Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tiếng anh thương mại tại công ty cổ phần nhựa, ba...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tiếng anh thương mại tại công ty cổ phần nhựa, bao bì ngân hạnh

.DOC
22
4959
94

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh LỜI CẢM ƠN Để có thể kết thúc quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo của mình , tôi đã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ của nhiều người. Sẽ là thiếu sót nếu tôi không gửi lời cảm ơn đến những người đã quan tâm, giúp đỡ và dìu dắt tôi đến ngày hôm nay. Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô Hoàng Thị Anh Thơ– giáo viên hướng dẫn thực tập tôi trong thời gian qua. Sự chỉ bảo và góp ý của cô có ý nghĩa rất lớn đối với tôi, cho tôi một định hướng đúng đắn khi thực hiện nhiệm vụ thực tập của mình. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể nhân viên trong công ty cổ phần nhựa,bao bì Ngân Hạnh. Tinh thần làm việc hăng say và nhiệt huyết của toàn thể cán bộ trong công ty đã giúp tôi học được nhiều điều trong thời gian thực tập. Mọi người luôn sắn sàng hợp tác , giúp tôi hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Qua đây, tôi còn muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè- những người đã cho tôi lời khuyên bổ ích trong thời gian hoàn thành báo cáo thực tập. Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Thương mại đặc biệt các thầy cô khoa Tiếng Anh đã dành cho sự quý mến, quan tâm và tận tình dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm qua! Lời cuối cùng, tôi muốn cảm ơn gia đình của tôi, cảm ơn bố mẹ và anh chị đã luôn bên tôi. Nếu không có sự khích lệ, động viên và sự thấu hiểu từ gia đình, tôi sẽ không thể hoàn thành tốt công việc của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! SVTH: Nguyễn Ngọc Hà i K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập và chính thức trở thành một thành viên trong tổ chức WTO, thị trường được mở rộng , các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh để nâng cao vị thế của mình trong nước và trên trường quốc tế nhờ vào các chính sách mở cửa và thu hút đầu tư từ nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước còn được tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý, quản trị kinh doanh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu ở nước ngoài. Tuy nhiên, ngoài những cơ hội phát triển trên, các doanh nghiệp cũng gặp phải nhiều thách thức và khó khăn. Từ khi gia nhập vào các tổ chức thương mại, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ rõ hơn những yếu kém nội tại. Các doanh nghiệp gặp phải sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt! Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động một cách hợp lý và hiệu quả. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần củng cố năng lực kinh doanh trên nhiều phương diện. Trong đó, việc sử dụng tiếng Anh trong hoạt động kinh doanh thương mại được xem là một rào cản. Báo cáo này thực hiện nhằm khảo sát hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần nhựa, bao bì Ngân Hạnh, phân tích những thành công và hạn chế của doanh nghiệp. Dựa trên những phân tích này, báo cáo cũng đưa ra những đánh giá và giải pháp đối với việc sử dụng tiếng anh trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. SVTH: Nguyễn Ngọc Hà ii K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................ii MỤC LỤC............................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ......................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................v CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA, BAO BÌ NGÂN HẠNH.....................................................................................................1 I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty...........................................................1 1.1 Giới thiệu về công ty:.........................................................................................1 1.2 Quá trình hình thành và phát triển..................................................................1 1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty:..............................................................2 1.3.1 Lĩnh vực sản xuất............................................................................................2 1.3.2 Về lĩnh vực dịch vụ..........................................................................................3 1.3.3 Về lĩnh vực buôn bán......................................................................................3 1.4. Cơ cấu tổ chức:.................................................................................................3 CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY..........................7 2.1. Các thị trường và các sản phẩm chính cả công ty..........................................7 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh....................................................................8 2.3 Những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nhựa, bao bì Ngân Hạnh.............................................................................10 CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, SỬ DỤNG TIẾNG ANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT................................................................................................................... 13 3.1 Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh của công ty....................13 3.1.1 Điểm yếu........................................................................................................13 3.1.2 Thách thức.....................................................................................................14 3.2 Việc sử dụng tiếng Anh trong công ty............................................................15 3.3 Một số giải pháp giúp công ty khắc phục những điểm yếu..........................15 3.3.1 Giải pháp cho văn hóa tổ chức của công ty....................................................15 3.3.2 Giải pháp cho nguồn nhân lực trong công ty (để nâng cao hiểu biết về kỹ thuật và kiến thức về thị trường quốc tế)...............................................................16 3.3.3 Giải pháp cho việc sử dụng tiếng Anh..........................................................16 KẾT LUẬN............................................................................................................17 SVTH: Nguyễn Ngọc Hà iii K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp SVTH: Nguyễn Ngọc Hà Khoa: Tiếng Anh iv K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2012- 2013 Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty Bảng 3: Cơ cấu vốn của công ty SVTH: Nguyễn Ngọc Hà v K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP: Cổ phần TSCĐ: Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động SVTH: Nguyễn Ngọc Hà vi K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA, BAO BÌ NGÂN HẠNH I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty. 1.1 Giới thiệu về công ty:  Tên công ty: Công ty cổ phần Nhựa, bao bì Ngân Hạnh.  Địa chỉ: Số 57 đường Ngân Hàng, Thị trấn Cầu Diễn, Huyện Từ Liêm, Hà Nội.  Mã số thuế: 0104359354  Số điện thoại:( 04) 37856048- 37856047  Fax: (04) 37850325  Ngành nghề kinh doanh chính: - Sản xuất các sản phẩm từ nhựa, giấy. -Sản xuất bao bì bằng giấy, bìa. -Sản xuất hóa chất cơ bản. - Buôn bán máy móc thiết bị. - Dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị. -Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển. Công ty được thành lập theo quyết định số 0103043281 vào ngày 05/01/2010 với số vốn điều lệ là 4.500.000.000đ. Ngày 10 tháng 10 năm 2012, công ty thực hiện đăng ký thay đổi lần thứ nhất với số vốn điều lệ là 9.000.000.000đ, mệnh giá cổ phần là 100.000đ, tổng số 90.000 cổ phần. Các cổ đông sáng lập nên công ty gồm: ông Nguyễn Tuấn Minh (1.800.000.000 Vnđ); bà Hoàng Thị Bích (3.240.000.000 Vnđ); ông Lê Văn Thả (3.960.000.000 Vnđ). Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, với các sản phẩm là: giấy Kaft, giấy Duplex, giấy Couchex, hạt nhựa tráng màng, hạt nhựa tạo sợi, hạt nhựa nguyên sinh. Do mới thành lập, lượng vốn chưa lớn, chưa có điều kiện đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nên tạm thời công ty phải thuê văn phòng. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng doanh thu của công ty là không nhỏ, công ty đủ sức chi trả tất cả các chi phí phát sinh và hoạt động có lãi. 1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty: SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 1 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh Cho đến năm 2014, hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra khá đa dạng, gồm 3 lĩnh vực chính: sản xuất,buôn bán, dịch vụ. 1.3.1 Lĩnh vực sản xuất Sản xuất đồ nhựa:  Sản xuất đồ nhựa dùng để gói hàng như: Túi, bao tải, hộp, thùng, hòm, bình lớn, chai lọ bằng nhựa.  Sản xuất các sản phẩm nhựa hoàn thiện như: Ống, vòi nhựa, thiết bị lắp đặt bằng nhựa…  Sản xuất đồ nhựa cho xây dựng như: Cửa nhựa, cửa sổ, khung, mành, rèm, ván chân tường, bể hồ chứa nhân tạo, sàn tường hoặc tấm phủ trần dạng cuộn hoặc dạng tấm...  Sản xuất bàn, đồ bếp và đồ nhà vệ sinh bằng nhựa.  Sản xuất tấm phủ sàn bằng nhựa cứng hoặc linoleum. Sản xuất đồ giấy gồm:  Sản xuất phong bì, bưu thiếp.  Sản xuất hộp, túi, túi dết, giấy tóm tắt, đồ dung văn phòng bằng giấy.  Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy: Sản xuất giấy vệ sinh cá nhân và giấy dùng trong gia đình và sản phẩm chèn lót bằng xenlulo (giấy vệ sinh, khăn ăn, giấy ăn, khăn lau, tã giấy cho trẻ sơ sinh, cốc, chén , đĩa , khay bằng giấy.  Sản xuất các đồ dệt chèn lót và sản phẩm chèn lót (giấy vệ sinh, băng vệ sinh).  Sản xuất giấy viết, giấy in.  Sản xuất giấy nến và giấy than.  Sản xuất giấy dính.  Sản xuất giấy lọc và bìa giấy.  Sản xuất ống chỉ bằng giấy và bìa giấy.  Sản xuất giấy mới từ giấy phế thải. Sản xuất bao bì bằng giấy, bìa:  Sản xuất bao bì bằng giấy và bìa giấy lót làn sóng (có nếp gấp để bảo quản thủy tinh).  Sản xuất bao bì bằng bìa cứng.  Sản xuất bao tải bằng giấy.  Sản xuất hộp đựng tài liệu trong văn phòng và đồ tương tự.  Sản xuất vỏ bao xi măng. Sản xuất khác:  Sản xuất hóa chất cơ bản (Trừ loại nhà nước cấm).  Sản xuất bột giấy. SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 2 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh 1.3.2 Về lĩnh vực dịch vụ     Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng. Cho thuê máy móc,thiết bị nông, lâm nghiệp. Hoạt động hỗ trợ dịch vụ cho vận tải. kinh doanh vận tải bằng ô tô: Vận tải theo tuyến cố định; vận tải khách bằng xe bus; vận tải khách bằng taxi; vận tải khách theo hợp đồng; vận tải khách du lịch; vận tải hàng.  Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế. 1.3.3 Về lĩnh vực buôn bán     Bán buôn máy móc, thiết bị y tế. Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng. Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng. Bán buôn hóa chất công nghiệp: aniline, mực in, tinh dầu, khí công nghiệp, keo hóa học, chất màu, nhựa tổng hợp, methanol, paraffin, dầu thơm và hương liệu, sô đa, muối công nghiệp, axit và lưu huỳnh(trừ loại nhà nước cấm).  Ký gửi hàng hóa.  Đại lý mua, đại lý bán.  Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. 1.4. Cơ cấu tổ chức: Công ty CP Nhựa, bao bì Ngân Hạnh được tổ chức,hoạt động theo mô hình chuẩn của công ty Cổ phần được quy định tại Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005: “ Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có ban kiểm soát.” Công ty cổ phần Nhựa, bao bì Ngân Hạnh được tổ chức theo mô hình 2. Công ty có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 3 kế toán, 25 nhân viên kinh doanh, 1 bảo vệ. Giám đốc là người trực tiếp điều hành công việc tại trụ sở chính, phó giám đốc và nhân 1 viên kinh doanh trực tiếp đi xuống cảng để quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hoá.Bộ máy tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, quan hệ nghiệp vụ chặt chẽ, tất cả các bộ phận chịu sự chỉ đào trực tiếp của giám đốc.Nhờ vậy, hoạt động của công ty diễn ra suôn sẻ, thống nhất. Sơ đồ bộ máy nhân sự: SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 3 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG HÀNH KINH CHÍNH DOANH PHÒNG PHÒNG PHÒNG XUẤT TÀI LOGISTICS NHẬP CHÍNH KẾ (PHÒNG KHẨU TOÁN HẬU CẦN) *Chi tiết:Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Nhựa, bao bì Ngân Hạnh:  Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh, quyết định các phương án, nhiệm vụ kinh doanh và đầu tư, tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty, thông qua các chiến lược phát triển, bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.  Hội đồng quản trị: Là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty.  Giám đốc: Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản tri và chiu trách nhiệm trước hội đồng quản tri và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.  Phòng hành chính: Có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức của công ty, quản lý và sử dụng con dấu, tiếp nhận, lưu chuyển công văn tài liệu, lưu trữ, theo dõi. Ngoài ra phòng tổ chức hành chính còn có chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty trong lĩnh vưc quản lý nhân sự, sắp xếp tổ chức, SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 4 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh quản lý, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, thực hiện chức năng tiền lương và quản lý hành chính văn phòng của Công ty.  Phòng xuất nhập khẩu: Tham mưu, giúp ban Tổng giám đốc Công ty thực hiện quản lý về công tác chuyên môn, nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Bộ phận này còn chịu trách nhiệm tiến hành giao thương quốc tế và hợp tác quốc tế, thực hiện các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Giám đốc công ty và theo quy định của pháp luật; nghiên cứu, theo dõi các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, thuế của Nhà nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định.  Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ phân tích, theo dõi, lập kế hoạch và định hướng hoạt động kinh doanh, quảng bá dich vụ, tìm kiếm và phát triển khách hàng, nghiên cứu thị trường, lập báo cáo thường xuyên hoặc bất thường trình ban giám đốc để đề ra phương hướng kinh doanh có hiệu quả.  Phòng Logistics (Phòng hậu cần): Thực hiện quản lý, vận chuyển, lưu kho cùng với các hoạt động về tổ chức cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động đó. Trưởng phòng quản lý Logistics kết hợp kiến thức tổng hợp của mỗi chức năng từ đó phối hợp các nguồn lực trong tổ chức để vận hành. Ngoài ra, phòng này còn có nhiệm vụ phân phối và vận chuyển hàng hóa bằng xe tải hạng nhẹ, xe container, quản lý, khai thác toàn bộ các phương tiện vận tải của công ty.  Phòng tài chính – kế toán: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ, kiểm tra các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, đầu tư, thu thập, phân loại, xử lý tổng hợp số liệu thông tin về số liệu kinh doanh của doanh nghiệp, giám sát việc lập hóa đơn thanh toán và phiếu ghi nhận, quản lý lưu trữ các dữ liệu, số liệu thống kê của công ty, giám đốc tình hình các chính sách, chế độ, thể lệ do Nhà nước, Ngành ban hành, đồng thời cung cấp thông tin trong công tác phân tích hoạt động tài chính. Quá trình hạch toán, kế toán phải được ghi đúng, tính đủ để phục vụ cho việc hạch toán kế toán được thực hiện chính xác. Ngoài ra, phòng kế toán còn đảm nhận chức năng tham mưu cho giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi trong từng thời kỳ hoạt động, theo dõi tình hình vận SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 5 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh động vốn của công ty dưới mọi hình thái, báo cáo với ban lãnh đạo công ty để đưa ra những chính sách, quyết định đúng đắn nhất. Tóm lại, mỗi phòng ban thực hiện một chức năng song đều nhằm giúp công ty thực hiện một mục tiêu chung, dưới sự giám sát của giám đốc. SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 6 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1. Các thị trường và các sản phẩm chính cả công ty. Công ty cổ phần Nhựa, bao bì Ngân Hạnh hoạt động trên 3 lĩnh vực là: Sản xuất, buôn bán, dịch vụ. Vì thế thị trường của công ty rất lớn: công ty hoạt động cả trong và ngoài nước.  Trong nước, công ty thực hiện các hợp đồng với nhiều công ty lớn tại Đà Nẵng, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội... Các hoạt động chủ yếu của công ty tại thị trường trong nước là: Bán các sản phẩm làm từ nhựa và giấy do công ty sản xuất (đồ nhà vệ sinh bằng nhựa, giấy viết, giấy in, giấy lọc, bìa giấy, hóa chất cơ bản…); Thực hiện các dịch vụ cho thuê máy móc, hỗ trợ vận tải, kinh doanh lữ hành nội địa; Trung gian (Đại lý mua, đại lý bán). Công ty đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho nhiều công ty, đặc biệt là các công ty chuyên sản xuất xi măng như: Công ty Vicem, Bút Sơn… Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều công ty trong nước phải phá sản hoặc cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất. Nhưng công ty cổ phần Nhựa, bao bì Ngân Hạnh không những duy trì được hoạt động của mình mà còn không ngừng phát triển. Với đội ngũ nhân viên năng động, công ty vẫn giành được nhiều hợp đồng lớn, vượt qua khó khăn.Thị trường trong nước vẫn là thị trường tiềm năng và đem loại nguồn thu lớn hơn cả. Năm 2012, tổng doanh thu của công ty tại thị trường này gần 105 tỷ đồng( chiếm khoảng 56,73% tổng doanh thu).  Ở thị trường nước ngoài, công ty thực hiện xuất nhập khẩu với các đối tác đến từ cả châu Âu lẫn châu Á như: Đức, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc… Các hoạt động chủ yếu của công ty tại thị trường nước ngoài là: Xuất nhập khẩu hàng hóa. Các mặt hàng chủ yếu mà công ty xuất sang thị trường nước ngoài là: Bột giấy, hạt nhựa, bao bì… Với chính sách hội nhập, phá bỏ nhiều hàng rào thuế quan của nước ta, công ty đã có nhiều hợp đồng với các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty ở các quốc gia láng giềng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia…, đem lại nguồn thu đáng kể. Năm 2012, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu vào khoảng 80 tỷ đồng (chiếm 43,27% tổng doanh thu). Ở bất cứ thị trường nào, công ty cũng hoạt động sôi nổi, uy tín và giành được nhiều thành quả quan trọng. SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 7 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh. Bảng 1. Bảng kê khai năng lực tài chính của công ty trong 2 năm( 2012-2013). Đơn vị tiền: Nghìn Việt Nam đồng. TT Nội dung 1 Tổng tài sản 2 44.038.953.450 Tổ Năm 2012 51.538.632.849 49.963.609.954 Năm 2013 59.410.641.264 ng nợ ph ải trả 3 4 5 6 7 Tổng tài sản ngắn hạn 50.393.015.358 56.507.771.646 Tổng nợ ngắn hạn 44.083.953.450 49.963.609.954 Doanh thu 185.061.098.598 220.869.993.917 Lợi nhuận trước thuế 1.055.284.119 1.259.479.158 Lợi nhuận sau thuế 791.463.089 944.609.369 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính năm 2012 và 2013). Từ số liệu tính toán ở bảng 1, ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh cuả công ty trong năm 2013 đã tăng lên đáng kể so với năm 2012. Doanh thu trong năm 2013 đã tăng lên khỏang 35,8 tỷ, tương đương với mức tăng 19,35% so với năm 2012. Mức tăng này thể hiện sức bật vô cùng lớn của công ty khi mà nền kinh tế trong và ngoài nước đang gặp khủng hoảng trầm trọng. Công ty đã tính toán rất cẩn thận trong từng hợp đồng, dự trù những rủi ro,chi phí phát sinh và nắm bắt kịp thời những nhu cầu không thể thiếu của thị trường. Hoạt động trên nhiều lĩnh vực cũng như tại nhiều thị trường cũng là yếu tố góp phần giúp công ty tránh được những khó khăn. Nguồn thu từ kinh doanh sản phẩm này có thể bù đắp cho những khó khăn, thua lỗ từ sản phẩm kia; nguồn thu từ thị trường này góp phần gánh vác cho việc làm ăn thiếu thuận lợi từ thị trường khác. Lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2013 là 944.609.369 đồng, tăng khoảng 153 triệu so với năm 2012. Điều này cũng phần nào giúp công ty có thêm kinh phí để trang trải chi phí thuê văn phòng, điện nước, cũng như thưởng thêm cho nhân viên, khích lệ tinh thần làm việc. Trong năm 2013, nợ phải trả của công ty tăng khoảng 5,9 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm 2012. Mức tăng này là tất yếu với một công ty đang trên đà phát triển, nhưng không phải con số đáng lo ngại so với doanh thu tăng vọt lên 19,35% của công ty. SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 8 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra hiệu quả bất chấp những tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Công ty đã có những bước đi tương đối thuận lợi. Điều này là bước đà quan trọng, là nguồn cổ vũ tinh thần cho toàn thể ban ngành trong công ty.Tiềm năng phát triển của công ty rất lớn, và công ty sẽ còn gặt hái nhiều thành công hơn nữa khi nền kinh tế phục hồi trở lại. Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty Số liệu Cơ cấu lao động 2012 122 2013 156 20 2 100 25 5 126 Nam 65 82 Nữ 57 74 Tổng số lao động Trình độ Đại học và trên đại học Cao đẳng và trung cấp Lao động phổ thong Giới tính (Nguồn: số liệu từ phòng tổ chức hành chính) Năm 2013, tổng số lao động của công ty đã tăng lên 24 người, tương đương với 19,67% so với năm 2012. Theo số liệu mới nhất, lực lượng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (126 người, tương đương 80,76%), tiếp đến là lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học (25 người, tương đương 16,03%), cuối cùng là lực lượng cao đẳng và trung cấp (5người, tương đương 3,21%). Số lượng lao động trên phù hợp với quy mô của công ty. Lực lượng lao động phổ thông và lực lượng lao động có trình độ cao chiếm tỷ lệ lớn vì công ty hoạt động trên cả 3 lĩnh vực là sản xuất, dịch vụ và thương mại. Mỗi 1 lĩnh vực lại có yêu cầu về trình độ khác nhau.Tỷ lệ giữa nam và nữ nhân viên không có sự chênh lệch lớn (nam/nữ = 1,1) do đặc thù của công ty: công nghiệp nhẹ; công việc ở văn phòng nhẹ nhàng; nhà tuyển dụng không phân biệt nam nữ. Điều này tạo cơ hội cân bằng cho các ứng viên của cả 2 giới, cũng như tạo ra hình ảnh đẹp cho công ty. Bảng 3: Cơ cấu vốn của công ty Đơn vị tiền: Nghìn Việt Nam đồng SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 9 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Các chỉ tiêu Tổng giá trị tài sản + Giá trị TSCĐ + Giá trị TSLĐ Tổng nguồn vốn + Vốn vay + Vốn chủ sở hữu Khoa: Tiếng Anh 2012 2013 Chênh lệch 51.538.632.849 59.410.641.264 7.872.008.415 20.324.612.802 22.882.210.311 2.557.597.509 31.214.020.047 36.528.430.953 5.314.383.909 51.538.632.849 59.410.641.264 7.872.008.415 25.239.412.310 31.210.110.216 5.970.697.906 26.299.220.539 28.200.531.048 1.901.310.509 (Nguồn:Phòng tài chính-Kế toán 2012/2013) Dữ liệu ở bảng 3 phản ánh cơ cấu vốn của công ty trong năm 2013. Tổng giá trị tài sản tăng lên7.872.008.415VNĐ ( tăng 15,27%) so với năm 2012. Giá trị TSCĐ và giá trị TSLĐ có sự chênh lệch đáng kể: giá trị TSCĐ chiếm 38,52%, giá trị TSLĐ chiếm 61,48%. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty thiên về lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Về tổng nguồn vốn, công ty có nguồn vốn lớn (hơn 59 tỷ đồng). Nguồn vốn trong năm 2013 đã tăng hơn 7,87 tỷ so với năm 2012 do công ty mở rộng sản xuất, buôn bán. Công ty cổ phần Nhựa, bao bì Ngân Hạnh có vốn chủ sở hữu chiếm 47,46% tổng nguồn vốn năm 2013. Năm 2012, tỷ lệ vốn vay của công ty chiếm 48,97% tổng nguồn vốn, và tăng lên thành 52,54% vào năm 2013. Vốn vay tăng lên vì công ty cần huy động vốn để phục vụ cho sự phát triển của mình. Bảng báo cáo đã cho thấy vốn của công ty được phân bổ một cách hợp lý. 2.3 Những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nhựa, bao bì Ngân Hạnh. Dựa vào những phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2012-2013 ở trên, ta có thể rút ra những ưu điểm và hạn chế sau: Ưu điểm:  Công ty có mức lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 791.463.089VNĐ. Mức lợi nhuận không phải là cao khi mà công ty phải xoay vòng vốn và trả lương cho hơn 150 lao động , nhưng đây là lợi nhuận đầu tiên mà công ty có được. Trong tương lai, khi công ty đã xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, lợi nhuận sẽ cải thiện đáng kể. Lợi nhuận năm 2013 đã tăng hơn 153 triệu so với năm 2012 đã cho thấy tiềm năng phát triển lớn của công ty. Công ty đã có những bước đi thuận, phân tích thị trường đúng đắn, nắm bắt được những cơ hội tốt, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.  Với lĩnh vực hoạt động đa dạng (Sản xuất, thương mại, dịch vụ) công ty có thể cung ứng sản phẩm do công ty tự sản xuất cho khách hàng trong và ngoài SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 10 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh nước với chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Đây cũng có thể coi là một chiến lược tốt của công ty khi nền kinh tế suy thoái, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.  Thị trường của công ty rất lớn: cả trong và ngoài nước. Điều này giúp công ty phần nào tránh được những rủi ro, thay đổi của chu kỳ kinh doanh, đảm bảo được lợi nhuận.  Công ty đã tạo được uy tín và trở thành địa chỉ quen thuộc cho một số công ty lớn như công ty xi măng Vicem, công ty xi măng Bút Sơn, công ty Firgos Malaysia… Hạn chế:  Công ty có tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1(1,1) vì vậy công ty có thể gặp rủi ro về khả năng trả nợ và khó khăn khi lãi ngân hàng tăng lên.  Phòng xuất nhập khẩu chỉ có 1 người thành thạo tiếng Anh trong khi công ty có rất nhiều đối tác nước ngoài. Điều này tạo sức ép công việc lớn trong thời điểm nhiều hợp đồng, chứng từ hay những cuộc gọi thông báo từ đối tác nước ngoài.  Do mới thành lập nên công ty chưa thực sự quan tâm đến những khóa huấn luyện nâng cao kĩ năng mềm cũng như kĩ năng nghiệp vụ cho nhân viên. Công ty vẫn chỉ tuyển những người đã có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc. Vì thế công ty có thể vô tình bỏ qua nhiều ứng viên tiềm năng, đặc biệt là những bạn sinh viên mới tốt nghiệp có rất nhiều nhiệt huyết cho công việc.  Văn hóa tổ chức chưa được coi trọng: Nhân viên văn phòng chưa có đồng phục; tình trạng nhân viên đến làm việc muộn vẫn diễn ra gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hiệu suất làm việc.  Công ty chưa có trợ lý thành thạo tiếng Anh và kĩ năng giao tiếp để hỗ trợ giám đốc trong những cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng. Nhìn chung, công ty đã có nhiều thành công quan trọng dù chỉ mới thành lập. Công ty còn có những thiếu sót nhưng có thể khắc phục được trong tương lai gần khi công ty đi vào ổn định hơn. Việc sử dụng tiếng Anh phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty rất quan trọng, nhưng lực lượng có khả năng sử dụng tiếng Anh còn hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần tổ chức cho nhân viên học các khóa học tiếng Anh phù hợp. Ngoài ra công ty có thể tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học có sử dụng tiếng Anh…để tiết kiệm thời gian, chi phí đào tạo. SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 11 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh CHƯƠNG III MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, SỬ DỤNG TIẾNG ANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT. 3.1 Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh của công ty. Bất cứ công ty nào cũng phải tính đến các yếu tố tác động lên hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc nắm được những ảnh hưởng và nguyên do của những yếu tố tác động đó có thể giúp công ty tìm ra những cách thích hợp tránh được nhiều nhất có thể và giảm được những rủi ro. Mỗi yếu tố ảnh hưởng tới công ty theo nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy rất quan trọng cho công ty khi đánh giá những điểm yếu,thách thức một cách chính xác cũng như tính toán để đưa ra những giải quyết thấu đáo. 3.1.1 Điểm yếu. Với một công ty mới thành lập, những khuyết điểm không thể tránh khỏi. Những điểm yếu của công ty cổ phần Nhựa, bao bì Ngân Hạnh cũng xuất phát chủ yếu từ sự hình thành chưa lâu. Thứ nhất là cơ sở vật chất, hạ tầng của công ty. Hiện tại, công ty vẫn phải thuê trụ sở. Điều này sẽ gây khó khăn, rắc rối về địa chỉ cho các đối tác của công ty khi công ty chuyển trụ sở. Việc tăng nhân viên là điều không thể tránh khỏi vì công ty đang trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên trụ sở cũng khá nhỏ, rất bất tiện cho công ty khi muốn gia tăng số nhân viên. Thứ hai là văn hóa tổ chức của công ty. Văn hóa tổ chức là yếu tố quan trọng để chúng ta đánh giá mức độ chuyên nghiệp của công ty cũng như nhận diện, phân biệt công ty với các công ty khác. Tuy nhiên, văn hóa tổ chức của công ty vẫn chưa tốt: Nhân viên văn phòng chưa có đồng phục; tình trạng nhân viên đến làm việc muộn vẫn diễn ra gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hiệu suất làm việc. Thứ ba là hiểu biết về ngoại ngữ và kỹ thuật và hiểu biết về thị trường nước ngoài của nhân viên trong công ty.  Về vấn đề ngoại ngữ, cả công ty chỉ có 1 nhân viên thành thạo tiếng Anh trong khi công ty hoạt động trên cả thị trường nước ngoài. Khi các hợp đồng cũng như các cuộc đàm phán trực tiếp qua điện thoại xuất hiện cùng lúc thì nhân viên trên phải làm việc quá tải, thậm chí khó có thể hoàn thành hết. Số lượng nhân viên thành thạo tiếng Anh chưa tương xứng với sự phát triển của công ty. SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 12 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp  Khoa: Tiếng Anh Về vấn đề hiểu biết kỹ thuật, do đặc thù nhân viên văn phòng chủ yếu là nhân viên kinh doanh nên hiểu biết về kỹ thuật, máy tính không nhiều. Các hoạt động được thực hiện chủ yếu qua máy tính. Khi máy tính trục trặc, công việc buộc phải gián đoạn để chờ nhân viên máy tính đến sửa chữa.  Về kiến thức thị trường nước ngoài, nhân viên chưa nắm bắt được tốt. Các chính sách quốc tế, luật pháp luôn thay đổi để phù hợp với điều kiện của từng đất nước cũng như từng giai đoạn kinh tế cụ thể. Các quốc gia thường sử dụng hàng rào thương mại để bảo vệ sản phẩm trong nước. Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưng nhân sự của công ty lại chưa thực sự có những kiến thức chuyên sâu về thị trường nước ngoài. Điều này khiến công ty gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động và còn bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.Từ điểm yếu này, ta có thể nhận thấy công ty chưa thực sự quan tâm nhiều đến những khóa học nâng cao kỹ năng, trình độ cho nhân viên. 3.1.2 Thách thức Đằng sau những ưu điểm và hạn chế mà công ty có thể nhận thấy là những thách thức mà công ty phải lường trước trong tương lai. Thách thức đầu tiên là đối thủ cạnh tranh. Mặc dù với sản phẩm của mình, công ty gặp ít cạnh tranh hơn các sản phẩm khác, song sự cạnh tranh trong cùng ngành cũng rất lớn. Công ty CP nhựa và bao bì Ngân Hạnh phải đối mặt với không ít đối thủ đã có nhiều năm hoạt động. Ngoài chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, công ty còn chạy đua trong cuộc chiến giá cả. Khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, công ty gặp phải khó khăn thứ hai, đó là sự chênh lệch tỷ giá hối đoái. Dưới tác động của những thay đổi trong nền kinh tế thế giới và chính sách kinh tế trong nước, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ diễn ra rất thất thường. Chúng ta phải bỏ ra nhiều đồng nội tệ để đổi lấy một đồng ngoại tệ. Tình trạng này dẫn đến giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài có xu hướng tăng cao. Trong khi đó để thúc đẩy tiêu thụ và cạnh tranh với các đối thủ, cố gắng giữ các đối tác trong nước, công ty vẫn phải tạo ra mức giá ưu đãi hấp dẫn. Do đó, giá nhập khẩu tăng nhanh hơn giá bán sản phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận kinh doanh của công ty. SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 13 K46N5 Lớp: Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tiếng Anh 3.2 Việc sử dụng tiếng Anh trong công ty. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, tiếng Anh được xem là một trợ thủ đắc lực trong việc đàm phán, thỏa thuận giữa các bên. Ngoài các đối tác là những nước có tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thì những nước sử dụng ngôn ngữ riêng như Trung Quốc, Hàn Quốc...cũng xem tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thứ 2 của mình. Bởi vậy, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thường chọn tiếng Anh trong việc thực hiện đàm phán hay trao đổi hợp đồng. Công ty cổ phần Nhựa, bao bì Ngân Hạnh đã tuyển nhân viên biết sử dụng tiếng Anh để việc trao đổi với các đối tác nước ngoài diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, trình độ tiếng Anh của các nhân viên giữa các phòng cũng có sự khác biệt. Cụ thể, phòng xuất nhập khẩu chỉ có một nhân viên thành thạo cả 4 kỹ năng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết); các nhân viên ở phòng kinh doanh chỉ tạm dừng lại ở kỹ năng đọc hiểu, viết vì vậy việc quảng bá dịch vụ, phát triển khách hàng, tìm kiếm thị trường bên ngoài chỉ bó hẹp trên những bài viết. Đây là một hạn chế vì công ty không thể áp dụng nhiều chiêu quảng bá hữu hiệu khác như chiêu quảng bá qua điện thoại của một số công ty hoạt động lâu năm hiện nay. Ngoài ra, họ cũng không thể tiếp nhận các cuộc gọi trực tiếp để tìm hiểu về công ty từ tập khách hàng nước ngoài; các nhân viên phòng hành chính còn yếu kém về tiếng Anh trong khi tại bộ phận này, họ phải thực hiện việc tuyển dụng cho công ty. Điều này đồng nghĩa với việc họ chỉ có thể tuyển dụng nhân viên biết tiếng Anh qua bằng cấp thay vì phỏng vấn trực tiếp...Nhìn chung, công ty còn nhiều thiếu sót trong việc trang bị tiếng Anh cho nhân viên. Một đoạn ví dụ cho thấy tiếng Anh là một công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần Nhựa, bao bì Ngân Hạnh: 3.3 Một số giải pháp giúp công ty khắc phục những điểm yếu. 3.3.1 Giải pháp cho văn hóa tổ chức của công ty. Công ty cổ phần Nhựa, bao bì Ngân Hạnh là công ty mới thành lập nên việc xây dựng văn hóa tổ chức cho công ty từ bây giờ rất quan trọng cũng như có thể kịp thời định hình lại.  Xây dựng kỷ luật cho công ty. Mặc dù công ty cũng có bảng quy định về giờ giấc làm việc cho nhân viên, tuy nhiên công ty chưa đưa ra được hình thức kỷ luật cụ thể cho cá nhân vi phạm. SVTH: Nguyễn Ngọc Hà 14 K46N5 Lớp:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan