Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệm tại công ty tnhh ak . syst...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệm tại công ty tnhh ak . systec vina

.PDF
20
49758
119

Mô tả:

Trường Đại học Thương Mại i Báo cáo thực tập tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Muốn trở thành một nhà quản trị kinh doanh giỏi đòi hỏi các sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh cần phải trau dồi kiến thức học được trên giảng đường đồng thời cũng phải trải nghiệm thực tiễn.Sinh viên cần vận dụng tổng hợp các kiến thức đã được trang bị vào việc giải quyết một vấn đề thực tiễn nhằm củng cố kiến thức lý luận và nâng cao năng lực thực hiện các công việc sau khi tốt nghiệp. Do đó giai đoạn thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng đối với các sinh viên năm cuối nói chung và sinh viên khoa quản trị nói riêng. Nhờ việc thực tập tại cơ sở sẽ giúp cho sinh viên rèn luyện kĩ năng, phương pháp làm việc của nhà quản trị trong doanh nghiệp đồng thời có thể vận dụng các công cụ, phương pháp phân tích, đánh giá, nghiên cứu kinh doanh để hình thành chuyên đề tốt nghiệp cũng như phục vụ yêu cầu của cơ quan thực tế. Từ đó sinh viên có thể tập sự các công việc kinh doanh và quản trị qua đó rèn luyện kĩ năng, thực hành giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tiễn. Ngoài ra sinh viên có thể rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh như phát hiện ra vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp, thu thập và xử lý số liệu, phân tích và đánh giá hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Là một sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh, trong thời gian thực tập em đã sử dụng vốn kiến thức ít ỏi của mình để tìm hiểu thực tiễn của ngành quản trị tại công ty TNHH AK.SYSTEC Vina. Tuy đã cố gắng học hỏi dựa trên những kiến thức đã học và thực tế tại công ty nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên tập báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những sai sót, mong các thầy cô giáo góp ý để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Như Quỳnh đã hết lòng giúp đỡ em để em hoàn thành bản báo cáo này! GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại ii Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ .......................................................................... iv I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH AK . SYSTEC VINA ............................................................................................................... 1 1. Giới thiệu khái quát về công ty ................................................................................... 1 1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty .................................................................... 1 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty ............................................................................. 1 1.3 Sơ đồ tổ chức ............................................................................................................. 2 1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty ......................................................................... 3 2. Tình hình sử dụng lao động của công ty ..................................................................... 3 2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp .................................................... 3 2.2 Cơ cấu lao động của công ty ..................................................................................... 4 3.Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................. 4 3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty ..................................................... 4 3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty .......................................... 5 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................... 6 II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TỒN TẠI CHÍNH CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH AK.SYSTEC VINA ........................................................................................................ 7 1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh nghiệp .............................................................................................................................. 7 1.1 Chức năng hoạch định............................................................................................... 7 1.2 Chức năng tổ chức ..................................................................................................... 7 1.3 Chức năng lãnh đạo .................................................................................................. 8 1.4 Chức năng kiểm soát ................................................................................................. 8 1.5 Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị ................................................. 8 2. Công tác quản trị chiến lược của công ty .................................................................... 9 2.1 Tình thế môi trường chiến lược .............................................................................. 9 2.2 Công tác hoạch định chiến lược ............................................................................. 9 2.3 Công tác triển khai chiến lược và xây dựng lợi thế cạnh tranh ........................... 10 GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại iii Báo cáo thực tập tổng hợp 3. Công tác quản trị tác nghiệp của công ty .................................................................. 10 3.1 Quản trị mua hàng ................................................................................................... 10 3.2 Quản trị bán hàng ................................................................................................... 11 3.3 Quản trị dự trữ ........................................................................................................ 11 3.4 Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại ................................................................... 11 4. Công tác quản trị nhân lực của công ty ..................................................................... 12 4.1 Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực .................................................... 12 4.2 Tuyển dụng nhân lực ............................................................................................... 12 4.3 Đào tạo và phát triển nhân lực................................................................................ 13 4.4 Đánh giá và đãi ngộ nhân lực ................................................................................. 13 5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của công ty .................................................. 13 5.1 Quản trị dự án ......................................................................................................... 13 5.2 Quản trị rủi ro ......................................................................................................... 14 III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN ......................................................... 15 GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại iv Báo cáo thực tập tổng hợp DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của công ty ............................................................................... 2 Bảng 1.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty trong 3 năm 2010-2012 .............. 3 Bảng 1.2. Cơ cấu lao động của công ty ........................................................................... 4 Bảng 1.3. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty ................................................................ 4 Bảng 1.4. Cơ cấu nguồn vốn của công ty ........................................................................ 5 Bảng 1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 - 2012 ............ 6 GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 1 Báo cáo thực tập tổng hợp I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH AK . SYSTEC VINA 1. Giới thiệu khái quát về công ty 1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty 1.1.1 Sự hình thành Công ty TNHH A.K Systec (A.K systec corp) được thành lập năm 1996 tại Hàn Quốc. Công ty chuyên sản xuất và phân phối các thiết bị làm mềm nước, lọc nước mang nhãn hiệu A.K Systec. A.K sysec corp (ANKUNSA) đặt trụ sở chính, phòng nghiên cứu, phòng công nghệ cao, sản xuất và lắp ráp sản phẩm tại Paju, tỉnh Kyunggi, Hàn Quốc. A.K systec corp bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Việt Nam từ tháng 5 năm 2009, thông qua công ty A.K Systec Vina (Công ty TNHH A.K Systec Việt Nam), giám đốc phụ trách là ngài Park Joom Soo.Trụ sở của công ty đặt tại P2104- tòa nhà 34T- Trung Hòa - Nhân Chính- Hà Nội. Mã số thuế của công ty là : 0105486161 1.1.2 Quá trình phát triển - Năm 2009: Công ty chủ yếu tập trung vào thị trường Hà Nội vói các dòng sản phẩm chính là máy và thiết bị lọc nước. - Năm 2010: Công ty đã mở rộng các dòng sản phẩm như: chăn ga gối đệm, giấy vệ sinh…..Cũng trong thời gian này thì công ty mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh thành lân cận như : Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam... - Năm 2011: Để đáp ứng nhu cầu thị trường công ty đã cho xây dựng thêm bộ phận kỹ thuật phụ trách việc lắp đặt, sửa chữa cho các dòng sản phẩm. - Năm 2013: Công ty đã mở thêm văn phòng đại diên tại Thành phố Bắc Ninh Là một doanh nghiệp hình thành tại thị trường Việt Nam hơn 3 năm nhưng hoạt động rất hiệu quả, công ty đang cố gắng đẩy mạnh phát triển và phân phối ngày càng rộng rãi hơn nữa, không những trong thi trường trong nước và cả ngoài nước. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Với công nghệ sản xuất mà doanh nghiệp đang sử dụng là dây chuyền công nghệ hiện đại cộng thêm đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, nhiệt tình giúp cho công ty đã và đang tìm chỗ đứng vững chắc trên thương trường cạnh tranh đầy khốc liệt với những dòng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác. GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 2 Báo cáo thực tập tổng hợp Phương châm kinh doanh của công ty TNHH A.K Systec Vina là đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, giá cả phải chăng và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Chúng tôi tự tin sẽ mang đến sự hài lòng cho cả những khách hàng khó tính nhất. Chúng tôi tự hào và khẳng định uy tín cũng như thương hiệu A.K Systec trên thị trường trong vào ngoài nước. 1.3 Sơ đồ tổ chức Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật Phòng nhân sự (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của công ty  Ban Giám đốc - Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động và quỹ lương của Công ty. - Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sư phân cấp của Điều lệ Công ty. - Bổ nhiệm và bãi nhiệm các chức danh quản lý của Công ty: Phó Giám đốc chi nhánh, công ty thành viên, Trưởng và phó phòng.  Phòng Tài chính – Kế toán - Thực hiện các công việc về tài chính – kế toán của Công ty, phân tích, đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty. - Tư vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc về các chiến lược tài chính ngắn, trung và dài hạn trên cơ sở các Dự án đang và sẽ triển khai. - Kiểm tra, giám sát tình hình, công tác tài chính kế toán để đảm bảo tuân thủ quy chế của Công ty và các quy định liên quan của Pháp luật. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực phản ánh đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.  Phòng Kinh doanh - Hỗ trợ giám đốc trong việc thiết lập chiến lược kinh doanh. GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 3 Báo cáo thực tập tổng hợp - Nghiên cứu, phân tích thị trường, mở rộng phát triển thị trường, xây dựng quảng bá thương hiệu, xây dựng các chiến lược và các kế hoạch bán hàng.  Phòng kỹ thuât - Lắp đặt và sửa chữa sản phẩm.  Phòng nhân sự - Tổ chức sắp xếp nhân sự - Giúp ban giám đốc quản lý nhân sự của công ty - Quản lý tiền lương, quản lý ngày công của công nhân viên 1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty - Gia công, lắp ráp, sản xuất thiết bị làm sạch nước, hệ thống bồn tắm, bồn vệ sinh, hệ thống máy lọc nước nóng lạnh - Phân phối các dòng sản phẩm như máy lọc nước, thùng gạo thông minh, các thiết bị vệ sinh trên thị trường 2. Tình hình sử dụng lao động của công ty 2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp Số lượng, chất lượng lao động của Công ty qua các năm (2010-2012) nhìn chung không có thay đổi nhiều, thể hiện ở bảng 1.1 Bảng 1.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty trong 3 năm 2010-2012 Năm 2010 2011 2012 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (người) (%) (người) (%) (người) (%) Trên đại học 3 14,28 4 15,38 6 20 Đại học 9 42,85 12 46,15 17 56,67 Cao đẳng 5 23,81 6 23,08 4 13,33 Khác 4 19,05 4 15,38 3 10 Trình độ (Nguồn: Phòng nhân sự) Qua bảng trên cho thấy: Với 30 lao động, có thể nói công ty TNHH AK.Systec Vina là công ty có lượng lao động trung bình. Trình độ đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu thế tăng lên cụ thể là năm 2011 tăng 3,3% so với năm 2010, năm 2012 tăng 10,52% so với năm 2011. Tương tự với trình độ trên đại học đều có xu hướng tăng trái lại trình độ cao đẳng và khác có xu hướng giảm điều này cho thấy trình độ lao động của công ty ngày càng được cải thiện. GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 4 Báo cáo thực tập tổng hợp 2.2 Cơ cấu lao động của công ty Công ty gồm 4 phòng ban với cơ cấu lao động hợp lý. Cơ cấu lao động của công ty tương đối đồng đều, các nghiệp vụ phù hợp với trình độ của nhân viên Bảng 1.2. Cơ cấu lao động của công ty Đơn vị: Người Trình độ Trên Đại Cao đại học học đẳng Tài chính-kế toán 1 3 1 0 3 Kinh doanh 3 10 1 0 Kỹ thuật 1 2 1 Nhân sự 1 2 1 Phòng ban Độ tuổi Giới tính Dưới Trên 40 tuổi 40 tuổi 2 4 1 9 5 10 4 2 5 1 4 2 1 3 2 3 2 Khác Nam Nữ (Nguồn: Phòng nhân sự) Nhân viên thuộc phòng kinh doanh chiếm số lượng lớn. Trình độ công nhân viên trong công ty khá cao, có thể đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nhưng xong lại yếu kém về kinh nghiệm thực tế gây không ít khó khăn cho công ty. 3.Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp 3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động thể hiện qua các năm 2010-2012 thể hiện trong bảng 1.3 Bảng 1.3. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ (triệu trọng (triệu đồng) trọng (triệu đồng) trọng đồng) (%) Vốn cố định 7.958 40 8.387 39,37 9.453 40,74 Vốn lưu động 11.866 60 12.917 60,63 13.747 59,25 Tổng cộng 19.824 100 21.304 100 23.200 100 Chỉ tiêu (%) (%) (Nguồn: Phòng tài chính- kế toán) Nhìn chung tỷ trọng giữa vốn cố định và vốn lưu động chênh lệch nhau không nhiều cụ thể năm 2010 chênh lệch 20% năm 2011 là 21,26% và năm 2012 là 18,51%. GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 5 Báo cáo thực tập tổng hợp Điều này cho thấy cơ cấu vốn kinh doanh của công ty luôn luôn ổn định để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty luôn được triển khai như công ty không ngừng kí kết các hợp đồng với các đại lý độc quyền, mỗi năm công ty cho ra các dòng sản phẩm mới khác nhau phục vụ đời sống sinh hoạt của con người, cải thiện cuộc sống ngày một tốt hơn hiện đại hơn. 3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Cơ cấu nguồn vốn của công ty gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong 3 năm cơ cấu nguồn vốn biến động như bảng 1.4 Bảng 1.4. Cơ cấu nguồn vốn của công ty Đơn vị: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn chủ sở hữu 13.879 16.266 16.370 - Vốn kinh doanh 8.354 8.791 9.035 - Các quỹ 5.525 6.475 7.335 Nợ phải trả 5.945 6.038 6.830 - Nợ dài hạn 1.221 1.562 1.754 - Nợ ngắn hạn 3.865 3.309 3.775 859 1.167 1.301 19.824 21.304 23.200 Chỉ tiêu - Nợ khác Tổng (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm biến động không nhiều. Cụ thể năm 2011 vốn chủ sở hữu tăng 17,19% so với năm 2011, vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 0,6% điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty ngày càng lớn và vững mạnh. Trong khi đó số nợ của công ty cũng tăng theo các năm vì vậy công ty cần có chính sách hợp lý để giảm nợ GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 6 Báo cáo thực tập tổng hợp 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị: Triệu đồng So sánh Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012 /2011 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ tiền (%) tiền (%) Doanh thu thuần 9.417 11.534 15.544 2.117 22,48 4.010 34,76 Chi phí 5.534 7.400 9.190 1.866 33,71 1.790 24,19 Lợi nhuận trước thuế 3.882 4.134 6.354 252 6,49 2.220 53,70 Lợi nhuận sau thuế 2.911 3.100 4.765 189 6,49 1.665 53,71 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm, doanh thu năm 2011 tăng 22,48% so với năm 2010, năm 2012 tăng 34,76% so với năm 2011. Về chi phí công ty sử dụng nhiều hơn qua các năm do cán bộ công nhân viên không ngừng tăng lên, chi phí quảng cáo, chi phí dự trữ… cụ thể năm 2011 tăng 33,71% tương ứng tăng 1.866 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 24,19% tương ứng tăng 1.790 triệu đồng so với năm 2011. Tỉ lệ phần trăm chi phí năm 2011/2010 cao hơn 2012/2011 do năm 2010 nền kinh tế rơi vào khủng hoảng công ty cần nhiều chi phí để khôi phục chiến lược kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường với những đối thủ cạnh tranh tuy nhiên công ty cũng đạt được nhiều thành công trong kinh doanh khi mà lợi nhuận sau thuế của công ty tăng dần qua các năm cụ thể năm 2011 tăng 6,49% so với năm 2010 tương ứng tăng 189 triệu đồng, năm 2012 tăng 53,71% so với năm 2011 tương ứng tăng 1.665 triệu đồng. Qua đó chúng ta dễ dàng thấy được sau cuộc khủng hoảng kinh tế công ty đã có những bước phát triển rõ rệt lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 của công tăng mạnh hơn năm 2010 và 2011, đồng thời cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang đi đúng hướng GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 7 Báo cáo thực tập tổng hợp II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TỒN TẠI CHÍNH CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH AK.SYSTEC VINA 1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh nghiệp Việc thực hiện các chức năng quản trị trong mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết, ảnh hưởng rất lớn đến việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua việc tiếp xúc và tìm hiểu có thể đánh giá được tình hình thực hiện các chức năng quản trị của công ty TNHH AK.Systec Vina như sau. 1.1 Chức năng hoạch định Công ty TNHH AK.Systec Vina thường thực hiện việc xây dựng và bảo vệ kế hoạch kinh doanh vào quý đầu tiên của năm. Thông qua kế hoạch kinh doanh, ban giám đốc trong đó có giám đốc, phó giám đốc cùng các trưởng phòng, trưởng bộ phận cùng nhau họp bàn để cùng nhau đề ra mục tiêu kinh doanh chung, hoạch định kế hoạch và phương pháp kinh doanh để cùng triển khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong dài hạn của công ty. Sau khi kế hoạch đã được thống nhất, giám đốc sẽ tiến hành phổ biến và thực hiện kế hoạch tới các cán bộ quản lý của công ty nhằm hoạch định sát sao kế hoạch đề ra. Hàng tháng, giám đốc và các trưởng phòng họp lại để đánh giá kết quả thực hiện. Nhìn chung, công tác hoạch định của công ty được thực hiện khá tốt. 1.2 Chức năng tổ chức Giám đốc là người đứng đầu lãnh đạo toàn công ty sau đó là những phó giám đốc và các phòng ban. Giám đốc tổ chức và phân trách nhiệm cho các bộ phận liên quan: Phòng kinh doanh, phòng nhân sự….Trong công ty từ các nhà quản trị cấp cao đến các nhà quản trị cấp thấp hơn hay cả công nhân viên đều muốn tạo ra một cơ cấu các mối quan hệ tốt, thông qua đó cho phép họ thực hiện các kế hoạch và mục tiêu chung của công ty. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại trong công tác tổ chức của công ty như: - Đòi hỏi người lãnh đạo phải có kỹ năng tốt trong công việc. - Công tác quản lý đòi hỏi cán bộ quản lý phải hoạt động trên phạm vi rộng. GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 8 Báo cáo thực tập tổng hợp 1.3 Chức năng lãnh đạo Tổng giám đốc là người có quyết định cuối cùng mọi công việc trong công ty. Tuy nhiên với cơ chế phân quyền sâu cho các cán bộ quản lý, trưởng phòng, trưởng nhóm thì họ sẽ là người lãnh đạo bộ phận của mình làm sao hoàn thành được mục tiêu. Mỗi phòng ban có quyền quyết định những vấn đề mà ban giám đốc giao cho nhưng cũng phải có trách nhiệm giải quyết các công việc đó một cách hiệu quả nhất. Thực tế ở công ty các cán bộ quản lý, trưởng bộ phận đều đã thể hiện rõ sự tự tin và quyết đoán trong công tác quản lý bộ phận cuả mình. 1.4 Chức năng kiểm soát Là công tác quan trọng, do đó công ty thường xuyên thực hiện việc kiểm soát từng bộ phận để đảm bảo cho mọi việc đi đúng hướng thông qua giám sát và đánh giá kết quả công việc. Kết quả thực tế được so sánh với những mục tiêu đã xác lập trước đó có thể đưa ra những hoạt động cần thiết, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đi đúng quỹ đạo. Quá trình giám sát, so sánh và hiệu chỉnh được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên công ty vẫn còn một số tồn tại chính sau: - Thực hiện công tác kiểm soát chưa mang tính sát sao. Thường được đánh giá theo kết quả công việc và chưa làm rõ đến hành vi thực hiện công việc của người lao động - Công tác tổng kết kết quả kiểm soát trong quản trị chưa mang tính hệ thống. Thường tổng kết theo một sự việc cụ thể mà chưa lập lên bảng tổng kết kết quả theo một chu kỳ như 3 tháng hay 6 tháng… 1.5 Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị Bất kỳ một lĩnh vực nào thì thông tin cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Việc cập nhật và xử lý thông tin có hiệu quả bao nhiêu thì quyết định quản trị mới đúng đắn và chính xác bấy nhiêu. Nhận thấy rõ điều đó thì công ty TNHH AK.Systec Vina thường xuyên yêu cầu các phòng ban cập nhật tổng hợp các báo cáo thông tin đầy đủ cho giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó ban lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định phù hợp. Ngoài ra các thông tin về thị trường cũng được ban lãnh đạo công ty quan tâm tới từ đó sẽ có những thay đổi về mặt sản phẩm, nhân sự…giúp công ty có thể ứng phó được những thay đổi của thị trường. Tuy nhiên công tác thu thập thông tin vần còn một số tồn tại sau: - Công tác thu thập thông tin trước khi ra quyết định quản trị thường khá là gấp gáp do đó dẫn đến việc ra quyết định của ban lãnh đạo công ty có thể vẫn thiếu thông tin. GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 9 Báo cáo thực tập tổng hợp - Việc lữu trữ thông tin chưa được chú trọng dẫn đến tình trạng chia sẻ thông tin còn khó khăn, tình trạng mất thông tin vẫn còn xảy ra. 2. Công tác quản trị chiến lược của công ty 2.1 Tình thế môi trường chiến lược Điểm mạnh: Công ty TNHH AK.Systec Vina có trụ sở tại P2104- tòa nhà 34T- Trung Hòa - Nhân Chính- Hà Nội, thuộc trung tâm Hà Nội, là một địa điểm phát triển về các loại hình kinh doanh buôn bán và dịch vụ điều này thuận lợi cho việc quảng bá tên tuổi và thương hiệu đến khách hàng, cũng như viêc cung ứng sản phẩm và dịch vụ dễ dàng cho khách hàng, đối tác và các tổ chức cá nhân. Cùng với đội ngũ nhân viên và tập thể luôn quyết tâm khẳng định và cống hiến hết mình cho mục tiêu chung của công ty đã làm nên thành công bước đầu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Điểm yếu: Do mới vào thị trường Việt Nam năm 2009 nên việc thua kém và bị các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh về mặt hàng máy lọc nước là điều dễ thấy. Ngoài ra với quy mô còn nhỏ nên không khỏi thiếu sót và hạn chế trong cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ nhân viên nên việc áp dụng quản lý của công ty không được hoàn chỉnh đúng mực. Cơ hội: Vài năm gần đây cùng với phát triển về kinh tế thì việc chú trọng các sản phẩm thông minh và có lợi cho sức khỏe cho con người ngày một đa dạng điều này là một cơ hội cho công ty. Kèm theo đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường đang từng bước hội nhập và mở cửa nên việc tiếp cận các sản phẩm công nghệ và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh từ nước ngoài giúp cải thiện hơn về ý tưởng và chất lượng từng sản phẩm của công ty. Thách thức: Chính vì đây là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng nên việc gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Điều này gây áp lực không nhỏ tới việc kinh doanh của công ty. Cùng với đó là tình hình bất ổn của nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, biến động thường xuyên gây ra nhiều khó khăn trong kinh doanh, dự báo và định hướng chiến lược. 2.2 Công tác hoạch định chiến lược Do công ty hoạt động trên thị trường chưa được lâu, quy mô không lớn nên tên tuổi và thương hiệu chưa được biết đến rộng rãi. Mà hiện nay trên thị trường tồn tại khá nhiều các công ty, doanh nghiệp có tên tuổi và quy mô lớn như Kangaroo, Nano… GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 10 Báo cáo thực tập tổng hợp Nên muốn cạnh tranh với các công ty này thì công ty cần có những giải pháp cụ thể như nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, dịch vụ vận chuyển và bảo trì nhanh chóng, thân thiện nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu trong lòng khách hàng. Thực tế cho thấy với sứ mệnh là đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, giá cả phải chăng và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, công ty đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Bản thân công ty đã chủ động từng bước đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại sản phẩm, đa dạng hóa phương thức mua bán, mở rộng thị trường, hoàn thiện dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Nhưng vẫn còn một số khó khăn như do tầm vóc, nguồn lực của công ty còn hạn chế nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong các bước hoạch định tổng thể, xây dựng chiến lược. Các bộ phận vẫn đang trong quá trình hoàn thiện dần bộ máy tổ chức nên vẫn còn tồn đọng, chồng chéo giữa các đơn vị. 2.3 Công tác triển khai chiến lược và xây dựng lợi thế cạnh tranh Sau khi phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty ở trên đã làm rõ được những lợi thế của công ty cũng như năng lực cạnh tranh mà công ty có để cạnh tranh với các công ty công ty trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Việc tận dụng lợi thế cạnh tranh hay không còn tùy thuộc vào công tác quản lý và triển khai chiến lược của công ty. Thực tế cho thấy công ty còn chưa tận dụng được hết các lợi thế của mình, về cơ bản chỉ là nhận định đánh giá, chưa tận dụng triệt để. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần xây dựng chiến lược cụ thể hơn để phát huy và tận dụng tối đa các lợi thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. 3. Công tác quản trị tác nghiệp của công ty 3.1 Quản trị mua hàng Công ty có vốn đầu tư 100% của Hàn Quốc vì thế các sản phẩm của công ty như máy lọc nước…. được nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam đều đã đủ tiêu chuẩn, thông qua cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Có chứng nhận của xuất xứ Hàn Quốc. Song song với việc bán máy thì công ty cũng đang cho các đơn vị doanh nghiệp, xưởng sản xuất tại các khu công nghiệp thuê máy. Trong những năm qua, hoạt động mua hàng của công ty luôn đảm bảo các tiêu chí: - Đảm bảo đủ khối lượng cho hoạt động kinh doanh của công ty. - Mua đúng thời điểm, đúng giá và đảm bảo mức lợi nhuận tối đa cho công ty. GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 11 Báo cáo thực tập tổng hợp 3.2 Quản trị bán hàng Công ty có các showroom bán hàng và giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, ngoài ra công ty cũng có các đại lý tại các tỉnh khác nhau đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng tại các tỉnh lân cận Hà Nội. Công ty cũng có nhiều chương trình khuyến mại cho khách hàng và tham gia vào các hội chợ để quảng cáo sản phẩm của công ty. Tuy nhiên do còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm nên công tác quản trị bán hàng còn nhiều thiếu sót và tồn tại: - Các chương trình và hoạt động bán hàng chưa được xây dựng cho từng khu vực cụ thể mà còn rất chung chung và không đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường. - Kế hoạch ngân sách bán hàng còn phụ thuộc nhiều vào tỷ suất lợi nhuận của công ty và chưa phát huy được hiệu quả và gây lãng phí cho công ty. - Chưa phát triển được mạng lưới bán hàng phù hợp với chiến lược kinh doanh. 3.3 Quản trị dự trữ Việc dự trữ của công ty được áp dụng cho cả thiết bị để lắp ráp và thành phẩm bán ra thị trường. Dự trữ bán hàng được công ty chú ý và có những dự báo về nhu cầu thị trường của từng mặt hàng kinh doanh vì thế công tác dự trữ của công ty cũng phù hợp với thực tế yêu cầu kinh doanh của công ty + Xác định nhu cầu dự trữ Vào từng giai đoạng khác nhau, công ty xác định lượng và cơ cấu dự trữ khác nhau. Nhu cầu dự trữ phụ thuộc vào năng lực dự trữ của doanh nghiệp, kế hoạch mua hàng và bán hàng trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn lạm phát khá cao như hiện nay công ty thường dự trữ cao để tranh thủ các lợi ích về giá + Tổ chức dự trữ Quá trình dự trữ hàng hóa của công ty cũng rất được chú trọng. Mặt hàng mà công ty cung cấp là loại hàng hóa dễ dự trữ nhưng cần một kho bãi khá rộng vì sản phẩm khá cồng kềnh + Đánh giá công tác dự trữ Đánh giá công tác dự trữ tại công ty được thực hiện dựa trên các tiêu chí như tốc độ quay vòng vốn, hiệu quả sử dụng kho bãi…Công tác đánh giá được thực hiện riêng biệt giữa dự trữ nguyên vật liệu với dự trữ thành phẩm 3.4 Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại Hiện nay công ty có các dịch vụ như dịch vụ về vận chuyển và bảo trì sản phẩm cho khách hàng, tư vấn thông tin về sản phẩm, các sản phẩm mới được giới thiệu và GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 12 Báo cáo thực tập tổng hợp quảng cáo tới các đại lý, người tiêu dùng qua kênh bán hàng và quảng cáo. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cung ứng dịch vụ này ở công ty diễn ra không thực sự mạnh do chưa được sự chú ý một cách thường xuyên cho nên công ty cần lưu ý đến vấn đề này. 4. Công tác quản trị nhân lực của công ty Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay thì các công ty đa quốc gia và các tập đoàn lớn trong nước đang cố gắng thu hút và giữ chân các nhân sự giỏi chính vì vậy các công ty vừa và nhỏ có thể thiếu hụt nhân lực hoặc có thể tìm được nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi. Chính vì thế mà công ty TNHH AK.Systec Vina đang xây dựng các chính sách giữ người giỏi và thu hút người tài về công ty. 4.1 Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực Trong những năm qua, công ty đã và đang xây dựng các bảng mô tả công việc thông qua việc phân tích công việc tại từng vị trí làm việc của công ty. Kết quả của quá trình này là công ty đã có được những bản mô tả chung về yêu cầu công việc đối với các vị trí chức danh của công ty. Công ty làm khá tốt việc phân tích công việc cho các vị trí quản lý. Các bản mô tả công việc này hàng năm được phát đến các phòng ban. Thực hiện quản lý và quán triệt thực hiện công việc của từng nhân viên tại các phòng ban trong công ty. Tuy nhiên bản mô tả công việc này còn mang tính chung chung trên cơ sở những chức năng và nhiệm vụ chính. Công ty chưa tiến hành chi tiết việc phân tích công việc tại từng vị trí để qua đó đưa ra những quy trình làm việc chuẩn mực, những định mức lao động rõ ràng. Việc bố trí nhân lực trong công ty thì được thực hiện đứng người đúng việc, tùy thuộc vào khả năng trình độ của nhân viên mà công việc sẽ khác nhau làm sao phù hợp với năng lực của họ mà vẫn tạo sự hăng say và không ngừng phát triển bản thân của từng nhân viên. 4.2 Tuyển dụng nhân lực Tuyển dụng nhân lực là công việc cần thiết của mỗi công ty. Để đảm bảo bảo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh hay có những vấn đề nảy sinh như thuyên chuyển nhân viên, nhân viên xin nghỉ ốm… thì công ty luôn có những thông báo tuyển dụng liên tục trên đài báo, internet…nhằm hoạt động kinh doanh của công ty không bị gián đoạn. Cũng như các công ty khác việc tuyển chọn lao động của công ty TNHH AK.Systec Vina chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn, sau một thời gian làm việc hết hạn hợp đồng nếu xét thấy người được tuyển dụng có năng lực thì công ty sẽ ký kết hợp đồng dài hạn. GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 13 Báo cáo thực tập tổng hợp 4.3 Đào tạo và phát triển nhân lực Việc đào tạo nhân lực thì công ty TNHH AK.Systec Vina ưu tiên đào tạo tại chỗ bằng cách tận dụng những cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm chỉ bảo những nhân viên mới vào như vậy nhân viên mới có thể vừa nắm được kiến thức và vừa có thể thực hành đồng thời công ty cũng có các khóa học cho cán bộ công nhân viên để trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm trong làm việc chính vì thế mà chất lượng lao động của công ty không ngừng tăng lên 4.4 Đánh giá và đãi ngộ nhân lực Ban lãnh đạo công ty hiểu rằng đãi ngộ nhân lực là để giữ chân các nhân viên giỏi ở lại cống hiến cho công ty vì thế công ty có những biện pháp đãi ngộ nhân lực cả về vật chất và phi vật chất. Ngoài các đãi ngộ về vật chất như tiền lương tiền thưởng và các khoản phụ cấp, trợ cấp thì công ty còn tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh hòa nhập. Để đảm bảo chất lượng làm việc được tốt công ty cũng đã tổ chức đánh giá xếp loại nhân viên theo từng tháng, từng quý và theo năm dựa vào năng suất lao động cũng như tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên. Nếu nhân viên nào chưa tốt sẽ bị đánh dấu vào cuối tháng nhân viên đó bị nhắc nhở, tránh sai sót lặp lại và ngược lại đối với những nhân viên giỏi thì khen thưởng cả về vật chất và tinh thần, làm tấm gương cho mọi người cùng noi theo. 5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của công ty 5.1 Quản trị dự án + Xác định dự án Để phát triển và có thể cạnh tranh được với các công ty lớn khác trên thị trường thì các công ty phải có các dự án kinh doanh trong tương lai và từ đó phát triển dự án để có được những thành công, đứng vững trên thị trường. Biết được điều này công ty TNHH AK.Systec Vina đã không ngừng có những dự án cụ thể về mặt sản phẩm. Năm 2011 công ty đưa ra dòng sản phẩm máy lọc A.K – 1000 với tính năng loại bỏ hoàn toàn những tạp chất có trong nước, khử hoàn toàn màu và mùi hôi tanh, đặc biệt là mùi Clo… điều này đã cải thiện một cách đáng kể cuộc sống của con người đặc biệt đối với những người bị đau dạ giày và hiện tại thì công ty có dự án đưa sản phẩm mới “ Thùng gạo thông minh” ra thị trường và cùng nhiều sản phẩm khác. GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 14 Báo cáo thực tập tổng hợp + Tổ chức điều phối dự án Công ty tổ chức dự án theo mô hình chức năng chuyên môn, các dự án mà công ty đang thực hiện được bố trí cán bộ từ các phòng ban đảm nhiệm. Theo đó, các thành viên trong ban quản lý dự án của công ty sẽ được bố trí sắp xếp các công việc khác nhau theo từng hạng mục của dự án. Công ty cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ và khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên để họ cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. + Kiểm soát dự án Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về các dự án cũng là người thường xuyên kiểm soát tiến trình thực thi dự án. Tuy nhiên việc kiểm soát chỉ do giám đốc thực hiện là chưa đủ, cần nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong dự án về việc kiểm soát từng phần công việc trong phạm vi chức trách của mình để đảm bảo dự án được thực hiện hiệu quả và mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. 5.2 Quản trị rủi ro Khi thực hiện các chiến lược hoạt động phát triển sản phẩm và dịch vụ của mình không thể tránh khỏi gặp phải những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh. Đó có thể là rủi ro về tài chính, rủi ro về hoạt động, rủi ro về pháp luật…..Để giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải đó thì công ty phải xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại giá trị gia tăng thêm cho đối tác trong và ngoài nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH AK.Systec Vina lại khá là đơn giản và không có một quy trình nào được áp dụng trong công ty cả dù cũng đã có để ý, theo dõi và dự đoán. GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 15 Báo cáo thực tập tổng hợp III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN Sau một thời gian tham gia thực tập tại Công ty TNHH AK.Systec Vina, được sự giúp đỡ nhiệt tình công ty và sự hướng dẫn tận tình của cô Vũ Thị Như Quỳnh đã giúp em nhận ra nhiều vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp, nhận thấy những vấn đề còn tồn tại liên quan đến hoạt động quản trị của công ty. Với những tồn tại trên của công ty TNHH AK.Systec Vina, em xin đưa ra những hướng đề tài khóa luận của mình như sau: 1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mạng lưới bán hàng tại công ty TNHH AK.Systec Vina 2. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh trạnh tại công ty TNHH AK.Systec Vina 3. Thực trạng công tác tuyển dụng và một số biện pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng của công ty TNHH AK.Systec Vina GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1 Trường Đại học Thương Mại 16 Báo cáo thực tập tổng hợp DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Quân, Hoàng Văn Hải, Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, 2010, NXB Thống kê Hà Nội. 2. Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy Dương, Giáo trình Quản trị nhân lực, 2010, NXB Thống kê Hà Nội. 3. Võ Quang Thu, Giáo trình Quản trị Rủi ro và Bảo hiểm trong doanh nghiệp, 2010, NXB Thống kê Hà Nội. 4. Phạm Vũ Luận, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, 2005, NXB Thống kê. 5. Báo cáo tài chính của công ty TNHH AK.Systec Vina từ năm 2010 đến năm 2012 GVHD: Th.s Vũ Thị Như Quỳnh SVTT: Đỗ Đình Hải – K46A1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan