Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị ph...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị phụ tùng việt nga

.DOC
16
407
58

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................................................................................... DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ......................................................................... CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ...................................... PHỤ TÙNG VIỆT NGA................................................................................................ 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga 3 1.2. Chức năng và nhiệm vụ hiện nay của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga 4 1.3. Lĩnh vực kinh doanh................................................................................................ 1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga................................ 1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật............................................................................................ 1.6. Tình hình tài chính của đơn vị.................................................................................. CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.................................... 2.1 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây...................... 2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga.......................................................................................................... 2.2.1 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu................................................................................... 2.2.2 Thị trường nhập khẩu.......................................................................................... 2.2.3 Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng.................................................................... CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................................................................................. ............................................................................................................................... 3.1 Những thành công của công ty............................................................................... 3.1.1 Công ty đã thực hiện tốt khuynh hướng nhập khẩu của đất nước........................ 3.1.2 Về hình thức nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng............................................ 3.1.3 Về thị trường tiêu thụ........................................................................................... 3.1.4 Hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty.............................................. 3.2 Những vấn đề tồn tại.............................................................................................. 3.2.1 Về mặt hàng nhập khẩu....................................................................................... 3.2.2 Về thị trường nhập khẩu...................................................................................... 3.2.3 Về quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu........................................................ 3.2.4 Về nguồn vốn của công ty................................................................................... 3.2.5 Về cơ sở vật chất kỹ thuật.................................................................................... 3.3 Đề xuất vấn đề nghiên cứu..................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ Trường Đại học Thương Mại 1 Báo cáo thực tập tổng hợp DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga................................ Bảng 1.6: Tình hình tài chính của đơn vị.................................................................................... Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty từ 2009- 2011................................................ Bảng 2.2.1: Cơ cấu hàng nhập khẩu tại công ty.......................................................................... Biểu 2.2.1: Cơ cấu hàng nhập khẩu tại công ty........................................................................... Bảng 2.2.2: Các thị trường nhập khẩu chính............................................................................. Bảng 2.2.3: Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty theo các............................... hình thức nhập khẩu................................................................................................................... Bảng 2.2.4: Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty theo từng............................. thị trường................................................................................................................................... Trường Đại học Thương Mại 2 Báo cáo thực tập tổng hợp CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG VIỆT NGA 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga Công ty TNHH thiết bị phụ tùng VIỆT NGA được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0102174132 do Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội đăng kí lần đầu ngày 28 tháng 02 năm 2007 và đăng kí thay đổi lần 3 ngày 30 tháng 06 năm 2010. Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHỤ TÙNG VIỆT NGA Tên tiếng Anh: VIET NGA SPARE PART EQUIPMENT COMPANY LIMITED Tên viết tắt: VIET NGA SP CO.LTD Địa chỉ trụ sở chính: P622 - CT16 Khu đô thị mới Định Công , Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. Tel: 04.62852024/22166446 Fax: 04.62851885 Email: [email protected] Mã số thuế: 0102174132 Đây là công ty TNHH 2 thành viên là : Ông: Nguyễn Tiến Dũng Sinh ngày: 19/10/1961 Bà: Hoàng Mai Hoa Sinh ngày: 22/12/1985 Ngay từ khi mới thành lập, công ty có số vốn kinh doanh: 4.500.000.000VNĐ (Bốn tỷ năm trăm triệu Việt Nam đồng). Và hiện tại số vốn kinh doanh đã tăng lên khoảng 60.000.000.000 VNĐ (Sáu mươi tỷ Việt Nam đồng). Từ đó đến nay, Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Việt Nga là đơn vị nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ - tổng đại lý số 1 về phân phối phụ tùng thiết bị chính hãng xe ô tô tải KAMAZ của Nga tại thị trường Việt Nam. Công ty Việt Nga đang ngày càng cố gắng không ngừng phát triển và mở rộng quy mô bán hàng của mình trên khắp cả nước, coi trọng hiệu quả kinh tế đồng thời luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Trường Đại học Thương Mại 3 Báo cáo thực tập tổng hợp 1.2. Chức năng và nhiệm vụ hiện nay của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga được thành lập đánh dấu một bước tiến mới trong công việc chiếm lĩnh vị thế bền vững của Kamaz trên thị trường Việt Nam. Qua đó phát huy thế mạnh, ưu điểm của dòng xe Kamaz tại Việt Nam, cho phép tổ chức hiện đại hóa sản phẩm. Công ty hiện đang có các kho vật tư thiết bị chuyên dùng có khai thác than và vận tải như : xe tải, xe lu, xe cẩu, xe tải thùng, xe stéc, phụ tùng thay thế… bên cạnh đó các phụ tùng không có tại Việt Nam sẽ được công xuất, nhằm giảm giá thành sản ty đặt hàng tới các hãng và sẽ được vận chuyển bằng phương tiện thích hợp và hiệu quả nhất để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng. Việt Nga luôn luôn phấn đấu và giữ uy tín với tất cả bạn hàng, tiên phong với những công trình chất lượng. Việt Nga cam kết cung cấp phụ tùng thay thế một cách tốt nhất và hoàn hảo nhất. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký; bảo toàn và tăng trưởng vốn, phát triển vốn kinh doanh; chấp hành pháp luật, thực hiện hạch toán thống kê thống nhất và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước… bảo vệ an toàn trong sản xuất kinh doanh và môi trường, sức khỏe cho người lao động, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Làm tốt công tác xã hội, đóng góp các quỹ từ thiện, quỹ xóa đói giảm nghèo, xóa nhà dột nát, quỹ ủng hộ đồng bào vũng lũ… ổn định đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Giữ vững các mối quan hệ trong công ty và các cơ quan hữu quan. 1.3. Lĩnh vực kinh doanh Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: - Mua bán ô tô, xe máy và các linh kiện, thiết bị phụ tùng thay thế. - Kinh doanh xe ben, xe tải, xe lu, xe cẩu, xe container, xe ô tô chở rác và linh kiện, thiết bị phụ tùng thay thế của xe. - Kinh doanh máy: nén khí, ủi, xúc, đào, gạt,... - Mua bán máy móc thiết bị, phục vụ ngành công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ lợi, xây dựng, khai khoáng. - Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hoá công ty kinh doanh. 1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga Trình độ lao động của công ty đã được nâng cao dần, số lượng lao động năm 2012 nhiều hơn so với năm 2011(36 so với 33 nhân viên). Lao động trong công ty chủ yếu còn rất trẻ, có tâm huyết với nghề, yêu nghề, tích cực trong công việc. Trường Đại học Thương Mại 4 Báo cáo thực tập tổng hợp Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng kinh doanh Kho cảng Hp Phòng ba khác Kế toán trưởng Trưởng phòng kinh doanh Quản lý kho Phòng kỹ thuật Kế toán tổng hợp, thuế… Nhân viên kinh doanh Kế toán kho Phòng HC Nhân viên Lễ tân, văn thư, lái xe… Thủ quỹ Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga Ban Giám đốc Công ty: (Bao gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc) + Lựa chọn các chính sách kế toán phù hợp và áp dụng các chính sách đó một cách nhất quán. + Đưa ra các phán đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng. + Nêu rõ các Chuẩn mực kế toán đang áp dụng . + Lập các Báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục trừ khi việc tiếp tục hoạt động của Công ty không được đảm bảo. Ban Giám đốc có trách nhiệm phản ánh hợp lý tình hình tài chính của Công ty tại bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo rằng Báo cáo tài chính tuân thủ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các Quy định pháp lý khác có liên quan. Ban Giám đốc cũng chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho tài sản của Công ty và vì vậy thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn và phát hiện các hành vi gian lận và sai phạm khác. Phòng kế toán tài chính: (Bao gồm 1 kế toán trưởng, 4 kế toán tài chính, 1 thủ quỹ). Là phòng giúp việc cho tổng giám đốc trong công tác SXKD của công ty, nhằm sử dụng đồng vốn đúng mục đích, theo dõi và quản lý dòng lưu chuyển tiền tệ, đúng chế độ, hợp lý và phục vụ SXKD có hiệu quả cao. Phòng có chức năng chung là thực hiện chế độ hạch toán ké toán trong doanh nghiệp, phát hiện những Trường Đại học Thương Mại 5 Báo cáo thực tập tổng hợp chi phí bất hợp lý trong quá trình sản xuất, đảm bảo cho SXKD được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Lập chứng từ sổ sách thu chi với khách hàng, báo cáo kịp thời cho giám đốc về kết quả SXKD, trích lập các quỹ… Phòng kinh doanh: (Bao gồm 1 trưởng phòng kinh doanh, 8 nhân viên kinh doanh) Chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm của công ty và lên kế hoạch tiêu thụ. Phân tích được những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ và tìm biện pháp khắc phục. Lập kế hoạch xuất, nhập hàng hóa, nguyên vật liệu. Phòng kỹ thuật: (Gồm 4 nhân viên và 1 nhân viên phụ trách IT) Chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của máy móc thiết bị và kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Phòng hành chính: (Gồm 2 nhân viên) Chịu trách nhiệm về việc theo dõi, chấm công, quản lý nhân sự trong toàn bộ công ty. Lễ tân, văn thư, lái xe: (Gồm 2 lễ tân, 1 văn thư, 1 lái xe) Có trách nhiệm đón tiếp khách hàng, trực điện thoại và lưu giữ một số văn bản cần thiết. Nhân sự tại kho cảng Hải Phòng: ( 1 quản lý kho, 1 kế toán, 4 nhân viên) Thực hiện thông quan hàng hóa tại cảng. Kiểm kê hàng hóa xuất nhập kho, thông báo lên công ty tình hình hàng hóa lưu, nhập, xuất hàng tuần. Bảng 1.4 : Tình hình nhân sự trong công ty Trình độ Trung cấp và cao đẳng Đại học Trên đại học Tổng số Nữ 0 19 2 21 (Nguồn: Phòng hành chính) Số lượng hiện tại là 36 người, trình độ đại học chiếm đa số, nguồn nhân lực của công ty đã mang lại rất nhiều những thành công cũng như việc tìm kiếm và nắm bắt những cơ hội trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trình độ sử dụng ngoại ngữ của nhân viên trong công ty gần 80%, tiếng Anh hầu hết được dùng như một ngôn ngữ thứ 2. Khoảng 20% nhân viên công ty sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Nga. Bên cạnh đó, 100% nhân viên của công ty sử dụng máy tính thành thạo. 1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật Văn phòng của công ty đặt tại P1306 – CT9 Khu đô thị mới Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. Trường Đại học Thương Mại Nam 2 11 2 15 6 Báo cáo thực tập tổng hợp Ngoài ra, công ty còn có chi nhánh ở Hải Phòng, địa chỉ: Kho 26- Tổng kho 3 Lạc Viên- 142 Lê Lai- Ngô Quyền- Hải Phòng. Nơi làm việc của mỗi nhân viên được trang bị đầy đủ với một máy điện thoại bàn, một máy tính nối mạng, cũng với các trang thiết bị văn phòng khác. 1.6. Tình hình tài chính của đơn vị Bảng 1.6: Tình hình tài chính của đơn vị 2009 Chỉ tiêu Tài sản TSCĐ TSLĐ Nguồn vốn Nợ phải trả NVCSH Số tiền 38.526 1.171 37.355 38.526 10.135 28.391 2010 Tỷ lệ (%) 100 3,04 96,96 100 38,01 61,99 Số tiền 48.345 1.716 46.629 48.345 13.734 34.611 2011 Tỷ lệ (%) 100 3,55 96,45 100 35,2 64,8 Tỷ lệ (%) 60.134 100 2.268 3,77 57.566 96.23 60.134 100 16.566 36.3 43.568 63,7 (nguồn: Phòng kế Số tiền toán) Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) của công ty hàng năm đều thấp (trung bình 3,45 %), trong khi đó tỷ lệ tài sản lưu động (TSLĐ) trên tổng tài sản lại rất lớn (trung bình 96,55 %), điều này rất hợp lý đối với một doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ nguồn hình thành tài sản cho thấy tài sản hình thành chủ yếu từ các khoản phải thu của khách hàng nên có rủi ro cao dù giá trị tổng tài sản lớn. Tổng nguồn vốn của công ty cao, nhưng chiếm tỷ trọng chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH) chiếm trung bình 63,5 %, còn lại là nợ phải trả 36,5 % , công ty có các khoản nợ ngắn hạn chiếm đa số và không có nợ dài hạn. CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty từ 2009- 2011 Trường Đại học Thương Mại 7 Báo cáo thực tập tổng hợp (Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam) Tiêu chí Mã 2009 Doanh thu thuần về bán hàng 10 20.150.869.548 và cung cấp dịch vụ 2010 21.700.359.417 2011 39.616.574.754 Giá vốn hàng bán 11 Lợi nhuận gộp về bán hàng 20 và cung cấp dịch vụ 18.668.319.814 1.482.549.734 19.916.663.538 1.783.695.879 36.815.973.575 2.800.601.179 Lợi nhuận thuần từ hoạt 30 động kinh doanh 26.753.968 4.237.937 174.201.414 Tổng lợi nhuận kế toán trước 50 thuế 26.753.968 3.137.961 48.380.105 Lợi nhuận sau thuế thu nhập 60 doanh nghiệp 22.072.024 2.353.417 39.913.587 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng kết quả kinh doanh của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga ta có thể nhận thấy rằng doanh thu của công ty có xu hướng tăng và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011 (từ khoảng 21 tỷ lên gần 40 tỷ tăng 83%) có thể nói rằng đây là một tín hiệu rất khả quan nhất là trong thời điểm nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang gặp nhiều khó khăn hiện nay. Mặc dù doanh thu của công ty vẫn tăng song lợi nhuận năm 2010 lại giảm mạnh so với năm 2009 và chỉ phục hồi lại vào năm 2011. Điều này có thể được lí giải bởi 3 nguyên nhân chính như sau: Một là sự biến động của nền kinh thế giới, do là đơn vị hoạt động của yếu trong lĩnh vực nhập khẩu với nước ngoài nên công ty không thế tránh khỏi xu hướng suy thoái này, Hai là, sự phát sinh chi phí tài chính (do hàng tồn kho lớn lên tới gần 8 tỷ đồng kéo theo việc khó khăn trong việc quay vòng vốn nên công ty phải vay lãi gần 9 tỷ đồng phát sinh chi phí lãi vay). Ba là do sự biến động của thì trường, trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của những dòng xe như Hyunhdai, IUSUZU, IFA… làm cho thị phần của xe Kamaz tại thị trường Việt Nam ngày càng thu hẹp lại (hiện tại chiếm từ 10 %- 15%) và bên cạnh đó trên thị trường cung cấp thiết bị phụ tùng công ty cũng đang phải đối mặt với hàng có nguồn gốc Trung Quốc với giá bán thấp hơn hẳn. Trường Đại học Thương Mại 8 Báo cáo thực tập tổng hợp Tóm lại, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn được đánh giá là hiệu quả trong 3 năm gần đây vì hiện tại đang trong thời kì rất khó khăn cho các doanh nghiệp. Để đạt được kết quả này là do doanh nghiệp đã hết sức linh hoạt và nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, phân phối và tìm kiếm nhưng đối tác mới. 2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga 2.2.1 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Bảng 2.2.1: Cơ cấu hàng nhập khẩu tại công ty Đơn vị: USD 2009 2010 1034.083,6 Tỷ trọng (%) 66,4 523.271,4 1557.355 Chỉ tiêu Giá trị (USD) Các loại xe Máy móc và thiết bị phụ tùng và các hàng hóa khác Tổng 2011 1270.877,3 Tỷ trọng (%) 58,8 2034.752,1 Tỷ trọng (%) 72,1 33,6 890.478,7 41,2 787.372,9 27,9 100 2161.356 100 2822.125 100 Giá trị (USD) Giá trị (USD) (Nguồn: Phòng kinh doanh) Biểu 2.2.1: Cơ cấu hàng nhập khẩu tại công ty. Đơn vị: USD Theo bảng trên ta thấy, kim ngạch nhập khẩu các loại xe của công ty tăng đều theo các năm, năm 2009 là 1034.083,6 USD, năm 2010 là 1270.877,3 USD, đến năm 2011 thì gia tăng đáng kể là 2034.752,1 USD, gấp 1,97 lần năm 2009 và gấp 1,6 lần năm 2010. Trong năm 2009 và 2010 kim ngạch nhập khẩu máu móc thiêt bị tăng chậm là do trong thời gian này, công ty đang tập trung chủ yếu vào Trường Đại học Thương Mại 9 Báo cáo thực tập tổng hợp hình thức nhập khẩu uỷ thác mà nhiều hợp đồng uỷ thác lớn đã kết thúc, chưa có thêm hợp đồng lớn mới nào. Bên cạnh đó, phải kể đến sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng giảm, đến năm 2010 mới có sự phục hồi chậm và sự biến động về giá cả trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, giá xăng dầu trên thế giới trong những năm gần đây luôn diễn biễn theo chiều hướng tăng nhanh, làm tăng chi phí vận chuyển, tăng giá thành trong việc nhập khẩu hàng hoá. Khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện nhiều cho việc nhập khẩu hàng hoá nói chung và nhập khẩu máy móc thiết bị nói riêng, cũng với việc đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước, công ty đã nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị làm tỷ trọng nhập khẩu tăng nhanh trong tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty. 2.2.2 Thị trường nhập khẩu Trên con đường tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần xây dựng thương mại XNK đã không ngừng đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, mua hàng đúng chất lượng với giá cả phải chăng từ những nhà cung cấp có uy tín và là bạn hàng lâu năm của công ty. Ngoài Liên bang Nga là thị trường nhập khẩu chính, công ty còn nhập khẩu các sản phẩm của mình từ nhiều thị trường khác, trong đó chiếm đa số là Nhật Bản và Hàn Quốc. Cụ thể là: Bảng 2.2.2: Các thị trường nhập khẩu chính Đơn vị: USD Các thị trường nhập khẩu chính Liên bang Nga 2009 591.802 2010 713.789 2011 894.435 Nhật Bản 394.642 555.945 765.752 Hàn Quốc 316.655 437.270 577.582 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch nhập khẩu những năm sau luôn cao hơn năm trước do trong những năm này, các phòng kinh doanh đã rất cố gắng trong việc tìm kiếm bạn hàng cũng như tìm hiểu hàng hoá, đã tìm mọi biện pháp “thu gom” nhiều mặt hàng kể cả những mặt hàng có giá trị không lớn. Công ty luôn chú trọng vào hoạt động nhập khẩu hàng hoá để cung cấp tiêu dùng trong nước. 2.2.3 Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng Hiện nay, tại Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga đang áp dụng hai hình thức nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Do nhập khẩu xe, máy móc thiết bị xây dựng đòi hỏi công ty phải có được lượng vốn lớn Trường Đại học Thương Mại 10 Báo cáo thực tập tổng hợp trong khoảng thời gian khá dài. Trong khi đó, do công ty vẫn còn non trẻ nên lượng vốn chỉ có hạn do vậy khó có thể nhập khẩu trực tiếp xe, máy móc và thiết bị. Tuy nhiên, khi tiến hành các hoạt động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác thì công ty có thể tiến hành nhập khẩu trực tiếp. Hình thức kinh doanh này đạt hiệu quả cao do công ty chủ động được nguồn hàng nhập khẩu, thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với bạn hàng. Hình thức nhập khẩu uỷ thác được sử dụng nhiều tại công ty. Bởi công ty chưa có đủ điều kiện để nhập khẩu trực tiếp các loại máy móc thiết bị nên công ty đã uỷ thác cho doanh nghiệp khác trực tiếp giao dịch ngoại thương, tiến hành nhập khẩu máy móc thiết bị theo yêu cầu của công ty. Bảng 2.2.3: Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty theo các hình thức nhập khẩu. Đơn vị: USD 2009 2010 2011 Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị Chỉ tiêu trọng trọng (USD) (USD) (USD) (%) (%) Tổng giá trị nhập khẩu 1034.083,6 1270.877,3 100 2034.752,1 100 65,70 60,12 Nhập khẩu uỷ thác 744.188,6 71,966 835.004,5 1223.435,4 3 7 34,29 39,87 Nhập khẩu trực tiếp 289.895 28,034 435.872,8 811.316,7 7 3 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Nhìn vào bảng trên ta thấy trong vòng 3 năm trở lại đây, giá trị kim ngạch nhập khẩu uỷ thác trong tổng kim ngạch nhập khẩu tăng đều theo mỗi năm, nhưng tỷ trọng lại giảm so với nhập khẩu trực tiếp. Giá trị kim ngạch nhập khẩu trực tiếp tăng nhanh từ 174.334 USD năm 2009 đến 811.316,7 USD năm 2011, tăng 13,818%. Hoạt động nhập khẩu uỷ thác vẫn được sử dụng nhiều tại công ty nhưng có xu hướng giảm dần do một số hợp đồng uỷ thác lớn sau một thời gian thực hiện đã hoành thành mà chưa có hợp đồng nào mới và sau nhiều năm công ty đi vào hoạt động đã có lãi nên công ty chuyển dần sang hình thức nhập khẩu trực tiếp vì hình thức này đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, độ rủi ro ít hơn do tiếp xúc trực tiếp với nguồn hàng và bạn hàng. Bảng 2.2.4: Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty theo từng thị trường Tỷ trọng (%) 100 Đơn vị: USD 2009 Trường Đại học Thương Mại 2010 11 2011 Báo cáo thực tập tổng hợp Các thị trường nhập khẩu chính Nhật Bản Liên bang Nga Giá trị (USD) 142.806,9 Tỷ trọng (%) 15,23 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 184.023 16 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 276.929,8 14,8 1481.706, 657.573,8 70,16 849.835,7 73,86 79,22 5 Hàn Quốc 137.326,3 14,61 116.793,6 10,14 111.707,8 5,98 Tổng giá trị nhập 1.150.652, 1.870.344, 937.707 100 100 100 khẩu 3 1 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Nhìn vào bảng trên ta thấy, công ty nhập khẩu xe, máy móc và thiết bị nhiều nhất của thị trường Liên bang Nga. Bởi hàng hoá Nga có sự đảm bảo về chất lượng, giá thành lại hợp với nhiều công ty trong nước. Tại công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga, giá trị kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng từ Liên bang Nga đã tăng lên nhiều, từ 657.573,8 USD năm 2009 đến 1481.706,5 USD năm 2011 (tăng gấp 2.25 lần), tỷ trọng tăng từ 70,16 % năm 2009 lên 79,22 % năm 2011 trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Bên cạnh đó là tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc giảm dần theo các năm do công ty lấy thị trường Nga là thị trường nhập khẩu chính. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1 Những thành công của công ty 3.1.1 Công ty đã thực hiện tốt khuynh hướng nhập khẩu của đất nước Trường Đại học Thương Mại 12 Báo cáo thực tập tổng hợp Đó là giảm thiểu việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, tăng cường nhập khẩu những mặt hàng nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của công ty tăng theo mỗi năm, năm 2009 là 1034.083,6 USD, năm 2010 là 1270.877,3 USD, đến năm 2011 thì gia tăng đáng kể là 2034.752,1 USD, gấp 1,97 lần năm 2009 và gấp 1,6 lần năm 2011. 3.1.2 Về hình thức nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng Hầu hết các mặt hàng của công ty đều nhập khẩu từ những thị trường truyền thống, đảm bảo tính đồng bộ của xe, hệ thống máy móc, các thiết bị, phụ tùng thay thế liên quan đến ngành xây dựng. Về hình thức nhập khẩu, công ty đang dần chuyển sang hình thức nhập khẩu trực tiếp, giảm dần tỷ trọng nhập khẩu uỷ thác. Cụ thể là giá trị kim ngạch nhập khẩu trực tiếp tăng nhanh từ 289.895 USD năm 2009 đến 811.316,7 USD năm 2011, tăng 11,839%. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu uỷ thác đang giảm dần từ 71,966% năm 2009 xuống còn 60,127% năm 2011. 3.1.3 Về thị trường tiêu thụ So với các công ty cùng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp máy móc thiết bị xây dựng nhập khẩu thì Công ty cổ phần xây dựng thương mại XNK đã có một thị trường tiêu thụ khá ổn định. Thị trường tiêu thụ trong nước của công ty chủ yếu ở Hà Nội, ngoài ra còn ở những tỉnh lân cận như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa… Công ty đã,đang và sẽ nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường giúp cho hình ảnh của công ty luôn đứng vững trong lòng khách hàng. 3.1.4 Hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của công ty tăng đều theo các năm, năm 2009 là 1034.083,6 USD, năm 2010 là 1270.877,3 USD, đến năm 2011 thì gia tăng đáng kể là 2034.752,1 USD, gấp 1,97 lần năm 2009 và gấp 1,6 lần năm 2010. Trong năm 2009 và 2010 kim ngạch nhập khẩu máu móc thiêt bị tăng chậm là do trong thời gian này, công ty đang tập trung chủ yếu vào hình thức nhập khẩu uỷ thác mà nhiều hợp đồng uỷ thác lớn đã kết thúc, chưa có thêm hợp đồng lớn mới nào. Thêm nữa, giá xăng dầu trên thế giới trong những năm gần đây luôn diễn biễn theo chiều hướng tăng nhanh, làm tăng chi phí vận chuyển, tăng giá thành trong việc nhập khẩu hàng hoá. 3.2 Những vấn đề tồn tại 3.2.1 Về mặt hàng nhập khẩu Trường Đại học Thương Mại 13 Báo cáo thực tập tổng hợp Hiện nay công ty nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho ngành xây dựng có tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu chiếm 66,75% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, còn lại là nhập khẩu những máy móc và sản phẩm cơ khí phục vụ ngành nông, lâm, hải sản chiếm 33,25%. Công nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngày nay đòi hỏi sự đổi mới, nâng cấp hay củng cố máy móc thiết bị ở tất cả các ngành nên công ty cần khai thác nhập khẩu những máy móc thiết bị cho những ngành khác ngoài ngành xây dựng mà công ty đang nhập khẩu chủ yếu. 3.2.2 Về thị trường nhập khẩu Công ty quá tập trung vào thị trường Liên bang Nga. Việc khai thác những thế mạnh về máy móc thiết bị xây dựng tại thị trường Nga là rất tốt nhưng công ty cũng nên mở rộng ra những thị trường tiềm năng khác để phân bổ rủi ro nếu thị trường Nga có những biên động mạng gây ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của công ty. 3.2.3 Về quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty hầu hết là những người trẻ tuổi nên chưa có nhiều kinh nghiệm và trình độ trong hoạt động nhập khẩu. Đầu tiên là việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Giai đoạn chuẩn bị giao dịch trước khi ký kết hợp đồng của công ty chưa được coi trọng đúng mức. Thứ hai là trong công tác làm thủ tục thanh toán. Hiện nay công ty chỉ sử dụng phương pháp thanh toán tín dụng chứng tù là chủ yếu, vì vậy công ty cần áp dụng nhiều phương pháp thanh toán tiền hàng với đối tác nhiều hơn nữa để phân bổ những rủi ro. Những thủ tục thanh toán L/C còn rườm rà, trong nhiều trường hợp L/C được mở không đúng như trong hợp đồng làm bên đối tác không chấp nhận, công ty lại phải chỉnh sửa làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện việc nhập khẩu, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. 3.2.4 Về nguồn vốn của công ty Do mới thành lập từ năm 2002 nên đến nay Công ty cổ phần xây dựng thương mại XNK chưa có nhiều vốn nên việc nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của công ty còn nhiều hạn chế. Đối với những dự án lớn, công ty thường đi vay vốn của những Ngân hàng. Và khi việc vay vốn gặp khó khăn không kịp tiến độ thực hiện hợp đồng thì sẽ gây cản trở cho hoạt động nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi nguồn vốn của công ty hạn chế, công ty không có đủ tự tin để có thể nhận những hợp đồng có giá trị lớn vì thể bỏ qua nhiều cơ hội trong hoạt động kinh doanh của công ty. 3.2.5 Về cơ sở vật chất kỹ thuật Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ thông tin thì việc ứng dụng thương mại điện tử vảo hoạt động kinh doanh là rất cần thiết giúp giảm chi phí Trường Đại học Thương Mại 14 Báo cáo thực tập tổng hợp nghiên cứu thị trường, chi phí cho việc ký kết hợp đồng, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá, nâng cao hình ảnh của công ty… nhưng công ty vẫn chưa chú trọng nhiều đến hoạt động thương mại điện tử. Điển hình là việc công ty chưa thực sự quan tâm đến website. Trang web còn sơ sài, nội dung chưa được cập nhật. 3.3 Đề xuất vấn đề nghiên cứu Từ những vấn đề đã trình bày ở trên, em xin đề xuất 2 vấn đề nghiên cứu như sau: 1. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga 2. Nâng cao hiệu quả đàm phán trong quá trình nhập khẩu tại công ty TNHH thiết bị phụ tùng Việt Nga. Trường Đại học Thương Mại 15 Báo cáo thực tập tổng hợp TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục sách tham khảo 1. Hoàng Kình (1998), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. PGS.TS Doãn Kế Bôn (chủ biên), Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị-Hành chính. Danh mục tài liệu tham khảo từ công ty 1. Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2009, 2010, 2011 2. Báo cáo tài chính các năm 2009, 2010, 2011 3. Báo cáo kinh doanh nhập khẩu thiết bị phụ tùng các năm 2009, 2010, 2011 4. Hồ sơ lưu trư hợp đồng nhập khẩu Danh mục website tham khảo 1. Trang web của ITASCO: http://kamvia.vn/Vi, truy cập ngày 20/07/2012, Bài viết KAMAZ hình thành và phát triển, link truy cập http://kamvia.vn/Vi/Content?opt=view&id=3658 2. Các trang web: tailieu.vn, luanvan.net, website http://doanhnghiep.1ty.vn/view-114633/cong-ty-tnhh-thiet-bi-phu-tungviet-nga. Trường Đại học Thương Mại 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan