Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại về công ty cp dược phẩm quố...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại về công ty cp dược phẩm quốc gia (nafaco)

.PDF
30
406
143

Mô tả:

Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP DƢỢC PHẨM QUỐC GIA (NAFACO) ................................................................................................................ 1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. ................................................. 1 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị .................................................. 2 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty............................................................ 3 1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của NAFACO qua 2 năm 2012 và 2013. ( Phụ lục 02 ). ............................................................................................. 6 CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM QUỐC GIA ( NAFACO ) . 7 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty .............................................................. 7 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kê toán áp dụng tại công ty ............... 7 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán ................................................................. 8 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế ............................................................... 11 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế .......... 11 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại NAFACO ............................. 11 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa trên số liệu của các báo cáo tài chính ...................................................................... 13 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ...................................................... 16 3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán của doanh nghiệp .............................. 16 3.1.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 16 3.1.2. Hạn chế ......................................................................................................... 17 3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của đơn vị .................... 18 3.2.1. Ưu điểm ....................................................................................................... 18 3.2.2. Hạn chế ........................................................................................................ 18 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............. 19 Báo cáo thực tập tổng hợp i SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết thì thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình học, giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Chương trình thực tập này là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường xã hội thực tiễn. Mục tiêu của đợt thực tập này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học được trên ghế giảng đường với môi trường thực tiễn bên ngoài. Hàng năm, sau khi hoàn thành tất các môn học của Khoa, toàn thể sinh viên năm cuối thuộc các chuyên ngành sẽ thực hiện chương trình thực tập tốt nghiệp. Đợt thực tập tốt nghiệp được xem là một trong những thử thách bắt buộc dành cho các bạn sinh viên năm cuối. Nội dung của chương trình thực tập nhằm rèn luyện cho sinh viên khả năng độc lập trong tư duy và công việc. Các sinh viên sẽ tự mình vận động, tìm nơi thực tập theo chủ đề mình quan tâm. Và em chọn Công ty Cổ Phần dược phẩm Quốc Gia Nafaco tại bộ phận kế toán của công ty. Thông qua chương trình thực tập này đã giúp cho em có cơ hội để khẳng định mình, vận dụng những kiến thức về chuyên ngành kế toán đã học một cách khoa học và sang tạo vào công việc tại đơn vị thực tập. Ngoài ra, quá trình thực tập không chỉ giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào công việc thực tế, mà còn giúp sinh viên học hỏi rèn luyện phong cách làm việc, biết ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan. Qua 3 tuần thực tập tổng hợp, em đã tiếp cận được một số hoạt động kinh doanh chung của công ty và dưới sự hướng dẫn của cô Hà Thị Thúy Vân và các cán bộ trong công ty, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Sinh viên Bùi Thị Kim Hằng Báo cáo thực tập tổng hợp ii SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung 1 CP Cổ Phần 2 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 3 TSCĐ Tài sản cố định 4 CPTC Chi phí tài chính 5 DTHĐTC Doanh thu hoạt động tài chính 6 CPQL Chi phí quản lý 7 CPBH Chi phí bán hàng 8 LNTT Lợi nhuận trước thuế 9 HCNS Hành chính nhân sự 10 CP Chi phí DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Danh mục 1 Bảng số 2.1 Báo cáo thực tập tổng hợp Nội dung Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP dược phẩm Quốc Gia ( NAFACO) iii SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP DƢỢC PHẨM QUỐC GIA (NAFACO) 1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. Tên công ty: Công ty Cổ Phần dược phẩm Quốc Gia (Nafaco) Tên tiếng anh: National Pharmaceutical Joint Stock Company Trụ sở chính: Tầng 5 – số 119 Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. MST: 0105284084 Vốn điều lệ: 9.800.000.000 Điện thoại: 04.6251 6698 Fax: 04.3550 1494 Email: [email protected] Website : http://nafaco.vn Công ty Cổ Phần dược phẩm Quốc Gia thuộc loại hình kinh doah chủ yếu trong lĩnh vực: - Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ - Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động ( không bao gồm kinh doanh bar, phòng hát karaoke, vũ trường) - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày - Vận tải hành khách đường bộ khác - Vận tải hành khách trong nội thành, ngoại thành ( trừ vận tải xe bus) - Bán buôn đồ dùng khác trong gia đình. Chi tiết: Bán buôn nước hoa , mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh - Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bón và chế phẩm vệ sinh - Sản xuất bao bì bằng gỗ - Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy bìa - Sản xuất sản phẩm từ plastic - Bán buôn tổng hợp - Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch. Chi tiết: kinh doanh lữ hành - ……….. Báo cáo thực tập tổng hợp 1 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân Quá trình hình thành và phát triển: - Thành lập năm 2007 : Với mã số doanh nghiệp: 0105284084 + Đăng kỳ lần đầu: Ngày 28 tháng 04 năm 2011 + Đăng ký thay đổi lần thứ 4: Ngày 18 tháng 09 năm 2013 Công ty cổ phần dƣợc phẩm Quốc Gia (NAFACO) được thành lập năm 2007, tiền thân là Công ty TNHH Dược phẩm Nam Sơn. Khởi nguồn từ nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu dược học cổ truyền Việt Nam, NAFACO đã trở thành nhà sản xuất, phân phối lớn các sản phẩm đông dược có gốc thiên nhiên và nhận được sự đồng hành của nhiều nhà Khoa học, Lương y, Lương dược hàng đầu trong nước. Với khát khao mạnh mẽ là tạo ra những giá trị mới thực sự hữu ích cho con người, NAFACO đã nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ hiện đại, xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, quản trị tiên tiến nhằm đem lại cho người dùng những dược phẩm chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị Với phương châm lấy lợi ích cộng đồng làm trung tâm, chia sẻ các giá trị giữa khách hàng và doanh nghiệp, NAFACO luôn xây dựng, duy trì mối quan hệ tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau và đã trở thành đối tác thân thiết, tin cậy, hiện diện tại hơn 400 bệnh viện và 20,000 nhà thuốc trên khắp các tỉnh, thành phố của Việt Nam. NAFACO luôn ý thức được trách nhiệm xã hội gắn với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do vậy, mọi hoạt động của NAFACO đều hướng tới lợi ích cộng đồng, hỗ trợ các hoạt động xã hội thiết thực, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ sạch, giữ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trong sản xuất dược phẩm. Nhà máy, kho và phòng kiểm nghiệm của NAFACO đều đạt tiêu chuẩn WHO, GMP, GLP, GSP, giúp quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm. NAFACO xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thu hút nhân tài, chế độ phúc lợi hấp dẫn, công bằng. Với đặc trưng của một công ty có đội ngũ cán bộ trẻ, sáng tạo và năng động, NAFACO tạo lập các giá trị lành mạnh cho toàn thể nhân viên. Cá tính riêng của mỗi cá nhân được gắn với ngôn ngữ chung của công ty là cùng làm – cùng sống “Living & Working Together” giúp khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo, cống hiến và trải nghiệm, để mọi người đều coi công việc là niềm vui và công ty là gia đình. Báo cáo thực tập tổng hợp 2 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân NAFACO cam kết hành động với sự thiện chí, trung thực trong mọi hoàn cảnh và tập trung vào các giá trị chủ đạo: Tin Cậy – Sáng Tạo – Hiệu Quả – Tận Tâm – Sức Mạnh. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty - Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh NAFACO hiện có hơn 200 nhân viên, trong đó 10 giám đốc cao cấp, đều là thạc sỹ hoặc tốt nghiệp đại học, đã có nhiều năm kinh nghiệm ở các vị trí quản trị cấp cao của các công ty lớn. Đội ngũ Trình dược viên của NAFACO chia làm 2 bộ phận OTC và ETC, trong đó có 02 Phó Tổng Giám Đốc và 02 Giám đốc miền, 6 Giám đốc khu vực và hơn 112 trình dược viên hoạt động trên toàn quốc. - Mô hình quản lý: Với nguyên tắc hoạt động tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, thống nhất theo đúng quy định hiện hành, Công ty CP dược phẩm Quốc Gia (Nafaco) đã xây dựng cho mô hình quản lý hiệu quả phù hợp với mô hình và điều kiện thực tế của công ty. Tổ chức quản lý của bộ máy theo mô hình trực tuyến, mọi hoạt động chỉ đạo từ ban Hội đồng quản trị đến Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám đốc xuống các phòng ban điều hành với các Giám Đốc từng phòng. Toàn bộ hoạt động của bộ máy được đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc, chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách Nhà nước theeo đúng pháp luật. - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của NAFACO (Phụ lục 01) Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: - Hội đồng quản trị: Gồm 10 thành viên là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ quyết định các chiến lược phát triển công ty. - Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành nhóm công ty và các nhiệm vụ theo quy định pháp luật và điều lệ công ty như xem x t phạm vi, kết quả kiểm toán với kiểm toán độc lập, thẩm định các báo cáo tài chính, báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ v.v… Ban Kiểm soát bao gồm 3 thành viên, trong đó có một thành viên Báo cáo thực tập tổng hợp 3 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân độc lập. Ban Kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn chuyên nghiệp độc lập để thực hiện các công việc được giao nếu thấy cần thiết. - Tổng Giám Đốc: là người đứng đầu đại diện theo pháp luật của công ty, có chức năng quản lý điều hành tổ chức thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty. Điều hành trực tiếp hoạt động các phòng ban trong công ty. Là người đại diện công ty ký kết các văn bản, hợp đồng đồng thời đưa ra những đối sách, phương hướng, chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm pháp lý trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Trợ lý Tổng Giám Đốc: Kiểm tra, kiểm soát nội dung các văn bản, báo cáo trình Tổng Giám Đốc của các Khối do mình theo dõi. Tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong việc xử lý các vấn đề của Ngân hàng/đơn vị và các công việc hàng ngày khác. Theo dõi tình hình hoạt động, tổng hợp, báo cáo kết quả của các đơn vị theo tháng/quý tới Tổng Giám Đốc. Giám sát và đôn đốc các Khối/đơn vị thực hiện các quyết định, chỉ thị và nhiệm vụ Tổng Giám Đốc giao. Phối hợp với các đơn vị, bộ phận thư ký của các Ủy ban và Hội đồng trong công tác tổ chức họp, chuẩn bị tài liệu và viết biên bản họp. Giúp việc cho Tổng Giám Đốc trong các quan hệ đối nội và đối ngoại khi cần thiết. Trợ giúp Tổng Giám Đốc quảnlý thời gian, lịch làm việc, sắp xếp cuộc họp hàng tuần, hàng tháng. Thực hiện công tác quản lý chung của VP Tổng Giám Đốc nhằm đảm bảo công việc hàng ngày được thực hiện bình thường và liên tục. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám Đốc giao; báo cáo kết quả các công việc một cách chính xác và đầy đủ. - Phó Tổng Giám Đốc: Giúp việc cho Tổng Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công củaTổng Giám đốc. Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. - Giám Đốc Tài Chính: Tham mưu cho Tổng Giám đốc, vận dụng các công cụ tài chính nhằm thực hiện tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro tài chính. Theo dõi lợi nhuận và chi phí, điều phối củng cố đánh giá dữ liệu tài chính, dự báo những yêu cầu tài chính, chuẩn bị ngân sách hàng năm, lên kế hoạch chỉ tiêu, phân tích những sai biệt. Thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu nhập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính. Báo cáo thực tập tổng hợp 4 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân - Giám Đốc PR: Phát triển và đề xuất chiến lược PR tổng thể phù hợp với mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ. Xây dựng chịu trách nhiệm đổi hình ảnh của Công ty và truyền thông hình ảnh của công ty tới công chúng, xây dựng và phát triển chính sách truyền thông, phòng ngừa xủa lý khửng hoảng kinh tế. Theo dõi và quản lý tất cả các sự kiện, các hoạt động marketing như giám sát tổng hợp các bước thực hiện xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách, triển khai, tổng kết. Báo cáo trước ban Giám Đốc về công tác truyền thong theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Ban Giám Đốc. - Giám Đốc R & D: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động nghiên cứu và phát triển của phòng R&D để có thể đưa ra những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới. Ngoài ra, nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có. Sau khi được duyệt thì Giám Đốc R&D có trách nhiệm trình báo Tổng Giám Đốc để được thông qua. - Giám Đốc Marketing: Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của phòng Marketing, thực hiện các công việc được ủy quyền khi Giám Đốc vắng mặt.Hoạch định chiến lược kinh doanh và tiếp thị của Công ty. Thiết lập ngân sách Marketing, trình Tổng Giám Đốc duyệt, giúp Tổng Giám Đốc công ty điều hành quản lý mọi hoạt động tiếp thị của công ty một cách hiệu quả, bảo đảm các nguồn lực cho kinh doanh. - Giám Đốc Bán Buôn: chịu trách nhiệm phụ trách các hoạt động bán buôn, phân phối cho các cửa hàng, đại lý dược phẩm. Hàng tháng lập báo cáo bán hàng của công ty để trình lên Tổng Giám Đốc. - Giám Đốc kênh phân phối: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, chăm sóc các khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng. Cùng đội ngũ kinh doanh xây dựng các hệ thống phân phối mạnh và trung thành,lên kế hoạch nghiên cứu thị trường từng khu vực nhằm tăng khả năng bán hàng. Xây dựng quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng, giám sát chặt chẽ công nợ của các nhà phân phối. Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động kinh doanh cho Tổng Giám Đốc. - Giám Đốc Hành Chính Nhân Sự: chịu trách nhiệm quản trị chiến lược nguồn nhân sự, hoạch định và phát triển nhân lực, quản trị việc tuyển dụng, đào tạo, xây dựng qui trình đánh giá thành tích công việc khen thưởng và đãi ngộ. Phát triển và áp dụng hệ thống đánh giá và phản hồi thông tin giúp cải thiện những đóng góp Báo cáo thực tập tổng hợp 5 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân cac nhân, nhóm vào kết quả công ty. Hiểu rõ và thực thi chế độ, chính sách cho người lao động. 1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của NAFACO qua 2 năm 2012 và 2013. ( Phụ lục 02 ). Qua bảng số liệu trên cho ta thấy Doanh thu của năm 2013 tăng rõ dệt so với năm 2012 thể hiện ở chỗ là doanh số tăng 2.721.579.164 tương 0,19 lần. Tuy nhiên chi phí của năm 2013 cũng tăng theo vì chính sách quản lý bán hàng nên các khoản chi phí cũng tăng theo. Mặc dù vậy, Lợi nhuận của năm 2013 đã tăng rõ dệt thể hiện trên báo cáo Kết quả kinh doanh là lãi 7.237.607.174. So với năm 2012 thì đã lãi 1.069.372.672 tức là đã tăng 0,17% Báo cáo thực tập tổng hợp 6 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM QUỐC GIA ( NAFACO ) 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kê toán áp dụng tại công ty Sơ đồ bộ máy kế toán công ty: (Phụ lục 02) Bộ máy tô chức kế toán được tổ chức theo kiểu trực tuyến, kế toán trưởng điều hành các nhân viên phần hành không qua khâu trung gian. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty. Hình thức tổ chức công tác này thuận tiện cho việc chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của lãnh đạo công ty. Bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần dược phẩm Quốc Gia (Nafaco) được phân tách thành từng phần hành riêng biệt do kế toán viên thực hiện. Đứng đầu là kế toán trưởng. Kế toán trƣởng kiêm kế toán tổng hợp: Có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán của Công ty, là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính do Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm phân công, bố trí công việc cho các nhân viên kế toán, tổng hợp các thông tin từ các nhân viên kế toán phần hành để lên bảng cân đối kế toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh. Kế toán bán hàng: Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp, căn cứ vào yêu cầu lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh kế toán lập hóa đơn, lập chứng từ bán hàng, tổng hợp doanh thu bán hàng báo cáo bán hàng. Kế toán nội bộ: Tập hợp tất cả các phát sinh thực tế của doanh nghiệp kể cả những phát sinh không có hóa đơn chứng từ để từ đó lập báo cáo tài chính theo số phát sinh thực tế và xác định lãi lỗ thực tế của doanh nghiệp. Kế toán thuế: có chức năng kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng mặt hàng. Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất, lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của công ty. Sau đó kế toán làm báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ và quyết toán thuế cuối năm nộp lên Cục thuế thành phố Hà Nội. Báo cáo thực tập tổng hợp 7 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC - Niên độ kế toán áp dụng: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ - Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Nhật Ký Chung - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo phương pháp giá gốc - Phương pháp tính Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Nguyên tắc đánh giá TCSĐ: theo nguyên giá; khấu hao theo phương pháp đường thẳng 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán Tổ chức hạch toán ban đầu: Công ty hạch toán theo hệ thống tài Quyết Định 15/2006/QĐ-BTC. Danh mục các chứng từ kế toán sử dụng tại doanh nghiệp bao gồm:  Phiếu thu  Ủy nhiệm chi  Phiếu chi  Séc rút tiền mặt  Sổ quỹ  Giấy nộp tiền  Hóa đơn GTGT đầu vào  Sổ cái các tài khoản  Hóa đơn GTGT đầu ra  Sổ chi tiết các tài khoản  Bảng thanh toán lương  Giấy thanh toán tiền tạm ứng  Giấy đề nghị thanh toán  Giấy đề nghị tạm ứng Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty, kế toán đều phải lập và phản ánh vào chứng từ kế toán. Hệ thống chứng từ tiền tệ :Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy báo nợ của ngân hàng … Hệ thống chứng từ lao động và tiền lương : Hợp đồng lao động, Bảng chấm công, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Bảng thanh toán tiền lương. Báo cáo thực tập tổng hợp 8 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân Hệ thống chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Bảng trích khấu hao TSCĐ… Hệ thống chứng từ hàng tồn kho: Hóa đơn GTGT mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, Bảng phân bổ công cụ dụng cụ … Trình tự luân chuyển một số chứng từ trong công ty: Quá trình luân chuyển chứng từ: Căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán lập Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng (Phụ lục 04) kèm theo Phiếu thu (Phụ lục 05). Sau khi đã lập hóa đơn chứng từ xong thì chứng từ được luân chuyển tới các phòng ban có trách nhiệm: Phòng kế toán, phòng Giám Đốc…để kiểm tra ký duyệt. Sau khi đã được ký duyệt, chứng từ sẽ được giao đến phòng kế toán để nhân viên kế toán sắp xếp chứng từ và tiến hành ghi sổ kế toán. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán rà soát tính hợp pháp của chứng từ sau đó nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của công ty, hệ thống tài khoản của công ty bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành 20/03/2006 của Bộ tài chính và các tài khoản sửa đổi, bổ sung theo các thông tư hướng dẫn. Các tài khoản sử dụng chủ yếu: Là một công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên các tài khoản sử dụng chủ yếu như sau: Tài khoản 156 – “Hàng Hóa ” : Phản ánh tình hình tăng giảm số hiện có và tình hình biến động trị giá hàng tồn kho của doanh nghiệp Tài khoản 156 có TK cấp 2: - TK 1561: Giá mua hàng hóa - TK 1562: Chi phí thu mua - TK 1567: Hàng hóa bất động sản Tài khoản 133 – “Thuế GTGT được khấu trừ”: Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ và tình hình thuế GTGT Tài khoản 331- “Phải trả người bán” : Phản ánh công nợ và tình hình thanh toán công nợ với người bán. Báo cáo thực tập tổng hợp 9 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân Tài khoản 131 – “Phải thu khách hàng” Tài khoản 333 – “Thuế GTGT phải nộp” Các tài khoản liên quan: TK 111, TK112, TK142, TK242, TK 511, TK 632, TK 642, TK 154, TK 911, ……… Cách mã hóa các TK chi tiết: Một vài nghiệp vụ kinh tế phát sinh: - Ngày 15 tháng 12 năm 2013, kế toán căn cứ vào Hóa Đơn GTGT mua hàng: Đào Hồng Đơn (2 hộp),Định tâm đan (3 hộp),kế toán ghi: Nợ TK 1561: 934.145 Nợ TK 1331: 93.415 Có TK 111: 1.027.560 - Ngày 26 tháng 12 năm 2013, kế toán căn cứ vào Hóa Đơn GTGT (Phụ lục 04) và Phiếu thu (Phụ lục 05) ghi: Nợ TK 111: 1.060.000 Có TK 511: 963.636 Có TK 3331: 96.364 Tổ chức hệ thống sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Các sổ kế toán công ty sử dụng bao gồm : - Sổ Nhật ký chung - Sổ Nhật ký đặc biệt: Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng và Nhật ký bán hàng. - Sổ Cái các tài khoản - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết - Sơ đồ trình tự ghi sổ Nhật ký chung (Phụ Lục 07) Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính Việc lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính của công ty luôn tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu quy định tại chuẩn mực số 21 – “Trình bày BCTC”. Báo cáo tài chính tại công ty bao gồm: Báo cáo thực tập tổng hợp 10 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân + Bảng Cân Đối Kế Toán Mẫu số B01-DN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN + Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN Các bản báo cáo trên theo mẫu trong quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 3 năm 2006. - Kỳ lập báo cáo: Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. - Nơi nhận báo cáo: Chi cục thuế phụ trách, Phòng thống kê phụ trách, lưu văn phòng công ty, sở kế hoạch đầu tư. - Thời gian nộp: vào ngày 31 tháng 3 của năm báo cáo tiếp theo. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : lập theo phương pháp gián tiếp 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế Là bộ phận kiểm soát của đơn vị dưới quyền kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham mưu cho giám đốc. Theo hình thức này thì quá trình phân tích được thể hiện toàn bộ nội dung của hoạt động kinh doanh. Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin thường xuyên cho lãnh đạo doanh nghiệp. Trên cơ sở này các thông tin qua phân tích được truyền từ trên xuống dưới theo chức năng quản lý và quá trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh, chấn chỉnh đối với từng bộ phận của doanh nghiệp theo cơ cấu từ ban giám đốc đến các phòng ban. Thời điểm tiến hành công tác kinh tế: Công tác phân tích kinh tế được thực hiện định kỳ 1 năm 2 lần gồm: Phân tích kinh tế 6 tháng đầu năm và phân tích kinh tế cuối năm tài chính sau khi đã khóa sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra, có thể thực hiện phân tích kinh tế khi cần thiết và có yêu cầu của Ban giám đốc. 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại NAFACO Nội dung phân tích kinh tế tại công ty: phân tích hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế nhằm kiểm tra đánh giá thường xuyên, toàn diện tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Đánh giá tình hình sử dụng lao động vật tư, tiền vốn, TSCĐ. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu và tìm nguyên nhân. Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ Báo cáo thực tập tổng hợp 11 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân chính sách và luật pháp Nhà nước. Phát hiện và đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại yếu kém của doanh nghiệp cũng như khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để phát triển. Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào các mục tiêu đã định. Các chỉ tiêu phân tích kinh tế của công ty: - Phân tích doanh thu bán hàng DTBH kỳ i – DTBH kỳ (i-1) Tốc độ phát triển liên hoàn = x 100% DTBH kỳ (i – 1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển ky thực hiện so với kỳ báo cáo là tăng hay giảm. DTBH kỳ I – DTBH kỳ gốc Tốc độ phát triển định gốc = x 100% DTBH kỳ i Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ phát triển định của kỳ thực hiện so với kỳ báo cáo là tăng hay giảm. DTBH kỳ i Tốc độ phát triển bình quân = x 100% DTBH kỳ i Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển doanh thu bình quân kỳ thực hiện so với kỳ báo cáo - Phân tích chi phí kinh doanh Tổng chi phí kinh doanh Tỷ suất chi phí = x 100% Tổng doanh thu Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh tỷ suất về chi phí trên doanh thu, cho biết 1 đồng doanh thu thu về sẽ thu được bao nhiêu đồng chi phí. Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí = tỷ suất CP kỳ phân tích- tỷ suất CP kỳ gốc Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí = x 100% Tỷ suất chi phí ở kỳ gốc Báo cáo thực tập tổng hợp 12 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân Mức độ tiết kiệm lãng phí CP = Mức độ tăng giảm tỷ suất CP – Tổng DT thực hiện trong kỳ - Phân tích chi phí tiền lương + Chi phí tiền lương là khoản chi phí bằng tiền mà Doanh nghiệp phải trả cho người lao động bao gồm các khoản như lương chính, các khoản phụ cấp theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ + Phân tích nội dung này nhằm mục đích nhận thức và đánh giá 1 cách chính xác toàn diện và khách quan tình hình sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp trong kỳ qua đó thấy được ảnh hưởng của nó đến quá trình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho các nhà quản trị đề ra những chính sách và biện pháp quản lý thích hợp - Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh - Phân tích tình hình mua hàng có liên hệ với tình hình bán hàng %HTKH mua hàng Doanh số mua thực tế x 100% có điều chỉnh theo bán = Số chênh lệch Có điều chỉnh Doanh số mua kế hoạch x %HTKH bán ra Doanh số = - mua thực tế Doanh số mua x % HTKH bán kế hoạch - Phân tích tình hình dự trữ hàng hóa và tốc độ lưu chuyển hàng hóa 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa trên số liệu của các báo cáo tài chính Căn cứ theo Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán công ty trong năm 2012 và 2013 ta có bảng sau: Báo cáo thực tập tổng hợp 13 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân Bảng 2.1. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP dược phẩm Quốc Gia ( NAFACO) So sánh Chỉ tiêu Doanh thu thuần Năm 2012 13.965.742.549 Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Năm 2013 4.651.871.000 16.774.879.114 Vốn cố định bình quân 7.212.526.880 Tuyệt đối 16.687.321.713 2.721.579.170 5.366.744.968 Chênh lệch (%) 19,49 714.873.968 15,37 19.407.421.360 2.632.542.180 15,69 7.594.863.315 382.336.435 5,3 Vốn lưu động bình quân 14.265.936.105 17.515.068.372 3.631.468.702 22,75 Vốn kinh doanh bình quân 19.729.859.600 23.294.197.340 3.564.337.740 18,07 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở 0,28 0,28 Hệ số DT/ VKD 0,7 0,72 Hệ số LN/VKD 0,24 0,23 Hệ số DT/VLĐ 0,98 0,95 Hệ số LN/VLĐ 0,33 0,31 Hệ số DT/VCĐ 1,94 2,2 Hệ số LN/VCĐ 0,64 0,71 hữu(ROE) Nhận xét: từ những số liệu phân tích ở bảng 2.1 ta thấy: hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2013 tăng. Cụ thể: - Vốn kinh doanh. Hệ số doanh thu trên VKD năm 2012 là 0,7 đồng, tức là cứ 1 đồng VKD bỏ ra tạo ra 0,7 đồng doanh thu; sang năm 2013, 1 đồng VKD bỏ ra thu được 0,72 đồng doanh thu. Tăng với tốc độ 0,02 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,86%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu 2013 so với 2012 lớn hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh. Hệ số lợi nhuận trên VKD năm 2012 là 0,24 đồng, tức là 1 đồng VKD bỏ ra thu được 0,24 đồng lợi nhuận; năm 2013 là 0,23 đồng. Như vậy so với năm 2012 thì năm 2013 khả năng sinh lời giảm 0,01 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 4,17 %. Báo cáo thực tập tổng hợp 14 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân - Vốn lưu động. Hệ số doanh thu trên VLĐ năm 2012 là 0,98 đồng, tức là cứ 1 đồng VLĐ bỏ ra tạo ra 0,98 đồng doanh thu; sang năm 2013: 1 đồng VLĐ thu được 0,95 đồng doanh thu. Giảm với tốc độ 0,03 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3,1%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng Doanh thu 2013 so với 2012 lớn hơn tốc độ tăng của VLĐ. Hệ số lợi nhuận trên VLĐ năm 2012 là 0,33 tức là 1 đồng VLĐ bỏ ra thu được 0,33 đồng lợi nhuận; năm 2013 là 0,31. Như vậy so với năm 2012 thì năm 2013 khả năng sinh lời tăng 0,02 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 6,1%. - Vốn cố định. Hệ số doanh thu trên vốn VCĐ năm 2012 là 1,94 đồng, tức là cứ 1 đồng VCĐ bỏ ra tạo ra 1,94 đồng doanh thu; sang năm 2013: 1 đồng VCĐ bỏ ra thu được 2,2 đồng doanh thu. Tăng với tốc độ 0,26 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 27,66 %. Hệ số lợi nhuận trên VCĐ năm 2012 là 0,64 tức là 1 đồng VCĐ bỏ ra thu được 0,64 đồng lợi nhuận; năm 2013 là 0,71. Như vậy so với năm 2012 thì năm 2013 khả năng sinh lời tăng 0,07 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 9,9%. Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu như nhau: năm 2012 là 0,28, năm 2013 là 0,28. Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giữ nguyên và hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân giảm cho thấy sức sinh lợi của đồng vốn kinh doanh giảm. Doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh chưa hiệu quả. Báo cáo thực tập tổng hợp 15 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán của doanh nghiệp 3.1.1. Ưu điểm - Về hình thức kế toán, hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung phù hợp với đặc điểm và loại hình kinh doanh của công ty, thuận tiện cho vệc áp dụng kế toán máy, giảm bớt khối lượng lớn công việc mà vẫn đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Công ty còn xây dựng một loạt các báo cáo quản trị cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật nhằm phục vụ công tác kế toán và công tác quản lý chặt chẽ hơn. - Về công tác kế toán Đối với kế toán phải thu khách hàng: Công ty lập riêng Bảng theo dõi các khoản phải thu để tiện cho việc theo dõi khách hàng cần thu hồi nợ hàng năm. Việc tổ chức theo dõi thường xuyên các khoản nợ đã làm cho công tác quản lý thuận lợi, dễ đối chiếu, kiểm tra khi cần thiết, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị trong việc ra quyết định. Đối với kế toán phải trả người bán: thì kế toán đã mở chi tiết theo từng đối tượng trả và ghi ch p đầy đủ từng lần thanh toán theo đúng quy định. Đối với kế toán thanh toán với Nhà nước: thì kế toán theo dõi các khoản phải nộp ngân sách nhà nước và những khoản được miễn giảm, gia hạn theo thông tư, hướng dẫn để đảm bảo cách có lợi nhất cho Công ty. Đối với các khoản phải trả, phải nộp khác: công tác hạch toán chế độ BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN đầy đủ, đúng theo chế độ hiện hành. - Về công tác tổ chức ban đầu Công ty sử dụng chứng từ ban đầu theo qui định phù hợp với các nghiệp vụ phát sinh, phản ánh đầy đủ nội dung và tính trung thực của thông tin. Kế toán thực hiện tốt việc kiểm tra tính hợp lý hợp lệ đảm bảo tính chính xác cao. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức Nhật Ký Chung nên kế toán dễ làm dễ kiểm tra đối chiếu và thuận lợi cho công tác hạch toán. Báo cáo thực tập tổng hợp 16 SV: Bùi Thị Kim Hằng Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS. Hà Thị Thúy Vân - Về tài khoản sử dụng Việc sử dụng Tài khoản kế toán được thực hiện theo hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đảm bảo việc cập nhật những quy định mới nhất về Tài khoản kế toán. Tổ chức luân chuyển chứng từ: Việc lập và luân chuyển chứng từ luôn được công ty đặc biệt chú trọng, toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đầy đủ chứng từ và được các bộ phận ký nhận. Đồng thời phản ánh kịp thời và chính xác trên các sổ sách kế toán liên quan. Các chứng từ gốc khi được chuyển về văn phòng được phân loại, sắp xếp riêng theo từng nội dung thuận tiện cho công tác theo dõi, đối chiếu số liệu để vào các hồ sơ, thẻ, bảng liên quan nhằm phân định rõ ràng giữa các chi phí Sổ sách, báo cáo kế toán: ngoài các báo cáo tài chính tổng hợp phải lập, kế toán còn có thể cho ra các báo cáo nhanh nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho người quản lý (khi có yêu cầu). Ngoài công tác ghi chép, cập nhật sổ sách, bộ phận kế toán còn hỗ trợ phần mềm kế toán viết riêng phù hợp với đặc thù kinh doanh của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, mỗi kế toán viên đều được phân công công việc rõ ràng. Trình độ của nhân viên không ngừng được nâng cao thường xuyên, được đào tạo và bồi dưỡng nhiệm vụ chuyên môn, biết vận dụng khéo léo và nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực tế tại Công ty, Việc giữ gìn và bảo quản tiền mặt trong k t được đảm bảo tính an toàn cao. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật hàng ngày nên thông tin kinh tế mang tính liên tục và chính xác. Từ đó, các báo cáo mang tính giá trị cũng tương đối chính xác theo từng ngày, từng tháng,… Vì thế, Ban lãnh đạo nắm bắt được những số liệu cụ thể và chi tiết của vốn bằng tiền và có thể ra quyết định một cách chính xác và hợp lý. 3.1.2. Hạn chế Những hạn chế của công tác kế toán có thể ảnh hưởng đến mức độ khác nhau tới công tác quản lý mà chúng ta phải đánh giá đúng và thường xuyên phân tích, tìm hiểu để có biện pháp khắc phục. Từ đó nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác kế toán của công ty. Báo cáo thực tập tổng hợp 17 SV: Bùi Thị Kim Hằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan