Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần phát triển ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần phát triển vạn xuân

.PDF
20
98
74

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Khi toàn nhân loại bước vào thế kỉ XXI, nền kinh tế có nhiều biến chuyển đáng kể thì các doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều thử thách mới để không những vươn lên tự khẳng định mình trên thị trường nội địa mà còn phải tạo được một môi trường kinh doanh mới đó là thị trường quốc tế. Mặc dù phải gặp không ít khó khăn trong kinh doanh, doanh nghiệp cần từng bước tháo gỡ những khó khăn trước mắt sao cho vẫn luôn đặt chữ tín lên hàng đầu để tạo được sự tin tưởng với người tiêu dùng và các bạn hàng giúp cho công việc sản xuất, kinh doanh và mua bán hàng hóa được thuận tiện, lâu bền. Việc đó đánh giá doanh số, khả năng tiêu thụ, thị phần của doanh nghiệp và cũng có thể nói đây là việc sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều thành phần. Để có một chỗ đứng trên thị trường, Công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân đã có những nỗ lực đáng kể, phấn đấu ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Trong thời gian thực tập tại công ty được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ công nhân viên của công ty, em đã hiểu biết thêm phần nào về tổ chức bộ máy công ty, về hoạt động kinh doanh, về nguyên tắc hạch toán kế toán của công ty kết hợp với những kiến thức được học tập ở trường và sự hướng dẫn cô giáo Nguyễn Thị Phương Liên, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp này của mình. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận và năng lực bản thân còn hạn chế, báo cáo thực tập tổng hợp này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn. SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp gồm 4 phần: Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân Phần 2: Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động của công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân Phần 3: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết của công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân Phần 4: Đề xuất hướng đề tài khoá luận SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VẠN XUÂN 1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỐ PHẦN PHÁT TRIỂN VẠN XUÂN Tên tiếng anh: VAN XUAN DEVELOPMENT JOINSTOCK COMPANY Tên viết tắt: VADECO.,JSC Loại hình: Công ty cổ phần Địa chỉ: 114 Phạm Văn Đồng – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội Số điện thoại: +84 (4) 37521102 Số fax: +84 (4) 37521102 Số đăng ký: 0103023203 Ngày thành lập: 08/09/2009 Mã số thuế : 0102691719 Người đại diện: Nguyễn Tiến Đỉnh Cũng như nhiều doanh nghiệp thương mại khác những ngày thành lập Công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về thị trường và kinh nghiệm kinh doanh. Nhưng nhờ sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty Công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng về mọi mặt, phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân là đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa nên công ty trên thương trường vừa có vai trò là người mua, vừa có vai trò là người bán và là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Công ty chuyên bán buôn, bán lẻ sắt thép, gang, phôi thép, cát, gạch ngói, vật liệu xây dựng. Hàng hóa của công ty được tổ chức mua về theo phương thức: trả chậm, thanh toán nhanh, trả tiền trước,…Sau đó hàng hóa SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 2 được bảo quản tại kho và tiến hành xúc tiến bán ra với nhiều phương thức bán hàng Để đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty luôn khai thác nguồn gang thép từ các nhà cung cấp lớn như Công ty gang thép Thái Nguyên,… Hiện nay công ty có địa bàn kinh doanh chủ yếu tập trung tại thành phố Hà Nội và có một văn phòng đại diện tại Hải Dương. Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng 1.2 Mô hình tổ chức bộ máy công ty Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tài chính - kế toán Phòng tổ chức hành chính Đội vận tải, kho bãi Chức năng từng bộ phận:  Ban giám đốc: Đây là cơ quan có trách nhiệm cao nhất và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, là đại diện pháp lý của công ty trước pháp luật. + Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty trước Hội đồng quản trị. + Quyết định mọi hoạt động hàng ngày của công ty.  Phòng kinh doanh: + Chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các đơn đặt hàng. + Duy trì khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. + Xây dựng chiến lược kinh doanh đề xuất lên Ban giam đốc.  Phòng tài chính – kế toán: SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 3 + Tham mưu cho hội đồng thành viên và giám đốc hoạch định chính sách, vận hành nguồn tài chính của công ty trong từng thời kỳ, xây dựng phương án phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ; về những chính sách và quy định về tài chính của nhà nước. + Tổng hợp, phân tích và lưu trữ thông tin kinh tế chuyên ngành. + Tổng hợp phân tích và báo cáo quyết toán tài chính. + Cung cấp đầy đủ và kịp thời tiền vồn theo kế hoạch cũng như các yêu cầu đột xuất được giám đốc quyết định.  Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý sử dụng lao động, an toàn lao động, quản lý hồ sơ, quản lý con dấu của công ty. Phụ trách công tác thi đua khen thưởng, bảo vệ tài sản của công ty, chăm lo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên và các mặt hành chính của công ty.  Đội vận tải, kho bãi: + Trông coi, bảo quản hàng hóa + Vận chuyển hàng hóa một cách kịp thời, an toàn đáp ứng nhu cầu của khách hàng 1.3 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản Công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân thành lập với nhiệm vụ chính là cung cấp, phân phối các sản phẩm gang thép, phôi thép, cát, vật liệu xây dựng. 1.4 Bộ máy lãnh đạo  Giám đốc: Ông Nguyễn Tiến Đỉnh Là người đại diện của công ty, người quyết định và điều hành tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chế độ pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức, là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả kinh doanh.  Phó giám đốc : Bà Trần Thị Hạnh SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 4 Giúp việc cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VẠN XUÂN 2.1. Tình hình tài chính của công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 5 Bảng 1. Bảng cân đối kế toán (rút gọn) năm 2010 – 2012 của công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân Đơn vị tính: đồng So sánh 2011 và 2010 So sánh 2012 và 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 16.710.527.162 23.699.580.360 27.326.305.255 I. Tiền và các khoản 2.463.147.287 7.787.965.530 8.364.099.992 tương đương tiền II. Các khoản đầu tư 0 0 0 tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải 6.371.399.998 6.200.420.360 9.358.549.680 thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho 7.139.555.737 8.803.838.322 8.005.641.627 V. Tài sản ngắn hạn khác 736.424.138 907.356.148 1.598.013.951 6.989.053.200 41,82 3.626.724.890 15,30 5.324.818.243 216,18 576.134.462 7,4 0 0 0 0 -170.979.638 -2,68 3.158.129.320 50,93 1.664.282.585 23,31 -798.196.695 `-9,07 170.932.010 23,21 690.657.803 76,12 B.Tài sản dài hạn 6.144.831.662 8.658.529.640 8.182.877.340 I. Các khoản phải thu 0 0 0 dài hạn II. Tài sản cố định 5.747.013.606 8.005.213.734 7.673.834.488 III. Bất động sản đầu 0 0 0 tư IV. Các khoản đầu tư 0 0 0 tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn 397.818.056 653.315.906 509.042.852 khác Tổng tài sản 22.855.358.824 32.358.110.000 35.509.182.595 2.513.697.978 40,91 `-475.652.300 -5,49 0 0 0 0 2.258.200.128 39,29 `-331.379.246 -4,14 0 0 0 0 0 0 0 0 255.497.850 64,22 -144.273.054 -22,08 9.502.751.180 41,58 3.151.072.590 9,7 SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 6 Chỉ tiêu So sánh 2011 và 2010 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012 và 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Nợ phải trả 11.652.050.454 14.682.676.809 14.913.665.171 3.030.626.350 26,00 230.988.370 1,57 I. Nợ ngắn hạn 9.752.030.000 13.584.277.790 12.213.265.100 3.832.247.790 39,3 -1.371.012.690 -10,09 II. Nợ dài hạn 1.900.020.450 1.098.399.010 2.700.400.070 -801.621.440 -42,19 1.602.001.060 145,85 B. Vốn chủ sở hữu 11.203.308.370 17.675.433.191 20.595.517.419 6.472.124.820 57,77 2.920.084.220 16,52 I. Vốn chủ sở hữu 11.203.308.370 17.675.433.191 20.595.517.419 6.472.124.820 57,77 2.920.084.220 16,52 Tổng nguồn vốn 22.855.358.824 32.358.110.000 35.509.182.595 9.502.751.180 41,58 3.151.072.590 9,7 ( Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân) SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 7 Bảng 2 : Bảng tỷ trọng từng tài sản công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân Năm Chỉ tiêu 2010 Số tiền A. Tài sản ngắn hạn 16.710.527.162 I. Tiền và các khoản 2.463.147.287 tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài 0 chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu 6.371.399.998 ngắn hạn IV. Hàng tồn kho 7.139.555.737 V. Tài sản ngắn hạn khác 736.424.138 B.Tài sản dài hạn 6.144.831.662 I- Các khoản phải thu dài 0 hạn II. Tài sản cố định 5.747.013.606 III. Bất động sản đầu tư 0 IV. Các khoản đầu tư tài 0 chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác 397.818.056 Tổng tài sản 22.855.358.824 SV: Mai Thị Thu Hằng Đơn vị tính: đồng 2012 2011 Tỷ trọng % 73,11 Tỷ trọng % 23.699.580.360 73,24 27.326.305.255 Tỷ trọng % 76,96 10,78 7.787.965.530 24,07 8.364.099.992 23,55 0 0 0 0 0 27,88 6.200.420.360 19,16 9.358.549.680 26,36 31,24 8.803.838.322 27,21 8.005.641.627 22,55 3,22 907.356.148 2,80 1.598.013.951 4,5 26,89 8.658.529.640 26,76 8.182.877.340 23,04 0 0 0 0 0 25,15 0 8.005.213.734 0 24,74 0 7.673.834.488 0 21,61 0 0 0 0 0 0 1,74 100,00 653.315.906 32.358.110.000 2,02 100,00 509.042.852 35.509.182.595 1,43 100,00 Số tiền Số tiền Lớp: K45H5 8 Nhận xét bảng 2: - Năm 2010, tổng tài sản mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng là 22.855.358.824 đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 73,11%, tài sản dài hạn chiếm 26,89%. Trong tài sản ngắn hạn hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất là 31,24%, sau đó tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 27,88%. Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất là 25,15%, sau đó là các tài sản dài hạn khác chiếm 1,74%. - Năm 2011, tổng tài sản mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng là 32.358.110.000 đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 73,24% và tài sản dài hạn chiếm 26,76%. Trong tài sản ngắn hạn hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất là 27,21%, sau đó là tài sản bằng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 24,07%. Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất là 24,74%, sau đó là các tài sản dài hạn khác chiếm 2,02%. - Năm 2012, tổng tài sản mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng là 35.509.182.595 đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 76,96%, tài sản dài hạn chiếm 23,04%. Trong tài sản ngắn hạn các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 26,36%, sau đó là tài sản bằng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 23,55%. Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất là 21,61%, sau đó là tài sản dài hạn khác chiếm 1,43%. Trong tổng tài sản từ năm 2010 đến năm 2012, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều lần tỷ trọng của tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn tăng dần, năm 2010 là 16.710.527.162 đồng, năm 2011 là 23.699.580.360 đồng và đến năm 2012 là 27.326.305.255 đồng. Tài sản dài hạn của công ty tăng từ năm 2010 đến năm 2011 từ 6.144.831.662 đồng lên 8.658.529.640 đồng. Nhưng từ năm 2011 đến năm 2012, tài sản dài hạn của công ty giảm từ 8.658.529.640 đồng xuống còn 8.182.877.340 đồng. SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 9 Từ bảng 1 ta nhận thấy: - Tiền và các khoản tương đương tiền từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 5.324.818.243 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 216,18%, năm 2011 đến năm 2012 tăng 576.134.462 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,4%. Ta nhận thấy số tài sản bằng tiền và các khoản tương đương tiền tăng dần qua các năm nhưng tỷ lệ tăng có sự chênh lệch rất lớn. Cụ thể là tỷ lệ tăng tiền và các khoản tương đương tiền từ năm 2011 đến năm 2012 nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng từ năm 2010 đến năm 2011. - Các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2011 giảm 170.979.638 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,68%. Nhưng ngược lại, từ năm 2011 đến năm 2012 thì số các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng lên 3.158.129.320 đồng và tương ứng với tỷ lệ tăng khá lớn là 50,93%. Các khoản phải thu của công ty chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Khoản mục này lớn nghĩa là nghĩa là mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty ở mức cao, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty. - Hàng tồn kho từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 1.664.282.585 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 23,31%, từ năm 2011 đến năm 2012 giảm -798.196.695 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 9,07%. - Tài sản cố định (TSCĐ) của công ty: TSCĐ sẽ tham gia vào nhiều niên độ kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần vào gíá trị sản phẩm làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao. Qua bảng trên ta thấy giá trị TSCĐ tăng từ năm 2010 đến năm 2011 và tăng 2.258.200.128 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 39,29%. Giá trị tài sản cố định từ năm 2011 đến năm 2012 giảm -331.379.246 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 4,14%. SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 10 Bảng 3: Bảng tỷ trọng từng nguồn vốn của công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân Đơn vị tính: đồng Năm 2010 2011 2012 Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng Tỷ Số tiền (%) trọng Tỷ Số tiền (%) trọng (%) Nợ phải trả 11.652.050.454 50,98 14.682.676.809 45,38 14.913.665.171 42,00 9.752.030.000 42,67 13.584.277.790 41,98 12.213.265.100 34,39 1.900.020.450 8,31 1.098.399.010 3,39 2.700.400.070 7,60 11.203.308.370 49,02 17.675.433.191 54,62 20.595.517.419 58,00 22.855.358.824 100 32.358.110.000 100 35.509.182.595 100 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Số liệu bảng 1 và 3 cho thấy công ty đã khá chủ động trong việc huy động vốn. Tổng nguồn vốn công ty năm 2011 tăng 9.502.751.180 đồng với tỷ lệ 41,58% so với năm 2010, và trong năm 2012 tăng 3.151.072.590 đồng với tỷ lệ 9,7% so với năm 2011. Như vậy, tốc độ tăng nguồn vốn từ năm 2010 đến năm 2011 nhanh hơn rất nhiều so với từ năm 2011 đến 2012, điều này có thể lý giải một phần là do sự suy thoái kinh tế chung trên toàn thế giới. Nguồn vốn chủ sở hữu ở năm 2011 tăng 6.472.124.820 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 57,77% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 2.920.084.220 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 16,52% so với năm 2011. Xem xét tỷ trọng vốn chủ sở hữu ở bảng 3, ta nhận thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty khá tốt. Tỷ trọng SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 11 vốn chủ sở hữu tăng từ năm 2010 đến năm 2012 từ 49,02% lên 58,00%. Qua các năm, nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên cùng với tổng nguồn vốn, mặc dù tốc độ tăng từ năm 2011 đến năm 2012 chậm hơn so với từ năm 2010 đến năm 2011 nhưng khoảng cách đó không nhiều. Điều này cho thấy, qua mỗi năm công ty đều dành quỹ lợi nhuận để bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu. Nâng cao khả năng tự chủ về tài chính, chủ động cho các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 3 cũng cho thấy từ năm 2011 công ty đã hạn chế sử dụng nợ phải trả, trong nợ phải trả công ty chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn, tỷ trọng nợ dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ. Nợ phải trả của công ty từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 3.030.626.350 đồng với tỷ lệ tăng 26,00%. Từ năm 2011 đến năm 2012 nợ phải trả tăng 230.988.370 đồng với tỷ lệ tăng 1,57%. Tổng nợ của công ty ở đây bao gồm các khoản nợ phải trả cho người bán và các khoản vay ngân hàng. Hiện nay, công ty đang có quan hệ tín dụng vay nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển (BIDV). 2.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 12 Bảng 4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 – 2012 của công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm 2011 và So sánh năm 2012 và 2010 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch 42.200.000.000 49.010.000.000 37.000.000.000 6.810.000.000 16,14 -12.010.000.000 -24,51 0 0 0 0 0 0 0 42.200.000.000 49.010.000.000 37.000.000.000 6.810.000.000 16,14 -12.010.000.000 -24,51 35.678.557.823 41.068.504.312 32.678.557.823 5.389.946.490 15,11 -8.389.946.490 -20,43 6.521.442.180 7.941.495.690 4.321.442.180 1.420.053.510 21,78 -3.620.053.510 -48,32 8.719.075 11.215.009 7.215.679 2.495.934 28,63 -3.999.330 -35,66 345.001.645 400.085.319 314.447.519 55.083.674 15,97 -85.637.800 -21,40 vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 13 Trong đó: chi phí lãi 345.001.645 400.085.319 314.447.519 34.693.040 41.501.100 2.458.534.000 55.083.674 15,97 -85.637.800 -21,40 36.473.802 6.808.060 19,62 -5.027.298 -12,11 3.650.136.384 1.350.136.384 1.191.602.384 48,47 -2.300.000.000 -63,01 3.691.932.570 3.860.987.896 2.627.600.154 169.055.326 4,58 -1.233.387.742 -31,94 11. Thu nhập khác 0 0 0 0 0 0 0 12. Chi phí khác 0 0 0 0 0 0 0 13. Lợi nhuận khác 0 0 0 0 0 0 0 3.691.932.570 3.860.987.896 2.627.600.154 169.055.326 4,58 -1.233.387.742 -31,94 922.983.143 965.246.974 656.900.039 42.263.831 4,58 -308.346.935 -31,94 2.768.949.427 2.895.740.922 1.970.700.115 126.791.495 4,58 -925.040.807 -31,94 vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý kinh doanh 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( Nguồn: Phòng kế toán – tài chính công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân) SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 14 Qua các số liệu trên, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên rõ rệt từ năm 2010 đến năm 2011. Năm 2010, với tổng doanh thu là 42.200.000.000 đồng công ty đã thu được một khoản lợi nhuận trước thuế là 3.691.932.570 đồng, với mức lợi nhuận này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả rất cao, đó là sự cố gắng nỗ lực của lãnh đạo công ty trong việc huy động và sử dụng vốn hợp lý. So với năm 2010, năm 2011 tất cả các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng lên nhưng không nhiều, tổng doanh thu là 49.010.000.000 đồng, so với năm 2010 tăng lên 6.810.000.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,14%, lợi nhuận thu được là 3.860.987.896 đồng, so với năm 2010 tăng lên 169.055.326 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,58%. Đến năm 2012, tổng doanh thu của công ty đạt 37.000.000.000 đồng, giảm 12.010.000.000 đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ giảm là 24,51%. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.627.600.154 đồng, giảm 1.233.387.742 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 31,94%. Như vậy năm 2012, cả doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm đi tương đối nhiều. Nguyên nhân phần lớn là do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 15 Bảng 5: Bảng cơ cấu chi phí của công ty từ năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: đồng Năm 2010 2011 Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng 2012 Tỷ Số tiền (%) trọng Tỷ Số tiền (%) trọng (%) Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý kinh doanh Tổng chi phí 345.001.645 12,16 400.085.319 9,78 314.447.519 18,49 34.693.040 1,22 41.501.100 1,01 36.473.802 2,14 2.458.534.000 86,62 3.650.136.384 89,21 1.350.136.384 79,37 2.838.228.685 100 4.091.722.803 100 1.701.057.705 100 Từ bảng 5 ta nhận thấy chi phí chủ yếu của công ty là chi phí quản lý kinh doanh. Chi phí quản lý kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí củ a công ty, lần lượt là năm 2010 chiếm 86,62%, năm 2011 chiếm 89,21% và năm 2012 chiếm 79,37%. Qua bảng 4, năm 2011 chi phí quản lý kinh doanh tăng 1.191.602.384 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 48,47% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012, chi phí quản lý kinh doanh lại giảm 2.300.000.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 63,01% so với năm 2011. Như vậy, so với năm 2011 chi phí quản lý của năm 2012 giảm rất mạnh. Chi phí tài chính của công ty từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 55.083.674 đồng ứng với tỷ lệ tăng 15,97%, từ năm 2011 đến năm 2012 giảm 85.637.800 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,40%. Sự biến đổi không theo một xu hướng cố định này của chi phí đã ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của công ty. Cụ thể là năm 2011 mặc dù có tổng doanh thu cao hơn so với năm 2010 nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn thấp hơn năm 2010. Từ năm 2010 đến năm 2011 chi phí bán hàng của SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 16 công ty tăng 6.808.060 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 19,62%, đến năm 2012 khoản mục này giảm đi đôi chút là 5.027.298 đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ giảm 12,11%. Như vậy khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 hầu hết các chi phí của công ty đều biến động theo xu hướng tăng ở năm 2011 và giảm đi vào năm 2012. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn việc công ty cắt giảm các khoản chi tiêu đến mức tối thiểu là điều không thể tránh khỏi. 2.3. Nhận xét chung Qua những phân tích ở phía trên, em đưa ra một số nhận xét về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của Công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân như sau:  Ưu điểm: Từ năm 2010 đến năm 2012 tổng tài sản của công ty không ngừng tăng lên, tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng dần. Khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty là khá tốt, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên cùng với sự tăng của tổng nguồn vốn. Mặc dù chi phí quản lý kinh doanh vẫn chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn nhưng công ty đã giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 thấp hơn năm 2011.  Nhược điểm: Các khoản phải thu của công ty tăng lên một cách nhanh chóng từ năm 2011 đến năm 2012. Việc tăng các khoản phải thu từ khách hàng kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu do vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Từ năm 2010 đến năm 2012, các khoản chi phí của công ty biến động tăng giảm không ổn định, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận sau cùng. Từ năm 2010 đến 2011, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng không đáng kể trong khi từ năm 2011 đến năm 2012 lại giảm đi khá nhiều. Những chỉ tiêu này đã phản ánh những điểm chưa tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 17 PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân, qua tìm hiểu, phỏng vấn nhân viên trong phòng tài chính – kế toán của công ty và những phân tích nhận định ở trên em nhận thấy hiện nay công ty đang gặp phải những vấn đề sau: Thứ nhất, sự sụt giảm trong lợi nhuận của công ty từ năm 2011 đến năm 2012, từ năm 2010 đến năm 2011 lợi nhuận có tăng nhưng cũng không đáng kể. Cụ thể là: trong năm 2010 lợi nhuận sau thuế của công ty là 2.768.949.427 đồng. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty là 2.895.740.922 đồng, tăng 126.791.495 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,58% so với năm 2010. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế của công ty là 1.970.700.115 đồng, giảm 925.040.807 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 31,94% so với năm 2011. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm 798.249.312 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 28,83% so với năm 2010. Điều này cho thấy sự tăng trưởng không ổn định trong lợi nhuận của công ty. Trong thời gian qua nền kinh tế đang gặp phải rất nhiều khó khăn, tình hình lạm phát liên tục gia tăng và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đó là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Còn đối với Công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân, nguyên nhân chủ quan dẫn đến lợi nhuận sụt giảm như trên là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, doanh thu tài chính giảm dần, các khoản chi phí biến động tăng giảm thất thường. Với tình hình như vậy thì việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận là vô cùng quan trọng và cần thiết. Thứ hai, tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu tập trung vào các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng lên một cách nhanh chóng vào năm 2012, hàng tồn kho năm 2011 cũng tăng lên tương đối so với năm 2010, mặc dù đến năm 2012 khoản mục này đã giảm đi nhưng rất ít. Cụ thể là: các khoản phải thu ngắn hạn năm 2010 là 6.371.399.998 SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5 18 đồng, năm 2011 là 6.200.420.360 đồng, giảm 170.979.638 đồng ứng với tỷ lệ giảm là 2,68% so với năm 2010. Năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn tăng 3.158.129.320 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 50,93% so với năm 2011. Hàng tồn kho năm 2010 là 7.139.555.737 đồng, năm 2011 là 8.803.838.322 đồng, tăng 1.664.282.585 đồng hay tỷ lệ tăng là 23,31%. Hàng tồn kho năm 2012 là 8.005.641.627 đồng, giảm nhẹ 798.196.695 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,07%. Các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao đồng nghĩa với việc công ty bị chiếm dụng vốn và việc sử dụng vốn chưa được hiệu quả, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đứng trước tình trạng đó cần phải đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đồng thời việc thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình tài chính sẽ giúp công ty biết được tình hình hiện tại của mình, huy động và tận dụng các nguồn vốn một cách hợp lý, tránh lãng phí mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao. PHẦN 4: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN Đề tài 1: “Nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân” – Bộ môn Tài chính doanh nghiệp. Đề tài 2: “Quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần phát triển Vạn Xuân” – Bộ môn Tài chính doanh nghiệp. SV: Mai Thị Thu Hằng Lớp: K45H5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan