Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo điện tử đảng cộng sản việt nam với nhiệm vụ thông tin đối ngoại...

Tài liệu Báo điện tử đảng cộng sản việt nam với nhiệm vụ thông tin đối ngoại

.PDF
108
103
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- PHẠM ĐỨC THÁI BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI NHIỆM VỤ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2011 MỤC LỤC Trang 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 7. Cấu trúc của luận văn 3 5 11 12 12 13 Chương 1: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ 15 1.1.Một số vấn đề cơ bản về thông tin đối ngoại 15 1.2. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về thông tin đối ngoại 23 1.3. Vai trò của báo điện tử trong công tác thông tin đối ngoại 26 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 33 2.1. Quá trình phát triển của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 33 2.2. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam với việc thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại 37 2.3. Những thành công và hạn chế của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác thông tin đối ngoại 55 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CSVN 80 3.1. Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo 80 3.2. Giải pháp về nghiệp vụ 81 3.3. Giải pháp về công tác tổ chức - cán bộ 87 3.4. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật - công nghệ 90 3.5. Giải pháp về tài chính 91 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 14 99 107 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH Công nghiệp hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam HĐH Hiện đại hóa NVNONN Người Việt Nam ở nước ngoài NXB Nhà xuất bản THVN Truyền hình Việt Nam TNVN Tiếng nói Việt Nam TTĐC Truyền thông đại chúng TTĐN Thông tin đối ngoại TTXVN Thông tấn xã Việt Nam XHCN Xã hội chủ nghĩa 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) là một bộ phận quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, có nhiệm vụ làm cho các nước, người nước ngoài, người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu đúng và đầy đủ về đất nước, con người Việt Nam, về đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của Việt Nam, đồng thời đấu tranh dư luận chống lại những luận điệu bôi xấu, xuyên tạc của các thế lực thù địch, trên cơ sở đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước, của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm gần đây, trong bối cảnh công nghệ thông tin có nhiều tiến bộ nhảy vọt, sự dân chủ hóa ngày càng được mở rộng, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, truyền thông đại chúng ngày càng phát huy vị trí, vai trò và sức mạnh to lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực đối ngoại và TTĐN, các cơ quan truyền thông đại chúng đã và đang thể hiện rõ sức mạnh của mình. Bên cạnh báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử đang ngày càng phát triển, khẳng định vai trò, vị thế trong đời sống xã hội, đặc biệt là thế mạnh trong công tác TTĐN. Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển và quản lý báo điện tử nêu rõ: “Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Từ khi ra đời, báo điện tử Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của 3 Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân...” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), với hơn 10 năm phát mạng chính thức (từ tháng 4/2001), đặc biệt là từ năm 2003 với Thông báo số 111-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương (khoá IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung và tổ chức bộ máy Website ĐCSVN (nay là Báo điện tử ĐCSVN), đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, hàng ngày Báo phát trên 200 tin, bài, ảnh, video clip phản ánh toàn diện các hoạt động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, phản ánh tin tức quốc tế và trong nước, hoạt động của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trên cả bốn thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc. Với khối lượng thông tin lớn theo quan điểm chính thống của Đảng được cập nhật liên tục đã thực sự là một trong những kênh thông tin chủ lực trên mạng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, định hướng dư luận, cổ vũ và động viên sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần quan trọng vào công tác TTĐN. Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm rõ rệt và kết quả to lớn đã đạt được, chất lượng TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN hiện nay vẫn còn một số hạn chế đòi hỏi phải sớm được khắc phục để phát huy hơn nữa vai trò của Báo trong công tác TTĐN, góp phần cùng báo chí cả nước thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, tạo môi trường thuận lợi nhất cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu đang tác động tiêu cực tới tất cả các nền kinh tế 4 trên thế giới, trong đó có nước ta, đặt ra những vấn đề mới trong công tác tuyên truyền và TTĐN. Trong khi đó, các đề tài nghiên cứu khoa học do cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo điện tử ĐCSVN thực hiện trong thời gian qua chưa có đề tài nào nghiên cứu về TTĐN, mặc dù đây là một trong các nhiệm vụ quan trọng của Báo. Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài "Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam với nhiệm vụ thông tin đối ngoại" là hết sức cần thiết nhằm góp phần để Báo ngày càng đóng góp hiệu quả hơn vào công tác TTĐN của Đảng trong thời kỳ đổi mới, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý công tác TTĐN. Đặc biệt, từ sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII ban hành Chỉ thị 11- CT/TW ngày 13/6/1992 về đổi mới và tăng cường công tác TTĐN, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành, các nhà nghiên cứu đã có nhiều bài viết, bài phát biểu về TTĐN, qua đó đã nêu bật tầm quan trọng của công tác TTĐN, nêu rõ những thành tựu và hạn chế, yếu kém, đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho trong công tác này. Tại các cuộc hội thảo, hội nghị tổng kết hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, công tác TTĐN đã được đưa ra bàn luận và phân tích sâu ở các khía cạnh khác nhau. Với sự ra đời của Tạp chí Thông tin đối ngoại (2004), nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu đã cho đăng tải các bài viết, phân tích về TTĐN của Việt Nam hiện nay. Cũng trên tạp chí này, nhiều phân tích sâu sắc về các mảng công tác TTĐN cho các đối tượng, địa bàn và lĩnh vực khác nhau đã được đăng tải. Bên 5 cạnh đó, hoạt động TTĐN ở một số nước trên thế giới cũng được giới thiệu và phân tích. Về các bài viết, bài phát biểu của các nhà lãnh đạo, quản lý công tác TTĐN, có thể kể tới một số bài tiêu biểu sau: Một số bài học trong công tác thông tin đối ngoại, của Vũ Khoan, Tạp chí TTĐN, số 4 (1)/2004; Một số trọng tâm công tác thông tin đối ngoại, của Vũ Khoan, Ban Chỉ đạo công tác TTĐN, Kỷ yếu Hội nghị công tác TTĐN toàn quốc tháng 3/2004; Hoạt động văn hóa thông tin phục vụ thông tin đối ngoại, của Đỗ Quý Doãn, Ban Chỉ đạo công tác TTĐN, Kỷ yếu Hội nghị công tác TTĐN toàn quốc tháng 3/2004; Bộ Thông tin và Truyền thông với công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới của Lê Doãn Hợp, Tạp chí TTĐN số 10 (43)/2007; Nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền đối ngoại trên báo chí trước yêu cầu mới của Tô Huy Rứa, Tạp chí TTĐN, số 6 (39)2007; Nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, của Phạm Gia Khiêm, Tạp chí TTĐN, số 12 (45)/2007; Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới của Phạm Gia Khiêm, Tạp chí TTĐN, số 5 (51)/2008; Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, của Phạm Gia Khiêm, Tạp chí TTĐN, số 6 (63)/2009; Tiếp tục đổi mới tư duy, cách thức và biện pháp triển khai công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc, của Tô Huy Rứa, Tạp chí TTĐN, số 3 (72)/2010; Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí nước ta hiện nay, của Trương Tấn Sang, Tạp chí TTĐN, số 5 (74)/2010; 15 năm thực hiện Chỉ thị 11 và những định hướng tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thông tin đối ngoại, của Nguyễn Hồng Vinh, Tạp chí TTĐN số 12 (45)/2007; Một số vấn đề cần quan tâm trong thông 6 tin đối ngoại trên báo chí hiện nay, của Nguyễn Hồng Vinh, Tạp chí TTĐN số 6 (87)/2011… Thực trạng công tác TTĐN trên các lĩnh vực ở Việt Nam những năm vừa qua được thể hiện qua các bài viết: Thông tin đối ngoại cần chú ý đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, của Nguyễn Phú Bình, Nội san nghiệp vụ TTXVN, số 8/2000; Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan làm công tác thông tin đối ngoại, của Ngô Anh Dũng, Nội san nghiệp vụ TTXVN, số 8/2000; Hoạt động đối ngoại nhân dân với công tác thông tin đối ngoại, của Hồ Anh Dũng, Tạp chí TTĐN, số 7 (4)/2004; Công tác phát ngôn, đấu tranh dư luận và hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam, của Lê Dũng, Tạp chí TTĐN, số 7 (4)/2004; Thông tin đối ngoại của báo chí thời kỳ đổi mới, của Đinh Văn Hường, Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; Thông tin đối ngoại qua báo chí – Kênh quan trọng để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, của Phạm Văn Linh, Kỷ yếu hội thảo khoa học 80 năm báo chí cách mạng Việt Nam – Những bài học lịch sử và định hướng phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, của Nguyễn Phú Bình, Tạp chí TTĐN, số 2/2006; Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, của Trần Đại Quang, Tạp chí TTĐN, số 8/2006; Công tác vận động, tập hợp thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài, của Đoàn Văn Thái, Tạp chí TTĐN, số 8 (40)/2006; Thành tựu nổi bật và những nhiệm vụ chủ yếu của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, Phạm Xuân Thâu, Tạp chí TTĐN, số 2 (32)/2006; Thông tin đối ngoại qua hoạt động đối ngoại nhân dân, của Vũ Xuân Hồng, Tạp chí TTĐN, số 2 (35)/2007; Trách nhiệm tuyên truyền đối ngoại của báo chí, của Đào Vân Anh, Tạp chí TTĐN, số 6 (39)/2007; Hoạt 7 động thông tin đối ngoại trong những năm qua tại một số bộ, ban, ngành, của Xuân Anh, Tạp chí TTĐN, số 1/2008; Nâng cao chất lượng một số báo chí về công tác thông tin đối ngoại, của Xuân Anh, Tạp chí TTĐN, số 10 (55)/2008; Thông tin đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hoá, của Đặng Thị Thu Hương, Tạp chí Người làm báo, số 3/2009; Vai trò của báo chí trong công tác thông tin đối ngoại, của Dương Văn Quảng, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 76, 03/2009; Phương châm "chính xác, kịp thời, sinh động, hợp đối tượng" trong hoạt động thông tin đối ngoại, của Phạm Minh Sơn, Tạp chí TTĐN, số 10 (67)/2009; Tăng cường phối hợp triển khai công tác thông tin đối ngoại đối ngoại trong tình hình mới, của Nguyễn Quốc Cường, Tạp chí TTĐN, số 3 (72)/2010; Bộ đội biên phòng với công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, của Võ Trọng Việt, Tạp chí TTĐN, số 7 (88)/2011… Ngoài việc phản ánh thực trạng công tác TTĐN của Việt Nam ở một số cơ quan, địa phương, khu vực trong và ngoài nước; tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác TTĐN ở Việt Nam; một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu hoạt động TTĐN của một số nước trên thế giới. Đó là các bài viết: Thành tựu, thách thức và triển vọng giao lưu, phát triển văn hoá thông tin các nước ASEAN của Lê Thanh Bình, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 38, 02/2001; Vài suy nghĩ về công tác thông tin đối ngoại trên thế giới ngày nay, của Song Bình, Tạp chí TTĐN, số 3/2004; Về thông tin đối ngoại tại Mỹ và Canada hiện nay - Thực trạng và kinh nghiệm, của Việt Hoàng, Tạp chí TTĐN, số 3/2005; Sử dụng Internet trong công tác thông tin đối ngoại ở Trung Quốc, của Đào Vân Anh, Tạp chí TTĐN, số 8/2006; Ngoại giao văn hóa Trung Quốc quảng bá quốc gia như thế nào, của Thạch Hà, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 77, 06/2009; Đào tạo báo chí truyền thông ở Vương quốc Anh, của Đặng Thị Thu Hương, Tạp 8 chí Người làm báo, số 10/2009; Nông dân, quan hệ công chúng, văn hóa nông thôn, du lịch sinh thái và hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu Pháp, của Lê Thanh Bình, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 82, 09/2010… Những năm gần đây, ở trong nước có một số cuốn sách và công trình nghiên cứu liên quan tới công tác TTĐN đã được công bố, như: Báo chí với thông tin quốc tế của Đỗ Xuân Hà, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997; Báo chí trong đấu tranh chống diễn biến hoà bình của Vũ Hiền, Trần Quang Nhiếp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Báo chí và ngoại giao của TS. Dương Văn Quảng, Nxb Thế giới, Hà Nội 2002; Đề tài khoa học cấp Bộ Hoạt động thông tin đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, do Phạm Minh Sơn làm chủ nhiệm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2006; Đề tài Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), 2007; Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay của Phạm Minh Sơn và Nguyễn Thị Quế, Nxb. Chính trị – Hành chính, Hà Nội, 2009... Trong công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học, học viên sau đại học và học viên cao cấp lý luận chính trị - hành chính, những năm gần đây đã có một số luận văn và khoá luận đề cập tới công tác TTĐN trên báo chí ở những góc độ khác nhau hoặc nghiên cứu công tác này ở một cơ quan báo chí cụ thể. Đó là các luận văn và khóa luận: Nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam trong thời kì hiện nay, Luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Thanh Bình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2004; Báo chí Việt Nam đấu tranh chống những quan điểm sai trái trong tình hình hiện nay, Luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Hồng Anh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học 9 Quốc gia Hà Nội), Hà Nội, 2005; Nâng cao chất lượng, hiệu quả phát thanh đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam, Luận văn thạc sĩ của Tô Quốc Tuấn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội, 2006; VTV4 với nhiệm vụ thông tin đối ngoại, Khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Hoa Mai, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội, 2008; Tạp chí Cộng sản với công tác thông tin đường lối đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới, Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính của Nguyễn Tiến Nghĩa, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), Hà Nội, 2008. Ngoài ra, cũng có một số luận văn và khoá luận nghiên cứu các vấn đề của báo điện tử. Tuy nhiên, nghiên cứu về TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN thì chưa có luận văn, khoá luận nào đề cập tới. Về tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới, chủ đề TTĐN với vai trò là một mảng của công tác đối ngoại và truyền thông ở các nước đã có nhiều công trình được xuất bản, trong đó có một số tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt. Có thể kể đến một số công trình như: Bùng nổ truyền thông: Sự ra đời một ý thức hệ mới, của Philipe Breton Serge Proulx, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1996; Phương tiện truyền thông trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, của Sayling Wen, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2002; Truyền thông đại chúng – Từ thông tin đến quảng cáo, của Jacques Locquin, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2003; Sức mạnh của tin tức truyền thông, của Michael Schudson, Harvard University Press, London, 2003; Đưa tin thời toàn cầu hóa, của Anya Schifrin và Amer Bisat, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2004… Có thể nói rằng, các công trình, bài viết về TTĐN và báo chí với nhiệm vụ TTĐN của các học giả trong và ngoài nước cho đến nay là rất phong phú và đa 10 dạng. Đó là nguồn tư liệu tham khảo quý giá đối với việc nghiên cứu đề tài về TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN. Kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của công tác TTĐN, trên cơ sở đó đi sâu khảo sát thực tiễn tiến hành công tác TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN, làm rõ thực trạng, những điểm mạnh và yếu, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên Báo điện tử ĐCSVN. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về công tác TTĐN, luận văn đánh giá những kết quả đạt được và những mặt hạn chế của TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN trong tình hình mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày một cách có hệ thống các vấn đề cơ bản về TTĐN, làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác TTĐN. - Đánh giá chung về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác TTĐN trên báo chí nói chung và trên báo điện tử hiện nay, làm rõ vai trò của báo chí, đặc biệt là báo điện tử trong công tác TTĐN. - Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ, quá trình hình thành bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực, tổ chức toà soạn, hệ thống kỹ thuật, khảo sát nội dung tin bài, hệ thống chuyên trang, chuyên mục, thực trạng công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN, trên cơ sở đó đánh giá chất lượng TTĐN của Báo. 11 - Phân tích những vấn đề đang đặt ra đối với Báo điện tử ĐCSVN trong việc thực hiện nhiệm vụ TTĐN, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kết quả thực hiện nhiệm vụ TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát tin, bài đã đăng trên Báo điện tử ĐCSVN trong năm 2009, 2010 và những tháng đầu năm 2011. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác đối ngoại và hoạt động thông tin đối ngoại; các văn kiện của Đảng và Nhà nước về Báo điện tử ĐCSVN. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp công cụ sau: - Phương pháp thống kê, tổng hợp: Để đọc, phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN. - Phương pháp phân tích: Thực hiện trên hệ thống chuyên trang, chuyên mục và một số tác phẩm báo chí của Báo điện tử ĐCSVN để tìm ra những đặc điểm về nội dung và hình thức của TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN. 12 - Phương pháp đối chiếu, so sánh: Để đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của công tác TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN so với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác TTĐN trong thời kỳ Đổi mới. Luận văn cũng kế thừa có chọn lọc kết quả cũng như quan điểm, phương pháp tiếp cận của các công trình nghiên cứu và tư liệu liên quan. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về tầm quan trọng của công tác TTĐN, các cách thức tiến hành công tác TTĐN, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác TTĐN, vai trò của báo chí, đặc biệt là báo điện tử trong công tác TTĐN, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN. Vì vậy, luận văn có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu về báo điện tử và công tác TTĐN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN được đề xuất trong luận văn góp phần tham mưu cho Ban biên tập Báo điện tử ĐCSVN và cơ quan chủ quản của Báo (Ban Tuyên giáo Trung ương) trong công tác xây dựng, phát triển Báo; đồng thời có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp các cơ quan báo chí, sinh viên cùng những người làm công tác đối ngoại, công tác báo chí và công tác TTĐN. Đối với bản thân tác giả, việc nghiên cứu đề tài này tạo điều kiện để tác giả nâng cao kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, bổ sung kiến thức lý luận và thực tiễn, từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tại Báo điện tử ĐCSVN. 13 7. Cấu trúc của luận văn Với tên gọi "Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam với nhiệm vụ thông tin đối ngoại", ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tư liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương: Chƣơng 1: Thông tin đối ngoại và vai trò của báo điện tử Chƣơng 2: Thực trạng công tác thông tin đối ngoại trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin đối ngoại trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 14 Chƣơng 1 THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ 1.1. Một số vấn đề cơ bản về thông tin đối ngoại 1.1.1. Khái niệm “Thông tin đối ngoại” Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước, các tổ chức cấu thành hệ thống chính trị ở Việt Nam đều có các hoạt động đối ngoại, hình thành nên 3 kênh đối ngoại của Việt Nam, đó là: - Hoạt động đối ngoại của Đảng (của các cơ quan và tổ chức Đảng). - Hoạt động ngoại giao của Nhà nước (của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan nhà nước). - Hoạt động đối ngoại của nhân dân (của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị…). Chỉ thị số 10/2000/CT- TTg ngày 26/04/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN nêu rõ: “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống, và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc”. Nhằm phát huy được chức năng quản lý nhà nước và tập trung quản lý thống nhất các hoạt động TTĐN, ngày 30/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký 15 Quyết định số 79/2010/QĐ-TTG ban hành Quy chế quản lý nhà nước về TTĐN. Quy chế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2011, gồm 3 Chương, 11 Điều, quy định một số nội dung quan trọng, trong đó, khái niệm "Thông tin đối ngoại" được quy định như sau: "Thông tin đối ngoại quy định tại Quy chế này là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, văn hoá dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam". 1.1.2. Tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại Theo một số nhà nghiên cứu, là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, từ thuở ban đầu dựng nước, dân tộc ta đã sớm có các hoạt động ngoại giao và rất chủ động trong việc trong việc thiết lập các mối quan hệ bang giao thân thiện với các dân tộc khác. “Từ thuở đầu dựng nước, tổ tiên ta đã đặt nền móng cho truyền thống ngoại giao hòa hiếu của Việt Nam” [33, tr. 12]. Cho đến nay, việc tìm hiểu cách thức cha ông ta xưa kia làm TTĐN như thế nào vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung đề cập. Tuy nhiên, những áng thơ văn bất hủ như bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh… là những tác phẩm tiêu biểu không chỉ có giá trị văn chương và lịch sử, mà còn có cả giá trị về TTĐN, cho thấy sự tài tình của cha ông ta trong nghệ thuật quân sự, ngoại giao. Thực tế lịch sử các giai đoạn của cách mạng Việt Nam trong những thập kỷ qua cũng cho thấy, TTĐN luôn luôn có vị trí quan trọng trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta, tối đa hóa nội 16 lực, tranh thủ sức mạnh của sự hợp tác và hỗ trợ của quốc tế để giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không mở cửa, giao lưu với các nước khác trên thế giới. Các quốc gia vừa đấu tranh, vừa hợp tác với nhau để thực hiện mục đích đối ngoại của mình, và để thực hiện được mục đích ấy, các quốc gia đều tăng cường TTĐN - một công tác quan trọng để góp phần thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại. Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Chúng ta đã có quan hệ với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trên con đường mở cửa, hội nhập của mình, Việt Nam một mặt phải tìm hiểu ngày càng sâu, rộng, hiểu toàn diện về thế giới, mặt khác cũng rất cần để thế giới hiểu nhiều hơn, hiểu rõ hơn về Việt Nam, qua đó tìm kiếm và tăng cường các cơ hội hợp tác để cùng phát triển. Do vậy, nhu cầu cung cấp thông tin từ Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến với Việt Nam ngày càng bức thiết. TTĐN nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Cụ thể, TTĐN làm cho thế giới hiểu về đất nước, con người Việt Nam, về những giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc Việt Nam, về đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của Việt Nam, về mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh " của Việt Nam, trên cơ sở đó giao lưu, hợp tác nhiều hơn với chúng ta. TTĐN giúp xây dựng hình ảnh Việt Nam hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển, đồng thời đang góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 17 Bên cạnh đó, TTĐN cũng giúp cho nhân dân Việt Nam đón nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý, sản xuất cùng những tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới. TTĐN còn đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, làm rõ quan điểm của Việt Nam về các vấn đề toàn cầu như khủng bố và tội phạm quốc tế, chiến tranh – hòa bình, dân số - tài nguyên – môi trường, dịch bệnh – đói nghèo. TTĐN đấu tranh dư luận, phê phán, bác bỏ những thông tin sai lệch, những luận điệu bôi xấu, xuyên tạc của các thế lực thù địch, giúp dư luận hiểu đúng đắn tình hình Việt Nam cũng như quốc tế. Với vai trò quan trọng của công tác TTĐN như nêu trên, trong bối cảnh đất nước ta đang có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức như hiện nay, các lực lượng làm TTĐN ở trong nước và nước ngoài cần tranh thủ mọi cơ hội, điều kiện và thế mạnh của mình để mở rộng địa bàn hoạt động và nâng cao hiệu quả công tác TTĐN nhằm tiếp tục phát huy đà phát triển hiện nay của công tác này, tạo sự đồng thuận trong nước đồng thời tăng cường sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.1.3. Nội dung của thông tin đối ngoại TTĐN là một nhiệm vụ của công tác đối ngoại; đồng thời là một bộ phận không tách rời trong hoạt động thông tin nói chung của Đảng, Nhà nước ta. Do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, ở mỗi thời kỳ, giai đoạn, có những quan niệm khác nhau về nội dung, đối tượng của TTĐN. Cùng với quá trình đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước ta ngày càng nhận thức đầy đủ hơn mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, đối tượng, phương thức hoạt động của lĩnh vực công tác quan trọng này. Trong từng giai đoạn và địa bàn cụ thể, TTĐN có những nội dung 18 trọng tâm khác nhau, tuy nhiên có những nội dung cơ bản, xuyên suốt trong mọi hoạt động của TTĐN. Chỉ thị 11-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/6/1992 về “Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại” đã nêu rõ những nội dung chủ yếu của TTĐN là: 1. Đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của nước ta, những chủ trương quan trọng của ta nhằm giải quyết một số vấn đề lớn hoặc đáng chú ý về kinh tế, chính trị, xã hội…Kịp thời phê phán, bác bỏ những thông tin xuyên tạc về tình hình Việt Nam, nhất là về tình hình dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư tưởng, lối sống, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực. 2. Chính sách đối ngoại, kể cả chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những khả năng to lớn của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước. 3. Đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời, hết sức phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Chỉ thị 11 cũng nêu rõ: Tùy từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu của từng lúc mà xác định nội dung và hình thức thông tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm. Gần đây nhất, Quy chế quản lý nhà nước về TTĐN kèm theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTG do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/11/2010 đã quy định cụ thể các nội dung hoạt động TTĐN. Theo Quy chế này, hoạt động TTĐN là hoạt động đưa thông tin đến với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp đưa thông tin quốc tế đến nhân dân trong nước. Quy chế đã nêu rõ các nội dung hoạt động TTĐN bao gồm: 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng