Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 7 Báo cáokết quả thực hiện chuyên đề môn toán ...

Tài liệu Báo cáokết quả thực hiện chuyên đề môn toán

.DOC
3
96
104

Mô tả:

TRƯỜNG PTDTBT THCS LANG THÍP TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN Học kì I năm học 2012 - 2013 Thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 của trường PTDTBT THCS Lang Thíp. Thực hiện theo kế hoạch năm học 2012 – 2013 của tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên . Thực hiện theo kế hoạch tổ chức chuyên đề của tổ Khoa học tự nhiên. Tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên đã tổ chức chuyên đề môn Toán và có kết quả như sau: I .Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia. 1. Thời gian: Ngày 25/10/2012. 2. Địa điểm : - Triển khai thực hiện tại lớp 6B. - Đánh giá, rút ra kết luận chung tại văn phòng nhà trường. 3. Thành phần : - Đại diện ban giám hiệu, tổ chuyên môn Khoa học xã hội. - Giáo viên tổ Khoa học tự nhiên. II. Nội dung. 1.Công tác thảo luận, đưa ra lý thuyết chung. - Nhóm chuyên môn Toán – lý đã thống nhất nội dung chuyên đề : Các bước dạy học một bài luyện tập môn Toán. - Tiến hành thảo luận, đưa ra các bước khi giảng dạy một tiết Luyện tập của môn Toán. 2.Tiến hành thực hiện chuyên đề. - Tổ chức thực hiện lần 1 vào ngày 24/10/2012 tại lớp 6C. Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện. - Tổ chức thực hiện lần 2 vào ngày 25/10/2012 tại lớp 6B. Đánh giá, nhận xét, đưa ra thống nhất chung. 3. Kết luận chung. Các phương án dạy học một bài luyện tập môn toán: a,Phương án thứ nhất : Bước 1 : Giáo viên thông qua việc kiểm tra bài cũ để nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học, cần chú ý đến phương pháp của các dạng bài tập. Sau đó giáo viên có thể mở rộng phần lý thuyết ở những mức độ phổ thông cần thiết. Bước 2: Cho học sinh trình bày các bài tập làm ở nhà mà giáo viên qui định, nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập của học sinh. - Cho học sinh nhận xét ưu khuyết điểm trong lời giải, đánh giá đúng sai hoặc đưa ra cách giải khác hơn ( Cần chú ý trình độ học sinh trong hoạt động này). - Giáo viên cần chú ý kiểm tra những vấn đề sau: tính toán, diễn đạt bằng ngôn ngữ, ký hiệu, cách trình bày lời giải của học sinh. Giáo viên cần chốt lại vấn đề theo các nội dung sau - Phân tích các sai lầm và nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó. - Khẳng định những chổ làm đúng, làm tốt của học sinh. - Đưa ra các cách giải khác ngắn gọn hơn hay hơn hoặc vận dụng lý thuyết linh hoạt hơn. Bước ba : Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập mới (có trong hệ thống bài tập mà học sinh chưa làm hoặc do giáo viên biên soạn theo mục tiêu đề ra của tiết học ) của các tiết luyện tập nhằm mục đích: - Kiểm tra ngay sự hiểu biết của học sinh phần lý thuyết mà giáo viên mở rộng ngay đầu tiết học ( nếu có ). - Khắc sâu hoàn thiện lý thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ ( đòi hỏi giáo viên cần biên soạn đầu tư rất kỹ ) b,Phương án thứ hai : Bước 1 : Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập cũ đã cho học sinh làm ở nhà nhằm kiểm tra: - Học sinh hiểu lý thuyết đến đâu - Kỹ năng sử dụng lý thuyết trong việc giải bài tập - Học sinh mắc những sai phạm gì - Cách học sinh trình bày lời giải bằng ngôn ngữ , bằng ký hiệu có chính xác chưa Bước 2: Giáo viên chốt lại những vấn đề có tính chất trọng tâm - Những vấn đề chủ yếu về lý thuyết mà học sinh chưa vận dụng được khi giải bài tập - Chỉ ra những sai sót của học sinh thường mắc phải mà giáo viên tích lũy được qua quá trình giảng dạy Bước ba : Giống như phương án 1 Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập mới nhằm đạt được yêu cầu - Hoàn thiện lý thuyết , khắc phục sai lầm của học sinh thường mắc phải. - Rèn luyện một số thuật toán cơ bản mà học sinh cần ghi nhớ trong quá trình học tập - Rèn luyện phương pháp phân tích bài toán , tìm hướng giải quyết bài toán. Tóm lại cả hai phương án dạy tiết luyện tập trên đều có mặt mạnh và mặt yếu khác nhau giáo viên có thể tùy vào trường hợp cụ thể của tiết dạy mà vận dụng một cách linh hoạt tuy nhiên phải có 3 phần chủ yếu: - Hoàn thiện về mặt lý thuyết - Rèn luyện kỹ năng thực hành ( giáo viên không thể làm thay cho học sinh ) - Phát huy tích tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Trên đây là báo cáo chuyên đề của tổ Khoa học tự nhiên về vấn đề : Dạy một bài luyện tập toán. Trong các giờ dạy luyện tập giáo viên trong nhóm Toán lý sẽ thực hiện theo các phương án trên, tiếp tục rút kinh nghiệm, đưa ra ưu nhược điểm, vận dụng hai phương án trên một cách hợp lý để các tiết dạy đạt kết quả cao hơn. T/M TỔ CHUYÊN MÔN TỔ TRƯỞNG Lương Trung Dũng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan