Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệm tại doanh nghiệp tư nhân k...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệm tại doanh nghiệp tư nhân khánh hòa.

.PDF
27
92
65

Mô tả:

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN KHÁNH HÒA. 1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tƣ nhân Khánh Hòa Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa. Trụ sở chính : số 25 Chân Cầu Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng Giám đốc công ty: Vũ Hồng Khánh. Điện thoại: 091.305.8843 Năm thành lập: 1989 Lĩnh vực kinh doanh: Cung cấp phụ tùng xe đạp, sản xuất cơ khí, chế tạo máy Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa được thành lập năm 1989, dưới dự điều hành và quản lý của giám đốc Vũ Hồng Khánh, 1 kĩ sư, nhà sáng chế tốt nghiệp ở Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc chế tạo máy móc và quản lí nhân sự. 1 Trong suốt những năm vừa qua,doanh nghiệp đã sản xuất được nhiều loại máy móc phục vụ cho lợi ích dân sinh xã hội, có thể kể đến như : máy làm vành xe đạp đã từng đạt 7 huy chương vàng VIFOTEC của nhà nước trao tặng, máy ép rác thành dầu chạy máy, .. hay mới đây là công nghệ tách khí hidro từ nước để thay khí đốt. Ngoài những thành tựu về công nghệ với những huy chương cúp thưởng, doanh nghiệp còn vinh dự được chủ tịch nước Trần Đức Lương và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm. Đây là 1 đặc ân vinh dự lớn của doanh nghiệp bởi những sáng chế hữu ích trong thời kì đổi mới. Với đội ngũ lao động có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm được tuyển chọn, đào tạo chuyên nghiệp, doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu có thể chế tạo nhiều loại máy móc thông dụng, tiện ích và mang lại sự hài lòng tối đa cho những khách hàng . 1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa  Chức năng: - Sản xuất vành xe đạp. - Chế tạo máy móc theo yêu cầu của các đối tác. - Sản xuất năng lượng nhờ vào việc tách khí hidro từ nước. Nhiệm vụ: 2 - Sản xuất các sản phẩm ( vành xe đạp, máy móc cơ khí ...) đáp ứng được đúng yêu cầu về kĩ thuật cũng như những yêu cầu riêng của khách hàng - Tuân thủ các quy chế, theo luật doanh nghiệp của nhà nước, thực hiện các quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức của nhà nước Việt Nam. - Đảm bảo mang lại lợi nhuận hàng năm cho công ty, củng cố và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp đối với khách hàng. 1.1.3.Sơ đồ cơ cấu tổ chức cuả doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa. Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó Giám đốc 3 Phòng kinh doanh Phòng nhân sự Phòng kế toán 1.1.4.Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa. - Sản xuất: vành xe đạp, công nghệ năng lượng. - Dịch vụ: thiết kế máy móc theo yêu cầu của đối tác 1.2. Tình hình sử dụng lao động của Doanh nghiệp tƣ nhân Khánh Hòa 1.2.1.Số lượng và chất lượng lao động của công ty Bảng 1.1. Bảng số lƣợng, chất lƣợng của doanh nghiệp (ĐV: Người) Trình độ Tổng Trung cấp/phổ Năm số lao Đại học Cao Đẳng thông động Số Tỉ lệ % Số 4 Tỉ lệ % Số Tỉ lệ % lượng lượng lượng 2012 55 20 36,36 10 18,18 35 45,46 2013 70 25 35,71 15 21,42 30 42.87 2014 80 27 33,75 13 16.25 40 50 (Nguồn: Phòng nhân sự - Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa) Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy lực lượng lao động của doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa ngày một tăng lên về số lượng và vẫn đảm bảo về chất lượng. Sau 3 năm số lượng lao động của doanh nghiệp tăng lên gấp rưỡi từ 55 lao động năm 2012 lên 80 lao động năm 2014. Đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình lao động với trình độ như thế này được đánh giá là có chất lượng tốt, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của doanh nghiệp. Với tỉ lệ lao động đạt trình độ 50% (năm 2014) doanh nghiệp dễ dàng tiếp nhận các kỹ thuật tiên tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có thể thấy doanh nghiệp đã có sự đầu tư về cả về chất lượng lẫn số lượng với nhân lực của doanh nghiệp , có nhân viên có đủ trình độ để quản lý cũng như làm những công việc yêu cầu chuyên môn cao và có lực lượng lao động phổ thông có tay nghề và kinh nghiệm. 1.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa. 1.2.1.1. Cơ cấu lao động theo giới tính 5 Bảng 1.2. Cơ cấu lao động theo giới tính của Doanh nghiệp (ĐV: Người) ST Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng 55 70 80 T 1 S.Lượ Tỷ S.Lượ Tỷ lệ S.Lượ Tỷ lệ ng lệ% ng % ng % Nam 40 72,72 50 71,42 60 75 Nữ 15 27,28 20 28,58 20 25 Giới tính: 2 (Nguồn: Phòng nhân sự - Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa) 6 Nhận xét: Qua bảng cơ cấu lao động theo giới tính nhận thấy tỉ lệ lao động nam chiếm phần đông trong doanh nghiệp, điều này cũng gọi là dễ hiểu do đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là sản xuất, lắp đặt máy móc. Việc phân bố tỷ lệ nhân viên nam và nữ qua các năm khá phù hợp và gần như không có sự thay đổi trong 3 năm 2012 đên 2014. Tuy vậy doanh nghiệp luôn đảm bảo tỉ lệ nam nữ trong lao động đạt mức chỉ tiêu đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao nhất. 1.2.1.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi Bảng 1.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Doanh nghiệp (ĐV: Người) STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Tổng 55 70 80 Độ tuổi: 2 S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ 23 ~ 25t 5 9,1 8 11,42 10 12,5 25 ~ 30t 20 36,36 24 34,28 30 37,5 30 ~ 40t 20 36,36 25 35,71 30 37,5 Trên 40t 10 18,18 13 18,59 10 212,5 (Nguồn: Phòng nhân sự - Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa ) 7 Nhận xét:Lực lượng lao động chủ yếu của doanh nghiệp là lao động có tuổi đời từ 25-40 tuổi, lực lượng này có nhiều kinh nghiệm và có tay nghề cao trong sản xuất, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tuy nhiên đối với lĩnh vực kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp đòi hỏi sức khỏe tốt thì đây cũng là vấn đề cần lưu ý. Số lượng lao động có độ tuổi từ 23-25 tuổi chiếm tỷ lệ ít trong cơ cấu lao động của doanh nghiệp, đây là những lao động trẻ có trình độ cao đẳng, đại học được doanh nghiệp giao cho trọng trách cải tiến và đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng lao động có độ tuổi trên 40 giảm dần trong 3 năm thay vào đó số lượng lao động từ 23-30 tuổi tăng lên cho thấy chính sách trẻ hóa nhân lực của doanh nghiệp cùng với việc giảm bớt những lao động đã cao tuổi không phù hợp với các công nghệ mới, nhằm nắm bắt được thay đổi của nền kinh tế thị trường hiện nay. 1.3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp tƣ nhân Khánh Hòa. 1.3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Doanh nghiệp Bảng 1.4. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Doanh nghiệp tƣ nhân Khánh Hòa ( ĐVT: tỷ đồng) 8 Năm Năm 2013 Năm 2014 15,663 15,772 15,965 Tiền mặt 0,04 0,014 0,275 Phải thu ngắn hạn 5,479 5,764 5,647 Hàng tồn kho 10,017 9,452 9,749 TSNH khác 0,127 0,542 0,654 B. Tài sản dài hạn 2,226 2,273 2,458 Tài sản cố định 2,226 2,273 2,458 Đầu tư tài chính dài hạn - - - TSDH khác - - - Tổng tài sản 17,889 18,045 18,423 Chỉ tiêu 2012 A.Tài sản ngắn hạn (Nguồn: Phòng kế toán – Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa) Nhận xét: Tổng tài sản cố định của doanh nghiệp đang ngày một tăng, cụ thể là tổng tài sản năm 2013 là 18,045 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2012 là 0,534 tỷ đồng, năm 2014 là 18,423 tỷ đồng tăng so với năm 2013 là 0,378 tỷ đồng chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang hoạt động phát triển qua các năm. 9 Hàng tồn kho của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm năm 2012 là 10,017 tỷ đồng đến năm 2014 còn là 9,749 tỷ đồng, doanh nghiệp cũng chú trọng giải quyết vấn đề hàng tồn kho để giảm bớt các chi phí bảo quản khác trong quá trình kinh doanh. 1.3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa. Bảng 1.5. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Doanh nghiệp tƣ nhân Khánh Hòa. (ĐVT: tỷ đồng) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 A. Nợ phải trả 16,805 12,934 12,254 Nợ ngắn hạn 16,805 12,934 12,254 - - - B. Vốn chủ sở hữu 1,084 5,111 5,095 Vốn chủ sở hữu 1,084 5,111 5,095 - - - 17,889 18,045 17,349 Chỉ tiêu Nợ dài hạn Nguồn kinh phí và quỹ Tổng nguồn vốn 10 (Nguồn: Phòng kế toán – Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa) Nhận xét: Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2013 tăng nhiều so với năm 2012, và đến năm 2014 đã có xu thế ổn định hơn giảm không đáng kể so với năm 2013. Tuy vậy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, điều này là đáng báo động tại doanh nghiệp, nó cho thấy hiện tại doanh nghiệp đang phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay, một giải pháp không thật an toàn khi mà hiện nay lãi suất cho vay đang ở mức cao và nó sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp mặc dù đang giảm so với các năm trước nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa để giảm thiểu vốn vay trong những năm tới. 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tƣ nhân Khánh Hòa Bảng 1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tƣ nhân Khánh Hòa trong 3 năm 2012 – 2013 – 2014 (Đơn vị: tỷ đồng) STT Các chỉ tiêu Năm 2012 11 Năm 2013 Năm 2014 1 I. Doanh thu 11,28 14,162 14,569 11,144 13,305 13,454 0.136 0.857 1,015 11,065 13,038 14,476 10,37 11,160 12,376 - DT BH và cung 2 cấp DV - DT từ hoạt động 3 tài chính 4 II.Chi phí - Giá vốn hàng 5 bán 6 - Chi phí quản lý 0,567 1,727 1,869 7 - Chí phí tài chính 0,128 0,151 0,231 0,065 0,075 0,096 0,018 0,014 0,016 0,057 0.056 0,058 III.Lợi nhuận 8 trƣớc thuế -Thuế GTGT 9 (25%) IV.Lợi nhuận 10 sau thuế (Nguồn: Phòng kế toán Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa) Nhận xét: 12 Doanh thu các năm có xu hướng tăng lên, năm 2013 tăng 2,882 tỷ so với năm 20112. Trong năm 2014 mức tăng có phần chững lại do biến động thị trường, các chi phí kinh doanh đều tăng lên. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao năm 2012 là 11,065 tỷ đồng, tăng ở các năm sau. Doanh nghiệp cần chú trọng giảm thiểu các chi phí để đảm bảo lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp các năm vừa qua chững lại, năm 2014 chỉ đạt 0,058 tỷ đồng. So với chi phí bỏ ra của doanh nghiệp thì lợi nhuận đạt được là rất ít. PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN KHÁNH HÒA 2.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh nghiệp 2.1.1. Chức năng hoạch định Doanh nghiệp thực hiện xây dựng kế hoạch kinh doanh ở quý đầu tiên của năm, qua đó căn cứ vào các chỉ số tăng trưởng, bán hàng và số đơn đặt hàng của khách hàng ở năm trước để xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch trong năm. Thông qua kế hoạch kinh doanh, 13 giám đốc và các phòng ban cùng nhau thảo luận đưa ra biện pháp cụ thể hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Nhìn chung công tác hoạch định của công ty được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên doanh nghiệp hầu như chưa thực hiện nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thị hiếu khách hàng. 2.1.2. Chức năng tổ chức Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, các phòng ban thực hiện nhiệm vụ riêng của mình được phân theo chức năng. Vì là cấu trúc đơn giản nên ưu điểm của nó là gọn nhẹ, nhanh và linh hoạt, chi phí quản lý thấp và có thể mang lại hiệu quả cao, việc kiểm tra kiểm soát và điều chỉnh các bộ phận, các hoạt động trong doanh nghiệp được dễ dàng. Với mô hình tổ chức như vậy, giám đốc doanh nghiệp có thể kiểm soát dễ dàng mọi hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt được một cách nhanh nhất các thông tin về tình hình bên trong và bên ngoài, từ đó sẽ có những quyết định kịp thời và hợp lý cho hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.3. Chức năng lãnh đạo 14 Ban giám đốc doanh nghiệp đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều hành nên không gặp khó khăn nhiều trong công tác lãnh đạo. Các nguyên tắc lãnh đạo luôn được ban giám đốc quán triệt một cách sát sao. Các nhân viên của doanh nghiệp luôn luôn được tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Mỗi phòng ban của doanh nghiệp có quyền tự quyết định những vấn đề mà ban giám đốc giao cho nhưng cũng phải có trách nhiệm giải quyết những vấn đề đó một cách có hiệu quả. Nhìn chung công tác lãnh đạo của doanh nghiệp đang được thực hiện rất tốt, tuy nhiên phong cách lãnh đạo và văn hóa lãnh đạo còn mang nặng tính cá nhân và chưa tạo được sự đồng đều và thống nhất mang nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp. 2.1.4. Chức năng kiểm soát Với mô hình tổ chức quản lý trực tuyến, đơn giản gọn nhẹ ban giám đốc có thể nắm rất rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp ở từng phòng ban cũng như có thể kiểm tra sát sao từng thành viên của doanh nghiệp, tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện chức năng kiểm soát chưa mang tính sát sao, thường được đánh giá theo kết quả công 15 việc và chưa làm rõ đến hành vi thực hiện công việc của người lao động. 2.1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị Vấn đề thu thập thông tin của doanh nghiệp chưa được chú trọng đúng mức, đối với các thông tin bên ngoài doanh nghiệp như thông tin về nhà cung cấp, về khách hàng doanh nghiệp có điều tra và theo dõi tuy nhiên thông tin không được cập nhật nhanh chóng. Thông tin về đối thủ cạnh tranh hầu như không được xử lí kịp thời. Công tác thu thập thông trin trước khi ra các quyết định quản trị thường khá gấp gáp. Do vậy đến khi phải ra quyết định thường bị khuyết một số thông tin nhất định. Cơ sở dữ liệu về thông tin rời rạc và chưa được phòng ban chức năng nào chú trọng tổng hợp lưu trữ. Do vậy việc chia sẻ thông tin trong các quyết định quản trị chưa phát huy được hiệu quả Với mô hình quản trị trực tuyến, giám đốc là người đứng đầu nên việc ra quyết định quản lý do giám đốc toàn quyền quyết định. Mọi quyết định của các phòng ban, bộ phận đều phải trình lên giám đốc ký duyệt. 2.2. Công tác quản trị chiến lƣợc của doanh nghiệp 2.2.1.Tình thế môi trường chiến lược 16 Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng vành xe đạp, máy móc thiết bị cơ khí. Nói về sản phẩm vành xe đạp, đây là 1 sản phẩm đã nổi tiếng từ những năm 90 gắn liền với lịch sử hình thành của Doanh nghiệp, là tiền đề để doanh nghiệp mở rộng sản xuất sang các mặt hàng khác, tuy nhiên do thời thế thay đổi lượng người đi xe đạp giảm đi nhiều so với nhiều năm trước nên mặt hàng này đã không còn là sản phẩm trọng tâm, chính vì thế sản phẩm máy móc cơ khí như máy hàn, máy ép ... mới là sản phẩm trọng tâm chủ yếu của Doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển, yêu cầu các máy móc phải nâng cao chức năng, đáp ứng được các nhu cầu cần thiết trong công việc sản xuất của các doanh nghiệp khác nên việc Doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả của sản phẩm máy móc của mình phải tăng lên cao hơn. Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cũng không ngừng nắm bắt thị trường, tình hình cạnh tranh ngày một gay gắt. 2.2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị trường 17 Thời gian đầu hoạt động, với mục tiêu tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc và nắm được thị phần lớn trên thị trường trong nước, doanh nghiệp sử dụng chiến lược ổn định. Với chiến lược này công ty muốn từng bước tạo cho mình một chỗ đứng có sức mạnh trên thị trường. Đồng thời chiến lược này đảm bảo cho doanh nghiệp ít gặp phải những rủi ro trong hoạt động. Hiện nay khi cạnh tranh gay gắt, lựa chọn của khách hàng cũng trở nên khắt khe hơn, công ty vẫn tiếp tục lựa chọn chiến lược ổn định như vây có thể nói không còn hợp lý nữa. Ngoài ra doanh nghiệp chưa tập trung chiến lược phát triển một đội ngũ lao động trẻ với những kỹ thuật tiên tiến để cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. 2.2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của công ty Từ khi thành lập và phát triển đến nay, doanh nghiệp đã tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường, đặc biệt là thị trường lân cận và được nhiều khách hàng biết đến. Giá cả hợp lý và phong cách phục vụ chu đáo, nhiệt tình đã làm cho doanh nghiệp có được lòng tin từ khách hàng. Hơn thế nữa, với đội ngũ nhân viên, người lao động chuyên nghiệp, có trình độ, chuyên môn, tay nghề cao các sản phẩm của doanh nghiệp luôn đảm bảo về chất lượng và thời gian giao hàng 18 cho khách hàng. Nhà cung cấp của công ty đều là những đối tượng đã hợp tác lâu năm, luôn đảm bảo về nguyên liệu và giá cả tốt nhất trên thị trường. Tuy nhiên, những lợi thế này còn tồn tại những nguy cơ sau: - Đội ngũ lao động có tay nghề nhưng không đảm bảo về mặt cải tiến hình thức sản phẩm. - Đối thủ cạnh tranh cũng đang nỗ lực nâng cao năng lực đội ngũ kỹ thuật. 2.3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp 2.3.1. Quản trị mua hàng Tại Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa do tính chất kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất và buôn bán vành xe đạp , máy móc cơ khí nên hoạt động mua hàng là quan trọng bởi nó là hoạt động cung cấp đầu vào và quyết định đầu ra của doanh nghiệp. Mục tiêu về giá cả, chất lượng nguyên liệu, đảm bảo thời hạn giao hàng, chi phí mua hàng là những mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong công tác mua hàng bởi khi doanh nghiệp tổ chức tốt khâu mua hàng sẽ làm giảm chi phí nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra từ đó đạt được mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngay từ đầu doanh nghiệp đã 19 chú trọng tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng qua các mối quan hệ làm ăn, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh để lên danh sách các nhà cung cấp để từ đó phân tích và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã có quan hệ hợp tác lâu dài và uy tín với nhà cung cấp hiện tại. Bởi vậy, trong suốt những năm qua, doanh nghiệp không chú trọng vấn đề thu thập và tìm kiếm thông tin của các nhà cung cấp khác. Điều này có thể gây ra rủi ro cho doanh nghiệp nếu như nhà cung cấp hiện tại gặp phải những vấn đề về cung ứng nguyên vật liệu. Ngoài ra doanh nghiệp còn một số khó khăn, bất cập trong hoạt động mua hàng như: - Khi lập kế hoạch mua hàng doanh nghiệp còn nhiều yếu kiếm trong khâu nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nên đã không đưa ra được dự báo chính xác lượng nguyên vật liệu cần mua trong các thời điểm khác nhau phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. - Nguyên vật liệu khi mua về còn nhiều lô hàng không đảm bảo chất lượng như yêu cầu. 2.3.2. Quản trị bán hàng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan