Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty tnhh may seidensticker...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty tnhh may seidensticker

.DOC
51
142
145

Mô tả:

1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................. 4 Chương 1: Tổng quan công ty TNHH Seidensticker.......................................................6 1.1. Khái quát về công ty TNHH Seidensticker...................................................................6 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Seidensticker......................6 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Seidensticker..............................................7 1.3.1. Chức năng của công ty........................................................................................7 1.3.2. Nhiệm vụ của công ty...........................................................................................7 1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Seidensticker.........................................................8 1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty......................................................................8 1.4.2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận trong công ty............................................9 1.5. Tình hình lao động của công ty TNHH Seidensticker................................................11 1.6. Tình hình tài chính của công ty TNHH Seidensticker...............................................12 1.7. Đặc điểm về sản phẩm, tình hình thị trường của công ty TNHH Seidensticker.....13 1.8. Quy trình sản xuất sản phẩm.......................................................................................13 1.9. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến năm 2013....................15 Chương 2: Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty TNHH Seidensticker 16 2.1. Một số vấn đề lý thuyết về hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu...............16 2.1.1. Khái niệm hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu..............................16 2.1.2. Đặc điểm hoạt động gia công xuất khẩu..........................................................16 2.1.3. Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu......................................17 2.1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân.........................................................................17 2.1.3.2. Đối với doanh nghiệp gia công xuất khẩu.....................................................17 2.1.4. Hình thức gia công hàng may mặc xuất khẩu.................................................18 2.1.4.1. Xét về quyền sở hữu nguyên liệu....................................................................18 2.1.4.2. Xét về mặt giá cả gia công...............................................................................18 2.1.4.3. Xét về số bên tham gia quan hệ gia công.......................................................18 2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu....................................19 2.1.5.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.........................................................19 2.1.5.2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp.................................................................21 2.1.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu.............................22 2.1.6.1. Doanh thu gia công (TR).................................................................................22 2.1.6.2. Chi phí gia công (TC)......................................................................................22 2.1.6.3. Lợi nhuận gia công (P)....................................................................................22 2.1.6.4. Tỷ suất doanh thu / chi phí.............................................................................22 2.1.6.5. Tỷ suất Lợi nhuận/ Doanh thu.......................................................................22 2.2. Phân tích tình hình hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty TNHH Seidensticker ................................................................................................................................................23 2.2.1. Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu theo thị trường.................................23 2.2.2. Kết quả gia công xuất khẩu theo mặt hàng.....................................................27 2.2.2.1. Áo sơ mi nam....................................................................................................28 2.2.2.2. Áo jacket...........................................................................................................28 2.2.2.3. Áo dệt kim........................................................................................................29 2.2.3. Kim ngạch và giá trị gia công xuất khẩu của công ty TNHH Seidensticker 29 2.2.4. Kết quả hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu...............................30 2.2.4.1.Hình thức gia công đơn thuần.........................................................................31 2.2.4.2. Hình thức gia công xuất khẩu trực tiếp.........................................................31 2.3.Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc công ty TNHH Seidensticker.............................................................................................................33 2 2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu của công ty TNHH Seidensticker.................................................................................................................34 2.4.1. Những công việc chuẩn bị giao dịch..................................................................34 2.4.2. Các bước giao dịch.............................................................................................34 2.4.3. Thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu..........................................................35 2.5. Đánh giá chung về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH Seidensticker.........................................................................................................................38 2.5.1. Thành công.........................................................................................................38 2.5.2. Hạn chế...............................................................................................................39 2.5.3. Nguyên nhân hạn chế........................................................................................39 2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan...............................................................................39 2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan....................................................................................40 Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu tại công ty TNHH Seidensticker................................................................................................................ 42 3.1. Định hướng hoạt động gia công xuất khẩu của công ty TNHH Seidensticker........42 3.1.1. Định hướng phát triển của chung của công ty giaai đoạn 2014-2020...........42 3.1.2. ĐỊnh hướng của công ty trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc42 3.1.2.1. Mở rộng thị trường của công ty tới thị trường tiềm năng...........................43 3.1.2.2. Từng bước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo phương thức mua đứt bán đoạn (xuất khẩu trực tiếp)....................................................................................43 3.1.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc.............................43 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH Seidensticker........................................................................................44 3.2.1. Mở rộng hoạt động Marketing nghiên cứu và tiếp cận thị trường...............44 3.2.2. Mở rộng hợp tác gia công với các đối tác khác...............................................45 3.2.3. Nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh.........................................................45 3.2.4.Tìm kiếm các nguồn có thể cung cấp nguyên phụ liệu ổn định có uy tín......47 3.2.5. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực..................................................................47 3.2.6. Nâng cao hiệu quả của quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu.....................48 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................52 3 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Seidensticker............................8 Bảng 1: TÌnh hình lao động của công ty TNHH Seidensticker................................11 Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất sản phẩm......................................................................14 Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến 2013..............15 Sơ đồ 3: Quan hệ giữa hai bên ( đặt và nhận) trong hoạt động gia công................16 Bảng 4: Gia công xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu của công ty theo thị trường năm 2013...................................................................................................................... 23 Bảng 5: Các mặt hàng gia công xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ............24 Bảng 6: Các mặt hàng gia công xuất khẩu của công ty vào thị trường EU............26 Bảng 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu công ty năm 2011 đến năm 2013....................29 Bảng 8: Hình thức gia công hàng may mặc tại công ty TNHH Seidensticker........30 Bảng 9: Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu công ty 2011-2013..........33 4 LỜI MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ nhanh chóng, đưa tới một sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và đưa xã hội loài người bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh ấy xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa là đòi hỏi tất yếu đối với tất cả mọi quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hòa vào xu hướng hội nhập ấy, để có thể tiến nhanh, tiến kịp thời đại thì Việt Nam cần phải huy động những lợi thế vốn có của mình. Là một quốc gia có số dân số đông, thu nhập bình quân đầu người thấp thì lợi thế lớn nhất đối với Việt Nam là có một lực lượng lao động dồi dào với giá công nhân rẻ. Bởi vậy, phát triển công nghiệp dệt may trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Ngoài việc sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trong xã hội, xuất khẩu hàng dệt may còn góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. HÀng dệt may hiện đang đứng thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, sau dầu thô. Trong điều kiện đất nước ta đang đổi mới hiện nay, ngành may mặc được coi là ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, góp phần thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đảm bảo nhu cầu may mặc toàn xã hội, không ngừng tăng cường xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động. Công ty TNHH Seidensticker chỉ là một trong số rất nhiều doanh nghiệp thuộc đại gia đình các doanh nghiệp may trực thuộc sự quản lý của hiệp hội dệt may Việt Nam và là một thành viên của tập đoàn Seidensticker có trụ sở chính tại Cộng hòa liên bang Đức. Ra đời và phát triển được 4 năm. Công ty TNHH Seidensticker đã có những đóng góp đáng kể vào việc thực hiện chiến lược phát triển chung của ngành dệt may nói riêng và đóng góp phần phát hiện chiến lược phát triển chung của ngành dệt may nói riêng và góp phàn phát triển nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Cùng với sự phát triển chung của ngành, công ty TNHH Seidensticker ngày càng chứng tỏ được khă năng cạnh tranh cũng như vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc, duy trì và mở rộng thị trường nước ngoài là một vấn đề mang tính chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của công ty hiện nay. Vì vậy, qua thời 5 gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH SEIDENSTICKER” . Bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH Seidensticker Chương 2: Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH Seidensticker Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH Seidensticker Với sự hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn chỉnh và trở thành giải pháp thực tế cho doanh nghiệp 6 Chương 1: Tổng quan công ty TNHH Seidensticker 1.1. Khái quát về công ty TNHH Seidensticker - Công ty Seidensticker Việt Nam - Giám đốc đại diện: Ông Stefan Biscoss Augus - Địa chỉ liên lạc: Km 33 - Quốc lộ 18 – Văn An – Chí Linh - Hải Dương - Loại công ty : Trách nhiệm hữu hạn - Ngành nghề : Sản xuất gia công các mặt hàng may mặc. - Ngành : Dệt may/ Da giày - Website : http:// www.seidensticker.com.vn - Tel : 84 3203922560 - Fax : 84 3 84 03203599075 - Telex : 84 0320359407 - Tài khoản số : 0341371649589 tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hải Dương 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Seidensticker Công ty TNHH Seidensticker Việt nam là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn của Cộng hòa liên bang Đức, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007. Trên thế giới Công ty Seidensticker Đức được biết đến với thương hiệu áo sơ mi nam và nữ nổi tiếng được thành lập từ năm 1919 đến nay công ty ngày càng phát triển lớn mạnh không ngừng. Năm 2007, công ty Seidensticker Đức quyết định bỏ vốn đầu tư sang thị trường Việt Nam. Vì Việt Nam được biết đến với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động trẻ dồi dào phù hợp với hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu. Trụ sở chính của Công ty TNHH Seidensticker tại Km 33, Quốc lộ 18, Phường Văn An, Thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải dương. Công ty TNHH Seidensticker từ khi thành lập tạo dựng được thương hiệu , uy tín trong mắt bạn hàng nước ngoài nên nhận được rất nhiều đơn đặt hàng gia công từ 7 phía đối tác nước ngoài. Năm 2010 do nhu cầu gia tăng sản xuất công ty mở rông thêm 2 chi nhánh mới tại Hải Phòng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa. - Chi nhánh HP1 có trụ sở tại số 110 đường Lê Duẩn, Quán Trữ, Kiến An, Thành phố Hải Phòng. - Chi nhánh HP2 có trụ sở tại Xã An Thái, Huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng. Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất và phát triển nên rất cần đội ngũ cán bộ và công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm chuyên môn và lòng nhiệt tình công việc. Ngoài ra công ty vẫn thường xuyên tuyển công nhân làm việc trong các dây chuyền may công nghiệp và các bộ phận phụ trợ khác. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Seidensticker 1.3.1. Chức năng của công ty Hiên nay mục đích chính của công ty là thông qua hoạt động xuất nhập khẩu để góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất nhập khẩu tạo thu nhập cho công ty, tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước, góp phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công ty có chức năng sau: - Công ty tiến hành sản xuất hàng may mặc phục vụ nhu cầu trong nước và gia công xuất khẩu -Tham gia hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. -Cử cán bộ công ty ra nước ngoài hoặc mời bên nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán kí kết hợp đồng cho sản xuất kinh doanh, gia công xuất khẩu. -Tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc chung và phối hợp với nhiệm vụ được giao. -Có quyền tố tụng và khiếu nại tới cơ quan pháp luật đối với các đơn vị khác vi phạm hợp đồng. Được áp dụng các chức danh, hình thức trả tiền lương, thưởng, kỉ luật công nhân viên theo quy định hiện hành của nhà nước và hội đồng liên minh. 1.3.2. Nhiệm vụ của công ty - Xây dựng và tổ chức thực hiện các mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề. - Sản xuất gia công theo đơn hàng của khách hàng hoặc xuất nhập khẩu theo hợp đồng. - Nộp thuế và các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật. 8 - Phát huy uy tín hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, phát triển mối quan hệ với bạn hàng quốc tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và nước ngoài. - Thực hiện phân phối theo kết quả lao động. Chăm lo và không ngừng cải thiện đời sóng vật chất và tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn cho cán bộ và công nhân viên chức. 1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Seidensticker 1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Seidensticker Giám đốc công ty Phó giám đốc công ty Phòng tổ chức hành chính Phòng xuất nhập khẩu Chi nhánh 1 Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch sản xuất Chi nhánh 2 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty) Qua sơ đồ trên ta thấy được bộ máy tổ chức và quản lý của công ty. Bộ máy tổ chức công ty gồm: - Người đứng đầu là Giám đốc, Phó giám đốc sau đó là phòng ban, chi nhánh. Cơ cấu công ty được xây dựng theo cơ cấu chức năng. Cơ cấu này tạo ra sự quản lý chặt chẽ 9 bằng việc sử dụng các bộ phận chức năng và bằng việc thừa hành công việc của các bộ phận cơ sở. Mọi hoạt động của công ty được định hướng từ trên xuống dưới thông qua cuộc họp định kì hàng tháng hay đột xuất với sự tham gia đầy đủ của các ban, các phòng để xây dựng chiến lược kinh doanh và định hướng hoạt động sau đó triển khai từng bộ phận chuyên môn để thực thi. Đối với các chi nhánh trực thuộc công ty đều trực tiếp chịu sự chỉ đạo của giám đốc công ty. - Giữa các chi nhánh với nhau, giữa các phòng ban với nhau cũng có sự phối hợp chặt chẽ để cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của công ty. 1.4.2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận trong công ty a. Ban giám đốc công ty - Giám đốc: Điều hành chung bộ máy công ty, trực tiếp quản lý phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và các phòng tài chính kế toán. Chỉ đạo trực tiếp các chi nhánh, toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty và chỉ đạo trực tiếp việc sản xuất kinh doanh của chi nhánh. - Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trực tiếp một số khâu phân công phụ trách công tác kinh doanh. b. Các bộ phận chức năng (tại trụ sở chính) - Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện tốt các công việc tổ chức cán bộ, công tác hành chính phục vụ cho công việc kinh doanh, hướng dẫn chỉ đạo và thực hiên đầy đủ các chính sách và chế độ nhà nước đối với công nhân viên của công ty. Lập kế hoạch công tác cán bộ thường xuyên, lâu dài. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, uốn nắn mọi hoạt động kinh doanh theo quy định Nhà nước. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm tổ chức nguồn hàng, các kế hoạch chuyển hàng hoá nội địa và tổ chức kí kết hợp đồng mua bán, hướng dẫn thực hiện kế hoạch trong phạm vi toàn công ty. Lập kế hoạch kinh doanh nhập khẩu và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công việc đó. Khai thác nguồn hàng trong nước để xuất khẩu. Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo quy định hiện hành. - Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm khai thác mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đồng thời tổ chức tốt việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồng vốn đó. Lập kế hoạch tài chính công ty. Thực hiện chế độ hạch toán thống nhất định kì,, chỉ đạo quản lý hoạt động tài chính trong toàn công ty theo chế độ ban hành. 10 - Phòng kỹ thuật: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực sau: +Lập kế hoạch thu mua nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất như thùng catton, túi nilon,… kế hoạch mua sắm các thiết bị cần dùng cho các đơn hàng gia công xuất khẩu. + Tính định mức kỹ thuật, định mức sử dụng nguyên vật liệu cho đơn hàng gia công xuất khẩu, định mức lao động và hao phí lao động. + Xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng yêu cầu khách hàng. + Triển khai theo dõi việc thiết kế và sản xuất các loại sản phẩm mẫu. - Phòng kế hoạch sản xuất: + Xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty trong các kho do phòng quản lý theo dõi cả quản lý vật tư, sản phẩm gia công ở đơn vị khác. + Công tác tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, tiêu thụ phế liệu. + Công tác nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc, trang thiết bị, phù tùng,… phục vụ sản xuất, đồng thời xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài. + Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm các hợp đồng cụ thể đó kí kết, giao dịch nhận đơn hàng của khách hàng về số lượng, giá cả và thời gian giao nhận hàng. + Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng kể cả sản phẩm gia công trình giám đốc duyệt. + Xây dựng và tổ chức kế hoạch mua sắm nguyên phụ liệu cho sản xuất, đảm bảo đầy đủ kịp thời nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, cho các đơn đặt hàng. Các mặt hàng mua về phải đảm bảo số lượng, chất lượng, và giá cả. * Công ty gồm 2 chi nhánh đặt tại Hải Phòng - Chi nhánh HP1 có trụ sở tại số 110 đường Lê Duẩn, Quán Trữ, Kiến An, Thành phố Hải Phòng. - Chi nhánh HP2 có trụ sở tại Xã An Thái, Huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng. Ngoài những phòng ban nghiệp vụ nêu trên tại mỗi chi nhánh cũng có bộ phận kho và bộ phận quản lý phân xưởng: - Quản lý phân xưởng sản xuất: theo dõi, quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến sản xuất sản phẩm như: vận hành dây chuyền sản xuất, giám sát tiến độ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đôn đốc công nhân làm việc,… các phân xưởng được chia thành nhiều tổ. Đứng đầu mỗi tổ là tổ trưởng, hàng ngày có trách 11 nhiệm chấm công cho các cá nhân trong tổ mình và theo sát công nhân trong quá trình làm việc. - Bộ phận lưu kho: Chịu trách nhiệm quản lý vật tư, thành phẩm trong kho, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, theo dõi nhập xuất vật tư, thành phẩm khi có nhu cầu. 1.5. Tình hình lao động của công ty TNHH Seidensticker Bảng 1: TÌnh hình lao động của công ty TNHH Seidensticker Chỉ tiêu Tổng số lao động 1. Phân theo giới tính Nam Nữ 2. Phân theo trình độ chuyên môn Trên ĐH - ĐH - CĐ Trung học chuyên nghiệp Công nhân bậc cao Lao động phổ thông 3. Phân theo tính chất công việc Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp 2011 SL % 1155 100 2012 SL % 1205 100 225 19.43 930 80.52 239 966 19.83 234 19.55 80.17 963 80.45 14 36 6.22 3.87 -5 -3 -2.09 -0.31 78 6.75 27 2.34 139 12.03 911 78.88 80 30 143 952 6.64 84 7.02 2.49 31 2.59 11.87 151 12.61 79.00 931 77.78 2 3 4 41 2.56 4 11.11 1 2.88 8 4.50 -21 5.00 3.33 5.59 -2.21 1084 89.96 1096 91.56 52 5.04 12 121 10.04 101 8.44 -11 -8.33 -20 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty) 1.11 -16.53 1032 89.35 132 10.65 2013 SL % 1197 100 2012/2011 +/% 50 4.33 2013/2012 +/% -8 -0.66 Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng lao động của công ty có xu hướng tăng dần, từ 1155 người năm 2011 lên 1197 người năm 2013. Như vậy, quy mô lao động của công ty ngày càng tăng và khá ổn định. Năm 2012 tăng 50 người, tương đương với 4,33% so với năm 2011, qua đó đáp ứng tốt nhu cầu lao động của công ty để tăng quy mô sản xuất. Năm 2013, lao động của công ty giảm xuống so với năm 2012, chỉ còn 1197 lao động, giảm 8 người tương ứng với 0,66% so với năm 2012. Điều này là do công ty cắt giảm số lao động gián tiếp trong công ty. - Nếu xét cơ cấu lao động theo giới tính, lao động nữ luôn chiếm tới 80% tổng số lao động trong công ty. Điều này là đặc điểm của ngành may mặc do cần sự khéo léo và tỉ mỉ trong công việc. Tuy nhiên, đây cũng là bất lợi đối với công ty do số phụ nữ nghỉ chế độ thai sản hằng năm lớn, ảnh hưởng tới năng suất và quy mô sản xuất của công ty. 12 - Nếu xét cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn thì số lượng lao động trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp và số công nhân có tay nghề cao có chiều hướng gia tăng trong các năm qua. Lao động trên đại học, đại học và cao đẳng năm 2012 tăng 2,56% so với năm 2011, năm 2013 tăng 5,00% so với năm 2012. Số lao động ở trình độ trung học chuyên nghiệp cũng tăng nhẹ, số công nhân bậc cao tuy không tăng về tương đối nhưng số lượng tuyệt đối lại tăng lên. Do vậy, nhìn chung lao động ở công ty TNHH Seidensticker gia tăng theo chiều hướng tốt. - Nếu xét theo tính chất công việc, phần lớn lao động của công ty là lao động trực tiếp (chiếm 89,36% năm 2011 và có xu hướng tăng (91,63% năm 2013). Đây là một điều hoàn toàn hợp lý vì công ty là công ty sản xuất nên số lượng lao động trực tiếp chiếm phần lớn lao động, số lao động gián tiếp chủ yếu là làm trong bộ phận quản lý. Năm 2012 và năm 2013 số lao động gián tiếp đã giảm xuống. Đây là một xu hướng tốt vì giảm lực lượng lao động này tức là giảm bớt bộ máy quản lý, nhờ vậy bộ máy quản lý của công ty đã gọn nhẹ và tiết kiệm được chi phí nhân công cho công ty. Vì công ty đã ra đời từ lâu nên lực lượng lao động không biến đổi nhiều. Tuy nhiên, công ty cũng cần có kế hoạch tuyển dụng có chọn lọc để giúp công ty có lực lượng lao động dồi dào và giỏi chuyên môn. 1.6. Tình hình tài chính của công ty TNHH Seidensticker Với tổng số vốn khi thành lập là 24.000.000.000 VNĐ (Hai mươi bốn tỷ Việt Nam đồng), tương đương 1.500.000 USD (Một triệu năm trăm nghìn USD). Trong đó: Vốn cố định: 20.000.000.000 VNĐ (Hai mươi tỷ Việt Nam đồng) Vốn lưu động: 4.000.000.000 VNĐ (Bốn tỷ Việt Nam đồng) 1.7. Đặc điểm về sản phẩm, tình hình thị trường của công ty TNHH Seidensticker. Công ty TNHH Seidensticker là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, được Nhà nước cho phép sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công xuất khẩu hàng may mặc. Hoạt động chính của công ty là gia công hàng may mặc cho nước ngoài. Ngoài ra, 13 công ty còn tự sản xuất để bán cho thị trường nội địa. Cơ cấu sản xuất mặt hàng của công ty đa dạng và phong phú. Ngoài mặt hàng truyền thống là áo sơ mi ra công ty còn sản xuất quần âu, váy,… Tuy nhiên chỉ chiếm một lượng rất nhỏ. Mặt hàng áo sơ mi nam và áo sơ mi nữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số mặt hàng sản xuất. Công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh sản xuất hàng dệt may. Các mặt hàng công ty phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã đã khẳng định được mình trên thị trường khó tính như Đức, Nhật Bản, Hoa Kì, Hàn Quốc. Cùng các bạn hàng truyền thống công ty không ngừng tìm kiếm các đối tác mới trong và ngoài nước không ngừng mở rộng thị trường. Công ty thường xuyên duy trì mối liên hệ với các bạn hàng lâu năm. Chính sự nhạy bén nắm bắt được những biến động của thị trường công ty đã tìm được hướng đi đúng đắn đó là không ngừng tìm kiếm thị trường mới trong nước và quốc tế thông qua hoạt động marketing và hoạt động xuất khẩu sang thị trường mới nhằm tạo đầu ra cho sản xuất. Trong những năm gần đây, công ty đã tạo lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều khách hàng có tiềm năng lớn. Một số khách hàng có nhu cầu làm ăn lâu dài với công ty. 1.8. Quy trình sản xuất sản phẩm Công ty TNHH Seidensticker là một công ty hoạt động trong ngành công nghiệp may mặc, đối tượng chế biến chủ yếu là các loại vải được cắt theo mẫu và may thành nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau, trong đó kỹ thuật sản xuất dối với mỗi chủng loại mặt hàng lại có độ phức tạp và yêu cầu kỹ thuật khác nhau, định mức mỗi loại nguyên vật liệu cấu thành cũng khác nhau. Tổ chức sản xuất của công ty tại từng chi nhánh gồm có tổ cắt hoàn thiện và phân xưởng may, phân xưởng may lại được chia theo từng tổ. Các tổ có thể cùng kết hợp để sản xuất sản phẩm khi cần hoặc cũng có thể chuyên về một chủng loại. Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất sản phẩm 14 VẢI CẮT (trải vải, đặt mẫu, đánh số) MAY (các công đoạn nhặt chỉ, tẩy phấn) VẬT LIỆU PHỤ NHẬP KHO THÀNH PHẨM HOÀN THIỆN (là gấp, đóng gói) Có thể mô tả sơ đồ quá trình sản xuất sản phẩm gồm các bước sau: - Tổ cắt nhận mẫu từ phòng kỹ thuật- tiến hành trải vải- đặt mẫu- đánh số- cắt- bán thành phẩm- xưởng may. - Phụ trách xưởng may nhận các bán thành phẩm do tổ cắt chuyển đến chia cho các tổ may- may các công đoạn- hoàn thiện sản phẩm. - Thành phẩm hoàn thành- tổ hoàn thiện (là gấp) KCS- đóng gói- nhập kho. Đối với hàng gia công tùy theo từng hợp đồng gia công mà quy trình sản xuất có thể không có khâu cắt vải: Nếu bên đưa gia công cắt sẵn theo mẫu công ty chỉ nhận vải về may mà không cần cắt vải. Nếu bên đưa gia công giao vải và mẫu sản phẩm thì quy trình cắt theo mẫu đã giao. 1.9. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 15 Bằng chất lượng và bằng việc thực hiện trọn vẹn các cam kết về chất lượng, dịch vụ và uy tín với khách hàng, công ty đã và đang chinh phục được tên tuổi lớn trong thị trường xuất khẩu và đã có tên trên bản đồ may mặc thế giới. Công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh ở mức cao so với nhiều doanh nghiệp khác trong nước. Từ khi thành lập (năm 2007) đến nay công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt từ 20-30%/ năm. Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến 2013 (Đơn vị : USD) STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng doanh thu 23.490.578 26.095.980 29.088.988 2 Tổng chi phí 23.256.408 25.844.040 28.816.933 3 Lợi nhuận trước thuế 234.170 251.940 272.055 4 Nộp thuế 57.149 62.985 70.055 5 Lợi nhuận sau thuế 177.021 188.955 202.000 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Seidensticker Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh thu đạt 23.490.578 USD , năm 2012 là 26.095.980 USD, năm 2013 tiếp tục tăng đạt 29.088.988 USD. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 đạt 177.021 USD, năm 2012 đạt 188.955 USD, năm 2013 đạt 202.000 USD. Tỷ trọng chi phí trên tổng doanh thu lần lượt qua các năm là từ 2011 đến 2013: 96,7%; 96,5%; 96,8%. Lợi nhuận trước thuế tương ứng với 3 năm đó là 3,32%; 3,5%; 3,24%. Chương 2: Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty TNHH Seidensticker 2.1. Một số vấn đề lý thuyết về hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu 2.1.1. Khái niệm hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu 16 Gia công hàng may mặc xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó, người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công. Bên đặt gia công MMTB, NPL Bên nhận gia công Tổ chức quá trình sản xuất Trả sản phẩm hoàn chỉnh Sơ đồ 3: Quan hệ giữa hai bên ( đặt và nhận) trong hoạt động gia công Như vậy, hoạt động gia công xuất khẩu là quan hệ hợp tác giữa hai hay nhiều bên để sản xuất ra hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Trong mối quan hệ này, bên nhận gia công có lợi thế về nhân lực nhận tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo hợp đồng sau đó sẽ trả sản phẩm hoàn chỉnh cho bên đặt gia công để lấy tiền công. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động gia công xuất khẩu - Gia công xuất khẩu là một phương thức uỷ thác gia công trong đó hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất. - Trong quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận gia công chịu mọi chi phí và rủi ro của quá trình sản xuất gia công và sẽ thu được một khoản tiền gọi là phí gia công, còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ những thành phẩm được sản xuất ra trong quá trình gia công - Gia công xuất khẩu có đặc điểm khác với hình thức mua nguyên liệu và bán thành phẩm trong xuất khẩu trực tiếp như sau: +Không có quyền dịch chuyển quyền sở hữu +Trong hoạt động gia công xuất khẩu lợi nhuận thu được thường thấp hơn nhiều so với việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm 2.1.3. Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu 17 2.1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân Bên cạnh các hoạt động xuất nhập khẩu thì hoạt động gia công hàng hóa có một vai trò quan trọng, nhất là đối với nền kinh tế còn đang phát triển như nước ta. - Hoạt động gia công có vai trò tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân. - Thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia đồng thời có điều kiện học tập kinh nghiệm quản lí tiên tiến của nước ngoài, tiếp cận với thị trường thế giới. - Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, kích thích hoạt động xuất khẩu phát triển. 2.1.3.2. Đối với doanh nghiệp gia công xuất khẩu Gia công xuất khẩu bên cạnh việc có những vai trò với nền kinh tế thì còn có vai trò rất lớn đối với các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này. - Khi tiến hành gia công hàng hóa cho các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại tiên tiến của các nước phát triển, từ đó hiện đại hóa ngành công nghiệp nhẹ, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế. - Gia công hàng xuất khẩu còn giúp cho các doanh nghiệp học hỏi được kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển. - Gia công hàng xuất khẩu cho các nước phát triển, được họ cung cấp cho các mẫu hàng, các trang thiết bị để hoàn thành công việc. Chính sự cung cấp đó sẽ đưa các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới. - Hoạt động gia công xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới một cách dễ dàng hơn. Thị trường tiêu thụ có sẵn, doanh nghiệp không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu. 2.1.4. Hình thức gia công hàng may mặc xuất khẩu 2.1.4.1. Xét về quyền sở hữu nguyên liệu - Nhận nguyên vật liệu giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau khi sản xuất sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. 18 - Mua đứt bán đoạn: Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm. - Phương thức kết hợp, trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp nguyên vật liệu phụ. 2.1.4.2. Xét về mặt giá cả gia công - Hợp đồng thực chi thực thanh, trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công. - Hợp đồng khoán, trong đó người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. 2.1.4.3. Xét về số bên tham gia quan hệ gia công - Gia công hai bên, trong đó chỉ có bên đặt gia công và bên nhận gia công. - Gia công nhiều bên, bên nhận gia công là một số doanh nghiệp còn bên đặt gia công vẫn là một. Hiện nay, công ty TNHH Seidensticker chỉ thực hiện gia công hàng may mặc xuất khẩu thông qua hai hình thức: gia công nhận nguyên liệu, giao thành phẩm và gia công mua nguyên liệu, bán thành phẩm. Phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm bên cạnh việc công ty tìm kiếm đối tác đặt gia công theo phương thức này thì đa số các hợp đồng đặt gia công mua nguyên liệu bán thành phẩm của công ty đều do các bạn hàng chuyển từ gia công nhận nguyên liệu, giao thành phẩm chuyển sang. Hiện nay, số hợp đồng gia công nhận nguyên liệu, giao thành phẩm của công ty đã giảm đi đáng kể, thay vào đó là hợp đồng mua nguyên liệu, bán thành phẩm bởi các hợp đồng này sẽ làm tăng giá trị gia công mà công ty nhận được. Số hợp đồng nhận nguyên liệu, giao thành phẩm chiếm 70% – 80% trong tổng số hợp đồng gia công mà công ty TNHH Seidensticker nhận được. 2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu 2.1.5.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp a. Môi trường chính trị - luật pháp * Môi trường chính trị: Khi kí hợp đồng gia công quốc tế tức là các doanh nghiệp đã hoạt động ra ngoài biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Điều này có nghĩa là các công 19 ty phải thích nghi với một hoặc một số thể chế chính trị mới mà các công ty này phải cân nhắc để tránh bị ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 171 nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ buôn bán với 105 nước và khu vực trên thế giới, trong đó có kí hiệp định thương mại với 64 nước; có hoạt động buôn bán với hàng nghìn tổ chức kinh tế, thương mại của các nước. Điều này rất có lợi cho công ty thực hiện hoạt động gia công xuất khẩu. * Môi trường luật pháp: Môi trường luật pháp có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường quốc tế. - Môi trường luật pháp trong nước: Hiện nay, môi trường luật pháp trong nước đang ngày càng được hoàn thiện để các doanh nghiệp có một hành lang pháp lí lành mạnh, ổn định giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định. Trong những năm gần đây, luật pháp nước ta luôn coi mặt hàng dệt may là mặt hàng phát triển chiến lược của Việt Nam. Chính vì vậy mà luật pháp Việt Nam luôn có những văn bản pháp luật để hướng dẫn và quy định về xuất khẩu, những ưu đãi dành cho các doanh nghiệp dệt may. - Luật pháp nước ngoài: Đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu, luật pháp nước ngoài ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào rất nhiều các tổ chức quốc tế và khu vực, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nói chung phải hiểu tường tận về các quy định cũng như luật pháp của nước và tổ chức mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh. b. Môi trường khoa học – công nghệ Môi trường khoa học công nghệ luôn là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Ngành may mặc là một ngành đòi hỏi dây chuyền công nghệ hiện đại để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật của các bạn hàng lớn trên thế giới. Việt Nam là một nước có nền kinh tế còn non trẻ, do vậy còn rất nhiều những dây 20 chuyền công nghệ lạc hậu, không thích hợp để sản xuất hàng xuất khẩu. Do vậy, muốn xuất khẩu được hàng dệt may của doanh nghiệp mình sang các thị trường lớn trên thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đầu tư, đổi mới trang thiết bị để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về kỹ thuật của bạn hàng. c. Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu là một trong những khâu yếu nhất của ngành dệt may. Ngành dệt là một ví dụ điển hình. Trong khi vải và nguyên phụ liệu là yếu tố chính quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm may, nó lại chỉ chiếm 12,3% trong các sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam. Đổi mới máy móc, công nghệ, giữa ngành dệt với ngành may còn nhiều khập khiễng. Hiện nay, trên cả nước, ngành may đã đổi mới được 95% máy móc, thiết bị, trong đó, đưa 30% máy chất lượng cao, tự động hoá vào sản xuất như cắt chỉ tự động, ráp sơ đồ tự động, trải vải tự động... thì ngành dệt mới đổi mới được 30-35%, nhiều máy kéo sợi của Trung Quốc, Ấn Độ... từ những năm 1970-1975 vẫn tồn tại. Những thiết bị hiện đại của Đức, Thuỵ Sỹ, Italia, Pháp... mới chỉ chiếm 30-35%. Do đó, năng suất dệt vải của Việt Nam chỉ bằng 30% của Trung Quốc. Kinh doanh quốc tế cao hơn so với Việt Nam rất nhiều. Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong ngành dệt may.Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam còn cạnh tranh gay gắt với nhau trên thị trường nội địa để giành những hợp đồng gia công, giành quota để vào các thị trường hạn ngạch, nhất là giữa các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm cho giá gia công ngày càng giảm. Đây là một thực tại đáng lo lắng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bởi khi giá gia công giảm thì gia công sẽ không có tính hiệu quả. 2.1.5.2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp a. Nguồn nhân lực Các nguồn lực trong công ty ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng. Nguồn lực ảnh hưởng đầu tiên kể đến là nguồn nhân lực. Việt Nam là một nước dân số trẻ với nguồn nhân công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất