Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hà nội.

.PDF
24
92
56

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Tài chính – Ngân hàng MỤC LỤC I. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội.... 1 1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội. ............................................................................................................. 1 2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội. .................................................................................................. 2 3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản...................................................................... 5 II. Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động .................................. 7 1. Tình hình tài chính ...................................................................................... 7 2. Tình hình kết quả kinh doanh ................................................................. 12 3. Diễn biến giá cổ phiếu của ACB. ............................................................. 15 III. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết ...................................................... 17 1. Vấn đề 1 ...................................................................................................... 17 2. Vấn đề 2 ...................................................................................................... 19 3. Vấn đề 3 ...................................................................................................... 20 IV. Đề xuất hướng đề tài khóa luận............................................................. 22 1. Hướng 1 ...................................................................................................... 22 2. Hướng 2 ...................................................................................................... 22 3. Hướng 3 ...................................................................................................... 22 SVTH: Phạm Thị Thơ Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp I. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội. 1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội. Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội là một trong 345 chi nhánh/ phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu, được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng cũng như phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế, thương hiệu của ACB trong ngành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế Việt Nam và trên đấu trường quốc tế nói chung. Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội nằm tại 184 – 186 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất trong mạng lưới chi nhánh của ACB. Chi nhánh được phép hoạt động kinh doanh theo giấy phép chấp thuận số 0016 GTC ngày 31/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động ngày 13/04/1994. ĐT: (04)3433508 FAX: (04)39439283 ACB - Hà Nội là chi nhánh thứ 2 của ACB và là chi nhánh đầu tiên tại khu vực phía bắc, gồm 28 phòng giao dịch. ACB – Hà Nội có trách nhiệm báo cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết định kì hoặc đột xuất các chi tiết của chi nhánh theo yêu cầu của hội sở. Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo luật định, chấp hành nghĩa vụ quy định của nhà nước. Là một ngân hàng hoạt động trên địa bàn giáp ranh giữa hai quận Hoàn Kiếm – Hai Bà Trưng, thuộc khu vực trung tâm thành phố với nhiều hoạt động buôn bán nhộn nhịp và có nhiều doanh nghiệp nên có nhiều tác động thuận lợi đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Một mặt, chi nhánh có điều kiện tiếp xúc và thu hút số lượng lớn khách hàng, tạo tiền đề cho việc đa SVTH: Phạm Thị Thơ 1 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp dạng hóa và mở rộng các loại hình dịch vụ. Mặt khác, chi nhánh gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn như: Ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Châu Á – Thái Bình Dương, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam… Cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng TMCP Á Châu, ACB chi nhánh Hà Nội đã trở thành một trong những ngân hàng có uy tín, quan hệ với các đối tác ngày càng mở rộng. Chi nhánh đang cố gắng vươn lên, khắc phục những khó khăn trước mắt, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, góp phần đáng kể vào sự phát triển bền vững của toàn hệ thống. 2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội. Thực hiện chỉ đạo của ACB, việc phân công chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm của các phòng ban tại chi nhánh Hà Nội đã thực hiện đảm bảo đúng quy định: Nhân sự tại các phòng ban được bố trí hợp lý. Mỗi phòng nghiệp vụ đảm nhận những chức năng, nhiệm vụ nhất định nhằm tạo thành một khối thống nhất trong toàn chi nhánh, tạo thành động lực và nền tảng vững chắc để hoành thành các chỉ tiêu kế hoạch đã được Trụ sở chính giao phó cũng như do chi nhánh đặt ra. SVTH: Phạm Thị Thơ 2 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp Sơ đồ 1. Mô hình tổ chức của ACB chi nhánh Hà Nội BAN GIÁM ĐỐC Phòng KHDN Nhóm 2 Phòng giao dịch ngân quỹ Phòng hỗ trợ nghiệp vụ Trưởng phòng Trưởng phòng Nhóm 1 Phòng kế toán Phòng KHCN Nhóm 3 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 3 (Nguồn: Báo cáo hoạt động quản trị nhân lực của ACB chi nhánh Hà Nội) Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng, ban, bộ phận chức năng trong chi nhánh được quy định như sau: Ban giám đốc: Được sự ủy quyền trực tiếp từ chủ tịch HĐQT, thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn đã được quy định cụ thể trong văn bản ủy quyền, các quy định, văn bản hướng dẫn cụ thể của ACB trong từng thời kỳ. Giám đốc là người trực tiếp tổ chức, điều hành nhiệm vụ của chi nhánh theo các nhiệm vụ đã được quy định chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh theo phân cấp ủy quyền của ACB đối với các chi nhánh, chịu trách nhiệm trước HĐQT và Tổng giám đốc về các công việc do mình thực hiện. Phó giám đốc đóng vai trò là người giúp việc cho giám đốc, chức năng chính là trực tiếp quản lý các phòng, ban nghiệp vụ do Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những phần việc mà mình đảm nhiệm. SVTH: Phạm Thị Thơ 3 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp Phòng KHCN: Liên quan tới khách hàng là cá nhân, thực hiện chức năng tiếp xúc khách hàng xin vay và gửi tiền, hỗ trợ cho vay, thẩm định khách hàng…Các sản phẩm tiêu biểu như: cho vay, nhận tiền gửi, sản phẩm thẻ…và các sản phẩm khác liên quan tới khách hàng cá nhân. Đồng thời phòng KHCN có nhiệm vụ chăm sóc khách hàng, khai thác các điểm hợp tác liên kết, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ cá nhân trước khi chuyển cho các bộ phận khác thẩm định. Phòng KHDN: Liên quan tới các khách hàng là doanh nghiệp, thực hiện chức năng tiếp xúc với các doanh nghiệp nhằm tư vấn giải pháp tài chính trọn gói, bán các sản phẩm cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, ngoại hối,… và bán chéo các sản phẩm khác liên quan tới khách hàng doanh nghiệp. Là nơi tiếp nhận, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ thẩm định trước khi chuyển cho bộ phận phê duyệt. Phòng KHDN có nhiệm vụ chăm sóc khách hàng, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, giải quyết khiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền. Phòng kế toán: Có nhiệm vụ thực hiện ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong ngân hàng theo đúng chuẩn mực kế toán và các điều luật ngân hàng quy định, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng và các tổ chức cá nhân trong xã hội, cung cấp các thông tin tài chính về ngân hàng cho các đối tượng cần thiết sử dụng và tổ chức tốt công tác giao dịch với khách hàng. Phòng giao dịch ngân quỹ: Có chức năng quản lý toàn bộ các giao dịch tại quầy giao dịch và ngân quỹ, giải đáp những thắc mắc của khách hàng đối với ngân hàng, tiếp xúc với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và thực hiện công tác marketing ngân hàng, ngoài ra còn thực hiện các nghiệp vụ mua bán và chuyển đổi ngoại tệ, lập hồ sơ khách hàng mới, mở tài khoản khách hàng. SVTH: Phạm Thị Thơ 4 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp Phòng hỗ trợ nghiệp vụ: Bộ phận xử lý giao dịch có nhiệm vụ xử lý các thao tác lien quan tới nghiệp vụ (gửi tiết kiệm, chuyển tiền, thanh toán,…). Bộ phận thanh toán quốc tế có chức năng xử lý các nghiệp vụ liên quan tới thanh toán quốc tế. 3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản Cũng như chức năng của các ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam, ACB cũng có các chức năng và nhiệm vụ chính là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động huy động vốn, cho vay và cung cấp dịch vụ. Cụ thể như: 1. Huy động vốn: Nhận tiền gửi của khách hàng bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm theo các hình thức huy động được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị: Triệu đồng 2010 2011 2012 I. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 1. Tiền gửi thanh toán 2. Tiền gửi có kỳ hạn 365.265,8 127.690,8 16.282,2 2.452.149,7 3.350.547,4 915.682 1.051.888,4 1.506.990,2 1.345.037,4 868.475,6 2.363.662,8 742.116,9 II. Tiền gửi của khách hàng 1. Theo loại tiền gửi và tiền tệ a. Tiền gửi không kỳ hạn b. Tiền gửi có kỳ hạn c. Tiền gửi tiết kiệm d. Tiền gửi ký quỹ 8.549.058,8 237.046,8 9.758.035,6 10.459.606,5 642.434 106.920,8 2. Theo hình thức khách hàng a. Khách hàng cá nhân 8.988.494,3 b. Khách hàng doanh nghiệp 1.666.415,4 SVTH: Phạm Thị Thơ 5 10.249.813 11.045.219,6 3.930.417 1.515.129,3 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp Như vậy, ngân hàng chủ yếu huy động vốn từ khách hàng cá nhân và nguồn vốn này tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2012. Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cũng có xu hướng tăng liên tục trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012. 2. Sử dụng vốn: Cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. Tình hình cho vay của ngân hàng giai đoạn năm 2010 đến năm 2012 như sau: Đơn vị: triệu đồng 2010 2011 2012 Cho vay ngắn hạn 4.381.054,1 5.587.810,5 5.331.684,4 Cho vay trung hạn 1.952.181,6 1.880.796,1 2.689.982,2 Cho vay dài hạn 2.331.560,7 2.714.603,7 2.168.096,7 Như vậy, ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn với tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là cho vay dài hạn và thấp nhất là khoản cho vay trung hạn tuy nhiên trong năm 2012 cho vay trung hạn tăng cao hơn so với khoản cho vay dài hạn. 3. Các dịch vụ trung gian: Thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. 4. Kinh doanh ngoại tệ và vàng. SVTH: Phạm Thị Thơ 6 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp II. Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động 1. Tình hình tài chính Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng ACB chi nhánh Hà Nội. Đơn vị: Triệu đồng Năm 2010 Chỉ tiêu Số tiền 2011 Tỷ trọng % A Tài sản 20.245.356,9 I Tài sản ngắn hạn 18.216.786,7 89,979 Tiền và kim loại quý Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước Tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác Cho vay khách hàng Chứng khoán đầu tư II Tài sản dài hạn SVTH: Phạm Thị Thơ 2012 Tỷ Số tiền trọng % 27.885.570,3 22.364.273 Số tiền Tỷ trọng % Chênh lệch giữa 2011 Chênh lệch giữa và 2010 2012 và 2011 Tỷ lệ Số tiền % Số tiền Tỷ lệ % 17.519.608,1 80,18 15.986.613,9 91,244 4.147.486,3 22,77 -6.377.659,1 -28,52 -161.374,8 -18,53 1.088.474,8 5,376 870.997,2 3,12 709.622,4 4,05 -217.477,6 -19,98 291.435,3 1,44 507.581,7 1,82 555.497,7 3,17 216.146,4 74,17 3.415.868,5 16,87 8.205.162,3 29,42 2.252.474 12,857 4.789.293,8 140,21 -5.952.688,3 -72,55 7817,2 0,04 101.644,7 0,36 93.827,5 1200,27 -100.410,9 -98,79 8.593.386 42,446 10.092.987,3 4.819.804,9 23,807 399.397,6 1,973 1233,8 0,007 36,19 10.035.320,7 57,28 2.585.899,8 9,27 2.432.465,3 437.237,2 1,567 437.697,7 7 47.916 9,44 1.499.601,3 17,45 -57.666,6 -0,57 13,88 -2.233.905,1 -46,35 -153.434,5 -5,93 9,47 460,5 0,11 2,5 37.839,6 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp Góp vốn, đầu tư dài hạn 301.005,1 1,487 319.953,7 1,147 296.248,1 1,69 18.948,6 6,3 -23.705,6 -7,41 98.392,5 0,486 117.283,5 0,42 141.449,6 0,81 18.891 19,2 24.166,1 20,6 III Tài sản khác 1.629.172,6 8,048 5.084.060,1 18,253 1.095.296,5 6,256 3.454.887,5 212,06 Tổng tài sản 20.245.356,9 27.885.570,3 19.125.483,3 94,47 26.708.853,6 Tài sản cố định B Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu I Nợ phải trả 1 Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước 2 Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 3 Tiền gửi của khách hàng 4 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay các tổ chức tín dụng chịu rủi ro 945.167,7 17.519.608,1 -3.988.763,6 -78,46 7.640.213,4 37,74 -10.365.962,2 -37,17 39,65 -10.427.848,6 -39,04 95,78 16.281.005 92,929 7.583.370,3 4,67 653.030,3 2,34 - - -292.137,4 -30,91 2.817.415,5 13,916 3.478.238,2 12,47 1.376.801,4 7,859 660.822,7 23,46 -2.101.436,8 -60,42 10.715.045,3 52,926 14.282.840 51,22 12.667.987,9 72,307 3.567.794,7 33,3 -1.614.852,1 -11,31 37.976,8 0,188 33.231,8 0,12 31.605 0,18 -4.745 -12,49 - -1.626,8 - -4,9 5 Chứng chỉ tiền gửi 3.603.415,1 17,8 4.850.849,9 17,4 1.850.121,2 10,56 1.247.434,8 34,62 -3.000.728,7 -61,86 6 Các khoản nợ khác 1.006.462,9 4,97 3.410.663,4 12,23 354.489,5 2,023 2.404.200,5 238,88 -3.056.173,9 -89,61 II Vốn chủ sở hữu 1.119.873,6 5,53 1.176.716 4,22 1.238.603,1 7,071 56.842,4 5,08 61.887,1 5,26 7 Vốn và các quỹ 1.119.873,6 5,53 1.176.716 4,22 1.238.603,1 7,071 56.842,4 5,08 61.887,1 5,26 Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu SVTH: Phạm Thị Thơ 20.245.356,9 27.885.570,3 8 17.519.608,1 7.640.213,4 37,74 -10.365.962,2 -37,17 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp Tài sản có sự biến động không ổn định trong vòng 3 năm qua. Trong năm 2011, tài sản tăng trưởng 37,74% so với năm 2010, đạt mức 27.885.570,3 trđ trong năm 2011 nhưng lại sụt giảm 37,17% trong năm 2012. Tài sản ngắn hạn và tài sản đầu tư vào các công cụ tài chính chiếm hơn 90% tổng tài sản trong cả 3 năm và có sự biến đổi tương tự tổng tài sản. Trong đó, các khoản cho vay chiếm trên 30% tổng tài sản, tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tài chính chiếm trên 20% tổng tài sản, đảm bảo cho ngân hàng có khả năng thanh toán ngắn hạn tốt. Tiền mặt và kim loại quý có sự biến động giảm qua các năm, năm 2012 xuống còn 709.622,4 và giảm 18,53% so với năm 2011. Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước tăng liên tục từ năm 2010 đến 2012. Tài sản có tính thanh khoản cao là tiền mặt và số dư tiền gửi tại ngân hàng nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản, năm 2010 là hơn 6%, năm 2011 là hơn 4%, năm 2012 là 7%. Nhìn chung tỉ trọng của tài sản có tính thanh khoản cao và dư nợ cho vay so với tổng tài sản của mỗi năm có sự thay đổi không đáng kể. Tài sản dài hạn chỉ chiếm khoảng 10% tổng tài sản và có sự tăng trưởng qua các năm, cụ thể là 9,47% từ năm 2010 đến năm 2011 và 0,11% từ năm 2011 đến năm 2012, với sự tăng trưởng của tài sản cố định nhưng sụt giảm của các khoản góp vốn đầu tư dài hạn. Trong đó, tài sản cố định có mức tăng trưởng khá lớn, cả về giá trị và tỷ trọng trong tài sản dài hạn. Cụ thể, tài sản cố định năm 2011 tăng 18.891 trđ, tương đương 19,2% năm 2010 và trong năm 2012 tăng 24.166,1 trđ, tương đương 20,6% năm 2011. Như vậy, trong năm 2012 tổng tài sản giảm là do nguyên nhân đầu tiên là chủ trương ngừng huy động và cho vay bằng vàng của ngân hàng nhà nước, số tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ và vàng đều giảm chủ yếu là ngay trong quý III năm 2012, cùng thời điểm với vụ Bầu Kiên bị bắt. Tiền gửi và vay tại các tổ chức tín dụng khác giảm hơn 60% trong năm 2012, phản ánh SVTH: Phạm Thị Thơ 9 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp động thái thận trọng của ACB cũng như của các tổ chức tín dụng, điều này có lẽ là do thị trường liên ngân hàng năm 2012 đã chứng kiến một số vụ nợ xấu, thậm chí là vụ lừa đảo như vụ Huyền Như. Nguồn vốn có sự biến đổi tương tự. Năm 2011, một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới, ngân hàng chủ trương khẳng định vị thế của mình trong các ngân hàng TMCP, tăng cường củng cố sức cạnh tranh và phục vụ an toàn hiệu quả. Năm 2011, tổng nguồn vốn tăng 7.640.213,4 trđ, tương đương 37,74% so với năm 2010. Năm 2012, tổng nguồn vốn sụt giảm 10.365.962,2 trđ, tương đương 37,17 % so với năm 2011. Vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 6% tổng nguồn vốn và duy trì tỉ lệ khá ổn định trong 3 năm qua. Các khoản nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản, duy trì ổn định ở mức trên 90% và có sự biến động tương tự với tổng nguồn vốn. Cụ thể, năm 2011 nợ phải trả tăng 7.583.370,3 trđ tương đương 39,65% so với năm 2010. Năm 2012, nợ phải trả giảm 10.427.848,6 trđ tương đương 39,04% so với năm 2011 và chủ yếu do sự sụt giảm các khoản nợ khác. Tiền gửi của khách hàng có sự biến động tương tự nguồn vốn, với mức tăng trưởng 3.567.794,7 trđ, tương đương 33,3% trong năm 2011 và sụt giảm 1.614.852,1 trđ tương đương với 11,31% trong năm 2012. Điều đáng nói ở đây là tỉ trọng tiền gửi của khách hàng trong tổng nguồn vốn có sự biến động không đều, giảm trong năm 2011 so với 2010 tuy nhiên lại tăng rõ rệt trong năm 2012 so với 2011 và cả 2010. Tỉ trọng tiền gửi của khách hàng trong tổng nguồn vốn 3 năm lần lượt là 52,926% tổng nguồn vốn năm 2010; 51,22% tổng nguồn vốn năm 2011; 72,307% tổng nguồn vốn năm 2012. Nguồn vốn lớn thứ 2 tại ngân hàng là chứng chỉ tiền gửi cũng đang có xu hướng sụt giảm rõ rệt về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2010, chứng chỉ tiền gửi đạt mức 3.603.415,1 trđ, chiếm 17,8% tổng nguồn vốn. Năm SVTH: Phạm Thị Thơ 10 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp 2011, chứng chỉ tiền gửi đạt mức 4.850.849,9 trđ, tăng 1.247.434,8 trđ, tương đương 34,62% năm 2010 nhưng tỉ trọng chỉ chiếm 17,4% tổng nguồn vốn. Năm 2012, chứng chỉ tiền gửi đạt mức 1.850.121,2 trđ, giảm 3.000.728,7 trđ, tương đương 61,86% năm 2012 đưa tỉ trọng chứng chỉ tiền gửi trên tổng nguồn vốn xuống chỉ còn 10,56%. Các khoản nợ khác tại ngân hàng tăng hơn gấp đôi trong năm 2011 so với năm 2010, đưa tỉ trọng của các khoản nợ khác từ mức 4,97% trong năm 2010 lên 12,23% trong năm 2011; tuy nhiên trong năm 2012 lại giảm 3.056.173,9 trđ tương đương với 89,61% so với 2011, dẫn đến tỉ trọng giảm xuống còn 2,023% tổng nguồn vốn. Sự gia tăng và sụt giảm bất thường các khoản nợ rất có thể gây ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của ngân hàng. SVTH: Phạm Thị Thơ 11 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp 2. Tình hình kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB chi nhánh Hà Nội Đơn vị: triệu đồng 2010 STT Chỉ tiêu Giá trị 1 2 I II III IV V VI VII IX X XI XII XIII XIIII 1.491.241,4 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự Chi phí lãi và các chi phí tương tự -1.067.014,2 Thu nhập lãi thuần 424.228,2 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 73.911,7 (Lỗ)/Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại 19.110,4 hối và vàng Lãi (Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 8.864,8 Chi phí khác -2.661 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 35.593,4 Chi phí hoạt động -203.825,6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước 360.543,9 chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -22.611,2 Tổng lợi nhuận trước thuế 337.932,7 Thuế TNDN -75.668,8 Tổng chi phí -1.371.780.8 Lợi nhuận sau thuế 262.263,9 2011 Tỷ trọng (%) Giá trị 2012 Tỷ trọng (%) Giá trị Chênh lệch giữa 2011 và 2010 Tỷ trọng Tỷ lệ Giá trị (%) (%) Chênh lệch giữa 2012 và 2011 Tỷ lệ Giá trị (%) 2.536.968,8 2.211.148,3 1.045.727,4 70,12 -325.820,5 28,18 -1.519.110,7 670.181,1 77.528,1 69,15 -1.866.787,7 692.037,6 24,27 61.564,1 79,37 -452.096,5 245.952,9 83,47 3.616,4 42,37 57,98 4,89 -347.677 21.856,5 -15.964 7,29 -16.151,2 -5,06 -186.364,3 -252,69 -35.261,6 -184,52 - 170.213,1 3,38 -11.756,7 -2.417,9 25.162,5 -297.053,4 -3,68 -27.452,1 -487,1 19.245,2 -410.514,8 -37,22 -20.621,5 243,1 -10.430,9 -93.227,8 -232,62 -9,14 -29,31 45,74 -15.695,4 1.930,8 -5.917,3 -113.461,4 -12,84 22,89 3,26 -20,59 1.053,8 7 133,5 -79,85 -23,52 38,2 84.948,6 23.56 -297.463,9 -66,77 -257.680,8 1139,62 79.530,6 23,53 -22.406,4 29,61 -825.168,4 60,15 57.124,2 21,78 228.604 -321.122,7 75.488 -155.115,6 -245.634,7 -81,56 -76,92 -76,97 7,06 -76,91 77,78 14,86 13,52 445.492,5 148.028,6 -280.292 417.463,3 -98.075,2 -2.196.949,2 319.388,1 -51.688 96.340,6 -22.587,2 -2.352.064,8 73.753,4 17,45 Ghi chú: - Tỉ trọng các khoản lợi nhuận được tính trên lợi nhuận sau thuế - Tỉ trọng các khoản chi phí được tính trên tổng chi phí SVTH: Phạm Thị Thơ 12 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp Mặc dù nền kinh tế và hệ thống ngân hàng trong năm 2012 gặp khó khăn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Hà Nội vẫn khả quan. Kết quả kinh doanh của ngân hàng luôn có mức lợi nhuận dương nhưng lại biến động tăng giảm trong 3 năm vừa qua. Cụ thể, năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt mức 262.263,9 trđ; năm 2011 đạt mức 319.388,1 trđ, tăng 57.124,2 trđ hay 21,78% so với năm 2010; năm 2012 lợi nhuận sau thuế đạt 73.753,4 trđ, giảm 245.634,7 trđ hay 76,91% so với năm 2011. Có 4 nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận của ACB chi nhánh Hà Nội giảm mạnh trong năm 2012 là tín dụng tăng thấp, lãi suất cho vay giảm, chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tăng cao. Phần tạo lợi nhuận chính của ngân hàng vẫn là từ hoạt động cho vay, năm 2012 lợi nhuận cho vay của ngân hàng tăng thấp chỉ tăng 3,26% so với năm 2011 nên việc tín dụng tăng thấp là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến lợi nhuận giảm. Ngoài ra, mặt bằng lãi suất cho vay trong năm 2012 giảm so với năm 2011 thông qua việc áp dụng mức lãi suất sàn và lãi suất trần của ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó, ngân hàng có xu hướng mở rộng hệ thống, tăng chi phí hoạt động, cụ thể là trong năm 2010, chi phí hoạt động đạt 203.825,6 trđ; năm 2011, chi phí hoạt động đạt 297.053,4 trđ, tăng 93.227,8 trđ hay 45,74% so với năm 2010; năm 2012, chi phí hoạt động đạt 410.514,8 trđ, tăng 113.461,4 trđ hay 38,2% so với năm 2011 và đang có xu hướng tăng nhanh.Chi phí dự phòng rủi ro trong năm 2012 tăng so với những năm trước, như chi phí dự phòng cho vay khách hàng của ACB trong năm 2012 là 513.025 trđ còn năm 2011 chỉ là 254.487 trđ. Đồng thời, do việc kinh doanh vàng bị thua lỗ nặng trong năm 2012 nên lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm mạnh. Thu nhập của ngân hàng đến từ các hoạt động kinh doanh chủ yếu bao gồm: cho vay, hoạt động dịch vụ, kinh doanh vàng và ngoại hối, kinh doanh chứng khoán, đầu tư chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần và các hoạt động khác. SVTH: Phạm Thị Thơ 13 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp Hoạt động cho vay của ngân hàng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu. Kết thúc năm 2010, lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh cho vay đạt 424.228,2 trđ. Năm 2011, lợi nhuận từ cho vay đạt 670.181,1 trđ, tăng 245.952,9 trđ hay 57,98 % so với năm 2010. Năm 2012, lợi nhuận từ cho vay đạt 692.037,6 trđ, tăng 21.856,5 trđ hay 3,26% so với năm 2011. Một mảng kinh doanh khác cũng đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng là hoạt động dịch vụ. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ có sư tăng trưởng không đều qua các năm. Năm 2011, hoạt động dịch vụ đem lại lợi nhuận 77.528,1 trđ, tăng 3.616,4 trđ hay 4,89% so với năm 2010. Năm 2012, hoạt động dịch vụ đem lại lợi nhuận 61.564,1 trđ, giảm 15.964 trđ hay 20,59% so với năm 2011. Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối không ổn định qua các năm với mức lỗ lớn, lỗ 16.151,2 vào năm 2011, đưa con số chênh lệch 2 năm 2011 – 2010 lên tới hơn 184%, trong năm 2012 lỗ 186.364,3 trđ, đưa con số chênh lệch 2 năm 2012 – 2011 lên tới 1.053,87 trđ. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư liên tục lỗ trong 2 năm 2011 và 2012, cùng chung tình cảnh với thị trường chứng khoán nói chung. Tuy khoản lỗ này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong thu nhập của ngân hàng nhưng lại đang có chiều hướng gia tăng với mức 3,38% năm 2010, 3,68% năm 2011, 37,22% lợi nhuận sau thuế năm 2012. Chi phí của ngân hàng trong vòng 3 năm qua đều có xu hướng tăng nhanh. Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng do tỉ lệ nợ xấu còn cao. Bên cạnh đó là chi phí hoạt động tăng mạnh do việc đầu tư phát triển mạng lưới. Kết quả kinh doanh năm 2012 bị lỗ, nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng bị lỗ và theo thông tư 12/2012/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/04/2012, tổ chức tín dụng không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng SVTH: Phạm Thị Thơ 14 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp khi tổ chức tín dụng không đủ vàng để chi trả. Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 25/11/2012. Mức độ ảnh hưởng của ngân hàng trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhằm tuân thủ với thông tư trên dẫn đến khoản lỗ này. 3. Diễn biến giá cổ phiếu của ACB. Năm 2012 là một năm “Sóng gió” tại ACB. Ngày 20/08, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập của ACB, đồng thời là cổ đông cá nhân lớn thứ hai của ngân hàng với tỷ lệ cổ phần nắm giữ 3,75% - ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ do hoạt động kinh doanh trái phép của 3 công ty mà ông quản lý. 1 tháng sau, ông bị khởi tố bổ sung tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 23/08, nguyên tổng giám đốc ngân hàng ACB là Lý Xuân Hải cũng bị bắt tạm giam 4 tháng về tội cố ý làm trái. Ngày 18/09, chủ tịch HĐQT ngân hàng là ông Trần Xuân Gía cùng với 2 phó chủ tịch HĐQT từ nhiệm. Ngày 27/09, nguyên chủ tịch và 3 nguyên phó chủ tịch của ACB bị cơ quan điều tra khởi tố do đồng phạm với Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Những biến cố về nhân sự của ACB khiến cho một số người sụt giảm niềm tin và rút tiền khỏi ACB. Theo báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng hợp nhất của ACB, lượng tiền gửi của khách hàng tại thời điểm ngày 30/09 chỉ đạt 122.848 tỷ đồng, giảm 13.620 tỷ tương đương 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn so với thời điểm 30/06/2012, lượng tiền gửi giảm tới 22.768 tỷ đồng, tương đương mức giảm 15,6%. Ngoài ra, hoạt động của ACB năm 2012 còn để lại dấu ấn vì lỗ quá nặng từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ. Trên sàn giao dịch chứng khoán, sự việc ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải bị bắt đã khiến cổ phiếu của ACB giảm sàn 3 phiên liên tiếp(21,22,23/08). Ngày 21/8, cổ phiếu của các ngân hàng khác cũng sụt giảm SVTH: Phạm Thị Thơ 15 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp mạnh trong khi chỉ số VNIndex giảm 4,7% - ngày giảm mạnh nhất kể từ thangs10/2008. Kể từ ngày 21 – 27/8, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán giảm tổng cộng 65.000 tỷ đồng. Kể từ ngày 21/8 đến phiên đóng cửa ngày 14/12, giá cổ phiếu của ACB giảm tổng cộng 9.100 đồng/cp, tương đương 35%. So với thời điểm ngày 2/1 thì giá cổ phiếu ACB giảm 2.100 đồng tức xấp xỉ 13%. Giá cổ phiếu ACB biến động mạnh trong 1 năm qua Năm 2013, cổ phiếu của ACB cũng có một diễn biến tương tự, trong thời gian từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 11, cổ phiếu này đã tuột dốc một mạch từ mức gần 26.000 đồng/cp xuống chỉ còn hơn 14.000 đồng/cp. SVTH: Phạm Thị Thơ 16 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp III. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 1. Vấn đề 1 Phần lớn thu nhập của ngân hàng đến từ hoạt động cho vay. Thu nhập từ hoạt động cho vay tăng trưởng liên tục qua các năm, đạt mức 70,12% năm 2011 và 42,37% năm 2012. Kết thúc năm 2010, lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh cho vay đạt 424.228,2 trđ. Năm 2011, lợi nhuận từ cho vay đạt 670.181,1 trđ, tăng 245.952,9 trđ hay 57,98 % so với năm 2010. Năm 2012, lợi nhuận từ cho vay đạt 692.037,6 trđ, tăng 21.856,5 trđ hay 3,26% so với năm 2011. Như vậy mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp. ACB là ngân hàng duy nhất của Việt Nam được cả Moody’s và Fitch cùng đánh giá và xếp hạng tín nhiệm. Trong đó, Moody’s công bố xếp hạng tín nhiệm lần đầu đối với ACB vào ngày 01/11/2007. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó đến nay, xếp hạng và triển vọng tín nhiệm của ACB liên tục diễn biến theo chiều hướng xấu. Theo đó, Moody’s đã 1 lần hạ triển vọng của ACB xuống “ tiêu cực”, 3 lần đưa vào diện xem xét hạ bậc và 5 lần hạ bậc. Trong lần đánh giá tín nhiệm vào ngày 28/09/2012, Moody’s hạ xếp hạng tiền gủi nội và ngoại tệ dài hạn cũng như xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn từ “ B2” xuống “B3” với triển vọng ổn định. Các mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở mức không trọng yếu. Ngày 24/08/2012, Fitch đưa xếp hạng nhà phát hành dài hạn và ngắn hạn, cũng như xếp hạng khả năng sinh lời của ACB vào diện theo dõi hạ bậc. Trong lần xem xét định kỳ hằng năm vào tháng 7, Fitch giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ dài hạn của ACB ở mức B và xếp hạng khả năng sinh lời ở mức b với triển vọng ổn định. SVTH: Phạm Thị Thơ 17 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp Bảng chi tiết xếp hạng tín dụng của moody’s và Fitch Trong năm 2012, khoản cho vay đối với các nhóm khách hàng nhóm 5,4,3,2 của ACB – Hà Nội đều tăng mạnh, chỉ riêng nhóm 1 là có mức sụt giảm so với năm 2011. Mức cho vay đối với khách hàng nhóm 5 là 29.733,9 trđ năm 2011 tăng lên 115.039,1 trđ trong năm 2012. Mức cho vay đối với nhóm 4 là 30.120,4 trđ trong năm 2011 tăng lên 62.850,8 trđ trong năm 2012. Như vậy rủi ro từ hoạt động cho vay khách hàng rất lớn đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả. Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là sử dụng hệ thống phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của mỗi khách hàng một cách thường xuyên. Đây là cách thức quản trị rủi ro ưu việt đã được sử dụng rộng rãi ở các ngân hàng thương mại nhiều nước tiên tiến trên thế giới và đã được quy định trong các hiệp ước Basel I, II, III nhằm đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng. Cùng với việc NHNN Việt Nam đã ban hành một hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn về quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng cho hệ thống ngân hàng trong thời gian qua: Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự SVTH: Phạm Thị Thơ 18 Lớp: K46H1 Khoa: Tài chính – Ngân hàng Báo cáo thực tập tổng hợp phòng rủi ro của NHNN Việt Nam; Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 12/2013/TTNHNN ngày 27/5/2013 về sửa đổi một số điều của Thông tư số 02/2013/TTNHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; Quyết định 493/2005 và Quyết định số 18/ 2007 của NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Khá nhiều các mô hình đánh giá xếp hạng tín dụng đang được sử dụng tại các ngân hàng thương mại cùng với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín đã có mặt tại thị trường Việt Nam như Fitch Ratings, Moody’s, S&P… Điều này đã thể hiện quyết tâm cao trong việc nâng cao chất lượng quản trị RRTD của các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế. 2. Vấn đề 2 Kết quả kinh doanh của ngân hàng luôn có mức lợi nhuận dương nhưng lại biến động tăng giảm trong 3 năm vừa qua. Cụ thể, năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt mức 262.263,9 trđ; năm 2011 đạt mức 319.388,1 trđ, tăng 57.124,2 trđ hay 21,78% so với năm 2010; năm 2012 lợi nhuận sau thuế đạt 73.753,4 trđ, giảm 245.634,7 trđ hay 76,91% so với năm 2011. Chi phí hoạt động – kinh doanh của ngân hàng tăng nhanh trong 3 năm vừa qua. Năm 2011, tổng chi phí tăng 825.168,4 trđ, tương đương 60,15% năm 2010. Năm 2012, tổng chi phí tăng 155.115,6 trđ, tương đương 7,06% năm 2011. Khoản chi phí chiếm tỉ lệ lớn nhất là chi phí từ hoạt động cho vay, SVTH: Phạm Thị Thơ 19 Lớp: K46H1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan