Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bào chế kem chống côn trùng từ tinh dầu sả chanh...

Tài liệu Bào chế kem chống côn trùng từ tinh dầu sả chanh

.PDF
50
141
134

Mô tả:

nd Ph arm ac KHOA Y DƯỢC y, VN U ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ici n ea NGUYỄN THỊ MAI of M ed BÀO CHẾ KEM CHỐNG CÔN TRÙNG TỪ TINH DẦU SẢ CHANH Co py rig h t@ Sc ho ol KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC HÀ NỘI - 2019 nd Ph NGUYỄN THỊ MAI arm ac KHOA Y DƯỢC y, VN U ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ici n ea BÀO CHẾ KEM CHỐNG CÔN TRÙNG TỪ TINH DẦU SẢ CHANH ho ol of M ed KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2014.Y Co py rig h t@ Sc Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH HÀ NỘI - 2019 y, VN U LỜI CẢM ƠN arm ac Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình, là người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này cũng như suốt quá trình học tập tại khoa. Ph Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Hóa dược và Kiểm nghiệm thuốc, Khoa Y Dược – Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi để có thể hoàn thành khóa luận này. ea nd Tôi xin cảm ơn các thầy cô, các Ban chủ nhiệm và các phòng ban trong Khoa Y Dược – Đại Học Quốc Gia Hà Nội vì những kiến thức đã dạy tôi trong suốt 5 năm học tập và rèn luyện tại khoa. ed ici n Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như học tập để tôi có thể thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận này. Co py rig h t@ Sc ho ol of M Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Mai. β-CD Beta – cyclodextrin Dược điển Việt Nam ea DĐVN Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (Food and Drug administration) HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography) t@ Sc ho ol of M ed ici n FDA rig h py Ph Công thức nd CT Co arm ac Tên đầy đủ Tên viết tắt y, VN U DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảng Tên bảng Số trang Nguyên liệu và hóa chất sử dụng Bảng 2 Công thức bào chế mẫu kem CT1 Bảng 3 Công thức bào chế mẫu kem CT2 Bảng 4 Công thức bào chế mẫu kem CT1 Bảng 5 Công thức bào chế kem chứa tinh dầu sả chanh không sử dụng β-CD Bảng 6 Công thức bào chế kem chứa tinh dầu sả chanh có sử dụng β-CD 25 Bảng 7 Hiệu suất chiết của citral 29 Bảng 8 Kết quả định lượng citral trong sản phẩm 29 Bảng 9 Theo dõi hàm lượng citral trong mẫu kem M1 32 Bảng 10 Theo dõi hàm lượng citral trong mẫu kem M2 33 Ph nd ea ici n ed M of ho ol Sc Số lượng kiến tập trung trên vùng giấy lọc được bôi các mẫu kem theo thời gian t@ rig h py arm ac Bảng 1 Bảng 11 Co y, VN U DANH MỤC CÁC BẢNG 15 20 21 22 23 34 Tên hình Số trang Công thức cấu tạo của geranial Hình 2 Công thức cấu tạo của neral Hình 3 Các sản phẩm bán tổng hợp từ citral Hình 4 Cấu trúc không gian và kích thước của các cyclodextrin Hình 5 Cấu trúc không gian của β-CD Hình 6 Quá trình tạo phức của β-CD Hình 7 Mẫu kem chứa tinh dầu sả chanh không có β-CD 24 Hình 8 Mẫu kem chứa tinh dầu sả chanh có β-CD 26 Hình 9 Sắc ký đồ của hỗn hợp geraniol, citral ở bước sóng 200nm và 242nm 28 ho ol of M ici n ea nd Ph arm ac Hình 1 ed Hình y, VN U DANH MỤC CÁC HÌNH Sc Hình 10 Sắc ký đồ của dung dịch mẫu trắng không có β-CD và có β-CD 8 9 10 11 12 28 30 Hình 12 So sánh màu sắc kem M1 khi mới bào chế và sau khi bảo quản 136 ngày 31 rig h t@ Hình 11 Sắc ký đồ của dung dịch pha từ mẫu kem M1 và M2 ở 242nm py Co 7 Hình 13 Số lượng kiến trên vùng bôi mẫu trắng và vùng bôi sản phẩm 35 y, VN U MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 arm ac Chương 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 3 1.1 Các sản phẩm chống côn trùng.................................................................. 3 1.1.1 Một số hoạt chất trong các sản phẩm chống côn trùng........................... 4 Ph 1.1.2 Một số sản phẩm phổ biến trên thị trường .............................................. 5 nd 1.2 Tinh dầu sả chanh và citral ........................................................................ 6 ea 1.2.1 Tinh dầu sả chanh ................................................................................... 6 1.2.2 Cấu trúc của citral................................................................................... 7 ici n 1.2.3 Tính chất của citral ................................................................................. 8 ed 1.2.4 Ứng dụng của citral ................................................................................ 8 M 1.2.5 Định lượng citral trong tinh dầu sả chanh bằng HPLC .......................... 9 of 1.3 Beta – cyclodextrin .................................................................................. 10 1.3.1 Giới thiệu chung về cyclodextrin ......................................................... 10 ho ol 1.3.2 Cấu trúc của beta – cyclodextrin .......................................................... 11 1.3.3 Tính chất của beta – cyclodextrin ........................................................ 11 Sc 1.3.4 Ứng dụng của beta – cyclodextrin........................................................ 12 t@ 1.4 Khái quát về kem bôi da .......................................................................... 13 rig h 1.4.1 Khái niệm ............................................................................................. 13 py 1.4.2 Kỹ thuật bào chế và sản xuất kem bôi da ............................................. 13 1.4.3 Các yêu cầu chất lượng đối với kem bôi da ......................................... 14 Co Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 15 1 y, VN U 2.1 Nguyên liệu, hóa chất............................................................................... 15 2.2 Máy móc, thiết bị ..................................................................................... 16 2.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 16 2.3.1 Phương pháp bào chế kem từ tinh dầu sả chanh ................................... 16 arm ac 2.3.2 Phương pháp định lượng citral trong sản phẩm .................................... 18 2.3.3 Phương pháp theo dõi độ ổn định của sản phẩm .................................. 18 Ph 2.3.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả chống côn trùng của sản phẩm .......... 19 nd Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THỰC NGHIỆM ...................................................... 20 3.1 Bào chế kem chứa tinh dầu sả chanh ....................................................... 20 ea 3.1.1 Bào chế kem chứa tinh dầu sả chanh không sử dụng β-CD ................. 20 ici n 3.1.2 Bào chế kem chứa tinh dầu sả chanh có sử dụng β-CD ....................... 24 ed 3.2 Định lượng citral trong sản phẩm ............................................................ 26 M 3.3 Độ ổn định của sản phẩm ......................................................................... 31 3.4 Đánh giá hiệu quả chống côn trùng của sản phẩm .................................. 34 of Chương 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 36 ho ol KẾT LUẬN .......................................................................................................... 37 ĐỀ XUẤT ............................................................................................................ 38 Co py rig h t@ Sc TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 39 y, VN U MỞ ĐẦU ho ol of M ed ici n ea nd Ph arm ac Việt Nam là một nước nhiệt đới, với khí hậu nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sống và phát triển. Các loài côn trùng không chỉ gây hại đến thực vật mà chúng còn gây ra nhiều phiền phức, tổn hại đến con người. Côn trùng đốt, cắn, giải phóng độc tố và để lại những tổn thương trên cơ thể người, gây khó chịu, dị ứng, bỏng,…[1], thậm chí một số loài còn là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm và có khả năng dẫn đến tử vong. Do đó, nhu cầu ngăn chặn và tiêu diệt côn trùng là tất yếu. Các sản phẩm chống côn trùng hiện nay tuy đa dạng về hình thức và thành phần nhưng chủ yếu là được sản xuất từ các chất hóa học như DEET, IR3535… với độc tính và nguy cơ dị ứng [3], hầu hết các sản phẩm đều không phù hợp sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc sử dụng một sản phẩm chống côn trùng với thành phần tự nhiên an toàn, thân thiện với môi trường để thay thế cho các sản phẩm có nguồn gốc hóa học mang ý nghĩa rất lớn. Trong tự nhiên, không ít loài thực vật có khả năng xua đuổi, tiêu diệt côn trùng nhờ vào mùi hương, các loại tinh dầu vẫn thường được sử dụng cho các thiết bị xông xua đuổi côn trùng có thể kể đến như tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn... Trong số đó tinh dầu sả chanh là gần gũi nhất với đời sống hằng ngày. Thành phần chính trong tinh dầu sả chanh là citral với hai đồng phân cis (hay còn gọi là neral) và trans (hay còn gọi là geranial). Chính hoạt chất này gây nên mùi hương đặc trưng và tác động chống côn trùng của tinh dầu sả chanh. [11] Co py rig h t@ Sc Trên thực tế, tinh dầu sả chanh không thích hợp dùng trực tiếp trên da bởi citral có thể gây kích ứng khi dùng ở liều cao, các chế phẩm dạng xịt thì khó duy trì được độ ổn định do citral rất dễ bay hơi. Vì vậy việc bào chế sản phẩm dạng kem từ tinh dầu sả chanh là thích hợp nhất. Do bản chất dễ bay hơi của citral nên việc kết hợp với một chất có khả năng bảo vệ hoạt chất này sẽ khiến độ ổn định của sản phẩm tốt hơn. β-cyclodextrin, một oligosaccharide dạng vòng có khả năng bao lấy các hoạt chất trong cấu trúc không gian dạng nón cụt được thêm vào công thức bào chế để cải thiện độ ổn định của sản phẩm. β-cyclodextrin được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm với vai trò bảo vệ dược 1 y, VN U chất, gia tăng khả năng hòa tan, dẫn truyền thuốc qua các màng sinh học, che dấu mùi, vị,…[19] Nghiên cứu “Bào chế kem chống côn trùng từ tinh dầu sả chanh” được thực hiện với các mục tiêu sau: arm ac 1, Bào chế được kem chống côn trùng từ tinh dầu sả chanh. 2, Sơ bộ đánh giá được độ ổn định của sản phẩm. Co py rig h t@ Sc ho ol of M ed ici n ea nd Ph 3, Bước đầu chứng minh được tác dụng chống côn trùng của sản phẩm. 2 y, VN U Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Các sản phẩm chống côn trùng ho ol of M ed ici n ea nd Ph arm ac Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành chân đốt, là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh. Theo như các nhà khoa học ước tính lớp côn trùng có tới 8 – 10 triệu loài, với khoảng 1 triệu loài đã biết, côn trùng chiếm 78% số loài của toàn bộ giới động vật trên Trái Đất. Không chỉ đa dạng về loài, số lượng các cá thể côn trùng cũng đông đúc nhất hành tinh [1]. Côn trùng vừa có mặt lợi lại vừa có mặt hại. Lợi ích mà côn trùng mang lại đó là giúp thụ phấn cho hoa, một số loài côn trùng cung cấp các vật liệu, thực phẩm mà con người sử dụng hằng ngày như tơ tằm, mật ong, nhựa cánh kiến… và nhiều loài côn trùng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, khi chúng phân hủy chất thải giúp cho môi trường sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, đại đa phần khi nhắc đến côn trùng thường gợi ra những tác hại mà côn trùng mang lại. Đối với nền nông nghiệp, côn trùng phá hoại mùa màng. Trong xây dựng, các loài côn trùng như mối, mọt ăn mòn gỗ. Trong đời sống hằng ngày, côn trùng gây khó chịu hoặc dị ứng, đốt hoặc cắn, đôi khi phóng chất độc khi con người vô tình tiếp xúc phải. Trong y tế, một số loài là trung gian truyền bệnh, mang ký sinh trùng gây nên các bệnh nguy hiểm cho con người, ví dụ như: muỗi Aedes là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, muỗi Anopheles là trung gian truyền bệnh sốt rét… t@ Sc Vì mục đích bảo vệ con người, các sản phẩm chống côn trùng đã được ra đời và mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Các sản phẩm chống côn trùng giúp xua đuổi côn trùng, không để chúng lại gần cơ thể người. Với thành phần là những chất có khả năng tiêu diệt hoặc gây tổn hại đến côn trùng mà côn trùng có thể cảm nhận được từ đó tránh xa khỏi vùng có sự hiện diện của những chất đó. Co py rig h Các sản phẩm chống côn trùng hiện nay tuy đa dạng về hình thức bào chế (dạng xịt, kem bôi ngoài da, nến, dung dịch thuốc tẩm…) nhưng về bản chất chia thành hai nhóm chính đó là: nhóm có nguồn gốc từ hóa chất tổng hợp và nhóm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các sản phẩm có nguồn gốc hóa học chiếm ưu thế trong cộng đồng khi nhóm sản phẩm này cho thấy hiệu quả cao và được tập trung sản 3 y, VN U xuất công nghiệp. Tuy nhiên những sản phẩm có nguồn gốc hóa học lại mang nhiều tác dụng phụ, độc tính, gây hại cho con người. Trong khi đó, những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên mới chỉ dừng lại ở phạm vi sử dụng hẹp, mức độ nhận diện trong cộng đồng còn hạn chế mặc dù có ưu thế về tính an toàn. arm ac 1.1.1 Một số hoạt chất trong các sản phẩm chống côn trùng: a) DEET ici n ea nd Ph DEET tên hóa học là N,N-diethyl-meta-toluamide, lần đầu tiên được quân đội Mỹ sử dụng năm 1946 nhằm tiêu diệt các loại côn trùng. Sản phẩm chống côn trùng đầu tiên được sản xuất từ DEET vào năm 1956. Việc phát hiện ra DEET mang ý nghĩ lớn trong sự phát triển của nền y học, bởi khả năng chống côn trùng mạnh mẽ mà DEET mang lại. Từ đó, chất hóa học này được sử dụng rộng rãi và cho đến thời điểm hiện tại DEET vẫn là chất chống côn trùng được sử dụng rộng rãi nhất [2]. Sc ho ol of M ed Tuy nhiên, trong suốt quá trình sử dụng chất hóa học này, tồn tại không ít các ghi chép về độc tính của DEET bao gồm bệnh về não ở trẻ em, hội chứng mề đay, sốc phản vệ, hạ huyết áp, tăng nhịp tim [3]. Những tác hại kể trên đặt ra yêu cầu cho một chất mới thay thế cho DEET, các nhà nghiên cứu không ngừng tìm kiếm giải pháp cũng như sự hiện diện của một nguyên liệu mới với hiệu quả lý tưởng như DEET xong lại an toàn và thân thiện với con người. Kết quả là những chất hóa học mới đã ra đời tuy nhiên lại không thể đạt được sự phổ biến cũng như thành công về thương mại lớn như DEET. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có chất nào thay thế được được hoàn toàn vai trò của DEET. t@ b) Picaridin Co py rig h Picaridin hay Icaridin có tên hóa học là 1-(1-methylpropoxycarbonyl)-2-(2hydroxyethyl) piperidine. Là một chất được nghiên cứu và phát triển khoảng những năm 1980, và chính thức được đưa vào sử dụng tại Mỹ năm 2005, với mong muốn sẽ thay thế cho DEET, đây là một chất gần như không gây kích ứng cho da, không có mùi hăng khó chịu và thời gian lưu lại trên da lâu hơn so với DEET [4]. 4 arm ac y, VN U Các thử nghiệm cho thấy Picaridin không có quá nhiều sự khác biệt về hiệu quả so với DEET trên cả muỗi và các đối tượng côn trùng khác như ve, bọ [5]... Xét về độ an toàn, chưa có báo cáo nào về độc tính, phản ứng phụ nghiêm trọng hay nguy cơ gây bệnh của Picaridin. Chất này từng được coi là một giải pháp tốt để thay thế cho DEET trong các sản phẩm chống côn trùng dành cho người. Tuy nhiên mức độ phổ biến của Picaridin hiện nay vẫn chưa thực sự rộng rãi. c) IR3535 ici n ea nd Ph IR3535 có tên hóa học là 3-[N-Butyl-N-acetyl]-aminopropionic acid, được nghiên cứu và phát triển khoảng những năm 1970, sau đó được sử dụng ở Châu Âu và khoảng hơn 20 năm sau đó mới được chính thức sử dụng tại Mỹ (1999) [6]. Hiệu quả chống muỗi của IR3535 kém hơn so với DEET và Picaridin. Không có nhiều các nghiên cứu về IR3535 và mức độ phổ biến của IR3535 cũng kém hơn nhiều so với 2 chất kể trên. ed 1.1.2 Một số sản phẩm phổ biến trên thị trường: Xuất xứ: Indonesia. M a) Kem chống muỗi Soffell of Thành phần: DEET (13%). ho ol Sử dụng: thoa lên những vùng da hở như cổ, tay, chân. Không sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi. Sc b) Kem chống muỗi OFF t@ Xuất xứ: Philipines. Thành phần: DEET (15%) Co py rig h Sử dụng: thoa lên những vùng da hở như cổ, tay, chân. Không sử dụng cho trẻ dưới 4 tuổi. 5 y, VN U c) Xịt chống muỗi và côn trùng AQUA Xuất xứ: Nga. Thành phần: IR3535, Aloe vera, allantoin. arm ac Sử dụng: Phun vào lòng bàn tay, xoa lên những vùng da hở như cổ, tay, chân. Sản phẩm vừa có tác dụng chống côn trùng, vừa làm dịu vết côn trùng đốt. Sản phẩm sử dụng được cho trẻ trên 1 tuổi. Ph d) Xịt chống muỗi và côn trùng Skin Vape Xuất xứ: Nhật Bản. nd Thành phần: DEET (10%), ethanol, hyaluronic acid, nước, nước hoa. ici n ea Sử dụng: xịt trực tiếp lên da vùng tay, chân và cổ. Sản phẩm không sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Dùng hạn chế đối với trẻ dưới 12 tuổi (1 đến 3 lần/ngày). ed e) Xịt chống muỗi Rohto Remos M Xuất xứ: Việt Nam. of Thành phần: DEET (15%). ho ol Sử dụng: Phun một lượng thích hợp lên lòng bàn tay rồi thoa lên những vùng da cần bảo vệ. Sản phẩm dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi. 1.2 Tinh dầu sả chanh và citral Sc 1.2.1 Tinh dầu sả chanh Co py rig h t@ Sả chanh có tên khoa học là Cymbopogon citratus Stapf. thuộc họ Lúa (Poaceae), cây mọc tự nhiên tại các vùng có khí hậu nhiệt đới và có nhiệt độ ấm áp. Sả Chanh có nguồn gốc Đông Nam Á, Cây sống lâu năm, cao khoảng 1.5m, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía, lá dài tới 1m, lá hẹp, mép hơi ráp. Tinh dầu sả chanh có chứa trong các bộ phận phía trên mặt đất của cây [7]. Cây được dùng làm gia vị, tinh dầu sả chanh được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc tóc và da. Cymbopogon citratrus còn được biết đến rộng 6 y, VN U rãi trong y học truyền thống với các công dụng làm thuốc chữa bệnh [8]. Bên cạnh đó tinh dầu sả chanh còn có các tác dụng xua đuổi, tiêu diệt côn trùng và tác dụng kháng khuẩn [9,10]. Ph arm ac Tinh dầu sả chanh có mùi thơm dễ chịu, hơi giống với mùi chanh và được biết đến là một loại tinh dầu chống côn trùng vô cùng hiệu quả. Các thử nghiệm về khả năng xua đuổi và tấn công trên kiến và muỗi đã cho thấy tác dụng chống côn trùng của loại tinh dầu này. Nghiên so sánh hiệu quả của tinh dầu sả chanh so với DEET, kết quả so sánh cho thấy tinh dầu sả chanh cho hiệu quả gần như tương đương với DEET [7]. ea nd Tinh dầu sả chanh có chứa citral, geraniol,…trong đó thành phần chính là citral với hàm lượng cao, chiếm từ 65 - 85% [11]. Chính sự có mặt của citral quyết định mùi hương và khả năng chống côn trùng của tinh dầu sả chanh. ici n 1.2.2 Cấu trúc của citral of M ed Citral hay 3,7-dimethyl-2,6-octadienal hoặc lemonal là terpenoid hoặc hỗn hợp của 2 terpenoid có cùng công thức phân tử C6H10O cũng chính là 2 đồng phân: E thường gọi là geranial hay citral A (hình 1) và đồng phân Z gọi là neral hay citral B (hình 2). Khối lượng phân tử 152.237g/mol [12]. Hình 1. Công thức cấu tạo của geranial (citral A) Co py rig h t@ Sc ho ol Citral có chứa nhiều trong các tinh dầu màng tang (Litsea cubeba), hương nhu (Ocimum tenuiflorum), sả chanh (Cymbopogon citratus) và nhiều loài thực vật khác. 7 y, VN U arm ac Hình 2. Công thức cấu tạo của neral (citral B) Ph 1.2.3 Tính chất của citral of M ed ici n ea nd Geranial có hương chanh mạnh, neral có hương thơm nhẹ và ngọt hơn. Ở điều kiện thường, citral tồn tại ở dạng lỏng, màu vàng nhạt. Citral kém tan trong nước, ở 25 °C 100ml nước hòa tan được 0.059g citral, tuy nhiên citral lại tan tốt trong alcohol và các dung môi hữu cơ khác. Citral kém bền ở môi trường kiềm và acid mạnh [12], có tác dụng kháng khuẩn mạnh và có tác động pheromone lên côn trùng [13]. Citral hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, khi dùng trên da phần lớn bị bay hơi. Độc tính cấp tính của citral là rất thấp, đối với trường hợp dùng trên da độc tính còn thấp hơn nữa nên trên thực tế citral không hề gây độc [14]. Tuy nhiên, citral có thể gây kích ứng khi dùng trên da ở liều cao [12]. 1.2.4 Ứng dụng của citral Co py rig h t@ Sc ho ol Citral được dùng làm chất tạo hương trong thực phẩm. Sử dụng làm nguyên liệu ban đầu trong sản xuất hương liệu, nước hoa. Ngoài ra, từ citral có thể tổng hợp được ra nhiều dẫn xuất có nhiều ứng dụng trong đời sống ví dụ như: citronellol, methylone, vitamin A, geraniol… [12,15] 8 y, VN U arm ac Ph nd ea Hình 3. Các sản phẩm bán tổng hợp từ citral ici n 1.2.5 Định lượng citral trong tinh dầu sả chanh bằng HPLC ho ol of M ed Nghiên cứu của các tác giả Roopa Gaonkar, S. Yallappa, B.L. Dhananjaya và Gurumurthy Hegde về xây dựng quy trình định lượng citral trong tinh dầu Sả Chanh bằng hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo năm 2016. Sử dụng phương pháp đo tín hiệu sắc ký, với cột sắc ký C-18G (250x4,6mm, 5µm), pha động gồm: acetonitrile và nước (70:30), tốc độ dòng 1ml/phút, đầu dò PDA ở bước sóng 233nm. Phương pháp định lượng cho khoảng tuyến tính, tính chính xác và độ đặc hiệu trong khoảng nồng độ citral từ 3 - 100µg/ml [17]. Co py rig h t@ Sc Một nghiên cứu khác của các tác giả Diogo Miron, Fernanda Battisti, Carla Schwengber Ten Caten, Paulo Mayorga và Elfrides Eva Scherman Schapoval về xác định quang phổ của citral trong phức hợp với cyclodextrin năm 2012 đã đưa ra phương pháp định lượng hai đồng phân của citral bằng hệ thống HPLC AGILENT Series 1200 với phần mềm Agilent Chemstration, điều kiện sắc ký gồm pha động: acetonitrile, nước, methanol (47:43:10), sử dụng cột RP18 (250nm x 4mm, 5µm), tốc độ dòng 1,4 ml/phút, thể tích tiêm mẫu 15µl, bước sóng phát hiện là 240nm ở điều kiện nhiệt độ 30oC. Với kết quả của 2 pic tín hiệu của neral và geranial có độ phân giải tốt kể cả khi ở nồng độ cao [18]. 9 y, VN U 1.3 Beta – cyclodextrin 1.3.1 Giới thiệu chung về cyclodextrin arm ac Cyclodextrin là những oligosaccharide vòng, gồm một vòng macrocyclic của các tiểu đơn vị glucose nối với nhau bằng liên kết glycoside. Cyclodextrin bao gồm 5 hoặc nhiều đơn vị α-D-glucopyranoside liên kết bằng liên kết α-1,4glycoside. Các cyclodextrin lớn nhất chứa tới 32 đơn vị. Các cyclodextrin điển hình chứa từ 6 đến 8 đơn vị α-D-glucopyranoside, tạo ra hình dạng hình nón cụt: Ph  α-cyclodextrin : 6 đơn vị α-D-glucopyranoside nd  β-cyclodextrin : 7 đơn vị α-D-glucopyranoside ea  γ-cyclodextrin : 8 đơn vị α-D-glucopyranoside Sc ho ol of M ed ici n Cấu trúc và hình dạng 3D của các cyclodextrin được mô tả trong hình 4. t@ Hình 4. Cấu trúc không gian và kích thước của các cyclodextrin [20]. Co py rig h Các cyclodextrin được sản xuất từ tinh bột bằng cách xử lý với enzyme. Cyclodextrin thường được ứng dụng trong các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, các ngành công nghiệp hóa học cũng như nông nghiệp và kỹ thuật môi trường [19]. 10 y, VN U 1.3.2 Cấu trúc của beta – cyclodextrin ho ol of M ed ici n ea nd Ph arm ac β-cyclodextrin (β-CD) có công thức phân tử là (C6H10O5)7 hay C42H70O35, khối lượng phân tử gồm 7 đơn vị α-D-glucopyranoside [21]. Với cấu trúc không gian dạng hình nón cụt có “lỗ hổng” bên trong giúp β-CD có thể giữ được các phân tử khác. Các nhóm chức hydroxyl định hướng ở mặt ngoài của hình nón, trong đó những nhóm chức hydroxyl bậc 1 ở rìa hẹp còn các nhóm chức hydroxyl bậc 2 ở rìa rộng hơn của hình nón. Lỗ hổng trung tâm bọc bởi khung carbon và nguyên tử oxygen thuộc phần ether của đường [22]. Cấu trúc không gian của βCD được thể hiện ở hình 5. Hình 5. Cấu trúc không gian của β-CD Sc 1.3.3 Tính chất của beta – cyclodextrin rig h t@ β-CD ít tan trong nước ở nhiệt độ thường tuy nhiên lại tan tốt trong nước nóng. Ổn định trong môi trường kiềm, dễ thủy phân trong môi trường acid mạnh [21]. Co py Khả năng tạo phức: β-CD có khả năng bao các phân tử khác trong lỗ hổng của nó, bởi các nhóm hydroxyl ở mặt ngoài và mặt trong lỗ hổng là môi trường kỵ nước, do đó các phân tử β-CD thể bắt lấy các phân tử kỵ nước hay còn gọi là phân tử khách có kích thước phù hợp vào lỗ hổng khi ở trong môi trường nước. Liên 11 ed ici n ea nd Ph arm ac y, VN U kết giữa phân tử β-CD và phân tử khách gồm liên kết hydrogen, tương tác Vander waals, tương tác lưỡng cực và không phải là vĩnh viễn, được đặc trưng bởi trạng thái cân bằng động [23]. (hình 6) M Hình 6. Quá trình tạo phức của β-CD [20] 1.3.4 Ứng dụng của beta – cyclodextrin ho ol of β-CD có thể cải thiện độ tan của các chất không hòa tan hoặc tan kém trong nước, làm giảm sự bay hơi các thành phần dễ bay hơi, tăng tính ổn định hóa học của chất khác, β-CD được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: [23] t@ Sc Trong lĩnh vực thực phẩm và hương liệu: β-CD dùng làm chất bảo vệ và dẫn truyền các hương liệu, làm giảm vị đắng hay mùi vị khó chịu của một số hợp chất. Co py rig h Trong ngành mỹ phẩm: β-CD làm giảm sự bay hơi của các hợp chất dễ bay hơi. Trong ngành dược phẩm: β-CD được dùng như tác nhân tạo phức, làm tăng khả năng hòa tan của những thuốc có độ hòa tan kém, từ đó làm tăng sinh khả dụng và độ ổn định. Cải thiện dẫn truyền thuốc qua các màng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan