Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhá...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh bình định

.DOC
56
172
113

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Cơ sở thực tập: NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH Sinh viên thực hiện : Lớp : TCNH – K36A Giáo viên hướng dẫn : ThS. PHẠM THỊ BÍCH DUYÊN BÌNH ĐỊNH, MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH................................................1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam........................................................................................................................... 1 1.1.1. Khái quát thông tin chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định..................................................................................1 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định..................................................................................1 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định........................................................................................................3 1.2.1. Chức năng của BIDV – Bình Định.............................................................3 1.2.2. Nhiệm vụ của BIDV- Bình Định.................................................................4 1.2.3. Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của BIDV-BĐ..................................................5 1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định........................................................................................................7 1.3.1. Mô hình tổ chức của BIDV – BĐ................................................................7 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.....................................................8 1.3.3. Quy mô hiện tại của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định.................................................................................................12 1.4. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định............................................................................12 PHẦN II : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH...................................................................................................................... 16 2.1. Hoạt động huy động vốn...................................................................................16 2.1.1. Huy động vốn theo đối tượng....................................................................17 2.1.2. Huy động vốn theo loại tiền gửi................................................................18 2.2. Hoạt động sử dụng vốn.....................................................................................19 2.2.1. Hoạt động tín dụng....................................................................................19 2.2.2. Hoạt động đầu tư và quản lí vốn khả dụng................................................34 2.3. Hoạt động dịch vụ có thu phí tại BIDV – BĐ...................................................34 2.3.1. Thanh toán quốc tế....................................................................................35 2.3.2. Dịch vụ phát hành thẻ................................................................................35 2.3.3. Dịch vụ BSMS...........................................................................................35 2.3.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử.........................................................................36 2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.........................................................................36 2.4.1. Các phương thức kinh doanh ngoại tệ cơ bản của BIDV – BĐ.................36 2.4.2. Đối tượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV – BĐ.........................37 2.4.3. Kết quả kinh doanh ngoại tệ......................................................................37 2.5. Hoạt động của khối hõ trợ (Marketing ngân hàng)...........................................38 2.5.1. Chính sách sản phẩm.................................................................................38 2.5.2. Chính sách giá cả.......................................................................................39 2.5.3. Chiến lược phân phối sản phẩm:...............................................................39 2.5.4. Chính sách quảng bá, tiếp thị sản phẩm của Ngân hàng............................40 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH ................................................................................................................................. 42 3.1. Thành tựu..........................................................................................................42 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của BIDV – BĐ........43 3.2.1. Thuận lợi...................................................................................................43 3.2.2. Khó khăn...................................................................................................44 KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Chữ viết tắt BIDV DNCV DSCV DSTN KQHĐKD KQHĐV NHNN NHTM TMCP Diễn giải Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Dư nợ cho vay Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả huy động vốn Ngân hàng Nhà Nước Ngân hàng Thương Mại Thương mại cổ phần DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015. .13 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015............16 Bảng 2.2. Huy động vốn theo đối tượng của BIDV chi nhánh Bình Định giai đoạn 2013 – 2015.............................................................................................................17 Bảng 2.3. Huy động vốn theo loại tiền gửi của BIDV-BĐ giai đoạn 2013 – 2015. .18 Bảng 2.4. Doanh số cho vay của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015......................27 Bảng 2.5. Doanh số cho vay theo thời hạn của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015 28 Bảng 2.6. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015.............................................................................................................29 Bảng 2.7. Dư nợ cho vay theo thời hạn của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015.....30 Bảng 2.8. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế ở BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015......................................................................................................................... 31 Bảng 2.9. Tình hình nợ xấu của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015.......................33 Bảng 2.10. Kết quả kinh doanh ngoại tệ của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015. . .37 Bảng 2.11. Số lượng máy, thẻ ATM và điểm đặt POS của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015.............................................................................................................40 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Diễn biến kết quả kinh doanh của Ngân hàng BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015.............................................................................................................13 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015....................................................................................................32 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức tại BIDV-BĐ.................................................................7 Sơ đồ 2.1. Quy trình thẩm định tín dụng tại BIDV – BĐ.........................................26 LỜI MỞ ĐẦU  Tính cấp thiết của báo cáo Việt Nam gia nhập WTO cũng như sự vận động mạnh mẽ của nền kinh tế đang trong thời kì đổi mới và phát triển, hội nhập cùng với bạn bè thế giới, hợp tác quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao bởi quy mô và chất lượng. Và ngân hàng ngày càng trở thành một mắc xích quan trọng trong sự phát triển ấy. Với chức năng cơ bản là trung gian tài chính, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền làm cho ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các trung gian tài chính khác v à những thách thức do nền kinh tế mang lại, các ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động, trình độ năng lực quản lí của mình. Điều này sẽ đáo ứng được nhu cầu thị trường, nâng cao lợi nhuận và mang lại an toán cho ngân hàng. Là sinh viên năm 3 khoa Tài chính Ngân hàng & Quản trị kinh doanh trường Đại học Quy Nhơn, với mong muốn được tiếp cận thực tế và tìm hiểu một cách khái quát hoạt động của Ngân hàng, được sự giới thiệu của nhà trường, của Khoa và sự đồng ý của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam – chi nhánh Bình Định (BIDV chi nhánh Bình Định) em đã thực hiện đợt thực tập tổng hợp tại Ngân hàng .  Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế về hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định, đồng thời vận dụng những kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của Chi nhánh. Từ đó đưa những nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, chỉ ra những mặt đạt được và hạn chế của BIDV- Bình Định trong những năm qua và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: quá trình hình thành phát triển và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Định. Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động của Chi nhánh từ năm 2013 đến năm 2015.  Phương pháp nghiên cứu Dựa vào các nguồn số liệu và các tài liệu tham khảo báo cáo thực tập tổng hợp áp dụng các phương pháp thu thập số liệu, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, tỉ lệ... để tiến hành phân tích đánh giá.  Kết cấu bài báo cáo Bài báo cáo thực tập tổng hợp này gồm ba phần: Phần 1: Giới thiệu khái quát về Ngân hàngĐầu tư và Phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Bình Định. Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Bình Định. Phần 3: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Định. Tuy nhiên, với kiến thức , trình độ, khả năng và thời gian hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa có, thiếu tài liệu tham khảo, báo cáo thực tập tổng hợp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý, bổ sung, chỉnh sửa của giáo viên hướng dẫn và tập thể cán bộ nhân viên tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên phòng Quan hệ khách hàng 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn hết sức tận tình của giảng viên hướng dẫn Lê Việt An, mong được sự góp ý, bổ suung, chỉnh sửa của cô để bản báo cáo tổng hợp này được hoàn thiện hơn. Quy Nhơn, ngày …… tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện XAISANA KEOPHILA PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1.1.1. Khái quát thông tin chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định - Tên pháp lý: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định - Tên tiếng anh: Bank for Investerment and Development of Viet Nam, Binh Dinh Branch - Tên gọi tắt: BIDV Bình Định. - Logo: - Slogan: Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công - Phương chân hoạt động:Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. - Địa chỉ: 72 Lê Duẩn – Tp. Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định. - Số điện thoại: 056.352.0066 - 056.352.0067 - Fax: 056.352.0055 - Webside: www.bidv.com.vn - Email: [email protected] 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong 4 NHTM lớn nhất Việt Nam, được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt được tổ chức hoạt động theo mô hình tổng 1 công ty Nhà nước. Lịch sử xây dựng, trưởng thành của BIDV là một chặng đường đầy gian nan và thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kì đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đát nước của dân tộc Việt Nam. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chính thức thành lập vào ngày 26/4/1957 theo quyết định 177/TTG của Thủ tướng chính phủ. Ngày 30/3/1977 Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Nghĩa Bình ra đời – tiền thân của Chi nhánh. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bình Định hiện nay ra đời trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam theo quyết định số 580 ngày 15/11/1976 của Bộ Tài chính với chức năng, nhiệm vụ: quản lý, cấp phát, cho vay và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) cho các công trình XDCB thuộc kế hoạch Trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh hoạt động ở 2 khu vực Bắc và Nam tỉnh, phía Nam vừa là ngân hàng tỉnh vừa là ngân hàng cơ sở. Ngày 20/12/1982 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Nghĩa Bình được thành lập theo mô hình vừa 2 cấp vừa 3 cấp, trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam theo quyết định số 75/NH-Q Đ ngày 17/7/1981 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam. Ngày 01/07/1989 Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 99/NHQĐ quyết định giải thể hi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực Nghĩa Bình thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực Bình Định và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực Quảng Ngãi (tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ngãi hiện nay), trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và hoạt động theo Quyết định số 43/NH-QĐ ngày 17/06/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam. Thi hành Quyết định số 401/CT và Pháp lệnh Ngân hàng - HTX Tín dụng và Công ty Tài chính do Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) công bố ngày 23/05/1990, ngày 26/11/1990 Thống đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 105/NH-QĐ quyết định chuyển các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực các tỉnh, thành phố, đặc khu, công trình trọng điểm thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh được thành lập với biên chế 44 người. 2 Cuối năm 1994, thực hiện Quyết định số 654/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên bộ số 100/TT-LB ngày 24/11/1994 giữa Bộ Tài chính và NHNN, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bình Định đã thực hiện việc bàn giao hồ sơ tài liệu, cơ sở vật chất, tiền vốn và 17 cán bộ trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi vốn NSNN cho Cục Đầu tư - Phát triển Bình Định thuộc Tổng cục Đầu tư- Phát triển. Chi nhánh còn lại 23 cán bộ công nhân viên. Sau khi có Quyết định số 293/QĐ- NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc chuyển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sang kinh doanh thương mại thực thụ kể từ ngày 01/01/1995. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bình Định đã sắp xếp lại cho phù hợp với đặc điểm, môi trường kinh doanh, biên chế tinh gọn nhưng đủ mạnh để cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn và trong khu vực. Ngày 23/04/2012, Thống đốc NHNN đã có giấy phép số 84/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa và chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn nhà nước với tên đầy đủ bằng tiếng việt là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định 1.2.1. Chức năng của BIDV – BĐ Các chức năng cơ bản của BIDV-BĐ: - Trung gian tín dụng NHTM là cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động khai thác các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay, vừa đóng vai trò là chủ thể cho vay. Góp phần tạo lợi ích cho các chủ thể kinh tế tham gia ( người gửi tiền, người đi vay, bản thân ngân hàng…) và lợi ích chung của nền kinh tế. 3 - Trung gian thanh toán Với chức năng trung gian thanh toán đã làm cho ngân hàng trở thành thủ quỹ của khách hàng. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu, chi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng làm cho ngân hàng thực hiện được vai trò trung gian thanh toán. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng góp phần giảm chi phí và lượng tiền mặt trong lưu thông và đảm bảo an toàn trong thanh toán. Đồng thời nó cho phép khách hàng thực hiện nhanh chóng và hiểu quả, điều này góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn và hiểu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Mặt khác, việc cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: giấy chuyển tiền, séc, ủy nhiệm chi, thư tín dụng, thẻ ATM… giúp cho ngân hàng thu hút nhiều khách hàng đến mở tài khoản tại ngân hàng và do đó tạo điều kiện thu hút nguồn vốn tiền gửi. - Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, Chi nhánh ngân hàng BIDV Bình Định với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác đó là chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tíndụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. 1.2.2. Nhiệm vụ của BIDV-BĐ - Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ 4 phát triển kinh tế địa phương. Chi nhánh ngân hàng BIDV Bình Định thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi các loại của pháp nhân, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng tiền đồng Việt Nam, và ngoại tệ theo quy định của NHNN. - Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng tiền đòng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. - Được phép vay, cho vay các định chế tài chính trong nước, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế. - Thực hiện quản lý mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thẻ thanh toán. - Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về số liệu tồn quỹ, tài khoản tiền gửi khách hàng. 1.2.3. Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của BIDV-BĐ Những sản phẩm dịch vụ của chi nhánh ngân hàng BIDV-BĐ: - Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại. + Các sản phẩm huy động vốn: Tiết kiệm có kì hạn-rút gốc linh hoạt; Tiền gửi có kì hạn; Tiết kiệm bậc thang; Tiết kiệm tích lũy bảo an; Tiền gửi thanh toán VND, USD; Tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi… + Các sản phẩm tín dụng: Tín dụng doanh nghiệp; Thấu chi thẻ tín dụng (VISA); Mua xe ô tô; Du học; Kinh doanh hộ cá thể, cá nhân; Bảo lãnh trong nước; Vay ứng trước tiền bán chứng khoán; Cầm cố giấy tờ có giá; Chiết khấu giấy tờ có giá. + Các dịch vụ khách hàng cá nhân: Các dịch vụ thẻ; Gửi một nơi rút tiền nhiều nơi; Chuyển tiền thanh toán trong nước + kiều hối, chuyển tiền nước ngoài; Mua hàng qua mạng bằng ví điện tử VN-Topup; Thanh toán hóa đơn điện thoại, truyền hình cáp… + Các dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Thanh toán trong nước; Thanh toán xuất nhập khẩu; Bảo lãnh; Thanh toán hóa đơn; Thanh toán định kỳ theo yêu cầu; 5 Thu tiền đại lý; Trả lương tự động; Ngân hàng điện tử; Mua, bán ngoại tệ; Chứng khoán; Bảo hiểm; Ngân quỹ… - Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. - Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư. - Đầu tư tài chính: Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu) BIDV-BĐ đã đang và ngày càng nâng cao uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của Tỉnh. 6 1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định 1.3.1. Mô hình tổ chức của BIDV – BĐ Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức tại BIDV-BĐ Ban giám đốc Chi nhánh Khối Khối quản Khối tác Khối quản Khối quản QHKH lý rủi ro nghiệp lý nội bộ lý nội bộ Các phòng Phòng Phòng Phòng Các phòng QHKH QLRR QTTD TC-KT GD Phòng/Tổ Các phòng Phòng Các quỹ tài trợ dự DVKH KH-TH tiết kiệm án Phòng QL & Phòng DV kho quỹ Điện toán Ghi chú: Phòng Phòng QTTD TC-HC Trực thuộc (Nguồn: BIDV Bình Định) 7 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban  Phòng Quan hệ khách hàng: Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng - Xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu; xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch bán sản phẩm tháng/ quý/ năm. - Đánh giá danh mục sản phẩm đối với các khách hàng doanh nghiệp, đề xuất và kiến nghị về cải thiện sản phẩm dịch vụ. - Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ…). - Đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp marketing, quảng bá thương hiệu; bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của chi nhánh/BIDV cho KH. - Thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển quan hệ với KH. - Thu thập, cập nhật hồ sơ, thông tin KH. - Chịu trách nhiệm chính về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối đa hóa doanh thu và quản lý cân đối lãi/lỗ trong quan hệ KH doanh nghiệp. Công tác quan hệ khách hàng - Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. - Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định. - Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với KH. Theo dõi việc sử dụng hạn mức tín dụng của KH. - Chịu trách nhiệm đầy đủ về: * Tìm kiếm KH, phát triển hoạt động tín dụng (doanh nghiệp), mức tăng trưởng và hiệu quả hoạt động tín dụng (doanh nghiệp) của Chi nhánh. * Tính đầy đủ,chính xác,trung thực đối với các thông tin KH khi cung cấp báo cáo để phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho KH. * Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình. 8 * Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng.  Phòng Quản lý rủi ro Công tác quản lý tín dụng - Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. - Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh. - Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng nghành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. - Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định. - Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp - Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh. - Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có. - Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại Chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được. - Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh. 9  Phòng Quản trị tín dụng - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh: +Tiếp nhận, kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh/hồ sơ thế chấp từ các phòng liên quan. Nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến khoản vay (tạo hồ sơ, cài đặt hạn mức, gia hạn, tài sản đảm bảo, lãi suất…) từ phân hệ tín dụng và phân hệ tài trợ thương mại vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo quy định. + Tiếp nhận (từ Phòng Quan hệ khách hàng) hồ sơ giải ngân/cấp bảo lãnh và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp các điều kiện giải ngân/ cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã ký (trường hợp liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế trước khi lập tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh phải lấy ý kiến của Phòng/Tổ thanh toán quốc tế). + Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn và chuyển giao cho Phòng Quan hệ khách hàng xử lý. Giám sát khách hàng thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay. + Theo dõi diễn biến các khoản tín dụng; đề xuất ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro. +Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.  Phòng Dịch vụ khách hàng - Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng: - Trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp theo quy định (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi rút tiền, thanh toán, chuyển khoản…) 10 - Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của Phòng Quản trị tín dụng. - Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ: tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục, xử lý tác nghiệp; thực hiện các báo cáo theo quy định. - Trực tiếp chi trả kiều hối đối với khách hàng (không có tài khoản ở ngân hàng), thông báo và in chứng từ cho khách hàng. Tiếp nhận hồ sơ khách hàng chuyển tiền quốc tế (đi) từ khách hàng hoặc từ các phòng có liên quan tại Chi nhánh để chuyển về Trụ sở chính (đối với các Chi nhánh không được giao hạn mức chuyển tiền quốc tế). - Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. - Chịu trách nhiệm: + Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; + Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng; +Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng; + Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định củaNhà nước và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của Phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng.  Phòng/Tổ thanh toán quốc tế - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng: +Xử lý các giao dịch tài trợ thương mại về nhập khẩu, xuất khẩu theo đúng quy chế, quy định tài trợ thương mại và thẩm quyền hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà Phòng thực hiện trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt; Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế (nếu được giao). + Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về tài trợ thương mại xuât- nhập khẩu, về chuyển tiền quốc tế ngoài thẩm quyền xử lý của Chi nhánh. Kiểm tra hồ sơ và gửi hồ sơ đến Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại, trung tâm thanh toán ở Trụ sở 11 chính qua hệ thống scan bảo mật. Liên hệ với khách hàng, in và gửi thông báo đến khách hàng. + Đối chiếu giao dịch với Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại. - Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết; tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế… - Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại. 1.3.3. Quy mô hiện tại của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định Từ đầu năm 1995 thành lập, BIDV-BĐ chỉ có một điểm giao dịch tại trụ sở nhưng đến nay đã có 6 phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm là: - PGD số 1: 399 Trần Hưng Đạo – TP Quy Nhơn, Bình Định - PGD số 2: 57 Tây Sơn – TP Quy Nhơn, Bình Định. - PGD số 3: 01 Đống Đa – TP Quy Nhơn, Bình Định. - PGD số 4: 376 Nguyễn Thái Học – TP Quy Nhơn, Bình Định. - PGD số 5: 197 Tăng Bạt Hổ - TP Quy Nhơn, Bình Định. - PGD số 6: 07 Lê Duẩn – TP Quy Nhơn, Bình Định. - Qũy tiết kiệm số 3: 77 Phan Bội Châu – TP Quy Nhơn, Bình Định. - Qũy tiết kiệm Thanh Niên Trung Tâm thương mại Quy Nhơn: 07 Lê Duẫn – TP Quy Nhơn, Bình Định. 12 1.4. Các hoạt động chính của Chi nhánh 1.5. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kì một tổ chức kinh doanh nào. Lợi nhuận là hiệu số giữa tổng thu nhập và chi phí, lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên mức độ thành công trong hoạt động kinh doanh của BIDV-BĐ đã không ngừng tìm các biện pháp tối ưu nhất để quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, quản lý việc chi tiêu mua sắm, công tác phí trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Qua bảng dưới đây ta thấy tình hình kinh doanh của BIDV-BĐ ngày càng đạt hiệu quả cao, thể hiện các chính sách của NH đang đi là đúng và hứa hẹn sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa trong tương lai Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015 (Đơn vị tnh: tỷ đồồng, %) Năm Chênh lệch Năm Năm Chênh lệch Năm 2014/2013 2015/2014 Tỉ lệ Tỉ lệ 2013 2014 2015 Gía trị Gía trị (%) (%) Chỉ tiêu Doanh thu 1.095 1.088 1.090 -7 -0,64 2 0,18 Chi phí 975 918 900 -57 -5,85 -18 -1,96 Lợi nhuận 120 170 190 50 41,67 20 11,76 (Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV chi nhánh Bình Định giai đoạn 2013-2015) Biểu đồ 1.1. Diễn biến kết quả kinh doanh của Ngân hàng BIDV – BĐ giai đoạn 2013 – 2015 ĐVT 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan