Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần nhựa-bao bì...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần nhựa-bao bì vinh

.PDF
24
125
64

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... iii DANH MỤC SƠ ĐỒ- BẢNG BIỂU ....................................................................... iv I. TỔNG QUAN CÔNG TÁC KÉ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH ........................................................................................................... 1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển: .................................................................. 1 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị...................................................... 2 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị ................................................................ 2 1.4. Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm gần nhất ........ 5 II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH .................................................................... 7 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị ................................................................... 7 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị ............. 7 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán: .............................................................. 9 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế ................................................................. 12 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành phân tích kinh tế: .................... 12 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty cổ phần Nhựa Bao bì Vinh .......................................................................................................................... 13 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa trên số liệu của các báo cáo tài chính..................................................................... 13 III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH ..................................... 17 3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán của đơn vị ............................................. 17 3.1.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 17 3.1.2. Nhược điểm .................................................................................................... 17 3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của đơn vị ........................ 18 3.2.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 18 3.2.2. Nhược điểm .................................................................................................... 18 IV. ĐỊNH HƢỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .............................. 19 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 20 GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh i SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán LỜI MỞ ĐẦU Bốn năm học trong trường Đại học, đó là khoảng thời gian khá dài và đủ để một sinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng và sinh viên đại học chính quy cả nước nói chung có đủ kiến thức về lý luận. Tuy nhiên, một thực tế là những kiến thức đó mang tính lý thuyết nhiều hơn và trong thực tế, để áp dụng nguyên tắc phù hợp, các phần hành tác nghiệp cũng có sự khác biệt so với những gì sinh viên được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, cuối mỗi khóa, sinh viên có một kỳ thực tập tốt nghiệp để tìm hiểu công việc thực tế mà ngành học của mình phải thực hiện và áp dụng những kiến thức được học trên giảng đường vào thực tiễn. Là một sinh viên chuyên ngành Kế toán tài chính doanh nghiệp, khoa Kế Toán – Kiểm Toán, trường Đại học Thương mại, trong quá trình thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần Nhựa-Bao bì Vinh, em cũng có dịp được tiếp xúc một phần với những công việc thực tế về kế toán và nhận thấy, kỳ thực tập quả thật vô cùng ý nghĩa với sinh viên và là bước đệm không thể thiếu để sinh viên chuẩn bị cho mình phần nào kiến thức thực tế và những hình dung ban đầu về công việc của chuyên ngành học sẽ làm sau khi tốt nghiệp. Qua 3 tuần thực tập tổng hợp, em đã tiếp cận được một số hoạt động kinh doanh chung của công ty và dưới sự hướng dẫn của cô Tô Thị Vân Anh và các cán bộ trong công ty em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Tuy nhiên, với lượng kiến thức còn nhiều hạn chế của bản thân, em không thể không mắc phải những sai sót trong bài báo cáo của mình, do vậy, em mong nhận được sự đóng góp của các thầy, các cô để em có thể hoàn thiện bài báo cáo của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn! GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh ii SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán DANH MỤC VIẾT TẮT STT Nghĩa Tiếng Việt Từ viết tắt 1 BTC Bộ Tài Chính 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 DN Doanh nghiệp 4 DT Doanh thu 5 DV Dịch vụ 6 KD Kinh doanh 7 QĐ Quyết định 8 CP Cổ phần 9 TSCĐ Tài sản cố định 10 TSCP Tỷ suất chi phí 11 VNĐ Việt Nam đồng 12 GTGT Giá trị gia tăng 13 VKD Vốn kinh doanh 14 VLĐ Vốn lưu động 15 VCĐ Vốn cố định 16 VCSH Vốn chủ sở hữu 17 HĐQT Hội đồng quản trị 18 PX Phân xưởng GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh iii SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán DANH MỤC SƠ ĐỒ- BẢNG BIỂU Sơ đồ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty 3 Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 7 Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ có sự 8 hỗ trợ của phần mềm kế toán Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần Nhựa –Bao Bì 11 Vinh theo hình thức chứng từ ghi sổ Bảng biểu Biểu Biểu 1.1 Tên biểu Trang Biểu phân tích khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của 5 Công ty cổ phần Nhựa- Bao bì Vinh trong 2 năm 2012 và 2013 Biểu 2.1 Biểu phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng 14 vốn của công ty Cổ phần Nhựa-Bao bì Vinh GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh iv SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán I. TỔNG QUAN CÔNG TÁC KÉ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Tên công ty: Công ty cổ phần Nhựa Bao bì Vinh Tên tiếng anh: Vinh plastic and Bag joint stock Company. Tên viết tắt: VBC Địa chỉ: số 18 đường Phong Định Cảng, Phường Bến Thủy, TP Vinh, Nghệ An. Điện thoại: 038.385.5534 Fax: 038.3856007 Email: [email protected] Mã số thuế: 2900531222 Giấy phép đăng kí kinh doanh: Số 2703000092 do Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Nghệ An cấp lần đầu vào ngày 03/01/2003, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 11/10/2006, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 14/04/2008, thay đổi lần 03 ngày 30/11/2010 và thay đổi lần thứ 4 ngày 27/04/2011. Tài khoản số 0101000000596 tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Vinh.  Chức năng, nhiệm vụ - Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký nhằm mục đích huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. - Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán theo quy định của Nhà nước.  Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất, mua bán bao bì xi măng, bao bì PE, PP và các sản phẩm bằng nhựa. - In bao bì, mua bán vật tư, nguyên liệu, thiết bị sản xuất bao bì. - Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ. - Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy. - Kinh doanh bất động sản. - Sản xuất Platic và cao su tổng hợp.  Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Nhựa Bao Bì Vinh tiền thân là Nhà máy Nhựa Bao Bì thuộc Công ty hợp tác Kinh tế - Quân khu 4, được thành lập theo quyết định số GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 1 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán 1531/QĐ/BQP ngày 31/8/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Sau một thời gian xây dựng và ổn định bộ máy, đầu năm 1997 doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngày 10/10/2002 Bộ Quốc Phòng phê duyệt phương án thí điểm chuyển nhà máy Nhựa Bao bì thuộc Công ty hợp tác kinh tế thành công ty Cổ phần Nhựa Bao bì Vinh theo quyết định số 144/2002/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Doanh nghiệp đi vào hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần ngày 03/01/2003, đây là loại hình doanh nghiệp tiên tiến hiện nay với khả năng huy động vốn lớn. Ngày 21/04/2009, cổ phiếu của công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh (mã giao dịch: VPBC) đã chính thức được mua bán trên SANOTC. Mã chứng khoán của công ty là VBC, mệnh giá là 10.000 đồng, với hình thức đăng ký là ghi sổ. Từ khi thành lập và đi vào sản xuất đến nay doanh nghiệp đã không ngừng phát triển về mọi mặt cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Để không ngừng cải tiến và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng từ tháng 11/2002 Công ty đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000, đến nay đã chuyển sang áp dụng theo ISO 9001-2008. Sản phẩm của công ty đã và đang có mặt trên thị trường tỉnh cũng như toàn quốc. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị Mô hình sản xuất của công ty: Bao gồm 04 phân xưởng với chức năng cụ thể: Phân xưởng 1 (PX sản xuất sợi): Từ nguyên vật liệu chính là hạt nhựa PP và phụ gia, PX 1 sẽ tiến hành cung đoạn kéo sợi làm NVL PX 2 Phân xưởng 2 (PX dệt manh): Từ bán thành phẩm của PX 1 dệt thành manh nhựa Phân xưởng 3 (PX tạo ống, tráng ép, in manh): Từ hạt gián, mảnh PP, giấy Kraft và phụ gia khác thực hiện công đoạn tráng ép. Sau đó sẽ tiến hành cung đoạn in tạo ống và cắt nhiệt, mà từ 2 cung đoạn này sẽ tạo ra các bán thành phẩm khác nhau. Phân xưởng 4 (PX hoàn thiện): Tiến hành may, đóng dấu bao, NVL chủ yếu ở đây là đai may và chi khâu. Thành phẩm chủ yếu là bao xi măng và bao tròn (tráng và không tráng). Thành phẩm được nhập kho và chở giao cho khách hàng. Các phân xưởng hoạt động tập trung tại khu vực sản xuất của công ty. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị  Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 2 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán Hiện tại, văn phòng, nhà xưởng sản xuất và kho bãi đều đặt tại trụ sở của công ty theo Giấy phép đăng ký kinh doanh. Công ty chưa thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con cũng như công ty liên doanh.  Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty: Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng tài chính Phân xưởng 1 Phòng KH-KT Phòng thị trường Phân xưởng 3 Phân xưởng 2 Phòng quản trị, hành chính Phân xưởng 4 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty cổ phần Nhựa Bao Bì Vinh, có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty. Hội đồng quản trị: HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật Việt Nam và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: gồm 03 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có chức năng kiểm tra, giám sát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành sản xuất kinh GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 3 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán doanh trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của cổ đông. Ban giám đốc: gồm Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm, Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước HĐQT về việc tổ chức, quản lý, điều hành doanh nghiệp hàng ngày. Phó giám đốc được giám đốc phân công, ủy nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về công tác kế toán của công ty. - Các phòng ban: + Phòng tài chính: Tổ chức quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ liên quan tới hoạt động kinh tế tài chính trong toàn doanh nghiệp, kiểm tra tính trung thực, đầy đủ, chính xác, hợp lý, hợp lệ của chức từ. Trong đó, bộ phận kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán theo pháp luật; phân tích thông tin, số liệu kế toán cung cấp cho nhà quản trị và cổ đông. + Phòng kế hoạch- kỹ thuật (KH-KT):có nhiệm vụ thực hiện công tác kế hoạch, kỹ thuật về chất lượng sản phẩm, quản lý vật tư, kho hàng, công tác tu sửa máy móc, thiết bị, quản lý hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm, công nghệ. + Phòng thị trường: Nhiệm vụ chính là khai thác tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm cung cấp các thông tin từ khách hàng về quy định, quy cách, mẫu mã, chất lượng sản phẩm; giải quyết các vướng mắc trong quá trình bán hàng, thực hiện các dịch vụ sau bán hàng. + Phòng quản trị hành chính: Có nhiệm vụ thực hiện công tác Đảng, chính trị, pháp chế, công tác xây dựng bộ máy quản lý sản xuất, lao động, công tác văn phòng, hành chính, an toàn vệ sinh, phòng chống cháy nổ. + Các phân xưởng sản xuất: triển khai và tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm. GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 4 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán 1.4. Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm gần nhất Biểu 1.1 Biểu phân tích khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nhựa- Bao bì Vinh trong 2 năm 2012 và 2013 Năm 2012 Chỉ tiêu Năm 2013 So sánh năm 2013/2012 Số tiền 1.Doanh thu thuần bán hàng 556,335,801,103 653,178,570,335 96,842,769,232 Tỉ lệ (%) 17.407 và cung cấp dịch vụ 2.Giá vốn hàng bán 487,444,666,555 577,841,128,244 90,396,461,689 3.Lợi nhuận gộp về bán 18.545 68,891,134,548 75,337,442,091 6,446,307,543 9.357 225,990,881 297,503,608 71,512,727 31.644 hàng và cung cấp dịch vụ 4.Doanh thu hoạt động tài chính 5.Chi phí tài chính 15,383,390,448 14,022,644,405 -1,360,746,043 -8.845 6.Chi phí bán hàng 18,717,985,161 19,941,180,155 1,223,194,994 6.535 9,179,909,971 10,766,249,731 1,586,339,760 17.281 25,835,839,849 30,904,871,408 5,069,031,559 19.620 44,011,990 -1,350,417,787 -96.844 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9.Thu nhập khác 1,394,429,777 10.Chi phí khác 121,940,089 11.Lợi nhuận khác 580,057,192 1,272,489,688 12.Tổng lợi nhuận kế toán 27,108,329,537 458,117,103 (536,045,202) -1,808,534,890 375.69 -142.126 30,368,826,206 3,260,496,669 12.028 6,581,673,175 7,971,075,786 1,389,402,611 21.11 20,526,656,362 22,397,750,420 1,871,094,058 9.115 trước thuế 13.Chi phí thuế TNDN hiện hành 14.Lợi nhuận sau thuế (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012,2013) Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2013 so với năm 2012 tăng 17.407% tương ứng với tăng 96,842,769,232. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 9.357% tương ứng với tăng 6,446,307,543 đồng, thấp hơn tỉ lệ tăng của doanh thu thuần bán GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 5 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán hàng và cung cấp dịch vụ, là do giá vốn năm 2013 tăng 18.545% tương ứng với tăng 90,396,461,689 so với năm trước. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 31.644% tương ứng với tăng 71,512,727 đồng so với năm trước. Trong khi đó chi phí tài chính năm 2013 giảm -8.845% tương ứng giảm 1,360,746,043 đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 6.535% và 17.281% so với năm trước. Từ những ảnh hưởng trên làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 19.620% tương ứng tăng 5,069,031,559 đồng. Thu nhập khác giảm 96.844%, trong khi đó chi phí khác tăng 375.69% làm cho lợi nhuận khác giảm 142.126% so với năm trước. Tổng lợi nhuận kết toán trước thuế năm 2013 tăng 12.028% tương ứng tăng 3,260,496,669 đồng so với năm trước. Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 21.11% tương ứng tăng 1,389,402,611 đồng làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 9.115% tương ứng tăng 1,871,094,058 đồng. GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 6 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị  Tổ chức bộ máy kế toán Doanh nghiệp có quy mô vừa, tổ chức hoạt động tập trung trên cùng địa bàn nên đã lựa chọn loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung nhằm đảm bảo sự chỉ đạo tập trung kịp thời công tác kế toán. Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán vốn bằng tiền Thống kê tổng hợp Thống kê phân xưởng (Nguồn: Phòng tài chính kế toán)  Giới thiệu các bộ phận kế toán trong công ty Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ công tác chuyên môn kế toán, kịp thời nắm bắt mọi tình hình và báo cáo, tham mưu cho Ban giám đốc, trực tiếp kiểm tra chứng từ trước khi lưu trữ; kiểm tra hạch toán ở các bộ phận, xác định kết quả tài chính, lập báo cáo kế toán định kỳ theo quy định. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp, theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc hạch toán xác định giá thành sản phẩm, xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Kế toán vật tư: Theo dõi, phản ánh nghiệp vụ liên quan đế xuất nhập vật tư hàng ngày, tình hình tăng giảm TSCĐ. Ngoài ra còn vào sổ chi tiết theo dõi công nợ phải trả người bán. GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 7 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán Kế toán vốn bằng tiền: Lập phiếu thu, phiếu chi; theo dõi số dư nợ, dư có tài khoản tiền gửi ngân hàng, tính lãi phải trả, theo dõi việc thanh toán hợp đồng vay vốn. Thống kê tổng hợp: Theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản khác cho cán bộ, công nhân viên công ty, Thống kê tổng hợp kiêm thủ quỹ. Thống kê phân xưởng: Lập số liệu kế toán thống kê để đánh giá đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ.  Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần Nhựa Bao bì Vinh Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán DN theo QĐ15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006. Doanh nghiệp áp dụng toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn. Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ). Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng. Hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Phần mềm kế toán Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Máy tính Sổ kế toán: -Sổ chi tiết -Sổ tổng hợp Báo cáo tài chính (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày: Máy tự động kết chuyển: Đối chiếu, kiểm tra: GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 8 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán 2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán:  Tổ chức hạch toán ban đầu: * Các loại chứng từ mà DN sử dụng: - Công ty Cổ phần Nhựa Bao bì Vinh sử dụng hệ thống chứng từ theo quyết định số 15/2006 của BTC và một số chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác. - Tùy theo nội dung phần hành kế toán các chứng từ công ty sử dụng thuộc hệ thống chứng từ bắt buộc hoặc hệ thống chứng từ hướng dẫn ví dụ như: phiếu thu, phiếu chi, giấy tạm ứng, hóa đơn GTGT, giấy báo nợ, giấy báo có, bảng sao kê của Ngân hàng, phiếu kế toán, bảng kê lương và các khoản trích theo lương, bảng tính khấu hao tài sản cố định… - Ngoài các chứng từ do BTC ban hành, công ty còn sử dụng một số mẫu chứng từ tự thiết kế như: Giấy đề nghị, bản đối chiếu, hợp đồng kinh tế… * Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty Cổ phần Nhựa-Bao bì gồm các bước sau: + Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ; + Kiểm tra chứng từ kế toán ; + Ghi sổ kế toán; + Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. * Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán: việc kiểm tra chứng từ được công ty tiến hành nghiêm túc và hiệu quả, tuân thủ theo các quy định kế toán về trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.  Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Công ty cổ phần Nhựa Bao bì Vinh vận dụng danh mục tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của BTC bao gồm: các tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng. Hệ thống tài khoản kế toán mà Công ty sử dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC. Các tài khoản cấp 1 chủ yếu mà Công ty sử dụng là TK 111, 112, 131 (chi tiết cho từng khách hàng), 138, 141, 152, 153, 154, 155, 211,214, 212, 229, 311, 315, 331(chi tiết cho từng nhà cung cấp), 333, 334, 335, 341, 411, 431, 511, 515, 521, 632, 635, 642, 711, 811, 821, 911, 007,.... Hệ thống tài khoản cấp 2 được thiết kế phù hợp với quy mô và đặc GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 9 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán điểm hoạt động kinh doanh của công ty trên cơ sở tài khoản cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích để thuận tiện cho hoạt động quản lý và hạch toán. Hệ thống tài khoản cấp 3 được thiết kế rất linh hoạt và sáng tạo. Tài khoản cấp 3 được ra đời trên cơ sở tải khoản cấp 2. Ví dụ: TK155: Thành phẩm chi tiết cho từng thành phẩm: + TK1551: Bao xi măng Chinfon + TK1552: Bao xi măng Vina TK131: phải thu khách hàng chi tiết cho từng khách hàng: + TK 1311: Phải thu Công ty xi măng Chinfon + TK1312: Phải thu công ty xi măng Nghi Sơn…  Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Công ty Cổ phần Nhựa Bao bì Vinh, Doanh nghiệp sử dụng hình thức ghi sổ theo “Chứng từ ghi sổ.” Đặc điểm của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ tại Công ty Cổ phần NhựaBao bì Vinh: - Tách rời trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái. - Lập chứng từ ghi sổ trên cơ sở chứng từ gốc để làm thủ tục ghi sổ kế toán tổng hợp. - Việc ghi chép kế toán tổng hợp và ghi chép kế toán tách rời nhau, ghi theo hai đường khác nhau vào hai loại sổ kế toán là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Căn cứ để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ, còn căn cứ để ghi sổ kế toán chi tiết là các chứng từ gốc đính kèm theo các chứng từ ghi sổ đã lập. - Cuối tháng lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ Cái. GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 10 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán Sơ đồ2.3: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần Nhựa –Bao Bì Vinh theo hình thức chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: - Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 11 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán - Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên sổ Cái, căn cứ sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo Tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.  Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính: - Thời điểm lập BCTC: doanh nghiệp lập báo cáo tài chính định kỳ theo quý theo năm. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 cùng năm. Các BCTC năm được kế toán trưởng công ty nộp chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp tại Cục thuế thành phố Vinh. Hệ thống các BCTC của công ty được trình bày bằng Đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chế độ, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành có liên quan tại Việt Nam. Công ty lập BCTC ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC, bao gồm: + Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN + Báo cáo kết quả hoạt động KD Mẫu số B02-DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN + Thuyết minh BCTC Mẫu số B09-DN 2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế 2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành phân tích kinh tế: - Bộ phận thực hiện công tác phân tích kinh tế: phòng kế toán tiến hành thu thập dữ liệu, sau đó tính toán, phân tích rồi gửi lên ban Giám đốc. GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 12 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán - Thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế: cuối kỳ kế toán dựa vào số liệu trên báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác để tính toán, phân tích các chỉ tiêu nhằm định hướng kinh doanh cho công ty ở các kỳ sau. 2.2.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty cổ phần Nhựa-Bao bì Vinh  Phân tích chỉ tiêu doanh thu:  Phân tích DT bán hàng và cung cấp dịch vụ theo tổng mức và kết cấu  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến DT bán hàng và cung cấp dịch vụ Công ty sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn kết hợp dùng mẫu biểu để phân tích ảnh hưởng nhân tố số lượng lao động và năng suất lao động bình quân 1 người trong kỳ tới sự biến động của DT. Phân tích chỉ tiêu chi phí kinh doanh:  Phân tích chung chi phí kinh doanh: Để đánh giá tổng quát tình hình biến động của các chỉ tiêu chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với DT nhằm thấy được việc thực hiện chi phí kinh doanh của toàn DN từ đó đánh giá tình hình sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh có hiệu quả không, kế toán dùng các chỉ tiêu: TSCP là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong một thời kỳ nhất định, cho biết với 1 đồng chi phí bỏ ra, DN thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Mức độ tăng giảm để đánh giá đơn vị có quản lý tốt chi phí hay không qua việc so sánh TSCP giữa kỳ báo cáo với kỳ trước.  Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận:  Phân tích chung lợi nhuận kinh doanh  Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được công ty tính toán thông qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bình quân (công ty không tính toán hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động).Với VKDBQ =(VKDĐK + VKDCK ) / 2 2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa trên số liệu của các báo cáo tài chính GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 13 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán Biểu 2.1: Biểu phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần Nhựa-Bao bì Vinh Chỉ tiêu 1.Doanh thu thuần bán hàng hàng và cung cấp dịch vụ 2.Lợi nhuận hoạt động kinh doanh trước thuế 3.Vốn kinh doanh bình quân 4.Vốn lưu động bình quân 5.Vốn cố định bình quân 6.Vốn chủ sở hữu bình quân 7.Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân 8.Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân 9.Hệ số doanh thu trên vốn lưu động bình quân 10.Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân 11.Hệ số doanh thu trên vốn cố định bình quân 12.Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định bình quân 13.Hệ số doanh thu trên vốn chủ sở hữu bình quân 14.Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân Năm 2012 Năm 2013 So sánh Số tiền 556,335,801,103 653,178,570,335 96,842,769,232 Tỉ lệ (%) 17.407 27,108,329,537 30,368,826,206 3,260,496,669 12.028 216,230,399,285 272,929,134,922 56,698,735,637 26.22 165,180,297,840.5 217,706,215,388 52,525,917,547 31.80 51,050,101,444.5 55,222,919,534 4,172,818,089.5 8.17 76,304,568,922.5 13,041,042,904.5 20.61 63,263,526,018 2.573 2.393 -0.18 × 0.125 0.111 -0.014 × 3.368 3.000 -0.368 × 0.164 0.139 -0.025 × 10.898 11.828 0.930 × 0.531 0.550 0.019 × 8.794 8.560 -0.234 × 0.428 0.398 -0.031 × (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2013) GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 14 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán Trong đó: Vốn kinh doanh bình quân: VKD 2012  ĐN  CN 189,449,312,688  243,011,485,882   216,230,399,285 2 2 VKD 2013  ĐN  CN 243,011,485,882  302,846,783,962   272,929,134,922 2 2 Vốn lưu động bình quân: VLĐ ĐN  CN 136,751,580,245  193,609,015,436   165,180,297,840.5 2 2  2012 VLĐ 2013  ĐN  CN 193,609,015,436  241,803,415,340   217,706,215,388 2 2 Vốn cố định bình quân: VCĐ 2012  ĐN  CN 52,697,732,443  49,402,470,446   51,050,101,444.5 2 2 VCĐ 2013  ĐN  CN 49,402,470,446  61,043,368,622   55,222,919,534 2 2 Vốn chủ sử hữu bình quân: VCSH 2012  ĐN  CN 56,487,460,932  70,039,591,104   63,263,526,018 2 2 VCSH 2013  ĐN  CN 70,039,591,104  82,569,546,741   76,304,568,922.5 2 2 Theo bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng 96,842,769,232 đồng tương ứng với tăng 17.407%. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 3,260,496,669 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 12.028%. Từ những số liệu của bảng phân tích ta có thể thấy được hiệu quả sử dụng vốn của năm 2013 so với năm trước là giảm. Cụ thể hệ số doanh thu trên tổng vốn kinh doanh bình quân giảm 0.18 lần, hệ số lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh bình quân giảm 0.014 lần. Có nghĩa là số đồng doanh thu và lợi nhuận tạo ra từ một đồng vốn kinh doanh giảm lần lượt là 0.18 và 0.014 lần so với năm 2012. Doanh nghiệp quản lý và sử dụng chưa tốt nguồn vốn của mình. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2013 giảm so với năm trước.cụ thể: Hệ số doanh thu trên vốn lưu động bình quân giảm 0.368 lần, hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân giảm 0.025 lần. Có nghĩa là số đồng doanh thu và lợi GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 15 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Kế toán- Kiểm toán nhuận tạo ra từ một đồng vốn lưu động bình quân lần lượt giảm là 0.368 và 0.025 lần so với năm trước. Doanh nghiệp quản lý và sử dụng chưa tốt vốn lưu động của mình. Hiệu quả sử dụng vốn cố định bình quân của doanh nghiệp tăng so với năm trước, cụ thể: Hệ số doanh thu trên vốn cố định bình quân tăng 0.93 lần, hệ số lợi nhuận trên vốn cố định bình quân tăng 0.019 lần. Có nghĩa là số đồng doanh thu và lợi nhuận được tạo ra từ một đồng vốn cố định tăng lần lượt là 0.93 lần và 0.019 lần so với năm trước. Doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn cố định tốt. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm so với năm trước. Cụ thể: Hệ số doanh thu trên vốn chủ sở hữu giảm 0,234 lần, Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm 0.0316 lần. Có nghĩa là số đồng doanh thu tạo ra từ một đồng vốn chủ sử hữu giảm 0.234 và lợi nhuận tạo ra tăng 0.031 lần so với năm trước. Doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu chưa tốt. GVHD: ThS. Tô Thị Vân Anh 16 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan