Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân những góc nhìn và giải pháp phát triển...

Tài liệu Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân những góc nhìn và giải pháp phát triển

.DOCX
19
142
147

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Khoa Ngân Hàng ---------------------------------- TIỂU LUẬN MÔN HỌC NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH BẢO HIỂM Đề tài: BẢO HIỂM HOẢ HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN_ NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Danh sách nhóm: lớp NH4 1. Trịnh Thị Nga 2. Lê Thị Hồng Nhung 3. Trương Minh Phú 4. Nguyễn Thị Minh Phẩm 5. Đinh Thị Kim Trúc 6. Nguyễn Anh Tuấn GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG Tháng 9/2010 Nhận xét của Giảng viên: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Điểm : Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 2 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG MỤC LỤC Lời mở đầu I. Phần 1: Thuật ngữ và cơ sở Luật...............................................................Trang 5 1. Một số thuật ngữ............................................................................................5 2. Cơ sở Luật.....................................................................................................6 II. Phần 2: Một số góc nhìn về bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân ở Việt Nam........ 1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hỏa hoạn nhà ở tư nhân ở Việt Nam ..............................................................................................................7 1.1 Kiến trúc nhà ở tư nhân...........................................................................7 1.2 Khí hậu, thời tiết......................................................................................10 2. Thống kê tình hình hỏa hoạn nhà ở tư nhân trong những năm qua và khả năng khắc phục..............................................................................................11 2.1 Thống kê tình hình hỏa hoạn nhà ở tư nhân trong những năm qua..........11 2.2 Các biện pháp phòng và khắc phục hậu quả hỏa hoạn nhà tư nhân ở nước ta.................................................................................................................13 2.2.1 Người dân Việt thường làm gì để phòng và khắc phục hậu quả hỏa hoạn nhà ở.....................................................................................................13 2.2.2 Khả năng của lực lượng cứu hỏa Việt Nam.....................................14 2.2.3 Bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân....................................................15 3. Hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn........................................................................16 4. Tóm lược một số nguyên nhân bảo hiểm hỏa hoạn ở Việt Nam chưa phát triển...............................................................................................................17 III. Phần 3: Giải pháp phát triển bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân ở Việt Nam....... 1. Đối với Nhà nước...........................................................................................18 2. Doanh nghiệp bảo hiểm..................................................................................19 3. Nâng cao ý thức của người dân......................................................................20 Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 3 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG IV.Kết Luận............................................................................................................... 22 Danh mục tham khảo.................................................................................................23 LỜI MỞ ĐẦU Cuộc sống xung quanh ta luôn chứa đựng những rủi ro, những nguy cơ mà chúng ta không thể nào có thể lường trước được. Vì thế mà mỗi người cũng đã có những cách phòng tránh theo ý nghĩ riêng của mình.Và có lẽ, cách tốt nhất là bạn hãy để cả cộng đồng chia sẻ những tổn thất với bạn thông qua việc tham gia vào các loại hình bảo hiểm phù hợp. Ngày nay, trên thị trường các sản phẩm bảo hiểm rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên có một sản phẩm bảo hiểm rất cần thiết với tất cả chúng ta nhưng hiện tại nó chưa được phổ biến và đón nhận bởi đông đảo người dân, đó là loại hình sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân ở Việt Nam. Thông qua bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi trình bày một số kiến thức của mình về sản phẩm bảo hiểm này cũng như một vài giải pháp để có giúp phát triển hơn sản phẩm này tại Việt Nam. Dù đã hết sức cố gắng nhưng bài nghiên cứu vẫn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Nhóm thực hiện rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Thầy và các bạn. Chân thành cảm ơn! Nhóm thực hiện lớp Ngân hàng 4_K33 Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 4 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG PHẦN I: THUẬT NGỮ VÀ CƠ SỞ LUẬT 1. Thuật ngữ Nhà ở tư nhân Theo Từ điển Việt Nam, nhà ở có nghĩa là chỗ ở do sự kiến trúc mà thành, chung quanh có tường, có vách trên có mái che. Hoả hoạn Theo webbaohiem.net, hỏa hoạn là việc bén, bốc lửa thành ngọn. Để rủi ro cháy được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm tài sản, hoả hoạn phải là lửa gây hại, không phải là lửa hữu ích. Hay theo từ điển Việt Nam, hỏa hoạn được định nghĩa là nạn cháy nói chung. Hỏa hoạn được hiểu rộng hơn là cháy nhà, nó có thể bao gồm việc cháy do nổ, sét… Định nghĩa về bảo hiểm Theo các nhà kinh tế bảo hiểm, một định nghĩa đầy đủ và thích hợp cho bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm), sự hoán chuyển rủi ro, và thêm nữa, phải bao gồm cả sự kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng lẻ và độc lập, chịu cùng một rủi ro như nhau thành một nhóm tương tác. Tuy nhiên, bảo hiểm, do đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn của con người vốn dĩ rất phong phú và nhiều biến động, nên cũng rất đa dạng. Rất khó tìm kiếm một định nghĩa về bảo hiểm cho nhiều góc nhìn khác nhau, tương ứng với các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế- xã hội. Các nhà nghiên cứu kinh tế, xã hội, các học giả bảo hiểm đã lần lượt đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Có thể ghi nhận một vài định nghĩa như sau: Định nghĩa 1: “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít” (theo Dennis Kessler, Risque No 17, Jan-Mars 1994) Định nghĩa 2: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại dựa theo các phương pháp của thống kê” (theo Monique Gaultier, Géneralite sur l’assurance, Project d’assur, L’ école superieur des Finances et de la Comptabilite de Hanoi FFSA, Hanoi-1994) Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 5 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG Các định nghĩa trên hoặc quá thiên về góc độ xã hội, hoặc thiên về góc độ kinh tế cũng như kỹ thuật và ít nhiều có sự khiếm khuyết các yếu tố cần thiết của một định nghĩa đầy đủ. Một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho bảo hiểm xã hội) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho bảo hiểm thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể phát biểu như sau : “Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại dựa theo các phương pháp của thống kê”. (theo Monique Gaultier, Géneralite sur l’assurance, Project d’assur, L’ école superieur des Finances et de la Comptabilite de Hanoi FFSA, Hanoi-1994) 2. Cơ sở luật Luật phòng cháy chữa cháy 2001 Quyết định số 06/TCQĐ ngày 17-01-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy tắc về bảo hiểm hoả hoạn. Đánh dấu mốc sự ra đời của bảo hiểm hoả hoạn ở Việt Nam. Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08-11-2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. PHẦN II: MỘT SỐ GÓC NHÌN VỀ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hoả hoạn nhà ở tư nhânViệt Nam 1.1 Kiến trúc nhà ở tư nhân: Kiến trúc nhóm nhà ở dân gian miền Bắc Thông thường, nhà ở dân gian miền Bắc được xây dựng kiểu hai mái với mặt bằng bố cục đối xứng và số gian lẻ (3, 5, 7), bao gồm ba gian giữa và hai gian buồng nằm về hai phía của gian giữa. Phía trước nhà thường có thêm một hàng hiên chạy dài suốt chiều ngang mặt đứng. Bên trong nhà, giữa gian giữa và hai gian buồng được ngăn cách bởi vách ngăn bằng gỗ (bức thuận), mặt hướng ra gian giữa được Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 6 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG chạm trổ công phu. Phía trong cùng của gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ. Không gian hai bên và phía trước của bàn thờ được đặt các bộ phản hoặc bàn ghế là nơi tiếp khách và chỗ ngủ của chủ nhà. Vì kèo là yếu tố cơ bản để tạo nên cấu trúc của một ngôi nhà. Mỗi bước cột có hai vì kèo nằm theo chiều sâu của nhà với cột được đặt trực tiếp lên chân đá tảng. Thông thường trong một vì kèo, câu đầu là ranh giới phân chia vì thân và vì nóc. Đối với vì thân có thể chia thành năm loại hình cơ bản dựa trên bố cục của các cột trong một vì kèo. Bên cạnh đó, vì nóc cũng được chia thành bốn loại hình chính. Cấu tạo kiến trúc liên kết giữa cột cái, kẻ ngồi và câu đầu được sử dụng kỹ thuật chồng đè, ít sử dụng đến kỹ thuật xẻ mộng. Vì thân loại 1 có số lượng hiếm (dưới 10%), chỉ xuất hiện chủ yếu ở Bắc Ninh và một số ít tại Hà Tây. Có thể nói đây là hình thức ít phổ biến. Một số ngôi nhà có hình thức này có thể đã được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 hoặc đầu thế kỷ 18 nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy những cơ sở xác thực để chứng minh năm xây dựng này. Tuy nhiên, dựa trên những đánh giá về hiện trạng cũng như kỹ thuật kết cấu vẫn có thể kết luận đây là hình thức vì kèo cổ điển nhất của nhà ở dân gian miền bắc. Khác với loại 1, vì thân loại 2 được xuất hiện khá phổ biến tại Bắc Ninh và Hà Tây. Hình thức này xuất hiện ở cả những ngôi nhà với qui mô lớn, vừa và nhỏ. Xét dưới góc độ kết cấu, loại hình này có cấu trúc ổn định hơn nhiều so với vì thân loại 1. Trên thực tế, vì thân loại 2 đã sử dụng cột có đường kính nhỏ hơn và dài hơn. Kể cả các thành phần cấu kiện khác (kẻ ngồi, xà) cũng có kích thước mảnh mai hơn so với loại 1. Kết hợp những yếu tố trên và việc loại 2 đã sử dụng những kỹ thuật tiên tiến hơn loại 1 có thể kết luận rằng loại hình này đã được ra đời sau loại 1 và được phổ cập trong một khoảng thời gian dài. Vì thân loại 3, là hình thức vì kèo trốn cột, được xuất hiện phổ biến. Nhìn chung, vì thân loại này được xuất hiện trong những ngôi nhà với qui mô nhỏ. Việc trốn đi một hoặc hai cột trong một vì kèo, cũng như lược bớt một vài thanh xà đã thể hiện một bước tiến vượt bậc về mặt kỹ thuật kết cấu so với các hình thức loại 1 và loại 2. Dựa trên những số liệu điều tra về năm xây dựng, có thể cho rằng loại hình này bắt đầu được xây dựng phổ biến từ khoảng đầu thế kỷ 19. Vì thân loại 4 cũng được xuất hiện, nhưng có số lượng ít hơn 5% so với các loại khác. Nó thường được xây dựng tại những ngôi nhà có qui mô vừa phải. Việc lược bỏ xà lòng liên kết giữa hai cột cái trong vì kèo đã làm cho hình thức này có nét đặc trưng tương đồng với kiến trúc được sử dụng phổ biến trong các công trình tín ngưỡng công cộng như đình, đền, chùa. Trên thực tế, một số các ngôi nhà ban đầu được xây dựng với hình thức vì thân loại 2 về sau khi chuyển đổi chức năng sử dụng từ nhà ở sang nhà thờ họ, hoặc khi trong nhà có người thi đỗ trạng nguyên họ đã tháo bỏ đi xà lòng. Cũng có không ít những ngôi nhà được xây dựng với vì thân loại 4 ngay từ ban đầu, và được gọi là nhà lòng thuyền. Mặc dù hình thức này đã được phổ biến trong các công trình công cộng từ trước đó rất lâu, nhưng nó mới được du nhập Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 7 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG và phổ cập trong kiến trúc nhà ở dân gian từ khoảng nửa sau thế kỷ 19, khi chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta bước vào giai đoạn suy thoái. Tại Bắc Ninh và Hà Tây, vì thân loại 5 đa số được sử dụng để xây dựng nhà tiền tế hoặc nhà thờ. Thông thường chúng đều có qui mô nhỏ ba gian. Ngược lại, tại Nam Định và Thanh Hóa nó được xây dựng như những ngôi nhà ở năm gian thông thường. Điều này cho thấy, hình thức vì thân này đã được sử dụng để xây dựng những công trình có chức năng sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa tìm thấy trường hợp nào sử dụng loại vì thân này được xây dựng vào trước thế kỷ 19. Tóm lại, có thể khẳng định rằng vì thân loại 1 và loại 2 là những hình thức cổ truyền đặc trưng cho kiến trúc nhà ở dân gian miền Bắc, chúng đã được sử dụng để xây dựng những ngôi nhà cổ với qui mô lớn. Bên cạnh đó, những hình thức vì kèo loại 3, loại 4 và loại 5 được coi như là những hình thức mới được xây dựng phổ cập ở Nam Định và Thanh Hóa, những nơi cho đến nay không tìm thấy dấu vết của các vì thân loại 1 và loại 2. Ngoài ra, tại Bắc Ninh, vì kèo loại 5 hầu như chỉ được sử dụng để xây dựng nhà tiền tế ba gian, trong khi đó tại Nam Định và Thanh Hóa lại được phổ cập để xây dựng nhà ở. Kiến trúc nhóm nhà ở dân gian miền Trung và miền Nam Đặc trưng trong bố cục mặt bằng của nhà ở dân gian miền Trung và miền Nam là tổng thể nhà ở bao gồm nhiều nếp nhà được xây dựng với mái liền kề. Trong đó nhà trên là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và nhà dưới là không gian dành cho sinh hoạt thường nhật. Tại miền Trung, nhà trên và nhà dưới thường được bố cục vuông góc với nhau và cùng hướng về sân phơi phía trước nhà. Ngược lại, tại miền Nam, nhà trên và nhà dưới được bố cục thẳng hàng với nhau theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Giữa nhà trên và nhà dưới thường được nối với nhau bằng nhà cầu. Đa số các nhà được xây dựng với hình thức bốn mái có đầu hồi. Qui mô của nhà ở miền Trung và miền Nam cũng lớn hơn nhiều so với miền Bắc. Nhà trên thường có qui mô từ năm đến bảy gian và nhà dưới từ ba đến năm gian. Không gian nhà trên cũng được bố cục đối xứng bao gồm gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và các gian buồng hai bên là chỗ ngủ hoặc là kho chứa đồ. Tại miền Nam, do vì kèo thường có bước cột lớn và chiều sâu của nhà gấp đôi so với các địa phương khác, nên mặt bằng thường được chia theo bố cục trước sau, nhưng vẫn đảm bảo tính đối xứng. Khác với miền Bắc, tại miền Trung và miền Nam đã sử dụng kèo chồng tạo nên một cấu trúc vì kèo mang tính thống nhất. Đặc trưng của cấu trúc kèo chồng đó là các thanh kèo được đặt nằm nghiêng theo chiều dốc của mái liên kết các đầu cột với nhau và đầu của thanh kèo nằm phía dưới được gác lên đuôi của thanh kèo nằm phía trên.Nét đặc trưng này đã được thể hiện thông qua chính tên gọi của nó. Nhận xét Kiến trúc nhà ở 3 miền tuy có đôi chút khác biệt nhưng đều có chung đặc điểm cấu trúc hợp lý, tiện dụng, thong thoáng và mát mẻ. Nhìn ở góc nhìn này, nhà ở dân gian Việt Nam hạn chế được khả năng phát sinh hoả hoạn và cũng tạo điều kiện cho Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 8 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG việc chữa cháy, khắc phục hậu quả khi hoả hoạn xảy ra. Tuy nhiên lối kiến trúc như trên đặc trưng cho nhà ở nông thôn, nơi nhà cách nhà cái giậu mồng tơi như thơ Nguyễn Bính hoặc cách nhau cái lương, cái rạch nơi sông nước miền Tây. Ở những nơi ấy, nếu hoả hoạn có xảy ra thì khả năng ảnh hưởng liên hoàn được hạn chế, thiệt hại sẽ ít hơn khi xảy ra hoả hoạn ở những căn hộ chung cư của người thành phố. 1.2 Khí hậu, thời tiết Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa phía đông nam của phần lục địa châu Á, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Việt Nam có bốn miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ, miền khí hậu biển Đông. Miền khí hậu phía Bắc: Bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoành Sơn. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định với thời gian bắt đầu-kết thúc các mùa và về nhiệt độ.  Vùng Đông Bắc Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió foehn).  Vùng Tây Bắc Bắc Bộ Miền khí hậu phía Nam: Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.  Vùng cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên)  Vùng đồng bằng Nam Bộ Miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ: Gồm phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoành Sơn tới Phan Thiết. Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nói trên. Miền này lại có thể chia làm hai vùng:  Vùng Bắc Trung Bộ là vùng Bắc đèo Hải Vân đôi khi có thời tiết lạnh và có những thời kỳ khô nóng do gió foehn gây nên. Về mùa đông, do hình thế vùng này chạy dọc bờ biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đón trực diện với hướng gió mùa chủ đạo thổi trong mùa này là gió mùa Đông Bắc. Vùng này bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa Đông Bắc mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên - Huế) do gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Về mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Thái Lan qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống sườn Tây Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 9 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG Lúc này do không còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60), gió này gọi là gió foehn.  Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân nóng quanh năm. Một đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và khô của hai miền khí hậu còn lại. Mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất. Nhận xét: Tuy là đất nước có những khu vực khô , nóng, gió nhiều, có nhiều sét, tăng khả năng xảy ra hoả hoạn. Nhưng bù lại Việt Nam có độ ẩm không khí cao, lượng mưa nhiều, thời tiết cũng không quá khắt nghiệt nếu so với nhiều khu vực khác trên thế giới, cũng góp phần hạn chế hoả hoạn xảy ra, và giúp giảm thiểu thiệt hại nhanh chóng. 2. Thống kê tình hình hoả hoạn nhà ở tư nhân những năm qua và khả năng khắc phục 2.1. Thống kê tình hình hoả hoạn nhà ở tư nhân những năm qua Theo Cục Cảnh Sát phòng Cháy Chữa Cháy,trong giai đoạn 2000-2009, trên địa bàn cả nước xảy ra 15.906 vụ cháy, làm 2.851 người chết và bị thương, gây thiệt hại trực tiếp về tài sản trị giá 3.291 tỷ đồng. Riêng trong giai đoạn 2002-2006, cả nước đã xảy ra 11.795 vụ cháy, thiệt hại ước tính 1.710 tỷ đồng. Năm 2007, cả nước xảy ra 2.278 vụ cháy, trong đó 1.529 vụ cháy ở các cơ sở và nhà dân,749 vụ cháy rừng. Thiệt hại: Chết 43 người, bị thương 171 người; về tài sản ước tính trị giá 423,507 tỷ đồng và 4.188,52 ha rừng. Năm 2008, cả nước đã xảy ra 1.963 vụ cháy trong đó 1.704 vụ cháy ở các cơ sở và nhà dân, 259 vụ cháy rừng. Thiệt hại: Chết 52 người, bị thương 195 người; về tài sản ước tính trị giá 603,583 tỷ đồng và 1.500,67 ha rừng. Năm 2009, cả nước đã xảy ra 1.948 vụ cháy, trong đó, có 1.677 vụ cháy ở các cơ sở và nhà dân, 271 vụ cháy rừng khiến 62 người chết và 145 người bị thương. Tổng thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 500 tỷ đồng và gần 1.400 ha rừng. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 193 vụ cháy nhà dân, làm chết 4 người, bị thương 30 người, thiệt hại 37 tỷ đồng. Trong năm 2009, cháy lớn xảy ra 24 vụ (chiếm 1,4% tổng số vụ cháy cơ sở và nhà dân), làm chết 5 người, bị thương 5 người, gây thiệt hại tài sản 314,1 tỷ đồng (chiếm 67% tổng thiệt hại). Lĩnh vực Cơ sở và nhà ở dân Rừng Thiệt hại về tài sản Thiệt hại về rừng Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 10 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG Năm 2008 11.45% -65.42% 42.5% 2009 -2.17% 4.63% -17.16% Chú thích: Tốc độ tăng số lượng cháy nổ trong 2 năm 2008-2009 -64.17% -6.7% Nhìn vào bảng thống kê ta thấy tình hình hỏa hoạn ở cơ sở sản xuất và nhà dân tăng tương đối mạnh trong giai đoạn 2007-2008 với mức tăng 11.45% tương ứng với 175 vụ cháy nổ và tương ứng với mức tăng thiệt hại là 180,076 tỷ đồng. Một tổn thất tương đối lớn. Bước sang năm 2009 tình hình cháy nổ có phần giảm đi với mức 2.17% nhưng thiệt hại đã giảm đi rỏ rệt với mức giảm 17.16% về thiệt hại tài sản. Tuy nhiên, một vấn đề đươc đặt ra là việc cháy nổ lớn ở các trung tâm thương mại hay chung cư lại xảy ra với tần suất lớn hơn với thiệt hại vô cùng to lớn. Cụ thể, trong năm 2009 chỉ xảy ra 24 vụ (chiếm 1,4% tổng số vụ cháy cơ sở và nhà dân) nhưng lại gây thiệt hại tài sản 314,1 tỷ đồng (chiếm 67% tổng thiệt hại). Đặc biệt đầu năm 2010, hoả hoạn nhà dân gia tăng đột ngột. Một số vụ hoả hoạn nghiêm trọng như:  Ngày 24/04/2010 tại phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, An Giang đã xảy ra vụ hỏa hoạn lớn làm thiệt hại 20 căn nhà, trong có 16 căn bị thiêu rụi hoàn toàn, 4 căn hư hại hơn nửa, thiệt hại ước tính gần 3 tỷ đồng.  6h ngày 24/3, những cột khói đen bốc lên tại tầng 25 công trình cao ốc Keangnam (đường Phạm Hùng, Hà Nội). Cao ốc Keangnam là công trình cao nhất Việt Nam hiện nay.  18h tối 10/3 những cột khói bốc cao tại tầng 16 chung cư JSC 34 (Lê Văn Lương, Hà Nội). Nhiều cư dân bị mắc kẹt lao ra ban công vẫy khăn cầu cứu. Trong tuyệt vọng, có gia đình đã bện quần áo thành dây, buộc con mình thả xuống tầng dưới. Hậu quả làm 2 người thiệt mạng.  Sáng 11/3,ngọn lửa bùng phát tại ngôi biệt thự số 03/D5 trong khu dân cư Thuận Giao (Thuận An, Bình Dương) khiến 7 người trong căn nhà đều thiệt mạng.  Ngày 8/8, vụ cháy lớn nhất thành phố Đà Nẵng trong 5 năm qua đã xảy ra, thiệt hại ước tính 6 tỷ đồng.  Ở TP Hồ Chí Minh, trong 8 tháng đầu năm 2010 đã xảy ra hơn 150 vụ cháy lớn nhỏ, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. 2.2. Các biện pháp phòng và khắc phục hậu quả hoả hoạn nhà ở tư nhân: 2.2.1 .Người dân Việt Nam thường làm gì để phòng và khắc phục hoả hoạn nhà ở Đối với người Việt Nam , bếp lửa là một hình ảnh thân thương. Chả thế mà bếp lửa hiện diện trong gian chính những căn nhà sàn của đồng bào các dân tộc, bếp lửa nấu nồi bánh chưng, bánh tét đặt giữa mái nhà ngói ba gian của người Kinh mỗi Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 11 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG độ Tết về… Và đề cập đến hình ảnh bếp lửa, chắc chẳng ai mảy may nghĩ tới nó có thể trở thành tác nhân gây hỏa hoạn. Cũng chẳng mấy người đi mua bình cứu hoả về trang bị cho nhà mình. Ý thức phòng ngừa hoả hoạn một cách chuyên nghiệp đối với người Việt là một điều không quen. Bình thường không ai mong nhà mình bị hoả hoạn cả, do đó ai cũng có ý thức cẩn thận phòng hoả, nhưng cẩn thận tới đâu lại phụ thuộc vào ý thức tự giác của từng cá nhân. Còn trên bình diện tập thể hay xã hội, ý thức phòng ngừa hoả hoạn nhà ở chưa được xác lập. Do phòng ngừa hoả hoạn theo cách “tự nhiên” nên khi xảy ra hoả hoạn nhà ở thì người dân ta cũng chữa cháy theo kiểu “tự nhiên”. Nhà cháy, hô hoán to nhất có thể, chuyện nhà hàng xóm cũng là chuyện nhà mình, bà con kéo tới, người xô nước, người cái chổi, ai giúp được gì giúp đấy. Một bức tranh về những con người nhỏ nhoi trước “ông hoả”… 114- số điện thoại khẩn cấp gọi lực lượng cứu hoả Việt Nam cũng là một chỗ bấu víu của người dân khi nhà ở bị hoả hoạn. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu, người dân cũng chờ được xe cứu hoả đến. 2.2.2. Khả năng của lực lượng cứu hoả Việt Nam: Nói đến lực lượng cứu hoả Việt Nam, người dân hình dung ngay đến những cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, mặc những bộ đồ đỏ phồng phềnh, đội mũ nhựa, chân mang ủng, đi trên những chiếc xe cũng đỏ, với tiếng kèn tiếng hú đặc biệt về độ lớn và âm rền mà xe cảnh sát hay cứu thương cũng không bì kịp. Còn theo luật pháp, đó mới là một bộ phận của lực lượng phòng cháy chữa cháy_bộ phận Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Theo Điều 43 - Luật Phòng cháy và chữa cháy. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm: 1- Lực lượng dân phòng; 2- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở; 3- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật. 4- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Trong đó , lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, trực thuộc Bộ Công An là bộ phận chính quy, tinh nhuệ nhất . Với các chiến sĩ cảnh sát được đào tạo chính quy, trang thiết bị chuyên dụng như xe bơm, xe thang, xe chứa nước…, lực lượng này hoạt động hiệu quả nhất trong công tác phòng cháy chữa cháy. Những vụ cháy mà có mặt kịp thời cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì khả năng ứng cứu và giảm thiểu thiệt hại sẽ rất cao. Tuy nhiên hiện tại, “lực” của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy của Việt Nam còn rất hạn chế cả về mặt con người và các phương tiện, trang thiết bị nếu so với phần lớn các nước khác trên thế giới. Chủ yếu tại các đô thị lớn thì người dân Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 12 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG mới có được sự hỗ trợ của cảnh sát phòng cháy chữa cháy khi có hoả hoạn xảy ra với nhà ở của họ. Ở đô thị lớn, vấn đề đối với chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy và xe cứu hoả không phải chỉ là cứu hoả mà còn là làm sao chen chúc qua những con đường nhỏ, giữa dòng người và dòng xe không nhỏ, vào những con hẻm nhỏ để đến nơi cần cứu hoả. 2.2.3. Bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân: Bảo hiểm hoả hoạn nhà ở tư nhân ra đời đi theo sự ra đời của bảo hiểm hoả hoạn năm 1989. Và nó đã tồn tại ở Việt Nam hơn 20 năm. Nhưng hiện nay, thực tế rất ít người dân phòng và khắc phục hoả hoạn nhà ở của họ bằng bảo hiểm. Những trường hợp có mua bảo hiểm hoả hoạn nhà ở thì lại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thế chấp vay vốn qua Ngân hàng vì điều đó là bắt buộc. Tại sao lại thế? Trong khi với những phần trên, đề tài đã thống kê được một số lượng không nhỏ các vụ hoả hoạn đối với nhà ở tư nhân ở Việt Nam. Những người dân thì nhỏ nhoi trước giặc lửa mỗi khi có hoả hoạn, lực lượng phòng cháy chữa cháy thì chỉ có tâm nhưng chưa đủ tầm và sức. Và tại sao lại thế khi bảo hiểm hoả hoạn nhà ở là giải pháp hiệu quả để phòng và khắc phục hoả hoạn? Một số ưu điểm của bảo hiểm hoả hoạn nhà ở tư nhân là:  Người dân sẽ nhận được tư vấn của người bán bảo hiểm giúp phòng ngừa hiệu quả rủi ro cháy nhà ở.  Khi xảy ra hoả hoạn nhà ở, khoản tiền bảo hiểm sẽ giúp người dân nhanh chóng vượt qua điều không may, dựng lại nhà cửa. Hình thức tiết kiệm bình thường khó làm được điều này vì giá trị của nhà ở thường rất lớn. Bảo hiểm thì có thể chi trả ngay, đầy đủ giá trị căn nhà cho người dân, để họ sớm ổn định lại cuộc sống.  Ý thức phòng ngừa hoả hoạn sẽ được nâng cao trong cộng đồng, khi ngày càng nhiều người tham gia bảo hiểm hoả hoạn nhà ở tư nhân. 3. Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn Hợp đồng bảo hiểm là một thỏa ước được ký kết bằng văn bản giữa một bên là công ty bảo hiểm và một bên là người được bảo hiểm, trong đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp họ phải gánh chịu những tổn thất về tài chính do các sự cố đã được chấp nhận bởi công ty bảo hiểm, gây ra trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng trên cơ sở công ty bảo hiểm đã đồng ý và nhận được một khoản tiền do người được bảo hiểm thanh toán (khoản tiền này gọi là phí bảo hiểm). Cũng như các hợp đồng bảo hiểm khác, hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn cũng có chung những đặc điểm giống nhau. Song việc ra đời bản quy tắc bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt theo Quyết định số 142/TCQĐ của Bộ Tài Chính trước kia và nay là Đơn tiêu chuẩn về bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định để phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 13 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG Theo đó, trong một hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn phải nêu rõ: bên mua bảo hiểm, bên bán bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm và giải quyết bồi thường,... Khi rủi ro tổn thất xảy ra người được bảo hiểm phải gửi thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường cho người bảo hiểm trong đó có bản kê chi tiết ước tính giá trị tài sản bị tổn thất, làm cơ sở cho công việc giám định. Người bảo hiểm có thể yêu cầu người được bảo hiểm cho xem dấu vết của tài sản bị tổn thất bằng ảnh chụp hoặc tại hiện trường cũng như chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình đang sử dụng cho đến trước khi xảy ra rủi ro tai nạn. + Đối với nhà cửa: cơ sở tính giá trị thiệt hại là chi phí sửa chữa. + Đối với máy móc thiết bị và tài sản khác; nếu tổn thất có thể sửa chữa được, cơ sở tính là chi phí sửa chữa. Nếu không sửa chữa hoặc sửa chữa không kinh tế thì cơ sở tính là chi phí mua mới trừ đi giá trị khấu hao nếu bảo hiểm theo giá trị còn lại. + Đối với thành phẩm: Cơ sở tính là giá thành sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý, (nếu giá thành sản xuất cao hơn giá bán thì tính theo giá bán). + Đối với thành phẩm: Cơ sở tính là chi phí sản xuất tính đến thời điểm xảy ra tổn thất. + Đối với hàng hóa dự trữ trong kho và hàng hóa ở các cửa hàng: Cơ sở tính là giá mua (theo hóa đơn mua hàng). Căn cứ vào thiệt hại, số tiền bồi thường được xác định có tính đến việc áp dụng các loại quy tắc bồi thường (quy tắc tỷ lệ đối với trường hợp bảo hiểm dưới giá trị và mức miễn thường) Nhìn chung số tiền bảo hiểm ghi trong đơn bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm cho cả thời hạn bảo hiểm. Sau mỗi lần bồi thường giới hạn trách nhiệm đó sẽ giảm đi một khoản bằng số tiền bồi thường đã trả (trừ khi người bảo hiểm đã đồng ý khôi phục lại số tiền bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã nộp thêm phí bổ sung tương ứng). 4. Tóm lược một số nguyên nhân về việc bảo hiểm hoả hoạn nhà ở tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển  Mức phí bảo hiểm hỏa hoạn cao.  Người dân còn chủ quan, cho rằng rủi ro hỏa hoạn sẽ không đến với nhà mình.  Tại Việt Nam, thời tiết không quá nóng đến mức có thể gây ra các vụ hỏa hoạn, do đó, phần lớn các vụ hỏa hoạn xảy ra do bất cẩn nhiều hơn là do thiên tai.  Việc tuyên truyền, phổ biến loại hình bảo hiểm này chưa được phát huy có hiệu quả, các quy định về loại hợp đồng bảo hiểm này còn khá xa lạ với người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn.  Việc xử lý, đền bù thiệt hại của các công ty bảo hiểm còn nhiều bất cập, không tạo được lòng tin, sự an toàn cho người tham gia bảo hiểm. Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 14 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG  Sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn nhà ở tư nhân còn đơn điệu, quy định thì rườm rà mà phạm vi bảo hiểm thì lại giới hạn.  Luật pháp về bảo hiểm hoả hoạn chưa đầy đủ và chưa hợp lý. PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM HOẢ HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Bảo hiểm ở nước ta vẫn còn là mô ̣t lĩnh vực mới mẻ, người dân phần lớn là chưa hiểu rõ về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân nói riêng. Vì vâ ̣y đã dẫn đến tình trạng có rất nhiều ngôi nhà có nguy cơ cháy nổ cao nhưng người dân không mua bảo hiểm,… Để đưa bảo hiểm hoả hoạn nhà ở tư nhân phát huy nhiều hơn hiệu quả của nó, cần phải có sự kết hợp và nỗ lực từ nhiều phía: Nhà nước, công ty bảo hiểm, và chính bản thân người dân. 1. Đối với nhà nước: Hoàn thành môi trường pháp lý Nhà nước có vai trò quan trọng trong viê ̣c quản lý, phát triển hoạt đô ̣ng kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân. Nhà nước phải thực hiê ̣n tốt công tác quan lý, tạo môi trường pháp lý thuâ ̣n lợi đồng thời có những cơ chế, chính sách ưu đãi để bảo hiểm hỏa hoạn phát triển ổn định và đạt được kết quả cao mang lại sự an tâm, tin tưởng của người dân. Thực tế cho thấy Luâ ̣t và nhiều văn bản Luâ ̣t về bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân ở Viê ̣t Nam chưa đầy đủ và chưa thâ ̣t thích hợp với điều kiê ̣n khí hâ ̣u, kinh tế,…của Viê ̣t Nam. Vì vâ ̣y các nhà làm luâ ̣t Viê ̣t Nam cần học hỏi kinh nghiê ̣m của các nước phát triển bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân trên thế giới đồng thời có những nghiên cứu cụ thể điều kiê ̣n của Viê ̣t Nam để có những điều chỉnh hợp lý phù hợp hơn nữa với nước ta. Nhà nước cần xây dựng, bổ sung hoàn thiê ̣n các quy định, luâ ̣t pháp để phù hợp với sự vâ ̣n đô ̣ng của cơ chế thị trường. Trong công tác quản lý nhà nước cần sử dụng các công cụ quản lý mô ̣t cách thích hợp và hiê ̣u quả đă ̣c biê ̣t hạn chế tối đa sự cạnh tranh không lành mạnh, kiểm soát đô ̣c quyền, đảm bảo môi trường kinh doanh thuâ ̣n lợi, bình đẳng. Nhà nước cũng phải có chủ trương đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt đô ̣ng kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân, tiến tới thực hiê ̣n các nguyên tắc, chuẩn mực quản lý bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân như các nước phát triển trên thế giới. Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân nhất là những vùng miền có khí hâ ̣u khắc nghiê ̣t dễ xảy ra hỏa hoạn như mùa hè ở Miền Bắc và Trung; những nơi đông dân cư như ở thành phố Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 15 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG Hồ Chí Minh, Hà Nô ̣i,… khuyến khích giảm thuế nhà ở hay hỗ trợ mô ̣t phần phí bảo hiểm,.. Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiê ̣p bảo hiểm mở rô ̣ng, nâng cao phạm vi bảo hiểm cho nhà ở tư nhân. Nhà nước tạo điều kiê ̣n cho công ty bảo hiểm được tiếp câ ̣n, nắm bắt nhanh các quy định, thông tư,… của nhà nước về bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân. 2. Doanh nghiêp̣ bảo hiểm: Nắm bắt thị trường, đưa sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn nhà ở tư nhân đến gần người dân. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường đă ̣c biê ̣t là từ khi Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p WTO thì ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân nói riêng ngày càng được quan tâm và phát triển rô ̣ng rãi trong nền kinh tế. Vì vâ ̣y, các công ty bảo hiểm trong nước cần tạo cho mình mô ̣t vị thế vững chắc, duy trì, cải thiê ̣n và mở rô ̣ng phạm vi, thị phần và sản phẩm bảo hiểm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng tới chăm sóc khách hàng, giải quyết nhanh chóng, hợp lý công tác bồi thường tổn thất xảy ra khi có hỏa hoạn nhà của người dân. Doanh nghiê ̣p bảo hiểm cần hiểu biết rõ từng điều kiê ̣n, hoàn cảnh của từng khách hàng để đưa ra mô ̣t phí bảo hiểm thích hợp và có thể tư vấn cho khách hàng mô ̣t số biê ̣n pháp nhằm giảm nguy cơ cháy nhà và giảm được chi phí bảo hiểm. Doanh nghiê ̣p bảo hiểm cần nắm bắt và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghê ̣ vào quá trình hoạt đô ̣ng kinh doanh của mình nhằm nâng cao hiê ̣u quả kinh doanh, tiết kiê ̣m các chi phí, hạ phí bảo hiểm và đánh giá chính xác mức đô ̣ thiê ̣t hại và trách nhiê ̣m của mình khi xảy ra các vụ cháy nổ liên quan tới nhà ở của người dân đồng thời cũng như thẩm định mức đô ̣ an toàn của bảo hiểm cùng khả năng sinh lời của doanh nghiê ̣p bảo hiểm. Doanh nghiê ̣p bảo hiểm cũng cần có những chính sách tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân hiểu rõ hơn về vai trò , tác dụng và sự cần thiết của việc tham gia bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân. Doanh nghiê ̣p bảo hiểm cần góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở, đồng thời xây dựng hình ảnh của công ty mình thông qua marketing để xây dựng uy tín với khách hàng. Các doanh nghiê ̣p nên có sự kết hợp chă ̣t chẽ với nhau trong viê ̣c khảo sát, thu thâ ̣p, thống kê các số liê ̣u liên quan tới các vụ cháy nổ nhà ở của tư nhân, từ đó đưa ra mức phí thích hợp cho từng trường hợp cụ thể . Đồng thời nâng cao uy tín và chất lượng của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân nói riêng. Bên cạnh viê ̣c khuyến khích, tuyên truyền cho người dân về viê ̣c mua bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân thì các doanh nghiê ̣p bảo hiểm cũng nên chú trọng tới viê ̣c nghiên cứu các biê ̣n pháp phòng cháy, chữa cháy hiê ̣u quả và nhanh nhất cho người dân, có thể là tă ̣ng bình chống cháy cho người dân khi mua bảo hiểm,… Không chỉ tăng cường hợp tác trong nước, các doanh nghiê ̣p bảo hiểm Viê ̣t Nam cũng cần đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiê ̣m, nắm bắt thị trường trong và ngoài nước nâng cao chất lượng của bảo hiểm ở trong nước. Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 16 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG 3. Tập trung nâng cao ý thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân: Sở dĩ, cho tới thời điểm này bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân ở nước ta vẫn không thu hút được đông đảo khách hàng tham gia một phần cũng do người dân chưa nhận thức được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm. Trong tiềm thức của họ, cháy nhà là việc xảy ra ở đâu, xảy ra với ai đó chứ với họ thì không, vì vậy tại sao họ lại phải bỏ tiền ra để mua bảo hiểm? Chúng tôi đã thăm dò ý kiến của một số người về việc liệu họ có mua bảo hiểm hỏa hoạn cho ngôi nhà của mình không (ở hiện tại và cả trong tương lai) ? Và, câu trả lời mà chúng tôi nhận được hầu hết là không, chỉ một số rất ít sau khi trả lời “không” còn hỏi thêm tiền phí bảo hiểm là bao nhiêu. Tuy kết quả thăm dò này chỉ được thực hiện trong một phạm vi hạn hẹp nhưng cũng phần nào bộc lộ những thách thức đối với các công ty bảo hiểm muốn xâm nhập sâu rộng vào thị trường này. Và điều đầu tiên các công ty bảo hiểm cần phải làm là thay đổi nhận thức của thị trường về loại hình sản phẩm này. Vậy làm thế nào để nâng cao nhận thức của toàn xã hội vể sự cần thiết của nó? Có rất nhiều giải pháp khác nhau nhưng ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số giải pháp mang tính chất định hướng. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn là một kênh hữu hiệu. Các công ty bảo hiểm có thể thiết kế các clip quảng cáo với nội dung nhấn mạnh các rủi ro, các nguy cơ có thể dẫn đến cháy nhà. Cháy nhà có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân rất nhỏ, chẳng hạn như một chút sơ ý bất cẩn lúc nấu ăn làm rò rỉ gas, một tàn thuốc vô tình rơi vào nơi dễ bắt cháy hay do con cái của bạn vì quá nhỏ mà không biết rằng chúng đang đùa với tử thần……Cháy nhà cũng có thể bắt nguồn từ chính kết cấu, loại vật liệu dùng xây dựng ngôi nhà của bạn, bắt nguồn từ sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng khắc nghiệt của thời tiết…… Các clip quảng cáo cũng phải nêu bật những tổn thất mà họ phải gánh chịu, đồng thời đưa ra hai tình huống đối lập nhau trong việc khắc phục tổn thất xảy ra:một có sự tham gia của bảo hiểm và một không có sự tham gia của bảo hiểm, qua đó làm bật lên những ưu điểm của việc tham gia bảo hiểm, bảo hiểm luôn là người bạn đường cho ngôi nhà của bạn! Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm đều có một lợi thế rất lớn, đó chính là đội ngũ bán hàng trực tiếp rất đông đảo. Nếu đội ngũ này được đào tạo, được trang bị kỹ năng tốt thì sẽ trở thành bộ phận hỗ trợ rất đắc lực trong việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bảo hiểm nhà tư nhân ở nước ta. Họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, có điều kiện để giải thích, phân tích những ưu điểm vượt trội của việc tham gia bảo hiểm cho khách hàng hiểu, thuyết phục khách hàng một cách trực tiếp và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm cũng cần phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc số đông, không nên nóng vội chạy theo số lượng, doanh số mà vô tình kéo rủi ro về gần phía mình hơn, như vậy việc mở rộng thị phần sẽ không còn mang lại hiệu quả bền vững nữa. Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 17 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG Còn một khía cạnh khác các công ty bảo hiểm cũng cần phải xem xét, cân nhắc: đó là phí bảo hiểm. Nó phải phù hợp với điều kiện, mức đóng cũng như thu nhập của người dân ở nước ta. Nếu phí bảo hiểm quá cao thì tất cả những nỗ lực, cố gắng nhằm nâng cao nhận thức về bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân cũng sẽ trở nên vô ích, bởi lẽ họ nhận thức được nhưng không đủ điều kiện kinh tế để tham gia thì các công ty bảo hiểm cũng không thể phát triển loại hình bảo hiểm này được. Tóm lại, việc thay đổi nhận thức của xã hội về bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân là việc đòi hỏi phải có thời gian và không có nghĩa là không làm được. Chúng tôi tin rằng mỗi công ty bảo hiểm sẽ tìm được những giải pháp của riêng họ để giành được thị phần cho loại hình sản phẩm bảo hiểm này. KẾT LUẬN Người Việt ta thường có câu “an cư mới lập nghiệp”, vì vậy ai cũng cố gắng xây dựng cho mình một tổ ấm thật tươm tất. Mọi người đều quý trọng tổ ấm của mình, như vậy thì hãy cùng nhau tham gia bảo hiểm hỏa hoạn cho chính ngôi nhà thân yêu, để lỡ mai này nó có không may gặp những nguy cơ tổn thất như cháy, hỏa hoản… thì bạn cũng an tâm hơn và bạn cũng không phải vất vả tìm nguồn tài chính để xây lại nhà mới vì đã có bảo hiểm giúp bạn tạo dựng lại tổ ấm! Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 18 GVHD: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG Danh mục tài liệu tham khảo 1. 2. 3. 4. 5. Web baohiem.net Từ điển Việt Nam Số liệu từ Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam Một số website khác Chuyên Đề :BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ Ở TƯ NHÂN-NHỮNG GÓC NHÌN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan