Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệp tại công ty jeil panel vin...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệp tại công ty jeil panel vina

.PDF
30
15322
48

Mô tả:

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Phần 1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH JEIL PANEL VINA. 1. Giới thiệu khái quát về công ty Jeil Panel Vina 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. - Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Jeil Panel Vina - Tên giao dịch: Jeil panel vina co ltd - Công ty TNHH Jeil Panel Vina là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, thành lập ngày 18/05/2009 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp. - Vốn điều lệ của công ty là 1.700.000.000 đồng Việt Nam (Một tỷ bẩy trăm triệu đồng chẵn), tương đương 100.000 USD. - Trụ sở sản xuất: xã Trung Hưng huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên. - Văn phòng đại diện: Tại Hà Nội: số 15 ngõ 170 Hoàng Ngân trung Hòa Cầu Giấy Hà Nội Tại TP Hồ Chí Minh: 3D313_6 Grand View Phú Mỹ Hưng quận 7 TP Hồ Chí Minh - Giám đốc: Kim Rackwan Rocky - Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty: Công ty chuyên sản xuất, gia công và phân phối các loại tấm lợp, tấm vách cách âm cách nhiệt. Ngoài ra công ty còn tham gia thi công san lấp mặt bằng, xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp. - Danh mục sản phẩm: 1. Vật liệu bảo ôn, cách nhiệt 2. Xây dựng – thầu xử lý nền móng và hầm 3. Xây dựng – thầu sửa chữa và bảo trì 4. Xây dựng – thầu phá vỡ và di dời 5. Xây dựng – thầu lan can cầu thang 6. Xây dựng – thầu đóng cọc 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty - Chức năng của công ty: Là doanh nghiệp nằm trong nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm tại khu công nghiệp quan trọng của tỉnh Hưng Yên, công ty TNHH Jeil Panel Vina đã tại công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Là một GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 1 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp trong những doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm tấm lợp, vách cách âm, cách nhiệt...công ty đã cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm có chất lượng và thi công rất nhiều công trình có giá trị cho đời sống và hiện đang là nhà cung cấp các tấm panel cách âm, cách nhiệt cho gần như là tất cả các KCN lớn ở phía Bắc Việt Nam. - Nhiệm vụ: Công ty luôn chấp hành các quy định pháp luật, làm ăn chính đáng, đóng thuế đầy đủ, kịp thời. Đối xử công bằng với cán bộ công nhân viên, trả lương đầy đủ, đúng thời hạn, đóng bảo hiểm cho công nhân, cán bộ trong công ty, đảm bảo quyền cho người lao động. Giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo hoạt động của nhà máy không ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường xung quanh và đời sống của người dân quanh khu vực. 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Giám đốc Phó giám đốc Văn phòng Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch vật tư Nhà máy Phòng nhân sự Phòng kinh doanh ( Nguồn: phòng nhân sự ) Nhận xét: Hiện nay công ty có 59 công nhân viên làm việc trong các phòng ban và bộ phận khác nhau. Cơ cấu bộ máy được tổ chức theo kiểu trực tuyến đến từng phòng ban, bộ phận sản xuất kinh doanh thông qua trưởng phòng đảm bảo luôn nắm bắt được những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường cũng như khả năng tài chính của công ty. Mô hình cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty cũng đã mang lại cho công ty nhiều thành công nhưng trong tình hình thị trường biến động và tầm nhìn chiến lược như của công ty trong vài năm tới thì cần phải thay đổi để phù hợp và để đạt được thành công. GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 2 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại 2. Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp 2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp Số lượng lao động: 499 người tham gia bảo hiểm xã hội tính đến hết tháng 12 năm 2013, ngoài ra hàng tháng còn có một số lao động tham gia thử việc tại công ty. Bảng 1.1 Cơ cấu lao động theo trình độ Trình độ Số lượng Đại học Cao đẳng 35 20 Trung cấp 4 Lao động Tổng số lao phổ thông động 440 499 ( Nguồn: báo cáo nhân lực tháng 12 năm 2013 - phòng nhân sự ) Nhân xét: Chất lượng lao động của công ty còn hạn chế, tỉ lệ lao động có bằng đại học thấp, chỉ chiếm 7% tổng số lao động khối văn phòng và kĩ thuật. Phần lớn quản lí cấp trung của công ty có trình độ năng lực quản lí còn thấp, kỹ năng chia sẻ thông tin và giải quyết các sự cố chưa tốt. Đặc biệt chỉ một số rất ít nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ công việc, điều này gây cản trở lớn trong bước đường hội nhập phát triển của công ty. 2.2. Cơ cấu lao động của công ty Bảng 1.2 Cơ cấu lao động của công ty tháng 12 năm 2013 Bộ phận Nam Nữ Tổng Văn phòng 11 22 33 Kiểm tra chất lượng 7 3 10 Kỹ thuật 16 0 16 Nhà ăn 0 8 8 100 432 133 499 Tổng số công nhân 332 trực tiếp Tỏng số lao động 366 ( Nguồn: báo cáo nhân lực tháng 12 năm 2013 - phòng nhân sự) Nhận xét: Công ty có số lượng lao động phổ thông tương đối lớn với tổng số là 440 và chủ yếu là lao động nam chiếm khoảng 73% do đặc thù công việc chủ yếu là làm việc tại các công trường và vận hành máy móc. Có thể nói cơ cấu lao động của GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 3 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp công ty khá phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều lao động nam cũng dẫn tới tình trạng công ty gặp phải những khó khăn trong công tác quản lý nhân sự. 3. Qui mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp 3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 1.3 Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty (2010-2012), đơn vị: triệu đồng Tài sản 2010 2011 2012 Tổng tài sản 202.418 235.496 243.371 Tài sản ngắn hạn 106.401 110.580 113.431 ( 52,56% ) ( 46,96% ) ( 46,61% ) 96.017 124.916 129.940 ( 47,44% ) ( 53,04% ) ( 53,39% ) Tài sản dài hạn (Nguồn: báo cáo tài chính công ty các năm 2010-2012_ phòng kế toán tài chính) Nhận xét: Tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỉ trọng dao động quanh mức 49% trong 3 năm liên tiếp. Trong đó tài sản ngắn hạn chủ yếu ở dạng các khoản phải thu ngắn hạn chiếm trung bình khoảng 64%. Về phần tài sản dài hạn, chủ yếu là tài sản cố định chiếm khoảng 84%. Có thể nói cơ cấu vốn kinh doanh của công ty cho tới thời điểm này là phù hợp với tình hình hoạt động của công ty ở cả hiện tại và định hướng trong tương lai. 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Bảng 1.4. Cơ cấu nguồn vốn của công ty (2010-2012), đơn vị: triệu đồng Nguồn vốn 2010 2011 2012 Tổng nguồn vốn 202.418 235.496 243.371 Nợ phải trả 99.575 111.501 113.511 (49,19% ) (47,26% ) (46,64% ) 102.843 123.995 129.860 (50,81% ) (52,74% ) (53,36% ) Vốn chủ sở hữu (Nguồn: báo cáo tài chính công ty các năm 2010-2012_ phòng kế toán tài chính) Nhận xét: Qua các năm mặc dù nợ phải trả của công ty liên tục tăng tuy nhiên tỷ trọng trong cơ cấu vốn lại giảm từ mức 49,19% năm 2010 đến 2012 chỉ còn 46,64%, do hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tốt, doanh thu tăng liên tục qua các năm. Song song với đó là vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng lên, so với nợ GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 4 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp phải trả thì chiếm tỉ trọng cao hơn, chứng tỏ ban giám đốc của công ty có sự chỉ đạo, phương hướng kinh doanh đúng đắn. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 4. Bảng 1.5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2010-2012), đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2011 2012 Doanh thu thuần về bán hàng và 51888,19 cung cấp dich vụ Giá vốn hàng hóa 48808,60 89156,73 99646,68 81022,45 90931,76 8134,28 8714,92 4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 3079,59 cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính 18,76 21,22 36,48 6 Chi phí tài chính 525,42 754,49 240,66 7 Chi phí bán hàng 607,98 823,13 326,98 8 Chi phí quản lí doanh nghiệp 2260,74 5066,51 6645,26 9 2334,50 1865,48 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động 312,19 kinh doanh Lợi nhuận khác -0,16 -1,04 -7,74 11 Lợi nhuận trước thuế 312,03 2333,45 1857,74 12 Lợi nhuận sau thuế 302,21 1925,10 1532,64 1 2 3 2010 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - phòng kế toán tài chính) Nhận xét tình hình kinh doanh của công ty: Qua số liệu thống kê trong 3 năm liên tiếp là 2010, 2011, và 2012 cho thấy công ty đã có kết quả kinh doanh tăng trưởng vô cùng ấn tượng với mức tăng trưởng doanh thu so với năm trước là 172% năm 2011 và 112% năm 2012, cùng với đó mức lợi nhuận đã tăng 264% từ 2010 đến 2011 và đạt mức tăng 107% năm 2012. Hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho công ty là sản xuất và phân phối panel cách âm, cách nhiệt chiếm khoảng 68% tổng lợi nhuận trong năm 2012. Trong bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước khó khăn những năm gần đây, thì kết quả kinh doanh của công ty là đáng được khen ngợi (mặc dù lợi nhuận thuần tăng mạnh năm 2011 sau đó giảm nhẹ năm 2012). Chứng tỏ khả năng quản lý tốt của đội ngũ lãnh đạo của công ty và sự hoạt động có hiệu quả của toàn thể nhân viên trong công ty. GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 5 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Phần 2. NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH JEIL PANEL VINA. Để phát hiện những tồn tại chính cần giải quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu của công ty, em đã tiến hành thu thập và xử lý các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan. Trong đó, các dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu có sẵn tại doanh nghiệp, thu thập trong quá trình thực tập, đó là: các báo cáo tài chính năm 2010, 2011 và 2012; thông tin trên website của công ty, thống kê về nhân lực, báo cáo thành tích, kết quả hoạt động và các bài báo về công ty. Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập thông qua điều tra trắc nghiêm 15 cán bộ nhân viên từ ngày 7/01 đến ngày 12/01. Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm được đính kèm ở phụ lục. Tổng hợp các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trong công ty, nhận thấy những tồn tại chính cần giải quyết trong các lĩnh vực quản trị là: 2.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị Các chức năng quản trị gồm có hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát. Công ty TNHH Jeil Panel Vina là một doanh nghiệp có mô hình cấu trúc tổ chức theo phòng ban. Theo những dữ liệu thứ cấp thu thập được tại công ty cho thấy chức năng của các phòng ban vẫn có tình trạng chồng chéo chức năng, một nhân viên có thể thực hiện nhiều công việc. Giám đốc và phó giám đốc ngoài nhiệm vụ lãnh đạo còn thực hiện nhiều công việc của các nhân viên như nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhà cung cấp… Điều này phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty do chưa có sự chuyên môn hoá rõ ràng trong công việc. Qua tiến hành điều tra trắc nghiệm, thu được kết quả như sau: Hình 2.1 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị 100% 80% 13 33.3 40 40 66.7 20% Kém Yếu 46.7 60% 40% 40 60 40 Trung bình Khá Tốt 20 0% Hoạch định Tổ chức Lãnh đạo Kiểm soát (Nguồn: điều tra khảo sát) Nói tóm lại, việc thực hiện các chức năng quản trị trong công ty diễn ra ở mức khá, khoảng 63,35% ý kiến nhận xét đánh giá tốt, còn lại 36,65% cũng lựa chọn GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 6 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp mức khá đối với việc thực hiện các chức năng quản trị bao gồm hoạch định và lãnh đạo. Trong khi đó hai chức năng tổ chức và kiểm soát còn ở mức trung bình. Có thể thấy được công ty đã chú trọng trong việc thực hiện các chức năng quản trị, tạo điều kiện cho nhân viên thực hiện công việc theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ, các kế hoạch sản xuất bán hàng cũng được xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc, theo nguyên tắc công bằng, dân chủ tạo hiệu quả cao trong các hoạt động và phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh của công ty. Yếu kém còn tồn tại: Từ kết quả điều tra có thể thấy rằng việc thực hiện chức năng tổ chức và kiểm soát còn chưa thực sự hiệu quả do quá trình trao đổi và xử lý thông tin trong nội bộ công ty còn hạn chế mặc dù hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công ty đã được ban giám đốc chú trong quan tâm. 2.1.1. Chức năng hoạch định Theo kết quả điều tra thì công ty đã và đang làm tốt chức năng hoạch định đánh giá đúng môi trường kinh doanh, xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể liên quan đến dự báo và xây dựng các kế hoạch kinh doanh cụ thể. Ban lãnh đạo công ty luôn nhấn mạnh, đề cao tầm quan trọng của quá trình hoạch định do đây là khâu quan trọng giúp cho các hoạt động tác nghiệp diễn ra thuận lợi, tránh được một số rủi ro không đáng có và quyết định thành công về sau của công ty. Yếu kém còn tồn tại: Môi trường kinh doanh gần đây thường xuyên biến động cũng như nhu cầu của người tiêu dùng thay đôi không ngừng, ảnh hưởng từ nhà cung cấp nguyên vật liệu dẫn đến hoạt động hoạch định đôi khi còn chưa sát với tình hình và nhu cầu thực tế. 2.1.2. Chức năng tổ chức. Theo kết quả điều tra, việc thực hiện chức năng tổ chức của công ty được thực hiện ở mức khá. Mặc dù việc phân bổ nguồn lực đã hợp lý tạo ra được bộ máy cấu trúc thực hiện các hoạt động, bố trí, huy động các nguồn lực trong công ty để đáp ứng các kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Song vấn đề phân chia trách nhiệm, phối hợp hoạt động giữa các phòng ban còn chưa thực sự rõ ràng, và việc bố trí quyền hạn, trách nhiệm với năng lực còn chưa thực sự ăn khớp. Yếu kém còn tồn tại: Việc bố trí nhân lực trong công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả, các bộ phân phòng ban thiếu ăn khớp. Xung đột về trách nhiệm, nghĩa vụ, tính linh hoạt trong bộ máy quản lý còn chưa cao, quyền lực tập chung vào giám đốc và GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 7 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp phó giám đốc vì thế nhiều quyết định quan trọng không được quyết định nhanh chóng và kịp thời. 2.1.3. Chức năng lãnh đạo Theo kết quả điều tra, việc thực hiện chức năng lãnh đạo được thực hiện tốt với 60% ý kiến đánh giá của nhân viên. Điều này có được do nhà quản lý trong công ty đã biết cách ứng dụng các mô hình nhu cầu Maslow vào trong quá trình lãnh đạo. Tinh thần làm việc được truyền từ người quản lý tới nhân viên tương đối tốt do đó nhân viên trong công ty có tinh thần làm việc tốt hơn và yêu công việc hơn. Yếu kém còn tồn tại: Tính dân chủ chưa cao, đôi khi vẫn xảy ra xung đột và nhà quản lý không phải khi nào cũng hiểu, biết về động cơ, mong muốn và hành vi của nhân viên trong công ty. 2.1.4. Chức năng kiểm soát Theo kết quả điều tra, 40% kết quả thu được là ý kiến đánh giá khá và 40% ý kiến đánh giá trung bình. Theo như nhân viên trong phòng kế hoạch vật tư và phòng kinh doanh thì các chỉ tiêu đã được đề ra trước khi thực hiện nhưng vẫn chưa mang tính định lượng. Thể hiện ở chỗ dự báo nhu cầu nguyên vật liệu và nhu cầu khách hàng dẫn đến tình trạng thừa, thiếu hàng hóa hay thiếu nguyên vật liệu để sản xuất. Yếu kém còn tồn tại: Do chi phí cho kiểm soát khá lớn mà công ty có nhiều khoản phải chi, ngành nghề kinh doanh đa dạng khiến các nhà quản trị không thể nào kiểm soát hết các vấn đề này và trách nhiệm cá nhân chưa rõ ràng. 2.2. Công tác quản trị chiến lược 2.2.1. Việc phân tích tình thế môi trường chiến lược Công ty đã và đang thực hiện công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược, và đã đạt được nhiều thành công nhờ vào dự báo chính xác nhu cầu thị trường .Tuy nhiên công tác thực hiện của công ty vẫn chưa theo đúng quy trình, chỉ dựa trên kết quả khảo sát của nhân viên, thường thì nhân viên sẽ một công đôi việc trong những lần khảo sát như thế nên số liệu mang tính chính xác không cao và đã có lần thông tin không chính xác dẫn tới công ty sản xuất quá nhiều mà hàng không tiêu thụ được bao nhiêu gây ra nhiều tổn thất về tài chính. Theo kết quả điều tra, công ty đã sử dụng các công cụ phân tích tình thế môi trường chiến lược như: IFAS, EFAS, TOWS,… trong công tác quản trị sản xuất và dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai, tuy vậy vẫn chưa đảm bảo cập nhật liên tục GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 8 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp được tình thế môi trường chiến lược. Công ty cần tiến hàng thường xuyên và thực hiện theo quy trình quản trị chiến lược, sử dụng IFAS, EFAS và TOWS để phân tích MTCL để quá trình phân tích tình thế MTCL hiệu quả hơn. 2.2.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh Hình 2.2 Công tác hoạch định chiến lược 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 40 26.7 46.7 33.3 40 53.3 Tầm nhìn và sứ mạng Mục tiêu chiến lược kinh doanh Yếu Trung bình 46.6 60 Chưa thực hiện 26.7 26.7 Phân tích tình thế chiến lược Lựa chọn chiến lược để theo đuổi Khá tốt (Nguồn: điều tra khảo sát) Theo kết quả điều tra có 60% ý kiến đánh giá tốt về việc xây dựng tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh và thiết lập mục tiêu chiến lược của công ty. Tuy nhiên phân tích tình thế chiến lược thì có đến trên 46% ý kiến đánh giá ở mức trung bình, và lựa chọn chiến lược để theo đuổi thì có trên 33% ở mức trung bình và 40% ý kiến đánh giá ở mức khá do việc đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài chưa thật sự chính xác. Với những nỗ lực cho công tác hoạch định chiến lược trong một thời gian dài thì kết quả kinh doanh của công ty không ngừng được gia tăng mặc dù không đều và quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, cơ sở vật chất không ngừng cải tiến. Yếu kém còn tồn tại: Việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài để phân tích tình thế chiến lược và lựa chọn chiến lược để theo đuổi vẫn chưa được thực hiện kỹ lưỡng, theo đúng quy trình dẫn tới một số những rủi ro trong kinh doanh không đáng có. 2.2.3. Triển khai chiến lược cạnh tranh Hình 2.3 Công tác triển khai chiến lược cạnh tranh 100% 13.3 80% 60% 40 26.7 60 Chưa thực hiện Yếu 46.7 40 40% 20% 20 33.3 46.7 Trung bình Khá 46.7 40 33.3 26.7 26.6 Tốt 0% Thiết lập các mục Xây dựng chính Xây dựng chính Phân bổ ngân Đánh giá chiến tiêu ngắn hạn sách marketing sách nhân sự sách chiến lược lược kinh doanh (Nguồn: điều tra khảo sát) GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 9 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy quy trình và nội dung thực thi chiến lược được thực hiện đầy đủ. Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn được đánh giá tốt với khoảng 47% phiếu, xây dựng chính sách marketing được đánh giá ở mức khá với 60% phiếu. Tuy nhiên việc phân bổ nguồn lực còn hạn chế với hơn 33% phiếu đánh giá trung bình. Và phân bổ ngân sách chiến lược được đánh giá ở mức khá. Việc áp dụng đầy đủ các quy trình và nội dung thực thi chiến lược giảm thiểu được một số thiếu sót trong quá trình thực thi, các mục tiêu ngắn hạn hàng năm đã được đề ra rõ ràng. Yếu kém còn tồn tại: Phân bổ nguồn lực thực hiện vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả, làm lãng phí nguồn lực của công ty mặc dù công ty đã tăng cường việc tuyển dụng nhân lực có chất lượng và đào tạo cán bộ nhân viên để đáp ứng nhu cầu khắt khe về chất lượng. 2.2.4. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Công ty có được nguồn đầu vào có chất lượng và dây chuyền thiết bị được nhập khẩu hoàn toàn theo công nghệ hiện đại của Hàn Quốc và toàn bộ quá trình sản xuất được giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia kỹ thuật người Hàn Quốc. Gây dựng được uy tín từ từ trên thị trường, Jeil Panel Vina đã trở thành đối tác tin cậy của các nhà máy, các khu công nghiệp trên địa bàn miền Bắc như: Nhà máy Hosiden Bắc Giang, DeaHo Uil- KCN Yên Phong,... Năng lực cạnh tranh của công ty đã tăng đáng kể, năng suất lao động tăng liên tục thể hiện trong báo cáo kết quả kinh doanh từ 2010- 2012 doanh thu tăng liên tục. Mặc dù vậy năng lực cạnh tranh của công ty vẫn nằm ở các đơn hàng nhỏ, lẻ tẻ, không đồng đều và quá trình mua nguyên vật liệu gặp khó khăn trong khi dây chuyền máy móc vận hành liên tục và chưa thực sự đạt được năng suất tối đa do thiếu hụt công nhân và kỹ thuật viên, chuyên gia kỹ thuật tay nghề cao. GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 10 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại 2.3. Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Công tác quản trị sản xuất Hình 2.4 Công tác quản trị sản xuất của công ty 100% 80% 60% 40% 20% 0% 20 13.3 40 40 40 46.7 Kém 33.3 46.7 40 Trung bình 40 60 53.3 Yếu 26.7 Khá Tốt Dự báo nhu cầu Hoạch định sản Tổ chức sản xuất Quản trị cung Kiểm soát chất sản phẩm xuất ứng nguyên vật lượng sản phẩm liệu (Nguồn: điều tra khảo sát) Từ biểu đồ tổng hợp kết quả điều tra cho thấy việc thực hiện công tác quản trị sản xuất của công ty diễn ra ở mức khá. Trong đó công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu còn ở mức trung bình. Trong quá trình thực tập tại công ty em nhận thấy công ty cũng đã chú trọng vào công tác quản trị sản xuất để đạt hiệu quả cao cho đầu ra đạt chất lượng và giá cả phù hợp. Công tác quản trị sản xuất của công ty đã và đang được chú trọng và được thực hiện khá tốt, các kế hoạch dự báo nhu cầu sản phẩm, hoạch định sản xuất được xây dựng chi tiết. Tuy nhiên vẫn chưa tính đến những rủi ro trong quá trình mua nguyên vật liệu. Công đoạn kiểm soát chất lượng sản phẩm được thực hiện tốt để tránh tình trạng cung cấp ra thị trường những sản phẩm lỗi, không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Yếu kém còn tồn tại: Từ kết quả có thể thấy công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu còn chưa đạt hiệu quả do quá trình trao đổi thông tin, quy trình mua hàng chưa đạt hiệu quả và yếu tố nhà cung cấp cùng với ý thức của nhân viên trong công ty. 2.3.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm Từ biểu đồ cho thấy công ty đã thực hiện khá tốt công tác dự báo nhu cầu sản phẩm, lượng sản phẩm cần cung ứng ra thị trường phù hợp với nhu cầu và đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty rất chú trọng vào việc dự báo nhu cầu nguyên vật liệu cũng như sản phẩm để phù hợp với chiến lược, mục tiêu. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng công tác dự báo đã được quan tâm và thực hiện, dựa trên thực tế thông tin mà nhân viên trong công ty thu thập được. Yếu kém còn tồn tại: Do môi trường kinh doanh hiện nay luôn biến động và thay đổi và cầu tha đổi liên tục theo thời gian vì vậy kết quả dự báo chỉ được áp dụng cho một khoảng thời gian cụ thể, có khi công nghệ và công suất máy móc hiện có chưa phù GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 11 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp hợp với nhu cầu thực tế. Ngoài ra nguồn nhân lực có tay nghề trong nhà máy còn hạn chế khiến cho việc vận hành máy móc gặp khó khăn và không sử dụng hết công suất. 2.3.2. Hoạch định sản xuất Hoạch định của công ty được đánh giá ở mức khá. Công ty luôn chú trọng vào khâu này bởi lẽ nó là khâu quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra và mức độ cung ứng sản phẩm ra thị trường, hoạch định sản xuất cũng được đánh giá ở mức tốt do công ty đã áp dụng dây chuyền sản xuất có chất lượng theo tiêu chuẩn Hàn Quốc và có địa điểm sản xuất có vị trí phù hợp cho công tác logistic và kho vận. Yếu kém còn tồn tại: Do tình hình kinh doanh biến động liên tục, thông tin về nhà cung cấp, nhà cung ứng, cách thức sản xuất, bảo hành… không chính xác vì vậy việc hoạch định công nghệ và công suất đôi khi còn chưa sát với thực tế. 2.3.3. Tổ chức sản xuất Công tác tổ chức sản xuất của công ty được đánh giá ở mức tốt. Mặc dù nguồn lực được phân bổ hợp lý song việc bố trí mặt bằng sản xuất vẫn còn một vài thiết sót. Công ty đã có 3 nhà máy sản xuất tại xã Trung Hưng huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên, có thể nói mặt bằng, không gian sản xuất của công ty khá thoải mái, cách xa khu dân cư không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Máy móc, thiết bị và các khu vực khác được sắp xếp, bố trí hợp lý tạo môi trường làm việc ổn định, thuận lợi cho sản xuất góp phần quan trọng vào việc thực hiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu kém còn tồn tại: Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa vì vậy máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu chính để sản xuất của công ty có thể hỏng hóc, ảnh hưởng đến công tác bảo dưỡng bảo trì và hoạt động sản xuất của toàn hệ thống ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. 2.3.4. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu Do đặc thù là công ty sản xuất và phân phối các sản phẩm, vật liệu tấm lợp, tấm vách cách âm cách nhiệt nên phần lớn đơn hàng của công ty cũng là người cung ứng nguyên vật liệu và dịch vụ vận tải. Công ty thực hiện mua một số loại nguyên liệu như: thép, tôn, xốp, chất kết dính, nhựa….Qua số liệu điều tra có thể thấy hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của công ty vẫn còn chưa cao ở mức khá và trung bình là chính GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 12 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Công ty đã xác định và xây dựng được cho mình lịch trình mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp và có nhà cung cấp truyền thống có uy tín, chất lượng từ Hàn Quốc. Đồng thời mối quan hệ của công ty với các nhà cung cấp truyền thống cũng khá tốt. Yếu kém còn tồn tại: Công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của công ty còn có nhiều bất cập tồn tại và gặp nhiều rủi ro do trong quá trình mua nguyên vật liệu. Do công ty có nhà cung cấp truyền thống vì vậy không có nhiều lựa chọn nhà cung cấp cho mỗi đơn đặt hàng trong từng giai đoạn và công ty nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài nên quá trình vận chuyển hàng gặp nhiều rủi ro không mong muốn như hàng hóa bị thiếu hụt, bị biến dạng, thép bị rỉ… và chi phí cho công tác thuê vận chuyển khá cao,không làm chủ được nguồn hàng của mình cho tới khi hàng về tới cảng, khó khăn trong việc thanh toán tiền hàng và năng lực của nhân viên trong việc xác định thời gian và lượng hàng đặt và bộ phận kế hoạch vật tư hoạt động chưa hiệu quả. 2.3.5. Kiểm soát chất lượng sản phẩm Qua kết quả khảo sát có thể thấy công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm được đánh giá là tốt với 60% phiếu điều tra. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và có các kỹ sư từ Hàn Quốc thì hầu như không có sản phẩm lỗi, sản phẩm sản xuất ra đều đạt tiêu chuẩn chất lượng. Do tính chất sản phẩm của công ty cần phải có chi phí cho kiểm soát chất lượng khá cao tuy nhiên không phải cứ sản phẩm có chất lượng cao là được ưa chuộng, thõa mãn nhu cầu khách hàng vì vậy nhiều đơn hàng của công ty không thõa mãn khách hàng, dẫn tới tình trạng hàng tồn kho và phải tìm hướng giải quyết cho hợp lý tránh tình trạng hàng để lâu trong kho. Hay do sự đa dạng của các đơn đặt hàng khiến công ty không thể có kế hoạch kiểm soát chi tiết cho từng loại sản phẩm. 2.4. Công tác quản trị nhân lực Hình 2.5 Công tác quản trị nhân sự 100% 80% 60% 20 20% 0% 13.3 60 53.4 40 46.7 40% 13.3 Kém 20 20 53.3 60 40 33.3 20 26.7 33.3 26.7 Phân tích Bố trí và sử Tuyển dụng Đào tạo và Đánh giá công việc dụng nhân nhân lực phát triển nhân lực lực nhân lực 20 Yếu Trung bình Khá Tốt Đãi ngộ nhân lực (Nguồn: điều tra khảo sát) GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 13 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp 2.4.1. Phân tích công việc Công ty có 3 nhà máy sản xuất và hai trụ sở ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vì vậy việc phân tích công việc là rất cần thiết, phân tích các công việc phải làm ở mỗi bộ phận, phòng ban. Việc phân tích công việc trong các trụ sở đã và đang được chú trọng để phục vụ cho quá trình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên việc phân tích công việc cũng chưa thực sự chính xác do khoảng cách địa lý và quá trình trao đổi thông tin giữa hai nơi chưa thực sự hiệu quả và công việc có khi chồng chéo mới giúp công ty nâng cao năng lực canh tranh. 2.4.2. Bố trí và sử dụng nhân lực Do hoạt động tuyển dụng còn nhiều hạn chế dẫn đến khó khăn cho quá trình bố trí và sử dụng nhân lực do đánh giá sai năng lực. Kết quả điều tra cho thấy 40% phiếu cho hoạt động bố trí khá và 40% phiếu là trung bình. Tuy nhiên trong thời gian gần đây hoạt động bố trí sử dụng lao động trong công ty đã đảm bảo cho sản xuất. Hiện tượng thay đổi vị trí công việc tại nhà máy vẫn còn là vấn đề nan giải mà công ty cần phải giải quyết. 2.4.3. Tuyển dụng nhân lực Do đặc thù của công ty là chuyên gia công, sản xuất và phân phối các sản phẩm panel cách âm, cách nhiệt vì vậy cần một lượng lớn lao động nam có tay nghề và sức khỏe. Kết quả điều tra cho thấy 60% phiếu đánh giá hoạt động này ở mức trung bình. Tuy nhiên trong thời gian này công tác tuyển dụng của công ty đã đảm bảo cung cấp nhân lực cho hoạt động sản xuất Hoạt động tuyển dụng còn thiếu các tiêu chí đánh giá chính xác ứng viên. Nhiều trường hợp dựa vào các mối quan hệ chứ không phải năng lực 2.4.4. Đào tạo và phát triển nhân lực Công ty đã có nhiều nỗ lực trong đào tạo nguồn nhân lực, cụ thể công ty đã có một phòng chuyên trách, ngoài ra công ty còn tích cực đào tạo các cán bộ trưởng các phòng ban và cử người lao động đi học tập để về phục vụ cho công ty Theo báo cáo của phòng nhân sự thì năng suất lao động trong công ty cũng tăng đáng kể mặc dù có 53.3% phiếu cho rằng nhân lực của công ty còn ở mức trung bình, năng lực của nhà quản lý ngày càng được nâng cao. GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 14 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Quá trình đào tạo và bố trí sử dụng, đãi ngộ chưa gắn kết dẫn đến đào tạo không đúng yêu cầu cấp thiết và lao động rời bỏ công ty sau quá trình đào tạo. 2.4.5. Đãi ngộ nhân lực Thời gian qua công tác đãi ngộ nhân sự của công ty đã có nhiều thay đổi tích cực cả về vật chất lẫn tinh thần, lương thưởng của cán bộ công nhân viên tăng đáng kể môi trường làm việc được cải thiện. Vì vậy tình trạng nghỉ việc, bỏ việc và đòi tăng lương cũng giảm bớt. Tuy đãi ngộ có tăng xong còn chưa công bằng, xứng đáng với năng lực và kết quả lao động. Nguồn nhân lực tri thức trong công ty còn chưa được quan tâm đúng mức. 2.5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro Hình 2.6 Công tác quản trị dự án và quản trị rủi ro 100% 80% 60% Kém 26.6 46.7 40% 20% Yếu Trung bình 53.3 46.7 0% Quản trị dự án Khá Tốt 26.7 Quản trị rủi ro (Nguồn: điều tra khảo sát) 2.5.1. Quản trị dự án Qua kết quả điều tra cho thấy công tác quản trị dự án tại công ty được đánh giá tốt, tạo ra nhiều thay đổi lớn cho công ty, ban lãnh đạo công ty rất quan tâm đến các dự án tạo ra nhiều thay đổi cho công ty, có thể tại nên năng lực cạnh tranh của công ty. Thông qua các dự án mà công ty đã thực hiện thì cơ cấu hoạt động và năng suất lao động của công ty cũng tăng lên rất nhiều, dự án đầu tư thiết bị máy móc mới giúp công ty nâng cao năng lực canh tranh, do phải thực hiện dự án đồng thời với các hoạt động tác nghiệp do nhân lực thiếu nên quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn. Khả năng đáp ứng và thay đổi của cán bộ công nhân công ty không đáp ứng được yêu cầu của môt số dự án. Ngoài ra, phân tích dự án còn vẫn là khâu yếu của công ty do thiếu năng lưc và kinh nghiệm chuyên sâu. 2.5.2. Quản trị rủi ro GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 15 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Công tác quản trị rủi ro ở công ty còn ở mức trung bình – khá đặc biệt là rủi ro về con người do xảy ra các tai nạn lao động đáng tiếc. Hiện nay công ty mới chỉ quan tâm tới khâu nhận dạng và khắc phục mà chưa quan tâm đến khâu đo lường và phòng ngừa rủi ro, ban lãnh đạo đã nhận dạng được các rủi ro lớn tồn tại trong công ty, công ty quản trị rủi ro tài chính và pháp luật tốt và đã có các bước khắc phục rủi ro cần thiết. Tuy công tác quản trị rủi ro trong công ty bước đầu đạt được những hiệu quả nhưng vẫn mang nặng tính hình thức. 2.6. Quản trị văn hóa doanh nghiệp Trong công ty, văn hóa doanh nghiệp đã được quan tâm và phát huy trong vài năm trở lại đây. Thể hiện ở việc đã có sự liên kết giữa các phòng ban trong công ty, ít xảy ra xung đột hay tranh chấp nội bộ. Về phía cá nhân mỗi nhân viên trong công ty thì trang phục đi làm lịch sự, phù hợp; nhân viên làm việc khá tập trung, năng nổ. Môi trường làm việc thân thiện, khi bước vào công ty bạn sẽ có cảm giác rất ấm cúng với kiểu thiết kế văn phòng giống như không gian gia đình. Tuy nhiên công ty vẫn cần phải xây dựng một chuẩn mực cho các nhân viên thực hiện theo và nghiêm túc thực hiện để hạn chế các hành vi không tốt gây ảnh hưởng đến công ty. GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 16 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Phần 3. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN. 3.1. Vấn đề tồn tại Qua quá trình tìm hiểu thực tế kết hợp điều tra khảo sát và phỏng vấn đã phát hiện một số vấn đề còn tồn tại của công ty như sau:  Công tác quản trị nhân lực tại công ty còn nhiều bất cập, đăc biệt trong khâu bố trí sử dụng và đãi ngộ còn gây nhiều bức xúc trong tập thể người lao động, làm giảm tinh thần lao động và năng xuất lao động. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái và nhu cầu sụt giảm trên toàn cầu như hiện nay việc cơ cấu lại đội ngũ nhân viên là điều hết sức quan trọng, quyết định tương lai của doanh nghiệp.  Quản trị rủi ro là vấn đề công ty chưa quan tâm đầy đủ, thiếu các biện pháp đo lường và kiểm soát rủi ro đặc biệt là rủi ro về con người và trong quá trình mua nguyên vật liệu từ nước ngoài.  Quy trình mua nguyên vật liệu của công ty chưa đạt được hiệu quả như mong muốn gây ra cho công ty nhiều tổn thất không đáng có. 3.2. Đề xuất hướng đề tài khóa luận  Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Jeil Panel Vina.  Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong công tác mua nguyên vật liệu tại công ty TNHH Jeil Panel Vina.  Hoàn thiện quy trình mua nguyên vật liệu tại công ty TNHH Jeil Panel Vina. GVHD: Ths Đỗ Thị Bình 17 SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp MỤC LỤC Phần 1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH JEIL PANEL VINA. .....................................................................................................1 1. Giới thiệu khái quát về công ty Jeil Panel Vina ...................................................1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. ................................................1 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty .......................................................................1 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................................2 2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp ....................................................3 2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp..............................................3 2.2. Cơ cấu lao động của công ty ................................................................................3 3. Qui mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp...........................................................4 3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp ...................................4 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ............................................4 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...............................................5 Phần 2. NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH JEIL PANEL VINA.................................6 2.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị .....................................................6 2.1.1. Chức năng hoạch định .....................................................................................7 2.1.2. Chức năng tổ chức. ...........................................................................................7 2.1.3. Chức năng lãnh đạo .........................................................................................8 2.1.4. Chức năng kiểm soát ........................................................................................8 2.2. Công tác quản trị chiến lược ..............................................................................8 2.2.1. Việc phân tích tình thế môi trường chiến lược ...............................................8 2.2.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh .................................................................9 2.2.3. Triển khai chiến lược cạnh tranh ....................................................................9 2.2.4. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......................................10 2.3. Công tác quản trị sản xuất ...............................................................................11 2.3.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm .............................................................................11 2.3.2. Hoạch định sản xuất .......................................................................................12 2.3.3. Tổ chức sản xuất .............................................................................................12 2.3.4. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu ................................................................12 2.3.5. Kiểm soát chất lượng sản phẩm .....................................................................13 2.4. Công tác quản trị nhân lực ...............................................................................13 2.4.1. Phân tích công việc .........................................................................................14 2.4.2. Bố trí và sử dụng nhân lực .............................................................................14 2.4.3. Tuyển dụng nhân lực ......................................................................................14 GVHD: Ths Đỗ Thị Bình SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp 2.4.4. Đào tạo và phát triển nhân lực .......................................................................14 2.4.5. Đãi ngộ nhân lực ............................................................................................15 2.5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro .........................................................15 2.5.1. Quản trị dự án .................................................................................................15 2.5.2. Quản trị rủi ro .................................................................................................15 2.6. Quản trị văn hóa doanh nghiệp .......................................................................16 Phần 3. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN...............................................17 3.1. 3.2. Vấn đề tồn tại .....................................................................................................17 Đề xuất hướng đề tài khóa luận .......................................................................17 GVHD: Ths Đỗ Thị Bình SVTH: Lương Thị Thoan Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Công ty TNHH Jiel Panel Vina là công ty sản xuất, gia công các loại panel cách âm cách nhiệt và thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Được thành lập tháng 05/2009, trong 4 năm hoạt động công ty đã đạt được nhiều thành tích: đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường và có một lượng khách hàng khá lớn cũng như nhiều đối tác làm ăn. Với tiềm lực của công ty, Jeil Panel Vina đang ngày càng mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh. Trong thời gian thực tập của mình, được sự đồng ý của ban giám đốc công ty, em đã có cơ hội đến và tìm hiểu về tình hình kinh doanh của công ty TNHH Jeil Panel Vina, được tìm hiểu về tình hình thực hiện các chức năng quản trị và các công tác quản trị chiến lược, quản trị tác nghiệp, quản trị nhân lực, quản trị dự án và quản trị rủi ro. Từ đó em đã biết được ngoài những thành công mà công ty đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế mà công ty cần khắc phục. Với sự hiểu biết và những kiến thức đã được học tại trường, em đã tổng hợp được một số nội dung về những công tác quản trị tại công ty, những thành công và đặc biệt là những tồn tại mà công ty đang gặp phải, từ đó nêu ra một số vấn đề em mong muốn tìm hiểu sâu hơn và đưa ra các hướng giải quyết vấn đề đó ở mục đề xuất hướng đề tài khóa luận trong bài báo cáo thực tập của mình. GVHD: Ths Đỗ Thị Bình SVTH: Lương Thị Thoan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan