Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh đến năm 2025...

Tài liệu Bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh đến năm 2025

.PDF
163
277
66

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n --------------- §ç TUÊN S¥N B¶O §¶M LùC L¦îNG LAO §éNG CHO C¸C KHU C¤NG NGHIÖP TØNH B¾C NINH §ÕN N¡M 2025 Chuyªn ngµnh: kinh tÕ ph¸t triÓn M· sè: 62310105 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. PH M NG C LINH Hµ Néi - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Luận án Đỗ Tuấn Sơn năm 2017 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VÀ TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC HỘP PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án........................................................ 5 6. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ............................................................... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 15 1.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 18 Kết luận Chương 1................................................................................................... 20 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ......................................................................... 21 2.1. Khu công nghiệp và LLLĐ trong khu công nghiệp ..................................... 21 2.1.1. Khu công nghiệp ....................................................................................... 21 2.1.2. Lực lượng lao động trong KCN ................................................................. 28 2.2. Bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp ................................ 45 2.2.1. Khái niệm và nội hàm bảo đảm LLLĐ trong KCN .................................... 45 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá bảo đảm LLLĐ cho các KCN ................................. 50 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo đảm LLLĐ cho các KCN......................... 52 Kết luận Chương 2................................................................................................... 63 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH.......................................................... 64 3.1. Phát triển các KCN ở tỉnh Bắc Ninh ............................................................ 64 3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh ....................... 64 3.1.2. Quá trình phát triển các KCN và vai trò các KCN tỉnh Bắc Ninh ............... 71 3.2. Kết quả bảo đảm LLLĐ các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh .................. 78 3.2.1. Bảo đảm số lượng LLLĐ các KCN tỉnh Bắc Ninh ..................................... 78 3.2.2. Bảo đảm chất lượng LLLĐ các KCN tỉnh Bắc Ninh .................................. 87 3.2.3. Bảo đảm tiến độ cung cấp LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh .................. 88 3.3. Đánh giá việc bảo đảm LLLĐ cho các KCN ở tỉnh Bắc Ninh ..................... 89 3.3.1. Đánh giá việc bảo đảm số lượng LLLĐ cho các KCN ............................... 89 3.3.2. Đánh giá bảo đảm chất lượng LLLĐ cho các KCN.................................... 91 3.3.3. Đánh giá bảo đảm tiến độ cung cấp LLLĐ cho các KCN........................... 92 Kết luận Chương 3................................................................................................... 97 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH ...................................... 98 4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội có lien quan đến bảo đảm lực lượng lao động KCN tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................................ 98 4.1.1 Bối cảnh quốc tế ......................................................................................... 98 4.1.2. Bối cảnh trong nước ................................................................................ 101 4.1.3. Bối cảnh tỉnh Bắc Ninh ........................................................................... 102 4.2. Quan điểm, định hướng về bảo đảm LLLĐ cho các KCN......................... 104 4.2.1. Quan điểm ............................................................................................... 104 4.2.2. Định hướng ............................................................................................. 105 4.3. Dự báo lực lượng lao động .......................................................................... 106 4.3.1. Dự báo cung lao động.............................................................................. 106 4.3.2. Dự báo nhu cầu lao động của các KCN đến năm 2025 ............................ 107 4.4. Giải pháp ...................................................................................................... 111 4.4.1. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước ............................................................ 111 4.4.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp ..................................................... 123 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 126 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................... 128 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 129 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 137 DANH MỤC VÀ TỪ VIẾT TẮT FDI: Foreign Direct Investment ILO: International Labour Organization JICA: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản KCN: Khu công nghiệp KCX: Khu chế xuất LLLĐ: Lực lượng lao động NNL: Nguồn nhân lực R&D: Research & Development STEP: Skills Toward Employment and Productivity TVET: Giáo dục và Đào tạo nghề UN: United Nations UNIDO: United Nations Industrial Development Organization DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Giải thích tên biến phụ thuộc và độc lập .................................................... 60 Bảng 3.1: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành giai đoạn 2006-2015 ............................ 65 Bảng 3.2: Cơ cấu tổng sản phẩm qua các năm ........................................................... 67 Bảng 3.3: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi qua các năm................................................ 69 Bảng 3.4: Dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo trình độ qua các năm ........................... 70 Bảng 3.5: Kết quả ước lượng vai trò của LLLĐ đến tăng trưởng giá trị gia tăng ........ 77 Bảng 3.6. Cơ cấu LLLĐ theo giới tính trong các KCN .............................................. 80 Bảng 4.1. Dự báo cung LLLĐ đến năm 2025........................................................... 106 Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mô hình cầu lao động theo kỹ năng ............................ 107 Bảng 4.3. Nhu cầu lao động trong KCN đến năm 2025 ............................................ 111 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành LLLĐ trong KCN ..................................................... 32 Hình 2.2: Các dạng cơ cấu lực lượng lao động KCN.................................................. 33 Hình 2.3: Cấu trúc nguồn nhân lực công nghiệp ........................................................ 35 Hình 2.4: Ba khía cạnh của kỹ năng trong khảo sát STEP .......................................... 37 Hình 2.5: Các yếu tố cấu thành chất lượng lao động .................................................. 39 Hình 2.6: Khung nghiên cứu của Luận án .................................................................. 62 Hình 3.1: GRDP (giá hiện hành) qua các năm............................................................ 65 Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm ..................................................... 66 Hình 3.3: Cơ cấu tổng sản phẩm qua các năm ............................................................ 67 Hình 3.4: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi .................................................................... 69 Hình 3.5: Cơ cấu LLLĐ theo trình độ ........................................................................ 70 Hình 3.6: Diện tích đất có thể cho thuê của các KCN tỉnh Bắc Ninh .......................... 71 Hình 3.7: Diện tích đã cho thuê của các KCN ............................................................ 72 Hình 3.8: Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư vào các KCN giai đoạn 2006-2015 .................. 73 Hình 3.9: Số lượng dự án đầu tư giai đoạn 2006-2015 ............................................... 74 Hình 3.10: Giá trị xuất khẩu giai đoạn 2006-2015...................................................... 75 Hình 3.11: Quy mô LLLĐ trong KCN giai đoạn 2006-2015 ...................................... 79 Hình 3.12. So sánh LLLĐ trong KCN với LLLĐ khu vực CN và DV và LLLĐ của cả tỉnh ............................................................................................................ 80 Hình 3.13: Cơ cấu LLLĐ theo giới tính ..................................................................... 81 Hình 3.14: Cơ cấu LLLĐ theo nhóm tuổi trong KCN so với lao động đang làm việc và dân số từ 15 tuổi trở lên ............................................................................................. 82 Hình 3.15: Cơ cấu LLLĐ theo nguồn cung trong các KCN ........................................ 86 Hình 3.16: Cơ cấu LLLĐ theo trình độ trong KCN .................................................... 87 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 3.1. Đặc điểm LLLĐ của các doanh nghiệp KCN .............................................. 82 Hộp 3.2. Đặc điểm sử dụng lao động của doanh nghiệp trong KCN ........................... 85 Hộp 3.3. Thời gian doanh nghiệp tuyển lao động ....................................................... 93 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cho đến nay, trên thế giới khu công nghiệp đã có lịch sử phát triển trên một trăm năm, với nhiều thế hệ phát triển, từ các quốc gia đầu tiên như Italia, Anh, Mỹ… cho đến các nước có nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các quốc gia đang phát triển... Mô hình KCN đã tạo ra cơ hội phát triển mạnh mẽ công nghiệp, trở thành động lực phát triển kinh tế. Sự thành công của các nước đã chứng minh rằng, mỗi quốc gia với mô hình phát triển KCN phù hợp sẽ đẩy nhanh và rút ngắn quá trình thực hiện công nghiệp hóa. Tại Việt Nam, KCN được xây dựng và phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước. Các KCN đã tạo ra khu vực công nghiệp tập trung, là công cụ quan trọng thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. KCN đã trở thành một bộ phận đặc biệt quan trọng cấu thành của nền kinh tế, tạo ra diện mạo mới đối với quá trình phát triển công nghiệp, lan tỏa mạnh mẽ và góp phần quan trọng trong chuyển đổi kinh tế một cách toàn diện và sâu sắc, giúp Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn: từ một nước nghèo kém phát triển, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình và nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với thế giới với tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và toàn diện. Đối với Bắc Ninh, sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, các KCN đã mở ra một hướng phát triển mới, trở thành động lực chủ yếu của quá trình phát triển, tác động nhiều mặt đến kinh tế - xã hội, nhất là các địa bàn có KCN. KCN là một yếu tố quyết định tăng trưởng nhanh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa Bắc Ninh từ địa phương kém phát triển, từ tỉnh thuần nông trở thành tỉnh phát triển với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp đầu của cả nước (năm 2016, GRDP chiếm 2,8%, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 12,3%, giá trị xuất khẩu chiếm 13% tổng giá trị của cả nước). Theo quy hoạch, Bắc Ninh có 14 KCN, diện tích quy hoạch 4705 ha, diện tích đất cho thuê 3225,6ha. Trong đó có 9 KCN đang hoạt động, diện tích cho thuê đạt 1385ha, thu hút 12,5 tỷ USD, tốc độ tăng diện tích thuê đất đạt 11,8%, vốn đầu tư đạt 29,7%, lao động đạt 38,1%. Số lượng các dự án tăng nhanh, quy mô đầu tư và trình độ công nghệ ngày càng cao đã và đang đặt ra nhu cầu cao đối với các yếu tố đầu vào. Trong đó việc bảo đảm lực lượng lao động cho các KCN là vấn đề rất bức thiết, trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm nhu cầu lao động KCN khoảng trên hai vạn lao động. 2 Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách về lao động, trong đó có nhiều biện pháp đảm bảo lực lượng lao động cho phát triển các KCN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tại các địa phương đang phát triển KCN, nhất là các địa phương có KCN có số lượng lớn các dự án đầu tư và công nghệ hiện đại, hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động cả về chất lượng và số lượng. Số lượng dự án đầu tư tăng nhanh dẫn đến gia tăng đột biến về nhu cầu lao động, cả lao động phổ thông và lao động chất lượng cao, trong khi cung lao động chưa đáp ứng được, dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu về lao động cho các KCN. Doanh nghiệp không chỉ mất nhiều thời gian để tuyển lao động mà còn mất nhiều thời gian để đào tạo lại lao động, thậm chí không tuyển được lao động cho nhiều vị trí công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao. Vấn đề trên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đầu tư của doanh nghiệp, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm chậm quá trình phát triển công nghiệp của các địa phương, đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Là một trong những địa phương tiêu biểu về phát triển KCN (năm 2016, so với cả nước Bắc Ninh đứng thứ 5 về thu hút vốn FDI, đứng thứ 2 về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp), Bắc Ninh hiện đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động. Vì vậy, một trong những vấn đề cấp thiết để phát triển các KCN hiện nay đó là đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động các KCN. Mặc dù, đối với chủ đề KCN, đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu như phát quy hoạch, hạ tầng, an sinh xã hội, vốn, nguồn nhân lực, lao động... Tuy nhiên, những nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các KCN còn rất hạn chế, thiếu tính hệ thống cũng như nền tảng lý luận và những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Luận án “Bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025” nhằm góp phần làm sóng tỏ một số khoảng trống nghiên cứu như xác định nội hàm bảo đảm LLLĐ cho các KCN, các tiêu chi chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến bảo đảm LLLĐ cho các KCN mà các nghiên cứu trước đây còn hạn chế; mặt khác giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay khi nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, luận án hình thành khung nghiên cứu về bảo LLLĐ trong các KCN, trên cơ sở đó, phân tích thực trạng bảo đảm LLLĐ cho các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp bảo đảm LLLĐ cho các 3 KCN tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025. Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án tập trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: (1) Nội hàm của bảo đảm LLLĐ cho các KCN ? Các tiêu chí đánh giá bảo đảm LLLĐ cho các KCN ? Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng bảo đảm LLLĐ cho các KCN ? (2) Mô hình dự báo cung cầu lao động được áp dụng trong đảm bảo lực lượng lao động cho các khu công nghiệp như thế nào ? (3) Thực trạng bảo đảm lực lượng lao động trong các KCN tỉnh Bắc Ninh như thế nào ? (4) Giải pháp bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025 là gì ? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo đảm LLLĐ cho các KCN. Bảo đảm lực lượng lao động bao gồm 3 nội dung: bảo đảm về quy mô, cơ cấu và chất lượng. Chất lượng lực lượng lao động thường bao gồm kỹ năng, kỷ luật, thái độ và sức khỏe của người lao động. Tuy nhiên luận án chỉ tập trung nghiên về kỹ năng, kỷ luật, thái độ, sự thích ứng với việc làm, đây là những vấn đề lớn đặt ra trong việc bảo đảm chất lượng của LLLĐuarong các KCN tỉnh Bắc Ninh nói riêng trên phạm vi cả nước nói chung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 14 KCN trong đó 9 KCN đang hoạt động. Đây chính là các đối tượng nghiên cứu khi đánh giá thực trạng bảo đảm LLLĐ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh Về mặt thời gian: Phần thực trạng, Luận án sẽ nghiên cứu tình hình bảo đảm LLLĐ cho các KCN giai đoạn 2006-2015 và kiến nghị các giải pháp bảo đảm LLLĐ cho các KCN đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu, Luận án sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp: Để đánh giá các nghiên cứu về đối tượng 4 của Luận án, từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu và xây dựng khung nghiên cứu cho Luận án. Mặt khác, phương pháp này còn được dùng để phân tích thực trạng bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh để rút ra những kết luận có ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn. Phương pháp so sánh: Để so sánh một số nội dung liên quan đến bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh với các nghiên cứu đã có. - Phương pháp thống kê: Các dữ liệu sử dụng trong luận án được tổng hợp từ các nguồn chủ yếu là : Tổng cục Thống kê, World Bank, UBND tỉnh Bắc Ninh, Cục Thống kê, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh… - Phương pháp so sánh đối chứng: Trên cơ sở số liệu thu thập, tác giả đánh giá biến động theo từng năm, so sánh với các nghiên cứu đã có. - Luận án kết hợp phương pháp định lượng và định tính nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Luận án xây dựng khung nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu. - Phương pháp thu thập dữ liệu: (1) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập, tổng hợp các tài liệu nước ngoài và trong nước về bảo đảm LLLĐ cho các KCN, gồm sách tham khảo, giáo trình, luận án, đề tài khoa học, các tài liệu trên internet. Sau khi có các dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành phân loại, tổng hợp, lựa chọn sử dụng dữ liệu phù hợp để xây dựng cơ sở lý luận, hình thành khung nghiên cứu của Luận án. (2) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi đối với doanh nghiệp; phỏng vấn trực tiếp các cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Phiếu hỏi doanh nghiệp được thiết kế trên cơ sở tham khảo các tài liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các loại mẫu phiếu của các cuộc điều tra về lao động của các cơ quan, tổ chức. Kích thước mẫu: Tác giả gửi 100 phiếu hỏi đến các doanh nghiệp trong KCN được phân theo ngành và quy mô sử dụng lao động và thu về được 100 phiếu. Đồng thời, phỏng vấn các cán bộ làm việc tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh. 5 - Phương pháp xử lý dữ liệu: Sau khi có các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tác giả kiểm tra, làm sạch các dữ liệu và sử dụng phần mềm làm công cụ xử lý dữ liệu phục vụ mục tiêu nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 1. Xuất phát từ các nghiên cứu về LLLĐ, KCN, Luận án đã làm rõ nội hàm lực lượng lao động KCN, bảo đảm LLLĐ cho các KCN. Đưa ra các tiêu chí đánh giá việc bảo đảm LLLĐ và phân tích các nhân tố tác động đến bảo đảm LLLĐ cho các KCN. 2. Luận án xây dựng khung nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các KCN nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng trên cơ sở lý thuyết về cung cầu lao động. 3. Từ nghiên cứu lý thuyết, đánh giá thực trạng bảo đảm LLLĐ cho các KCN, Luận án đưa ra nhiều kết luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Việc giải quyết vấn đề bảo đảm LLLĐ cho các KCN phải trên cơ sở cân đối cung cầu lao động. Xác định 02 chủ thể chính trong bảo đảm LLLĐ cho các KCN đó là nhà nước có vai trò quản lý vĩ mô với các chính sách hỗ trợ nhằm tạo nguồn cung lao động, kết nối cung cầu lao động; doanh nghiệp với vai trò tạo ra cầu lao động, tự bảo đảm, tạo các yếu tố bên trong nhằm thu hút, sử dụng lao động; chủ thể khác là tổ chức góp phần tạo nguồn cung và kết nối cung cầu lao động. Trên cơ sở phân tích bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2015, Luận án chỉ ra những kết quả, hạn chế, đánh giá, nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các KCN. Chương 2: Cơ sở lý luận về bảo đảm LLLĐ cho các KCN. Chương 3: Thực trạng bảo đảm LLLĐ cho các KCN ở tỉnh Bắc Ninh. Chương 4: Một số giải pháp bảo đảm LLLĐ cho các KCN ở tỉnh Bắc Ninh 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Năm 1896, đánh dấu sự ra đời của KCN đầu tiên trên thế giới tại Trafford Park, Manchester bởi một tập đoàn tư nhân. Tại Mỹ năm 1899 ra đời một địa hạt công nghiệp cũng bởi một tập đoàn tư nhân. Năm 1904, khu công nghiệp của Napels ở Italia được thành lập bởi một đạo luật của thành phố (Goss Anthony, 1962). Trong 30-40 năm tiếp theo, chỉ có một vài tập đoàn tư nhân ở Anh và Mỹ cùng một vài thành phố ở Ý tiếp tục thành lập các khu công nghiệp. Tất cả đều thuộc tư nhân, nhằm mục tiêu lợi nhuận và hoạt động mang tính thương mại. Các nỗ lực đầu tiên trong việc sử dụng các KCN cho mục đích công nghiệp hóa được Chính phủ Anh thực hiện từ giai đoạn suy giảm kinh tế trong những năm ba mươi của thế kỷ XX. Trên thực tế khái niệm này được đưa ra và cân nhắc từ sau Thế chiến II, khi Chính phủ Anh thông qua một chính sách quốc gia về các điểm công nghiệp hướng đến các ngành công nghiệp mới ở các khu vực bị trì trệ, khu vực không may bị tàn phá và các trung tâm dân cư mới để giúp các nơi đó phân bố dân cư tốt hơn và đa dạng khu vực của ngành công nghiệp. Tại Hoa Kỳ, sáng kiến của Chính phủ đưa ra tương đối muộn và áp dụng các ý tưởng về bất động sản ở quy mô lớn, chúng được kích cầu bởi sự bùng nổ to lớn của các ngành công nghiệp chỉ từ trong và sau Thế chiến II. Những năm 1950, các KCN lớn đã được lên kế hoạch xây dựng, phát triển ở Mỹ và Canada. Tiến trình trong lĩnh vực này được tối đa hóa vào những năm 1950. Sau đó, kỹ thuật của các khu đất công nghiệp đã nhận được sự chú ý trên toàn thế giới do việc sử dụng thành công của nó, đặc biệt là ở Anh. Kể từ đó, đã có một hiện tượng tăng lên nhanh chóng trong việc thành lập các khu đất cho công nghiệp, cả ở nước công nghiệp tiên tiến và các nước mới công nghiệp hóa. Trong những năm 1970 – 1980 của thế kỷ XX, chứng kiến sự loại bỏ dần các ngành công nghiệp nặng trong KCN và hướng tới phát triển nghiên cứu chuyên sâu; nhiều nước xây dựng khu chế xuất để thu hút đầu tư từ các nước có lợi thế vốn và công nghệ. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng gặt hái được thành công khi áp dụng mô hình này. Vì vậy, một số quốc gia tìm cách áp dụng các mô hình mới và hiệu 7 quả hơn: Hàn Quốc áp dụng mô hình KCN tập trung; Trung Quốc áp dụng mô hình KCN Hương Trấn (thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đặc biệt ở khu vực nông thôn đang phát triển), mô hình khu kinh tế mở (với quy mô rất lớn, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước). Khu công nghiệp đã trải qua nhiều thế hệ phát triển. Thế hệ KCN đầu tiên được xây dựng vào những năm 1970 cấu trúc đơn giản, trong đó khu vực văn phòng chiếm 10% - 15% diện tích. Thế hệ khu công nghiệp thứ hai phát triển trong giai đoạn 1975 – 1985 với cấu trúc phức tạp hơn, khu vực văn phòng rộng hơn được các công ty phân thành các bộ phần như khoa học, công nghệ và kinh doanh. Thế hệ khu công nghiệp thứ ba phát triển kể từ nửa cuối những năm 1980 với một khu vực linh hoạt và danh mục đầu tư dịch vụ cũng như sự gia tăng số lượng các nhân viên văn phòng, đặc biệt là việc tập trung cho công nghệ thông tin. Thế hệ khu công nghiệp thứ tư được phát triển từ giữa những năm 1990 với danh mục đầu tư được mở rộng, sử dụng công nghệ cao và trở thành một phần của mạng lưới hợp tác quốc tế. Ngày nay, các nước trên thế giới đã và đang xây dựng mô hình KCN sinh thái (Eco-Industrial Parks). Trong đó doanh nghiệp hợp tác hợp tác với nhau và với địa phương trong một nỗ lực để tăng trưởng lợi ích kinh tế và bảo đảm lợi ích môi trường, phát triển bền vững. Cho đến nay, trên thế giới khu công nghiệp đã có lịch sử phát triển trên một trăm năm, từ các quốc gia đầu tiên như Italia, Anh, Mỹ… cho đến các quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... và các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam. Tại Việt Nam nhận thức về KCN với tư cách là khu vực phát triển công nghiệp theo quy hoạch nhất định dần được hình thành trong quá trình đổi mới, đặc biệt là kể từ khi đầu tư nước ngoài gia tăng và có vai trò quan trọng đối với phát triển công nghiệp và cả nền kinh tế. Quá trình xây dựng và phát triển KCN bắt nguồn từ quá trình phát triển của công nghiệp với tư cách là ngành sản xuất đặc thù với tính tập trung cao. Sự phát triển của ngành công nghiệp biểu hiện sự phát triển của sản xuất tập trung quy mô lớn, đồng thời là sự phát triển của lao động tập thể với số lượng lớn. Ở giai đoạn đầu, tính tập trung của sản xuất công nghiệp được thực hiện chủ yếu trong phạm vi của từng chủ thể. Các xí nghiệp tập trung ở những khu vực nhất định, gắn với sự phát triển của các địa phương, tuy nhiên các xí nghiệp này thường không tập trung mà phân bố tương đối tách rời về không gian, trong sự xen lẫn với các khu dân cư. Khi ngành công nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ, sự tập trung các xí nghiệp ngày càng cao, với gia tăng về số lượng và quy mô các nhà máy, mật độ ngày càng cao đặt ra yêu cầu đối với tổ chức, phân bố các xí nghiệp. Điều này đòi hỏi sản xuất công nghiệp phải có không 8 gian tương đối tách biệt, với những đặc thù về cơ sở hạ tầng, về cơ chế chính sách, bảo đảm phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành công nghiệp và nguồn lực phát triển của từng vùng và địa phương. Do vậy, sự hình thành và phát triển các KCN gắn với việc hình thành không gian lãnh thổ dành cho các hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp, nó cho thấy sự tập trung về sản xuất, kinh doanh ở mức độ cao hơn trước, với cơ sở hạ tầng đặc thù phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở yêu cầu và điều kiện của từng địa phương, từng quốc gia. Có thể khẳng định tính hiệu quả của sản xuất công nghiệp tập trung, với năng suất và chất lượng cao là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời các KCN với quy mô, cơ cấu phù hợp. Để bảo đảm sự phát triển bền vững và hiệu quả của các khu công nghiệp, gần đây các nước cũng chú ý phát triển các khu đô thị kế cận KCN để bảo đảm ổn định đời sống cho lao động và gia đình họ, nhằm đạt hiệu quả tổng hợp cao. Việc hình thành các KCN trên cơ sở mục đích của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Tại Anh, KCN hoạt động trên cơ sở thương mại mà không có sự trợ giúp từ chính phủ hoặc sự tham gia của các đối tượng độc quyền tạo ra lợi nhuận bằng cách thu tiền thuê tòa nhà và dịch vụ cung cấp bởi các khu công nghiệp. Tại Mỹ, KCN được thành lập cho vùng kế hoạch và cung cấp diện tích nhà xưởng cho các doanh nghiệp, nhằm làm giảm sự đông đúc và ách tắc ở các thành phố. Tại Nhật Bản, mục tiêu thúc đẩy KCN là giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ tăng năng suất và khuyến khích hoạt động; là di chuyển doanh nghiệp vào các nhóm phù hợp với khu vực nhất định, và đặt ở khu vực xa vùng đô thị. Vì vậy ngành công nghiệp nhỏ không còn các khó khăn như nêu ở trên. Tại Ấn Độ, mục tiêu chính là công nghiệp hóa khu vực nông thôn và vùng lạc hậu và thúc đẩy sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Mô hình KCN đã tạo nhiều điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh phát triển, tạo ra cơ hội phát triển mạnh công nghiệp, thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa. Sự thành công của các nước đã chứng minh rằng, mỗi quốc gia với mô hình phát triển KCN phù hợp sẽ làm cho quá trình công nghiệp hóa rút ngắn. KCN đã trở thành động lực phát triển kinh tế, và sự phát triển của KCN không thể tách rời với các địa phương. Các nghiên cứu về KCN gắn với lịch sử trên một trăm năm hình thành và phát triển của các KCN, trong đó phải kể đến các nghiên cứu: - Các lý thuyết về lao động và định vị công nghiệp: Alfred Weber, người đầu tiên đưa ra lý thuyết định vị công nghiệp ở giai đoạn đầu tiên đã tiếp cận vấn đề lao động theo cách thức mang tính chất kinh tế tiêu biểu, lao động được coi như một yếu tố đầu vào đơn thuần đối với chức năng sản xuất ấn định từ trước (Alfred Weber, 1929). Lý thuyết định vị này của Weber thu hút sự quan 9 tâm bởi lẽ nó chính là một trong 2 lý thuyết định vị khu vực mà ông đã viết và liên quan tới chi phí của doanh nghiệp thay đổi theo không gian. Mặc dù Weber thừa nhận rằng toàn bộ chi phí lao động có thể thay đổi theo 2 lý do: (1) Sự khác biệt về mức độ hiệu suất lao động, mức lương theo khu vực: Các loại hình tổ chức lao động khác nhau và loại máy móc được trang bị để lao động làm việc, nhưng chỉ có những yếu tố về hiệu suất lao động và tiền lương mới phù hợp với lý thuyết của ông về định hướng lao động. Tỷ lệ tiền lương chính là biến thể quan trọng thay đổi theo không gian. Hơn thế, Weber thấy rằng tỷ lệ tiền lương được xác định ở các khu vực nước ngoài hơn là từ nơi này đến nơi khác, ông tranh cãi rằng sự khác biệt về mức lương vùng miền cố định theo thời gian. Tỷ lệ tiền lương thấp có thể làm thay đổi vị trí tối ưu của một doanh nghiệp nếu các khoản tiết kiệm liên quan đến chi phí lao động góp phần làm tăng chi phí vận chuyển. Theo Weber, việc phân phối lao động theo không gian, năng suất và mức lương nên được giả định theo một ưu tiên, tác động không chỉ tới quyết định định vị của doanh nghiệp, mà còn tới lý thuyết định vị bản thân doanh nghiệp đó. Việc phân phối lao động theo không gian, năng suất và mức lương nên được giả định theo một ưu tiên, tác động tới quyết định định vị bản thân doanh nghiệp đó. Nói cách khác, chúng thực tế là những vấn đề mang tính định vị, là những sản phẩm của định vị trước đó. (2) Các loại hình lao động hoặc kỹ năng bị ảnh hưởng từ ngoài vào: Bởi vì nếu lao động được trao đổi trong một thị trường duy nhất tại một mức giá duy nhất (hoặc đặt vào tình huống khác, nếu thị trường được chỉ phân đoạn theo không gian, trong thị trường lao động khu vực), nó phải đồng nhất, ngụ ý tới bất cứ ai có thể làm công việc của người khác. Nếu nó không được trao đổi trong một thị trường duy nhất tại một mức giá duy nhất, thì toàn bộ hình học vấn đề của Weber sẽ bị đảo lộn, và không ai có thể làm giảm các vấn đề lao động cho tới những mức lương. Một số tác giả nghiên cứu về sự kết nối giữa kỹ năng và sự định vị để đưa ra quan điểm, minh chứng cho các mô hình vòng đời của lợi nhuận, sản phẩm (Vernon 1960, Rees 1979, Markusen 1985). Mô hình này cố gắng mô tả sự phân cấp của ngành công nghiệp, các sản phẩm mới được xem là kết quả của đổi mới sản phẩm xảy ra trong khu vực đô thị lớn, các khu vực này có loại hình của nền kinh tế tích tụ, dành cho các doanh nghiệp ưu tiên sản xuất. Khi mới bắt đầu, quy mô sản xuất doanh nghiệp khá nhỏ, các doanh nghiệp sẽ không thể cung cấp các các dịch vụ và nguyên liệu cần thiết trong nội bộ. Họ sẽ có xu hướng xác định vị trí những thành phố nơi mà các sản phẩm này có thể dễ dàng có được. Trong giai đoạn đầu đời của một ngành công nghiệp, quá trình sản 10 xuất có thể phải thử nghiệm và có nhiều sai sót, các kỹ thuật khác nhau được thử nghiệm: điều này có nghĩa rằng người lao động sẽ phải hiểu biết đầy đủ về quá trình sản xuất để thử nghiệm với công việc của họ. Các nhân viên cần thực hiện một loạt các nhiệm vụ; họ có công ăn việc làm thực sự khá khác so với công nhân dây chuyền chuẩn hóa công việc của họ. Mức lương mang tính phụ thuộc trong giai đoạn đầu của chu kỳ, dựa vào tay nghề hoặc khả năng làm việc. Các khía cạnh không gian của mô hình vòng đời của sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào khái niệm nền kinh tế đô thị hoá (Hoover 1937) nhằm giải thích vị trí làm việc trong giai đoạn đầu của nó và các yếu tố quan trọng ở đây là sự đa dạng lực lượng lao động lớn với một loạt các kỹ năng. Đây là một loại "kỹ năng định hướng" vị trí không giống như bất cứ điều gì được tìm thấy trong lý thuyết của Weber. (Edmund A Egan, 1993, 106-115) Sự tăng trưởng của thị trường sản phẩm (hoặc đầu ra, ở cấp độ của doanh nghiệp) được gắn liền với một hình thức rất cụ thể về sự thay đổi công nghệ: thay đổi mang tính đột nhiên trong ngành công nghiệp từ “định hướng kĩ năng" tới “định hướng kĩ năng thấp”. Việc hợp lý hóa quá trình lao động làm thay đổi nhu cầu của doanh nghiệp và xu hướng địa phương của nó. Thực tế, vòng đời của sản phẩm đã bị xem là quá trình xác định (Storper, 1985), đã không ngăn cản nhiều tác giả theo đuổi các kết nối giữa các mô hình kinh tế vĩ mô của nhu cầu ngành, tổ chức công nghiệp, thay đổi công nghệ trong sản xuất, nhu cầu lao động và nơi làm việc; thực sự ngày nay được coi yếu tố quyết định tới sự thay đổi trong ở cả thị trường lao động và địa điểm công nghiệp (Schoenberger, 1989). Lý thuyết phân loại lao động quốc tế mới (F. Fröbel, J.Heinrichs and O. Kreye, 1980). Lý thuyết này nhằm giải thích sự xuất hiện của một số ngành công nghiệp chế tạo ở các nước thuộc Thế giới thứ ba. Công nghiệp hóa ở các nước thuộc Thế giới thứ 3 đã dẫn đến kết quả là một số quốc gia đã chuyển đổi cơ cấu thương mại – xuất khẩu của họ theo hướng nhiều sản phẩm gia công hơn và ít sản phẩm thô hơn. Lý thuyết này đưa ra 3 yếu tố chính tạo cho sự phát triển: (1) Sự tập trung dân cư đông đúc tại các nước thuộc Thế giới thứ ba; (2) Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông; (3) Sự thay đổi tạo ra lao động của chủ nghĩa tư bản tại các nước thuộc Thế giới thứ nhất. Yếu tố đầu tiên cần thiết để đảm bảo nguồn cung cấp lao động giá rẻ cho ngành công nghiệp ở các nước Thế giới thứ ba. Yếu tố thứ hai về công nghệ cho phép chia tách các công đoạn tạo ra sản phẩm, bằng cách cho phép việc tích hợp thông qua sự trợ giúp của các máy móc điện tử. Yếu tố thứ ba, thứ mà liên quan nhiều hơn đến vấn đề chúng ta quan tâm trong nghiên cứu này, ủng hộ lập luận của Braverman (1974), bằng cách tiếp tục cho rằng xu thế chung 11 trong sản xuất tư bản ở thế kỷ 20 đã trở nên hợp lý hơn trong phân chia lao động với sự phân biệt rõ ràng hơn giữa công việc lý thuyết và công việc thực hành. Công việc lý thuyết sẽ ngày càng phát triển hơn, dành cho những nhà quản lý và hoạch định công nghiệp; công việc thực hành sẽ có xu hướng ngày càng trở nên chuẩn hóa hơn, không liên quan đến sự linh động, năng lực tư duy độc lập hoặc kỹ năng. Nói theo từ ngữ chuyên môn, sự chuyên môn hóa công việc lao động trực tiếp và độc lập làm gia tăng sự dịch chuyển sản xuất địa phương. Khái niệm trên đề cập đến quá trình mà khả năng trực giác và khéo léo cá nhân sẽ được thay thế bởi các chỉ dẫn lặp đi lặp lại dành cho một hoặc nhiều công nhân mà không cần đến kỹ năng. Địa phương hóa sản xuất sẽ dẫn đến xu hướng tạo ra nhiều lao động có tay nghề hơn lao động không có tay nghề, và trái lại, khi mà người lao động không bị phụ thuộc vào vùng miền, giảm được sự ảnh hưởng của kỹ năng, tay nghề trong quá trình sản xuất thì như một lẽ tất yếu, các ngành công nghiệp độc lập có thể thoải mái tìm kiếm lao động giá rẻ, tay nghề thấp. Giống với mô hình vòng đời sản phẩm, Lý thuyết phân loại lao động quốc tế mới giả định rằng sự phân tán sản xuất sẽ dẫn đến đặt cơ sở sản xuất ở những vùng ngoại ô, song theo phân tích Pyrrhic, bất cứ chỗ nào sử dụng lao động giá rẻ, luôn có dòng lao động dư thừa từ các nước Thế giới thứ 3 chảy sang, và không giống với sự phát triển ngoại sinh. Theo vòng đời sản phẩm, các cơ sở chính sẽ mất đi chức năng sản xuất nhưng vẫn giữ chức năng nghiên cứu cải tiến hoặc trung tâm quản lý. Hơn nữa, trong cùng cách Lý thuyết phân loại lao động quốc tế mới cố gắng điều chỉnh lý thuyết quyết định vị địa lý đối với lý thuyết độc lập đất đai nông nghiệp, vòng đời sản phẩm trái ngược với mô hình “dòng chảy chính”. Suy nghĩ lại về mối liên hệ giữa địa điểm và lao động được cho là cần thiết để điều chỉnh lý thuyết quyết định trong các mô hình cũ, cả trong các lý thuyết truyền thống. Sự sụp đổ nhanh chóng trong những năm 1970 và 1980 của các địa điểm sản xuất truyền thống dẫn đến một học thuyết phân chia lao động chớm nở để khẳng định rằng sự dịch chuyển địa điểm sản xuất trong trường hợp này tương đồng với ước muốn quản lý lao động từ một nguồn lao động ưa đổi mới, đoàn kết trước áp lực cơ cấu lại lao động do luôn có động lực tìm nguồn lao động giá rẻ. Sự vận động này là sự vận động kinh tế ngoài hợp đồng xã hội với lao động đoàn kết, tìm kiếm công việc an toàn hơn, kiếm được nhiều tiền hơn (Massey 1984). Quan điểm này giống với định nghĩa của Lý thuyết phân loại lao động quốc tế mới về quan hệ giữa địa điểm và lao động, nhưng nhấn mạnh vai trò quyết định của mâu thuẫn giữa công nhân và chủ đã đẩy quá trình sản xuất ngoài tầm kiểm soát, do khả năng đàm phán của người lao 12 động có thể được thay thế. Nghiên cứu của Piore và Saber đã giới thiệu tư duy mới về lao động và địa điểm. Nghiên cứu chấp nhận lập luận của Braverman rằng trong một thời gian dài, sự tăng năng suất lao động theo cách chuẩn hóa và hiệu quả nhất trong quá trình lao động sẽ dẫn đến phi kỹ năng và chuyên môn hóa vào thao tác, máy móc trên các dây chuyền sản xuất của các công ty lớn. Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra rằng thời điểm thế kỷ 19 khi phương pháp sản xuất thủ công cần đến những công nhân có tay nghề cao cũng là tiền đề cho việc tăng năng suất lao động. Điểm mấu chốt mà Piore và Sable làm là "chia" trong đó một tập hợp các phương pháp tổ chức thống trị phương pháp khác không những là kết quả của công nghệ, mà là phản ứng với một tập hợp các điều kiện thị trường tính theo kích thước như kích thước và độ ổn định. Nói cách khác, sản xuất hàng loạt là hình thức sản xuất thích hợp hơn đối với thị trường đại chúng ổn định, nhưng đối với các thị trường ngách thay đổi một cách nhanh chóng thì việc đầu tư quy mô lớn, sự cần thiết về máy móc thiết bị chuyên dụng phục vụ sản xuất hàng loạt là vô lý: máy móc thiết bị chuyên dụng, cỡ lớn sẽ trở nên lỗi thời trước khi hết khấu hao. Piore và Sable cho là khủng hoảng sản xuất hàng loạt bị trì trệ trong các thị trường hàng loạt đã nâng đỡ loại hình tổ chức đó, với các doanh nghiệp hướng tới việc thay đổi nhanh chóng thị trường ngách. Công nghệ mới và khủng hoảng của sản xuất hàng loạt tạo ra "sự phân chia công nghiệp thứ hai", trong đó việc tổ chức sản xuất trong tương lai sẽ như thế nào và cơ hội để thử nghiệm và thành công với phương pháp đó có lợi hơn cho lao động là điều không chắc chắn. Về bản chất, sự chuyên môn hóa linh hoạt sẽ lập luận rằng "sự cạnh tranh mới" (Best 1990) được dựa trên việc lấy sản phẩm mới và tốt hơn, sử dụng các quá trình lao động tùy chỉnh trên máy móc thiết bị có thể lập trình, chứ không phải là tìm cách rẻ nhất. Điều này cho thấy vòng đời sản phẩm có thể tự khởi động lại liên tục, bằng cách liên tục khai thác các khả năng đổi mới sản phẩm. Nếu lý thuyết này là chính xác, và một lượng lớn các tài liệu gần đây đã cho ra các nghiên cứu trường hợp thuyết phục phản ánh những phát hiện của Piore và Sabel, thì chúng ta thực sự còn một chặng đường dài từ quan niệm về quan hệ / vị trí lao động của Weber, trong đó làm sự rẻ mạt của lao động là yếu tố duy nhất gây ra sự dịch chuyển địa điểm (M.J and C.F.Sabel Piore, 1984). - Lý thuyết kinh tế địa lý mới của Paul Robin Krugman (1991) đã phát triển lý thuyết về sự chọn lựa địa điểm của lao động và các hãng kinh doanh: “Các hãng kinh doanh có xu hướng tìm khu vực sản xuất của mình ở những nơi trung tâm đông dân cư
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất