Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần cơ khí xây ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng và thương mại tân việt

.DOC
14
121
89

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÂN VIỆT 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng và Thương Mại Tân Việt là đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân. Giấy phép thành lập công ty số 2300330210 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 22/4 /2008, đăng kí thay đổi lần 4 ngày 26/ 10/2012. - Địa chỉ: Đường 38 Phố Ba Huyện Xã Khắc Niệm Thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh. - Mã số thuế: 2300330210 Quy mô Công ty: Vốn điều lệ: 7.000.000.000VNĐ Nghành nghề kinh doanh chính của Công ty: - Sản xuất, mua bán, gia công, lắp đặt khung nhôm, nhựa kính. - Sản xuất, mua bán, gia công, lắp đặt tấm nhôm hợp kim Composite. - Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, hàng cơ, kim khí, trang thiết bị nội, ngoại thất. - Xây dựng, sửa chữa các công trình dân dụng. - Trang trí nội ngoại thất công trình. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng và Thương Mại Tân Việt được thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2008, tiền thân là xưởng sản xuất và gia công cơ kim khí, thi công nội thất nhôm kính cao cấp hoạt động từ năm 2008 và hiện nay là nhà phân phối nhôm thanh định hình cho các nhà máy nhôm tại Việt Nam như : Nhôm Đông Á… Công ty đã và đang không ngừng phát triển quy mô công ty và ngày càng tạo nhiều việc làm hơn cho lao động địa phương. Công ty luôn chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên và nâng cao vị thế tên tuổi của mình trên thị trường. SVTH: Đào Thị Huệ 1 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty cổ phần cơ khí xây dựng và thương mại Tân Việt hoạt động đa ngành vừa hoạt động trong lĩnh vực xây dựng vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại: Hoạt động chính là kinh doanh, sản xuất, lắp đặt, sản phẩm nhôm kính và cơ khí, thi công xây dựng công trình. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Công ty CP cơ khí Xây Dựng và Thương mại Tân Việt thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng và tổ chức quản lý theo mô hình chức năng. Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm Ban giám đốc, các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (xem Phụ lục số 01) Ban giám đốc : Gồm có 01 Tổng Giám đốc và 02 Giám đốc Tổng giám đốc: là người chỉ huy cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động của công ty, quyết định về phương hướng sản xuất, công nghệ, phương thức kinh doanh, tổ chức hạch toán công tác đối ngoại và có hiệu quả sử dụng vốn. Giám đốc: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực mình phụ trách và chỉ đạo các bộ phận được giám đốc uỷ quyền. Các phòng ban chức năng: - Phòng Kinh Doanh: Tham mưu cho Giám đốc phương án mở rộng sản xuất kinh doanh, mua bán cấp phát vật tư cho sản xuất, tiến hành các hoạt động nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng để xác định chiến lược kinh doanh từng giai đoạn, đồng thời triển khai hoạt động kinh doanh của Công ty với mục tiêu an toàn, bền vững và hiệu quả. - Phòng Dự án : Tham mưu cho Giám đốc phương án mở rộng đầu tư xây dựng, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng ngắn hạn, xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn. SVTH: Đào Thị Huệ 2 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại - Phòng Kế toán : Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính kê toán trong Công ty, phân tích hoạt động tài chính của Công ty hàng năm hoặc từng thời điểm, cấp phát tiền lương theo con số thống kê. - Phòng Vật tư: Tham mưu cho giám đốc về công tác liên quan đến vật tư, tổ chức chỉ đạo khai thác , mua bán, sử dụng, quản lý vật tư, thiết bị, hàng hóa… - Phòng Thiết kế - Kỹ thuật : Tham mưu cho giám đốc về công tác kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Đề xuất phương án chiến lược nghiên cứu sản xuất cho Công ty, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất… - Phòng Hành chính – nhân sự : Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách, thanh tra pháp chế, đào tạo nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên, tham mưu về công tác hành chính, quản trị, thi đua khen thưởng. 1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm gần nhất Biểu 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đơn vị: VNĐ So sánh Chỉ tiêu 17,140,407,9592,081,3 10,432 13.821. Doanh thu BH vµ CCDV 3. Gi¸ vèn hµng b¸n 15,059,097,527 2 Doanh thu thuÇn vÒ BH và CCDV 4. Lîi nhuËn gép 5. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 6. Chi phÝ tµi chÝnh - Trong ®ã: Chi phÝ l·i vay 638,492,819-100,727,72013.637. Chi phÝ qu¶n lý kinh doanh 9. Lîi nhuËn sau thuÕ TNDN739,220,539 8. LN thuÇn tõ HĐKD 2010 2011 Tỷ lệ(%) Số tiền 15,059,097,527 17,140,407,959 2,081,310,432 13.82 13,002,872,405 2,056,225,122 15,591,632,142 1,548,775,817 2,588,759,737 -507,449,305 19.91 -24.68 20,170,632 171,450,372 171,450,372 19,650,447 170,958,889 170,958,889 -520,185 -491,483 -491,483 -2.58 -0.29 -0.29 1,165,724,843 758,974,556 -460,750,287 -34.89 554,415,404 477,209,171 -77,206,234 -13.93 Nguồn số liệu: Báo cáo KQKD năm 2010 và 2011 SVTH: Đào Thị Huệ 3 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại Nhìn vào bảng số liệu phân tích trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Tân Việt năm 2011 kém hơn so với năm 2010. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng 2,081,310,432 VNĐ, tương đương với tỷ lệ tăng là 13.82% so với năm 2010. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 2,588,759,737VNĐ so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 19.91%. Điều này làm cho LN gôp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 24,68%, tương đương giảm 507,449,305VNĐ. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 giảm 520,185VND, tương ứng giảm 2.58%. Chi phí tài chính năm 2011 giảm 491,483 VND tương ứng giảm 0.29%. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 giảm 460,750,287 VND so với năm 2010 tương ứng giảm 34.89%. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 giảm 100,727,720 VND, tương ứng giảm 13.63%. LN kế toán sau thuế TNDN của công ty giảm 77,206,234 VNĐ, tương đương giảm 13.93 % so với năm 2009. Như vậy, có thể nói năm 2011 do tình hình kinh tế khó khăn chung đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty Tân Việt. Tuy công ty Tân Việt vẫn hoạt động có lãi nhưng giảm sút so với năm 2010 chủ yếu do công ty quản lý chưa tốt giá vốn hàng bán( khoản mục chi phí lớn của công ty). Bên cạnh đó thì Tân Việt đã quản lý khá tốt chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Công ty cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô, tăng doanh thu và lợi nhuận đồng thời quản lý chi phí tốt hơn. SVTH: Đào Thị Huệ 4 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÂN VIỆT. 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty. 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty  Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tại văn phòng công ty nhằm thích ứng với hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời tận dụng tốt chức năng đội ngũ bộ máy kế toán đảm bảo thông tin nhanh gọn, chính xác và kịp thời. Bộ máy kế toán hạch toán độc lập, lập báo cáo tài chính để biết được kết quả kinh doanh trong mỗi quý, mỗi năm tài chính của Công ty, đồng thời lập tờ khai thuế nộp cho chi cục thuế để làm nhiệm vụ nộp thuế. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty (xem Phụ lục số 02) Bộ máy kết toán của công ty cổ phần cơ khí xây dựng và thương mại Tân Việt như sau: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung, có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác của nhân viên kế toán, trực tiếp cung cấp thông tin cho giám đốc và chịu trách nhiệm về những thông tin đó. Là người đầu tiên nắm bắt các chế độ thông tư về chế độ kế toán của bộ tài chính, phổ biến, thảo luận và chỉ đạo cho nhân viên trong phòng nắm bắt và thực hiện. - Kế toán doanh thu + kế toán chi phí: Hạch toán các khoản doanh thu từ các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty, các khoản chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh Công ty. - Kế toán tiền: Theo dõi ,quản lý tiền mặt, tiền gửi theo tình hình thu, chi của Công ty. - Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu thu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi. Sau đó tổng hợp, đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan. - Kế toán Công nợ : Chịu trách nhiệm mở sổ sách theo dõi các khoản thanh toán với người bán, người mua và thanh quyết toán. Theo dõi công nợ phải thu và phải trả. Đối chiếu công nợ với các đơn vị, khách hàng. Có trách nhiệm báo cáo công nợ, đôn đốc các đối tác thanh toán công nợ. SVTH: Đào Thị Huệ 5 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại - Kế toán Thuế : Hạch toán kê khai hóa đơn đúng kì, nộp thuế đúng thời hạn cho ngân sách Nhà nước.Cập nhập thông tin thay đổi kịp thời. Báo cáo các khoản thuế với Giám đốc và người phụ trách. Ngoài các phần hành kế toán chủ yếu trên, các nhân viên kế toán còn phải đảm nhận các phần hành kế toán khác, do lượng nhân viên kế toán còn ít.  Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty - Công ty áp dụng và tuân theo Quyết định số 48 /2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Kỳ kế toán năm của Công ty được quy định là 12 tháng, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 của năm dương lịch. - Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (kí hiệu:VNĐ) - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá và hao mòn lũy kế, khấu hao được tính theo phương pháp tuyến tính. Tỷ lệ khấu hao phù hợp với Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá nguyên vật liệu tồn kho; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Kế toán chi tiết hàng tồn kho: Theo phương pháp thẻ song song. SVTH: Đào Thị Huệ 6 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán - Tổ chức hạch toán ban đầu Về cơ bản tuân thủ chế độ hạch toán ban đầu theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính. Để quản lý việc mua bán diễn ra trong quá trình kinh doanh thì Công ty sử dụng các nhóm chứng từ sau: + Nhóm chứng từ về tiền lương gồm: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. + Nhóm chứng từ về hàng tồn kho gồm: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa. - Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính (xem phụ lục 03) - Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Công ty sử dụng hệ thống sổ theo quyết định 48: (xem phụ lục 03). - Tổ chức hệ thống BCTC: Hệ thống báo cáo tài chính công ty được mở theo đúng mẫu quy định của Nhà nước ban hành gồm: + Bảng cân đối kế toán : mẫu số B01 – DNN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: mẫu B02 –DNN + Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu B09 – DNN 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế Hiện nay, Công ty có tiến hành phân tích kinh tế tuy nhiên không có bộ phận riêng mà do Kế toán trưởng tiến hành phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng thanh toán của Công ty. Và Công ty thường tiến hành phân tích kinh tế vào cuối kỳ kế toán, khi đã lên các số liệu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính. 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại Công ty SVTH: Đào Thị Huệ 7 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại Dựa vào bảng cân đối kế toán, nhân viên phân tích tiến hành tiến hành tính toán các chỉ tiêu phân tích (xem phụ luc) Biểu 2.3: Phân tích khả năng thanh toán của công ty Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn H/S thanh toán nhanh H/S thanh toán hiện 2010 8,668,623,887 4,908,212,393 4,470,973,113 1.10 2011 7,923,880,177 4,468,331,446 4,784,020,154 0.93 So sánh Chênh lệch (744,743,710) (439,880,947) 313,047,041 (0.16) thời 1.94 1.66 (0.28) Tỷ lệ(%) -8.59 -8.96 7.00 -14.92 -14.57 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán năm 2010 và năm 2011 Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy Hệ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2011 đạt 0.93 giảm 0.16 tương ứng giảm 14.92% so với năm 2010. Hệ số thanh toán hiện thời giảm 0.28 tương ứng giảm 14.57% so với năm 2010. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2011 giảm so với năm 2010 tuy nhiên cả 2 năm Công ty vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình. Khả năng thanh toán hiện thời của Công ty qua 2 năm đều có thể đáp ứng được khả năng thanh toán nợ, tuy nhiên, Công ty nên có biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tránh tình trạng tiếp tục giảm khả năng thanh toán. 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán Tài liệu sử dụng là những số liệu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của C ông ty trong năm 2010 và năm 2011. Để tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, Công ty xem xét các chỉ tiêu sau: Biểu 2.4: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị: VNĐ SVTH: Đào Thị Huệ 8 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại So sánh Chỉ tiêu Tổng DTT Tổng tài sản Nguồn vốn CSH Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LNST/DTT (%) Tỷ suất LNST/TTS (%) Tỷ suất NST/NVCSH (%) 2010 15,059,097,527 14,061,672,803 7,230,560,000 554,415,404 2011 17,140,407,959 14,857,264,347 7,210,680,000 477,209,171 Chênh lệch 2,081,310,432 795,591,544 -19,880,000 -77,206,234 Tỷ lệ(%) 13.82 5.66 -0.27 -13.93 3.68 2.78 -0.90 -24.38 3.94 3.21 -0.73 -18.53 7.67 6.62 -1.05 -13.69 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và BCKQKD năm 2010, 2011 Nhận xét: Qua số liệu phân tích của Công ty thấy được trong năm 2011, mức tăng doanh thu thuần là rất lớn song các tỷ suất phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh lại giảm đi. Tỷ suất LNST/DTT năm 2011 đạt 2.78%, giảm 0.9% so với năm 2010. Tỷ suất LNST/TTS năm 2011 chỉ đạt 3.21% giảm 0.73% so với năm 2010. Tỷ suất LNST/VCSH giảm 1.05% so với năm 2010 cho thấy năm 2011 hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty kém hơn năm 2010, tuy có sự tăng trưởng của doanh thu thuần song do quản lý chi phí chưa tốt nên mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh giảm đi, do đó, công ty cần có sự sắp xếp , phân bổ và quản lý sử dụng vốn, tài sản một cách hợp lý và hiệu quả hơn. 2.3. Tổ chức công tác tài chính * Công tác kế hoạch hóa tài chính Vào cuối mỗi năm, Công ty đều tiến hành lập kế hoạch thực hiện doanh thu, lợi nhuận cho năm tới, cũng như lên kế hoạch cho công tác huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công tác kế hoạch hóa tài chính chưa được tiến hành chuyên sâu, chủ yếu các kế hoạch tài chính đề ra dựa trên tình hình thực hiện và nhu cầu về vốn, nguồn lực trong năm hiện tại của Công ty. * Công tác huy động vốn Công ty huy động vốn từ các nguồn sau  Từ vốn góp của chủ sở hữu: các cổ đông  Từ vốn vay và chiếm dụng của đơn vị cá nhân khác SVTH: Đào Thị Huệ 9 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại Bổ sung từ lợi nhuận sau thuế  Công tác huy động vốn luôn được đặt song song với quá trình hoạt động kinh, vạch kế hoạch huy động vốn, nguồn huy động trước khi tiến hành một giai đoạn kinh doanh mới của Công ty. Tình hình huy động vốn của Công ty được phản ánh qua sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn, tài sản trong năm 2010 và 2011 như sau: Bảng 2.5 : Tóm tắt tình hình huy động vốn của Công ty năm 2010-2011 Đơn vị tính: VNĐ 6,831,112,803 Chênh lệch Số tiền -815,471,544 Tỉ lệ % -10.66 700,000,000 850,000,000 150,000,000 21.43 Nợ dài hạn 3,175,611,234 2,047,092,649 -1,128,518,585 -55.13 B.Vốn chủ sở hữu 7,210,680,000 7,230,560,000 19,880,000 0.28 TỔNG NGUỒN VỐN 14,857,264,347 14,061,672,803 -795,591,544 -5.35 0.51 0.49 0.49 0.51 NGUỒN VỐN Số năm 2010 Số năm 2011 A.Nợ phải trả 7,646,584,347 Trong đó: Vay ngắn hạn Nợ phải trả / Tổng VKD (%) VCSH/Tổng VKD(%) -0.03 0.03 Nguồn: Bảng cân đối kế toán - Báo cáo tài chính năm 2010-2011 của Công ty Dựa vào bảng 2.4 ta thấy: Năm 2010, Công ty có cơ cấu vốn là 51 % nợ phải trả ngắn hạn, 49% vốn chủ sở hữu. Điều này chứng minh Công ty tự chủ về tài chính khá tốt trong năm 2010. Năm 2011, Công ty có cơ cấu vốn là 41% nợ phải trả ngắn hạn, 59% vốn chủ sở hữu. Như vậy, cơ cấu nguốn vốn của Công ty không mấy biến động trong 2 năm 2010 và 2011 và tỷ trọng Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu xấp xỉ nhau.Nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu của công ty năm 2011 giảm so với năm 2010 cho thấy năm 2011 công ty kinh doanh chưa tốt làm thu hẹp quy mô Công ty cần nghiên cứu giải pháp khắc phục. Nhìn chung, Công ty đã tự chủ được về tài chính, giảm chi phí sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. * Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản. SVTH: Đào Thị Huệ 10 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại Công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty: Có biện pháp thu hồi vốn bằng biện pháp khấu hao - trích một phần giá trị hao mòn của TSCĐ. Tiền trích lại đó hình thành nên quỹ khấu hao. Việc quản lý vốn cố định luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp - Quản lý cả về mặt giá trị (quản lý quỹ khấu hao) và mặt hiện vật (quản lý theo những tiêu thức khác nhau) TSCĐ của doanh nghiệp. Công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động: tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao. Xác định các chỉ tiêu nộp Ngân sách và quản lý công nợ năm 2011 Biểu 2.6 Các chỉ tiêu phải nộp ngân sách nhà nước của Công ty Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Thuế Số phải nộp Số đã nộp Còn phải nộp 1 Thuế GTGT 22,730,249 22,730,249 0 2 Thuế thu nhập cá nhân 6,521,163 6,521,163 0 3 Thuế TNDN 160,052,246 160,052,246 0 4 Thuế môn bài 2,000,000 2,000,000 0 Trong năm 2011 Công ty đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế đối với NSNN. + Đối với công nợ phải trả: Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết. Thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời không để phát sinh các khoản nợ quá hạn. + Quản lý các khoản nợ phải thu: Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ, thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ. 2.4. Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế và tài chính của Công ty. - Đánh giá khái quát về công tác kế toán của Công ty SVTH: Đào Thị Huệ 11 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại + Ưu điểm * Tân Việt đã tổ chức công tác kế toán áp dụng theo đúng chế độ kế toán hiện hành và tuân thủ theo đúng các quy định, chuẩn mực kế toán theo quyết định của Nhà nước. Điều này đã thể hiện thông qua các ưu điểm sau:  Cách thức hạch toán theo đúng chế độ kế toán, ghi chép rõ ràng, dễ hiểu, khoa học.  Hệ thống sổ sách phù hợp theo đúng mẫu quy định và đáp ứng nhu cầu quản lý của Công ty, các sổ sách đảm bảo quan hệ đối chiếu.  Quy trình lưu trữ tài liệu đảm bảo thời gian lưu trữ theo quy định, bảo mật và khoa học, dễ dàng truy cập khi cần thiết. * Công ty sử dụng hệ thống kế toán máy Misa vào việc hạch toán kế toán đã tạo sự thống nhất và chuyên môn hóa công tác kế toán, giảm bớt được khối lượng ghi chép, tính toán sổ sách, giảm khối lượng công việc của kế toán viên, từ đó giảm được chi phí cũng như tăng hiệu quả của công tác kế toán. * Đồng thời, Công ty cũng đã thực hiện kê khai và hạch toán thuế đầy đủ cho Ngân sách Nhà nước và thực hiện tốt các nghĩa vụ về hành chính khác đối với nhà nước. + Hạn chế * Cơ cấu phòng kế toán của Công ty còn đơn giản. Cán bộ kế toán được bố trí chưa phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người do vậy chưa tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm của nhân viên đối với công việc được giao. Chính vì thế mà việc hạch toán nội bộ đạt hiệu quả không cao, chưa góp phần rõ rệt vào công tác quản lý của Công ty cũng như chưa phát huy được hết tiềm lực vốn có của Công ty. * Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa kế toán doanh thu và kế toán chi phí khi Phụ trách kế toán 2 mảng lớn của công ty. Điều này có thể dẫn đến một số nguy cơ về gian lận và sai sót về số liệu cũng như tài chính là rất lớn. Công ty cần có biện pháp để khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, Bộ máy kế toán làm việc còn bị gián đoạn do một số kế toán viên kiêm luôn xử lý việc của nhân viên văn văn phòng… SVTH: Đào Thị Huệ 12 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại * Hàng tồn kho quá nhiều nhưng Công ty không lập dự phòng cho hàng tồn kho. Công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho chưa tốt, lãng phí chi phí dự trữ, bảo quản. Công nợ của khách hàng khá nhiều và có nhiều khoản nợ quá hạn và không có khả năng thu hồi nhưng Công ty không lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi - Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của đơn vị + Ưu điểm Mặc dù Công ty chưa có bộ phận phân tích kinh tế riêng biệt nhưng đã có quan tâm đến một số chỉ tiêu cơ bản của phân tích kinh tế dựa trên cơ sở số liệu của kế toán như cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán hiện thời. + Hạn chế * Công ty chưa có bộ phận phân tích riêng, chưa có sự chú trọng, quan tâm đúng mức tới công tác phân tích kinh tế. Kế toán chỉ tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản khi có sự yêu cầu của ban giám đốc. * Do công việc phân tích kinh tế tại công ty là do kế toán viên thực hiện và tính toán nên hạn chế về năng lực chuyên môn phân tích. Vậy nên hiệu quả của các thông tin có được việc phân tích đối với việc ra quyết định của các nhà quản lý chưa cao, chưa thể hiện rõ rệt. * Công ty cần quan tâm hơn đến công tác phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Đặc biệt là công tác phân tích doanh thu rất quan trọng đối với việc ra quyết định quản lý nhưng chưa được chú trọng. SVTH: Đào Thị Huệ 13 Lớp: 42dk10 Báo cáo thực tập tổng hợp Đại Học Thương Mại - Đánh giá khái quát về công tác tài chính của Công ty + Ưu điểm * Công tác huy động vốn đã được ban lãnh đạo quan tâm chú trọng thể hiện trong điều lệ, các chính sách kinh doanh, hợp tác của Công ty. * Công ty đã có kế hoạch trong việc hạch toán, sử dụng tài chính một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn trong từng thời kỳ cụ thể, đặc biệt là tài sản ngắn hạn. + Hạn chế * Công ty chưa có kế hoạch cụ thể về quản lý và sử dụng hàng tồn kho trong từng giai đoạn, nhập vật tư một cách ước chừng không có số liệu tính toán cụ thể dẫn tới việc mua nhiều nhưng sử dụng ít, gây ứ đọng vốn. * Công tác quản lý và sử dụng vốn bằng tiền của công ty chưa thực sự hiệu quả, phân bổ tài chính chưa hợp lý. Cần có biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cũng như công tác quản lý và thu hồi công nợ của công ty nhằm tránh tình trạng thất thoát, ứ đọng về vốn, giảm vòng quay vốn lưu động cũng như việc bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng về vốn. SVTH: Đào Thị Huệ 14 Lớp: 42dk10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan