Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tổng hợp đề tài nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh và bền vững n...

Tài liệu Báo cáo tổng hợp đề tài nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế việt nam ở giai đoạn 2011 – 2020

.PDF
264
756
122

Mô tả:

BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH KX.04/06-10 ĐỀ TÀI KX04.08/06-10 BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGUỒN LỰC VÀ ĐỘNG LỰC CHO PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Ở GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 Cơ quan chủ trì Đề tài: Viện Chiến lược Phát triển Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh 8382 Hà Nội, tháng 11 năm 2010 BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH KX.04/06-10 ĐỀ TÀI KX04.08/06-10 BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGUỒN LỰC VÀ ĐỘNG LỰC CHO PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Ở GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 Cơ quan chủ trì Đề tài: Chủ nhiệm Đề tài: Thư ký Đề tài: Viện Chiến lược Phát triển PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh PGS.TS. Bùi Tất Thắng Ths. Nguyễn Hoàng Hà Hà Nội, tháng 11 năm 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1  1. Sự cần thiết của Đề tài................................................................................ 1  2. Tổng quan nghiên cứu về nguồn lực, động lực cho phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế ...................................................................................... 2  3. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của Đề tài........................... 14  4. Phương pháp nghiên cứu và số liệu phục vụ nghiên cứu của Đề tài ....... 15  5. Kết cấu nội dung báo cáo tổng hợp của Đề tài......................................... 16  PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN LỰC VÀ ĐỘNG LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG..................18  I. Nguồn lực phát triển ..................................................................................... 18  1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nguồn lực........................................... 18  2. Mối quan hệ giữa nguồn lực và phát triển kinh tế ................................... 29  II. Động lực phát triển................................................................................... 32  1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thái biểu hiện của động lực................. 32  2. Vấn đề tạo lập, duy trì và phát huy động lực đối với phát triển kinh tế....... 41  3. Mối quan hệ giữa nguồn lực phát triển và động lực phát triển hướng tới nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững .................................................... 47  III. Kinh nghiệm của thế giới về việc huy động, sử dụng các nguồn lực và tạo động lực cho phát triển kinh tế .............................................................. 49  1. Kinh nghiệm của Nhật Bản phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...... 49  2- Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc huy động và sử dụng vốn FDI cho ........................................................................................... 52  phát triển kinh tế 3- Kinh nghiệm của Singapore trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế ..................................................... 56  4- Kinh nghiệm của Trung Quốc thu hút nguồn vốn từ Hoa Kiều ....... 60  IV. Những đặc điểm đặc thù của Việt Nam chi phối việc huy động và sử dụng nguồn lực, phát huy và duy trì động lực cho phát triển................... 64  1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên ..................................................... 64  2. Dân số, đặc điểm dân tộc và văn hóa ....................................................... 64  3. Đất nước bị tàn phá bởi nhiều cuộc chiến tranh....................................... 65  i 4. Việt Nam mới bắt đầu tiến trình gia nhập toàn cầu hóa........................... 65  5. Thể chế chính trị....................................................................................... 65  PHẦN II. HIỆN TRẠNG THU HÚT, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC, HUY ĐỘNG, DUY TRÌ ĐỘNG LỰC CHO PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG ..........................................................................................................................66  I. Thực trạng khai thác và sử dụng các nguồn lực phát triển ở Việt Nam trong thời gian qua ........................................................................................ 66  1. Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển ........................................................ 66  2. Đối với nguồn nhân lực............................................................................ 73  3. Đối với nguồn lực thông tin ..................................................................... 79  4. Đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác và sử dụng của Việt Nam ...................................................................................................... 82  5. Đối với tiềm lực khoa học công nghệ .................................................... 110  6. Đánh giá chung....................................................................................... 116  II. Dự báo sơ bộ về khả năng một số nguồn lực chủ yếu và định hướng huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực ............................................... 118  1. Định hướng khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ở thời kỳ 2011 – 2020 ........................................................................................... 118  2. Định hướng phát triển và phân bố lao động thời kỳ 2011 – 2020 của Việt Nam ............................................................................................................ 121  3. Định hướng khả năng khai thác và sử dụng một số tài nguyên thiên nhiên chủ yếu........................................................................................................ 123  III. Thực trạng hình thành và phát huy động lực phát triển trong thời gian qua của Việt Nam ................................................................................ 129  1. Nhận xét chung....................................................................................... 129  4. Ban hành cơ chế, chính sách tạo ra động lực phát triển .......................... 140  IV. Khác biệt theo vùng và lãnh thổ về nguồn lực phát triển và động lực phát triển kinh tế.......................................................................................... 153  1. Đối với nguồn lực phát triển .................................................................. 153  2. Đối với động lực phát triển .................................................................... 156  PHẦN III. CÁC KIẾN NGHỊ ĐẢM BẢO NGUỒN LỰC VÀ ĐỘNG LỰC CHO PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2020..........................................................................157  ii I. Đổi mới nhận thức và quan niệm về nguồn lực và động lực phát triển cho phát triển nhanh và bền vững.............................................................. 157  1. Về nguồn lực phát triển cho phát triển nhanh và bền vững ................... 157  2. Về động lực phát triển cho phát triển nhanh và bền vững: cần khẳng định chỉ có lợi ích kinh tế và tinh thần quốc gia dân tộc mới là động lực phát triển .................................................................................................................... 161  3. Sử dụng nguồn lực vì con người, vì vậy phải mang tính nhân văn cao..... 163  4. Tạo dựng nguồn lực cho phát triển ........................................................ 163  5. Triệt tiêu các yếu tố “thui chột” động lực .............................................. 163  II. Thực thi các giải pháp đột phá chiến lược trên quan điểm nguồn lực, động lực để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế nước ta ở thời kỳ 2011-2020 ......................................................................................... 164  1. Cải tiến cơ cấu của nền kinh tế để sử dụng hiệu quả nguồn lực và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế............................................................ 164  2. Nhà nước có chính sách khuyến khích về lợi ích kinh tế để tạo động lực cho sản xuất kinh doanh và tạo động lực phát triển xã hội gắn kết, cởi mở 166  3. Nhà nước có chính sách hình thành nguồn lực cho phát triển ............... 168  4. Nhà nước có chính sách phát huy các nguồn lực, nhất là đối với giới kỹ trị quốc gia và nguồn thông tin quốc gia.................................................... 168  III. Kiến nghị bổ sung một số điểm đối với việc soạn thảo Cương lĩnh phát triển đất nước, Báo cáo chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2011-2020 phục vụ Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam ....................................................................................................... 170  1. Đổi mới mô hình phát triển và mô hình tăng trưởng để sử dụng hiệu quả các nguồn lực (gắn với lợi thế cạnh tranh quốc gia) .................................. 170  2. Phát huy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; khuyến khích mọi người sáng tạo vì sự phát triển của quốc gia................................................................. 172  3. Tạo điều kiện, kể cả bằng cơ chế chính sách để giới kỹ trị quốc gia thể hiện giá trị của mình đối với sự nghiệp phát triển đất nước ...................... 173  4. Nhà nước nhanh chóng thiết lập hệ thống thông tin thống nhất (có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển), nhất là thông tin về kinh tế, về khoa học công nghệ và về liên kết quốc tế ......................................................... 174  5. Nhanh chóng đổi mới nhận thức, quan niệm về nguồn lực và động lực phát triển..................................................................................................... 174  iii IV. Kiến nghị những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2015175  PHẦN PHỤ LỤC.....................................................................................................179  TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .....................................................................187  iv DANH MỤC BIỂU, HÌNH VÀ HỘP BIỂU Biểu 01. Vai trò của người Hoa ở Đông Nam Á................................................. 61  Biểu 02. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện ở thời kỳ 2001-2010 (%)........................ 68  Biểu 03. Cơ cấu GDP chia theo thành phần kinh tế qua các năm (%) ............... 69  Biểu 04. Cơ cấu các nguồn vốn huy động bình quân trong thời kỳ 2001-2010 . 70  Biểu 05. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam năm 2009 ...... 76  Biểu 06. Một số chỉ tiêu về tiếp cận thông tin của Việt Nam ............................. 80  Biểu 07. So sánh Bộ chỉ tiêu phát triển của Việt Nam (Tổng cục Thống kê) và Ngân hàng Thế giới............................................................................................. 81  Biểu 08. Hiện trạng sử dụng đất tính đến thời điểm 01/01/2008........................ 83  Biểu 09. Nguồn nước của các sông chính........................................................... 86  Biểu 10. Các hồ chứa lớn ở Việt Nam ................................................................ 87  Biểu 11. Trữ lượng nước dưới đất có tiềm năng khai thác (tỷ m3/năm)............. 88  Biểu 12. Chất lượng nước của một số cơ sở công nghiệp ở thượng và hạ lưu....... 90  Biểu 13. Đơn sáng chế PCT của một số nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á....... 111  Biểu 14. Đơn sáng chế đã được nộp ở Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia Việt Nam từ 2000 đến 2007............................................................................................... 112  Biểu 15.Tỷ trọng giá trị công nghiệp chế tác có trình độ công nghệ trung bình và cao (MHT) trong GDP ngành chế tác (MVA) và trong xuất khẩu ngành chế tác (MFD) của Việt Nam và một số nền kinh tế khác năm 2008 ........................... 115  Biểu 16. Cơ cấu hàng xuất khẩu phân theo trình độ công nghệ của Việt Nam và một số nền kinh tế năm 2008 (%) ..................................................................... 117  Biểu 17. Dự báo nguồn lực vốn so với GDP (%) ............................................. 120  Biểu 18. Dự báo cơ cấu sử dụng vốn đầu tư thời kỳ 2011 – 2020 (%) ............ 121  Biểu 19. Dự báo nguồn lao động Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 (%) ............. 121  Biểu 20. Dự báo cơ cấu sử dụng lao động của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 (%) ..................................................................................................................... 123  Biểu 21. Dự báo về cơ cấu sử dụng đất vào năm 2020..................................... 125  Biểu 22. Cơ cấu kinh tế chia theo ngành thời kỳ 2001-2010 (%)..................... 133  v Biểu 23. Thời gian và chi phí khởi sự doanh nghiệp thời kỳ 2005-2008 ......... 139  Biểu 24. Cơ cấu một số nguồn lực phát triển chủ yếu phân theo vùng và lãnh thổ .. 154 HÌNH Hình 01: Đường giới hạn khả năng sản xuất ........................................................ 5  Hình 02: Quá trình mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất .......................... 6  Hình 03: Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế ............................................................ 20  Hình 04: Quá trình động lực ............................................................................... 33  Hình 05: Tháp động lực của con người............................................................... 34  Hình 06: Mô hình tổng quát về các yếu tố quyết định và quá trình diễn biến của hành động có động lực ........................................................................................ 35  Hình 07: Trung tâm động lực (TA: Motivation Hub)......................................... 36  Hình 08: Hai loại quan niệm về động lực phát triển........................................... 40  Hình 09: Khung tăng trưởng kinh tế có chất lượng ............................................ 49  Hình 10: Kiều hối chính thức, FDI, và dự trữ ngoại tệ (tỷ USD) của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 2009 ................................................................................. 63  Hình 11: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư của Việt Nam qua các năm........... 66  Hình 12: Chuyển dịch cơ cấu GDP theo khối ngành thời kỳ 2001-2010 (%) .... 68  Hình 13: Cơ cấu, tốc độ tăng và quy mô vốn đầu tư năm 2000, 2005 và 2009 theo thành phần kinh tế ....................................................................................... 69  Hình 14: Quy mô chuyển Kiều hối từng năm của Việt Nam (triệu USD) ......... 70  Hình 15: Mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2009 ......... 73  Hình 16: Năng suất lao động năm 2008 của một số nền kinh tế trên thế giới.... 74  Hình 17: Khoảng chênh lệch giữa tỷ trọng lao động nông nghiệp và tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp của Việt Nam và một số nền kinh tế từ năm 1990-2008............. 75  Hình 18: Tương quan mạnh giữa năng suất nghiên cứu khoa học với chỉ số phát triển con người ở các nước Đông Á .................................................................. 112  Hình 19: Tỷ trọng vốn đầu tư so GDP và tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 2001-2010 (%)................................................................................................... 119  Hình 20 Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, của khu vực Nhà nước và của khu vực tư nhân (%) ................................................................................... 131  vi Hình 21 FDI (1.000 tỷ đồng) và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư (%) ............... 138  Hình 22: Diễn biến của chỉ số VN-Index giai đoạn 2006-2008 ....................... 144  Hình 23: Tiến trình quản lý đất đai từ nguồn tài nguyên đến nguồn vốn trong xã hội ...................................................................................................................... 151  Hình 24: GDP/người năm 2009 của các vùng trong cả nước (USD) ............... 156 HỘP Hộp 01: Định nghĩa về nguồn lực trong Từ điển ................................................ 20  Hộp 02: Bài học lịch sử về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô ................... 46  Hộp 03: Thành công của Nhật Bản áp dụng chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ ..................................................................................................................... 52  Hộp 04: Vẫn chậm và chưa hiệu quả .................................................................. 71  Hộp 05: Nợ tiêu chuẩn ........................................................................................ 77  Hộp 06: Giám sát giáo dục đại học: Vỡ ra nhiều bất cập ................................... 78  Hộp 07: Hơn 250.000 ha đất … bỏ hoang .......................................................... 84  Hộp 08: Nhiều cán bộ công chức rời bỏ công sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.... 134  Hộp 09: Thủ tục hành chính đang cản trở kinh doanh...................................... 137  Hộp 10: Các mục tiêu chiến lược về phát triển nguồn nhân lực và lao động việc làm đến năm 2010 ............................................................................................. 149  vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BOT Xây dựng – Hoạt động – Chuyển giao BTB&DHTB Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐNB Đông Nam Bộ FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội HDI Chỉ số phát triển con người HKG Hong Kong IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế IND Ấn Độ INO Indonesia JAP Nhật Bản KCN Khu công nghiệp KCX Khu Chế xuất KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KOR Hàn Quốc KTQD Kinh tế Quốc dân KTNN Kinh tế Nhà nước KTTĐ Kinh tế trọng điểm KTTN Kinh tế tư nhân KVKT Khu vực kinh tế MAL Malaysia NHNN Ngân hàng Nhà nước NIEs Các nền kinh tế công nghiệp mới NXB Nhà xuất bản viii ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PCT Hiệp ước hợp tác về sáng chế PHI Philippines PRC Trung Quốc QLNN Quản lý Nhà nước R&D Nghiên cứu và triển khai SIN Singapore TA Tiếng Anh TAP Đài Loan (Trung Quốc) TD&MNPB Trung du và miền núi phía Bắc THA Thái Lan TN Tây Nguyên USD Đô-la Mỹ VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VHTT Văn hóa Thể thao VNA Việt Nam VT&BC Viễn thông & Bưu chính WB Ngân hàng Thế giới WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới ix DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHÍNH Họ và tên Cơ quan/ Địa chỉ 1 Trần Việt Phương Trần Quang Diệu, Hà Nội 2 PGS.TS. Nguyễn Khắc Thanh Viện Kinh tế Chính trị Học 3 PGS.TS. Lê Du Phong Đại học Kinh tế Quốc Dân 4 GS. TS. Bùi Hiếu Đại học Thủy Lợi 5 PGS.TS. Bùi Quang Dũng Viện Xã hội học 6 GS.TS. Ngô Đức Thịnh Viện Nghiên cứu Văn hóa 7 PGS.TS. Lê Huy Hàm Viện Di truyền Nông nghiệp 8 PGS.TS. Lê Văn Cương Bộ Công An 9 PGS. TS. Bùi Tất Thắng Viện Chiến lược Phát triển 10 PGS.TS. Hoàng Sỹ Động Viện Chiến lược Phát triển 11 TS. Đinh Quang Ty Hội đồng Lý luận Trung Ương 12 TS. Đặng Xuân Thanh Viện Kinh tế Chính trị Thế giới 13 TS. Đinh Quang Thuận Viện Nghiên cứu Địa chất 14 TS. Nguyễn Xuân Thu Viện Chiến lược Phát triển 15 TS.Trần Kim Chung Viện Quản lý kinh tế Trung ương 16 TS. Đỗ Văn Thành Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia 17 TS.Trần Tú Cường Viện Nghiên cứu Địa chính 18 TS. Nguyễn Công Mỹ Viện Chiến lược Phát triển 19 Ths. Vũ Huy Quang Ngân hàng Nhà nước 20 Ths. Nguyễn Hoàng Hà Viện Chiến lược Phát triển 21 Ths. Nguyễn Thị Hồng Minh Đại học Kinh tế Quốc dân 22 Ths. Nguyễn Thị Lan Hương Viện Chiến lược Phát triển 23 Ths. Phạm Lê Hậu Viện Chiến lược Phát triển 24 Đặng Huyền Linh Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội quốc gia 25 Khúc Văn Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo x MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của Đề tài Việc huy động được tốt nhất các nguồn lực cũng như tạo ra và duy trì được cao nhất và liên tục động lực để phát triển vốn là những vấn đề then chốt của các chính sách phát triển kinh tế của mọi quốc gia, mọi thời đại. Có thể khẳng định rằng, ở đâu và khi nào, các chính sách giải quyết thỏa đáng được vấn đề này, ở đó và khi đó có phát triển. Hơn nữa, để phát triển nhanh và bền vững thì việc huy động các nguồn lực và tạo động lực lại càng đòi hỏi các chính sách phải dựa trên những căn cứ khoa học vững chắc. Do đó, giới nghiên cứu và các nhà làm chính sách trên thế giới cũng như Việt Nam rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến nguồn lực và động lực của sự phát triển. Nhiều vấn đề lý luận, nhất là về khía cạnh kinh tế chính trị trong bối cảnh mới chưa thật rõ. Đối với mỗi quốc gia, các nguồn lực bao giờ cũng hữu hạn, “khan hiếm”; còn động lực thì luôn luôn phải có; một khi không còn thì cũng không thể phát triển. Vì vậy, quan niệm thế nào về nguồn lực, động lực, đặc biệt là trong bối cảnh mới mà thời đại đang mở ra, với những xu hướng phát triển chủ yếu là toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức, hình thái phân công lao động quốc tế mới…; vai trò của các yếu tố nguồn lực truyền thống và “phi truyền thống”; làm thế nào để tạo ra và phát huy có hiệu quả nguồn lực, động lực cho phát một cách lâu bền nhất, sự tác động qua lại giữa nguồn lực và động lực, luôn được đặt ra với các nhà nghiên cứu cũng như các nhà làm chính sách. Đối với Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề nêu trên, trong khi thực tiễn phát triển đất nước đòi hỏi phải có nhận thức mới, đúng đắn về nguồn lực và động lực cho phát triển, từ đó có thể đưa ra được những định hướng, chính sách sử dụng, phát huy chúng phục vụ cho sự phát triển ngày càng đi lên của đất nước. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, mức độ cạnh tranh để có được các nguồn lực ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Các cường quốc cũ và mới đang thực hiện những chiến lược “tranh đoạt” những nguồn lực có tính chiến lược. Nhiều cuộc chiến tranh đã và đang xảy ra do sự “tranh đoạt” này giữa các nước. Toàn cầu hóa cũng là cơ hội cho nhiều nước tranh thủ biến nguồn ngoại lực trở thành nguồn nội lực để mở rộng khả năng sản xuất của nền kinh tế, đưa quốc gia đó phát triển. Sau hơn 20 năm đổi mới, giới hạn và tính khan hiếm của nhiều loại nguồn lực là thực tế hiển nhiên ở nước ta, đặc biệt là sự khan hiếm về vốn đầu tư, các hạn chế về thông tin, khả năng phát minh và ứng dụng công nghệ cao cũng như sự yếu kém về nhân lực trong quá trình tham gia nền kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, trong lúc đất nước mới ra khỏi tình trạng kém phát triển, thì 1 việc huy động và sử dụng nguồn lực lại chưa tốt, còn phổ biến tình trạng sử dụng lãng phí các nguồn lực. Mặt khác, động lực cho phát triển chưa có được sự nhận thức đầy đủ và phát huy một cách đúng đắn, triệt để. Chúng ta đã phát huy được động lực rất lớn, rất mạnh trong các công cuộc bảo vệ và giữ nước, nhưng điều đó lại không được duy trì thường xuyên, liên tục, và đều đặn trong công cuộc phát triển kinh tế. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, thì không thể không thừa nhận đó là những khiếm khuyết rất nghiêm trọng, đang ảnh hưởng rất bất lợi đến công cuộc phát triển của Việt Nam. Làm thế nào để có nhận thức và hành động một cách khoa học dưới góc độ lý luận chính trị về nguồn lực và động lực phát triển đất nước cũng như đưa ra được những quan điểm mới về động lực và nguồn lực trong thời đại toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, đóng góp cho việc xây dựng Cương lĩnh phát triển đất nước và Chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ mới là một mục tiêu quan trọng, thiết thực của Đề tài KX.04.08/06-10. Giai đoạn 2011-2020, đất nước ta sẽ bước sang thời kỳ thực hiện chiến lược 10 năm lần thứ 3. Trong lúc công việc chuẩn bị nghiên cứu nội dung chiến lược phát triển đất nước thời kỳ này đang được ráo riết chuẩn bị, việc nghiên cứu đề tài này sẽ là rất kịp thời và có nghĩa thực tiễn thiết thực, góp phần vào việc luận giải những căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách đối với các nguồn lực và động lực cho chiến lược phát triển đất nước. 2. Tổng quan nghiên cứu về nguồn lực, động lực cho phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Khó có thể kể hết những ấn phẩm khoa học bàn đến các nội dung khác nhau của nguồn lực và động lực phát triển kinh tế. Nhiều người còn nhớ câu mà C. Mác (K. Marx) đã trích dẫn William Petti: “Lao động là cha, đất là mẹ của của cải vật chất”. Hầu như mọi người cũng đã khá quen thuộc với những công trình nghiên cứu bàn về các nguồn lực của phát triển kinh tế như vốn đầu tư, lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khoa học - công nghệ... Giới nghiên cứu cũng không xa lạ với những phân tích về động lực đối với phát triển như lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, thi đua, khen thưởng, cạnh tranh… Còn sự phát triển nhanh và bền vững thì đang được các sách báo đề cập đến như một trong những chủ đề “nóng” kể từ những năm đầu của thế kỷ XXI đến nay. Trong số những công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan tới chủ đề nguồn lực và động lực phát triển đã xuất bản trong những năm gần đây, phải kể đến cuốn sách Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam1 do GS.TSKH. Lê Du Phong2 chủ biên. 1 2 NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2006 Nguyên quyền Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 2 Công trình này đã đề cập đến những vấn đề lý luận về nguồn lực và động lực phát triển, bao gồm các khái niệm, vai trò và yêu cầu của việc phân bổ nguồn lực, phát huy động lực; kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sử dụng và phát huy nguồn lực và động lực trong phát triển. Cuốn sách cũng đã đánh giá thực trạng sử dụng các loại nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, gồm đất đai và tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, vốn, khoa học – công nghệ, văn hóa vật thể và phi vật thể; thực trạng phát huy các loại động lực, bao gồm cơ chế thị trường, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, cơ chế kích thích lợi ích kinh tế, cơ chế cạnh tranh và truyền thống văn hóa. Cuốn sách cũng trình bày quan điểm, phương hướng và các chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực, sử dụng hợp lý nguồn lực và phát huy đầy đủ các động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đối với việc triển khai đề tài này, cuốn sách trên được xem như một trong những tài liệu mới nhất, trình bày tập trung nhất những nội dung liên quan nên có thể xem như tài liệu tham khảo có giá trị. Song, cũng như nhiều nguồn tư liệu khác, nhiều khía cạnh và nội dung học thuật, cách thức phân chia nguồn lực và động lực, cách tiếp cận để xác định quan điểm và giải pháp…, vẫn còn cần thiết phải trao đổi và nghiên cứu sâu thêm nữa. Các tác giả cuốn sách, trong phần Lời nói đầu cũng đã khẳng định “vấn đề sử dụng, phát huy nguồn lực và động lực phát triển kinh tế là một vấn đề rất lớn và rất phức tạp đòi hỏi tính thực tiễn cao nên cần được tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội”. Hơn thế nữa, một nội dung lớn của đề tài đặt ra là phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế trong tương quan với sử dụng các nguồn lực và tạo dựng, duy trì động lực của thời kỳ đến 2020 ở Việt Nam như thế nào thì cuốn sách nêu trên vẫn chưa đề cập đến. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến các loại nguồn lực, động lực và phát triển bền vững bao quát nội dung rất rộng, rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến từng loại một, nên thay vì “điểm sách” đối với từng công trình cụ thể, Đề tài sẽ tập trung vào một số nhóm vấn đề lớn, quan trọng đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu tiêu biểu về các nguồn lực và động lực của sự phát triển, về phát triển bền vững, cùng các cách tiếp cận nghiên cứu đã được công bố. 2.1. Về nguồn lực phát triển Từ lâu, các nhà kinh điển của kinh tế học đã bàn rất nhiều đến các nguồn lực của sự phát triển kinh tế dưới nhiều góc độ khác nhau. Việc khai thác các nguồn lực này từ góc độ lợi thế so sánh tuyệt đối đã là “Nguồn gốc của cải của các dân tộc” (Adam Smith) hay góc độ lợi thế so sánh là cơ sở của sự thịnh vượng dựa trên ngoại thương (David Ricardo) và đặc biệt là những phân tích 3 kinh tế chính trị học đặc biệt sâu sắc của C. Mác về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với những chương bàn về giá trị sức lao động, về địa tô, về vốn tư bản, về vai trò của tiến bộ khoa học kỹ thuật.... Các nhà kinh tế học hiện đại phân tích các nguồn lực phát triển kinh tế dựa trên sự đóng góp của các nguồn lực vào mức tăng trưởng kinh tế, cả từ góc độ phân tích định tính lẫn định lượng, bao gồm những yếu tố vật chất ở đầu vào: vốn, máy móc thiết bị, vật tư, nguồn tài nguyên được sử dụng, sức lao động ...; và cả những yếu tố “phi vật chất”, bao gồm tổ chức, chính sách, quản trị, bí quyết công nghệ (TA: know-how)..., gọi bằng thuật ngữ chuyên môn là năng suất tổng nhân tố (TA: Total factor productivity – TFP) - với nhận thức chung là, tỷ trọng của TFP càng cao thì nền kinh tế càng có hiệu suất và càng tiến bộ (hàm ý kinh tế ở đây là, việc sử dụng các nguồn lực rất hiệu quả, rất tiết kiệm). Và lời giải cho vấn đề làm sao để nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững cũng dựa rất nhiều vào luận điểm lý thuyết quan trọng này. Ngoài ra, có thể có nhiều cách tiếp cận khác khi phân chia nguồn lực để phân tích; chẳng hạn, các nhà khoa học chia thành nội lực (các nguồn lực nội tại, ở bên trong) và ngoại lực… (Smith, 1997; Toffler, 2002; UNDP, 2001; Mác, 1984; Ricardo, 2002; Soto, 2006; Thurow, 2000; Gillis, 1990; Todaro, 1998; UNDP, 1999). Từ tổng kết thực tiễn, các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước ta cũng đã đề cập nhiều đến nội dung của các nguồn lực như ở Luật Đất đai, Luật Đầu tư... (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1987, 1991, 2001, 2006; Luật Đất Đai, 2003; Pháp lệnh thuế Tài nguyên sửa đổi, 1998; Luật Khoa học Công nghệ, 2000; Luật Đầu tư, 2005; Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa IX, lần thứ tư khóa X). Về phương diện lý thuyết, vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế là hiển nhiên. Tuy vậy, những tranh luận học thuật cũng như tư duy chính sách lại luôn tỏ ra chưa có được tiếng nói nhất trí cuối cùng. Các tranh luận học thuật cũng như có liên quan đến việc hoạch định chính sách chủ yếu xoay quanh các trục vấn đề sau: - Làm thế nào để đo lường một cách chính xác mức độ đóng góp của từng loại nguồn lực, nhất là với các loại nguồn lực “phi vật chất”, nguồn lực “tinh thần” đối với sự phát triển? Điều này không chỉ xuất phát từ những khó khăn thuần túy mang tính kỹ thuật và thống kê, mà ngay cả việc xác định vai trò của những loại nguồn lực này không phải bao giờ cũng thống nhất và có thể lượng hóa được một cách dễ dàng. - Làm thế nào để huy động được tối đa các nguồn lực cho phát triển? Các nguồn lực tuy hữu hạn xét ở mỗi phạm vi và mỗi thời điểm lịch sử, nhưng việc mở rộng phạm vi có thể huy động cho phát triển cần phải được xem như một trong những mục tiêu của việc hoạch định chính sách trong bối cảnh toàn cầu 4 hóa hiện nay. Một trong những ví dụ điển hình nhất về việc mở rộng phạm vi nguồn lực có thể và cần phải huy động là vốn đầu tư nước ngoài (cả dưới hình thức trực tiếp lẫn gián tiếp). Tiếp theo là khoa học công nghệ, lao động (chuyên gia trình độ cao) ... Hàm ý của vấn đề ở đây là, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn lực cần và có thể huy động cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia không chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới của quốc gia đó. Cần có “tư duy toàn cầu” khi lựa chọn và thiết kế chính sách cho mỗi vấn đề phát triển của đất nước. - Làm thế nào để sử dụng được các nguồn lực đã huy động được cho phát triển một cách hiệu quả nhất? Đây là vấn đề được xem là quan yếu nhất đối với huy động và sử dụng các nguồn lực. Bởi vì, nếu nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả, nền kinh tế có khả năng đạt được điểm A nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó; nếu không hiệu quả, thì đó có thể là điểm B hoặc những điểm nằm bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất. Hình 01. Đường giới hạn khả năng sản xuất Hàng hóa Y A C B Hàng hóa X Thêm nữa, khi nền kinh tế sử dụng các nguồn lực hiện có một cách hiệu quả thì nó sẽ làm tăng khả năng huy động các nguồn lực tiềm năng đang nằm đâu đó ở trong dân cư. Đây chính là mối tương quan giữa việc sử dụng nguồn lực với việc huy động nguồn lực và ngược lại. Tuy nhiên, việc đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực luôn là vấn đề không dễ và vẫn còn nhiều tranh cãi, cả về phương diện lý luận lẫn cách thức đo lường. Vấn đề là ở chỗ, mỗi chủ thể tham gia quá trình kinh tế có các địa vị, góc nhìn, mục tiêu khác nhau, nên cách mà họ xem thế nào là hiệu quả sử dụng các nguồn lực không phải bao giờ cũng như nhau. Vì vậy, trong quá trình phân tích, đánh giá, việc tìm ra được những điểm chung trong các mục tiêu của các chủ thể có một vai trò rất quyết định đối với chính sách huy động nguồn lực. - Về mối tương quan giữa các nguồn lực, trong đó nổi lên vấn đề tương quan giữa nội lực và ngoại lực. Toàn cầu hóa kinh tế và thương mại đã làm cho 5 sự dịch chuyển của các nguồn lực được dễ dàng hơn. Nhờ đó, các quốc gia có thể sử dụng được những nguồn lực ở bên ngoài thay vì chỉ có nguồn lực ở trong nước. Xét trên góc độ vĩ mô của nền kinh tế, đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ là đường Q1Q3 nếu nền kinh tế đó sử dụng nội lực và là đường Q2Q4 nếu nền kinh tế sử dụng cả nguồn nội lực và nguồn ngoại lực. Hình 02. Quá trình mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất Hàng hóa Y Q2 Q1 Hàng hóa X Q3 Q4 Quan điểm tổng quát về mối tương quan này đã được xác định là: Nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Có phát huy được nội lực thì mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực. Nội lực được tăng cường thì mới bảo đảm được độc lập tự chủ về kinh tế và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực của toàn dân tộc, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tốt nhất nguồn lực của Nhà nước. Điều có ý nghĩa quyết định là phải có chính sách phù hợp để phát huy tối đa khả năng về vật chất, trí tuệ và tinh thần của mọi người dân, của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân - một nguồn lực giàu tiềm năng của dân tộc ta - để góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Ngoại lực có vai trò quan trọng cho sự phát triển. Kết hợp tốt nội lực và ngoại lực sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp xây dựng đất nước. Ngoại lực, bao gồm cả vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản lý và thị trường... bổ sung cho nội lực, tạo thêm điều kiện để huy động và sử dụng nội lực có hiệu quả cao hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoại lực càng trở nên quan trọng; một nước đang phát triển ở trình độ thấp như nước ta, muốn vươn lên để theo kịp các nước, không thể coi nhẹ việc thu hút và sử dụng tốt nhất ngoại lực. Muốn phát huy tốt ngoại lực, phải có một chiến lược tổng thể, nhất quán và môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, trước hết là có một hệ thống thể chế, chính sách đồng bộ, một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả” (Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng CSVN). Như vậy, vấn đề biến ngoại 6 lực thành nội lực của sự phát triển đối với nước ta hiện vẫn là một trong những vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Những vấn đề nêu trên đã và đang được bàn luận ở nhiều công trình nghiên cứu của nhiều học giả, các giáo trình kinh tế học vĩ mô ở các đại học, các báo cáo kinh tế của các chính phủ hay các tổ chức kinh tế quốc tế, đặc biệt là các báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), của Tổ chức Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) hay của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB),… Điều đáng chú ý là, các phân tích đã tập trung rất nhiều vào các loại nguồn lực là các yếu tố đầu vào của sản xuất: vốn, sức lao động, tài nguyên, công nghệ kỹ thuật. Gần đây, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến những cách quan niệm mới về nguồn lực phát triển, trong đó đáng chú ý là những phân tích về một loạt các thành tố mới dưới góc nhìn mới, như vai trò của yếu tố địa kinh tế và địa chính trị; sức mạnh tinh thần của yếu tố lịch sử, văn hóa; vai trò được nhấn mạnh đặc biệt của tri thức, của công nghệ thông tin, truyền thông, tổ chức, quản trị… Nhiều trong số các nhân tố này được một số công trình nghiên cứu gọi là “vốn xã hội” với các hàm ý rộng, hẹp khác nhau liên quan đến tổ chức xã hội, đến sức mạnh mang tính cộng đồng, xã hội, nhưng chưa được nghiên cứu sâu. Đây cũng là điểm mà đề tài sẽ đặc biệt quan tâm, đi sâu xem xét, và hy vọng là, ngoài những nguồn lực mang tính truyền thống, cách nhìn mới về nguồn lực phát triển sẽ đem lại cho những nước chậm phát triển như Việt Nam, tận dụng được những cơ hội mới mà thời đại đang mở ra cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đó cũng là dư địa hy vọng có đóng góp về mặt quan điểm cho Cương lĩnh và Văn kiện Đại hội Đảng kỳ tới (Trần Đình Thiên, 2005; Võ Trí Thành, 2005; Vũ Huy Chương, 2002; Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm, 2006; Đỗ Minh Cương – Nguyễn Thị Doan, 2001; Diễn đàn Kinh tế và Tài chính Việt – Pháp, 2006; Nguyễn Văn Đặng, 2000; Nguyễn Đình Hương, 2006; Đỗ Hoài Nam, 2003; Ngân hàng thế giới, 2001; Lê Du Phong, 2006; Ngô Doãn Vịnh, 2006; Đặng Hữu, 2005; Vũ Đình Cự; 2005; Bello và Rosenfeld, 1996). 2.2. Về động lực phát triển Động lực của sự phát triển là một trong những khái niệm có nội hàm rất rộng và mang ý nghĩa triết học nói chung cũng như mang ý nghĩa triết lý về sự phát triển nói riêng rất sâu sắc, đã được đề cập đến ở rất nhiều góc độ khác nhau của khoa học xã hội. Tuy nhiên, cách hiểu về động lực phát triển cũng chưa có sự thống nhất. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến động lực để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế thì rất nhiều, nhưng cách tiếp cận và quan điểm lại rất khác nhau, chưa hẳn đã thành một hệ thống lý luận mạch lạc. Thường thì 7 các nghiên cứu đã có ít khi đặt vấn đề động lực như mục tiêu chính, xuyên suốt nội dung trình bày, nhưng thực ra lại động chạm đến rất nhiều khía cạnh của động lực phát triển. Vấn đề là ở chỗ tùy thuộc khá lớn vào quan niệm, góc độ tiếp cận, cách thức phân loại và đánh giá như thế nào về vai trò của các động lực phát triển. Vì vậy, rất cần xác định rõ giới hạn khi nghiên cứu chủ đề này, và trong phạm vi của đề tài, chúng tôi dự định sẽ chỉ tập trung vào động lực để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Đảng ta, trong văn kiện các Đại hội và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua cũng đã nhiều lần đề cập đến các nội dung khác nhau của động lực phát triển và luôn coi vấn đề động lực cách mạng nói chung, động lực phát triển kinh tế nói riêng là vấn đề hệ trọng. (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1987, 1991, 2001, 2006; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, 2003; Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, 2007; Quyết định 256/2003/QĐ-TTg; Quyết định 221/2005/QĐ-TTg). Có nhiều công trình xem xét vai trò của thi đua (ví dụ: V.I. Lê-nin: Bàn về thi đua XHCN); lại có nhiều công trình phân tích cạnh tranh như động lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường dưới góc nhìn về sự đấu tranh sinh tồn. Lại có cách tiếp cận khác khi xem xét động lực của phát triển qua lát cắt của những chủ thể tham gia thị trường, như vai trò của các công ty lớn; vai trò của chính phủ; của khu vực kinh tế tư nhân; FDI; của các ngành kinh tế mũi nhọn; của các vùng kinh tế đầu tầu, đóng vai trò như những động lực kinh tế của sự phát triển của một quốc gia... Lại có lát cắt mang nhiều ý nghĩa triết học hơn khi bàn về động lực phát triển kinh tế đối với lợi ích, bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, v.v... (Sen, 2002; Vũ Tuấn Anh, 1994; Đinh Văn Ân – Võ Trí Thành; 2002; Vũ Đình Bách; 2000; UNDP, 2001; Nguyễn Cúc – Kim Văn Chính, 2006; Bạch Thụ Cường; 2002; Thế Đạt, 2005; Phạm Minh Hạc, 2001; Ohkawa và Kohama, 2004; Đặng Cảnh Khanh, 1999; Seitz, 2004; Janos, 2002; Võ Đại Lược, 2007; Nguyễn Văn Nam, 2006; Stiglitz và Yusuf, 2002; WB, 2000, 2001; Nguyễn Công Nghiệp, 2006; Samuelson và Nordhauss, 1989; Nolan, 2005; Lê Du Phong, 2006; Hồ Bá Thâm, 2004; Hà Huy Thành, 2006; Bùi Tất Thắng, 1999, 2006; Trần Đình Thiên, 2002; Trần Văn Thọ, 1997; Nguyễn Văn Thường, 2005; Nguyễn Phú Trọng, 2006; Nguyễn Thanh Tuyền, 2006; Ngô Doãn Vịnh, 2007; Đặng Hữu, 2005). Rõ ràng là, trong khuôn khổ của một đề tài coi động lực phát triển như một trong những nội dung chính phải giải quyết, giữa kho tư liệu phong phú và phức tạp, việc lựa chọn cách tiếp cận cũng trở thành một đòi hỏi và một thách thức không nhỏ. Đồng thời, việc lựa chọn những loại động lực nào để phân tích, đánh giá tác động của chúng đối với tăng trưởng nhanh và bền vững nền kinh tế 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất