Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo chí cà mau với công tác xây dựng đảng (khảo sát báo cà mau, đài pt th cà mau...

Tài liệu Báo chí cà mau với công tác xây dựng đảng (khảo sát báo cà mau, đài pt th cà mau năm 2018 2019)

.PDF
115
39
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG BÁO CHÍ CÀ MAU VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG (Khảo sát Báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2018-2019) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Cà Mau - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG BÁO CHÍ CÀ MAU VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG (Khảo sát Báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2018-2019) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng Mã số: 8320101.01 (UD) Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng Chủ tịch hội đồng PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn Cà Mau - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn Báo chí Cà Mau với công tác xây dựng Đảng là những kiến thức do tôi thu thập được trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Các số liệu, kết quả trên hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về những lời cam đoan của mình. Cà Mau, ngày 01 tháng 12 năm 2020 Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập lớp Cao học Báo chí ứng dụng. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau, Báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau và Văn phòng Đại diện các cơ quan báo, đài từ Trung ương đến địa phương khác đóng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện, tôi đã cố gắng hết sức. Tuy nhiên, trình độ và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự góp ý, hướng dẫn của quý thầy, cô nhằm bổ sung thêm cho luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Cà Mau, ngày 01 tháng 12 năm 2020 Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài .....................................................................7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................12 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu............................................................12 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................................................................................13 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................13 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG ................................................................................................14 1.1. Một số vấn đề lý luận về xây dựng Đảng .......................................................14 1.1.1. Tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng ................................................14 1.1.2. Nội dung của công tác xây dựng Đảng ...........................................................16 1.2. Đặc trƣng, thế mạnh của các loại hình báo chí và vai trò của báo chí trong công tác xây dựng Đảng ..........................................................................................22 1.2.1. Đặc trưng, thế mạnh của các loại hình báo chí ..............................................22 1.2.2. Vai trò của báo chí trong công tác xây dựng Đảng ........................................24 1.3. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng thông tin xây dựng Đảng trên báo chí ..........30 1.4. Giới thiệu về các cơ quan báo chí trong diện khảo sát .................................33 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................35 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THÔNG TIN XÂY DỰNG ĐẢNG TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU ..........................................................................................................36 2.1. Tần suất, mật độ thông tin ..............................................................................36 2.2. Những nội dung chính đƣợc thể hiện trên báo chí Cà Mau .........................38 2.2.1. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.......39 2.2.2. Đổi mới hoạt động của các chi bộ, xây dựng các cấp bộ Đảng trong sạch, vững mạnh .................................................................................................................41 1 2.2.3. Tuyên truyền phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ...................................................................................................42 2.2.4. Gương điển hình các đảng viên tiêu biểu .......................................................43 2.2.5. Phát triển Đảng ...............................................................................................46 2.3. Hình thức chuyển tải nội dung về xây dựng Đảng ........................................48 2.4. Thành công và hạn chế về các thông tin xây dựng Đảng trên báo chí Cà Mau .......51 2.4.1. Thành công và nguyên nhân thành công..............................................................51 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................59 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................67 Chƣơng 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ............68 3.1. Những vấn đề đặt ra về thông tin xây dựng Đảng báo chí Cà Mau ............68 3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng .......................................................................70 3.2.1 Đổi mới quan điểm chỉ đạo tuyên truyền về xây dựng Đảng ...........................70 3.2.2 Đổi mới nội dung thông tin về xây dựng Đảng ................................................75 3.2.3 Đổi mới hình thức chuyển tải tác phẩm về xây dựng Đảng ............................81 3.2.4 Nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn cho đội ngũ thực hiện tuyên truyền về xây dựng Đảng ......................................................................................................86 3.3. Đề xuất, kiến nghị .............................................................................................95 3.3.1. Đảng, Nhà nước tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý báo chí ..........................................................................................95 3.3.2. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện một số văn bản chỉ đạo quan trọng ..................95 3.3.3. Ban Chấp hành Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cần nghiên cứu, ban hành nghị quyết chuyên đề ................................96 3.3.4. Ban Tổ chức Trung ương sớm bổ sung, sửa đỗi Quy định sổ 165-QĐ/TW ngày 21/4/2006 của Ban Bí thư về “chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan báo chí” và Quy định số 338-QĐ/TW, ngày 26/11/2010 của Ban Bí thư về “chức năng, nhiệm vụ, tồ chức bộ máy cơ quan báo của đảng bộ tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương”. ....................................................................................96 2 3.3.5. Tăng cường cung cấp thông tin, chủ động phối hợp chỉ đạo, định hướng nội dung chính trị tư tưởng cho báo chí ..........................................................................96 3.3.6. Cần có sự phân công, phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan chủ quản chặt chẽ, rõ ràng hơn .......................................................................97 3.3.7. Huy động sức mạnh tổng hợp và phát huy những nỗ lực của các tổ chức và các cấp ủy đảng .........................................................................................................97 3.3.8 Đào tạo phóng viên ..........................................................................................97 Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................104 KẾT LUẬN ............................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................108 PHỤ LỤC ...............................................................................................................111 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng tin, bài về công tác xây dựng đảng trên Báo Cà Mau và Đài PTTH Cà Mau ................................................................................................................36 Bảng 2.2: Nội dung về xây dựng Đảng trên Báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau ..39 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân. Người nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Trong Di chúc, Người còn khẳng định “Đảng ta là một Đảng cầm quyền” và Người dành cả một đoạn để nói về việc rèn luyện trách nhiệm của Đảng, sự rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên. Trung thành với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được tiến hành thường xuyên và liên tục từ khi Đảng ra đời đến nay. Trong những năm gần đây, Đảng đã có nhiều nghị quyết, như Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX, X), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) đã đặt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là việc rất quan trọng, thực hiện toàn diện từ chính trị, tư tưởng và tổ chức tốt công tác cán bộ, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Những năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước, gắn bó và đồng hành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Báo chí là phương tiện thông tin, tuyên truyền quan trọng, đồng thời là diễn đàn để nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Sự tham gia chủ động, tích cực của báo chí thời gian qua đã góp phần làm cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có chuyển biến mạnh mẽ, đạt nhiều hiệu quả. Đặc biệt là báo chí đã góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhiều cơ quan thông tấn, báo chí đã dành thời lượng đáng kể với những hình thức phong phú, nội dung thiết thực, để tuyên truyền, cổ vũ nhân dân góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhiều bài báo có chất lượng tốt, phản ánh kịp thời 5 những tấm gương điển hình tiên tiến; phát hiện, phê phán, lên án những tổ chức, cá nhân có biểu hiện tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tạo nên áp lực đủ mạnh để các cơ quan, tổ chức chủ động, tích cực hơn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau là những cơ quan báo chí địa phương trực thuộc Đảng bộ và chính quyền tỉnh Cà Mau. Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Cà Mau, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau: cầu nối giữa Đảng bộ, chính quyền tỉnh Cà Mau với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, Báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau có nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo phát triển chính trị, kinh tế - xã hội của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành trong tỉnh đến với nhân dân; cổ vũ, động viên các phong trào cách mạng của quần chúng; phản ánh đời sống, tâm tư nguyện vọng của nhân dân đến các cơ quan quản lý. Trong đó, tuyên truyền về xây dựng Đảng được xem là một trong những nội dung trọng yếu đối với mỗi cơ quan báo chí trong tỉnh. Sự phản ánh tích cực và thường xuyên của Báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau về công tác xây dựng Đảng, về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không những giúp hệ thống chính trị trong tỉnh thêm vững mạnh, tổ chức Đảng các cấp trong sạch; đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng đoàn kết, đồng lòng với Đảng mà còn là vũ khí đấu tranh có hiệu quả để phản bác các luận điệu sai trái và các thủ đoạn của các thế lực thù địch, thể hiện được tính chiến đấu trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng. Tuy nhiên, việc phát huy vai trò báo chí trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Một số tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chưa nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò của báo chí tham gia công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí đôi khi chưa theo kịp sự phát triển. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức của một số nhà báo còn hạn chế. Trong một số trường hợp, sự phối hợp giữa cơ quan báo chí với các cơ quan liên quan trong việc thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đồng bộ, nhịp nhàng….Thông tin tuyên truyền về xây dựng Đảng trên báo chí Cà Mau thời 6 gian qua chưa thật sự hấp dẫn, chưa thu hút được bạn đọc, bạn xem đài, vì vậy cũng chưa phát huy được hiệu quả tuyên truyền cũng như chưa thật sự trở thành vũ khí sắc bén trong quá trình đấu tranh với giọng điệu xuyên tạc của thế lực thù địch đối với công tác xây dựng Đảng. Đây cũng là vấn đề mà các cơ quan báo chí trong tỉnh Cà Mau luôn trăn trở đi tìm câu trả lời: làm thế nào để nâng cao chất lượng tuyên truyền xây dựng Đảng trong tình hình mới? Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Báo chí Cà Mau với vấn đề công tác xây dựng Đảng (khảo sát Báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2018 – 2019) để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế cùng những vấn đề tồn tại trong quá trình nội dung này trên báo chí Cà Mau (cụ thể là Báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau trong thời gian từ năm 2018 – 2019), qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền vấn đề này, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng tuyên truyền trên báo chí địa phương tỉnh Cà Mau. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Nghiên cứu về vấn đề tuyên truyền về xây dựng Đảng trên báo chí không phải là một đề tài mới. Thời gian qua, ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, bài viết trên các báo liên quan đến các vấn đề báo chí như xây dựng Đảng, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống… Ngoài ra còn có những cuộc hội thảo, bồi dưỡng nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam xoay quanh vấn đề tuyên truyền về xây dựng Đảng trong tình hình mới. Có thể nêu tên một số tác phẩm, tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài như: * Các quyển sách liên quan đến đề tài Các tác giả Tạ Ngọc Tấn, Trình Đình Thắng, Đinh Thế Huynh, Lê Mạnh Bỉnh, Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Nguyễn Văn Dững, Hoàng Đình Cúc…trong cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí”, “ Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, “Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội”, “ Báo chí – Những vấn đề của báo chí hiện đại”…đã cung cấp kiến thức cơ bản về vai trò của báo chí trong đời sống xã hội và trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Đây là lý luận cơ bản nhằm nghiên cứu toàn diện các vấn đề trong sự vận hành của hệ thống báo chí. 7 Đồng thời, làm rõ các khái niệm cơ bản, chức năng, nguyên tắc cơ bản của báo chí. Từ đó, tìm ra mối quan hệ vận động qua lại giữa báo chí với các tiến trình xã hội khác. Qua đây phát hiện ra tính quy luật, phương pháp, nguyên tắc, con người cần tăng cường chất lượng của mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí và hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng với các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Kỷ niệm 80 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, cuốn sách “80 năm báo chí cách mạng Việt Nam” với 44 bài viết của các chuyên gia, nhà báo lão thành và nhà lãnh đạo, quản lý báo chí đã đánh giá, phân tích những thành tựu đạt được và những mặt còn hạn chế của báo chí Việt Nam suốt chiều dài lịch sử, trong đó nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của báo chí với vấn đề xây dựng Đảng. Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí – truyền thông” (2003) nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang đã vận dụng nhất quán quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về báo chí, để làm rõ hơn về chức năng tuyên truyền của báo chí. Đây là tài liệu quan trọng giúp tác giả luận văn xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu đề tài. “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan báo chí nước ta hiện nay” (2004) do Ngô Mạnh Hà chủ biên. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Đây là công trình nghiên cứu về định hướng và phát triển báo chí ở nước ta. Các tác giả đã phân tích khá rõ những vấn đề cơ bản của quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan báo chí ở địa phương và một số bộ ngành trong giai đoạn hiện nay. Công trình khẳng định các cơ quan chủ quản có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng tuyên truyền của báo chí đến với bạn đọc. “Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới” (2005) của tác giả Nguyễn Vũ Tiến. Tác giả phân tích và làm rõ vai trò quan trọng của Đảng trong lãnh đạo đối với hoạt động báo chí. Đây được coi là giải pháp để báo chí nói chung, báo Đảng nói riêng đổi mới và phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế. “Xây dựng Đảng - Những bài chính luận” (6/2015) do Trần Đình Huỳnh chủ Biên. Đây là quyển sách đã tập hợp những bài chính luận khai thác những tư 8 tưởng, triết lý của các nhà kinh điển và những quan điểm chỉ đạo của Đảng có giá trị chỉ đạo thực tiễn, soi sáng cho công tác chỉnh đốn, đổi mới, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. * Các Hội thảo liên quan đến đề tài nghiên cứu Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2010 tại Thái Nguyên “Làm gì để nâng cao tính hấp dẫn của báo Đảng địa phương”. Hội thảo báo Đảng các tỉnh phía Bắc năm 2011 tại Hải Phòng với chủ đề “Báo Đảng tuyên truyền “đúng, trúng, gay” góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống”. Hội thảo báo Đảng các tỉnh phía Bắc năm 2012 tại Hà Nam với chủ đề: “Tập trung tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)”. Hội thảo báo Đảng các tỉnh Trung du - miền núi phía Bắc lần thứ XV tại Hòa Bình năm 2013 với chủ đề: “Tuyên truyền về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên báo Đảng địa phương”. Hội thảo báo Đảng khu vực miền Trung - Tây Nguyên tại Thừa Thiên Huế (3/2014) với chủ đề: “Tuyên truyền xây dựng Đảng trong tình hình mới”. Hội thảo Hội nhà báo các tỉnh duyên hải Đồng bằng Bắc Bộ 2015 tại Ninh Bình với chủ đề: “Báo chí với đề tài xây dựng Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hội thảo báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc lần thứ XVII (4/2015) với chủ đề: “Báo Đảng địa phương tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp”. Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 23 (vòng 2) tại Quảng Ninh (5/2015) với chủ đề: “Báo Đảng địa phương tuyên truyền về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị gắn với tuyên truyền về đại hội Đảng các cấp”. Hội thảo báo Đảng khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ 6 - vòng IV tại thành phố Quy Nhơn (5/2016) với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền xây dựng Đảng của báo Đảng địa phương”. 9 Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ 27 tại Thái Bình (10/2019) với chủ đề: “Báo Đảng tuyên truyền, phục vụ Đại hội Đảng các cấp”. Hội thảo báo Đảng khu vực miền Đông Nam Bộ (mở rộng 6/2019) tại Long An với chủ đề: “Báo chí trước thách thức từ mạng xã hội”. v.v… Những Hội thảo này đã tập trung làm rõ nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan báo chí địa phương từ góc nhìn thực tiễn, từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học, giải pháp để nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên các lĩnh vực, nhất là tuyên truyền về xây dựng Đảng. Các bài viết, bài nói trong các hội thảo này là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. * Các luận văn, luận án liên quan đến đề tài + Vũ Đình Chung (2005) “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền xây dựng Đảng trên sóng Đài truyền hình Việt Nam (khảo sát VTV1 từ 1999 đến nay)”, Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, Học viện báo chí và tuyên truyền. + Đoàn Phương Nam (2008) “Báo Đảng các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay”, Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, Học viện báo chí và tuyên truyền. + Hoàng Đức Chí (2009) “Thông tin thời sự trên báo Đảng các tỉnh miền núi phía Bắc”, Luận văn thạc sĩ tuyền thông đại chúng, Học viện báo chí và tuyên truyền. + Nguyễn Bá Sinh (2012) “Tính hấp dẫn của báo Đảng ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Báo chí học, Học viện báo chí và Tuyên truyền, đã nêu rõ vai trò của các tờ báo đảng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam thời gian qua, đồng thời đánh giá ưu điểm, hạn chế của các tờ báo đảng địa phương – cơ quan ngôn luận của các đảng bộ tỉnh, thành phố trên cả nước tuyên truyền về các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có công tác xây dựng đảng. Luận án tiến sĩ “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế” năm 2014 của Phạm Thị Thu Huyền, chỉ rõ vị trị, vai trò, tác động tuyên truyền về xây dựng Đảng của các tờ tạp chí chuyên ngành của các ban đảng ở 10 Trung ương – các cơ quan tham mưu của Đảng. Luận án đã đề cập tới một phần thế mạnh và hạn chế của nội dung tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng và đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò, vị trí, chất lượng tuyên truyền. + Đỗ Mạnh Long (2012) “Tuyên truyền xây dựng Đảng trên báo Vĩnh Phúc (khảo sát báo Vĩnh Phúc từ tháng 3/2010 đến 6/2012)”, Luận văn thạc sĩ báo chí học, Học viện báo chí và tuyên truyền. + Nguyễn Thị Lâm Anh (2015) “Báo chí Bạc Liêu với vấn đề tuyên truyền về xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Học viện báo chí và tuyên truyền. + Nguyễn Thị Huyền (2018) “Vấn đề xây dựng Đảng trên báo Hà Nội mới hiện nay”, Luận văn thạc sĩ báo chí học, Đại học Quốc gia Hà Nội. + Trần Thị Thu Thủy (2019) “Vấn đề tổ chức xây dựng Đảng”, Luận án tiến sĩ. Những công trình nghiên cứu này đã đánh giá được thực trạng báo Đảng cả nước cũng như báo Đảng khu vực ĐBSCL, vấn đề tuyên truyền về xây dựng Đảng trên một cơ quan báo chí cụ thể, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền của báo chí nói chung và tuyên truyền về xây dựng Đảng nói riêng. Tuy nhiên, những công trình này chưa đưa ra được tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyên truyền về xây dựng Đảng trên báo chí. Mặt khác, ở phạm vi nghiên cứu là Báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau, đây là lần đầu tiên có công trình khoa học chọn vấn đề tuyên truyền ở cơ quan báo chí này làm đối tượng nghiên cứu. Vì vậy những nội dung liên quan đến các cơ quan báo chí này là hoàn toàn mới mẻ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, luận văn làm rõ vai trò của báo chí đối với công tác xây dựng Đảng, đánh giá thành công và hạn chế của báo chí Cà Mau trong công tác này, chỉ ra nguyên nhân thành công và hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm giúp cho báo chí Cà Mau thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. 11 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề về báo chí tuyên truyền xây dựng Đảng. - Khảo sát, đánh giá thực trạng về nội dụng, hình thức tuyên truyền, công tác tuyên truyền xây dựng Đảng trên báo chí Cà Mau, làm rõ ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của chúng. - Đề xuất một số giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền xây dựng Đảng trên báo chí Cà Mau. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Báo chí Cà Mau với vấn đề xây dựng Đảng 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát vấn đề xây dựng Đảng trên Báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau từ năm 2018 đến năm 2019. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận, chủ trương, đường lối của Đảng, các công trình nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng, các quan điểm của Đảng ta về báo chí và cơ sở lý luận báo chí. Tác giả cũng sử dụng tri thức của những môn lý luận khác để khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề tuyên truyền xây dựng Đảng trên báo Đảng, đài PT-TH địa phương. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: được sử dụng để tiếp cận các giáo trình, các tài liệu và các công trình nghiên cứu của những người đi trước để rút ra những vấn đề lý luận cần thiết. - Phương pháp phân tích thông điệp: khảo sát thống kê tần suất số lượng tin, bài về vấn đề xây dựng đảng trên báo chí Cà Mau, phân tích đánh giá thành công và hạn chế của báo chí Cà Mau trong việc tuyên truyền về vấn đề xây dựng Đảng. 12 - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để thu nhận những ý kiến đánh giá của công chúng báo chí Cà Mau, lãnh đạo các cơ quan Đảng, cơ quan báo chí và những nguời đang trực tiếp hoạt động báo chí về những thành công, hạn chế của báo chí Cà Mau với vấn đề tuyên truyền về xây dựng Đảng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền vấn đề này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Nếu được thực hiện thành công, kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học như sau: Về mặt lý luận: Công trình báo chí Cà Mau với công tác xây dựng Đảng sẽ cung cấp luận điểm khoa học và số liệu thực tế để hỗ trợ cho các hướng nghiên cứu liên ngành, có liên quan đến đến đề tài. Về mặt thực tiễn: Những luận điểm mà luận văn đưa ra sẽ góp phần giúp những người làm báo nói chung và ở các cơ quan báo chí Cà Mau nói riêng nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực tuyên truyền về xây dựng Đảng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 11 tiết, bao gồm: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí với vấn đề xây dựng Đảng. - Chương 2: Thực trạng thông tin xây dựng Đảng trên báo chí Cà Mau. - Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp kiến nghị. 13 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG 1.1. Một số vấn đề lý luận về xây dựng Đảng 1.1.1. Tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng Từ ngày thành lập (3/2/1930) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa dân tộc Việt Nam tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, năm 1954, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, đưa đất nước tiếp tục quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trải qua 90 năm lãnh đạo cách mạng, từ lãnh đạo cách mạng trong điều kiện chưa có chính quyền đến khi trở thành Đảng cầm quyền; từ cầm quyền khi có nhiều đảng phái tham chính đến khi trở thành một đảng duy nhất cầm quyền; từ cầm quyền một nửa nước đến cầm quyền trong cả nước; từ lãnh đạo chiến tranh là chủ yếu đến lãnh đạo xây dựng đất nước trong hòa bình. Mỗi thời kỳ của cách mạng đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, của tình hình trong nước và ngoài nước. Điều này đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử, qua các giai đoạn, thời kỳ Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ở Việt Nam từ giữa năm 1947 đến năm 1988, ngoài Đảng Cộng sản lãnh đạo chính quyền, còn có Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam tham gia chính quyền, nhưng hai Đảng trên đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng 14 sản Việt Nam. Từ tháng 11/1988 đến nay, Việt Nam chỉ còn một đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở Cu Ba, Lào cũng chỉ có một đảng cầm quyền. Là một Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng có nhiều thuận lợi cơ bản nhưng cũng có tiềm ẩn những nguy cơ bên trong có thể làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng bất cứ lúc nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm vạch rõ những suy thoái của một số cán bộ, đảng viên và cảnh báo hai nguy cơ đối với một Đảng cầm quyền: một là, sai lầm về đường lối; hai là, sự suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII của Đảng thông qua (năm 1991), Đảng lại nhấn mạnh đến hai nguy cơ này và đến Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng (1/1994), Đảng đã bổ sung và xác định có 4 nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam lúc này là: - Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, do điểm xuất phát thấp. - Nguy cơ sai lầm về đường lối, đi lệch định hướng xã hội chủ nghĩa. - Nguy cơ “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Trong điều kiện mới hiện nay, nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, đặc biệt là tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân diễn ra rất tinh vi, phức tạp và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Sự suy thoái, biến chất không chỉ diễn ra riêng lẻ và đối với những đảng viên thường, mà có nơi, có lúc đã trở thành số đông có tính chất tập thể, thậm chí có cả một tổ chức, một cấp ủy và xảy ra đối với cả một số cán bộ có trình độ cao, có những người giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy của Đảng hoặc cơ quan quản lý của Nhà nước. Nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng đặc biệt chú trọng, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả rõ rệt. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả giữa xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong đó xây dựng Đảng được tập trung đẩy mạnh, chỉnh đốn Đảng được chú trọng, tăng cường. Đề cao trách nhiệm của cấp ủy, sự gương mẫu của cấp trên và người đứng đầu các cấp; phát huy 15 dân chủ; tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Nhiều vấn đề khó, phức tạp đặt ra và thực hiện từ nhiều năm trước nhưng hiệu quả thấp, đến nay đã đạt được kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ như Nghị quyết hội nghị lần thứ tư (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ rõ. Trong khi đó, các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, công tác xây dựng Đảng cần tập trung khắc phục được những hạn chế, yếu kém nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân, động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng. 1.1.2. Nội dung của công tác xây dựng Đảng Nhiệm vụ xây dựng Đảng luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng qua các gia đoạn, thời kỳ phát triển. Đặt biệt, từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng đã có nhiều chủ trương, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đại hội IX đề ra nhiệm vụ “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”. Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) khẳng định “Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội IX coi trọng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Đảng ta, là nhân tố đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và thế giới, xây dựng và bảo vệ vững chắc thành trì cách mạng của Đảng, của Tổ quốc. Tại Đại hội X, Đảng ta tiếp tục xác định:“Phải tập trung làm tốt công tác xây dựng , chỉnh đốn Đảng, tạo bước 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất