Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng sôn...

Tài liệu Bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng sông hồng

.PDF
171
26
60

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 6 1.2. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 29 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN ............................................................... 32 2.1. Quyền con người và quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn ................. 32 2.2. Bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn........................................ 51 Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .................. 68 3.1. Đặc điểm chung các tỉnh đồng bằng Sông Hồng ................................... 68 3.2. Phương thức bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng ............................................................................ 71 3.3. Kết quả thực hiện bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng ..................................................................... 91 3.4. Đánh giá chung về thực trạng bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch nông thôn ...................................................................................................... 99 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ...................................................... 106 4.1. Nhu cầu bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng ................................................................... 106 4.2. Quan điểm bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn................ 111 4.3. Các giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn ........... 118 KẾT LUẬN......................................................................................................... 142 DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 145 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia COD : Nhu cầu ôxy hóa học (COD - Chemical oxygen demand) ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng HVS : Hợp vệ sinh KTXH : Kinh tế xã hội LHQ : Liên Hiệp Quốc LVS : Lưu vực sông MDGs : Mục tiêu Thiên niên kỷ NNPTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSVSMT : Nước sạch và vệ sinh môi trường PTBV : Phát triển bền vững QCN : Quyền con người QTCNS : Quyền tiếp cận nước sạch QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TNMT : Tài nguyên Môi trường UNESCO : Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hiệp quốc UNICEF : Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hiệp quốc WHO : Tổ chức Y tế thế giới WB : Ngân hàng Thế giới UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng thông số được quy định trong bộ tiêu chí về nước sạch ........ 34 Bảng 2.2. Tiêu chí đô thị hoá Việt Nam sau 1975................................................. 36 Bảng 2.3 Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở Việt Nam .... 46 Bảng 2.4. Lợi ích của việc bảo đảm tiếp cận nước sạch........................................ 46 Bảng 3.1. Thực trạng đất đai vùng ĐBSH năm 2018 (1.000ha) ........................... 68 Bảng 3.2. Phân bố dòng chảy trung bình nhiều năm của hệ thống Sông Hồng .... 69 Bảng 3.3. Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất ......................................... 70 Bảng 4.1. Tính đặc thù của khu vực nông thôn các địa phương đồng bằng Sông Hồng trong bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ................................... 108 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Diễn biến hàm lượng COD trong nước sông một số khu vực nông thôn phía Bắc giai đoạn 2011-2014................................................................. 45 Hình 2.2. Diễn biến giá trị COD trên các sông chảy qua khu vực nội thành Hà Nội giai đoạn 2014-2018 ................................................................................. 48 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước cấp nước sạch nông thôn ........... 90 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Quyền con người là tổng hợp các quyền và các tự do cơ bản để đánh giá về địa vị pháp lý của cá nhân [30, tr.635]. Về nguyên tắc, hệ thống các QCN phải bảo đảm hai chức năng: bảo vệ về phương diện xã hội cho mỗi cá nhân và bảo đảm cho họ tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Cả hai chức năng đó gắn bó một cách chặt chẽ với tiến trình PTBV của đất nước, mà mục đích của tiến trình này cũng chính là mục đích chúng ta đang hướng tới - xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Ở Việt Nam, QCN được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, nhấn mạnh việc Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm QCN, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện, là bước chuyển bảo đảm toàn bộ các quyền lợi và các quyền tự do của con người, đã nhấn mạnh tính thiết yếu phải ghi nhận các quyền đó và xây dựng một nền tảng vật chất, luật pháp và chính trị vững chắc để bảo đảm. QCN được bảo đảm thực hiện trong thực tiễn cuộc sống là thước đo của nền dân chủ, văn minh, của tự do và tiến bộ xã hội; qua đó thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của Nhà nước. Quyền được tiếp cận nước sạch (QTCNS) là một trong những quyền cơ bản nhằm bảo đảm sự tồn tại của con người, được coi là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện các quyền cơ bản khác, gắn liền với quyền sống, quyền được bảo đảm về sức khỏe, được cộng đồng quốc tế công nhận và được Việt Nam ghi nhận. Vấn đề bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch đòi hỏi các quốc gia thực hiện thông qua các phương thức: (i) Thực thi pháp luật; (ii) Chiến lược quốc gia về nước sạch và kế hoạch hành động để nhận biết về quyền này; (iii) Bảo đảm mọi người đều có khả năng tiếp cận với nước sạch; (iv) Cải thiện và duy trì khả năng tiếp cận với nước sạch, đặc biệt là vùng nông thôn và vùng thành thị gặp nhiều khó khăn [79]. Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nguồn nước có thể sử dụng ngay có hạn vì phân bố không đều; nhiều vùng thiếu nước sạch do quản lý chưa hiệu quả, ô nhiễm môi trường, nhiều dự án tiếp cận nguồn nước sạch chưa bền vững. Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch còn thấp, chủ yếu vẫn dùng nước hợp vệ sinh được lấy từ sông, suối và nước giếng. 1 Theo báo cáo của Bộ NNPTNT vẫn còn khoảng 25% dân số nông thôn chưa được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 75 % số dân nông thôn chưa được tiếp cận nguồn nước sạch [40]. Vùng đồng bằng Sông Hồng cũng không nằm ngoài thách thức đó, với mục tiêu 100% dân số được sử dụng nước sạch vào năm 2020, thì việc bảo đảm an toàn nguồn nước và tiếp cận quyền đối với người dân giữ vai trò quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, việc tiếp cận nước sạch đang bị hạn chế và chưa đồng đều do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu các quyền chính thức đối với tài nguyên nước đang là lỗ hổng trong thể chế, gây khó khăn không nhỏ trong việc quản lý phân bổ nguồn nước bền vững theo cách tiếp cận quyền. Điều này cản trở phát triển con người từ góc độ tổn hại sức khỏe và thiệt hại kinh tế do phải mua nước giá cao hoặc mất nhiều thời gian để lấy nước. Để tăng cường cơ hội tiếp cận nguồn nước sạch ở vùng nông thôn góp phần nâng cao sức khỏe của người dân và giá trị kinh tế của tài nguyên nước, cần thiết phải có một chiến lược phát triển mang tính tổng thể với những giải pháp quản lý, phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước công bằng, hợp lý theo lãnh thổ, bảo đảm quyền được tiếp cận nguồn nước sạch cho người dân nói chung và người dân vùng nông thôn nói riêng; qua đó, sẽ tăng cường ý thức làm chủ, sự tham gia của cộng đồng bảo đảm đáp ứng nhu cầu của người dân và bảo đảm chất lượng nguồn nước. Góp phần có cái nhìn tổng quát về các vấn đề nêu trên nhằm hỗ trợ và đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận nguồn nước sạch của người dân nông thôn Việt Nam nói chung, người dân nông thôn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng nói riêng, đề tài luận án đã được lựa chọn với tiêu đề: “Bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận và thực trạng bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài luận án có nhiệm vụ thực hiện các nội dung khoa học sau: 2 - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn dưới góc độ tiếp cận quyền; - Phân tích, nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; - Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm và thúc đẩy QTCNS ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo đảm QTCNS ở nông thôn dưới góc độ quyền con người. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi khoa học: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn hiện nay; từ đó, làm cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý và thực hiện pháp luật hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu bảo đảm QTCNS ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích trong giai đoạn 2010 - đến nay. 4. Những điểm mới của luận án Thứ nhất, luận án đã làm rõ những vấn đề mang tính lý luận chung về bảo đảm QTCNS ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh ĐBSH, trong đó, bảo đảm quyền tiếp cận trong khu vực nghiên cứu được xác định trên cơ sở các phương thức bảo đảm quốc gia, địa phương, gồm: bảo đảm pháp lý và thiết chế tổ chức thực hiện. Bảo đảm pháp lý thực hiện QTCNS ở nông thôn là hệ thống gồm nhiều yếu tố mang tính pháp lý được hình thành trên cơ sở hệ thống pháp luật, có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau để thực thi bảo đảm quyền. Thứ hai, luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện bảo đảm và thúc đẩy QTCNS ở nông thôn trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp các kết quả nghiên cứu về lý luận, thực trạng từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với các quan điểm về PTBV, bảo vệ môi trường, quyền con người, xã hội hóa và hợp tác quốc tế. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ nội dung nghiên cứu về bảo đảm QTCNS ở nông thôn theo tiếp cận quyền con người. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác triển khai bảo đảm QTCNS ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với đặc trưng của lãnh thổ đồng bằng có Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực luật học, nhất là chuyên ngành Luật Hiến pháp, Luật Hành chính. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đề tài luận án vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nhận thức tiến trình hình thành, phát triển của các vấn đề liên quan đến bảo đảm QTCNS ở trong và ngoài nước, đặc biệt là ở nông thôn thông qua tiếp cận quyền, tiếp cận liên ngành, đa ngành, tiếp cận trên phương diện quốc tế, quan điểm của Việt Nam về quyền này. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu Phương pháp nghiên cứu này cho phép tìm hiểu được đặc điểm, nội dung những vấn đề cơ bản về QTCNS ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Thông qua những nguồn tài liệu, tư liệu liên quan; lựa chọn và phân loại các thông tin liên quan đến mục tiêu của đề tài, bảo đảm tính kế thừa, tính khách quan, tính chính xác và tính hệ thống; từ đó, tổng hợp, chuẩn hóa nhằm xây dựng các luận cứ, cách tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu bảo đảm tính đồng bộ. Trong đề tài, các số liệu, tài liệu nghiên cứu đã công bố từ nhiều nguồn trong và ngoài nước sẽ được tổng hợp và phân tích. Trong đề tài, các số liệu, tài liệu nghiên cứu đã công bố từ nhiều nguồn trong và ngoài nước sẽ được tổng hợp và phân tích. Nguồn dữ liệu được tổng hợp, phân tích, bao gồm: - Tổng hợp qua tài liệu, số liệu, báo cáo lưu trữ, văn bản pháp quy - Tổng hợp qua công trình nghiên cứu khoa học. 4 6.2.2. Phương pháp so sánh Trên cơ sở chuẩn hóa các dữ liệu, tiến hành so sánh các kết quả đạt được giữa các giai đoạn, giữa chính sách và thực thi, giữa các vùng lãnh thổ. Các kết quả phân tích so sánh là cơ sở cho đánh giá thực trạng, cùng với kết quả tham vấn từ các nhà khoa học, các nhà quản lý sẽ là cơ sở đề xuất các giải pháp bảo đảm QTCNS ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. 6.2.3. Phương pháp lịch sử Phương pháp này được sử dụng chủ yếu nhằm xem xét, hệ thống hóa hệ thống pháp luật, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề có liên quan đến bảo đảm QTCNS ở nông thôn; từ đó, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện bảo đảm thực thi quyền trong tương lai. 6.2.4. Phương pháp phân tích SWOT Phương pháp là khung lý thuyết, công cụ phân tích chiến lược, tổng hợp vấn đề cần quan tâm, từ đó tạo ra bức tranh tổng thể, tạo cơ sở quan trọng cho đề xuất chiến lược, phát triển. Đề tài đã sử dụng phương pháp này trong phân tích tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến bảo đảm QTCNS ở nông thôn theo hợp phần: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức từ thực tế ở các tỉnh ĐBSH; từ những phân tích mang tính tổng quan này đề tài đã đề xuất nhằm phát huy được điểm mạnh, cơ hội và khắc phục, giảm thiểu điểm yếu, thách thức nhằm bảo đảm quyền 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có bố cục bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo đảm QTCNS ở nông thôn Chương 3: Thực trạng bảo đảm quyền tiếp cận nguồn nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng Chương 4: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện bảo đảm quyền tiếp cận nguồn nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, đánh giá chung Phần lớn các công trình nghiên cứu có liên quan đều phân tích tiến trình hình thành, nguồn gốc, vai trò của quyền tiếp cận nước sạch đối với con người. Tuy nhiên, công trình phân tích mang tính lý luận tổng quan phải kể đến: The right to water in the light of international law, Collective human rights in the first half of the 21st century (Quyền tiếp cận nước theo luật pháp quốc tế, các quyền chung của con người trong nửa đầu thế kỷ 21) (Marta Pietras-Eichberge, 2015). Công trình này phân tích cơ sở lý luận, lịch sử hình thành quyền tiếp cận nước trên cơ sở tổng quan các báo cáo, nghị quyết của Liên hợp quốc; Theo đó, quyền tiếp cận nước là điều kiện cơ bản để thực thi các quyền con người cơ bản khác, như: quyền được hưởng một mức sống thỏa đáng, quyền tiếp cận thực phẩm, … Thực tế, trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do thương mại, biến đổi khí hậu đã nảy sinh những bất cập, mâu thuẫn trong quản lý, đáp ứng nhu cầu nước. Chẳng hạn: quá trình tư nhân hóa cấp nước sẽ ảnh hưởng đến mức phí, dẫn đến gia tăng các cuộc đấu tranh pháp lý đòi hỏi thực thi quyền hay dân số tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất lương thực, thực phẩm tăng ảnh hưởng đến lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt. Đồng thời, tác giả cho rằng: Nghị quyết A/HRC/12/24 (Promotion and protection of all human rights, civil, political, economic, social and cultural rights, including the right to development – Thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền con người, quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, bao gồm cả quyền phát triển của Hội đồng Nhân quyền) chỉ nhấn mạnh đến quyền tiếp cận nước uống an toàn cho tiêu dùng cá nhân mà bỏ qua các mục đích sử dụng khác; thuật ngữ “nước uống an toàn” liên quan đến chất lượng nước rất khó được thực thi ở các quốc gia đang phát triển nơi nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn hạn chế; vì vậy, để phù hợp với bối cảnh toàn cầu, Liên hợp quốc nên sử dụng thuật ngữ quyền tiếp cận nước hợp vệ sinh (an toàn) thay vì quyền tiếp cận nước uống an toàn. Để quyền tiếp cận nước có thể thực thi đòi hỏi cộng đồng quốc tế và các quốc gia nỗ lực đề xuất các chính sách, chiến lược thực thi hiệu quả thông qua hỗ 6 trợ tài chính, nâng cao nhận thức, xác định các mô hình quản lý phù hợp với từng lãnh thổ, cộng đồng. Công trình mới phân tích ở vĩ mô (các tầm nhìn của Liên hợp quốc), chưa có những nhận định và phân tích tiến trình triển khai tại các quốc gia, cũng như trách nhiệm của Liên hợp quốc trong việc giám sát và thúc đẩy trách nhiệm của các chính phủ trong thực thi cam kết [99, tr. 307-318]. Bên cạnh đó, nhằm chuẩn bị cho Hội thảo nước và sức khỏe năm 2011 của Liên hợp quốc và Hội thảo nước thế giới, 2012 tại Pháp. Các nhà khoa học đã tiếp cận phương pháp điều tra xã hội học để nghiên cứu đánh giá quá trình tiếp nhận và thực thi chính sách ở cấp địa phương. Kết quả đánh giá được trình bày trong báo cáo của B.M.Meier et al., 2013:Translating the Human Right to Water and Sanitation into Public Policy Reform (Chuyển quyền con người về nước và vệ sinh vào cải cách chính sách công). Theo đó, quá trình chuyển tải quyền tiếp cận nước theo luật pháp quốc tế đã tạo ra một cơ hội mới có thể được thực hiện trong chính sách công và từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân. Các nỗ lực của quốc tế, quốc gia và các tổ chức phi chính phủ đã tạo ra cơ sở để thúc đẩy thực hiện quyền. Tuy nhiên, tiến trình này đang gặp nhiều thách thức, nhất là các quốc gia đang phát triển bởi nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng và tăng trách nhiệm bảo đảm việc tiếp cận nước. Nhiều chính phủ vẫn chưa xác định được các tiêu chuẩn quốc gia cho thực tiễn thực thi tại địa phương hay việc lồng ghép các quy tắc quyền con người và cơ chế giám sát trong các chính sách, kế hoạch phát triển. Có thể thấy, quyền tiếp cận nước tạo ra ý chí chính trị từ phía trên nhưng chưa tạo ra “nhiều lực kéo” ở cấp địa phương do thiếu các kế hoạch quốc gia hay ngân sách thực thi được phân bổ bởi nhiều cấp, ngành đã tạo ra những khó khăn nhất định; đồng thời, chưa nhìn nhận khách quan về vai trò của tư nhân trong cung cấp dịch vụ nước; chưa tạo ra các tiêu chuẩn về khả năng chi trả tại địa phương và thực hiện các quyền để xây dựng quy chế, giám sát [86, tr 833-846]. Tiếp tục nhấn mạnh đến vai trò liên quan đến quản trị nguồn nước trong phát triển bền vững, Nghị quyết IPU về “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về nước và vệ sinh” của Hội đồng Nghị Viện, 2015 đã được thông qua tại Hà Nội. Nghị quyết kêu gọi các quốc gia thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ trong nỗ lực quản trị nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; đồng thời, khẳng định quyền được sử dụng nước là quyền cơ bản của con người, có tác động mạnh mẽ đối với cuộc sống [128]. 7 Hay các vi phạm về quyền con người cũng được phản ánh trong báo cáo: Cholera as a grave violation of the right to water in Haiti (Dịch tả như một sự vi phạm nghiêm trọng quyền tiếp cận nước ở Haiti) của Sarah Dasvila-Ruhaak et al., 2014. Đây là một kết quả nghiên cứu trường hợp về các chiến lược, khó khăn mà các nạn nhân phải chịu đựng khi các bên liên quan vi phạm quyền tiếp cận nước. Theo đó, dịch tả bùng nổ ở Haiti từ 10/2010, trở thành đại dịch lớn nhất trên thế giới được ghi nhận, giết chết 8.500 người và bị nhiễm bệnh trên 700.000 người kể từ năm 2010. Liên hợp quốc cảnh báo rằng có thể 2.000 người nữa sẽ chết vì bệnh tả vào năm 2014. Nguyên nhân chính dẫn tới đại dịch này được xác định là do vi khuẩn tả gây nhiễm độc nguồn nước từ lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đang làm nhiệm vụ tại Haiti. Việc vi phạm quyền tiếp cận nước đã tạo ra rào cản cho người Haiti tiếp cận và hưởng thụ các quyền cơ bản của con người đối với cuộc sống, sức khoẻ, nước sạch và vệ sinh, và môi trường lành mạnh. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng LHQ cho thấy, năm 2010 chỉ có 69% dân số Haiti được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh, nhưng không thường xuyên; tại cộng đồng nông thôn số lượng dân số tiếp cận với nguồn nước thấp hơn, chất lượng không bảo đảm. Theo dự báo, những năm tới, điều kiện của Haiti cũng sẽ không có nhiều cải thiện bởi tiềm lực tài chính nước này không đủ để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện cấp nước do phải dành 13%GDP quốc gia để thanh toán các khoản nợ quốc tế, đồng thời Chính phủ Haiti đã không thể tiếp cận được các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế để thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận quyền. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Chính phủ Haiti chưa hoàn thành nhiệm vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện trách nhiệm của mình liên quan đến quyền tiếp cận; đồng thời đánh dấu sự thất bại của các định chế quốc tế trong giám sát các tổ chức thực thi nhiệm vụ quốc tế gây ra các thảm họa nghiêm trọng hay định chế quốc tế về tài chính làm suy yếu nội lực của quốc gia khi giải quyết các bất ổn và tạo ra rào cản to lớn đối với người dân Haiti trong tiếp cận và hưởng thụ các quyền cơ bản của con người về cuộc sống, sức khỏe, nước sạch, vệ sinh và môi trường trong lành [106, tr. 1-11]. 1.1.1.2. Các biện pháp bảo đảm thực thi quyền tiếp cận nước sạch Sau khi, quyền tiếp cận nước được thừa nhận, các quốc gia thành viên xây dựng kế hoạch, chiến lược với các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận nước phù hợp với bối cảnh, nguồn lực quốc gia. Có nhiều công trình nghiên cứu, tổng quan và đề xuất các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền, nổi bật: 8 Công trình nghiên cứu: Improving the right to water in the Netherlands – Cải thiện quyền tiếp cận nước ở Hà Lan của H.F.M.W. van Rijswick, cho rằng: Quyền tiếp cận nước của Hà Lan được xây dựng dựa vào trách nhiệm thực thi luật môi trường của Liên minh châu Âu; đó là sự kết hợp tiếp cận quyền con người và quản lý tài nguyên nước tổng hợp. Tác giả đã phân tích vai trò của Hà Lan đối với quyền tiếp cận nước, trong đó khẳng định: Chính phủ Hà Lan là một trong số các quốc gia thừa nhận tiếp cận nước là một quyền độc lập của con người tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc năm 2008. Tuy nhiên, Hiến pháp Hà Lan không có điều nào quy định rõ về quyền tiếp cận nước mà có thể thực thi qua các quyền khác, như: Điều 21 “Chính quyền có trách nhiệm bảo đảm môi trường trong lành, duy trì ổn định đời sống của người dân”; Điều 22, bảo đảm thực thi quyền nâng cao sức khỏe dân cư; Điều 11 về tính bất khả xâm phạm của con người (Điều 11). Hay thực thi các cam kết quốc tế mà Hà Lan tham gia, như: Công ước Quốc tế về Các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá, Bình luận chung số 15… Mặc dù, không được quy định cụ thể trong Hiến pháp nhưng quyền này được quan tâm, bảo vệ khá tốt thông qua Đạo luật nước kết hợp với các tiêu chuẩn chất lượng môi trường từ Đạo luật Quản lý Môi trường và Đạo luật nước uống. Trong đó, khẳng định tiếp cận nước không phân biệt đối xử là quyền của tất cả mọi người trên cơ sở mức giá hợp lý (1.000 lít/€ 1,50 )[93, tr.377-384]. Cơ quan quản lý và các nhà cung cấp phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng để cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày theo kế hoạch đánh giá cụ thể nhằm bảo đảm các tiêu chí của quyền tiếp cận nước: (i) Tính sẵn có: cung cấp nước cho mỗi cá nhân phải đầy đủ và liên tục cho sử dụng, như: nước uống, vệ sinh, giặt, nấu ăn,…; (ii) Chất lượng: nước sử dụng phải an toàn, không nhiễm bẩn các chất hữu cơ, vi khuẩn, hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người; màu sắc, mùi vị có thể chấp nhận được; (iii) Tiếp cận được: mọi người có khả năng tiếp cận dễ dàng với nước và điểm cấp nước mà không bị phân biệt đối xử. Chấp nhận được bao gồm: - Tiếp cận về mặt khoảng cách: Các điểm cấp nước và nước phải nằm trong phạm vi tiếp cận an toàn cho tất cả các bộ phận dân cư. Nước đầy đủ, an toàn và có thể chấp nhận phải được tiếp cận tới từng hộ gia đình, trường học và nơi làm việc; 9 - Tiếp cận về mặt kinh tế: Có thể chi trả được bởi tất cả mọi người; - Tiếp cận bình đẳng: Tất cả các đối tượng dân cư đều có khả năng tiếp cận, kể cả nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương; - Tiếp cận thông tin: Khả năng tiếp cận cũng bao gồm quyền tìm kiếm và nhận thông tin độc lập về các vấn đề nước. Công trình nghiên cứu trên, là một tài liệu nghiên cứu, đánh giá khá chi tiết trên cơ sở các dữ liệu đầu vào phong phú và phù hợp [93, tr. 388-391]. Trong nghiên cứu của Pedi Obani (2015), The human rights to water and sanitation in courts worldwide: a selection of national, regional, and international case law- Quyền con người đối với nước và vệ sinh tại các tòa án trên toàn thế giới: Trường hợp luật quốc gia, khu vực và quốc tế. Tác giả đã phân tích quyết định của các cơ quan tư pháp về quyền tiếp cận nước và vệ sinh ở quy mô khu vực và quốc gia nhằm giải quyết các bất bình đẳng về phân phối nước. Công trình chia thành ba phần chính: (i) Các nguyên tắc cần thiết để thực hiện các quyền tiếp cận nước và vệ sinh, gồm: Không phân biệt đối xử và bình đẳng, tiếp cận thông tin, sự tham gia, trách nhiệm giải trình và tính bền vững cùng với các quy tắc: tính khả dụng, khả năng tiếp cận, chấp nhận được, chất lượng và an toàn; (ii) Pháp lý quốc gia: Phân tích 65 quyết định của 28 tòa án quốc gia châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Âu và châu Đại dương. Các tòa án đều công nhận quyền tiếp cận nước và vệ sinh trên cơ sở sự đồng thuận của quốc tế, công nhận hiến pháp về quyền tiếp cận nước và vệ sinh, cũng như liên quan đến các quyền con người cơ bản khác mà các quốc gia này là thành viên; (iii) Pháp lý khu vực, gồm 20 quyết định bảo vệ quyền tiếp cận nước và vệ sinh trên cơ sở các văn bản quy phạm khu vực và quốc tế khác nhau như Hiến chương Châu Phi về Nhân quyền, Công ước Châu Âu về Nhân quyền, Công ước về Quyền Con người, Công ước về Quyền con người của Hoa Kỳ, cũng như các hiến pháp quốc gia có liên quan đến thực thi quyền tiếp cận nước và vệ sinh. Phần lớn các phán quyết của tòa án đều không liên quan đến bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị hiện tại của mỗi quốc gia, khu vực mà chỉ dựa vào các quy định pháp luật đã được thông qua. Vì vậy, các nguyên tắc nhân quyền đã được bảo đảm. 10 Có thể nói, đây là một tài liệu khởi đầu hữu ích cho các nhà luật học, các học giả, các nhà quản lý, … trên cơ sở cái nhìn tổng quan về việc thực hiện quyền tiếp cận nước và vệ sinh ở các cấp quản lý khác nhau [102, tr. 1-3]. Tương tự, David R.Boyd (2012), The right to water: A briefing note – Quyền tiếp cận nước: Một ghi chú tóm tắt đã tổng quan khá đầy đủ về quan điểm, cơ sở lý luận liên quan đến quyền tiếp cận nước của Liên hợp quốc đến những quan điểm, nhận xét từ các công trình nghiên cứu khác nhau. Theo đó, việc thừa nhận quyền tiếp cận nước đòi hỏi các quốc gia phải tôn trọng, bảo vệ và thực thi đầy đủ quyền. Trước hết, tôn trọng quyền đòi hỏi không được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp thực thi quyền (các chính phủ không thể từ chối các dịch vụ nước tới cá nhân kể cả những người không có khả năng chi trả). Bảo vệ quyền có nghĩa là bảo đảm rằng các bên tham gia không can thiệp hoặc vi phạm quyền (thông qua việc ban hành và thi hành luật ngăn ngừa ô nhiễm nước). Thực thi quyền yêu cầu phải có hành động tích cực của nhà nước như đầu tư vào cơ sở hạ tầng xử lý nước và phân phối để bảo đảm rằng quyền được phổ biến rộng rãi. Để bảo vệ quyền tiếp cận nước các quốc gia đã đưa ra nhiều biện pháp thực thi ở các mức độ khác nhau, như: có ít nhất 18 quốc gia quy định rõ ràng hoặc thông qua việc thừa nhận quyền tiếp cận nước trong các quyền con người khác; hàng chục quốc gia thừa nhận trong luật pháp hoặc chính sách quốc gia; chằng hạn Pháp ban hành Đạo luật nước năm 2006, trong đó công nhận rõ quyền sử dụng nước: Nước là tài sản quốc gia, cần thiết phải bảo vệ và cải thiện phù hợp với sự cân bằng của tự nhiên; đồng thời tất cả người dân đều có quyền tiếp cận nước uống theo những điều kiện chấp nhận được về mặt kinh tế; chi phí sử dụng nước phải tính đến cả chi phí môi trường và tài nguyên phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu. Có thể nói, với sự thừa nhận này đã góp phần cải thiện điều kiện dịch vụ tiếp cận nước của người dân bởi các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các Chính phủ gia tăng và được ưu tiên. Ngoài ra, các quốc gia cũng ban hành các văn bản điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, sử dụng các công cụ pháp lý quốc tế mà mình thừa nhận để kiểm soát và trừng phạt các hành vi vi phạm quy định. Trong đó, tòa án là nơi có phán quyết cao nhất giải quyết các tranh chấp của các bên có liên quan. Các tòa án dựa vào các cam kết quốc tế mà nước mình là thành viên để xem xét, theo đó tiếp cận nước uống an toàn là điều kiện tiên quyết cơ bản để hưởng các quyền con người khác, bao gồm quyền sống và quyền sống trong một môi trường lành mạnh 11 Thực tế, khi quyền được bảo vệ hợp pháp sẽ góp phần: - Thúc đẩy luật, quy định và chính sách về tiếp cận nước tập trung hơn; - Ưu tiên các nguồn lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, quản lý nước; - Trao quyền cho công dân và cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến nước; - Làm rõ các ưu tiên thích hợp trong việc phân bổ nguồn nước khan hiếm; - Cung cấp các biện pháp điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nhất là các biện pháp ngăn chặn vi phạm thực hiện quyền; - Bảo vệ nguồn nước khỏi ô nhiễm và các tác động tiêu cực khác; - Ngăn ngừa sự phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội, nhất là nhóm yếu thế; - Cung cấp phương tiện để các chính phủ và các công ty có trách nhiệm giải trình tiến trình thực thi bảo đảm quyền bảo đảm độ tin cậy và minh bạch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: cũng có những quốc gia chưa thừa nhận quyền tiếp cận nước và vệ sinh là một quyền con người cơ bản. Cụ thể: Hiến pháp, hệ thống pháp luật và tòa án Canada không công nhận quyền tiếp cận nước. Canada là nước duy nhất bỏ phiếu chống lại nghị quyết công nhận quyền tiếp cận nước tại Ủy ban Nhân quyền năm 2002, 2003, 2010 với hai lý do: (i) Nhận thức về quyền tiếp cận nước sẽ làm giảm các quyền con người khác bằng cách chuyển hướng các nguồn lực để thực thi, họ đưa ra câu hỏi: Điều gì có thể được nhấn mạnh hơn nếu sức khỏe và phúc lợi của một tỷ người, kể cả người Canada bị ảnh hưởng? (ii) Quyền tiếp cận nước có thể buộc Canada phải xuất khẩu nước cho các quốc gia nơi đang diễn ra tình trạng thiếu nước, như: Mỹ, Mexico. Tuy nhiên, đây chưa phải là lý do quan trọng nhất mà lý do chủ yếu là Canada chưa thực hiện tốt nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền tiếp cận nước giữa các cộng đồng dân cư. Hàng ngàn người dân Canada không tiếp cận được nước uống an toàn, chủ yếu là người thổ dân sống ở các khu bảo tồn. Chính phủ liên bang ước tính có khoảng 5.000 căn nhà của cộng đồng thổ dân (đại diện cho khoảng 20.000 cư dân) thiếu các dịch vụ cơ bản về nước, do đó tỷ lệ mắc bệnh do thiếu nước ở cộng đồng này cũng cao hơn nhiều lần so với dân số nói chung. Ủy viên Môi trường và PTBV cho rằng sở dĩ: "Khi nói đến sự an toàn của 12 nước uống, cư dân của các cộng đồng bản địa không được hưởng lợi nhiều so với những cộng đồng sống ngoài khu dự trữ. Điều này một phần do không có luật và quy định điều chỉnh cung cấp nước uống trong cộng đồng bản địa, không giống như các cộng đồng khác” [91, tr. 1-7]. Kết quả nghiên cứu của công trình: Water as a human right under international human rights law: Implications for the privatisation of water services- Nước là quyền con người theo luật nhân quyền quốc tế: Ý nghĩa của việc tư nhân hóa các dịch vụ nước đã phân tích tổng quan các vấn đề về tiến trình thực thi quyền tiếp cận nước sạch được chia thành 6 chương, mỗi chương quan tâm đến một chủ đề riêng liên quan đến quyền tiếp cận nước. - Chương 1: Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu, cơ sở lý luận. - Chương 2: Phân tích bản chất và phạm vi quyền tiếp cận nước theo luật quốc tế; theo đó quyền tiếp cận nước là một trong những bước phát triển quan trọng nhất trong thập kỷ qua; là sự gia tăng của các cách tiếp cận theo hướng nhân quyền nhằm cải thiện, khắc phục khủng hoảng nước toàn cầu, nhất là đề xuất được các công cụ thiết lập tiêu chuẩn giám sát thực thi quyền theo Bình luận số 15 đã đánh dấu sự thay đổi quyết định hướng tới xây dựng cơ sở pháp lý về quyền. - Chương 3: Phân tích mối quan hệ giữa tư nhân hóa và quyền tiếp cận nước. - Chương 4: Phân tích nghĩa vụ của Nhà nước trong bảo đảm thực thi quyền tiếp cận nước, tập trung đặc biệt vào bối cảnh tư nhân hoá các dịch vụ về nước. Tác giả đưa ra 04 nghĩa vụ của Nhà nước: tôn trọng, bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy quyền tiếp cận nước. Nghĩa vụ của Nhà nước để bảo vệ quyền con người chống lại hành vi vi phạm bởi các chủ thể tư nhân là một phần không thể tách rời của các nghĩa vụ của Nhà nước theo các hiệp ước về quyền con người và luật pháp quốc tế. - Chương 5: Phân tích trách nhiệm của các đối tác phi chính phủ trong thực hiện quyền, nhất là các tổ chức quốc tế hỗ trợ nguồn lực cả về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm giúp các quốc gia cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao điều kiện sống của người dân. Tuy nhiên, nhiều tổ chức thông qua các hỗ trợ này can thiệp vào cơ chế chính trị, vấn đề nội bộ quốc gia. Chính vì vậy, để hạn chế những mặt tiêu cực Liên hợp quốc sớm ban hành các nghĩa vụ ràng buộc hay Quy tắc ứng xử của các Tập đoàn xuyên quốc gia. Đây là nỗ lực của Liên Hợp Quốc đưa ra các định mức ràng buộc để điều chỉnh hoạt động của các Tập đoàn xuyên quốc gia. 13 - Chương 6 phân tích và thảo luận các thực tiễn tốt từ các cơ quan pháp luật khác nhau như khuôn khổ pháp lý, các sáng kiến chính sách quốc gia, các chiến lược, kế hoạch hành động, các hệ thống quy định và các thể chế do các quốc gia và các đối tượng khác sử dụng phù hợp với các tiêu chuẩn quy định do quyền sử dụng nước. Đóng góp đáng kể của công trình này là xây dựng mô hình trách nhiệm giải trình nhằm bảo đảm rằng các quốc gia và các đối tượng phi chính phủ tham gia cung cấp các dịch vụ về nước đã xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm để thực hiện các nghĩa vụ của quyền con người đối với nước. Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm chấp nhận luật, chính sách, các quy định để bảo vệ lợi ích của quyền tiếp cận nước khỏi sự can thiệp của các đối tác phi chính phủ. Đồng thời, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm đề xuất và thực thi các giải pháp chống lại các vi phạm quyền. Một trong những giải pháp quản lý các đối tác phi chính phủ: minh bạch thông tin, thảo luận hợp đồng [98, tr.1-95]. Ngoài ra, các biện pháp kỹ thuật cũng được đưa vào áp dụng để giám sát tiến trình cấp nước, như: Kết quả nghiên cứu của công trình: A confluence of new technology and the right to water: experience and potential from South Africa’s constitution and commons – Tích hợp công nghệ mới và quyền tiếp cận nước: kinh nghiệm và tiềm năng từ hiến pháp Nam Phi, cho thấy: Hiến pháp của Nam Phi quy định chi tiết về quyền tiếp cận nước (Section 27). Tuy nhiên, để đối mặt với những “áp lực” từ thiếu nước, nhiều biện pháp của chính phủ đã được thực thi. Bên cạnh các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, đầu tư cơ sở hạ tầng, Nam Phi ưu tiên phát triển hệ thống giám sát hoạt động cấp nước từ xa, như: ứng dụng công cụ Telemetry để tự động giám sát số lượng, chất lượng nước sử dụng, phát hiện rò rỉ, lỗi kỹ thuật, xả thải nước sao cho bảo đảm từ 20 đến 50 lít / người / ngày đến tất cả mọi người trong khoảng cách 200m. Các dữ liệu giám sát là “tức thời và thời gian thực” từ hiện trường sẽ được truyền tải đến trung tâm lưu trữ, tới bộ phận quản lý hoặc người dân qua tin nhắn SMS. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiếp cận nước đã giảm thời gian tìm kiếm các lỗi kỹ thuật, hạn chế số lượng nguồn nhân lực tham gia vào hệ thống quản lý, do đó chi phí cung cấp dịch vụ sẽ giảm, góp phần tạo nguồn lực cho đầu tư tái thiết và giảm giá thành sản 14 phẩm, qua đó giúp số lượng người dân được tiếp cận nước an toàn tăng lên. Hay áp dụng công cụ FLOW (Field Level Operations Watch) trong giám sát các điểm dịch vụ nước; dữ liệu sẽ được tải lên mạng Internet từ thực tế bởi các bên cơ quan quản lý địa phương qua ứng dụng điện thoại Android, từ đó thực trạng của mạng lưới phân phối nước sẽ xuất hiện trên Google Maps, những người quan tâm có thể truy cập dễ dàng. Tuy nhiên, có một thực tế là điện thoại thông minh có giá thành cao, không phải người dân nào cũng có thể sở hữu nên việc theo dõi thông tin không dễ dàng, đồng thời đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông tốt cần có nhiều nguồn lực hơn [101, tr.1-16]. 1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tiếp cận nước sạch ở nông thôn Có sự khác biệt lớn giữa tiếp cận các dịch vụ nước ở khu vực nông thôn và thành thị; trong đó người dân nông thôn khó tiếp cận các dịch vụ cấp nước sạch hơn, do thu nhập thấp không đủ kinh phí để trang trải cho tất cả các nhu cầu đời sống hàng ngày; theo thống kê có khoảng 5/6 người không tiếp cận được với nguồn nước được xử lý sống ở vùng nông thôn; người dân nông thôn ít có tiếng nói hơn trong các quyết định chính sách. Ngoài ra, các quy hoạch cấp nước thiếu tính bền vững và năng lực về tài chính, quản lý, các yêu cầu kỹ thuật nên việc cải thiện và duy trì các thành quả cấp nước rất hạn chế. Điều này được thể hiện trong các công trình nghiên cứu sau: Công trình nghiên cứu của Kerstin Danert and Cara Flowers (2012), People, Politics, the Environment and Rural Water Supplies - Con người, Chính trị, Môi trường và Cấp nước Nông thôn, tập trung phân tích khá toàn diện về quyền tiếp cận nước, nhất là các thành tố liên quan đến cấp nước nông thôn. Cố gắng trả lời các câu hỏi có liên quan, như: cấp nước nông thôn là gì? Tài chính thực thi như thế nào? Ai là người chịu trách nhiệm chính để hiện thực hóa quyền này? Theo đó, các tác giả cho rằng: Với việc tiếp cận nước và vệ sinh được Đại hội đồng Liên hợp quốc công nhận là một quyền độc lập đã mở ra cơ hội mới để cải thiện nguồn cấp nước. Đề xuất thuật ngữ “tiến trình hiện thực hóa” để các quốc gia có thời gian xác định các chiến lược, hiện thực hóa quyền tiếp cận nước phù hợp với bối cảnh trên cơ sở bộ tiêu chuẩn của Bình luận chung số 15 với các hình thức quản lý linh hoạt. Đồng thời, kết luận rằng: Vẫn còn khoảng cách khá lớn trong tiếp cận 15 nguồn nước được cải thiện giữa đô thị và nông thôn; Nghèo đói là yếu tố chủ yếu dẫn đến thiếu các dịch vụ cơ bản, nhất là ở vùng nông thôn của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Nghiên cứu cho rằng, các chính phủ và nhà tài trợ mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng và cải thiện các cơ sở cấp nước mà chưa chú trọng đến tính bền vững. Liên hợp quốc ước tính rằng 1/3 chiếc bơm tay đầu tư ở châu Phi không hoạt động; Thực tế, sau khi lắp đặt, chính phủ hoặc NGOs đã bàn giao các thiết bị cấp nước cho cộng đồng, từ đó họ có trách nhiệm quản lý và duy trì sự hoạt động của nguồn cung cấp. Tuy nhiên, chính phủ và các NGO thường quan tâm, chú trọng đến việc mở rộng lắp đặt các thiết bị cấp nước mới, cải thiện chất lượng nguồn nước mà không kèm theo nâng cao năng lực quản lý và nguồn lực tài chính hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng nên tính bền vững của các nguồn cung thường không ổn định. Ngoài ra, cư dân nông thôn ít có tiếng nói trong các quyết định về chương trình, kế hoạch và lựa chọn mô hình quản lý sau đầu tư hiệu quả. Vì vậy, để cải thiện nguồn cấp nước nông thôn cần tập trung vào các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, nhất là nâng cao trình độ quản lý và tìm phương pháp quản lý bền vững hướng tới hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ số 7, khoản c: Giảm một nửa số người không tiếp cận bền vững với nước uống an toàn và vệ sinh cơ bản thông qua các chính sách, tài chính và phương pháp tiếp cận cung cấp nước sinh hoạt kể từ năm 2000 [97, tr.2-17]. Trong công trình nghiên cứu: “On the right track: Good practices in realising the rights to water and sanitation – Đi đúng hướng: Bài học hay về thực hiện quyền nước và vệ sinh” của chuyên gia độc lập Liên hợp quốc về quyền tiếp cận nước và vệ sinh đã tổng quan nhiều hướng tiếp cận và các giải pháp của các quốc gia đã áp dụng để thực thi quyền, như: tiếp cận nước theo hướng cung ứng hoặc theo nhu cầu đối với cung cấp các dịch vụ nước, trong đó tiếp cận cung ứng được xem là giải pháp từ trên xuống, chính phủ (hoặc các cơ sở cung cấp được ủy quyền) cung cấp dịch vụ nước với sự tham gia hạn chế của người sử dụng, đây được xem là cách tiếp cận phổ biến ở các khu vực phát triển bởi không có sự lựa chọn về loại hình và giá cả dịch vụ; tiếp cận theo nhu cầu là loại hình người sử dụng tham gia đầy đủ các quyết định liên quan đến loại hình dịch vụ và mức giá phải trả; tiếp cận theo cung ứng phù hợp với nguyên tắc các chính phủ có trách 16 nhiệm bảo đảm rằng các quyền về nước được thực hiện cho tất cả mọi người, tuy nhiên, nếu bỏ qua sự tham gia của người dân và cộng đồng có thể các dịch vụ cung cấp không đáp ứng các nhu cầu và mong muốn cụ thể của cộng đồng. Từ các kết quả tổng quan này, cho thấy để thực thi hiệu quả quyền tiếp cận nước cần có sự tham gia của tất cả các bên có liên quan đến dịch vụ cung cấp, điều này đã được minh chứng ở hàng loạt các chương trình, dự án ở quốc gia, chẳng hạn [88, tr.26-40; 113-118]: Tại Tanzania, với sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ ONGAWA, Ingenieria Para el Desarrollo Humano đã khắc phục được những khó khăn về năng lực quản lý và tính bền vững của các điểm cấp nước. Các tổ chức và chính quyền địa phương đã áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của tất cả các bên có liên quan, không phân biệt đối xử để bảo đảm rằng mọi khía cạnh liên quan đến tiếp cận các dịch vụ về nước đều được xem xét, đánh giá về kỹ thuật, lợi ích về sức khỏe, bảo đảm về môi trường, khả năng của người sử dụng, từ các thảo luận, phân tích đó đã tìm ra giải pháp hợp lý, phù hợp với năng lực và mong muốn của người sử dụng, đó là: thành lập ủy ban thực hiện quản lý, điều hành các điểm cấp nước với sự hỗ trợ nâng cao nhận thức và năng lực quản lý của các tổ chức phi chính phủ; đến nay các điểm cấp nước đã bảo đảm được tính bền vững về kỹ thuật và tài chính. Chương trình quản lý nguồn tài nguyên nước (WARM-P) ở Nepal: đã được thiết kế để sử dụng các nguồn nước giới hạn ở mức tối đa của cộng đồng với việc ưu tiên cho mục đích sử dụng cá nhân và sinh hoạt. Chương trình đã làm việc với cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ địa phương, chính quyền địa phương, đại diện các hộ gia đình để cùng thảo luận đưa ra danh sách ưu tiên sử dụng nước , đánh giá tính khả thi của các dự án nước và đề xuất giải pháp kỹ thuật phù hợp nhất cho việc quy hoạch tổng thể sử dụng nước. Hai hoạt động trên đây đã thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng với chính quyền địa phương để tăng khả năng các dịch vụ về nước sẽ được bền vững và tăng trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương trong việc cung cấp, vận hành và duy trì các dịch vụ này. Có 03 nguồn cấp nước sinh hoạt chính cho dân cư nông thôn, đó là nước bề mặt, nước ngầm và nước mưa với các công nghệ dịch vụ cấp cũng đa dạng phù hợp với điều kiện của từng lãnh thổ. Theo Khung đánh giá kỹ thuật (TAF) đề xuất 07 kỹ thuật cấp nước: Khai thác nước ngầm: công nghệ khoan, đào giếng; Khai thác 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan