Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệm tại công tycổ phần sản xuấ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệm tại công tycổ phần sản xuất xuất – nhập khẩu dệt may vinateximex

.PDF
25
54969
139

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam trong thời kỳ hội nhập đứng trước rất nhiều cơ hội thách thức và khó khăn. Hòa chung với xu hướng hội nhập của dân tộc, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức từ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành, khác ngành trong nước và nhất là ngoài nước. Để đứng vững trước các khó khăn và có thể tận dụng được các thuận lợi từ xu hướng mở của các doanh nghiệp nói chung phải có một bộ máy quản trị vững mạnh. Việc hội nhập kinh tế của nước ta với kinh tế thế giới có thể được coi vừa là cơ hội vừa là thách thức của các doanh nghiệp trong việc giữ chân người lao động và thu hút nhântài.. Trong thời gian thực tập nhờ vào những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường đã giúp em rất nhiều trong quá trình khảo sát và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của công ty. Để hoàn thành bản “Báo cáo thực tập tổng hợp ” này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệ ttình của các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần Sản xuất Xuất – Nhập khẩu Dệt May Vinateximex cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy PGS.TS.TrầnHùng. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do hạn chế về thời gian cũng như sự hiểu biết vì vậy bản báo cáocủa em vẫn còn những thiếu sót, em rất mong sự góp ý, chỉ bảo thêm của thầy để em có thể hoàn thiện hơn bản báo cáo này. 1 I .KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN SẢN XUẤT XUẤT – NHẬP KHẨU DỆT MAY VINATEXIMEX 1. Giới thiệu khái quát về công tycổ phần Sản Xuất Xuất – Nhập Khẩu Dệt May Vinateximex 1.1. Quá trính hình thành và phát triển của công ty Công ty Sản xuất Xuất - nhập khẩu Dệt May được thành lập trên cơ sở hợp thống nhất công ty thuơng mại số 1 và công ty xuất nhập khẩu dệt may theo quyết định số 87/QD-HDQT của hội đồng quản trị tổng công ty dệt may VIÊT NAM ngày 21 –12 –2006 Công ty được thành lập với chức năng là đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc của Tổng công ty Dệt may Việt Nam (hiện nay đổi thành Tập đoàn dệt may Việt Nam, gọi tắt là tập đoàn dệt may). Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu sự giám sát, chỉ đạo của tập đoàn theo chiến lược phát triển chung vào theo như các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm mà công ty được giao.. - Tên giao dich quốc tế: THE GARMENT –TEXTILES IN PORT – EXPORRT AN PRODCTION CORPORRATION . - Tên viết tắt: VINATEXIMEX - Trụ sở công ty đặt tại: Số 20 đường Lĩnh Nam – quận Hoàng Mai – Tp. Hà Nội. Công ty được thành lậpvới qui mô lúc đầu : -Vốn đầu tư chủ sở hữu : 35.878.504.864 vnđ -Trụ sở số 20 đường lĩnh nam với diện tích 1000 hai văn phòng cho thuê tại 57 phan chu trinh và 32 tràng tiền, hai văn phòng đại diện tại thành phố HCM và Hải Phòng Website :http://vinateximex.com.vn/ 2 1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty - Tự chủ kinh doanh theo phân cấp, ủy quyền của Tập đoàn VINATEX, chịu sự ràng buộc về quyền lợi nghĩa vụ với Tập đoàn. - Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng nghành nghề đã được đăng ký phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của công ty. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của công ty phù hợp với nhiệm vụ do Tập đoàn Dệt may giao và đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của thị trường - Ký kết và tổ chức thực hiện các Hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác, các công ty có quan hệ làm ăn - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao Động, Luật Công Đoàn, đảm bảo cho người lao động được tham gia vào quản lý Công ty. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Tập đoàn và Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Tập đoàn và pháp luật về tính xác thực của nó. - Tổ chức công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, tổ chức công tác đào tạo và bổ dưỡng cán bộ công nhân trong Công ty. - Thực hiện đúng các quy định về quản lý vốn, quản lý tài sản và các quỹ, các chế độ về kế toán, hạch toán, kiểm toán… - Chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) trực tiếp cho nhà nước tại địa phương theo quy định pháp luật. 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất – Nhập khẩu Dệt May Vinateximexđược tổ chức theo kiểu tham mưu trực tuyến chức năng, nghĩa là, các phòng ban tham mưu cho các giám đốc theo chức năng, nhiệm vụ của mình để giúp giám đốc đưa ra 3 những quyết định quản lý sao cho phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ và yêu cầu quản lý. 4 Tổng giám đốc Phó TGĐ thường trực Phó TGĐ Văn Văn phòng phòng đại diện đại diện Tp. Hải Tp. Phòng HCM Phòng XNK dệt may Trung Phòng Phòng tâm tổ kinh SXKD chức doanh hành nội chỉ chính địa Phòng XNK vật tư Phó TGĐ Phó TGĐ Phòng Trung XNK tâm tổng thiết kế hợp mẫu Phòng phát triển dự án Phòng Phòng tài kế chính hoạch kế tổng toán hợp TT thương mại dệt may Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 5 1.4 Đặc điểm về sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của công ty Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu. Các hoạt động sản xuất và dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm khăn bông, dệt kim và các sản phẩm may. - Về hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu gồm: thiết bị và máy dệt, may; nguyên vật liệu ngành dệt may và các ngành khác nhưng chủ yếu là nguyên liệu ngành dệt may như là bông, sợi, vải, thang máy và một số mặt hàng như máy vi tính, điện thoại, máy fax… - Về hoạt động sản xuất của Công ty: Tận dụng máy móc, trang thiết bị và mặt bằng hiện có, công ty đã tổ chức cho xưởng sản xuất chỉ đi vào hoạt động, chỉ sản xuất ra một phần để phục vụ hoạt động thiết kế và sản xuất hàng mẫu của trung tâm thiết kế mốt, phần còn lại được bán ra thị trường. Hoạt động thiết kế mẫu còn nhiều khó khăn nhưng bước đầu đã đạt được những thành công, giúp công ty quảng bá được thương hiệu. 2. Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty XNK Dệt may Vinateximex. Do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong 3 năm qua, từ năm 2011 đến cuối năm 2013, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Công ty đã tinh giảm tổ chức, từ năm 2011 số lao động là 114 người, đến cuối năm 2012 số lao động là 100 người và đến cuối năm 2013 số lao động chỉ còn 82 người, cắt giảm gần 30% lao động từ trong 2 năm 6 Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ của công ty Vinateximex qua các năm. Đơn vị: Lao động Trình độ đào Năm Tỷ trọng Năm Tỷ trọng Năm Tỷ trọng tạo 2011 (%) 2012 (%) 2013 (%) Trên Đại học 3 2.63% 3 3.00% 4 4.88% Đại học 73 64.04% 61 61.00% 51 62.20% Cao đẳng 11 9.65% 12 12.00% 6 7.32% Trung cấp 4 3.51% 3 3.00% 3 3.66% 8 7.02% 7 7.00% 18 21.95% 15 13.16% 14 14.00% 0 0.00% 114 100% 100 100% 82 100% THPT qua đào tạo THPT chưa qua đào tạo Tổng (Nguồn: Theo số liệu báo cáo năm 2011, 2012, 2013 Phòng Hành chính - Nhân sự Công ty Vinateximex) Hiện tại Công ty Vinateximex có một đội ngũ lao động có chất lượng cao so với mặt bằng chung của các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (67% số lao động có trình độ đại học và trên đại học). Đặc biệt từ năm 2011 lao động THPT chưa qua đào tạo là 13,6%, thì tới năm 2013 hoàn toàn là các lao động có trình độ THPT trở lên qua đào tạo. Điều này thể hiện sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm và luôn không ngừng học tập, nâng cao trình độ theo kịp với xu hướng phát triển chung của xã hội cũng như đảm bảo thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của Công ty trong thời kỳ mới. 7 Bảng 2:Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty Vinateximex. Độ tuổi Số lao động Tỷ trọng trong tổng (Người) số CNV (%) Tuổi < 26 2 2.44% 26-30 5 6.10% 31-35 12 14.63% 36-40 12 14.63% 41-45 18 21.95% 46-50 15 18.29% 51-55 9 10.98% 56-60 7 8.54% Tuổi > 60 2 2.44% (Nguồn: Theo số liệu báo cáo Phòng Hành chính - Nhân sự Công ty Vinateximex, 3/2014). Từ bảng 2.2, ta thấy, lực lượng lao động cũng có độ tuổi trung bình khá cao (Tuổi bình quân của công nhân viên trong công ty là 42 tuổi). Đây là một lợi thế của công ty khi có trong tay những người đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, song cũng là một khó khăn khi công ty kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vốn cần những con người năng động, thường xuyên cập nhật thông tin và thích nghi cao với môi trường kinh doanh đầy biến động. Hiện tại Công ty đang từng bước trẻ hoá đội ngũ lao động nhằm đảm bảo chất lượng lao động cả về trình độ, kinh nghiệm lẫn sự năng động, tháo vát trong công việc. 3. Công ty cổ phần Sản xuât Xuất - Nhập khẩu Dệt May Vinateximex 8 Bảng 3 : Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các nắm (2010 – 2013) Năm STT 2010 2011 Triệu % Triệu Đồng Vốn 2012 % Triệu Đồng 1 Vốn CSH 24.829 2 Vốn vay tín 130.786 2013 % Triệu Đồng % Đồng 15,96 26.903 12,24 25.330 17,46 45.137 21,06 84,04 192.861 87,76 119.773 82,54 169.231 78,94 dụng 3 Vốn lưu động 151.046 97,06 215.490 98,08 140.987 97,16 207.595 96,84 4 Vốn cố định 4.569 2,94 4.229 1,92 4.116 2,84 6.773 3,16 155.615 100 219.719 100 145.103 100 214.368 100 Tổng nguồn vốn ( Nguồn : Phòng tài chính kế toán) Bảng 4: Tổng mức và cơ cấu tài sản của Công ty (Đơn vị: triệu đồng). ( Nguồn : Phòng tài chính kế toán) Tên tài sản Nguyên giá Giá trị đã khấu hao Giá trị còn lại Nhà cửa kiến trúc 5.519.113.519 2.596.107.967 2.923.005.552 Máy móc thiết bị 428.586.315 307.102.390 121.483.925 Phương tiện vận tải 3.033.850.562 2.580.479.680 453.370.882 Thiết bị dụng cụ quản lý 755.243.372 454.655.873 300.587.499 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Sản xuất Xuất – Nhập khẩu Dệt May Vinateximex trong những năm 2013. Bảng 5: Doanh thu của Công ty các năm 2011, 2012, 2013 ( Đơn vị tính:VND) Chỉ Tiêu 1. Doanh thu về bán hàng Năm 2011 Năm 2012 722.881.186.221 786.881.186.221 Năm 2013 918.127.898.012 và cung cấp dịch vụ 9 Trong đó: Doanh thu xuất 85.902.479.643 130.836.445.481 130.836.445.481 1.584.206.464 352.587.649 352.587.649 720.572.714.617 786.528.598.572 786.528.598.572 4. Giá vốn hàng bán 696.515.873.241 765.843.186.811 765.830.823.317 5. Lợi nhuận gộp về BH và 24.056.841.376 20.685.411.761 20.697.775.255 6.316.306.617 7.981.367.602 7.950.426.915 7. Chi phí tài chính 7.532.525.394 9.603.349.305 9.414.091.508 Trong đó: Chi phí lãi vay 6.463.019.050 8.578.939.878 8.578.939.878 8. Chi phí bán hàng 9.837.000.982 10.109.656.618 10.109.656.618 9. Chi phí quản lý doanh 10.048.259.349 6.541.649.187 6.518.660.138 3.955.362.268 2.412.124.253 2.605.793.906 133..812.977 317.386.349 275.131.227 12. Chi phí khác 71.730.999 30.697.093 71.730.999 13. Lợi nhuận khác 62.081.978 286.689.256 62.081.978 3.017.444.246 2.698.813.509 2.998.305.109 485.135.342 390.176.492 387.143.378 387.290.113 490.378.445 398.498.378 3.017.444.246 2.308.637.017 2.998.305.199 51 50 52 khẩu 2. Các khoản phải trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp Dịch vụ C/c Dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doah 11. Thu nhập khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 10 5 . Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Những ưu điểm trong hoạt động kinh doanh của công ty Công ty đã thực hiện được vai trò tập trung các hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng của ngành dệt may, từng bước phát huy vai trò là đơn vị tập trung hoạt động xuất nhập khẩu sang các lĩnh vực, mặt hàng khác. Có nhiều cán bộ công nhân viên rất năng động, đã tự tiếp cận, đàm phán với khách hàng, đưa về cho công ty những đơn hàng có giá trị lớn. Không chỉ giới hạn trong một vài lĩnh vực hay mặt hàng, cán bộ công nhân viên các phòng ban kinh doanh tự phát huy khả năng kinh doanh của mình trong một số mặt hàng và lĩnh vực. Công ty đã tạo được sự tín nhiệm với tập đoàn, với khách hàng trong và ngoài nước.Công ty đã có được những khách hàng lâu năm, từng bước xây dựng thương hiệu nhằm khai thác tốt thị trường hiện có và thâm nhập, khai thác những thị trường tiềm năng khác. * Mặt hạn chế Như đã phân tích trong phần thực trạng, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn các mặt hạn chế: - Trước hết là mặt hạn chế về vốn: Số vốn sở hữu còn nhỏ, chưa tương xứng với vai trò, chức năng và nguồn lực con người hiện có của công ty. Vốn vay để hoạt động còn rất lớn với mức lãi suất không còn là ưu đãi như trước kia cũng đang là khó khăn đối với công ty. - Chưa có sự gắn kết thực sự giữa các cá nhân, phòng ban trong hoạt động marketing, sự thống nhất trong chiến lược kinh doanh của công ty cũng chưa đảm bảo. - Trong sử dụng lao động của công ty cũng còn hạn chế. Do đặc điểm kinh doanh, công ty cần nhiều người có chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương và ngoại ngữ nhưng phần lớn lao động có chuyên môn về hai ngành này lại ở độ tuổi 50 và trên 50. Cán bộ công nhân viên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ lớn nhưng trình độ chưa cao chỉ có khoảng 50% đáp ứng được yêu cầu. 11 * Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân Với thời gian hợp nhất chưa lâu nhưng tập thể lãnh đạo và từng phòng, bộ phận của công ty đã nghiêm túc nhìn nhận lại những việc đã làm được và nhận thức rõ điểm yếu, tồn tại trong năm 2013 như sau: - Có những vị trí lãnh đạo chưa thực sự gương mẫu, một số CBCNV còn chưa tuân thủ đúng kỷ luật và quy chế quản lý lao động của Công ty đề ra, chưa chấp hành nghiêm túc thời gian làm việc. - Các phòng ban tuy đã được sắp xếp lại, nhưng vẫn chưa thực sự hợp lý, chưa chuyên môn hoá, nên vẫn có hiện tượng nhiều phòng cùng kinh doanh một mặt hàng, dẫn đến giá cả không đồng nhất. - Việc phân phối thu nhập vẫn mang tính bình quân chủ nghĩa, chưa thực hiện được việc phối thu nhập theo năng lực và hiệu quả công việc. - Sự phối hợp giữa các phòng ban trong Công ty vẫn còn chưa gắn kết. - Một số bộ phận kinh doanh đạt kết quả thấp và chưa có các giải pháp để thực hiện. Do cách giao việc chưa gắn kết giữa quyền lợi và trách nhiệm, nên còn nhiều cán bộ thụ động hoàn toàn với công việc. - Còn có hiện tượng buông lỏng trong quản lý như việc xuất hàng hoá không đúng quy định, việc ký kết hợp đồng còn chưa chặt chẽ nên còn để hiện tượng nợ đọng kéo dài. - Còn nhiều cán bộ làm công tác nghiệp vụ chuyên môn nhưng không được đào tạo chuyên ngành. 12 II. PH N T CH V ĐÁNH GIÁ NH NG T N TẠI CH NH CẦN GIẢI QUY T TRONG CÁC L NH V C QUẢN TR CHỦ Y U TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT XUẤT – NHẬP KHẨU DỆT MAY VINATEXIMEX Để có thể đánh giá khái quát những vấn đề quản trị chủ yếu trong công ty, em đã tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn 12 nhân viên ở các bộ phận khác nhau tại trụ sở chính của công ty tại Hà Nội. 12 phiếu điều tra được phát ra, thu về 10 phiếu và cả 10 phiếu đều hợp lệ, nội dung phiếu điều tra và danh sách người điều tra được đính vào phần phụ lục. Cùng với quá trình thực tập tại công ty sau đây em xin có một số phân tích, đánh giá và nhận xét những vấn đề quản trị chủ yếu như sau: 1.Tình hình th c hiện chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của công ty. Theo đánh giá của nhân viên cùng với kết quả của bản điều tra thì tình hình thực hiện các chức năng quản trị của các nhà quản lí tại công ty thực hiện tương đối hợp lí và đã có sự phối hợp chặt chẽ với nhau giữa các phòng ban. Theo phương pháp tính bình quân gia quyền với trọng số:4-rất tốt, 3- tốt, 2- trung bình, 1- yếu thì mức độ đạt hiệu quả trung bình của bốn chức năng và hoạt động quản trị của Công ty là 2.70/4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Trọng số Hoạch định Tổ chức Lãnh đạo Kiểm soát Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định Biểu đồ 2.1: Đánh giá tình hình th c hiện các chức năng quản trị ( Nguồn: Tổng h p t kết qu điều tra) 1.1. Chức năng hoạch đ nh Công ty luôn đề cao chức năng hoạch định nhằm xây dựng mục tiêu phát triển, tạo cơ sở tiền đề cho các hoạt động kinh doanh và đề ra các nguyên tắc ứng phó với tình hình biến động trên thị trường tạo điều kiện làm việc rõ ràng cho 13 việc kiểm tra thực hiện.Vì thế mà công tác hoạch định của công ty được thực hiện tốt nhất trong bốn chức năng quản trị của công ty đạt 2.85/4. 1.2. Chức năng tổ chức. Công ty xác lập mô hình, phân công và giao nhiệm vụ cũng như bao gồm việc ủy quyền cho các cấp quản trị và cho các nhân viên điều hành để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả.Công tác tổ chức triển khai các kế hoạch, phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, giữa các bộ phận và ban lãnh đạo của công ty tương đối tốt 2.8/4. 1.3. Chức năng l nh đạo Các nhà lãnh đạo của công ty đã tạo lập sinh khí cho tổ chức qua việc tối đa hóa hiệu suất công việc.Chỉ thị, huấn luyện và duy trì kỷ luật trong toàn bộ máy, gây ảnh hưởng và tạo hứng thú với các nhân viên cấp dưới, khuyến khích, động viên để tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái.Vì vậy đã tạo ra một lượng nhân viên trung thành khá lớn. Do vậy chức năng lãnh đạo của công ty được đánh giá là khá tốt 2.75/4 1.4. Chức năng kiểm soát Chức năng kiểm soát của công ty được đánh giá với hiệu quả là thấp nhất 2.2/4.Công tác thiết lập kiểm tra và quá trình giám sát công việc của từng phòng ban, bộ phận và cá nhân còn hạn chế, chưa chặt chẽ đồng thời công tác kiểm soát của công ty chưa có quy trình rõ ràng. 1.5. ấn đề thu th p thông tin và ra quy t đ nh quản tr . Khi phỏng vấn các nhà quản trị về vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị cho biết:Các phòng ban và bộ phận kinh doanh lấy ý kiến, thu thập thông tin từ khách hàng và các đối tác rồi gửi lên cho Giám Đốc ra quyết định trong phạm vi của mình 2. Công tác quản trị chiến lược của công ty 2.1. T nh h nh môi trường chi n lư c Hầu hết nhân viên trong công ty đều là những người làm việc lâu năm,cónhiều kinh nghiệm và nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy. Vì vậy mà công tác phân tích môi trường chiến lược được công ty tổ chức thực hiện tốt. Đánh giá theo bốn mức độ đánh giá là rất tốt, tốt, trung bình và yếu với bốn trọng 14 số tương ứng là 4, 3; 2; 1, áp dụng phương pháp tính bình quân gia quyền thì công tác phân tích môi trường chiến lược được đánh giá cao đạt 2.8/4. Sử dụng mô thức TOWS là rất hiệu quả trong môi trường kinh doanh hiện nay nhưng công ty sử dụng mô thức TOWS rất ít, nên khi phỏng vấn ở công ty nhiều người còn tỏ ra bỡ ngỡ. Ngoài ra công ty chưa sử dụng các cách phân tích như IFAS, EFAS khi hoạch định nên hiệu quả đem lại chưa cao. Cùng với bốn mức độ đánh giá như trên thì công tác này được đánh giá là yếu đạt 1.2/4. 2.2. oạch đ nh và triển khai chi n lư c kinh doanh chi n lư c cạnh tranh chi n lư c phát triển th trường và chi n lư c th m nh p th trường. Theo đánh giá của nhân viên cùng kết quả bảng điều tra cho thấy công tác hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh , chiến lược phát triển thị trường được thể hiện dưới biểu đồ sau: 3 2.5 2 1.5 Trọng số 1 0.5 0 công tác hoạch định chiến lược kinh doanh công tác công tác công tác triển công tác triển hoạch định hoạch định khai chiến khai chiến chiến lược chiến lược lược phát lược thâm thâm nhập thị phát triển thị triển thị nhập thị trường trường trường trường Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ th c hiện công tác hoạch định chiến lược (Nguồn: Tổng h p t kết qu điều tra) Theo đánh giá của nhân viên thì công tác hoạch định chiến lược kinh doanh đạt ở mức hiệu quả trung bình. Đánh giá theo bốn mức độ đánh giá thì công tác này đạt 2.6/4. Cùng với đó thì công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường được công ty rất chú trọng, được đánh giá là tốt nhất đạt 2.8/4 nhằm để giúp công ty đạt mục tiêu là bán các sản phẩm sơn hiện tại trên các thị trường mới bao gồm các địa bàn trong nước và nước ngoài, ngoài ra còn đạt mục tiêu là tìm kiếm các khách hàng mục tiêu mới. Công tác hoạch định thâm nhập thị 15 trường chưađược công ty chú trọng, đầu tư do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên các nhà quản trị còn dè chừng, chưa dám mạo hiểm thâm nhập vào các thị trường , vì vậy công tác này của công ty chỉ đạt 1.6/4. Những năm trở lại đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tể thế giới, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn công ty không đẩy mạnh phát triển các thị trường có sẵn, mà tiếp tục phát triển ra các thị trường mới nhằm tìm kiếm được nhiều đối tác và khách hàng trung thành từ các thị trường này. Nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, khi quyết định triển khai phát triển thị trường mới công ty phải chú ý cân nhắc các điều kiện về cơ hội, đe doạ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh, cân nhắc đến yếu tố chi phí thu nhập và đánh giá các khả năng phát triển thị trường.Hiệu quả trung bình của công tác triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty là 2.7/4, công tác triển khai chiến lược thâm nhập thị trường đạt 1.6/4 2.3. L i th và năng lực cạnh tranh Công ty cổ phần Sơn Lucky House là công ty sơn nổi tiếng, được thành lập từ lâu chuyên kinh doanh mặt hàng sơn nước các loại, bột bả…Nên công ty cũng có những lợi thế cạnh tranh nhất định. Thời gian qua công ty luôn chú trong xây dựng năng lực cạnh tranh thông qua giảm chi phí vận hành. Đội ngũ lao động có nhiều kinh nghiệm, năng động, sáng tạo trong công việc và đặc biệt là hệ thống các nhà quản trị đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc quản lý, xây dựng được môi trường làm việc thoải mái trong công ty sẽ là lợi thế để công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. 3. Công tác quản trị của Công ty cổ phần Sản xuất Xuất - Nhập khẩu Dệt May Vinateximex Công tác đánh giá quản trị tác nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của công ty, nó góp phần vào hiệu quả của quá trình kinh doanh.Theo đánh giá của nhân viên cùng với kết quả của bản điều tra thì tình hình thực hiện các công tác quản trị tác nghiệp được thể hiện dưới bảng như sau: 16 Biểu đồ 2.3: Đánh giá tình hình công tác quản trị tác nghiệp(Nguồn: Tổng h p t kết qu điều tra) 3.1. Công tác quản tr mua hàng Đánh giá theo 4 mức độ đánh giá là rất tốt, tốt, trung bình và yếu cùng với trọng số tương ứng là4, 3, 2 và 1, áp dụng phương pháp tính bình quân gia quyền thì hoạt động mua hàng của công ty được đánh giá khá cao với 2.6/4. Điều này cho thấy công ty chú trọng vào công tác mua hàng, để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó công ty cần phải căn cứ vào tình trạng thực tế tiêu thụ để có kế hoạch mua hàng hợp lý và đảm bảo hiệu quả kinh doanh. 3.2. Công tác quản tr bán hàng Theo bảng đánh giá hiệu quả công tác quản trị cho thấy: công tác quản trị bán hàng được đánh giá là cao nhất với 2.8/4. Điều này cho thấy công ty luôn đạt kế hoạch mục tiêu bán hàng đề ra, bên cạnh đó công ty luôn tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề kĩ năng cho nhân viên làm tăng hiệu quả công tác bán hàng. 3.3. Công tác quản tr dự tr hàng hóa Dự trữ các mặt hàng cho việc kinh doanh thường xuyên được công ty tương đối chú trọng.Vì thế công tác dự trự hàng hóa được đánh giá là 2.4/4.Tuy nhiên, công ty cũng lên kế hoạch đúng thời điểm cho việc dự trữ các mặt hàng 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Bán hàng Mua hàng Dự trữ Cung ứng dịch vụ kinh doanh để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 3.4. Công tác cung ứng hàng hóa d ch vụ Công tác cung ứng hàng hóa dịch vụ được đánh giá là thấp trong đánh giá hiệu quả công tác quản trị với 2.1/4. Theo khảo sát từ nhân viên trong công ty thì dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty chưa tốt, không có nhiều ưu đãi, 17 chương trình khuyến mại dành cho khách hàng.Đôi khi còn gặp sự cố l i sản phẩm không đúng như cam kết. 4. Công tác quản trị nh n l c của công ty. Theo phương pháp tính bình quân gia quyền với trọng số: 4- Rất tốt; 3Tốt; 2- Trung bình; 1- Yếu, thì mức độ đạt hiệu quả trung bình của bốn chức năng và hoạt động quản trị của Công ty là2.45/4 3.5 3 2.5 2 1.5 Trọng số 1 0.5 0 Công tác phân tich công việc, bố trí và sử dụng nhân lực Công tác tuyển Công tác đào tạo Công tác đánh giá dụng nhân lực và phát triển nhân và đãi ngộ nhân lực lực Biểu đồ 2.4: Đánh giá công tác quản trị nh n l c của công ty ( Nguồn: tổng h p t kết qu điều tra) 4.1. Công tác ph n tích công việc bố trí và sử dụng nh n lực Trong những năm gần đây, công ty mở rộng quy mô sản xuất, tuy nhiên nguồn lao đông của công ty có sự thay đổi không nhiều. Hệ thống nhân lực của công ty khá đa dạng ở nhiều trình độ khác nhau. Công tác bố trí và sử dụng nhân lực đạt hiệu quả tương đối tốt, giúp cho nhân viên phát huy hết năng lực sở trường của mình góp phần vào hoạt động kinh doanh của công ty. Việc bố trí nhân lực của công ty luôn đảm bảo đúng người đúng việc. Công tác này đạt 2.5/4. 4.2. Công tác tuyển dụng nh n lực Công ty cổ phần Sản xuât Xuất - Nhập khẩu Dệt May Vinateximex đăng thông tin tuyển dụng trên các trang Web tìm việc như: timviecnhanh.com, vietnamwork.com… Những căn cứ để tuyển dụng như lý lịch rõ ràng, các giấy tờ bằng cấp và chứng chỉ về trình độ chuyên môn của người xin việc phải được công chứng, phù hợp với công việc cần tuyển. Và hoạt động tuyển dụng đã đảm 18 bảo cung cấp nhân lực cho hoạt động của công ty trong thời gian qua. Công tác duyển dụng nhân lực đạt 2.8/4 4.3. Công tác đào tạo và phát triển nh n lực Công tác đào tạo và phát triển nhân lực được đánh giá ở mức hiệu quả cao. Công ty có những chương trình, khóa học đào tạo giúp nhân viên nâng cao kĩ năng tay nghế, cung cấp các kiến thức, đồng thời rèn luyện phẩm chất cho nhân viên góp phần vào quá trinh hoạt động hiệu quả của công ty. Công tác này đạt 2.9/4 4.4. Công tác đánh giá và đ i ngộ nh n lực Theo như đánh giá của nhân viên làm việc tại Công ty thì công tác đãi ngộ nhân lực chưa được tốt. Chế độ lương thưởng còn chưa phù hợp với công việc và năng lực của từng nhân viên, sẽ làm hạn chế khả năng sáng tạo cũng như khả năng làm việc hiêu quả của nhân viên. Công ty nên có những chính sách đãi ngộ tài chính và phí tài chính hợp lí để kích thích nhân viên làm việc với hiệu quả cao nhất thông qua tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp…Đồng thời tổ chức các buổi đi chơi, tham quan, tạo ra bầu không khí làm việc thoải mái, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Công tác này đạt 1.6/4 5.Công tác quản trị d án quản trị rủi ro của công ty. 5.1. uản tr dự án Phòng kinh doanh tìm và tiếp nhận các dự án từ khách hàng mang lại. Đề xuất thực hiện lên cấp trên. Lưu trữ thông tin về các dự án và thông tin về khách hàng để tiện cho việc chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Toàn công ty liên kết phối hợp để triển khai dự án thực hiện tới khách hàng. 5.2. uản tr rủi ro Công ty khá chú trọng việc đối phó với nhiều loại rủi ro trong công tác lập kế hoạch, dự tính chi phí, dự đoán sự thay dổi công nghệ, sự thay đổi cơ cấu tổ chức ... Tuy nhiên còn chưa chú trọng đến công tác quản lý rủi ro, xây dựng các kế hoạch, triển khai thường xuyên các biện pháp phòng và chống rủi ro. Quỹ phòng chống rủi ro không được lập thường xuyên. Trong khi hầu hết các dự án trên đều đòi hỏi lượng tiền vốn, vật tư và lao động lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. 19 III. ĐỀ XUẤT H ỚNG ĐỀ T I KH A LUẬN Trên cơ sở thực tiễn của của công ty, cùng những vấn đề còn tồn tại với công ty, em xin đề xuất một số hướng đề tài khóa luận như sau: Hoàn thiện triển khai chiến lược thâm nhập thị trường tại trên cơ sở thực tiễn của của Công ty, cùng những vấn đề còn tồn tại với Công ty, em xin đề xuất một số hướng đề tài khóa luận như sau: 1. Hoàn thiện triển khai chiến lược thâm nhập thị trường tại Công ty cổ phần Sản xuất Xuất – Nhập khẩu Dệt May Vinateximex 2. Hoàn thiện công tác đãi ngộ tài chính tại Công ty cổ phần Sản xuất Xuất – Nhập khẩu Dệt May Vinateximex. 3. Hoàn thiện công tác kiểm soát tại Công ty cổ phần Sản xuất Xuất – Nhập khẩu Dệt May Vinateximex 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan