Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa thương mai quốc tế tại công ty tnhh thương mại ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa thương mai quốc tế tại công ty tnhh thương mại hùng vượng

.PDF
21
177
104

Mô tả:

Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế LỜI CẢM ƠN Công ty Hùng vƣợng đã hoạt động đƣợc hơn 12 năm, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị máy móc khoa học và thực hiện các dịch vụ về hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong đó mặt hàng nhập khẩu máy móc thiết bị y tế và thiết bị khoa học là một mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu hàng năm của công ty. Trong điều kiện hiện nay của đất nƣớc ta, đây cũng là mặt hàng cần thiết và việc nhập khẩu mặt hàng này cũng còn nhiều bất cập. Vì vậy, trong quá trình thực tập, đƣợc sự hƣớng dẫn của thầy giáo Ths.Lê Quốc Cƣờng và sự giúp đỡ của cán bộ tại công ty Hùng Vƣợng, em đã ghi lại đƣợc đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. Do thời gian có hạn nên bài báo cáo tổng hợp này còn nhiều sai sót, em rất mong đƣợc sự góp ý, bổ sung, sửa đổi những điểm còn hạn chế để báo cáo này đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà trƣờng, các thầy cô giáo trong nhà trƣờng, các thầy, cô giáo trong khoa quản trị kinh doanh tổng hợp và đặc biệt là thầy giáo Lê Quốc Cƣờng, ngƣời có công rất lớn để em hoàn thành bản thu hoạch này. Xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị ở phòng xuất nhập khẩu của công ty Hùng Vƣợng đã tạo điều kiện cho em rất nhiều trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn ! Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chƣơng 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI HÙNG VƢỢNG ......................................................................................................................1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ...................................................1 1.2. Tài chính của Công ty ..........................................................................................2 1.3. Nhân lực của Công ty ...........................................................................................2 1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty .................................................................................3 1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật .........................................................................................5 1.6. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty ........................................................................6 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY HÙNG VƢỢNG .............................................................................7 2.1. Khái quát hoạt độngsản xuất kinh doanhcủa Công ty..........................................7 2.2. Hoạt động thƣơng mại quốc tế của Công ty ........................................................8 2.2.1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của Công ty .....................8 2.2.1.1. Tình hình nhập khẩu của công ty theo cơ cấu mặt hàng ................................8 2.2.1.2. Tình hình nhập khẩu của công ty theo thị trƣờng ........................................10 2.2.1.3 Tình hình nhập khẩu của công ty theo phƣơng thức nhập khẩu ...................11 2.2.2. Đánh giá quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty.........................11 2.2.2.1.Đối với việc xác định nhu cầu của công ty ...................................................11 2.2.2.2. Đối với việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp .........................................12 2.2.2.3.Đối với công tác thƣơng lƣợng và đặt hàng ..................................................12 2.2.2.4.Đối với công tác theo dõi và kiểm tra việc giao nhận hàng hóa ...................12 2.2.2.5.Đối vớicông tác đánh giá kết quả thực hiện ..................................................13 Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................14 3.1. Những thành tựu đạt đƣợc..................................................................................14 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ...........................................................................14 3.3. Đề xuất vấn đề nghiên cứu .................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................16 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ - Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH TM Hùng Vƣợng - Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nhập khẩu các mặt hàng qua các năm - Biểu đồ 2.2: Thị trƣờng nhập khẩu của công ty qua các năm - Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty từ 2009-2012 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt TNHH TM Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trƣớc thuế VNĐ Việt Nam đồng Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt Co Company Công ty LTD Limited Trách nhiệm hữu hạn Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Chƣơng 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI HÙNG VƢỢNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe toàn dân và phát triển khoa học kỹ thuật tiếp cận với nền khoa học tiên tiến nhất trên thế giới là nhiệm vụ chiến lƣợc và là một trong những ƣu tiên hàng đầu của Việt Nam. Chính vì vậy, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các phòng thí nghiệm, các Viện nghiên cứu của Việt Nam là một thị trƣờng đầy tiềm năng trong việc mua sắm trang thiết bị. Để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của ngành y tế nói riêng và nền kinh tế của đất nƣớc nói chung. Công ty TNHH TM Hùng Vƣợng đã ra đời và ngày càng phát triển. Công ty TNHH TM Hùng Vƣợng thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 2001 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102003702 do Sở kế hoạch và đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp. Tên giao dịch : H-VCO…LTD. Địa chỉ trụ sở : Số 51/K3 - Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội Văn phòng giao dịch: D52/106 - Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy Điện thoại : 84.4.37543017 - 37543018 - 37640147. Fax : 84.4.37543010 E-mail : [email protected] Vốn kinh doanh ban đầu của Công ty là 6.800.000.000 VND, trong đó: + Vốn cố định : 2.500.000.000 VND + Vốn lưu động: 2.000.000.000 VND + Vốn bổ sung : 1.500.000.000 VND + Vốn huy động: 800.000.000 VND  Mục tiêu: Mục tiêu trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, công ty phải phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát triển trong môi trƣờng kinh tế Việt Nam, với các đặc thù về mô hình kinh tế thị trƣờng của Việt Nam và đóng vai trò chủ yếu trong 1 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế cạnh tranh, vai trò dẫn đƣờng, chi phối kinh doanh, có khả năng điều chỉnh thị trƣờng hoặc tác động quyết định đến các yếu tố cơ bản của thị trƣờng nhƣ: giá cả, sản lƣợng...  Chiến lược kinh doanh: Công ty tiếp tục phát triển theo hƣớng đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh trong đó kinh doanh thiết bị máy móc và là trọng tâm, mở rộng thị việc khai thác các thị trƣờng nƣớc ngoài để có đƣợc nguồn hàng đa dạng. 1.2. Tài chính của Công ty Nguồn vốn của Hùng Vƣợng đƣợc hình thành chủ yếu từ nguồn vốn tự có và vốn đi vay. Mấy năm nay, Doanh nghiệp làm ăn đều có lãi nên nguồn vốn hàng năm tăng đều. Tính đến tháng 6/ 2012, Công ty đạt doanh thu hơn 17 tỷ VNĐ, tăng 5,87% so với năm 2011. LNST đạt 1.142.915.251 VNĐ, tăng 9.56% so với năm 2011. Các khoản phải thu tăng mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản( khoảng 46%). Do các khoản phải thu tăng mạnh nên Hùng Vƣợng đã tăng cƣờng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho vốn lƣu động của Công ty. Tỷ lệ nợ vay/ tổng tài sản và nợ vay / vốn chủ sở hữu vẫn ở mức khá an toàn, lần lƣợt là 0,46 và 0,87 lần. Mặc dù kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn,tuy nhiên doanh thu của Công ty vẫn tăng qua các năm, chứng tỏ rằng công ty hoạt động có hiệu quả, tình hình tài chính cũng đƣợc cải thiện đáng kể. 1.3. Nhân lực của Công ty Hiện nay, Công ty có quy mô khoảng trên 30 nhân viên. Mục tiêu đầu tiên hƣớng tới của Ban lãnh đạo Công ty là đào tạo nguồn nhân lực. Công ty rất chú trọng đến công tác tuyển chọn và bố trí nhân sự. Đội ngũ cán bộ trong Công ty bao gồm các giáo sƣ, tiến sĩ, bác sĩ, cùng các kỹ sƣ, cử nhân kinh tế có kinh nghiệm và trình độ hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực máy móc thiết bị mà Công ty đang cung cấp. Công ty cũng đã có nhiều chính sách ƣu đãi, khuyến khích mọi thành viên tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động của Công ty. Tổ chức đào tạo cán bộ ngắn hạn, dài hạn tại các nƣớc nhƣ Nhật, Thái Lan, Singapore... để có nguồn nhân lực có trình độ cao, nâng cao kỹ thuật về thiết bị máy móc ngành y học. 2 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Khâu quản lí, tổ chức sắp xếp và đào tạo cán bộ đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trên thị trƣờng. Công ty đang có chiến lƣợc trẻ hoá đội ngũ cán bộ, tuyển nhân viên mới có năng lực và trình độ, đặc biệt là những ngƣời có khả năng Marketing tốt, mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ và đặt niềm tin vào họ. Nhờ chính sách đãi ngộ và chế độ lao động tốt làm nhân viên rất hài lòng, qua đó làm việc tốt hơn, góp phần tạo ra những kết quả kinh doanh ấn tƣợng cho Công ty trong thời gian qua. 1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty Ban giám đốc gồm: + Giám đốc Trịnh Hà Thanh + Phó giám đốc kinh doanh: Trần Hải Đăng + Phó giám đốc hành chính quản trị: Đặng Thị Ngọc Loan. Trong đó: - Giám đốc: Là ngƣời đứng đầu Công ty, điều hành chung toàn Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc và cơ quan chủ quản cấp trên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó giám đốc: Có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc và chỉ đạo điều hành phần việc đƣợc giám đốc ủy quyền. Các phòng ban chức năng đƣợc tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Ngoài ra còn có các phòng ban với chức năng, nhiệm vụ khác nhau, bao gồm : - Ban cố vấn: Có chức năng tham mƣu, tƣ vấn giúp đỡ cho Ban giám đốc. - Phòng kinh doanh thiết bị y tế: Có chức năng nghiên cứu thị trƣờng cả đầu vào và ra, cụ thể là cung ứng vật tƣ về thiết bị y tế đầu vào cho quá trình kinh doanh của Công ty. - Phòng kinh doanh thiết bị thí nghiệm: Có chức năng nghiên cứu thị trƣờng cả đầu vào và đầu ra cụ thể là cung ứng vật tƣ về thiết bị thí nghiệm đầu vào cho quá trình kinh doanh của Công ty. 3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế - Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng mở sổ kế toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, tổng hợp thanh quyết toán theo kỳ, đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giám sát vốn hiện có, theo dõi quản lý tài sản cố định, thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán tài chính, lập các báo cáo tài chính theo quy định. - Phòng nghiệp vụ văn phòng: Có chức năng phụ trách vấn đề về hành chính của Công ty nhƣ phục vụ hội nghị, lễ tân, thƣòng trực, lƣu trữ… - Phòng kinh doanh thiết bị tiêu hao: Có chức năng cung cấp các mặt hàng liên tục thay thế nhƣ kim tiêm, bông gạc… cho khách hàng. - Phòng lắp đặt bảo hành: Có nhiệm vụ lắp đặt và bảo hành, đồng thời hƣóng dẫn đào tạo kỹ thuật cho các đơn vị sử dụng mà công ty đã cung cấp hàng. Phối hợp với các phòng khác trong quá trình kinh doanh của công ty. - Phòng xuất nhập khẩu và phát triển thị truờng: Có chức năng tham mƣu cho giám đốc về kinh doanh mua, bán hàng hóa, quan hệ với bạn hàng để cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị truờng. Kinh doanh xuất nhập khẩu, mua bán các loại hàng hóa, vật tƣ thiết bị. - Phòng hành chính quản trị: Làm công tác tham mƣu và giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức tất cả các công việc liên quan đến quản lý cán bộ, công nhân viên, quản lý lao động, sắp xếp nhân sự, đề bạt cán bộ, nâng bậc thợ, ra các quyết định khen thƣởng kỷ luật, chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính. 4 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH TM Hùng Vƣợng GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BAN CỐ VẤN KINH DOANH PHÒNG KINH DOANH THIẾT BỊ PHÒNG KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM PHÒNG KINH DOANH VẬT TƢ PHÒNG LẮP ĐẶT BẢO HÀNH PHÒNG NGHIỆP VỤ VĂN PHÕNG PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG Nguồn: Công ty TNHH TM Hùng Vượng 1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật Công ty có cơ sở, kho tàng, máy móc và dụng cụ đầy đủ để thực hiện tốt công tác lắp đặt, bảo hành, bảo trìtrang thiết bị y tế, trang thiết bị khoa học đƣợc lƣu kho với những điều kiện phù hợp, đƣợc bảo vệ tránh sự ảnh hƣởng của các yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác. Công ty cũng có đầy đủ các phƣơng tiện phòng chống cháy nổ và bảo đảm an toàn vệ sinh môi trƣờng theo quy định của pháp luật. Hệ thống mạng lƣới trực thuộc: Các Chi nhánh, đại lý đã đƣợc khang trang hóa. 100% hệ thống mạng lƣới đã đƣợc vi tính hóa, đƣợc nối mạng trực tiếp. 5 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế 1.6. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Trong những năm qua, Hùng Vƣợng tự hào là nhà phân phối chuyên nghiệp trong lĩnh vực trang thiết bị y tế, trang thiết bị khoa học. Công ty đã và đang phân phối với mạng lƣới rộng khắp Hà Nội và các trên khắp mọi miền đất nƣớc cho các Công ty, cửa hàng trang thiết bị y tế, các dự án đấu thầu bệnh viện, phòng khám… Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh thiết bị y tế. Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh thiết bị thí nghiệm, thiết bị giáo dục, khoa học kỹ thuật, xây dựng dân dụng, điện lạnh. Công ty TNHH TM Hùng Vƣợng mua bán các thiết bị y tế theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc, Bộ Thƣơng mại, Bộ Y tế. Công ty trực tiếp kinh doanh, chủ động trong giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế và các văn bản khác đã ký kết với khách hàng trong nội dung hoạt động của Công ty. Công ty liên hệ với những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về thiết bị y tế cũng nhƣ thiết bị khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp cho ngành Y tế, ngành Khoa học của Việt Nam những thiết bị có kỹ thuật tiên tiến nhất, chất lƣợng tốt nhất, dịch vụ bảo hành và bảo trì hoàn hảo nhất, giá cả hợp lý nhất với phƣơng châm “ uy tín và chất lƣợng sản phẩm là sự tồn tại của Công ty”. 6 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY HÙNG VƢỢNG 2.1. Khái quát hoạt độngsản xuất kinh doanhcủa Công ty Những năm đầu của thế kỷ 21 tình hình thế giới đã có những thay đổi to lớn đặc biệt là của các cuộc khủng hoảng. Những biến động này đã tác động không nhỏ đến hoạt động của các quốc gia về tất cả các mặt kinh tế, chính trị và xã hội nói chung, hoạt động của từng quốc gia nói riêng. Hùng Vƣợng cũng nhƣ các doanh nghiệp khác trong nƣớc nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị nói riêng đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển kinh doanh của mình, cùng những biến động tăng giảm lớn trong hoạt động của toàn Công ty. Dƣới đây là bảng thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hùng Vƣợng từ năm 2009 đến 2012. Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty từ 2009-2012 Đơn vị tính:VNĐ TT 1 2 3 Chỉ tiêu Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Vốn lƣu động Năm 2009 8.534.122.210 929.649.154 5.347.371.403 Năm 2010 8,645,866,769 1,011,293,545 5,170,807,288 Năm 2011 10.015.872.922 2.172.656.392 6.236.728.012 06/2012 11.768.439.045 2.890.499.217 8.003.423.137 4 5 6 Doanh thu LNTT LNST 11.812.654.622 1.117.323.689 804.473.056 12,392,563,849 1,159,129,478 834,573,224 16.856.892.530 1.390.955.373 1.043.216.530 17.846.523.011 1.523.887.001 1.142.915.251 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Hùng Vượng) Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong các năm qua cho thấy doanh thu, lợi nhuận của Công ty liên tục tăng trong từng năm. Năm 2009, LNST đạt 804.473.056VNĐ ,năm 2010 là 834.573.224 VNĐ, tăng trên 30 triệu VNĐ. Năm 2011 tăng hơn 200 triệu so với năm 2010, đạt 1.043.216.530 VNĐ. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn nhƣng LNST của Hùng Vƣợng vẫn có chiều hƣớng tăng, đạt 1.142.915.251 VNĐ, tăng so với năm 2011 gần 100 triệu VNĐ. Có đƣợc sự phát triển vƣợt bậc trên là sự nỗ lực, đoàn kết của toàn bộ công nhân viên cũng nhƣ sự tín nhiệm cảu các bạn hàng dành cho Công ty.Kết quả 7 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế cho thấy Công ty đã hoạt động hết sức hiệu quả và phát triển ổn định. 2.2. Hoạt động thƣơng mại quốc tế của Công ty Thành lập từ 2001 đến nay Công ty đã có bề dày cung cấp các trang thiết bị y tế, thiết bị khoa học kỹ thuật hơn 12 năm. Các thiết bị đƣợc công ty nhập khẩu trực tiếp từ các nƣớc có nền khoa học tiến tiến nhƣ Mỹ, Pháp, Anh, Nhật v.v... Công ty là đại lý và nhà phân phối hợp pháp của nhiều hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới nhƣ : SKYTRON(Mỹ), HUMECA(Hà Lan), ATA(Pháp)… 2.2.1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của Công ty Thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả, chất lƣợng của công tác y tế. Do vậy lĩnh vực này cần đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ cả về số lƣợng và chất lƣợng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. Nhận biết đƣợc nhu cầu lớn của thị trƣờng này, Công ty đã nhanh chóng nắm bắt và đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu mặt hàng này. 2.2.1.1. Tình hình nhập khẩu của công ty theo cơ cấu mặt hàng Công ty Hùng Vƣợng tập trung nhập khẩu dây chuyền thiết bị công nghệ toàn bộ, các thiết bị có giá trị lớn đến các thiết bị có giá trị nhỏ hơn. Các mặt hàng này thay đổi theo nhu cầu của khách hàng và khá phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế về máy móc thiết bị hiện đại. 100% 20% 80% 15% 60% 30% 2% 10% 23% 22% 30% 28% Vật tư tiêu hao 40% 20% Mặt hàng khác Thiết bị khoa học 35% 40% 45% 2009 2010 2011 Thiết bị y tế 0% Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nhập khẩu các mặt hàng qua các năm (Nguồn : Phòng Xuất nhập khẩu và phát triển thị trường) * Mặt hàng thiết bị khoa học Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu, chiếm gần 30%. Các loại máy móc của công ty bao gồm máy Eliza, máy PCR, máy giải 8 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế trình tự gen các máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất... Đối với mặt hàng này công ty thƣờng nhập khẩu theo đơn đặt hàng của các viện nghiên cứu có nhu cầu. Cụ thể: Năm 2009 mặt hàng này chiếm tỷ trọng là 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2010 chiếm 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, so với năm 2009 giảm đi 2%. Năm 2011 tỷ trọng mặt hàng này tăng trƣởng trở lại chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu, so với năm 2010 tăng 2%. Theo thống kê đến tháng 6/2012, mặt hàng này vẫn chiếm tỷ trọng là 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cảu công ty. Điều này cho thấy nhu cầu về mặt hàng thiết bị khoa học còn nhiều biến động, chƣa thực sự ổn định. * Mặt hàng thiết bị y tế Năm 2009 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu, đến năm 2010 đã tăng thêm 5% chiếm 40% tỷ trọng nhập khẩu và năm 2011 chiếm tỷ trọng 45%. Tính đến tháng 6/2012 tăng 1%, chiếm 46% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Ta thấy rằng tỷ trọng mặt hàng thiết bị y tế tăng lên qua các năm là rất lớn, đây là tín hiệu cho thấy mặt hàng thiết bị y tế ngày càng có một vị trí quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh của công ty. * Về mặt hàng vật tư tiêu hao và mặt hàng khác Do mạng lƣới tiêu thụ các sản phẩm tiêu hao nhƣ: bông, kim tiêm,…của công ty rất mỏng, chƣa đƣợc đầu tƣ thỏa đáng, bên cạnh đó sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành có ƣu thế về mạng lƣới tiêu thụ rộng khắp nên kim ngạch nhập khẩu loại hàng này chiếm tỷ trọng thấp trong kim ngạch nhập khẩu, năm 2009 là 15%, năm 2010 là 22% và năm 2011 là 23%. Tính đến tháng 6/2012, mặt hàng này cũng chỉ chiếm 22% trong tổng kim ngạch. Bên cạnh hai mặt hàng thiết bị khoa học và thiết bị y tế công ty còn nhập khẩu thêm các một số các mặt hàng khác nhƣ Ca lô, thuyền, máy nén khí … Tuy nhiên mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Nhƣ vậy ta thấy rằng trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc thiết bị các mặt hàng kinh doanh của công ty rất đa dạng, điều này chứng tỏ công ty có khả năng kịnh doanh thích ứng với nhiều loại hàng hóa đáp ứng mọi nhu cầu. 9 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế 2.2.1.2. Tình hình nhập khẩu của công ty theo thị trường Hùng Vƣợng tổ chức nhập khẩu hàng hóa từ nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới, tùy theo yêu cầu đối với sản phẩm nhập khẩu về mẫu mã, tính năng công dụng mà công ty lựa chọn đối tác cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong nƣớc. 18.01% 35% TT.Khác Châu Á 8.2% 15.8% 40% 20.9% 17.6% 26% 21.8% 26.6% Mỹ Năm 2009 Châu Âu TT.Khác Châu Á Năm 2010 19% 51% Mỹ TT.Khác Châu Âu Châu Á Mỹ Năm 2011 Biểu đồ 2.2: Thị trƣờng nhập khẩu của công ty qua các năm (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu và phát triển thị trường) * Thị trường Châu Âu: Là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất của công ty, các nƣớc chủ yếu nhƣ Đức, Anh, Pháp,…. Năm 2009 chiếm gần 35%, năm 2010 chiếm 40% và đến năm 2011 chiếm 51%. Theo thống kê đến tháng 6/2012, lƣợng nhập khẩu từ thị trƣờng này của Công ty tiếp tục tăng, chiếm 55%.Các sản phẩm nhập khẩu từ thị trƣờng này bao gồm máy móc thiết bị nhƣ máy XQ, Siêu Âm, Cộng hƣởng từ và các mặt mặt hàng xét nghiệm khác. Có đƣợc điều này là do thị trƣờng Châu Âu đáp ứng tốt về yêu cầu kỹ thuật cao, chính xác của ngành y phù hợp với tình trạng thiếu hụt thiết bị điều trị chất lƣợng cao của Việt Nam. Điều này cũng cho thấy thị trƣờng Châu Âu là một thị trƣờng có vị trí rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. * Thị trường Mỹ:Đứng sau thị trƣờng Châu Âu với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là Máy thở, Máy gây mê kèm thở…Kể từ khi Mỹ và Việt Nam kí hiệp định thƣơng mại song phƣơng thì các Công ty của Mỹ đã xâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam nhằm cạnh tranh khốc liệt. Do đó, Công ty TNHH TM Hùng Vƣợng đã khai thác triệt để những lợi thế đó để thu hút Mỹ trở thành bạn hàng lớn thứ 2 của Công ty. 10 Châu Âu Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế * Thị trường Châu Á: Nhập khẩu trực tiếp từ các nƣớc nhƣ Nhật Bản , Hàn Quốc, Đài Loan các thiết bị chủ yếu là thông dụng . Châu Á là một thị trƣờng mà công ty có lợi thế nhiều trong cạnh tranh do thị trƣờng Châu Á là thị trƣờng có giá cả tốt phù hợp với các bệnh viện vừa và nhỏ ở các tỉnh lẻ. * Thị trường khác: Đây là những thị trƣờng chiếm tỉ trọng nhỏ nhƣng có vai trò quan trọng cho việc phát triển lâu dài của công ty. Là những thị trƣờng mới mà công ty mới tiếp cận và cực kỳ có ý nghĩa với công ty trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng nhƣ một số thị trƣờng châu Phi, Nam Mỹ,...Trong 3 năm qua, ở thị trƣờng này công ty mới chỉ nhập những số lƣợng nhỏ với mục đích thăm dò và thử nghiệm. Qua cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu cho thấy công ty Hùng Vƣợng đã đáp ứng đƣợc yêu cầu cao trong nghiên cứu khoa học – ngành y học. Máy móc thiết bị đều đƣợc nhập khẩu từ những nƣớc có khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Công ty có mối quan hệ rộng rãi với nhiều đối tác nƣớc ngoài nên có điều kiện tìm kiếm các loại máy móc thiết bị vừa hiện đại vừa có giá cạnh tranh nhất không những thỏa mãn đƣợc nhu cầu khách hàng mà còn tăng thêm lợi nhuận cũng nhƣ uy tín của công ty . 2.2.1.3 Tình hình nhập khẩu của công ty theo phương thức nhập khẩu Trong nhập khẩu có nhiều phƣơng thức hay hình thức để hoạt động trên thị trƣờng. Công ty Hùng Vƣợng chủ yếu sử dụng phƣơng thức nhập khẩu trực tiếp. Phƣơng thức nhập khẩu tự doanh tức là phƣơng thức nhập khẩu phục vụ cho mục đích kịnh doanh chính của công ty.Dựa trên nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc (đang bị thiếu hụt hay đang có tiềm năng).Công ty Hùng Vƣợng tự đứng ra ký kết hợp đồng ngoại trực tiếp với các hãng sản xuất. 2.2.2. Đánh giá quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty 2.2.2.1.Đối với việc xác định nhu cầu của công ty Công việc nghiên cứu thị trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa có sự nghiên cứu thị trƣờng một cách khoa học, có hệ thống, sự biến động tỷ giá hối đoái cũng chƣa chú trọng nghiên cứu, mặc dù biểu hiện sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hƣởng tới lƣợng hàng hóa nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng hay giảm thì 11 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế công ty mới có quyết định tăng hay giảm lƣợng hàng hóa nhập khẩu.Điều này đã gây ra sự khó khăn, tranh chấp trong việc ký kết các hợp đồng, đồng thời cũng làm giảm uy tín của công ty trƣớc các nhà cung cấp. 2.2.2.2. Đối với việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp Trong quá trình mua hàng, công ty luôn đánh giá mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp qua các mặt nhƣ: thành tích, uy tín của các nhà cung cấp, độ vững vàng về tài chính, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công ty về các tiêu chuẩn, phẩm chất hàng hóa máy móc thiết bị cung ứng. Công ty không thƣờng xuyên lựa chọn nhà cung ứng qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các cuộc triển lãm hay giới thiệu sản phẩm...mà chủ yếu tiến hành mua hàng qua các nhà cung cấp đã có quan hệ làm ăn với công ty trƣớc đây. Điều này làm cho công ty có thể bị ép giá khi trên thị trƣờng có sự biến động về hàng hóa nói chung và hàng hóa máy móc thiết bị mà công ty cần nhập. Mặt khác, nếu nhà cung cấp không có hàng hoá để cung cấp thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn hàng nhập khẩu. 2.2.2.3.Đối với công tác thương lượng và đặt hàng Công ty còn bỏ ngỏ, ít quan tâm chú trọng đến công tác này do công ty thƣờng xuyên nhập khẩu của các nhà cung cấp trƣớc đây đã có uy tín đối với công ty từ lâu. Các vấn đề quan trọng nhƣ: giá cả hàng hóa, hình thức thanh toán, các chế tài khi có vi phạm... do công tác thƣơng lƣợng và đặt hàng còn nhiều hạn chế nên chƣa thực sự có lợi cho công ty. Nguyên nhân một phần là do trình độ và năng lực của cán bộ phụ trách công việc chƣa cao. Mặt khác, đội ngũ công nhân viên cũ còn kém linh hoạt nên làm cho quá trình thƣơng lƣợng và đặt hàng chƣa có đƣợc hiệu quả cao nhất. 2.2.2.4.Đối với công tác theo dõi và kiểm tra việc giao nhận hàng hóa Công ty chú trọng và làm tƣơng đối tốt công tác này.Công ty thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát việc giao nhận hàng hóa về số lƣợng, chất lƣợng, thời gian giao hàng và các điều khoản trong hợp đồng nhập khẩu của công ty đối với nhà cung cấp.Ngoài ra công ty cũng đã chú trọng tới việc kiểm tra các chứng từ, hoá đơn đến quá trình mua hàng. Do làm tốt công tác này nên đã góp phần làm cho hàng hóa máy móc thiết bị giao nhận đủ nhƣ đã ký trong hợp đồng, góp phần làm tăng hiệu 12 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế quả kinh doanh của Công ty. 2.2.2.5.Đối vớicông tác đánh giá kết quả thực hiện Công ty đã thƣờng xuyên tổ chức xác định kết quả mua hàng. Nếu nhà cung cấp đáp ứng đƣợc với mục tiêu ban đầu đề ra trong quá trình mua hàng thì công ty vẫn tiếp tục đặt hàng với nhà cung cấp. Còn nếu nhà cung cấp không thoả mãn nhu cầu của công ty về hàng hóa cung ứng thì công ty sẽ tìm nguyên nhân làm cho hàng hóa không đạt yêu cầu, nếu là khách quan thì công ty cùng với nhà cung cấp cùng tìm ra các giải pháp khắc phục để lần cung ứng sau có kết quả tốt hơn, nhƣng nếu là do chủ quan của nhà cung cấp thì công ty có thể sẽ có sự lựa chọn nhà cung cấp khác đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Công ty. 13 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Chƣơng 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1. Những thành tựu đạt đƣợc Thành lập từ năm 2001, sau 12 năm hoạt động, đến nay, Công ty Hùng Vƣợng đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định nhƣ sau: + Đẩy nhanh hơn quá trình tích tụ và tập trung vốn + Phát huy nguồn lực nội bộ để mở rộng quy mô, đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Dùng lợi nhuận để tái đầu tƣ cho các dự án dài hạn, mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh trên các thị trƣờng mới khắp cả ba miền, mua sắm thêm các trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác kinh doanh. + Đạt đƣợc các chỉ tiêu đƣợc giao, chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối về phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà Nƣớc. + Nhờ có những chính sách chiến lƣợc đúng đắn, mang tính đột phá, nên kết quả kinh doanh đạt mức tăng trƣởng cao liên tục qua nhiều năm liền. + Hùng Vƣợng đã trúng thầu và đƣợc chỉ định là nhà thầu chính trong một số dự án lớn về cung cấp thiết bị cho các viện ở các tỉnh miền Bắc theo nguồn vốn trái phiếu chính phủ, một số các viện lớn khác nhƣ Viện Bỏng, Viện Xanh Pôn… Ngoài ra, Công ty đầu tƣ mạnh vào cơ sở vật chất, đẩy mạnh công việc kinh doanh, thành lập thêm nhiều chi nhánh, phấn đấu trở thành Công ty hàng đầu về nhập khẩu thiết bị để khi nhắc đến thiết bị máy móc khoa học, thiết bị ngành y là nhắc đến Hùng Vƣợng. Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế và thành tựu trên, Hùng Vƣợng cũng phải đối mặt với không ít những tồn tại và thách thức. 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân + Nhập khẩu chƣa hoàn toàn trực tiếp từ các nhà sản xuất lớn, vẫn còn phải qua các công ty thƣơng mại nên giá thành bị đẩy lên khó cạnh tranh với các công ty đối thủ. + Công tác xác định nhu cầu mua hàng của Công ty còn nhiều hạn chế do nhận thức về tình hình biến động thị trƣờng còn chậm, nhiều khi xác định lƣợng hàng nhập khẩu vào quá nhiều hay quá ít so với nhu cầu. Bên cạnh đó, công tác nghiên 14 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế cứu chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa nghiên cứu một cách có hệ thống khoa học về dung lƣợng thị trƣờng của những mặt hàng riêng biệt. Do đó, Công ty thƣờng bị động trƣớc những biến động dồn dập của thị trƣờng làm ảnh hƣởng đến hoạt động của Công ty cũng nhƣ hiệu quả công việc + Công ty thƣờng xuyên bị ép giá trong quá trình giao dịch do công ty chỉ chủ yếu mua hàng của những đối tác có quan hệ làm ăn trƣớc đây mà không mở rộng hoạt động tìm kiếm những đối tác mới nhiều tiếm năng hơn. Điều này còn khiến Công ty bị lung túng khi bị thiếu nguồn hàng cung cấp. + Do trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chƣa cao nên chƣa tổ chức tốt đựợc hoạt động gom hàng, hoạt động kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu. + Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy lớn về quy mô nhƣng chất lƣợng kém và quá lạc hậu so với các hãng nƣớc ngoài, do đây là những công trình đƣợc để lại từ nhiều năm trƣớc, điều đó làm hạn chế việc theo dõi, dự đoán nhu cầu khách hàng. + Bộ máy tổ chức chƣa hợp lý, phân công nhiệm vụ chƣa thật rõ ràng, hoạt động thiếu hiệu quả nên mặc dù bộ máy tổ chức đã đƣợc tinh giản nhƣng sự vận hành chƣa thực sự có hiệu quả, còn chồng chéo, xảy ra tình trạng cạnh tranh nội bộ. Cần phải sắp xếp và tổ chức lại theo hƣớng gọn nhẹ hơn nữa để đạt hiệu quả cao trong công việc. 3.3. Đề xuất vấn đề nghiên cứu Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thƣơng mại Hùng Vƣợng, em thấy bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, Công ty còn rất nhiều tồn tại trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu trang thiết bị, máy móc nói riêng, em xin đề xuất hai vấn đề nghiên cứu sau đây, đó là: 1. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu các loại thiết bị, vật tư y tế từ thị trường Mỹ của Công ty TNHH TM Hùng Vượng. 2. Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu thiết bị vật tư y tế của công ty TNHH TM Hùng Vượng. 15 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế TÀI LIỆU THAM KHẢO - Báo cáo tổng kết cuối năm của các năm, Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty TNHH TM Hùng Vƣợng . - Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Hùng vƣợng. - Nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Công ty Hùng Vƣợng, Phòng xuất nhập khẩu và phát triển thị trƣờng, Công ty TNHH TM Hùng Vƣợng. - Vũ Hữu Tửu (2002), Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thƣơng, trƣờng đại học Ngoại thƣơng. - www.hungvuongmed-lab.com - www.vneconomy.vn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan