyền cơ bản của con người và quyền công dân; thể chế, chủ quyền nhân dân và những nguyên tắc chính trị cơ bản; những vấn đề về đối ngoại và quan hệ giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế. Theo đó, nội hàm của bảo hiến cũng mở rộng theo phạm vi điều chỉnh theo phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp và khái niệm cơ chế bảo hiến cũng sẽ có nội hàm rất rộng, bao gồm toàn bộ các thiết chế, phương tiện, nguyên tắc, hình thức, phương thức và biện pháp tổ chức và thực hiện các hoạt động: - Giải thích Hiến pháp để bảo đảm cho các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp được nhận thức và thực hiện thống nhất. - Kiểm tra và giám sát các quá trình, các hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm đảm bảo sự phối hợp và cân bằng quyền lực, làm cho quyền lập pháp phải phục tùng quyền lập hiến; quyền hành pháp và quyền tư pháp phải phục tùng quyền lập hiến và quyền lập pháp; hạn chế quyền lực của các cơ quan nhà nước và cá nhân được trao quyền lực nhà nước, đảm bảo cho các chủ thể GVHD: Đinh Thanh Phương 12 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp quyền lực hoạt động theo đúng giới hạn về thẩm quyền và trách nhiệm mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định. - Kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật và các Điều ước quốc tế, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật theo nguyên tắc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp. - Kiểm tra, giám sát việc tôn trọng và thực hiện các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, bảo đảm các giá trị nhân bản của Hiến pháp, bảo đảm chủ quyền nhân dân và giải quyết đúng mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. - Phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền (chủ thể quyền lực); các xung đột pháp luật có biểu hiện vi hiến; các khiếu kiện của công dân đối với cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền về các quyết định, các hành vi có biểu hiện vi hiến. Với những nội dung trên, bảo hiến bao gồm nhiều quá trình, nhiều hoạt động thường xuyên và không thường xuyên, có thể diễn ra trước hoặc sau mỗi quá trình, hoạt động, vụ việc xác định, trong quá trình này, hoạt động này có thể được thực hiện trước quá trình kia, hoạt động kia và ngược lại. Để thực hiện các quá trình, hoạt động đó, đòi hỏi phải có một cơ chế bảo hiến tương ứng, đồng bộ và thống nhất. Xét về phương diện cấu trúc hệ thống thì cơ chế bảo hiến phải gồm nhiều thiết chế khác nhau, trong đó có thiết chế bảo hiến độc lập theo kiểu hội đồng bảo hiến như mô hình của Pháp hay Tòa án Hiến pháp, như mô hình của một số nước Châu Âu (Cộng hòa Áo, CHLB Đức, Cộng hòa Séc…) hay Châu Á (Hàn Quốc, Thái Lan…); những thiết chế tồn tại ngay trong chính cơ cấu của cơ quan lập pháp (các ủy ban của Quốc hội), hành pháp (các bộ) và tư pháp (các tòa án) và thiết chế khác như sự giám sát của nhân dân và các lực lượng xã hội… Như vậy, cơ quan bảo hiến độc lập như hội đồng bảo hiến, tòa Hiến pháp chỉ là một trong những bộ phận của cơ chế bảo hiến, chứ không phải là thiết chế duy nhất của cơ chế bảo hiến. Thực tiễn hoạt động bảo hiến của các nước trên thế giới cho thấy, việc thành lập thiết chế bảo hiến độc lập như hội đồng bảo hiến hay tòa Hiến pháp là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Các ủy ban của Quốc hội, các bộ trong chính phủ, các tòa án luôn đóng vai trò quan trọng trong các quá trình bảo hiến. Bên cạnh đó, nhân dân với tư cách là cá nhân và cộng đồng cũng có vai trò rất lớn trong các hoạt động việc bảo hiến thông qua cơ chế phản biện xã hội, trưng cầu dân ý, phát hiện và kiến nghị và giải quyết các vấn đề bảo vệ Hiến pháp… GVHD: Đinh Thanh Phương 13 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp Xét về phương diện của các mối quan hệ và nguyên tắc vận hành của cơ chế bảo hiến thì cần thiết phải xác lập rõ những mối quan hệ, quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cho mỗi bộ phận hợp thành của cơ chế bảo hiến trên cơ sở đó xây dựng và thực hiện các nguyên tắc, quy định cụ thể nhằm bảo đảm sự độc lập tương đối của mỗi thiết chế, cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các thiết chế để vận hành đồng bộ và có hiệu quả của toàn bộ cơ chế bảo hiến13. 1.2.4. Mục đích của bảo hiến Nếu như công việc xây dựng và thông qua Hiến pháp là nhiệm vụ của nhà nước và có sự tham gia của nhân dân, giới trí thức thì nhiệm vụ bảo vệ tính hiệu lực pháp lý tối cao của Hiến pháp không thể giao cho ai khác ngoài nhà nước. Đây là hai nhiệm vụ có quan hệ hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau vì nếu không bảo vệ hiệu lực pháp lý tối cao của Hiến pháp, không phát huy những giá trị của nó trong thực tiễn thì ý chí, sức mạnh của nhà nước bị tổn thương, bản thân nhà nước không thể bảo vệ được chính bản thân mình làm gì nói đến bảo vệ lợi ích các tầng lớp khác trong xã hội. Một Hiến pháp khi được tôn trọng và thực hiện thì vai trò của nó càng được củng cố. Như vậy bảo vệ Hiến pháp với mục đích là bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, góp phần vào sự hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, mà quan trọng hơn là góp phần vào việc củng cố dân chủ hóa trong đời sống vì một xã hội công bằng hơn, bình đẳng hơn làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Cụ thể hơn, mục đích của bảo hiến thể hiện qua những nội dung cơ bản sau: - “Tiêu hóa” các điều khoản của Hiến pháp và luật, đưa Hiến pháp, các đạo luật vào cuộc sống. Mặt dù được xây dựng trên mục tiêu khách quan, lấy ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia, trong đó có chuyên gia pháp lý, đóng góp của nhiều cấp, nhiều ngành, rộng rãi trong nhân dân, Hiến pháp và các đạo luật vẫn có thể không toàn diện. Cá biệt, một số trường hợp các văn bản này không thể hiện được tính khách quan, mà phản ánh lăng kính chủ quan của nhà lập pháp. Việc sai sót, không thống nhất, có mâu thuẫn vì vậy là điều không thể tránh khỏi. Những điều luật này nếu đem áp dụng, có thể gây ra những thiệt hại nhất định đối với công dân hoặc các tổ chức. Khi đó phải cần tiếng nói của một chủ thể có chuyên môn, đủ sức thẩm định và có thẩm quyền để “điều chỉnh” lại sai sót đó trong khung cảnh và nguyên tắc chung của Hiến pháp và luật. Điều này trước mắt có thể làm giảm hoặc mất đi giá trị pháp lý của một quy phạm pháp luật, thậm chí làm vô hiệu một văn bản pháp luật, nhưng nhìn tổng thể thì làm tăng giá trị của Hiến pháp và luật, củng 13 GS. TS. Lê Minh Tâm, Bảo hiến,cơ chế bảo hiến và cơ chế bảo hiến Việt Nam, Tạp chí luật học số 4/2005, tr.32 GVHD: Đinh Thanh Phương 14 SVTH: Dương Phi Cát Luận văn tốt nghiệp Bảo hiến ở Việt Nam - lý luận, thực tiễn và giải pháp cố lòng tin của người dân và các chủ thể phi nhà nước vào tính kiên định và thống nhất của pháp luật, trong đó Hiến pháp thực sự là một “cam kết” nền tảng. - Bảo hiến với mục đích tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền công dân, quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp được thực hiện trên thực tế. Có lẽ đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến uy tín, lợi ích các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức nhà nước nhất là những người có cương vị xã hội quan trọng khi có hành vi trái Hiến pháp, xâm phạm lợi ích cá nhân được pháp luật thừa nhận cho nên bảo hiến về nội dung này ít được đề cập hoặc né tránh hoặc khi xử lý thường không công khai, không minh bạch, không nghiêm minh mà còn có sự bao che, nể nang… Với bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân mà Hiến pháp đã ghi nhận thì đây là nội dung quan trọng và mục đích mà bảo hiến hướng tới. Trong đó, nhà nước và công dân, các tổ chức phi nhà nước thật sự là những chủ thể bình đẳng trong một xã hội dân chủ. - Bảo hiến tạo cơ sở xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng một nhà nước pháp quyền. Bảo hiến tạo tính thống nhất của hệ thống pháp luật cơ sở để xây dựng nền pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu cơ bản của bảo hiến là đảm bảo các thứ bậc pháp lý. Hơn nữa, cơ chế bảo hiến sẽ tạo ra sự “phản biện lập hiến, lập pháp” sau khi kết quả của quá trình “lập hiến, lập pháp” đó đi vào cuộc sống và được áp dụng. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật không chỉ là một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đúng thứ bậc, mà quan trọng hơn đó là một hệ thống có cơ chế giám sát kiểm tra hệ thống pháp luật ấy, có những “điều chỉnh, uốn nắn” kịp thời khi cần. Trong khả năng của mình, bảo hiến còn đảm bảo các quan hệ xã hội vận hành đúng với ý đồ chính thống của nhà lập hiến. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong cơ chế quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan đại diện là cơ quan lập hiến. Hơn nữa, bảo hiến còn góp phần khắc phục những khiếm khuyết trong kỹ thuật lập pháp, nội dung lập pháp, phát huy được hiệu quả của Hiến pháp và pháp luật trong các điều kiện thực tế ở các địa phương. Cơ chế bảo hiến góp phần cơ bản vào việc duy trì hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước và hoàn chỉnh chức năng của từng loại cơ quan – cơ sở để xây dựng một nhà nước pháp quyền. Việc xác định cơ chế bảo hiến thực sự là tiền đề để xác định lại vai trò của từng cơ quan, hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước, bảo đảm sự cân bằng và đối trọng cần thiết giữa hệ thống các cơ quan. Thông qua đó, việc không nhất quán trong quá trình lập pháp, việc “quan liêu, cửa quyền”, chủ GVHD: Đinh Thanh Phương 15 SVTH: Dương Phi Cát
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan