Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bảo hiểm thất nghiệp trong luật việc làm năm 2013​...

Tài liệu Bảo hiểm thất nghiệp trong luật việc làm năm 2013​

.PDF
88
50
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ NGUYỄN VIỆT HÀ B¶O HIÓM THÊT NGHIÖP TRONG LUËT VIÖC LµM N¡M 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ NGUYỄN VIỆT HÀ B¶O HIÓM THÊT NGHIÖP TRONG LUËT VIÖC LµM N¡M 2013 Chuyên ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ HOÀI THU HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất ký công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ như trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN LÊ NGUYỄN VIỆT HÀ LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin cảm ơn đến tất cả các quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Luật Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho em thực hiện tốt luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Lê Thị Hoài Thu đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực hiện luận văn. Cô đã hướng dẫn, chỉ bảo cho em rất nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, cô Khoa đào tạo Sau đại học – Đại học Quốc gia Hà nội đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập. Sau cùng, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người đã luôn bên em, động viên và khuyến khích em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiết sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các bạn học viên./. Học viên Lê Nguyễn Việt Hà MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT .................... 7 1.1. Khái quát chung về bảo hiểm thất nghiệp .................................... 7 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp ...................................................... 7 1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp ................................................. 9 1.1.3. Ý nghĩa và vai trò bảo hiểm thất nghiệp ......................................... 10 1.2. Sự điều chỉnh pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ......................... 12 1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ..................................... 12 1.2.2. Nguyên tắc pháp luật bảo hiểm thất nghiệp .................................... 13 1.2.3. Nội dung pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ....................................... 15 1.3. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam.............................................................. 27 1.3.1. Bảo hiểm thất nghiệp ở Nhật Bản .................................................. 27 1.3.2. Bảo hiểm thất nghiệp ở Đức .......................................................... 29 1.3.3. Những gợi mở cho Việt Nam ........................................................ 31 Kết luận chương 1................................................................................... 33 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG LUẬT VIỆC LÀM NĂM 2013 VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI VIỆT NAM .................................................................................34 2.1. Thực trạng các quy định về bảo hiểm thất nghiệp...................... 34 2.1.1. Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp .................................. 34 2.1.2. Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp ...................................... 37 2.1.3. Về chế độ bảo hiểm thất nghiệp..................................................... 40 2.1.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ............................................................. 47 2.2. Thực tiễn thi hành bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam................. 49 2.2.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 49 2.2.2. Những hạn chế ............................................................................. 57 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 58 Kết luận chương 2................................................................................... 61 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG LUẬT VIỆC LÀM NĂM 2013 VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM............................... 62 3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Việc làm năm 2013 và nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam........................................ 62 3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Việc làm năm 2013........................ 65 3.2.1. Giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện luật Việc làm năm 2013 ............... 65 3.2.2. Về tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp..................................... 67 Kết luận chương 3................................................................................... 75 KẾT LUẬN ............................................................................................. 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 78 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NTN Người thất nghiệp TCTN Trợ cấp thất nghiệp DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Biểu đồ 2.1 Tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp (tính đến Trang tháng 9/2018) 52 Biểu đồ 2.2 Hưởng trợ cấp thất nghiệp (tính đến tháng 11/2018) 53 Biểu đồ 2.3 Tư vấn giới thiệu việc làm (tính đến tháng 11/2018) 54 Biểu đồ 2.4 Số người được hỗ trợ học nghề (người) (tính đến Biểu đồ 2.5 tháng 11/2018) 55 Tổng số chi 03 chế độ BHTN 56 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thất nghiệp là một trong hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới phải đương đầu. Dân số tăng nhanh, sự suy thoái của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh thua lỗ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gia tăng tình trạng thất nghiệp đối với NLĐ. Tác động của thất nghiệp đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị xã hội của mỗi quốc gia rất là lớn, làm cho NLĐ mất đi khoản thu nhập vốn để nuôi sống bản thân và gia đình họ, đẩy họ vào hoàn cảnh túng quẫn, lãng phí nguồn lực của xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến nền kinh tế bị đình trệ. Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình xã hội chính trị bất ổn, các tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng làm phá hủy các giá trị đạo đức, văn hóa, gia đình và xã hội. Khi tình trạng thất nghiệp kéo dài thì đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình sẽ không được đảm bảo dẫn đến nhiều hệ lụy trong cuộc sống, suy giảm niềm tin của NLĐ đến những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ những tính chất cấp bách trên, ngày 01/01/2009 tại Việt Nam, Luật bảo hiểm thất nghiệp đã bắt đầu có hiệu lực nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động thất nghiệp. Cho đến nay, loại hình bảo hiểm này đã được thực hiện rộng rãi ở các địa phương với những quy định hết sức chặt chẽ, đem lại nhiều ý nghĩa to lớn cũng như tác dụng tích cực về mặt xã hội. Như những các thành phố lớn và các quốc gia trên thế giới, trước những bối cảnh của toàn cầu hóa tại Việt Nam đang chịu những ảnh hưởng những khó khăn nhất định của nền kinh tế thế giới, trong đó có sự gia tăng số NLĐ mất việc làm. Do vậy, việc hạn chế thất nghiệp và bảo đảm ổn định đời sống NLĐ trong trường hợp bị thất nghiệp là yêu cầu cũng là mục tiêu quan trọng của nước ta. 1 Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách về an sinh xã hội, được nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm, song thực tế ở Việt Nam cho thấy còn nhiều khó khăn, bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện, thực hiện pháp luật bảo hiểm như: đối tượng tham gia BHTN còn hạn chế dẫn tới một bộ phận không nhỏ NLĐ chưa được bảo đảm quyền lợi khi họ mất việc làm, tình trạng NSDLĐ nợ đóng BHTN; sự lợi dụng của NLĐ đối với việc chi trả BHTN, NLĐ chưa phổ cập những kiến thức về BHTN... Vì vậy, việc tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục các tình trạng đó ở Việt Nam là điều cần thiết để được bảo đảm quyền BHTN cho người bị mất việc, góp phần củng cố niềm tin của NLĐ đối với chính sách, pháp luật của nhà nước, ổn định trong đời sống. Với mong muốn tìm hiểu rõ những vấn đề mới mẻ này là lí do em chọn đề tài: “Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Việc làm năm 2013”. 2. Tình hình nghiên cứu Từ thực tiễn của việc thất nghiệp trên địa bàn cả nước, có thể thấy tầm quan trọng của việc áp dụng và thực hiện pháp luật BHTN; bởi sự tác động của việc thực hiện pháp luật BHTN đến nhận thức của mỗi NLĐ là rất quan trọng, vì thế thực hiện pháp luật BHTN một cách hiệu quả cũng được xem như là biện pháp làm giảm thiểu, hỗ trợ người thất nghiệp. Ở nước ta, trong mọi tiến trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ ASXH là một trong những vấn đề cần phải được xem xét kĩ lưỡng. Hơn nữa, ASXH là mục tiêu, chính sách phát triển của mỗi quốc gia nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ trong đó có quyền được BHTN. Sau khi BHTN ra đời, đã có những văn bản pháp lý có giá trị trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, trong đó có chế định BHTN song cũng chỉ đưa ra các nội dung cơ bản liên quan đến BHTN chứ không có điều nào quy định cụ thể về BHTN. Còn nay, theo Luật việc làm 2013 thì: BHTN là chế độ 2 nhằm bù đắp phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ BHTN. Với khái niệm này về BHTN thể thiện BHTN là chế độ nhằm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ bị thất nghiệp. Sự ra đời của BHTN đã thể hiện được nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sau mười năm được thực thi, nhiều các bài viết, hội thảo, các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài về vấn đề này, trong đó có các bài viết, công trình tiêu biểu như: - Luận án tiến sĩ luật học “Chế độ BHTN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2005) của NCS. Lê Thị Hoài Thu đã chỉ ra rõ một cách hệ thống những nội dung chủ yếu của chế độ BHTN, các yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng chế độ BHTN ở Việt Nam, bên cạnh đó còn có sự so sánh với quy định của Tổ chức lao động quốc tế và một số nước trên thế giới. - Luận án tiến sĩ luật học “Quản lí nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay” của NCS. Nguyễn Quan Trường cũng đã cung cấp các luận cứ khoa học cho các cơ quan hoạch địch, thực thi pháp luật, chính sách về BHTN để phục vụ cho việc điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện QLNN về BHTN ở Việt Nam. - Đề tài khoa học: “Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp” của trường Học viện Tài chính cũng đã đi sâu, làm rõ các vấn đề về quá trình thực hiện BHTN và cách khắc phục những tồn đọng. - Ngoài ra còn có các bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học, các phương tiện truyền thông như: “Những bất cập trong thi hành pháp luật về BHTN”, “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam qua các thời kỳ”, “Những điểm mới về chính sách BHTN”, “Kinh nghiệm quốc tế về triển khai bảo hiểm thất nghiệp”,.... Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát trên cho thấy, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn và các bài viết nghiên cứu về 3 BHTN cũng như đã làm rõ các nội dung cơ bản của BHTN nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, chính sách thi hành và các hoạt động về BHTN. Tuy nhiên, những cơ chế về việc thi hành pháp luật chưa thực sự đầy đủ, chưa rõ ràng. Vì thế đòi hỏi cần phải có những công trình nghiên cứu bổ sung, khắc phục góp phần hoàn hiện hệ thống thi hành pháp luật về BHTN. Bên cạnh đó, các công trình trên đã đi sâu vào nghiên cứu về nội dung cơ bản của BHTN, chỉ ra thực trạng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật BHTN nhưng chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu, phân tích về thực trạng thực hiện pháp luật BHTN ở Việt Nam. Do vậy, đề tài “Bảo hiểm thất nghiệp trong luật việc làm năm 2013” sẽ đi sâu thêm về những vấn đề cũng như thực trạng về BHTN ở Việt Nam từ khi có hiệu lực đến nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu với mục đích làm rõ những vấn đề chung về BHTN, khái quát hệ thống pháp luật về BHTN hiện nay ở Việt Nam và đánh giá thực trạng quá trình áp dụng BHTN tại Việt Nam để có thể nhận ra được những mặt làm được và những khuyết điểm còn tồn tại để có các giải pháp, kiến nghị sửa đổi hoàn thiện pháp luật. Vì vậy luận văn tập trung vào những nhiệm vụ chính sau đây: Thứ nhất, làm sâu sắc thêm khái niệm, nội dung pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật bảo hiểm thất nghiệp cũng như đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện pháp luật BHTN trong Luật Việc làm năm 2013, đồng thời chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân. Thứ ba, đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật BHTN ở Việt Nam. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đi tập trung làm rõ những lý luận chung về thất nghiệp và pháp luật về BHTN; thực trạng pháp luật BHTN và thực tiễn thi hành để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật BHTN ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá, thực trạng thi thành pháp luật BHTN ở Việt Nam. 5. Nội dung nghiên cứu - Khái quát về bảo hiểm thất nghiệp - Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Việc làm năm 2013. - Giải pháp nâng cao hiệu quả việc thi hành pháp luật bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Việc làm năm 2013 6. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: tổng hợp, nghiên cứu và phân tích các tài liệu về lý luận có liên quan đến đề tài; lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật cụ thể là pháp luật về BHTN; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề ASXH với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa gắn với việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong đó có quyền được BHTN; các tài liệu trong và ngoài nước về thực thi pháp luật BHTN. - Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn: phương pháp logic; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích – tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp quy nạp, diễn dịch. Các phương pháp này có thể được sử dụng riêng rẻ hoặc có thể được kết hợp với nhau để làm sáng tỏ một số vấn đề cụ thể. 5 7. Ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của luận văn Về ý nghĩa khoa học: Luận văn làm rõ hơn nữa vấn đề cơ bản về thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp. Đi sâu vào phân tích thực trạng pháp luật về BHTN trong luật Việc làm năm 2013 hiện nay và thực tiễn thi hành để tìm ra những điểm hạn chế, giải pháp khắc phục. Về ý nghĩa thực tiễn: luận văn có giá trị như một tài liệu tham khảo về vấn đề BHTN tại Việt Nam. Luận văn cũng đưa ra cái nhìn bao quát về việc thi hành pháp luật BHTN tại Việt Nam, giúp các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương có thể xem xét nghiên cứu này để có thể ngày càng hoàn thiện chính sách và quy định về BHTN. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu và phụ lục và có 3 chương chính: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp và sự điều chỉnh của pháp luật. Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thi hành tại Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Việc làm năm 2013 và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT 1.1. Khái quát chung về bảo hiểm thất nghiệp 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp Các quốc gia trên thế giới khi phát triển kinh tế đều gặp phải các thách thức và khó khăn nhất định, trong đó gồm có các vấn đề về tài chính, lạm phát, thâm hụt ngân sách, cho đến thực trạng tốt nghiệp, nhu cầu giải quyết việc làm cho người dân. Trong những năm trở lại đây tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng cao và khó kiểm soát. Theo số liệu bản báo cáo “Vấn đề việc làm thế giới năm 2014” của ILO thì số người thất nghiệp trên toàn cầu đã đạt đến con số 203,2 triệu người, dự báo sẽ tăng lên đến 213 triệu người vào năm 2019 [19]. Ảnh hưởng thất nghiệp tới các quốc gia là rất lớn, làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, gia tăng lạm phát, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của NLĐ. Không những thế, nó còn gây ra bất ổn trong xã hội, gia tăng tỉ lệ tội phạm. Từ những lý do như vậy, để có hướng giải quyết tình trạng thất nghiệp thì chúng ta cần có những cái nhìn đúng đắn, đánh giá khách quan và làm rõ khái niệm thất nghiệp. Hiện nay, mỗi quốc gia có những tỉ lệ thất nghiệp khác nhau. Ví dụ, Việt Nam có tỉ lệ người thất nghiệp chiếm 3,1% đứng thứ 25 trên thế giới (2014), Lào chiếm 1,3% đứng thứ 6 trên thế giới (2012), Trung Quốc là nước đông dân nhất trên thế giới, có nền kinh tế phát triển hơn so với các nước nhưng tỉ lệ thất nghiệp chỉ chiếm 4,1% đứng thứ 36 trên thế giới (2014)... [12]. Từ đó, việc ra đời BHTN có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật về BHTN trong đời sống xã hội cũng như việc xác định vị trí, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về BHTN. 7 Trên thế giới, BHTN lần đầu tiên được ghi nhận trong các văn bản pháp lý của các quốc gia sau cuộc đại cách mạng công nghiệp lần thứ hai vào cuối thế kỷ 20, khi mà trong thời gian này là sự bùng nổ của nạn thất nghiệp, sự phân hóa giai cấp, tầng lớp sâu sắc. Các quốc gia đầu tiên áp dụng pháp luật BHTN là vương quốc Anh (1911); sau đó là Iatalia và Mỹ (1935); Pháp (1958); Trung Quốc (1986) [12]. Theo Công ước số 102 năm 1952 của ILO đã chỉ ra rằng BHTN là một trong các nhánh của BHXH, là một biện pháp hỗ trợ thiết thực về mặt tài chính cho NLĐ trong lúc mất việc làm nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác, xuất phát từ quan điểm BHTN chỉ mang tính chất thụ động, hỗ trợ tạm thời. Vì vậy, quy định BHTN nằm trong hệ thống pháp luật việc làm như: Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Tại Việt Nam, theo Từ điển tiếng việt, BHTN được hiểu là “bảo đảm những quyền và lợi ích cho NLĐ, công nhân, viên chức khi không làm việc do bị mất việc làm” [35]. Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm năm 2013 thì bảo hiểm thất nghiệp là “chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ nghề, duy trì việc làm, tìm việc trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp” Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra quan điểm riêng của mình về BHTN, theo đó “BHTN là những khoản bù đắp về tổn thất về thu nhập của NLĐ khi bị thất nghiệp, mất việc làm giúp họ và gia đình duy trì cuộc sống trong khoảng thời gian bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ trong công cuộc tìm kiếm việc làm mới. NLĐ thất nghiệp bị mất thu nhập do mất việc làm nhưng vẫn nhận được khoản TCTN nhờ việc tham gia đóng BHTN”. 8 1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp BHTN hỗ trợ cho việc tái tạo việc làm và đời sống của NLĐ khi thất nghiệp được diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, BHTN là một trong những hệ thống các chế độ của BHXH, BHTN cũng có những đặc điểm riêng như sau: Một là, BHTN ngoài mục đích nhằm hỗ trợ khó khăn cho NLĐ khi họ không có việc làm và tạm thời mất đi nguồn thu nhập mà còn hỗ trợ trong việc hoạt động tìm kiếm, tạo việc làm và đào tạo dạy nghề cho NLĐ thất nghiệp. Hai là, BHTN được áp dụng cho những người đang trong độ tuổi lao động, có sức lao động nhưng bị mất việc làm tạm thời không có thu nhập và sẵn sàng trở lại làm việc. Ba là, BHTN giúp NLĐ trở lại thị trường lao động khi bị thất nghiệp. Các cơ quan BHTN phải vừa hoàn thành tốt chuyên môn trong lĩnh vực chi trả trợ cấp thất nghiệm, vừa phải nắm bắt các thông tin trên thị trường lao động để giới thiệu việc làm, đào tạo dạy nghề cho phù hợp với lĩnh vực công việc đối với NLĐ bị thất nghiệp. Bốn là, các cơ quan BHTN phải linh hoạt trong việc quan hệ với các trung tâm thới thiệu việc làm, trung tâm đào tạo dạy nghề và các chương trình quốc gia liên quan đến lĩnh vực việc làm. Năm là, điều kiện hưởng chế độ BHTN có nhiều khó khăn hơn so với các chế độ BHXH khác. Điển hình trong việc xác định NLĐ có việc làm hay không có việc làm, có thu nhập hay không có thu nhập. Như vậy, tuy là một phần của BHXH nhưng BHTN còn mở rộng hơn khả năng khống chế và khắc phục hậu quả đối với các vấn đề rủi ro, vừa đảm bảo cuộc sống cơ bản cho lao động mất việc làm, vừa hỗ trợ một cách tích cực cho NLĐ và doanh nghiệp. 9 1.1.3. Ý nghĩa và vai trò bảo hiểm thất nghiệp BHTN là một chế định rất quan trọng trong việc hỗ trợ NLĐ, góp phần làm ổn định nên kinh tế- xã hội với đất nước. Mặt khác còn góp phần phát triển một xã hội hài hòa các lợi ích của NLĐ cũng như NSDLĐ. BHTN còn góp phần đáp ứng nguyện vọng của đông đảo NLĐ, đảm bảo mục tiêu ASXH. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, nguy cơ mất việc đối với NLĐ rất cao, việc chủ động thực hiện chế độ BHTN cho người NLĐ sẽ giúp NLĐ trong việc tìm kiếm việc làm tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy nền kinh tế, gia tăng hội nhập kinh tế, quốc tế. Chính vì lí do đó, BHTN có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia nói chung và nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội của NLĐ và NSDLĐ nói riêng. Về lĩnh vực kinh tế BHTN có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế cả nước. Trong đó phải nói đến các chế độ của BHTN đã giúp cho các cơ quan kiểm soát nguồn nhân lực hiệu quả, giúp NLĐ bị thất nghiệp sớm có công việc ổn định, tránh lãng phí nguồn nhân lực. Sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả cũng chính là giúp cho năng xuất sản suất gia tăng về hàng hóa và dịch vụ, phát triển nền kinh tế. Khi người dân ổn định được việc làm, thu nhập để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân và gia đình sẽ giúp cho quốc gia giảm được tình trạng thất nghiệp, nhu cầu xã hội tăng cao, dịch vụ hàng hóa nhanh chóng được tiêu thụ, cơ hội phát triển kinh doanh, giảm lạm phát,… Trong mỗi quốc gia, tỉ lệ thất nghiệp cũng là những thước đo quan trọng cho sự phát triển của một đất nước so với các nước trên thế giới. Nguồn tài nguyên con người là sự vô giá nếu biết khai thác và bảo vệ sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển không ngừng. Đối với người lao động Chính sách BHTN là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất cho NLĐ 10 trong thời gian họ bị mất việc làm, mất đi nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, thì BHTN giúp họ có thể ổn định cuộc sống, có điều kiện học nghề và tìm việc làm mới. Nhờ vào các chính sách BHTN mà trong khoảng thời gian NLĐ sẽ được hỗ trợ một khoảng chi phí ổn định. Khoảng chi phí này tuy rằng không lớn nhưng cũng một phần tạo điều kiện cho NLĐ có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với mình. BHTN được cho là một công cụ có thể giải quyết tình trạng thất nghiệp của NLĐ hiện nay, là một trong những chính sách xã hội quan trọng cần được quan tâm nhiều hơn và phát triển trong tương lai. NLĐ tự giác tham gia BHTN là thể hiện trách nhiệm với bản thân và gia đình. Thực hiện tốt chính sách này sẽ góp phần cải thiện phúc lợi xã hội, góp phần cải thiện cuộc sống của NLĐ ngày một tốt hơn Đối với người sử dụng lao động Các chính sách BHTN yêu cầu NSDLĐ phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với NLĐ khi họ bị rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Đối với NSDLĐ, nhờ có BHTN mà NSDLĐ sẽ không cần phải tốn chi phí để trợ cấp cho những người thất nghiệp, ngoài ra NSDLĐ có quyền được sử dụng quỹ để chi trả cho việc đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ. Cho nên, NSDLĐ sẽ được giảm bớt gánh nặng tài chính nhờ có việc tham gia BHTN. Về mặt xã hội Thực hiện chính sách BHTN là biện pháp hiệu quả để giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi vì khi thất nghiệp diễn ra thương xuyên sẽ làm cho nền kinh tế trị trường suy thoái, bất ổn. Lúc này, BHTN với các quy định trợ cấp về thất nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm là sự bảo đảm cần thiết cho NLĐ có một cuộc sống bình thường khi mất việc làm, giảm gánh nặng về chi tiêu cho Nhà nước, và bảo vệ những giá trị tiến bộ của xã hội. 11 Như vậy chúng ta đã có thể thấy được rằng nền kinh tế thị trường hội nhập nhiều rủi ro như hiện nay, những rủi ro này sẽ khiến cho NLĐ có thể bị thất nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến những NLĐ, NSDLĐ và đặc biệt là nhà nước. Vì vậy, BHTN là chính sách đáng được quan tâm và phát triển để cho NLĐ, NSDLĐ và nhà nước tránh được những rủi ro trong nền kinh tế thị trường. 1.2. Sự điều chỉnh pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp 1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp Hệ thống pháp luật về BHTN đầu tiên trên thế giới áp dụng và thực hiện là Vương Quốc Anh (1911), tiếp theo đó là Italia. Năm 1935, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện, Cộng hòa Pháp thực hiện năm 1958, Trung Quốc bắt đầu thực hiện vào năm 1986 [34]. Đến nay đã có hơn 70 quốc gia thực hiện chế độ BHTN. Pháp luật về BHTN là một chế định trong hệ thống các chế định BHXH, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến BHTN trong đó có mối quan hệ giữa NSDLĐ với NLĐ bị mất việc; giữa NLĐ thất nghiệp với cơ quan quản lý BHTN và các mối quan hệ khác liên quan đến BHTN; được hình thành do có sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ dưới sự bảo trợ của nhà nước. Theo đó chế độ này quy định mức đóng góp, điều kiện hưởng, cách thức chi trả quyền lợi bảo hiểm và các giải pháp nhằm hỗ trợ cho NLĐ bị mất việc khắc phục khó khăn, sớm có cơ hội tiếp cận việc làm mới [15]. Có thể khái quát khái niệm pháp luật BHTN như sau: “Pháp luật về BHTN là một bộ phận trong hệ thống các quy định về BHXH, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả TCTN để bù đắp thu nhập cho NTN và thực hiện các biện pháp đưa họ sớm trở lại làm việc”. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan