Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại khách sạn 23 lê thánh tôn...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại khách sạn 23 lê thánh tông

.PDF
40
1244
130

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian ngắn thực tập tại khách sạn 23 Lê Thánh Tông, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp với những thông tin chung về sự hình thành, hoạt động và phát triển, tình hình kinh doanh và phương hướng hoạt động của khách sạn. Qua bản báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Vân, các cô chú, anh chị làm việc tại khách sạn 23 Lê Thánh Tông đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bào báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! SINH VIÊN Hoàng Thị Thùy Dung GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng Bảng 1 Trang Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn trong khách sạn Bảng 2 Bảng 3 4 Cơ cấu lao động theo bộ phận khách sạn 23 Lê Thánh Tông 5 Phân tích cơ cấu và nguồn vốn tài sản khách sạn 6 23 Lê Thánh Tông Bảng 4 Thực trạng và hiệu quả kinh doanh tổng hợp 7 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên Trang Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Bộ giáo 2 dục và Đào tạo Hình 2.1 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của GVHD: Nguyễn Thị Vân 8 SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp khách sạn Hình 2.2 Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp 13 Hình 2.3 Tình hình công tác quản trị nhân lực của khách sạn 4 23 Lê Thánh Tông GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 1 CHƢƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN 1.1 Giới thiệu khái quát về khách sạn Giám Đốc công ty : Ông Tống Duy Tình Địa chỉ : Số 23 Lê Thánh Tông, Phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: (04) 3.7812000 Fax: (04) 36890854 1.1.1 Quá trình hình thành khách sạn Khách sạn trước đây là nhà khách của Bộ Giáo dục, được thành lập theo Quyết định số 940/QĐ ngày 9 tháng 10 năm 1986 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, hoạt động thời kỳ đầu theo cơ chế bao cấp, phục vụ khách của ngành ở các địa phương về họp và làm việc với Bộ. Thực hiện Quyết định số 317/TTg ngày 16/9/1993 của Thủ Tướng Chính phủ về việc chuyển việc chuyển các Nhà khách, Nhà nghỉ sang kinh doanh khách sạn du lịch, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 1784/GD- ĐT đổi tên Nhà khách thành Khách sạn Bộ Giáo dục và Đào tạo và cho phép kinh doanh Khách sạn du lịch. Khách sạn có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt và ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hạch toán kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm pháp nhân trước Nhà nước trong kinh doanh, có con dấu của Doanh nghiệp Nhà nước để hoạt động và giao dịch và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của khách sạn Chức năng GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 2 -Khu vực khách sạn: gồm 50 phòng nghỉ sang trọng với đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn Hai sao. -Khu vực phục vụ nhà hàng ăn, uống có sức chứa 360 người ăn cùng một lúc. - Có 2 hội trường lớn, phòng họp và hội thảo phục vụ 250 chỗ ngồi. Nhiệm vụ -Chủ động xây dựng kế họach kinh doanh -Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. -Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng trên cơ sở quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương đã đăng ký. -Thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho người lao động. -Phối hợp với tổ chức quần chúng: Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong Công ty phát huy quyền làm chủ của người lao động, chăm lo đời sống vật chất văn hóa và tinh thần của CBCNV. 1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Bộ giáo dục và Đào tạo GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 3 BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC- HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH Bộ phận thu ngân Bộ phận hành chính Bộ phận kinh doanh trực tiếp Phòng buồng Hành chính Nhà hàng Bảo vệ Lễ tân Dịch vụ Quản trị Buồng Bàn Bar Bếp Hình 1.1: Mô hình quản lý và điều hành của Khách sạn Bộ giáo dục và Đào tạo( Nguồn khách sạn Bộ Giáo dục và Đào tạo) Trong giai đoạn kinh doanh hiện nay Khách sạn đã có một mô hình quản lý phù hợp, đáp ứng với nhu cầu của xã hội, nhất là đáp ứng với dịch vụ du lịch, khách sạn đã xây dựng một mô hình tổ chức quản lý mới phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh mới. GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 4 Qua mô hình trên ta thấy rõ cơ cấu tổ chức của Khách sạn theo kiểu trực tuyến, do vậy giữa các khâu không có sự chồng chéo nhau. Nó phân định rõ ràng nhiệm vụ của mỗi bộ phận, mỗi nhân viên. Với mô hình này giám đốc Khách sạn nắm bắt được các thông tin kinh doanh của các bộ phận một cách kịp thời, ra quyết định chính xác và nhanh chóng. 1.1.4 Ngành nghề kinh doanh của khách sạn - Về dịch vụ lưu trú Khách sạn có 50 phòng nghỉ sang trọng với đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn Hai sao. - Dịch vụ nhà hàng phục vụ ăn uống, tổ chức sinh nhật, tiệc cưới, hội thảo, hội nghị. 1.2 Tình hình sử dụng lao động của khách sạn 1.2.1 Số lượng, chất lượng lao động của khách sạn Khách sạn gồm 45 cán bộ công nhân viên. Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn trong khách sạn Đơn vị tính : Người STT Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Đại học chuyên về khách sạn và du 5 11% lịch 2 Đại học về các ngành khác 12 26,66% 3 Trung cấp 20 44,44% 4 Công nhân kỹ thuật 8 17,9% GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 5 (Nguồn: Khách sạn Bộ Giáo dục và Đào tạo) Bảng số liệu trên cho thấy về trình độ: số lao động có trình độ đại học cao đẳng chiếm 37,66% so với tổng lao động. Tỷ lệ trung cấp chiếm gần 44,44% và tỷ lệ sơ cấp chiếm 17,9%. Điều đó thể hiện trình độ của nhân viên đạt tương đối cao. 1.2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp Bảng 2: Bảng cơ cấu lao động theo bộ phận khách sạn 23 Lê Thánh Tông STT Các phòng ban chức năng Năm 2010 ( Số ngƣời ) 1 Ban lãnh đạo 3 2 Lễ tân 3 3 Buồng 10 4 Bàn 10 5 Bar 2 6 Bảo vệ 2 7 Tổ chức hành chính 5 8 Kế toán 5 9 Kinh doanh 5 Tổng 45 (Nguồn: Khách sạn Bộ Giáo dục và Đào tạo) Khách sạn có tổng số lao động là 45 người bao gồm nhân viên chính thức và nhân viên hợp đồng. Trong đó các phòng ban đều được sắp xếp số nhân lực một cách hợp lí và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của khách sạn và nhà hàng. GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 6 1.3 Quy mô vốn kinh doanh của khách sạn 1.3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của khách sạn Bảng 3: Phân tích cơ cấu và nguồn vốn tài sản khách sạn 23 Lê Thánh Tông Năm đánh giá Tỷ trọng Năm Chỉ tiêu 2011 2010 trƣớc Tỷ trọng ngắn 9,467,682,996 60.76% 5,919,802,789 54.95% sản dài 6,114,988,554 39.24% 4,853,229,506 45.05% 3,105,466,354 19.93% 2,808,595,705 26.07% sở 12,477,205,196 80.07% 7,964,435,590 73.93% Tàisản hạn Tài hạn Nợ phải trả Vốn chủ hữu (Nguồn: Khách sạn Bộ Giáo dục và Đào tạo) Qua bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Khách sạn 23 Lê Thánh Tông cuối năm tài chính 2011, ta thấy cơ cấu tài sản của khách sạn thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Đầu năm tài sản ngắn hạn chiếm 54,95%, đến cuối năm 2011 tài sản ngắn hạn chiếm 60.76%. Mức tăng của tỷ trọng TSNH 5,81% chủ yếu là do sự gia tăng tỷ trọng của tiền. Tỷ trọng Hàng tồn kho giảm 0,83% so với đầu năm 2011. Theo bảng số liệu thì trong Hàng tồn kho, tỷ trọng hàng mua đang đi trên đường tăng nhiều nhất và tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm nhiều nhất. Tài sản dài hạn cuối năm chiếm tỷ trọng 39.24%, đầu năm chiếm tỷ trọng 45,05%.Tỷ trọng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 8,31% và GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 7 tài sản cố định tăng 0,55% cho thấy khách sạn đã đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. 1.3.2 Tổng mức và nguồn vốn kinh doanh của khách sạn - Vốn hiện tại: tính đến 31/12/2011, sau khi đã thực hiện khấu hao nhà, số vốn cụ thể là: + Vốn nhà Bộ cấp: 2,5 tỷ đồng + Vốn tự bổ sung: 5,2 tỷ đồng + Vốn vay: 4,3 tỷ đồng Tổng số vốn kinh doanh của đơn vị: 12 tỷ đồng 1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Bảng 4: Thực trạng và hiệu quả kinh doanh tổng hợp Đơn vị: Tỷ đồng 2009 Chỉ tiêu Tổng số 2010 Tổng số 2011 %năm sau %năm trước Tổng số 10/09 11/10 1.Tổng doanh thu 10,54 9,61 12,16 91,1 126,5 2.Tổng chi phí 9,36 8,54 10,83 91,2 126,7 -Tỷ suất chi phí (%) 88,8 88,9 86,8 +0,1 -2.1 3.Lợi nhuận trước thuế 1,18 1,07 1,33 90,7 125,0 4.Thuế thu nhập 0,33 0,27 0,33 81,8 123,1 5.Lợi nhuận sau thuế 0,85 0,80 1,00 94,1 125 -Tỷ suất lợi nhuận (%) 8,06 8,32 8,25 +0,26 -0,07s (Nguồn: Khách sạn Bộ Giáo dục và Đào tạo) GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 8 Năm 2010 so với năm 2009 doanh thu giảm 8,9, tổng chi phí giảm 8,8% nên lợi nhuận sau thuế giảm 5,9%. Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng 26,5%, tổng chi phí cũng chi tăng 26,7% dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng 25%.Trong những năm qua công việc kinh doanh của Khách sạn Bộ Giáo dục và Đào tạo khá hiệu quả. Do doanh thu có sự tăng giảm nên lợi nhuận cũng có sự biến động. CHƢƠNG II NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI KHÁCH SẠN 23 LÊ THÁNH TÔNG 2.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của khách sạn Qua quá trình thực tế tiến hành điều tra và khảo sát các vấn đề liên quan đến hoạt động của khách sạn, tôi nhận thấy “ Tình hình thực hiện các chức năng quản trị” của khách sạn như sau: GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 9 120 100 80 Tốt 60 Khá 40 Trung bình 20 0 Hoạch định Lãnh đạo Tổ chức Kiểm soát Hình 2.1: Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của khách sạn (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) 2.1.1 Chức năng hoạch định Khách sạn đã thực hiên tốt việc phân khúc thị trường cho mình, dựa vào thị trường để phân loại khách hàng, từ đó xác định nhu cầu của từng tập khách hàng và sản xuất ra các loại dịch vụ phù hợp với từng tâp khách hàng khác nhau. Khách hàng chính của khách sạn và nhà hàng: chủ yếu là cán bộ trong ngành ở các địa phương về họp và làm việc với Bộ. Từ đây các nhà quản trị đưa ra các hoạch định về chiến lược, hoạch định chiến thuật, hoạch định tác nghiệp để đạt được mục tiêu mà khách sạn đã đề ra, 100% số người được hỏi cho rằng khách sạn đã thực hiện khá chức năng này. 2.1.2 Chức năng tổ chức Chức năng tổ chức được ban quản trị thực hiện khá tốt. Theo kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra, có tới 70% cho rằng chức năng tổ chức của khách sạn đã được thực hiện tốt, 30% cho là khá. Giám đốc dựa vào chiến lược kinh doanh đã dược xây dựng và được hội đồng GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 10 thành viên phê chuẩn để lập ra mô hình kinh doanh của khách sạn từ đó lập ra các bộ phận công tác, phòng ban, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận đó. Phân công công việc cho từng phòng ban, truyền đạt đến từng phòng ban tinh thần và mục tiêu của khách sạn để các phòng ban nắm rõ tình hình và mục tiêu cần đạt được. 2.1.3 Chức năng lãnh đạo Với sự quyết tâm, năng động và sáng suốt, ban lãnh đạo khách sạn đã đưa khách sạn vượt qua những thách thức nắm bắt kịp các cơ hội để đưa khách sạn ngày càng phát triển. Lãnh đạo luôn khuyến khích nhân viên tinh thần làm việc và sự sáng tạo không ngừng trong công việc, tạo cơ hội cho nhân viên thể hiện khả năng của bản thân trong công việc từ đó kích thích tinh thần làm việc của nhân viên cấp dưới. Tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các nhân viên và giữa nhân viên với khách sạn , từ đó tạo sự thống nhất chung trong cách làm việc để đạt được hiểu quả cao trong việc thực hiện hóa các mục tiêu mà khách sạn đề ra. Theo số liệu thống kê thu được thì 90% ý kiến cho rằng chức năng lãnh đạo của khách sạn thực hiện là tốt, 10% khá. 2.1.4 Chức năng kiểm soát Chức năng kiểm soát của khách sạn còn khá yếu kém, 100% cho rằng chức năng kiểm soát của khách sạn đạt mức trung bình. Trong khách sạn , các phòng ban chưa có bộ phận giám sát riêng để kiểm tra, rà xoát và đảm bảo cho quá trình làm việc của nhân viên luôn tuân thủ đúng theo yêu cầu của công việc được đề ra. Ngoài ra còn chưa thực hiện việc kiểm tra chéo giữa các bộ phận, phòng ban. Để nếu có sai phạm sẽ kịp thời đề ra những biện pháp sử lý nhằm tránh những thiệt hại GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 11 về sau cho khách sạn . Khu vực bếp và quầy bar nên lắp thêm hệ thống camera để có thể giám sát, quản lí được nhân viên. 2.1.5 Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định Khách sạn thu thập thông tin chủ yếu qua nhân viên bàn- bar, quản lí nhà hàng, nhân viên buồng, phòng kinh doanh và phòng kế toán và phòng tổ chức hành chính để nắm bắt được những thong tin xác thực nhằm đưa ra quyết định về chiến lược phát triển cho khách sạn. Tuy nhiên thì công tác thu thập thông tin của khách sạn vẫn còn hạn chế. Theo kết quả thu được từ phiếu điều tra cho thấy: 20% ý kiến cho là tốt, 40% ý kiến cho là khá , 40% cho là trung bình. 2.1.6 Kỹ năng quản trị của nhà quản trị Nhân viên khách sạn rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của ban giám đốc, đến 90% ý kiến cho rằng kỹ năng quản trị của các nhà quản trị là tương đối tốt, 10% khá. 2.2 Công tác quản trị chiến lƣợc của khách sạn 2.2.1 Đánh giá tình thế môi trường chiến lược 100% số người được phát phiếu điều tra thừa nhận việc đánh giá môi trường chiến lược đã được khách sạn tiến hành thường xuyên và bài bản. 2.2.2 Hoạch định và triển khai chiến lược Từ năm 2010 trở về trước, chiến lược của khách sạn là tập trung khai thác thị trường khách sạn. Do phân tích và dự báo trước được tình hình biến động của thị trường nên đầu năm 2009, song song với việc duy trì kinh doanh lĩnh vực Khách sạn, doanh nghiệp đã quyết định thâm nhập vào thị trường Nhà hàng nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn bị đánh giá giá yếu kém, cụ thể: GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 12  Hoạch định tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh: 80% đánh giá khá, 20% đánh giá trung bình.  Đánh giá thời cơ/thách thức từ môi trường bên ngoài: 100% đánh giá trung bình.  Đánh giá điểm mạnh/điểm yếu của doanh nghiệp: 100% đánh giá trung bình.  Hoạch định các phương án chiến lược: 70% đánh giá trung bình, 30% đánh giá kém. 2.2.3 Việc vận dụng các công cụ phân tích chiến lược Khách sạn đã áp dụng mô hình 5 áp lực của M.Porter, đi sâu vào phân tích các yếu tố trong môi trường ngành kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động của khách sạn, bao gồm: - Áp lực cạnh tranh giữa các khách sạn khác - Áp lực từ các đối thủ tiềm năng - Áp lực từ các sản phẩm thay thế - Áp lực từ sức mạnh của nhà cung ứng - Áp lực từ sức mạnh của khách hàng Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng còn nhiều tồn tại. Cụ thể: - Chưa đánh giá đúng mức tiềm năng của các đối thủ cạnh tranh - Nghiên cứu chưa sâu về các sản phẩm thay thế, và sức mạnh của các nhà cung ứng và khách hàng. 2.2.4 Công tác triển khai chiến lược kinh doanh 2.2.4.1 Đánh giá các giải pháp Marketing 100% ý kiến cho rằng khâu marketing của khách sạn rất yếu kém. Hiện nay, khách sạn chưa có bộ phận marketing, Chưa có sự đầu tư chú trọng vào quảng cáo, PR cho khách sạn và nhà hàng. Các hoạt GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 13 động nghiên cứu thị trường( tìm hiểu các chính sách, chiến lược của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng…) hầu như là không có. 2.2.4.2 Đánh giá nhân sự 100% số người được hỏi cho rằng khách sạn đã tiến hành hoạt động này khá tốt và bài bản, các phòng ban đều được sắp xếp số nhân lực một cách hợp lí và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của khách sạn và nhà hàng. 2.2.3 Đánh giá các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 10% người được hỏi đánh giá các giải phái nâng cao năng lực cạnh tranh là khá, 50% còn lại là trung bình và 40% là kém. Theo số liệu điều tra cho thấy : - Sản phẩm chất lượng tốt: 10% tốt, 60% khá, 30% trung bình - Giá cả sản phẩm phải chăng( giá buồng phòng+giá đồ ăn uống ) :100% khá - Kênh phân phối chuyên nghiệp, hiệu quả: 30% khá, 70% trung bình - Hoạt động truyền thông, xúc tiến hiệu quả; 10% khá, 60% trung bình, 30% kém - Tài chính vững mạnh: 60% tốt, 40% khá - Khả năng R&D( nghiên cứu, phát triển) mạnh: 100% trung bình - Nguồn nhân lực chất lượng cao: 50% tốt, 50% khá - Hệ thống thông tin hiệu quả: 70% khá, 30% trung bình => Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn còn khá yếu kém. GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 14 2.2.4 Lãnh đạo chiến lược phù hợp, linh hoạt Có đến 80% ý kiến cho rằng ban quản trị có những chiến lược tốt, phù hợp, linh hoạt giúp khách sạn vượt qua khủng hoảng kinh tế, 10% là khá và 10% là trung bình. 2.3 Công tác quản trị tác nghiệp của khách sạn Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp của khách sạn được thể hiện dưới biểu đồ sau: 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Tốt Khá Trung bình Quản trị mua Quản trị bán Quản trị dự dữ hàng hóa Cung ứng dịch vụ thương mại Hình 2.2 Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) 2.3.1 Công tác quản trị mua hàng Khách sạn luôn có kế hoạch nhập hàng dựa vào nhu cầu khách hàng trong từng thời điểm nhất định. Khi có đơn đặt hàng, phòng kế toán dựa vào báo cáo tình hình dự trữ thực thế về hàng hóa trong kho để xây dựng đơn đặt hàng nhằm đảm bảo tính thông suốt trong quá trình cung cấp dịch vụ. Theo kết quả điều tra thì 30 % ý kiến cho rằng công tác quản trị mua hàng của khách sạn đạt tốt ,70 % còn lại là khá. GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 15 2.3.2 Công tác quản trị bán hàng Ban quản lí khách sạn đưa ra dự báo cung ứng dịch vụ dựa trên sự phân tích kết quả đạt được trong những năm trước đó, đánh giá tình hình thực tế về nhu cầu của thị trường hiện tại và trong từng thời điểm để lên kế hoạch mua hàng, dự trữ nhằm thỏa mãn kịp thời nhu cầu của khách hàng. Có đến 70% số người được phỏng vấn đánh giá công tác quản trị bán hàng của khách sạn là tốt, 30% đánh giá là khá. 2.3.3 Công tác quản trị dự trữ hàng hóa Trước năm 2011, vì là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nên công tác dự trữ của Khách sạn không được chú trọng tới . Tuy nhiên từ năm 2011 trở về đây, do Khách sạn bắt đầu mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực Nhà hàng nên lượng dự trữ nguyên liệu có tính ổn định hơn trước bên cạnh đó bắt đầu có công tác dự trữ hàng hóa phục vụ cho việc kinh doanh. Theo kết quả điều tra thì 10 % ý kiến cho rằng công tác quản trị mua hàng của công ty đạt hiệu quả tốt, 90 % còn lại là khá. 2.3.4 Hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại Khách sạn luôn có chính sách khuyến mãi cho từng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên dựa trên kết quả điều tra,có đến 50% ý kiến đánh giá hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại của khách sạn là trung bình, còn lại là khá. 2.4 Công tác quản trị nhân lực của khách sạn Qua thu thập dữ liệu sơ cấp ta có biểu đồ sau: GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 16 120 100 80 Tốt 60 Khá 40 Trung bình 20 0 Phân tích công việc Tuyển dụng Đào tạo và Bố trí và sử nhân lực phát triển dụng nhân nhân lực lực Đãi ngộ nhân lực Đánh giá nhân lực Hình 2.3 Tình hình công tác quản trị nhân lực của khách sạn 23 Lê Thánh Tông (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) 2.4.1. Phân tích công việc Ban giám đốc xây dựng bản phác họa công việc trong đó: - Nêu ngắn gọn trách nhiệm, bổn phận của từng nhân viên trong việc thực hiện công việc - Chỉ ra khối lượng và công đoạn đặc thù của từng công việc và thời gian cần thiết để thực hiện công việc ấy. - Chỉ ra được chức danh của người thực hiện công việc. - Phải chú ý tới tâm lý của nhân viên thực hiện trực tiếp. - Chỉ ra được yêu cầu công việc. Theo điều tra thì 70% người được hỏi cho rằng khá, 30% trung bình 2.4.2. Tuyển dụng nhân lực Về tuyển dụng, dựa vào nhu cầu thực tế, Khách sạn phát đi thông báo tuyển dụng và lựa chọn những hồ sơ đạt yêu cầu, sau đó phỏng GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung Báo cáo thực tập tổng hợp Trang 17 vấn rà soát lại những ứng viên đạt yêu cầu để đánh giá năng lực cũng như phẩm chất đạo đức xem có phù hợp với yêu cầu của công việc với mỗi vị trí tuyển dụng hay không. Tìm kiếm những nguồn nhân lực mới phù hợp với mục tiêu của khách sạn trong từng giai đoạn. 80% ý kiến cho rằng khách sạn đã thực hiên tốt việc tuyển dụng nguồn nhân lực, 20% khá. 2.4.3 Đào tạo và phát triển nhân lực Khách sạn cũng khá chú trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực sẵn có và nguồn nhân lực mới nhằm đảm bảo cho nhu cầu về nhân sự trong khách sạn qua từng thời kỳ. Đối với những nhân viên cũ có năng lực và gắn bó với khách sạn,khách sạn sẽ cử đi học hoặc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Đối với những nhân viên mới, khách sạn sẽ cử những nhân viên lâu năm đã có kinh nghiệm công tác để kèm cặp hướng dẫn giúp cho nhân viên mới mau chóng nắm bắt được công việc một cách tốt nhất có thể. Theo số liệu thống kê thì 70% số người được hỏi đánh giá tốt, 30% còn lại là khá. 2.4.4 Bố trí và sử dụng nhân lực Theo số liệu thu thập 80% số người được hỏi đánh giá tốt việc bố trí và sử dụng nhân lực của ban giám đốc, 20% khá. Ban giám đốc dựa vào năng lực của từng nhân viên cũng như mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể để bố trí nhân lực một cách hợp lý và khoa học. Đối với từng vị trí, bộ phận trong khách sạn, ban lãnh đạo luôn nắm được tình hình nhu cầu thực tế của công việc và nguồn nhân lực hiện có để bố trí nhân lực nhằm đảm bảo hiệu quả trong công việc từng vị trí và bộ phận đó. GVHD: Nguyễn Thị Vân SVTH: Hoàng Thị Thùy Dung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan