Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty trách nhiệm hữu hạ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và phát triển thương mại sao việt

.PDF
22
28587
56

Mô tả:

Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................1 I/ Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty.....................................................1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty .......................................................1 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty .......................................................................2 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 2 1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty .....................................................................3 2. Tình hình sử dụng lao động của công ty .................................................................3 2.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty ........................................................... 3 2.2. Cơ cấu sử dụng lao động ........................................................................................ 4 3. Quy mô vốn kinh doanh của công ty.....................................................................5 3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty .............................................5 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty ..................................5 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây .....................7 II/ Phân tích và đánh giá những vấn đề tồn tại chính cần giải quyêt trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại doanh nghiệp ........................................................................8 1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh nghiệp. .................................................................................................................8 1.1. Chức năng hoạch định .......................................................................................... 8 1.2. Chức năng tổ chức ................................................................................................ 9 1.3. Chức năng lãnh đạo ............................................................................................ 10 1.4. Chức năng kiểm soát .......................................................................................... 10 1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị ......................................11 2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp ................................................11 2.1. Tình thế môi trường chiến lược .........................................................................11 2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị trường. ........................................................................................................................... 12 2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..........................................13 3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp ................................................14 3.1. Quản trị mua .......................................................................................................14 3.2. Quản trị bán ........................................................................................................15 SVTH: Nghiêm Thị Huyền Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn 3.3. Quản trị dự trữ hàng hóa ...................................................................................15 3.4. Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại ............................................................ 16 4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp ...................................................16 4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực ..............................................16 4.2. Tuyển dụng nhân lực .......................................................................................... 16 4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực ..........................................................................17 4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực ............................................................................17 5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp ............................. 18 5.1. Quản trị dự án .....................................................................................................18 5.2. Quản trị rủi ro .....................................................................................................18 III/ Đề xuất hướng đề tài khóa luận...........................................................................19 SVTH: Nghiêm Thị Huyền Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty .......................................................... 2 Bảng 1: Cơ cấu sử dụng lao động của công ty ................................................................ 4 Bảng 2 : Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty ..................................................................5 Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty ...........................................................................5 Bảng 4 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 ..........7 SVTH: Nghiêm Thị Huyền Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn I/ Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và phát triển thương mại Sao Việt Năm thành lập: 2004 Trụ sở chính: Số 288 Thái Hà- Trung Liệt- Đống Đa- Hà Nội Mã số thuế: 0105183696 Điện thoại: : 04.3538.0172 Fax: 04.3519.0172 Website: www.dailycuacuon.net Email:[email protected] Thành lập năm 2004, công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và phát triển thương mại Sao Việt đã liên tục phát triển và trở thành một trong những công ty chuyên cung cấp các thiết bị cửa cuốn và phụ kiện đươc nhập khẩu trực tiếp từ các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan… Từ ngày đầu mới thành lập, công ty có số lượng nhân viên là 7 người, nay đã tăng lên 16 người thuộc các bộ phận phòng ban khác nhau. Ban đầu, với quy mô là một công ty nhỏ, mới gia nhập thị trường, còn hạn chế về nguồn vốn , chất lượng và số lượng nhân viên, công ty chỉ tập trung vào khu vực thị trường là nội thành Hà Nội. Hơn 10 năm kể từ ngày thành lập, công ty Sao Việt đã có những bước phát triển bền vững , từng bước trở thành một trong những công ty hành đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp lắp đặt cửa cuốn và phụ kiện. Hiện nay, công ty là nhà phân phối chính thức các sản phẩm của các hãng nổi tiếng như: - Cửa cuốn Austdoor - Cửa cuốn Eurodoor - Của cuốn Tân Trường Sơn - Cửa cuốn Nicedoor - Của cuốn Wintec - Cửa cuốn tấm liền công nghệ Úc…và nhiều thương hiệu khác Với phương châm hoạt động “ Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng” , công ty đã, đang và sẽ cố gắng để đi sâu vào tâm trí khách hàng, luôn nhận được sự tin cậy và uy tín với khách hàng. SVTH: Nghiêm Thị Huyền 1 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và phát triển thương mại Sao Việt được xây dựng và phát triển với chức năng kinh doanh chủ yếu là cung cấp các thiết bị cửa cuốn và phụ kiện được nhập khẩu trực tiếp từ các nước có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới như Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Châu Âu, … Nhiệm vụ của công ty là không ngừng phát triển và nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người tiêu dùng, định hướng cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ uy tín, chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng .Tuân thủ các quy chế theo luật doanh nghiệp nhà nước và thực hiện các quy định của pháp luật. 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Giám đốc Phòng kĩ thuật Phòng kinh doanh Phòng tài chình- kế Phòng hành chính- toán nhân sự ( Nguồn: phòng hành chính – nhân sự) Trong đó: - Giám đốc: là người đúng đầu công ty, trực tiếp đưa ra phương hướng sản xuất kinh doanh cả công ty, hoạch định chiến lược kinh doanh, quyết định các hoạt động đối nội ở quy mô tổ chức và hoạt dộng đối ngoại của công ty. - Phòng hành chính- nhân sự: Tuyển dụng, sắp xếp lao động trong công ty, xây dựng quản lý hệ thống quy định trong công ty, quản lý lao động và xây dựng quy chế trả lương, chế độ người lao động dưới sự chấp thuận của Ban giám đốc và đảm bảo tuân thủ đúng Luật lao động và các văn bản pháp quy có liên quan của nước CHXHCN Việt Nam. SVTH: Nghiêm Thị Huyền 2 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Phòng tài chính- kế toán : Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về công tác hạch toán, kế toán của công ty; quản lý các chứng từ sổ sách kế toán. - Phòng kinh doanh: Xây dựng chiến lược thị trường, xây dựng mạng lưới tiếp thị, phân phối sản phẩm. - Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về mặt kỹ thuật, lắp đạt, sửa chữa, duy trì và bảo dưỡng thiết bị.’ 1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty Cung cấp các thiết bị cửa cuốn và phụ kiện được nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,… Một số sản phẩm của công ty như: - Cửa cuốn eurodoor - Cửa cuốn Austdoor - Cửa cuốn Tan Trường Sơn - Cửa cuốn Nicedoor - Cửa cuốn tấm liền giá rẻ - Cửa cuốn inox - Cửa cuốn tôn Đài Loan Và một số phụ kiện đi kèm như Motor cửa cuốn, lưu điện của cuốn, điều khiển cửa cuốn và các phụ kiện khác…. Thực hiện lắp đặt theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra công ty còn kinh doanh cửa gỗ và cửa kính 2. Tình hình sử dụng lao động của công ty 2.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty Số lượng: Công ty hiện có 16 nhân viên thuộc các phòng ban khác nhau, trong đó: - 1 Giám đốc - 1 Phó giám đốc - Phòng kĩ thuật gồm 6 người - Phòng Kinh doanh gồm 5 người - Phòng tài chính- kế toán gồm 2 người - Phòng hành chính nhân sự gồm 3 người SVTH: Nghiêm Thị Huyền 3 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn Chất lượng: Đội ngũ cán bộ nhân đều là các lao động trẻ, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của công ty, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, yêu nghề và hầu hết là các nhân viên gắn bó kể từ khi công ty thành lập cho đến nay. 2.2. Cơ cấu sử dụng lao động Bảng 1: Cơ cấu sử dụng lao động của công ty ( Đơn vị: người ) STT Phòng Giới tính Số lao Trình độ động Nam Nữ Trên Đại Cao Lao động đại học học đẳng phổ thông 1 Kĩ thuật 5 2 3 1 2 2 0 2 Kinh doanh 6 6 0 0 4 2 0 3 Tài chính-kế toán 2 0 2 0 1 1 0 4 Hành chính-nhân sự 3 1 2 1 1 0 1 Toàncông ty (người) 10 9 7 2 8 5 1 Tỷ lệ ( % ) 100 56,25 43,75 12,5 50 31,25 6,25 ( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Nhận xét: Cơ cấu sử dụng lao động của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và phát triển thương mại Sao Việt như sau: Công ty có số lao động nam nhiều hơn số lao động nữa, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty do công ty kinh doanh thiết bị phục vụ xây dựng, cần có đội ngũ nhân viên có trình độ kĩ thuật cao, có khả năng làm việc trong môi trường nhiều thay đổi, phải đi lại nhiều. Trình độ học vấn của nhân viên trong công ty chủ yếu là trình độ đại học và cao đẳng. Điều đó cho thấy trình độ lao động của công ty đạt mức cao, nhân viên có chuyên môn để phục vụ cho công việc. Như vậy, ta có thể thấy quy mô lao động của công ty đảm bảo được cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng. SVTH: Nghiêm Thị Huyền 4 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp 3. GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn Quy mô vốn kinh doanh của công ty 3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Bảng 2 : Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty ( Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Vốn lưu động Vốn cố định Tổng vốn kinh doanh Năm 2011 6.598.712 152.833 6.751.545 Năm 2012 Năm 2013 8.960.973 1.476.854 115.017 498.907 9.075.990 15.215.761 ( Nguồn: phòng tài chính – kế toán ) Nhận xét: - Qua bảng cơ cấu vốn kinh doanh của công ty ta thấy, phần lớn vốn của công ty tập trung ở vốn lưu động. Đây là điều kiện tất yếu vì đặc thù của công ty là công ty kinh doanh thương mại, vốn này được sử dụng cho việc mua hàng của công ty, đầu tư vào cơ sở vật chất, trích chi phí cho đầu tư thiết bị bảo quản kho, kịp thời cung ứng hàng hóa ra thị trường - Số vốn lưu động của công ty tăng qua các năm, tang cao nhất là năm 2013 do công ty mở rộng quy mô kinh doanh, mua hàng phực vụ cho kinh doanh, đau tư vào dự án xây dựng kho chứa hàng và cơ sở vật chất tại kho. - Vốn cố định của công ty chỉ chiếm một phấn nhỏ trong tổng cơ cấu vốn kinh doanh, bởi nếu công ty đầu tư nhiều vào vốn cố định thì có thể sẽ gặp nhiều rủi ro hơn trong kinh doanh nếu tốc độ quay vòng vốn chậm. Như vậy, cơ cấu vốn của công ty phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty hiện nay. 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty ( Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu - Vốn kinh doanh - Các quỹ Nợ phải trả - Nợ dài hạn - Nợ ngắn hạn - Nợ khác Tổng SVTH: Nghiêm Thị Huyền Năm 2011 3.054 1.597 1.457 3.007 1.350 879 778 6.061 Năm 2012 Năm 2013 5.768 8.195 2.970 4.013 2.798 4.182 4.720 3.630 1.562 1.654 2.206 936 952 440 10.448 11825 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) 5 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn Nhận xét: Nhìn chung năm 2011 và năm 2012 cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty không có biến động lớn.Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2012 tăng 88% so với năm 2011, năm 2013 tăng rất lớn cụ thể là 168 % so với năm 2011, cho thấy tình hình tài chính của Công ty ngày càng lớn và vững mạnh do Công ty tăng thêm thành viên cổ đông và liên kết làm ăn với nhiều công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh. Trong khi đó, số nợ phải trả của Công ty cũng tăng lên, năm 2012 với tình hình kinh tế khó khăn số nợ phải trả của Công ty tăng lên 56 % so với năm 2011, năm 2013, Công ty ngày càng phát triển thì số nợ phải trả của Công ty bằng 20% so với năm 2011. Tình hình cơ cấu vốn của Công ty năm 2012 có thể nói là có sự biến đổi rõ ràng theo xu hướng tăng lên, nhưng Công ty nên giảm nợ phải trả. SVTH: Nghiêm Thị Huyền 6 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây Bảng 4 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 ( Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm So sánh năm 2012/2011 2013/2012 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.502.613 8.056.392 10.107.340 553.779 7,38 2.050.948 25,46 Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ 6.320.479 6.683.985 8.508.161 363.506 5,75 1.824.176 21,44 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.182.134 1.372.407 1.599.179 190.273 16,09 226.772 16,52 Chi phí bán hàng 407.186 532.100 630.278 124.914 30,68 98.178 18,45 Chi phí quản lý doanh nghiệp 515.245 540.120 651.027 24875 4,82 110.907 20,53 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 259.703 300.187 317.874 40.484 15,59 17.687 5,89 187162.56 216134,64 228829,28 28972,08 15.48 12698,64 5,8 Lợi nhuận sau thuế ( Nguồn :Phòng tài chính- kế toán) SVTH: Nghiêm Thị Huyền 7 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn Nhận xét: Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy, công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và phát triển thương mại Sao Việt có sự biến động qua các năm như sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đều qua các năm, tăng nhanh nất là từ năm 2013, đã tăng 25,46% so với năm 2012.Nguyên nhân tăng là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh, thường mua hàng với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng. Do đó chi phí cũng tăng lên theo để phục vụ cho việc mua hàng và mở rộng kinh doanh - Mặc dù doanh thu không ngừng tăng nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2013 giảm 5,8% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013, công ty đã gặp phải rủi ro khi thực hiện hợp đồng mua hàng, bên mua tăng giá bất ngờ khiến công ty không phản ứng kịp và phải chấp nhận không có lãi. Hơn nữa, chi phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng mạnh vào năm 2013 bởi công ty đầu tư vào dự án xây dựng kho hàng và mở rộng mạng lưới phân phối. II/ Phân tích và đánh giá những vấn đề tồn tại chính cần giải quyêt trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại doanh nghiệp 1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh nghiệp. 1.1. Chức năng hoạch định Hoạch định đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động của công ty theo đúng mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực của công ty một cách hiệu quả nhất. Công tác hoạch định được thể hiện qua việc xác lập các mục tiêu sau: - Mục tiêu ngắn hạn: Tăng trưởng doanh số bán theo từng tháng, từng quý - Mục tiêu dài hạn: Mở rộng thị trường , bao phủ thị trường Hà Nội Công ty Sao Việt đã chú trọng tới công tác hoạch định, nó được thể hiện trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động tác nghiệp của công ty như: - Nghiên cứu tình hình biến động của thị trường - Nghiên cứu nhu cầu , thị hiếu của khách hàng - Tập trung vào việc phát triển khả năng kinh doanh của công ty - Nhận định về sự phát triển của thị trường để có kế hoạch phát triển lâu dài SVTH: Nghiêm Thị Huyền 8 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn Công tác hoạch định của công ty do giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo, bên cạnh đó có sự tham gia của phòng kinh doanh và lấy ý kiến của các phòng ban. Ưu điểm: Công tác hoạch định do giám đốc đảm nhận sau đó giao cho các trưởng phòng triển khai tới nhân viên, được thực hiện mọt cách có hệ thông Hạn chế: Việc các lập các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn chỉ mang tính chất chung chung, chưa cụ thể, roc ràng tới từng bộ phận nên chua mang lại hiệu quả. 1.2. Chức năng tổ chức Công ty thực hiện tốt việc xác định những chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi người, mỗi bộ phận và mối quan hệ giữa họ tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để thực hiện mục tiêu chung. Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại:Cơ cấu tổ chức của công ty đơn giản, gọn nhẹ,tuân theo nguyên tắc một người nắm quyền điều hành toàn bộ công ty, đảm bảo được tính thống nhất và tập trung cao độ trong công việc, nhiệm vụ của các thành viên được quy định cụ thể, rõ ràng. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng theo mô hình tổ chức theo chức năng, theo đó bộ máy quản trị của công ty được chia thành các bộ phận chức năng riêng biệt. Mỗi bộ phận đảm nhiệm công việc và nhiệm vụ chuyên môn nhất định được phân công. Đứng đầu mỗi phòng ban là trưởng phòng, chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ giám đốc . Hạn chế: Ta có thể thấy mô hình tổ chức bộ máy của công ty phù hợp với điều kiện nguồn lực của công ty và yêu cầu của hoạt động kinh doanh trước kia. Tuy nhiên ,với chiến lược kinh doanh và mô hình phát triển mở rộng của công ty như trong thời điểm hiện nay và trong thời gian tới thì mô hình này có một số hạn chế. Tình hình phân quyền: Phân quyền là một công tác quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của công ty, tuy nhiên, tình hình phân quyền của công ty hiện nay vẫn chưa được chú trọng.Mặc dù công ty đã có sự phân cấp, phân quyền, đúng người, đúng việc nhưng vẫn còn gặp phải một số vấn đề bất cập mà công ty cần thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay của công ty và trong tương lai. Hạn chế: Công ty trách nhiệm hưũ hạn dịch vụ và phát triển Sao Việt còn là một công ty tư nhân nên toàn quyền hành trong công ty tập trung vào tay một người SVTH: Nghiêm Thị Huyền 9 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn là Giám đốc. Giám đốc phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty, các lĩnh vực tài chính, sắp xếp bộ máy…giám đốc là người phải chịu nhiều công việc, có khối lượng công việc tương đối lớn từ điều hành công việc cho đến việc lên kế hoạch kinh doanh trong công ty. Như vậy, Giám đốc sẽ phải làm ngoài giờ rất nhiều và quá tải trong công việc. Ngoài ra, phòng kinh doanh cũng phải chịu khối lượng công việc lớn, từ việc lên kế hoạch bán hàng, tìm kiếm khách hàng cho đến hoạt động nhập khẩu,lưu trữ hàng hóa. Do đó, cần phải cơ cấu lại bộ máy tổ chức của công ty cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay của công ty. 1.3. Chức năng lãnh đạo Công ty lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo dân chủ, có phân cấp quản lý, quy định các chức năng quản lý theo từng cấp bậc rõ ràng. Cụ thể như khi có một dự án kinh doanh mới, giám đốc công ty sẽ tổ chức họp ban lãnh đạo, để đưa ra kế hoạch và lấy ý kiến từ các bộ phận trong công ty, cùng bàn luận và soạn thảo kế hoạch để thực hiện. Căn cứ vào điều kiện thực tế của công ty hiện nay, các phòng ban đưa ra kế hoạch tình hình cụ thể để ban giám đốc tập hợp lại và đưa ra quyết định Người đứng đầu trong công ty là Giám đốc, người phải chịu trách nhiệm điều hành cho toàn bộ hoạt đông trong công ty. Công ty đặc biệt chú trọng tới yếu tố con người, ban giám đốc công ty luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên và động viên khuyến khích nhân viên sáng tạo, phát triển năng lục chuyên môn của mình. 1.4. Chức năng kiểm soát Công ty thực hiện kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau - Kiểm soát trước: được thực hiện thông qua việc kiểm soát chiến lược như lập kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn dựa trên các thông số kĩ thuật được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định. - Kiểm soát trong: đó là việc kiểm soát tính tuân thủ quy trình làm việc,các nguyên tắc làm việc, tính kỉ luật trong quá trình thực hiện công việc. - Kiểm soát sau: sau mỗi dự án kinh doanh, công ty tổ chức họp ban lãnh đạo để dánh giá kết quả thực hiện công việc , mức độ hoàn thành công việc trên cơ sở mục tiêu đề ra của từng bộ phận phòng ban. SVTH: Nghiêm Thị Huyền 10 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn 1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị Công ty TNHH & PTTM Sao Việt thực hiện thu thập thông tin thông qua công tác nghiên cứu biến động của thị trường, giá cả hàng hóa và sụ thay đổi nhu cầu của khách hàng để có biện pháp ứng phó kịp thời với sự thay đổi đó, đảm bảo được tính chủ dộng trong công việc. Công tác này chủ yếu do phòng kinh doanh đảm nhận thực hiện. Ngoài ra, công ty còn tổ chức các cuộc họp thường kỳ theo tháng để lấy ý kiến của các cán bộ nhân viên công ty, đưa ra mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn và ra quyết dịnh của ban lãnh đạo. 2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp 2.1. Tình thế môi trường chiến lược  Môi trường bên ngoài: Môi trường vĩ mô: - Điểm mạnh: + Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao và có sự tăng trưởng ổn định + Thu nhập của người dân ngày càng tăng cao + Môi trường chính trị ổn định - Điểm yếu: + Tình hình lạm phát vẫn còn chưa được đẩy lùi, dẫn đến lãi xuất tăng, ảnh hưởng tới đầu tư kinh doanh + Môi trường pháp lí chưa đồng bộ - Cơ hội: + Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện thuận lợi để công ty đầu tư mở rộng thị trường + Thu nhập tăng lên sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức mua - Thách thức: + Hoạt động nhập khẩu gặp phải nhiều thủ tục rắc rối do vẫn đề pháp lí vẫn chưa được đồng bộ. + Ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành Môi trường vi mô : - Điểm mạnh: Sản phẩm của công ty hiện cung cấp trên thị trường có chất lượng tốt, giành được uy tín và sự tin cậy của khách hàng, sản phẩm phong phú, đáp SVTH: Nghiêm Thị Huyền 11 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn ứng đươch nhu cầu cảu khách khàng. Hơn nữa, nguồn lao động của công ty có trình độ cao, đảm bảo tính chuyên nghiệp. - Điểm yếu: Hoạt dộng marketing của công ty chưa được đẩy mạnh, việc phân cấp quản lí trong công ty chưa được thực hiện rõ ràng. - Cơ hội: Công ty có khả năng gia nhập vào thị trường mới, tạo ra sự độc quyền về sản phẩm. - Thách thức: Chịu sức ép của các sản phẩm thay thế và có sự cạnh tranh về giá lớn do công ty kinh doanh hàng nhập khẩu.  Môi trường bên trong: - Điểm mạnh: Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn., do đó có khả năng tự chủ về tài chính + Đội ngũ nhân viên đề gắn bó với công ty kể từ khi thành lập, do đó có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về sản phẩm và thị trường - Điểm yếu: Công ty chưa chú trọng tới công tác markeing sản phẩm, các chính sách tiếp thị sản phẩm chưa triển khai có hiệu quả + Công ty chưa mở rộng được hệ thống phân phối, việc bán hàng thông qua các đại lí còn nhiều nên chưa đạt hiệu quả cao 2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị trường. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh: - Là một công ty chuyên cung cấp sản phẩm nhập khẩu, không trực tiếp làm ra sản phẩm, chính vì vậy công ty rất chú trọng tới việc xây dựng chiến lược cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trường. Công ty tận dụng ưu thế là nhà phân phối chính thức sản phẩm của các hang nổi tiếng, do đó có khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, công ty xây dựng các tiêu chuẩn thông số kĩ thật sản phẩm với nhà cung cấpđể đảm bảo được chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng - Các sản phẩm của công ty đều được dán tem, nhãn mác để tránh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng gây ảnh hưởng tới uy tín của công ty trên thị trường. Hoạch định và triển khai chiến lược phát triển thị trường: - Mục tiêu của công ty là: “ trở thành hệ thống phân phối thiết bị cửa cuốn chất lượng cao, uy tín và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất tại Việt Nam, công ty luôn lấy sự tin dừng của khách hàng làm tiêu chí kinh doanh”.Đây chính là mục tiêu chiến SVTH: Nghiêm Thị Huyền 12 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn lược mà công ty đã đặt ra để phấn đấu.Để thực hiện được mục tiêu này, công ty không ngừng phấn đấu, vươn lên từng bước thực hiện mục tiêu trong tương lai. Công ty chia nhỏ mục tiêu trên thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn + Mục tiêu dài hạn: Bao phủ toàn bộ thị trường Hà Nội trong 5 năm.( 20112015) + Mục tiêu ngắn hạn: Phát triển khu vực nội thành Hà Nội trước, sau đó mở rộng ra ngoại thành - Công ty Sao Việt thực hiện củng cố hệ thống bán hàng của công ty cũng như xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống phân phối của công ty bằng cách tìm các đại lí bán lẻ trên địa bàn, để có thể mở rộng thị trường, khai thác tối đa nhu cầu thị trường. Tuy nhiên hoạt dộng này vẫn chưa được quan tâm nhiều, công ty chưa có chính sách marketing phù hợp để phát triển sản phẩm. - Công ty đề ra các mục tiêu ngắn hạn nhưng chưa cụ thể đựơc từng thị trường, chưa có sự phân công cụ thể do bộ phận nào chịu trách nhiệm về công việc gì. Do đó mực tiêu đề ra nhưng tiến độ thực hiện chưa mang lại hiệu quả - Việc tìm và mở rộng đại lí phân phối của công ty chưa có sự phản hồi tích cực, công tác bán hàng qua các đại lí còn chưa đạt hiệu quả, nguyên nhân là do công tác Marketing sản phẩm còn hạn chế, sản phẩm của công ty được bày bán lãn với các hang khác, viecj trưng bày sản phẩm còn chồng chéo, không thu hút được khách hàng. 2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lợi thế cạnh tranh của công ty: - Lợi thế cạnh tranh trong ngành:qua quá trình phát triển, công ty đã trở thành nhà cung cấp sản phẩm thiết bị cửa cuốn hàng đầu, đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu đạt các tiêu chuẩn về thông số kĩ thật cũng như chất lượng sản phẩm, giữ được uy tín với khách hàng. Hiện nay, sản phẩm của công ty chiếm khoảng 30% thị phần. - Công ty đã trở thành nhà phân phối chính thức sản phẩm của các hãng nổi tiếng như: Cửa cuốn Austdoor, cửa cuốn Eurodoor, của cuốn tấm liền công nghệ Úc, … Năng lực cạnh tranh của công ty: - Khả năng nghiên cứu và tìm hiểu phát triển sản phẩm theo sự thay đổi môi trường cũng như thay đổi về nhu cầu của khách hàng SVTH: Nghiêm Thị Huyền 13 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Công ty có mối quan hệ với các đối tác chiến lược bền vững, đảm bảo được khả năng cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và thời gian theo đúng hợp đồng, đảm bảo được tính ổn định và tin cậy với giá cạnh tranh trên thị trường. - Đội ngũ cán bộ nhân viên công ty có trình độ và năng lực đáp ứng được những yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp. 3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp 3.1. Quản trị mua Công ty không trực tiếp làm ra sản phẩm nên không sử dụng các nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào của công ty chủ yếu là phải mua hàng từ các công ty khác.Đối với sản phẩm công ty rất chú trọng tới giá cả đầu vào và đưa ra các tiêu chí để kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm xây dựng uy tín và chất lượng tới người tiêu dùng. Công ty Sao Việt luôn chú trọng tới việc lựa chọn nhà cung cấp có khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành để có thể giảm được chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá bán sản phẩm Công ty đưa ra các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp như: - Về mặt kỹ thuật: + Thanh nan: làm từ vật liệu nhựa UPVC hoặc nhôm định hình không xoắn + Ray dẫn hướng: được thiết kế bằng théphinhf khối, có độ dày3,0mm, đảm bảo độ cứng cho cửa khi vận hành + Hệ thống cân đối lò xo được đặt trong trục cuốn để hỗ trợ cho thân cửa, các lò xo được thiết kế đáp ứng 25% yếu tố tải an toàn… - Về số lượng hàng: đảm bảo đúng số lượng hàng trong hợp đồng, nếu thiếu hàng công ty không thực hiện giao dịch và bên bán phải bồi thường - Về hình thức thanh toán và thời gian giao hàng: bên bán phải giao hàng đúng hẹn theo hợp đồng. Ngoài ra công ty còn chú trọng nghiên cứu thị trường, đánh giá biến động thị trường , cung- cầu hàng hóa trên thị trường để có thể xây dựng được kế hoạch mua hàng phù hợp cho việc cung ứng và dự trữ hàng hóa của công ty, kịp thời nắm bắt và điều chỉnh giá cả sản phẩm cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường. SVTH: Nghiêm Thị Huyền 14 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn 3.2. Quản trị bán Qua quan sát và tìm hiểu tại công ty ta có thể thấy rằng hầu hết công ty bán hàng theo hình thức đạt hàng trực tiếp tại công ty mà không thông qua các đại lý phân phối, như vậy công ty không chỉ giảm được các chi phí đại lý, vận chuyển sản phẩm, chi phí nhân viên, các hình thức thanh toán…mà còn có thể tạo được lòng tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, đảm bảo về mẫu mã, chủng loại sản phẩm, điều đó có tác động rất lớn tới giá của sản phẩm. Mục tiêu bán: - Mục tiêu giải phóng vốn kinh doanh, sử dụng mọi nguồn lực của công ty - Tăng doanh số bán hàng lên 18% năm 2014 so với năm 2013 - Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty - Tăng thị phần của công ty Các mục tiêu trên thể hiện ý chí của công ty, giúp công ty chủ động trước những thay đổi của thị trường và những hành động bất lợi của đối thủ cạnh tranh. Các mục tiêu đó là phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa xây dựng được kế hoạch bán hàng cụ thể theo từng tháng, từng quý, việc mở rộng phân phối qua các đại lí bán lẻ chưa được chú trọng. Tổ chức lực lượng bán: - Khách hàng chính của công ty hiện nay là người tiêu dùng cuối cùng, do đó người bán phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Tuy nhiên, số lượng nhân viên bán hàng của công ty hiện nay còn rất hạn chế, mới chỉ có 2 nhân viên bán hàng, do đó chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, nhân viên bán hàng thường phải làm thêm giờ và thậm chí không có ngày nghỉ. Đây là vấn đề mà công ty cần bố trí sắp xếp nhân viên sao cho hợp lí. Cần tiếp tục tuyển chọn và đào tạo nhân viên mới để có một đôi ngũ bán hàng chuyên nghiệp, hiểu biết chuyên sâu về sản phẩm, phù hợp với mục tiêu phát triển thị trường của công ty. 3.3. Quản trị dự trữ hàng hóa Hiện nay, công ty Sao Việt chủ yếu thực hiện hình thức mua hàng theo hợp đồng. sau khi 2 bên thỏa thuận xong các điều khoẳn của hợp đồng, công ty Sao Việt sẽ lập đơn hàng rồi gửi cho nhà cung cấp, họ sẽ thực hiện giao hàng cho công ty. Hàng hóa sẽ được giao tại cảng, mọi thủ tục tiếp nhận hàng đều có sự giám sát của nhân viên SVTH: Nghiêm Thị Huyền 15 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn hải quan, sau đó hàng sẽ được chuyển vào ô tô tải để đưa về kho công ty, nếu mọi thông tin về hàng hóa đã khớp với tờ khai thì hàng sẽ được chuyển về kho. Công việc này do phòng kinh doanh cùng với phòng hành chính kế toán thực hiện. Các sản phẩm của công ty sau khi nhập về sẽ được đưa vào kho để dự trữ và bảo quản, trong kho có các giá để hàng được phân loại theo sản phẩm để có thể dễ dàng hơn trong phân loại sản phẩm, tránh làm hư hỏng hay không mất nhiều thời gian tìm kiếm. 3.4. Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và thương mại Sao Việt hiện không tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ thương mại nào khác ngoài việc cung cấp các sản phẩm chính của công ty. 4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp 4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực Công ty thực hiện việc phân tích công việc dựa trên đặc thù của từng công việc cụ thể, đưa ra các bản mô tả công việc để có thể lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhằm nâng cao chat lượng đội ngũ lao động của công ty. Hơn nữa, phân tích công việc giúp các cá nhân có thể xác định được chính xác công việc cần làm, tập trung vào chuyên môn của mình. Việc bố trí và sử dụng nhân lực của công ty chưa được thực hiện rõ ràng giữa các bộ phận phòng ban trong công ty, nhân sự trong công ty được hoạch định và bố trí theo những nhiệm vụ chuyên biệt nhưng trên thực tế thực hiện công việc vẫn chưa có sự tách biệt về chuyên môn, có sự chồng chéo công việc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất làm việc của từng thành viên và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. 4.2. Tuyển dụng nhân lực Công tác tuyển dụng nhân lực của công ty được thực hiện hiệu quả, công ty luôn có kế hoạch tuyển dụng cụ thể, được xây dụng theo đúng quy trình tuyển dụng và thực hiện chặt chẽ từ khâu chọn lọc hồ sơ ứng tuyển của các ứng viên cho đến khâu phỏng vấn và thi tuyển Tất cả các nhân viên trong công ty đều được kí kết hợp đồng lao động và có trách nhiệm thực hiện theo đúng những quy định trong hợp đồng. SVTH: Nghiêm Thị Huyền 16 Lớp: K8CQ1A Báo cáo thực tập tỏng hợp GVHD:TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn 4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực Môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng, và hơn nữa khách hàng ngày càng có những yêu cầu cao khi lựa chọn sản phẩm và quá trình cung ứng dịch vụ. nhân thức được điều này, ban quản trị công ty đã xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghề nghiệp cho nhân viên công ty. Các kế hoạch đào tạo nhân lực của công ty như: - Tổ chức đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và chuyên môn đặc thù nghề nghiệp cho nhân viên mới. Với lực lượng nhân viên mới của công ty, ban lãnh đạo tổ chức 2 buổi để dào tạo kỹ nanwg chuyên môn nghề nghiệp cho nhân viên. Công tác này do đích thân Giám đốc công ty trực tiếp đào tạo. - Với ban lãnh đạo công ty như trưởng phòng các bộ phận, giám đốc tạo điều kiện cho trưởng phòng kĩ thuật và phòng tài chính kế toán di học cao học. - Cứ 2 tháng 1 lần, công ty lại tổ chức cho nhân viên tham dự buổi hội thảo về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cùng ngành của công ty. Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch này chỉ mang tính chất tương đối, chưa được thực hiện thường xuyên. 4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực Công ty thực hiện đánh giá nhân viên theo các tiêu chí như: - Khả năng và mức độ hoàn thành công việc - Xây dựng bảng chấm công nhân viên Tuy nhiên, việc thực hiện này vẫn chưa mang lại hiệu quả do công ty chưa có các quy định cụ thể về khối lượng công việc cần hoàn thành, thời gian cụ thể cũng như công tác triển khai đánh giá chưa được thưacj hiện thường xuyên Chính sách đãi ngộ nhân lực: - Lương nhân viên: công ty thực hiện trả lương nhân viên theo nang lực và trình độ của nhân viên. Lương được thỏa thuận theo hợp đồng lao động, mức lương của nhân viên trong công ty ngang bằng với các công ty kinh doanh cùng ngành nghề. Lương nhân viên cũng được tính theo thâm niên làm việc tại công ty. - Chính sách thưởng phạt: công ty có quy định thưởng phạt rõ ràng với nhân viên, có khuyến khích thưởng doanh số đối với nhân viên nhằm khích lệ tinh thần làm SVTH: Nghiêm Thị Huyền 17 Lớp: K8CQ1A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan