Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa thương mai quốc tế tại công ty trách nhiệm hữu h...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa thương mai quốc tế tại công ty trách nhiệm hữu hạn ipc

.PDF
25
27632
57

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .......................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iii Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP........................ 1 1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH IPC .................................... 1 1.2. Quá trình hình thành và phát triển.............................................. 3 1.3.Các lĩnh vực hoạt động của công ty ............................................ 4 1.4.Cơ cấu tổ chức của công ty ......................................................... 5 1.6.Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ............................................ 7 Chương 2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ......................................................................................... 8 2.1.Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ............... 8 2.2. Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng sắt thép ............................... 9 2.2.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây ............................................................................................... 9 2.2.2. Cơ cấu các sản phẩm thép xuất khẩu .................................... 10 2.2.3. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm sắt thép của công ty ..... 11 2.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu các sản phẩm sắt thép của công ty TNHH IPC.................................................................... 15 Chương 3:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 17 3.1. Thành công và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm sắt thép của công ty ......................................................................... 17 3.1.1. Những thành công ................................................................. 17 i 3.1.2. Những tồn tại trong việc xuất khẩu các sản phẩm sắt thép của Công ty TNHH IPC .................................................................. 18 3.2.Đề xuất vấn đề nghiên cứu ........................................................ 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................... 21 ii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 1.1: Số liệu tài chính của công ty TNHH IPC trong 3 2 năm gần đây Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH IPC 4 Bảng 2.1:Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 Bảng 2.2.Kim ngạch xuất khẩu thép của công ty giai đoạn 7 2010-2012 Bảng 2.3: Sản lượng xuất khẩu theo mặt hàng trong 3 năm 7 gần đây Bảng 2.4: Sản lượng xuất khẩu sang các thị trường DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Nghĩa tiếng việt Từ viết tắt TNHH Trách nhiệm hữu hạn P.KD Phòng kinh doanh KD Kinh doanh XNK Xuất nhập khẩu D.A Dự án TNDN Thu nhập doanh nghiệp iii 9 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH IPC - Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn IPC - Tên tiếng Anh: IPC Company Limited - Tên viết tắt: IPC Co., LTD - Trụ sở chính: P1503-1505 tầng 15, tòa nhà Charm vit, 117 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam -Tel: 04.35569980 - Fax: 04.35569981 - Website: www.ipc-vietnam.com.vn - Thành lập ngày 28/04/2000 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102000425 Công ty có hai văn phòng đại diện: - Văn phòng đại diện công ty TNHH IPC tại thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 50, đường Cửu Long, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh - Văn phòng đại diện công ty TNHH IPC tại Hải Phòng Địa chỉ: Km 8, đường 5 mới, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. - Vốn điều lệ : 40 tỷ đồng - Thời gian hoạt động: 13 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 1 Năm 2013 đã đánh dấu chặng đường 13 năm hình thành và phát triển của công ty TNHH IPC với tự hào là một trong những công ty kinh doanh thép hàng đầu tại Việt Nam, chuyên về các lĩnh vực phân phối thép thành phẩm cho các dự án lớn cũng như các công ty chế tạo, xuất khẩu thép thành phẩm, hiện nay, mỗi năm công ty TNHH IPC phân phối cho thị trường trên 240.000 tấn sản phẩm thép các loại với doanh thu đạt hơn 180 triệu USD/năm. 2 Bảng 1.1: Số liệu tài chính của công ty TNHH IPC trong 3 năm gần đây Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng tài sản có 1.320,7 1.269,6 1.334,8 Tổng tài sản có lưu 1.244,4 1.180,7 1.252,5 Tổng tài sản nợ 1.320,7 1.269,9 1.334,8 Tổng tài sản nợ lưu 1.088,3 928,7 1.216,2 196,8 302,5 238,4 2.861,7 4.547,3 2.345,3 động động Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng doanh thu ( Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty TNHH IPC năm 2012) 1.2. Quá trình hình thành và phát triển - 2000: Thành lập Công ty TNHH IPC - Công ty thương mại chuyên kinh doanh các mặt hàng sắt thép đầu tiên trong hệ thống IPC - 2004: Xây dựng và mở rộng kho bãi ở Hải Phòng với diện tích 5 hecta. - 2007: Mở rộng lĩnh vực và địa bàn hoạt động bằng việc thành lập thêm chi nhánh tại Singapore - 2007: Thương hiệu IPC Company đạt “Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam”, vị trí 409 - 2008: Định hướng mô hình hoạt động chuyên về quản lý các 3 hoạt động đầu tư đối với Công ty TNHH IPC. - 2008: Thương hiệu IPC Company đạt “Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam”, vị trí 290 - 2009: Xây dựng và thành lập chi nhánh phía Nam - 2009: Thương hiệu IPC Company đạt “Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam”, vị trí 136 - 2010: Thương hiệu IPC Company đạt “Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam”, vị trí 118 - 2011: Thương hiệu IPC Company đạt “Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam”, vị trí 146 - 2005-2012: “Khách hàng chiến lược” của Techcombank, VIB, Vietcombank, BIDV. - 2013: Thương hiệu IPC Company đạt “ Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam”, vị trí 108 1.3.Các lĩnh vực hoạt động của công ty Ngành nghề kinh doanh: 1. Bán buôn kim loại và quặng kim loại 2. Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp 3. Phá dỡ 4. Hoàn thiện công trình xây dựng 5. Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ 6. Vận tải , bốc xếp hàng hóa 7. Đại lý, môi giới, đấu giá 8. Sản xuất sắt, thép, gang 9. Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại 4 10. Bán buôn máy móc, thiết bị, phụ tùng máy móc 11. Xuất nhập khẩu thép Lĩnh vực kinh doanh chính: - Phôi thép, thép góc, thép thanh, cây, gang đúc, Fe, Mn - Thép tấm, cuộn cán nóng, lạnh, tôn mạ màu, mạ kẽm 1.4.Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty TNHH IPC là một hệ thống đội ngũ nhân viên và lãnh đạo chuyên nghiệp hóa, gồm nhiều thành viên đã có kinh nghiệm lâu năm trong các công ty lớn, đầu ngành. Mô hình vận hành hoạt động công ty được bố trí theo chiều ngang, làm gia tăng sự thuận tiện trong việc vận hành cỗ máy kinh doanh và gia tăng sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận trong công ty. 5 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH IPC Hội đồng thành viên Ban giám đốc Hà Nội Kinh doanh Hồ Chí Minh Xuất nhập khẩu Hải Phòng Tài chính kế toán Hành chính nhân sự Dự án P.KD Số 1 Nhập khẩu Tài chính Nhân sự D.A Công nghiệp P.KD Số 2 Xuất khẩu Kế toán Hành chính D.A Dầu khí P.KD Dự án số 1 Giao nhận XNK D.A Giao thông P.KD Dự án số 2 D.A Bất động sản P.Xúc tiến KD P.Hỗ trợ KD 6 (Nguồn: Catalogue công ty TNHH IPC năm 2012) Cơ cấu tổ chức trong công ty được bố trí theo mô hình chiến lược do Ban Giám đốc đề ra với phương châm “Đơn giản – Hiệu quả”, công ty TNHH IPC chú trọng vào chuyên môn hóa và sự phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm chức năng và phòng ban hỗ trợ. 1.5.Nhân lực của đơn vị Hiện nay tổng số nhân viên trong công ty là 107 người. Nhân viên trong công ty đều được đào tạo rất bài bản,tốt nghiệp các trường đại học uy tín của Việt Nam như: Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách Khoa và được tuyển chọn rất kỹ càng và chuyên nghiệp.Cán bộ lãnh đạo của công ty không những có trình độ chuyên môn cao mà còn có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế. 1.6.Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Diện tích nhà máy kho bãi là 5 hecta đặt tại Hải Phòng. Năm 2004, công ty xây dựng nhà máy kết cấu thép, tiền than của công ty cổ phần phát triển công nghiệp DIC sau này. Năm 2007, công ty mở rộng lĩnh vực và địa bàn hoạt động bằng việc lập thêm chi nhánh tại Singapore. 7 Chương 2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1.Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảng 2.1:Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: Đồng Việt Nam Chỉ tiêu 1.Doanh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 thu 1.928.835.631.980 2.931.242.372.313 1.311.157.604.546 thuần -Tổng doanh thu 1.933.157.977.330 2.932.002.709.362 1.317.336.233.994 -Các khoản giảm 4.322.345.350 760.337.049 6.178.629.448 trừ 2.Giá vốn hàng 1.789.788.999.117 2.766.109.475.289 1.302.794.200.579 bán 3.Chi phí quản 21.100.673.848 23.544.261.755 14.127.366.582 tài 93.035.365.563 114.656.273.023 3.282.514.867 5.Lợi nhuận từ 3.729.531.280 1.741.880.304 14.300.401.054 6.Lãi khác 688.871.661 37.182.357 720.030.545 7.Chi phí khác 725.472.496 48.907.941 858.528.102 4.418.402.941 1.779.062.661 15.020.431.599 lý kinh doanh 4.Chi phí chính hoạt động KD 8.Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN phải nộp. 8 10.Thuế TNDN 1.045.600.288 311.355.965 3.372.802.653 1.467.726.696 phải nộp 11.Lợi nhuận 15.020.431.599 sau thuế ( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH IPC các năm từ 2010-2012) Doanh thu của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 và năm 2010. Lý do là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới khiến cho nhu cầu thép thế giới giảm sút nghiêm trọng. Thị trường thép biến động, giá cả tăng giảm liên tục. Điều này ảnh hưởng đến chính sách giá cả của công ty. Do công ty có nhiều bạn hàng quen thuộc nên không thể đưa ra mức giá quá cao mặc dù giá thép nhập khẩu liên tục tăng. Chính điều này đã làm cho doanh thu của công ty giảm. 2.2. Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng sắt thép 2.2.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây Công ty TNHH IPC bắt đầu tiến hành xuất khẩu các mặt hàng sắt thép từ năm 2002 với mặt hàng đầu tiên là thép tấm và thép cuộn cán nóng. Sau đó dần mở rộng ra các mặt hàng khác như thép tấm và thép cuộn cán nguội, gang luyện thép, gang đúc, hợp kim, ống thép, thép tròn trơn. Bảng 2.2.Kim ngạch xuất khẩu thép của công ty giai đoạn 20102012 Đơn vị: USD 9 Năm Doanh thu xuất 2010 2011 30.364.459,00 31.034.491,00 2012 10.140.286,00 khẩu (Nguồn: Phòng kế toán của công ty TNHH IPC) Có thể thấy doanh thu năm 2011 chỉ tăng 2.2% so với năm 2010. Như vậy có thể thấy mức giá thép năm 2011 giảm rõ rệt so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh thu giảm kỷ lục còn 32.67% so với năm 2011. Con số này khẳng định một lần nữa tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lên hoạt động xuất khẩu của công ty. 2.2.2. Cơ cấu các sản phẩm thép xuất khẩu Năm 2002, công ty bắt đầu hoạt động xuất khẩu với mặt hàng đầu tiên là thép tấm. Các năm tiếp theo, mặt hàng thép tấm tiếp tục là mặt hàng chủ lực trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Trong ba năm gần đây, dù tổng sản lượng xuất khẩu tăng hay giảm thì số lượng thép tấm vẫn chiếm đa số. Bảng 2.3: Sản lượng xuất khẩu theo mặt hàng trong 3 năm gần đây Đơn vị: Tấn Mặt hàng Năm 2010 2011 2012 Thép tấm 32.643 22.012 9.228 Thép cuộn 7.978 17.268 719 Gang thép 4.533 698 300 Thép tròn - 19.349 - Hợp kim Ferro - 774 2.528 10 Ống thép - - 32 Tổng 45.154 60.101 12.807 (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH IPC) Năm 2010, mặt hàng thép tấm chiếm 72.3% tổng lượng hàng xuất khẩu ở mức 32,643 tấn. Đến năm 2011, lượng thép tấm giảm xuống còn 36.6% ở mức 22,012 tấn. Đó là do năm 2011, công ty đã đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, ngoài mặt hàng truyền thống là thép tấm, thép cuộn và gang thép, công ty còn xuất khẩu thêm mặt hàng thép tròn và hợp kim ferro. Năm 2012, khi nền kinh tế thế giới hứng chịu hậu quả nặng nề hơn từ cuộc khủng hoảng năm 2008, sản lượng xuất khẩu của công ty giảm sâu. Tuy nhiên, mặt hàng thép tấm vẫn giữ vững về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ở mức 72.1% so với tổng sản lượng xuất khẩu mặc dù sản lượng chỉ đạt 9,228 tấn. 2.2.3. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm sắt thép của công ty Với vị trí địa lý nằm ngay cạnh Trung Quốc, đất nước sản xuất sản lượng thép lớn nhất thế giới, công ty phải cạnh tranh với rất nhiều nhà cung cấp đến từ đất nước này, nhưng công ty cũng vì thế mà có những cơ hội cho riêng mình. Chính vì Việt Nam nằm ngay cạnh nước láng giềng Trung Quốc, nên công ty tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí cho nhân viên đi lại thăm nhà máy và kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng trong trường hợp cần thiết. Do đó, giá thép từ công ty cũng tương đối cạnh tranh so với các nhà cung cấp Trung Quốc. Tuy vậy, ngoài việc phải cạnh tranh với các nhà cung cấp Trung Quốc, công ty cũng phải chịu áp lực cạnh tranh từ các nước khác như Ấn Độ, Nga, Brasil, Nhật Bản, Hàn Quốc… Từ 11 các nguyên nhân đó, mà công ty đã lựa chọn thị trường mục tiêu là các nước Nam Á như Bangladesh, Pakistan, Các tiểu vương quốc Ả Rập. Các nước này cũng đang trong thời kỳ phát triển, họ cần lượng thép tương đối lớn để sản xuất ống thép dẫn dầu và phục vụ các ngành công nghiệp khác như ô tô, xây dựng hay dân dụng. Khi lựa chọn các quốc gia này làm thị trường mục tiêu, công ty đã nhìn nhận thế mạnh của mình là chi phí vận chuyển tốt hơn các nước có nguồn cung thép giá rẻ khác như Nga, Ukraina hay Brasil và công ty nên tập trung vào các mặt hàng thép chất lượng vừa phải nhưng giá cả đảm bảo thấp tương đối so với các nhà cung cấp khác. 12 Bảng 2.4: Sản lượng xuất khẩu sang các thị trường Đơn vị: Tấn Thị trường Khu Vực Quốc gia Sản lượng 2008 2009 Đông Campuchia Nam Indonesia Á Malaysia 2010 399 98 635 Á Pakistan 873 1.272 198 296 247 19 1.555 19 1.003 2.558 22.493 Bangladesh 3.478 5.153 32.017 34.331 8.348 83.327 Trung Á Quốc Hong Kong 9.223 1.106 4.995 18.214 2.792 Đông 837 1.050 Nhật Bản Hàn Quốc Tây Thổ Nhĩ Á Kỳ 159 4.377 952 1.789 396 1.446 22 22 621 349 957 1.129 957 Kuwait 235 276 489 681 1.681 Sirilanka 20 252 1.100 346 1.718 Châu Thụy Điển Âu Tổng 299 2.623 14.709 Philippin Ấn Độ 2012 299 Singapo Nam 2011 Hà Lan 2.744 2.744 54 54 13 Châu Hoa Kỳ Mỹ Châu Australia Úc Tổng 1.102 300 370 1.402 370 20.886 7.563 44.801 55.715 12.771 141.736 (Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty TNHH IPC) Có thể thấy, thị trường xuất khẩu các sản phẩm sắt thép của công ty là khá đa dạng, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển, nhưng thị trường tập trung vẫn là các nước đang phát triển và thuộc khu vực châu Á. Năm 2008, thị trường chủ lực của công ty là Pakistan với mức sản lượng 9,223 tấn, chiếm 33.3% tổng sản lượng xuất khẩu của công ty trong năm đó, tiếp đó là thị trường Bangladesh và Đài Loan. Năm 2009 là năm bản lề của thị trường thép thế giới sau khi chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đây cũng là năm đánh dấu sự thay đổi thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty từ Pakistan sang Bangladesh với mức sản lượng của hai nước lần nượt là 5,153 tấn và 1,106 tấn. Các năm sau đó, sản lượng xuất khẩu của công ty vào thị trường Bangladesh vượt trội hơn rất nhiều so với Pakistan, gấp từ hơn 6 lần năm 2010 đến gần 8 lần năm 2011. Thậm chí, năm 2011 thị trường Pakistan còn đứng sau thị trường Singapore về mức sản lượng thép xuất khẩu của công ty và chỉ đạt 29.7% sản lượng xuất khẩu sang Singpaore. Mặc dù số liệu cho thấy công ty xuất khẩu rất nhiều sang Singapore, nhưng thức chất sản lượng này chủ yếu là xuất khẩu sang Myanmar. 14 Tuy nhiên đến năm 2012 thị trường xuất khẩu chủ yêu vẫn là các nước Nam Á, Bangladesh chiếm 62,5% kim ngạch xuất khẩu, Pakistan chiếm 21,8% kim ngach xuất khẩu năm 2012.Nam Á vẫn là một thị trường đây tiềm năng và cần được duy trì, đầu tư phát triển mở rộng thị trường trong những năm tới. 2.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu các sản phẩm sắt thép của công ty TNHH IPC So với tổng doanh thu của công ty thì tổng doanh thu xuất khẩu các mặt hàng sắt thép của công ty chiếm tỷ lệ còn quá nhỏ, năm 2010 doanh thu xuất khẩu của công ty chỉ đạt khoảng 2.21% so với tổng doanh thu cả năm của công ty. Đến năm 2011, trong khi tổng doanh thu của công ty tăng tới 58.9% thì doanh thu xuất khẩu của công ty chỉ tăng với con số rất nhỏ bé. Điều đó khiến cho cơ cấu doanh thu xuất khẩu so với tổng doanh thu cả năm 2011 của công ty càng trở nên nhỏ bé hơn, ở mức khoảng 1.42%. Xuất khẩu thép năm 2011 của Việt Nam tăng cao đột biến với 1.87 triệu tấn, tăng gần 44,5% so với năm 2010. Cùng với phôi thép, các sản phẩm ống thép, cuộn cán nguội, thép không gỉ, thép thanh, tráng tôn mạ kẽm cũng có kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt so với năm 2010. Điều này chứng tỏ, thép VN bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu của công ty TNHH IPC còn quá nhỏ bé, năm 2011 với 60,101 tấn so với tổng sản lượng xuất khẩu các mặt hàng sắt thép của cả nước. Như vậy là sản lượng xuất khẩu năm 2011 của công ty chỉ chiếm 3.2% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. 15 16 Chương 3:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1. Thành công và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm sắt thép của công ty 3.1.1. Những thành công Sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, mặc dù nhiều doanh nghiệp ngành thép phá sản, đóng cửa hoặc giảm sản lượng, nhưng công ty TNHH IPC vẫn đứng vững và đạt được một số thành công nhất định. Trong đó hoạt động xuất khẩu các sản phẩm sắt thép cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của công ty. Thứ nhất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu: công ty đã xúc tiến việc xuất khẩu và đã đạt được những thành công nhất định. Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm sắt thép liên tục tăng qua các năm.Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thép nói chung và công ty TNHH IPC nói riêng trong việc mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và nước ngoài. Thứ hai, chất lượng sản phẩm: sau một thời gian thâm nhập thị trường, công ty TNHH IPC đã khẳng định được chất lượng hàng hóa cũng như uy tín trên thị trường quốc tế, bằng chứng là một số công ty từ các nước bạn chủ động liên hệ với công ty để nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, cầu giám định chất lượng hàng hóa qua bên thứ ba của khách hàng ngày càng giảm do sự tin tưởng của khách hàng vào uy tín của công ty trên thị trường về cung ứng các sản phẩm chất lượng tốt. Thứ ba, thị trường xuất khẩu: Là một doanh nghiệp mới tham 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan