Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tiếng anh thương mại tại công ty cổ phần xuất nhậ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tiếng anh thương mại tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thái nguyên

.PDF
40
158
70

Mô tả:

MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ........................................... 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên........................................................................................................................ 3 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty............................................................................. 3 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ................................................ 3 1.3.1 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ............................................................................. 5 1.3.2 BAN KIỂM SOÁT ...................................................................................... 5 1.3.3. BAN GIÁM ĐỐC ........................................................................................... 5 1.3.4. Chủ tịch hội đồng quản trị ............................................................................. 6 1.3.5. Phòng hành chính ........................................................................................... 6 1.3.6.Phòng nhân sự .................................................................................................. 6 1.3.7. Phòng tài chính - kế toán ................................................................................ 6 1.3.8.Phòng kinh doanh ............................................................................................ 7 1.3.9. Phòng marketing ............................................................................................ 7 PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP..................... 8 2.1 Các thị trƣờng và các sản phẩm chính cuả doanh nghiệp. ............................. 8 2.1.1 Đặc trƣng của thị trƣờng xuất khẩu lao động ở Việt Nam.......................... 8 2.1.2 Thị trƣờng và các sản phẩm chính của công ty ............................................ 8 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty .................................................. 9 2.2.1 Doanh thu và cấu trúc doanh thu của công ty .............................................. 9 2.2.2 Chi phí kinh doanh và cơ cấu chi phí của công ty ...................................... 10 2.2.3 Doanh thu và cơ cấu doanh thu của công ty ............................................... 11 2.2.4 Lao động và cơ cấu lao động của doanh nghiệp ......................................... 12 2.2.5 Vốn và cơ cấu vốn của công ty ..................................................................... 13 2.3 Tình hình sử dụng tiếng Anh trong hoạt động kinh doanh của công ty ..... 14 2.3.1 Hiệu quả của việc sử dụng tiếng Anh trong công ty................................... 14 2.3.2 Một số điểm hạn chế của việc sử dụng tiếng Anh trong doanh nghiệp 14 2.3.3 Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Anh trong doanh nghiệp ....................................................................................................................... 15 PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................... 16 3.1 Một số vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty. .................. 16 3.1.1 Một số vấn đề tồn tại của công ty liên quan đến hoạt động marketing .... 16 3.1.2 Một số vấn đề tồn tại của công ty liên quan đến nguồn nhân lực ............. 16 1.3.3 Một số vấn đề tồn tại của công ty liên quan đến vấn đế quản lý tài chính .................................................................................................................................. 17 3.1.4 Những vấn đề tồn tại của công ty liên quan đến khâu xuất khẩu lao động .................................................................................................................................. 17 3. 2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty ........................ 17 3.2.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing................. 17 3.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực ...................... 18 3.2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính .................................................................................................................................. 18 3.2.4. Một số giải pháp để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu ... 18 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN ..................................................................................... 19 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên  Địa chỉ: Số 25 đường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Thái Nguyên - Thái Nguyên – Viet Nam.  Chi nhánh : Số nhà 12 Ngõ 245 Nguyễn Khả Trạc Mai Dịch Cầu Giấy Hà Nội  Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần .  Email: [email protected] Điện thoại: (84-4).3.852.750 Fax: (84-4).3.855.763  Website: www.batimex.com.vn  Quy mô: Vừa và nhỏ.  Số lượng nhân viên hiên tại: 200 người.  Ngày đăng kí kinh doanh: 31/3/2005.  Giấy phép hoạt động kinh doanh: Đăng ký kinh doanh số 1703000155 do sở kế hoạch và đầu tư cấp lần đầu ngày 31/3/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 09 ngày 26/10/2012. Hoạt động tuân theo Luật Doanh nghiệp 2005 và chịu sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành liên quan.  Vốn điều lệ: 43,2 tỷ đồng.  Tên giao dịch của Công ty : BATIMEX. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên - tên giao dịch BATIMEX, được thành lập từ năm 1965 là công ty đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thời kỳ đầu thành lập đến trước năm 1990, nhiệm vụ của Công ty là thu mua và cung ứng các mặt hàng xuất khẩu cho các tổng công ty chuyên doanh của Bộ thương mại ở Hà Nội ( chủ yếu các mặt hàng: chè, lạc, dược liệu, mành cọ, mành nứa, thảm len, hàng mây che đan,..) để xuất khẩu sang các nước Đông Âu, đồng thời nhập khẩu thiết bị máy móc, phân bón và hàng tiêu dùng. Trong thời gian này, hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc cung ứng và phân phối hàng hoá, ổn định thị trường trên địa bàn. Tháng 4/2005, Công ty thực hiện cổ phần hoá với hình thức Nhà nước nằm giữ cổ phần chi phối. Sau khi cổ phần, hoạt động của Công ty đã có sự chuyển biến đáng kể, các lợi thế được phát huy có hiệu quả, tinh thần làm việc của cán bộ, nhân viên được nâng lên. Năm 2008 tiến hành Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ II cũng là năm hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt nhất, doanh thu đạt trên 500 tỷ đồng, kim ngạch XNK đã đạt 21,5 triệu USD, nộp ngân sách 13,5 tỷ đồng, đời sống cán bộ nhân viên được nâng cao. Năm 2012 đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của Công ty, trước sự khó khăn về vốn kinh doanh, HĐQT đã bàn và xây dựng phương án tăng vốn điều lệ Công ty trình Đại hội đồng cổ đông thường niên và báo cáo các cơ quan chức năng của tỉnh xem xét. Tháng 9/2012 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định phê duyệt Phương án tăng vốn điều lệ của Công ty. Mặc dù trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế và của các doanh nghiệp, với sự nỗ lực cố gắng của HĐQT đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của các cổ đông, đối tác chiến lược. Sau gần một tháng triển khai thực hiện, phương án đã thành công tốt đẹp, sau khi tăng, vốn điều lệ của Công ty hiện nay là 43,2 tỷ đồng đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh thường xuyên của Công ty. 1.2 . Các lĩnh vực hoạt động - Ngành nghề kinh doanh : - Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. - Xuất khẩu lao động và Dạy nghề trình độ sơ cấp - Sản xuất chế biến và chè xuất khẩu. - Khai thác chế biến khoáng sản. - Nhập khẩu phôi thép, thép phế liệu, vật tư thiết bị xây dựng. - Kinh doanh và dịch vụ xe máy do HONDA ủy nhiệm. 1.3 . Sơ đồ cấu trúc của công ty Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng hành chính Phó tổng giám đốc Phòng nhân sự Tài chính kế toán Phòng kinh doanh 1.3.1 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Chủ tịch hội đồng quản trị - Ông Phạm Hữu Bắc - Ủy viên thường trực hội đồng quản trị - Ông Nguyễn Khắc Hiếu - Ủy viên hội đồng quản trị - Bà Trần Thị Lan Hương - Ủy viên hội đồng quản trị - Ông Phạm Hồng Thịnh - Ủy viên hội đồng quản trị - Ông Nguyễn Văn Tuấn 1.3.2 BAN KIỂM SOÁT - Trưởng ban Kiểm Soát - Bà Nguyễn Thị Yến - Ủy viên ban Kiểm Soát - Ông Ngô Văn Lâm - Ủy viên ban Kiểm Soát - Bà Hà Thị Hiền - Ủy viên ban Kiểm Soát - Ông Ngô Văn Lâm 1.3.3. BAN GIÁM ĐỐC - Tổng Giám đốc - Ông Phạm Hữu Bắc - Phó Tổng Giám đốc - Bà Trần Thị Lan Hương - Phó Tổng Giám đốc - Ông Nguyễn Khắc Hiếu Phòng marketing - Kế toán trưởng - Bà Hoàng Thị Ngọc Trinh 1.3.4. Chủ tịch hội đồng quản trị Ông Phạm Hữu Bắc là người quản lý cao nhất điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm đối với các chiến lược ngắn hạn và dài hạn của công ty. Là người sắp xếp, quản lý mọi vấn đề lớn nhỏ trong công ty như quản lý lao động, nguồn vốn, tài sản và các nguồn lực khác của công ty để đảm bảo tận dụng tối đa nguồn lực của công ty. 1.3.5. Phòng hành chính  Chức năng của phòng hành chính:  Tham mưu cho ban giám đốc trong việc giải quyết các chính sách có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ cho cán bộ, công nhân.  Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty.  Tổ chức, phối hợp với các đơn vị khác thực hiên quản lý và đào tạo nhân sự  Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của công ty  Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn công ty.  Chấp hành các chủ trương, quy định, chỉ thị của ban giám đốc 1.3.6.Phòng nhân sự  Chức năng của bộ phận nhân sự:  Bảo vệ lợi ích hợp pháp của công ty và của người lao động  Tổ chức tuyển dụng và đào tạo những nhân viên mới  Theo dõi và đánh giá khả năng làm việc của nhân viên từ đó có những chính sách khuyến khích đối với những nhân viên giỏi.  Phân bổ nhân viên vào các vị trí phù hợp  Giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động 1.3.7. Phòng tài chính - kế toán •Chức năng của Bộ phận kế toán :  Thực hiện những công việc chuyên môn về tài chính kế toán .  Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình thái và cố vấn ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.  Cung cấp những thông tin về tình hình tài chính kế toán cho các nhà quản trị.  Phổ biến chính sách, chế độ tài chính mới của nhà nước đối với các đối tượng có liên quan. 1.3.8.Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh có các chức năng như:  Thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường; chọn lựa sản phẩm chủ lực và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội thảo, hội chợ, tìm kiếm đối tác  Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh như : tìm kiếm giao dịch giữa những người bán và người mua, giải quyết tranh chấp khiếu nại với khách hàng có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty;  Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh sau khi được Ban Giám đốc Công ty phê duyệt.  Thống kê, báo cáo hoạt động kinh doanh theo đúng tiến độ và quy định. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trước Ban Giám đốc Công ty;  Lưu trữ các hồ sơ, hợp đồng kinh tế có liên quan đến công tác kinh doanh của Công ty theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. 1.3.9. Phòng marketing Bộ phận marketing chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên quan đến việc xác định và thỏa mãn nhu cầu khách hàng để đạt được các mục tiêu kinh doanh của đơn vị. Chức năng của bộ phận marketing bao gồm:  Tạo hình ảnh, phát triển thương hiệu.  Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường.  Thực hiện các chương trình marketing do Ban Giám đốc duyệt.  Tham mưu cho Giám đốc công ty về các chiến lược marketing, sản phẩm, khách hàng.  Kiểm tra giám sát công việc của nhân viên thuộc bộ phận mình, quyết định khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc bộ phận. PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Các thị trƣờng và các sản phẩm chính cuả doanh nghiệp. 2.1.1 Đặc trƣng của thị trƣờng xuất khẩu lao động ở Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã có những bước phát triển lớn và đạt được nhiều thành tựu nhất định.Riêng đối với hoạt động thương mại,nước ta được hưởng quy chế thành viên của WTO, điều này tạo cơ hội cho việc mở rộng thị trường ,nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu ,tăng tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ. Thị trường xuất khẩu trên thế giới đã và đang phát triển sôi động đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu lao động. Trong sự phát triển đó sẽ là thiếu xót nếu không nhắc tới Việt Nam – một nước có nguồn nhân lực dồi dào. Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa, trong tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Kết quả đã đem lại nhiều thuận lợi cho đất nước. Từ khi cơ chế thay đổi năm 1991, hoạt động xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ 21, có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài, nhiều nhất tại ba thị trường Đài Loan, Malaysia và Hàn Quốc. Tính đến 2011, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động làm việc tại nước ngoài, trong đó 85.650 tại Đài Loan, giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan. Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó diễn ra song song những vấn đề bất cập về cơ chế, chính sách, quản lý từ cả hai phía trong và ngoài nước, những hạn chế về trình độ và ý thức người lao động, tình trạng lưu trú bất hợp pháp. Ngoài ra, người lao động còn có thể đối mặt với việc bị lừa đảo, bóc lột và ngược đãi. 2.1.2 Thị trƣờng và các sản phẩm chính của công ty Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: Xuất nhập khẩu kim loại, sản xuất và xuất khẩu chè, đại lý phân phối xe máy Honda, xuất khẩu lao động. Trong đó hoạt động xuất khẩu lao động luôn được ưu tiên, quan tâm đầu tư. Lãnh đạo Công ty xác định xuất khẩu lao động vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời nếu làm tốt thì hoạt động này còn mang ý nghĩa chính trị, xã hội rất lớn, đó đó là giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và đào tạo nguồn nhân lực.Thực tế hoạt động những năm qua cho thấy, hàng nghìn người lao động do Công ty đưa đi làm việc ở nước ngoài đã có cuộc sống đổi thay, kinh tế gia đình phát triển, không ít trẻ em được học hành đầy đủ nhờ tiền bố mẹ lao động ở nước ngoài gửi về. Từ năm 2000 đến hết năm 2011 Công ty đã đưa được 6.342 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó Đài loan 2.518 người, Malaysia 3.523 người, Nhật Bản 218 người và UAE 83 người). Năm 2006 Công ty đứng trong tốp mười doanh nghiệp có số lượng XKLĐ lớn nhất trong cả nước. 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Để biết được công ty có đang hoạt động tốt hay không công ty cần phải phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh của mình trong một giai đoạn cụ thể 2.2.1 Doanh thu và cấu trúc doanh thu của công ty Đơn vị tính:VNĐ Số năm 2011 Chỉ tiêu năm 2012 TT 1 2012/2011 Doanh thu thuần 2 Tốc độ tăng trưởng Doanh % 1.194.924.479 51 2.337.203.485 3.532.127.964 thu 1.819.009 hoạt động tài 699.374 260 2.518.383 chính 3 Tổng thu doanh 1.196.743.488 51% 2.337.902.859 3.534.646.347 (Nguồn: báo cáo tài chính năm 2011 và 2012) Bảng 2.1: Bảng báo cáo doanh thu của công ty Bảng 2.1 cho thấy tất cả các chỉ tiêu về doanh thu đều tăng. Doanh thu thuần năm 2012 đã tăng 1.194.924.479 đồng, tương ứng với 51% so với năm 2011. Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng 1.819.009, đương đương 260% so với năm 2011. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tài chính là một lĩnh vực mới đầy tiềm năng của công ty trong tương lai mà công ty nên chú trọng.Từ khi thành lập cho tới năm 2011 công ty chỉ chú trọng vào hoạt động chính của mình là xuất khẩu lao động và ít chú trọng đến các hình thức đầu tư khác nhưng bắt đầu từ năm 2012 công ty đã thay đổi chiến lược kinh doanh của mình, công ty đầu tư nhiều hơn cho kinh doanh tài chính. Đây là một chiến lươc đúng đắn và đã mang về cho công ty những kết quả ấn tượng như kết quả ở bảng trên. Tổng doanh thu của công ty năm 2012 đã đạt 3. 534.646.347 đồng, tăng 51% so với tổng doanh thu năm 2011. 2.2.2 Chi phí kinh doanh và cơ cấu chi phí của công ty Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ số Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng 2012/2011 % 1 Chi phí hậu cần 368.924.836 743.994.515 375.069.679 102 2 Chi phí xuất cảnh 245.236.763 710.611.121 465.374.358 190 3 Chi phí quản lý 484.857.122 1.483.002.256 998.145.134 206 4 Tổng chi phí 1.099.018.721 2.937.607.892 1.838.589.171 167 (Nguồn: báo cáo của phòng kế toán) Bảng 2.2 Bảng báo cáo chi phí kinh doanh của công ty Chi phí hậu cần của công ty năm 2012 đã tăng 375.069.679 đồng, tăng hơn 102% so với năm 2011. Bên cạnh đó các loại chi phí khác đều tăng cao. Chi phí xuất cảnh tăng lên mức 710.611.121 đồng, điều đó đồng nghĩa với việc chi phí xuất cảnh đã tăng 190% so với năm 2011. Chi phí quản lý cũng tăng lên mức 1.483.002.256 đồng, tăng 206% so với năm ngoái. Tất cả các loại chi phí đều tăng đã làm cho tổng chi phí năm nay cao hơn năm ngoái 167%. Tổng chi phí tăng cao đã có ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động kinh hoạt động kinh doanh của công ty . 2.2.3 Doanh thu và cơ cấu doanh thu của công ty Đơn vị tính: Vnđ STT Chỉ số 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng 2012/2011 1 Lợi nhuận gộp từ bán 1.968.278.649 2.788.133.449 819.854.800 % 41,6 hàng và cung cấp dịch vụ 2 Lợi nhuận từ hoạt 1.238.884.138 597.038.455 -641.845.683 -52 động tài chính 3 Lợi nhuân trước thuế 4 Lợi nhuận sau thuế 1.238.884.138 597.038.455 929.163.103 447.778.841 -641.845.683 -52 481.384.262 (Nguồn: báo cáo tài chính năm 2011 và năm 2012) Bảng 2.3 bảng báo cáo doanh thu của doanh nghiệp Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đã tăng 819.854.800 đồng tương đương với 41% so với năm ngoái. Bên cạnh đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty cũng giảm 52% so với năm 2011. Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cũng giảm 52% . Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm 2012 đã giảm rất đáng kể so với năm 2011. Đây là dấu hiệu của sự phát triển không ổn định của công ty trong năm nay cũng như những năm tiếp theo.  Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu  Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 Lợi nhuận trước thuế × 100 =.884.138 × 1.238100 =53% Tổng doanh thu 2.337.902.859 -52  Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 Lợi nhuận trước thuế× 100 = 597.038.455 × 100 = 16.9% Tổng doanh thu 3.534.646.347 Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của doanh thu của doanh nghiệp đã giảm rất đáng kể từ 53% trong năm 2011 xuống 16.9% năm 2012. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2012 kém hơn nhiều so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do chi phí kinh doanh trong năm 2012 đã tăng quá cao, trong đó chi phí bán hàng tăng 190%, mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng của lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (41.6%). Bên cạnh đó tổng chi phí kinh doanh trong năm 2012 đã tăng 167% so với năm 2011 trong khi tổng doanh thu chỉ tăng 51%. Kết quả là tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu đã giảm rất đáng kể trong năm 2012. 2.2.4 Lao động và cơ cấu lao động của doanh nghiệp Lao động là một nhân tố quan trọng và cần thiết nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một thực tế không thể phủ nhận đó là chất lượng của mỗi người lao động trong chính là chìa khóa thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiện nay công ty đang có 200 nhân viên nhân viên trong đó số lao động thường xuyên là 180 người và lao động không thường xuyên có 20 người. Lao động trong công ty chủ yếu là những người trẻ năng động, nhiệt huyết trong đó có tới 85% là những người có độ tuổi dưới 35. Năm 2011 Chỉ tiêu Số Năm 2012 lượng Tỷ trọng ( % Số lượng Tỷ trọng ( % (người) ) (người) ) 150 100 200 100 -Lao động thường xuyên 120 80 180 90 -Lao động tạm thời 30 20 20 10 60 40 80 40 Tổng số lao động 1.Phân theo thời gian 2.Phân theo giới tính -Nam -Nữ 90 60 120 60 -Đại học 45 30 50 25 -Cao đẳng 90 60 140 70 -Trung cấp 15 10 10 5 3.Phân theo trình độ (Nguồn: theo báo cáo của phòng hành chính) Bảng 2.4 cơ cấu lao động của công ty trong 2 năm 2011 và 2012 Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy chất lượng nguồn lao động trong công ty khá tốt, toàn bộ nhân viên đều được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Trong đó những người có trình độ đại học vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp (30% năm 2011 và 25% năm 2012), số người lao động có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lên khá cao( 60% năm 2011 và 70% năm 2012), số người tốt nghiệp trung cấp chỉ chiếm một phần nhỏ(10% năm 2011 và 5% năm 2012). 2.2.5 Vốn và cơ cấu vốn của công ty Đơn vị tính: VND NGUỒN VỐN Mã Số đầu kỳ Số cuối kỳ số A.NỢ PHẢI TRẢ 300 861.604.602 827.702.426 I. Nợ ngắn hạn 310 674.843.335 674.843.335 1. Phải trả người bán 312 177.747.653 333.351.093 2. phải trả người lao động 315 152.451.777 250.887.251 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 60.000.000 4. Các khoản phải trả phải nộp khác 319 284.643.905 90.604.991 II. Nợ dài hạn 330 186.761.267 152.858.948 1. Phải trả dài hạn khác 333 186.761.267 152.858.948 A.VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 1.636.313.596 1.594.494.143 I. Vốn chủ sở hữu 410 1.636.313.596 1.594.494.143 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1.000.000.000 1.000.000.000 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 636.313.596 594.494.143 TỔNG NGUỒN VỐN 440 2.497.918.198 2.422.196.426 (Nguồn: Theo bảng cân đối kế toán lập ngày 31 tháng 12 năm 2012) Bảng 2.5 Vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2012 2.3 Tình hình sử dụng tiếng Anh trong hoạt động kinh doanh của công ty 2.3.1 Hiệu quả của việc sử dụng tiếng Anh trong công ty Trong thời thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng Anh có vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiêp, đặc biệt là các doanh nghiệp hợp tác làm ăn với các đối tác nước ngoài. Công ty Battimex chuyên cung cấp lao động ra nước ngoài, các đối tác thường trực tiếp đến công ty để tuyển dụng người lao động nên việc sử dụng tiếng Anh là điều thiết yếu . Nếu như không sử dụng tiếng Anh trong giao dịch, đàm phán thì công ty không thể ký kết hợp đồng với đối tác cũng như không thể thương lượng để có được những điều khoản có lợi trong hợp đồng. Công ty rất chú trọng việc đào tạo tiếng Anh cho người lao động để họ có thể giao tiếp , trao đổi với đồng nghiệp, với ông chủ. Nếu không thành thạo tiếng Anh thì người lao động sẽ rất khó đưa ra ý kiến, mong muốn của mình khi làm việc ở nước ngoài bởi các ông chủ của họ hoàn toàn không biết tiếng Việt. Điều đó sẽ dẫn đến việc người lao động bị mất quyền lợi và chịu nhiều thiệt thòi. 2.3.2 Một số điểm hạn chế của việc sử dụng tiếng Anh trong doanh nghiệp  Trình độ tiếng Anh của hầu hết các nhân viên trong công ty đều ở mức thấp.  Hạn chế về khả năng giao tiếp: hầu hết nhân viên trong công ty chỉ có thể sử dụng tiếng Anh trong các giao dich bắng văn bản, qua email chứ không thể sử dụng tiếng Anh nhuần nhuyễn để giao tiếp với khách hàng hay đối tác là người nước ngoài.  Khả năng nghe và phát âm chưa tốt: Nhiều nhân viên phàn nàn rằng họ không thể hiểu được bất cứ thông tin gì khi nghe người nước ngoài nói và họ mắc rất nhiều lỗi trong phát âm. 2.3.3 Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Anh trong doanh nghiệp  Công ty nên có những chính sách khuyến khích cho nhân viên học tiếng Anh  Trong tuyển dụng công ty nên chú trong hơn về tiêu chí trình độ tiếng Anh PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3.1 Một số vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty. 3.1.1 Một số vấn đề tồn tại của công ty liên quan đến hoạt động marketing Công ty đã thành lập một bộ phận marketing gồm những nhân viên được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực marketing tuy nhiên hoạt động marketing của công ty vẫn còn rất yếu. Điều đó được bộc lộ rất rõ qua những điểm sau:  Quảng cáo: công ty (CN Hà Nội) hầu như không có bất cứ một chiến lược quảng cáo cụ thể nào, hầu hết người lao động không hề biết đến công ty . Điều này một phần là do quy mô công ty (chi nhánh) nhỏ nên không có đủ chi phí quảng cáo nhưng nguyên nhân chính là do công ty chưa chú trọng đến việc giới thiệu hình ảnh của mình đến với người lao động.  Thị trường: công ty chỉ đưa người lao động sang các nước Trung Đông , nên thị trường của công ty khá hẹp.  Do một số công ty xuất khẩu lao động đã có những hành vi gian dối dẫn đến người lao động mất lòng tin với ngành xuất khẩu lao động . Để lấy lại uy tín và niềm tin của người lao động thực sự là một vấn đề nan giải. 3.1.2 Một số vấn đề tồn tại của công ty liên quan đến nguồn nhân lực Hiện nay công ty đang phải đối mặt với không ít thách thức trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:  Công ty đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao: hiện nay công ty có 200 lao động trong đó chỉ có 50 người có trình độ đại học, còn lại là cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Công ty chưa có nhân viên nào có trình độ trên đại học.  Nguồn nhân lực của công ty thường xuyên biến đổi: việc thay đổi nhân sự ở công ty diễn ra khá thường xuyên nên công ty tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho việc đào tao nhân viên mới.  Công tác quản lý nguồn nhân lực vẫn tồn tại một số hạn chế: công ty chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn lực lao động do chưa có được những chính sách hiệu quả khuyến khích nhân viên tích cực hơn trong công việc. 1.3.3 Một số vấn đề tồn tại của công ty liên quan đến vấn đế quản lý tài chính Công ty Battimex có bộ máy quản lý cồng kềnh , phức tạp nên năng lực quản lý tài chính vẫn còn hạn chế đặc biệt là trong việc quản lý vốn lưu động, điều này được thể hiện qua việc thiếu vốn, mất tính thanh khoản mà công ty thường xuyên phải đối mặt.Nguyên nhân của vấn đề này là do công ty chưa có được những những chính sách hiệu quả trong việc:  Quản lý nợ phải thu:  Công ty vẫn chưa đầu tư đầy đủ nguồn lực cũng như chính sách trong việc theo dõi và thực hiện việc thu nợ, mặc dù khoản này chiếm phần không nhỏ trong tổng vốn lưu động. việc thu hôi vốn kéo dài gây lãng phí rất lớn nguồn lực trong công ty  Công ty chưa có một bộ phận chuyên trách về quản lý nợ thu cả công nợ.  Công ty chưa xây dựng được những quy định cụ thể về quy định về những vấn đề như: điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ, những quy định về nợ nội bộ.  Quản trị tiền mặt: Công ty duy trì lượng tiền mặt quá nhiều so với nhu cầu thực dẫn đến việc ứ động vốn trong công ty, tăng chi phí sử dụng vốn, sức mua của đồng tiền giảm sút nhanh do lạm phát. 3.1.4 Những vấn đề tồn tại của công ty liên quan đến khâu xuất khẩu lao động  Thủ tuc hành chính cồng kềnh: công ty thường xuyên phải đưa người đi lao động tại nước ngoài nên các quy định của nhà nước về việc xuất cảnh chặt chẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.  Tỷ giá hối đoái bất ổn: ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và các chính sách vĩ mô trong nước đã khiến tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam đồng và đồng đô la mỹ không ổn định. 3. 2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty 3.2.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing  Đẩy mạnh công tác quảng cáo: quảng cáo là cách thức nhanh nhất để đưa công ty đến gần hơn với người lao động . Chính vì thế công tư nên chú trọng đầu tư cho công tác quảng cáo hơn nữa.  Phát triển hệ thống đầu nguồn tuyển dụng người lao động : công ty nên có những chính sách phù hợp để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đầu nguồn.  Đa dạng hóa các thị trường lao động: giúp người lao động có thêm nhiều sự lựa chọn nơi họ muốn đến làm việc. Đây là một chiến lược kinh doanh hiệu quả mà doanh nghiệp nên theo đuổi. 3.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực Nguồn nhân lực được xem là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Chính vì thế doanh nghiệp cần co những chính sách phù hợp để phát triển nguồn nhân lực như:  Công ty nên tuyển dụng kỹ càng để có được những người lao động có năng lực chuyên môn cao và nhiệt tình với công việc.  Công ty nên có những chính sách khuyến khích đối với người lao động, tạo điều kiện để họ có cơ hội thể hiện mình và thăng tiến trong công việc.  Công ty nên tăng cường công tác đào tạo để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động.  Công ty nên chú trọng nhiều hơn đến đời sống của người lao động nhằm tạo điều kiện để người lao động có thể gắn bó với công ty. 3.2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính  Có những chính sách cụ thể để quản lý tài sản lưu động của công ty  Tăng cường trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho theo dõi, quản lý và sử dụng tài chính trong đơn vị.  Tăng cường hoạt động đầu tư thay vì tích trữ tiền mặt quá nhiều. 3.2.4. Một số giải pháp để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu lao động là một hoạt động khá phức tạp đòi hỏi sự nhạy bén của doanh nghiệp. Để hoạt động này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả doanh nghiệp cần:  Am hiểu về các quy định và trình tự hải quan của nhà nước về đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài.  Xây dựng mối quan hệ tốt đối với các ngân hàng chính sách ở các địa phương trên toàn quốc để hỗ trợ người lao động nghèo có thể vay vốn đi làm việc tại nước ngoài. CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN Công ty xuất nhập khẩu Thái Nguyên – Battimex ( chi nhánh Hà Nội) là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu – đặc biệt là xuất khẩu lao động, với mục tiêu là giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và đào tạo nguồn nhân lực góp phần xây dựng đất nước vững mạnh. Nhờ có sự nỗ lực của ban giám đốc trong việc lãnh đạo và tìm ra hướng đi đúng đắn cùng với đội ngũ nhân viên giỏi, năng động nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và có năng lực chuyên môn cao đã xây dựng nên một Battimex ngày càng vững mạnh. Qua thời gian thực tập tại công ty xuất nhập khẩu Thái Nguyên – Battimex ( chi nhánh Hà Nội) em đã có nhiều cơ hội để học hỏi được rất nhiều. Từ đó củng cố lại kiến thức.Tuy nhiên, trình độ và kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo này còn rất nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các anh chị trong công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Xuân Phương cùng toàn thể các thầy cô trong Trường Đại học Thương đã tạo cơ hội cho em có lần thực tập này. Em xin cảm ơn ban lãnh đạo công ty xuất nhập khẩu Thái Nguyên – Battimex ( chi nhánh Hà Nội) cùng các anh chị trong công ty đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành bài bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! TABLE OF CONTENTS TABLE OF CONTENT ACKNOWLEDGEMENTS ABSTRACT CHAPTER 1: OVERVIEW OF THE COMPANY 1 1.1 .History of establishment and development ............................................... 1 1.1.1.General information ...................................................................................... 1 1.1.2.Process of establishment and development of the company...................... 1 1.2 .Business areas of the company ................................................................... 2 1.3 . Company structure of the company ......................................................... 3 1.3.2. Control Board ............................................................................................... 3 1.3.3. Board of Directors ........................................................................................ 3 1.3.4. General Manager .......................................................................................... 4 1.3.5. Administrative Office ............................................................................... 4 1.3.6. Human Resources Division .......................................................................... 4 1.3.7. Accounting Division ..................................................................................... 4 1.3.8.Business Department .................................................................................... 5 1.3.9. Marketing Division ....................................................................................... 5 CHAPTER 2: THE COMPANY’S BUSINESS PERFORMANCE .................. 6 2.1. Major markets and key products. ................................................................. 6 2.1.1 The characteristics of the industry in Vietnam .......................................... 6 2.1.2. Major markets. ............................................................................................. 6 2.2. Business performance. .................................................................................... 7 2.2.1. The Revenue and revenue structure. .......................................................... 7 2.2.2 The business expenses and expense structure. ........................................... 8 2.2.3 The profit and profit structure .................................................................... 9 2.2.4 The labor and labor structure . .................................................................. 10 2.2.5 The Capital and capital structure. ............................................................. 11 2.3 The successes and limitations of using English in the company ................ 11 2.3.1 The strength of using English in the company ......................................... 11 2.3.2 The weakness of using English in the company........................................ 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan