Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Báo cáo thực tập-thực trạng thị trường trái phiếu việt nam...

Tài liệu Báo cáo thực tập-thực trạng thị trường trái phiếu việt nam

.PDF
24
229
73

Mô tả:

1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY o QT hình thành và phát triển TT Trái phiếu VN o Tổng quan và cơ cấu thị trường Trái phiếu VN o Thực trạng Thị trường Trái phiếu Việt Nam o Một số giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu qủa cho thị trường Trái phiếu Việt Nam 3. I - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH Tháng 3/1991, Bộ Tài chính quyết định phát hành các loại tín phiếu và trái phiếu kho bạc để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời của thị trường Trái phiếu Chính phủ. o Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, thị trường trái phiếu DN bắt đầu manh nha hình thành. o Tuy nhiên, phải đến năm 1996, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới có những bước đột phá mới, khởi đầu bằng việc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) huy động được 5 triệu USD. o 4. I - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Giai đoạn 1991 – 1994 : o Phát hành trực tiếp qua hệ thống kho bạc nhà nước dưới các hình thức : tín phiếu KB ngắn hạn 3-6 tháng; Trái phiếu KB trung hạn 1-3 năm.  Nguồn vốn huy động từ các tín phiếu, trái phiếu chủ yếu được sử dụng để bù đắp bội chi NSNN.  5. I - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN (tt) Giai đoạn 1995 – 1999 : o Thị trường trái phiếu CP có một bước phát triển đáng kể nhờ sự ra đời thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc qua sở giao dịch NHNN với các thành viên tham gia là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng  Tuy nhiên trong giai đoạn này, lãi suất trúng thầu luôn thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM. Việc tham gia đấu thầu trái phiếu chỉ là một giải pháp linh động của các NH khi ứ đọng vốn  6. I - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN (tt) o Giai đoạn từ 2000 – 2006 : Thị trường trái phiếu CP đã bước sang một thời kỳ phát triển mạnh mẽ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 01/2000/CP đổi mới cơ chế phát hành trái phiếu Chính phủ  Theo đó các hình thức phát hành trái phiếu mới đã bắt đầu vận hành: đấu thầu qua TT GDCK (TT GDCK TP.HCM ra đời), bảo lãnh phát hành và thí điểm bán trái phiếu theo giá chiết khấu  Trong giai đoạn này TTTP Việt Nam đã có những khởi sắc. Tuy nhiên vẫn được đánh giá là TT còn rất non trẻ, hàng hoá chủ yếu là Trái phiếu của CP.  Tổng giá trị trái phiếu phát hành khoảng 70.000-80.000 tỷ đồng, trong đó 80% là trái phiếu do Chính phủ phát hành.  7. I - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN (tt) Giai đoạn 2007 – 2008: o Với tình hình thị trường cổ phiếu đang xuống dốc nhanh, Thị trường trái phiếu được nhìn nhận sẽ có sự tăng trưởng mạnh đặc biệt trong năm 2008 o 8. NỘI DUNG TRÌNH BÀY o QT hình thành và phát triển TT Trái phiếu VN o Tổng quan và cơ cấu thị trường Trái phiếu VN o Thực trạng Thị trường Trái phiếu Việt Nam o Một số giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu qủa cho thị trường Trái phiếu Việt Nam 9. II - CƠ CẤU TTTP VIỆT NAM o Hình 2.2.1 : Cơ cấu thị trường vốn Việt Nam (Nguồn: www.mof.gov.vn-Bộ Tài Chính) 10. II - CƠ CẤU TTTP VIỆT NAM (tt) o Hình 2.2.2 : Cơ cấu phát hành trái phiếu (Nguồn: www.mof.gov.vn-Bộ Tài Chính) 11. II - CƠ CẤU TTTP VIỆT NAM (tt) o Bối cảnh quốc tế: Hình 2.1.1 : Thị trường tài chính ở Đông Á (Nguồn: Báo cáo James H.Lau. Jr, giám đốc vụ ngoại hối WTO) 12. o Thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 8-9% GDP. o Thị trường trái phiếu quốc tế, Mỹ, Nhật Bản và EU chiếm đến 80%. Thị trường trái phiếu ở Singapore, Malaysia và Thái Lan chiếm khoảng 30- o 40% GDP. II - CƠ CẤU TTTP VIỆT NAM (tt) 13. II - TỔNG QUAN VỀ TTTP VN Thị trường Trái phiếu ở VN bao gồm: tín phiếu kho bạc, trái phiếu CP, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu ngân hàng thương mại), chứng chỉ tiền gửi và các chứng khoán nợ có giá trị khác. o Đây là một thị trường đang phát triển thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và tổ chức tài chính nước ngoài. o Vào cuối 2006, có khoảng 375 loại Trái phiếu CP và Trái phiếu DN được niêm yết trên thị trường chứng khoán, với tổng mệnh giá khoảng 5 tỉ USD. o 14. Các giao dịch Trái phiếu CP chiếm tỷ lệ chủ yếu của toàn thị trường. o Dư nợ trái phiếu còn rất thấp (khoảng 7% GDP) so với các thị trường trong khu vực (Trung Quốc 21%, Thái Lan 33%, Malaysia 62%) o Chủ thể phát hành không đa dạng, chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường và hệ thống giao dịch, thanh toán còn nhiều hạn chế. o Trái phiếu CP chứng tỏ được tầm quan trọng với tư cách là một nguồn vốn đầu o tư. II - TỔNG QUAN VỀ TTTP VN (tt) 15. II - TỔNG QUAN VỀ TTTP VN (tt) Trong 3 loại trái phiếu hiện đã được phát hành và mua bán tại Việt Nam, bao o gồm:  Trái phiếu CP và tín phiếu kho bạc  Trái phiếu chính quyền địa phương  Trái phiếu doanh nghiệp Khối lượng Trái phiếu CP chiếm ưu thế trên thị trường với 81% thị phần,trong khi đó trái phiếu địa phương là 10%, và Trái phiếu DN 9% o 16. Trong 5 năm giai đoạn 2006-2010, GDP được kỳ vọng tăng trưởng ở mức 8% 8,5%, tổng vốn đầu tư cần thiết được ước tính là 2.675.000 tỉ đồng, tương đương 39,9% GDP. o Do đó, nhu cầu vốn qua phát hành trái phiếu được ước tính là 187.250 tỉ đồng. Trong đó, trái phiếu chính phủ sẽ chiếm thị phần lớn nhất cả về khối lượng và giá trị. o II - TỔNG QUAN VỀ TTTP VN (tt) 17. Thị trường trái phiếu ở Việt Nam o Đường cong lãi suất Trái phiếu chính phủ o Nguồn: Reuters ngày 26/10/2007 18. Biến động lãi suất trái phiếu CP Tình hình biến động lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm o Tổng khối lượng TPCP đã phát hành trong năm 2007 (bao gồm TPCP do VDB phát hành): gần 25.000 tỷ đồng o 19. Nhận xét chung: o Có thể nói, thị trường Trái phiếu VN được cho là vẫn còn trong giai đoạn đầu của sự phát triển, trong đó Trái phiếu CP là một tiềm năng lớn. o Trái phiếu CP VN hiện nay được coi là hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế cả về lãi suất và độ an toàn. o Tuy nhiên, thị trường Trái phiếu DN vẫn là một nguồn cung cấp vốn đầy tiềm năng của các DN, đặc biệt là tại thị trường tài chính đang phát triển nhanh chóng như ở VN. Mối quan tâm lớn nhất hiện nay là làm thế nào để khuyến khích các DN sử dụng thị trường này một cách có hiệu quả trong kế hoạch huy động vốn của DN. o 20. III - THỰC TRẠNG TTTP VIỆT NAM 1. Hoạt động của TT sơ cấp về Trái phiếu VN o  1.1 - Trái phiếu chính phủ  1.2 - Trái phiếu công ty 2. Hoạt động của thị trường Trái phiếu thứ cấp o  2.1 - Về niêm yết Trái phiếu  2.2 - Về giao dịch trái phiếu 21. 1.1 – TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ  Tín phiếu kho bạc  Trái phiếu CP, TP kho bạc  Công trái  Trái phiếu đầu tư  Trái phiếu CQĐP  Trái phiếu ngoại tệ  Trái phiếu đặc biệt  Trái phiếu quốc tế 22. Tín phiếu kho bạc Tín phiếu kho bạc được phát hành qua Kho bạc từ tháng 10/1992 đến tháng 3/1995 với tổng doanh số trên 13.000 tỷ đồng. Lãi suất tín phiếu giảm dần qua các năm, từ 5%/tháng năm 1991 xuống còn 1,7%/tháng năm 1995. o Từ tháng 6/1995 đến tháng 12/2004, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức 392 đợt đấu thầu tín phiếu kho bạc với 63.718 tỷ đồng. o 23. Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc năm 2004 gồm 48 thành viên với 5 ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước, 20 NHTM cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 12 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 công ty bảo hiểm, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương o Hiện nay, thường thường chỉ có 5 - 8 thành viên tham gia đấu thầu. Lãi suất là lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài chính. o Tín phiếu kho bạc (tt) 24. o Được bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN), đấu thầu qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK), bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành. Nhiều đợt đấu giá TP CP gần đây mặc dù khối lượng đăng ký đấu thầu tương đối cao, bình quân gấp 3 lần khối lượng gọi thầu, nhưng tỉ lệ thành công lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể, quý I/2007 tỉ lệ thành công đạt 99%; quý II/2007 giảm xuống 82,46% và đến cuối quý III/2007 giảm còn 58,39%. o Trái phiếu CP, TP kho bạc NN 25. o Nguyên nhân chủ yếu do việc đưa ra mức lãi suất trần thấp, chỉ 7,05 7,8%/năm (có đợt chỉ là 6,5%/năm) đối với TP kỳ hạn 5 năm; 7,95% - 8,6%/năm đối với TP kỳ hạn 10 năm; 8 - 8,8%/năm đối với TP kỳ hạn 15 năm, trong khi kỳ vọng về lãi suất của NĐT ngày một cao, xuất phát từ việc tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10%. Cùng với sự ra đời của hai trung tâm giao dịch chứng khoán là tại Tp.HCM và Hà Nội, các trái phiếu chính phủ phát hành bằng đồng nội tệ cũng bắt đầu được giao dịch một cách rộng rãi hơn so với trước đây nhưng vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư có tổ chức, do đó, khối lượng giao dịch ít. o Trái phiếu CP, TP kho bạc NN (tt) 26. o Điều này có thể bắt nguồn từ quy mô của thị trường, cơ sở vừa yếu vừa thiếu của hạ tầng thanh toán trong hệ thống tài chính Việt Nam. Cụ thể bao gồm một số điểm sau: Trước hết, quy mô của trái phiếu nói chung và trái phiếu chính phủ nói riêng hiện chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng tài sản tài chính cả nước với chỉ bằng 8% so với GDP, con số này khoảng 5 tỷ USD rất nhỏ bé nếu so với mức đủ để đạt tính thanh khoản 100-200 tỷ USD.  Trái phiếu CP, TP kho bạc NN (tt) 27. Huy động vốn thông qua loại hình trái phiếu hiện chưa phải là kênh phổ biến mà chủ yếu là thông qua hệ thống ngân hàng với tổng tài sản chiếm đến 80% cơ cấu tài sản tài chính. Điều này tạo sự bất cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng, thiếu một kênh huy động vốn dài hạn để phục vụ cho các mục tiêu phát triển lâu dài.   Cả hai yếu tố trên đều góp phần làm tăng chi phí vốn cho nền kinh tế. Trái phiếu CP, TP kho bạc NN (tt) 28. Trái phiếu CP, TP kho bạc NN (tt) Tuy vậy, những đợt phát hành vừa qua cho thấy nhu cầu của nhà đầu tư đang rất quan tâm đến thị trường trái phiếu chính phủ phát hành bằng đồng nội tệ, khối lượng đặt mua thường từ 2000 - 3000 tỷ VND, gấp 4 - 5 lần mức phát hành. o Rất may là xu hướng này đang dần được khắc phục (với lãi suất trái phiếu phát hành đang giảm dần trong những đợt gần đây, từ 7.9% đợt 1/2007 xuống còn 7.2% trong đợt 5/2007). Điều này có thể thấy rõ qua định mức tín nhiệm quốc gia được các tổ chức trên thế giới nâng lên cao hơn so với trước. o 29. Trái phiếu CP, TP kho bạc NN (tt) Tính đến 30-9-2007, đã có hơn 114.809 tỉ đồng trái phiếu được niêm yết giao dịch trên Sở GDCK TPHCM (HOSE) và Trung tâm GDCK Hà Nội (HASTC), tăng gấp hơn 104 lần so với giá trị niêm yết năm 2000. Bên cạnh trái phiếu Chính phủ niêm yết với tỷ trọng trên 90% tổng giá trị trái phiếu niêm yết còn có trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu của các ngân hàng thương mại. o Tuy nhiên, mức vốn hóa thị trường trái phiếu hiện nay khoảng 8% GDP là khá thấp nếu như so sánh với thị trường trái phiếu của các nước trong khu vực (bình quân khoảng 50-70%, trừ Nhật Bản trên 100% GDP ). Điều đó có nghĩa là kênh huy động vốn của Chính phủ thông qua thị trường trái phiếu để đáp ứng nhu cầu đầu tư của ngân sách còn hạn chế và vì vậy cần có sự đầu tư thích đáng hơn cho thị trường này. o 30. Trái phiếu CP, TP kho bạc NN (tt) Trên thị trường trái phiếu Chính phủ hiện nay, được chào đón và thu hút nhiều nhất các nhà đầu tư là trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ trên thị trường quốc tế.VN đã tăng gấp rưỡi lượng trái phiếu phát hành, lên 750 triệu USD trị giá trái phiếu thay vì 500 triệu USD như dự tính ban đầu được giao dịch ở thị trường này. Lãi suất trái phiếu Chính phủ trong đợt phát hành này đã được điều chỉnh giảm xuống mức 7,125%, thay cho mức dự tính ban đầu là 7,250%. Lãi suất này cao hơn so với Trái phiếu kho bạc Mỹ là 4,561%/trái phiếu 10 năm.Đây là bước đầu tiên giúp VN bước chân vào thị trường tài chính quốc tế. Điều đáng mừng là cầu trái phiếu này cao hơn mong đợi rất nhiều. o Các nhà đầu tư quốc tế đã đưa ra các đề nghị đặt mua với tổng số lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào, để dành quyền mua số trái phiếu nói trên.Theo thống kê ban đầu của Ngân hàng Credit Suisse First Boston, các nhà đầu tư đặt mua lớn trái phiếu VN chủ yếu đến từ châu Á, châu Âu và tại nước Mỹ. Một nửa trong số đó là các hãng quản lý tài sản. o 31. Trái phiếu CP, TP kho bạc NN (tt) Các ngân hàng và hãng bảo hiểm cũng chiếm phần lớn.Sự đón nhận nhiệt tình đến bất ngờ đó được nhận định là do nhiều nguyên nhân từ chính VN. o Thứ nhất, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế VN sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới vừa qua. Đến nay, hầu như toàn thế giới biết đến công cuộc cải cách đổi mới ở VN. UNDP còn coi VN là một trong những ví dụ thành công nhất về chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại, đổi mới làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt của cuộc sống kinh tế.  Thứ hai, các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan với việc VN được coi là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh đó, phải kể đến việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu cùng loại của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế chính trị các nước này thời gian qua không ổn định lắm.  32. Trái phiếu CP, TP kho bạc NN (tt) Thứ ba, việc các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế như gần đây liên tiếp nâng mức xếp hạng của VN cũng là một nguyên nhân quan trọng. S&P đã nâng mức tín nhiệm của VN từ BB- lên BB. Moody cũng nâng lên mức Ba3 trong khi một tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế nổi tiếng khác là Fitch cũng xếp VN hạng BB-.  Số tiền thu được sẽ được bơm thêm vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình từ 7 – 8% của Việt Nam, cùng với việc đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh tại đây. o 33. o Công trái xây dựng tổ quốc phát hành năm 1999 với 4.495 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm; Công trái giáo dục với 2.579 tỷ đồng với kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8% năm, trong đó Bảo hiểm xã hội, các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm mua 80 %, dân cư mua 20%. o Công trái 34. o Tồn tại của việc phát hành các loại công trái là : o Phát hành ở dạng chứng chỉ nên tốn kém, dễ bị làm giả. o Phát hành qua TTGDCK đạt kết quả thấp. Bảo lãnh phát hành còn hạn chế, thực chất là phát hành riêng lẻ theo cơ chế thoả thuận, trong đó các tổ chức bảo lãnh phát hành giữ trái phiếu với tư cách là một công cụ đầu tư mà không phát hành ra công chúng. o Phí bảo lãnh là 0,15% đã tạo tâm lý cho các định chế tài chính thích thực hiện bảo lãnh hơn là đấu thầu trong những đợt phát hành trái phiếu cùng kỳ hạn có lãi suất tương đương. o Công trái (tt) 35. Đây là loại trái phiếu do KBNN phát hành nhằm huy động vốn theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ cho các dự án thuộc nguồn vốn của ngân sách trung ương đã ghi trong kế hoạch, song chưa bố trí ngân sách trong năm. Gồm: o Trái phiếu đường dây 500 KV phát hành năm 1992: Tổng số thu là 334 tỷ đồng, đáp ứng được 6,5% tổng vốn đầu tư cho công trình này. o o Từ năm 1995 - 2002: KBNN phát hành trái phiếu cho một số công trình đạt 347 tỷ đồng. Trái phiếu công trình trung ương 36. o Năm 2003, Bộ Tài chính đã phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho các công trình trọng điểm của quốc gia trong ngành giao thông và thuỷ lợi với 4.492 tỷ đồng qua 3 hình thức: bán lẻ, đấu thầu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành. Một số hạn chế: Kỳ hạn 1 năm, gây khó khăn trong thanh toán; Cơ chế thẩm định và xét duyệt phương án phức tạp và chưa đồng bộ. o Trái phiếu công trình trung ương (tt) 37. o Là loại trái phiếu có kỳ hạn trên 1 năm do các tổ chức tài chính nhà nước, các tổ chức tín dụng được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách của Chính phủ. Loại này hiện nay do Quỹ hỗ trợ phát triển phát hành. Năm 2001, KBNN đã phát hành cho Quỹ 150 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm; năm 2002 - 2003, KBNN tiếp tục huy động cho quỹ với 57 đợt và 6.480 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 đến 15 năm... o Trái phiếu đầu tư 38. o Ngoài ra, Quỹ phối hợp với TTGDCK TP.HCM phát hành trái phiếu thông qua đấu thầu. Năm 2002, phát hành 20 đợt trái phiếu với tổng số trái phiếu gọi thầu là 3.600 tỷ đồng, giá trị trái phiếu huy động đạt 155 tỷ đồng, bằng 4,3% khối lượng trái phiếu gọi thầu, kỳ hạn trái phiếu là 5 năm lãi suất 7,8 - 8,1%/năm, 7 năm lãi suất 8,1%/năm, 10 năm lãi suất 8,3 - 9%/năm. Năm 2003, Quỹ hỗ trợ phát triển tổ chức 4 đợt phát hành với khối lượng 357 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm và 15 năm, lãi suất 9,3 - 9,5%/năm. Trái phiếu đầu tư (tt) 39. o Một số hạn chế: Quỹ huy động với lãi suất thị trường, cho vay theo lãi suất ưu đãi nên phát sinh lỗ, ngân sách nhà nước phải cấp bù chênh lệch. Cầu về trái phiếu dài hạn không đáp ứng được cung trái phiếu dài hạn. Trái phiếu đầu tư (tt) 40. o Được phát hành theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh hoặc đại lý phát hành. Chủ yếu cho các địa phương huy động vốn phục vụ cho việc xây dựng các công trình cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương của mình, chủ yếu phát hành cho công chúng của chính địa phương đó thông qua KBNN. Năm 1994 - 1995, Bộ Tài chính phối hợp với UBND một số tỉnh như Nghệ An, TP.HCM, Khánh Hoà, Cà Mau... phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư vào đường xá, nhà máy ximăng... và đã thanh toán hết khi đến hạn. o Hiện nay, chỉ có hai địa phương là Hà nội và TP.HCM là thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thường xuyên, với số lượng lớn nhằm huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi tại địa phương. o Trái phiếu chính quyền địa phương 41. o Năm 2003, UBND TP. HCM phát hành gần 2000 tỷ đồng trái phiếu đô thị qua 2 đợt: Đợt 1 bán lẻ cho công chúng với trái phiếu kỳ hạn 2 năm lãi suất 8,52% năm và kỳ hạn 5 năm lãi suất 9% năm  Đợt 2 đấu thầu qua TTGDCK. Hiện nay, Hà Nội đang có kế hoạch phát hành trái phiếu khoảng 5.600 tỷ đồng kỳ hạn dự kiến 5 năm.  Trái phiếu chính quyền địa phương (tt) 42. o Đây là loại trái phiếu kỳ hạn trên 1 năm do Bộ Tài chính phát hành cho các mục tiêu chỉ định của Chính phủ theo phương thức bán lẻ qua hệ thống KBNN và đấu thầu qua NHNN. Năm 1993 - 1994, KBNN đã phát hành trái phiếu ngoại tệ kỳ hạn 1 năm lãi suất 4,2%/năm và 2 năm lãi suất 4,5%/năm, doanh số phát hành chỉ đạt 1,3 triệu USD. o Năm 2003, Bộ Tài chính phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm lãi suất 3,5%/năm qua bán lẻ và đấu thầu tại NHNN, tổng số tiền đạt 31,4 triệu USD, đạt 31% kế hoạch. o Trái phiếu ngoại tệ 43. o Loại trái phiếu được phát hành cho các NHTMNN nắm giữ, được ghi tăng vốn điều lệ như một loại tài sản của ngân hàng, sau 5 năm kể từ ngày phát hành mới được chuyển nhượng. Tháng 8/2002, Bộ Tài chính phát hành trái phiếu này với tổng trị giá là 7.849 tỷ đồng, kỳ hạn 20 năm, lãi suất cố định là 3,3,%/năm và được thanh toán hằng năm. o Trái phiếu này không huy động vốn bằng tiền, song là một giải pháp tăng vốn điều lệ cho các NHTMNN. o Trái phiếu đặc biệt 44. o Chính phủ Việt Nam đã phát hành trái phiếu quốc tế để chuyển đổi nợ quá hạn nước ngoài và có chủ trương huy động mới trên thị trường vốn quốc tế. Tổng số trái phiếu chuyển đổi nợ là 566 triệu USD bao gồm trái phiếu chiết khấu, trái phiếu ngang giá và trái phiếu đối với nợ lãi quá hạn. o Ngày 27/10/05 Chính phủ phát hành trái phiếu tại TTCK New York đạt 750 o triệu USD . Đây là đợt phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên và thành công nhất trên thị trường vốn thế giới trong nhiều năm qua o Trái phiếu quốc tế 45. 1.2 – TRÁI PHIẾU CÔNG TY - Công ty cổ phần công nghệ thông tin (EIS) phát hành trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 3 năm, huy động 10 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm vào năm 2001. Năm 2004 đã được chuyển đổi thành cổ phiếu theo hệ số chuyển đổi được xác định trước. o - Năm 2003, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam phối hợp cùng Bộ Tài chính phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, kỳ hạn 3 năm. o - Trước đó, năm 1994, Công ty Xi măng Hoàng Thạch phát hành 44,45 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 4 năm. Năm 1994, trái phiếu xi măng Anh Sơn phát hành trái phiếu kỳ hạn 3 năm, 5 năm, lãi suất 15%/năm với 7,96 tỷ đồng. o 46. 1.2 – TRÁI PHIẾU CÔNG TY Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặc mới cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam khi Nghị định 52/2006/NĐ-CP chính thức được ban hành. Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây mà còn có các công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với một nguyên tắc chung là các doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin. o Trong năm 2006, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) huy động được 800 tỷ đồng, Tập đoàn EVN: 5.000 tỷ đồng. Đến tháng 7/2007, Vinashin phát hành thêm được 3.000 tỷ đồng, Vilexim được 5 tỷ, Tổng công ty thép được 400 tỷ đồng, Vinaconex huy động được 1.000 tỷ đồng. o Hiện nay Nhà nước rất ưu ái trong việc phát hành TP DN nên chỉ mất khoảng 6 đến 8 tuần DN có thể hoàn tất hồ sơ phát hành. Tuy nhiên, nếu đi vay NH hay phát hành CP, DN sẽ mất nhiều thời gian hơn cho khâu chuẩn bị và xét duyệt hồ sơ. o 47. 1.2 – TRÁI PHIẾU CÔNG TY (tt) Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn được đánh giá là hầu như chưa phát triển. Các nhà đầu tư chủ yếu “mua” và “giữ” trái phiếu tới khi đáo hạn. Các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ thị trường hầu như chưa có. Một số chuẩn mực kế toán quốc tế quan trọng chưa được ban hành. o Thị trường TP DN cho đến nay vẻn vẹn chỉ có 12 DN phát hành TP DN. Sau 1 năm thực hiện Nghị định 52, trên thị trường TP quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài gương o mặt cũ tham gia, như: Vinashin, TCty Thép VN, TCty Sông Đà, Tập đoàn Điện lực (ngoài Vinaconex huy động 1.000 tỉ đồng, Vilemim huy động 5 tỉ đồng...). Gần đây các NHTM cũng tham gia phát hành trái phiếu có cả Trái phiếu chuyển đổi như ACB, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, SCB, VCB. o 48. 1.2 – TRÁI PHIẾU CÔNG TY (tt) Ngày 29/11/2007, tại Hà Nội, công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) công bố phát hành thành công 400 tỷ đồng trái phiếu VEC thông qua công ty Chứng khoán Habubank. Trong thời gian tới, VEC sẽ tiếp tục phát hành thêm ra thị trường một khối lượng lớn trái phiếu công trình cho các dự án xây dựng đường cao tốc vào đầu năm 2008. Đây cũng là một trong những dự án phát hành trái phiếu công trình về đường bộ đầu tiên ở Việt Nam của doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh. Theo dự tính, doanh thu từ hoạt động thu phí và các dịch vụ khác sẽ được sử dụng để hoàn trả cả gốc và lãi của trái phiếu. o Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam khá ảm đạm, việc phát hành thành công 400 tỷ trái phiếu VEC đã cho thấy trái phiếu các dự án của VEC đã có được độ tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư. Đối tượng của đợt phát hành lần này là các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm. Khối lượng bảo lãnh phát hành lớn, tính thanh khoản của trái phiếu VEC trong tương lai sẽ rất tốt và Công ty chứng khoán cũng sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện mua bán lại để tăng tính thanh khoản của trái phiếu đó là những đặc điểm của trái phiếu này. o 49. 1.2 – TRÁI PHIẾU CÔNG TY (tt) Kỳ hạn của trái phiếu hầu hết là dài, ngắn nhất là 2 năm, dài nhất là 10 năm (trái phiếu của EVN có kỳ hạn 10 năm, Vinaconex và Lilama là 5 năm,…). Các ngân hàng thường hạn chế trong việc cho vay các khoản vay dài hạn như thế. o Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát cao, môi trường chính sách không đảm bảo và do tác động của các biến động kinh tế quốc tế đã gây nên tâm lý thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư vào 1 loại trái phiếu có thời hạn quá dài. o 50. 1.2 – TRÁI PHIẾU CÔNG TY (tt) Số liệu trái phiếu công ty (đến năm 2004) o Công ty cho thuê tài chính quốc tế phát hành trái phiếu từ năm 1999 đến hết năm 2001 là 80 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng.  Các công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Công thương, Công ty tài chính Tàu thủy, Công ty tài chính Cao su cũng phát hành trái phiếu.  Năm 1996, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) phát hành trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 3 năm, huy động 5 triệu USD, lãi suất 4,5%/năm. Loại này được chuyển đổi vào năm 1998.  51. 2. HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU THỨ CẤP o 2.1 Về niêm yết trái phiếu: o Sở GDCK TP.HCM: o Quy mô niêm yết hiện tại: 0,00 50,49 0,65 48,86 100,00 Tỉ trọng (%) 0,00 55.858.025,00 714.095,30 54.051.440,66 110.623.560,96 GT niêm yết (triệu đ) 0,00 9,30 1,18 89,52 100,00 Tỉ trọng(%) 0,00 561.550,25 71.409,63 5.405.144,07 6.038.103,95 KL niêm yết (ngàn CK) 0,00 70,89 0,57 28,54 100,00 Tỉ trọng (%) 0,00 375,00 3,00 151,00 529,00 Số CK niêm yết(1 CK) Khác Trái phiếu Chứng chỉ Cổ phiếu Toàn thị trường Sở GDCK TP.HCM 52. BIỂU ĐỒ QUY MÔ NIÊM YẾT TP.HCM 53. Sở GDCK TP.HCM: Tình hình niêm yết : 0,00 0,00 15.822,12 15.822,12 Niêm yết bổ sung 169.980,75 0,00 407.404,61 577.385,35 Niêm yết mới(1000 CK) 1/1/200531/12/2005 0,00 0,00 99.427,63 99.427,63 Niêm yết bổ sung 192.722,51 50.000,00 1.765.549,10 2.008.271,61 Niêm yết mới(1000 CK) 1/1'2006-31/12/2006 0,00 0,00 687.100,74 687.100,74 Niêm yết bổ sung 0,00 21.409,53 1.460.815,17 1.482.224,70 Niêm yết mới(1000 CK) 1/1/2007 - 23/5/2008 0,00 0,00 240.356,21 240.356,21 Niêm yết bổ sung 4.660,00 0,00 439.535,02 444.195,02 Niêm yết mới(1000 CK) 1/1/2008 23/5/2008 Trái phiếu Chứng chỉ quỹ Cổ phiếu Toàn thị trường Sở GDCK TP.HCM 54. 2. HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU THỨ CẤP o 2.1 Về niêm yết trái phiếu (tt): o TT GDCK HÀ NỘI: o Quy mô niêm yết hiện tại: 89.31 10.69 100.00 Tỷ trọng (%) 129,294,298,600,000 15,473,892,990,000 144,768,191,590,000 Tổng giá trị niêm yết 83.56 54.48 100.00 Tỷ trọng (%) 1,292,942,986 1,547,389,299 2,840,332,285 Tổng khối lượng niêm yết 445 137 582 Số chứng khoán niêm yết Trái phiếu Cổ phiếu Toàn thị trường TT GDCK Hà Nội 55. TÌNH HÌNH NIÊM YẾT HÀ NỘI 1,200,000,000,000 12,000,000 7 1/1/2005 31/12/2005 17,090,000,000,000 170,900,000 85 1/1/2006-31/12/2006 52,225,598,600,000 522,255,986 85 1/1/2007 -31/12/2007 28,994,000,000,000 289,940,000 27 1/1/2008 -23/5/2008 Giá trị niêm yết Khối lượng niêm yết Số chứng khoán niêm yết Trái phiếu - TT GDCK Hà Nội 56. o Trái phiếu Chính phủ được niêm yết là chủ yếu với 99,3% tổng giá trị niêm yết. Trong các loại trái phiếu, chỉ có trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm được niêm yết; trong các loại trái phiếu đầu tư, chỉ có trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển là được niêm yết. Chưa có trái phiếu công trình nào được niêm yết. o Trong các trái phiếu công ty mới chỉ có trái phiếu của NHĐT&PTVN là được niêm yết với tổng giá trị niêm yết là 157,7 tỷ đồng, chiếm 0,66% giá trị niêm yết. Như vậy, trái phiếu chưa thực sự đảm bảo được tính thanh khoản vốn có của nó. o 2.1 Về niêm yết trái phiếu 57. 2.2 Về quy mô giao dịch trái phiếu Sở GDCK TP.HCM: o 22.204,037 22.204,037 0,000 GT giao dịch(tỉ VND) 216.344.425,000 216.344.425,000 0,000 KL giao dịch 1/1/2005 -31/12/2005 48.173,457 48.173,457 0,000 GT giao dịch(tỉ VND) 472.760.447,000 472.760.447,000 0,000 KL giao dịch 1/1/2006 -31/12/2006 39.918,828 39.918,828 0,000 GT giao dịch(tỉ VND) 380.987.007,000 380.987.007,000 0,000 KL giao dịch 1/1/2007 -31/12/2007 20.289,120 20.289,120 0,000 GT giao dịch(tỉ VND) 198.332.339,000 198.332.339,000 0,000 KL giao dịch 1/1/2008 - 23/5/2008 Tổng cộng Thỏa thuận Khớp lệnh Khối lượng/Giá trị Trái phiếu – sở GDCK TP.HCM 58. 2.2 Về quy mô giao dịch trái phiếu (tt) QUY MÔ GIAO DỊCH TRONG 12 THÁNG GẦN ĐÂY o 2.554,746 23.307.152 0,000 0 Feb-07 4.512,198 42.806.436 0,000 0 Mar-07 2.266,582 21.697.585 0,000 0 Apr-07 4.458,670 43.239.334 0,000 0 May-07 4.707,844 45.101.188 0,000 0 Jun-07 2.829,447 26.819.260 0,000 0 Jul-07 2.370,059 22.314.408 0,000 0 Aug-07 2.608,884 24.943.609 0,000 0 Sep-07 2.358,432 23.071.225 0,000 0 Oct-07 4.069,542 38.931.498 0,000 0 Nov-07 2.028,430 19.787.852 0,000 0 Dec-07 4.328,472 41.525.905 0,000 0 Jan-08 (tỉ đồng) (đv: 1ck) (tỉ đồng) (đv: 1ck) Giá trị Khối lượng Giá trị Khối lượng Thỏa thuận Khớp lệnh Trái phiếu – sở GDCK TP.HCM 59. 2.2 Về quy mô giao dịch trái phiếu (tt) TT GDCK Hà Nội: với quy mô giao dịch o 78,061,900,000 781,830 1/1/2005 - 31/12/2005 7,001,817,977,290 68,593,370 1/1/2006 31/12/2006 77,521,337,217,560 752,732,400 1/1/2007 -31/12/2007 34,996,004,172,250 355,217,150 1/1/2008 -23/5/2008 Tổng giá trị Tổng khối lượng Trái phiếu – TT GDCK Hà Nội 60. So sánh Khối lượng giao dịch TP TT Hà Nội o Năm 2008 o Năm 2007 61. So sánh Giá trị Giao dịch TP TT Hà Nội o Năm 2008 o Năm 2007 62. Trái phiếu phần lớn được giao dịch với phương thức thoả thuận. Nhà đầu tư cá nhân rất ít đầu tư vào trái phiếu mà chủ yếu là nhà đầu tư có tổ chức với trên 96% giá trị giao dịch năm 2003 và trên 97% năm 2004. o Các NHTM, các công ty chứng khoán tham gia tích cực nhất vào hoạt động này, các công ty bảo hiểm chưa mặn mà với tỷ trọng gần 20% năm 2004. o 2.2 Về giao dịch trái phiếu 63. Một số trái phiếu tiêu biểu o Trái phiếu chính phủ phát hành ra quốc tế o Trái phiếu chuyển đổi Vietcombank o Trái phiếu EVN (tổng Cty Điện lực VN) 64. Trái phiếu CP phát hành ra quốc tế o Loại trái phiếu có lãi suất cố định o Mệnh giá: 750.000.000USD o Lãi suất danh nghiã: 6,8755%/năm o Ngày phát hành: 15/01/2006 o Ngày đáo hạn: 15/01/2016 o Thời hạn: 10 năm o Thanh toán lãi: 6 tháng/ lần 65. Trái phiếu CP phát hành ra quốc tế (tt) Giá thị trường: 736.672.500USD (Giá bán cuối cùng của Trái phiếu Chính phủ Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng 98,223% mệnh giá ) o o => lợi suất đáo hạn của trái phiếu là 7,125%/năm. o Lãi suất này cao hơn so với Trái phiếu kho bạc Mỹ là 4,561%/trái phiếu 10 năm. 66. Trái phiếu CP phát hành ra quốc tế (tt) Thành công đợt phát hành TPCP phát hành ra quốc tế : o Các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới vừa qua. o Các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan với việc Việt Nam được coi là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc. o Việc các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế như gần đây liên tiếp nâng mức xếp hạng của Việt Nam cũng là một nguyên nhân quan trọng o 67. Trái phiếu chuyển đổi Vietcombank Bất lợi : o giá cổ phiếu lên mức cao hơn so với đánh giá của giới đầu tư. Nhà đầu tư đã mua trái phiếu Vietcombank có thể không muốn chuyển đổi giá trị trái phiếu tăng vốn đã nắm giữ sang cổ phiếu◊Cổ phiếu phát hành sẽ theo hình thức đấu giá, những nhà đầu tư chiến lược có thể chấp nhận giá rất cao để nắm giữ cổ phiếu của Vietcombanko 68. Trái phiếu chuyển đổi Vietcombank (tt) o Lý do: Nếu họ chấp nhận mua cổ phiếu với mức giá cao thì ở góc độ đầu tư là không có lợi, bởi giá cổ phiếu sẽ khó có thể tăng thêm o Lãi suất của trái phiếu Vietcombank ở mức khá thấp (6%/năm) so với mặt bằng lãi suất hiện nay trên thị trường". o Giá một năm công tác tại Vietcombank giá 65 triệu đồng: quá mạo hiểm -> rủi ro do người bán nghỉ việc, bị kỷ luật … o 69. Trái phiếu chuyển đổi Vietcombank (tt) Trái phiếu tăng vốn Vietcombank không có tỷ lệ chuyển đổi. o Giá được hình thành tại phiên đấu giá CP ở thời điểm VCB cổ phần hóa. VCB không có cam kết rõ ràng về việc chuyển đổi. o Điều này cho phép lý giải là là nhà đầu tư có quyền mua cổ phiếu cũng giống như nhà đầu tư tham gia đấu giá, có thể cũng phải mua cổ phiếu bằng với giá đấu. Không thấy thêm quyền lợi nào khác biệt ngoài quyền ưu tiên mua o 70. Trái phiếu chuyển đổi Vietcombank (tt) o Giá trái phiếu có lúc được mua bán với giá gấp gần 3 lần là quá cao. o Thuận lợi duy nhất : Người nắm giữ TP sẽ có phiếu để thu lợi nhuận. quyền ưu tiên mua cổ phiếu Vietcombank trong trường hợp cung ít hơn cầu cổ phiếu khi Vietcombank cổ phần hóa. Khi cầu lớn hơn cung thì quyền mua mới có giá và những người nắm giữ trái phiếu có thể bán quyền đó cho những người có nhu cầu mua cổ o 71. Trước nhu cầu phát triển thành một tập đoàn kinh tế mạnh trong thời gian từ 2005-2010, EVN cần huy động lượng vốn đầu tư rất lớn, khoảng 255.111 tỷ đồng. o Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2010, EVN sẽ thực hiện phát hành trái phiếu hàng năm, để bổ sung vốn đầu tư cho các dự án ngành điện. o o Trong năm 2006 EVN đã có 8 đợt phát hành trái phiếu tổng trị giá 6.000 tỷ đồng TP CỦA TỔNG CTY ĐIỆN LỰC VN (EVN) 72. TP CỦA TỔNG CTY ĐIỆN LỰC VN (tt) o EVN thông báo phát hành trái phiếu doanh nghiệp đợt II/2006 như sau: o Tổ chức phát hành: T ỔNG CTY ĐIỆN LỰC VN o Tổng giá trị phát hành: 500 tỷ đồng (Năm trăm tỷ đồng) o Thời gian phát hành: 15/6/2006 o Ngày trả lãi hàng năm: 15/6 o Kỳ hạn: 5 năm o Ngày đáo hạn: 15/6/2011 73. TP CỦA TỔNG CTY ĐIỆN LỰC VN (tt) o Lãi suất: o Năm đầu: 9,6%/năm o Mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu. Các năm sau: bình quân lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trả sau của 04 Ngân hàng: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam công bố tại Sở Giao dịch trên địa bàn Hà Nội vào ngày xác định lãi suất Trái phiếu hàng năm + 1,2% . o Hình thức: Trái phiếu ghi sổ o Tổ chức bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ACB (ACBS) o 74. TP CỦA TỔNG CTY ĐIỆN LỰC VN (tt) Đánh giá sức hấp dẫn của trái phiếu EVN : o Đối với nhà đầu tư cá nhân, mức lãi suất mà EVN đưa ra là khá hấp dẫn, bởi so với các hình thức đầu tư an toàn khác như gửi ngân hàng hay mua trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8,3-8,75%), thì lợi tức mà họ thu về khi mua trái phiếu EVN cao hơn nhiều. o Đối với EVN, việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu sẽ giúp Tổng công ty tiết kiệm khoảng 1,55% trên tổng giá trị trái phiếu phát hành mỗi năm so với việc đi vay ngân hàng. o 75. TP CỦA TỔNG CTY ĐIỆN LỰC VN (tt) o Thuận lợi: Ngành điện Việt Nam là một trong những ngành hấp dẫn đầu tư nhất khu vực do tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu điện năng của Việt Nam đang tăng cao. o Tổng tài sản của EVN bình quân tăng trên 15% năm, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng gần 12%/năm từ 2002. o Đối với các nhà đầu tư trong nước, ngành điện đứng thứ 4 về mức độ hấp dẫn đầu tư sau viễn thông, ngân hàng và dầu khí. o Không chỉ hấp dẫn bởi lãi suất và mức độ an toàn, sau đợt phát hành, Ngân hàng bảo lãnh sẽ cùng EVN cung cấp các dịch vụ như xác nhận chuyển nhượng, cầm cố, chiết khấu trái phiếu…, để tạo sự thuận tiện cho nhà đầu tư. o 76. o Trái phiếu EVN đã thu hút được cả các nhà đầu tư nước ngoài. Đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp lần 7 trong năm 2006 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thành công ngoài mong đợi với số lượng đăng ký mua trong vòng 1 tuần gấp 3 lần so với số lượng phát hành; trong đó, 75% trái phiếu đã được các nhà đầu tư nước ngoài mua) o Mở ra kỷ nguyên mới cho thị trường vốn nội địa của Việt Nam, tạo được một loại tài sản hoàn toàn mới cho nhà đầu tư quốc tế. o Đánh giá sức hấp dẫn của TP EVN 77. o Bên cạnh thị trường cổ phiếu vốn sôi động nhưng thăng trầm thì một thị trường khác đang chiếm sự quan tâm không nhỏ của giới đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư (NĐT) có tổ chức, đó là thị trường trái phiếu. Trong dự báo mới nhất của Ngân hàng ANZ về thị trường vốn Việt Nam, các chuyên gia nhận định, năm 2008 này, cả nhu cầu phát hành và nắm giữ trái phiếu tại Việt Nam đều rất lớn. o Đánh giá mặt khả quan của TP VN 78. o Thống kê cho thấy, nhiều phiên trong tháng 3 tại sàn Hà Nội, NĐT giao dịch gần 1 triệu đơn vị mỗi phiên; còn tại sàn TP. HCM, số lượng trái phiếu được giao dịch lên tới 5 triệu đơn vị/phiên. Một số phiên đấu thầu trái phiếu gần đây, NĐT tham dự và đăng ký tham gia rất đông. Lợi thế lớn nhất của trái phiếu là lãi suất ổn định, giá cả ít biến động. Mặc dù giá trái phiếu dao động không đáng kể, nhưng với NĐT tổ chức nắm giữ khối lượng lớn thì lợi nhuận thu về do chênh lệch giá cũng không nhỏ. o 3. Đánh giá mặt khả quan TTTP VN (tt) 79. o Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), giao dịch trái phiếu của các nhà ĐTNN tăng 55% trong năm 2007. So với lãi suất 4 - 5%/năm ở nước ngoài, lãi suất 8,5%/năm của trái phiếu chính phủ Việt Nam được coi là rất hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh VND đang lên giá so với USD. o Khi trái phiếu đáo hạn, chuyển từ VND sang USD sẽ có lợi, như thế nhà ĐTNN mua trái phiếu được lợi cả đôi đường. o 3. Đánh giá mặt khả quan TTTP VN (tt) 80. o Năm 2008, thị trường trái phiếu được nhìn nhận sẽ có sự tăng trưởng mạnh. Nếu như năm 2007, Chính phủ phát hành trên 50.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì năm nay, con số này ít nhất cũng đạt quy mô tương đương. o Còn với doanh nghiệp, nếu như năm 2006, lượng phát hành mới chỉ là 9.000 tỷ đồng thì năm 2007 đã tăng lên 36.000 tỷ đồng. o 3. Đánh giá mặt khả quan TTTP VN (tt) 81. o Hiện có khá nhiều doanh nghiệp quan tâm tới kênh huy động vốn bằng trái phiếu. Đặc biệt, nếu như năm 2007, những doanh nghiệp có nhu cầu tìm vốn qua kênh này thường là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tên tuổi, thực hiện dự án quy mô lớn với nhu cầu huy động mỗi đợt từ 500 tỷ đồng trở lên thì năm nay, một số công ty cổ phần cũng tìm đến hình thức này. Đối với doanh nghiệp, việc phát hành trái phiếu sẽ giúp giảm chi phí lãi so với việc đi vay và phát hành cổ phiếu. o 3. Đánh giá mặt khả quan TTTP VN (tt) 82. o Nếu huy động vốn thông qua chào bán cổ phiếu, doanh nghiệp thường hứa hẹn phải trả tỷ lệ cổ tức khoảng 12 - 15%/năm, thậm chí 20%/năm; Muốn đảm bảo mức cổ tức này thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tối thiểu cũng phải đạt 20% vốn điều lệ.  Nếu chọn phương án vay ngân hàng thì doanh nghiệp phải chịu mức lãi suất bình quân 11-15%/năm đối với khoản vay có kỳ hạn trên 1 năm  Trong khi đó, chọn kênh huy động vốn bằng phát hành trái phiếu, lãi phải trả cho trái chủ lớn nhất chỉ khoảng 10,5%/năm đối với kỳ hạn 5 năm Hơn nữa, lãi suất trả cho trái chủ hàng năm được tính như một khoản chi phí của doanh nghiệp (trong chi phí thuế) nên doanh nghiệp giảm được áp lực về chi phí vốn.  3. Đánh giá mặt khả quan TTTP VN (tt) 83. 3. Đánh giá mặt khả quan TTTP VN (tt) Thị trường cổ phiếu đang xuống dốc, phát hành cổ phiếu còn gây hiệu ứng pha loãng làm giảm thị giá cổ phiếu, tạo ra gánh nặng cho cổ đông. o Vì vậy, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu đang là phương án win win. Do quy mô mỗi đợt phát hành trái phiếu ít nhất cũng khoảng 300 tỷ đồng nên để tạo thuận lợi cho việc phát hành, có công ty chứng khoán chào gói dịch vụ “hợp vốn”, có nghĩa là gộp 3 - 4 doanh nghiệp cùng tham gia phát hành một đợt. o 84. 3. Đánh giá mặt khả quan TTTP VN Trái phiếu CP Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá khá cao. Tháng 10 năm 2005, lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ Việt Nam được phát hành ra thị trường vốn quốc tế, 750 triệu USD trái phiếu đã được các nhà đầu tư mua hết ngay trong vòng 30 giây sau khi phát hành. Một kết quả khó có thể khả quan hơn o Đợt trái phiếu này sẽ được mua bán lại trên tất cả các trung tâm chứng khoán (thị trường thứ cấp) lớn như Hongkong, Singapore, London, New York, Boston... liên tục đến năm 2016 o Mức lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam hiện đang là 5,78%, thấp hơn mức 5,95% của loại trái phiếu có kỳ hạn và xếp hạng tín dụng tương đương của Chính phủ Brazil. Điều này chứng tỏ trái phiếu của Việt Nam có mức độ hấp dẫn hơn o 85. 3. Đánh giá mặt khả quan TTTP VN (tt) Chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành thành công nhiều đợt trái phiếu theo phương thức đấu giá lãi suất. o Trung tuần tháng 3/2007, 300 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên được phát hành đấu thầu theo lô lớn (lô 100, 200, 300... tỷ đồng) đã được các nhà đầu tư nước ngoài mua hết với mức lãi suất thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây 6,8%/năm. o Ngay sau đợt phát hành trái phiếu lô lớn trên, ngày 15/3, tập đoàn định mức tín nhiệm Moody’s của Mỹ đã nâng mức tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ Việt Nam. o 86. 3. Đánh giá mặt khả quan TTTP VN (tt) Về trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), nói chính xác hơn thì đây là trái phiếu được quyền ưu đãi chuyển đổi thành cổ phiếu, có mặt trên thị trường tháng 12/2005. Được đánh giá là một mặt hàng rất lợi cho ngân hàng này khi lãi suất trúng thầu chỉ ở mức 6%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường vào khoảng 8-10%. o Các ngân hàng khác như SCB, Agribank, ACB …cũng đã phát hành trái phiếu chuyển đổi ra thị trường, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư. o 87. 3. Đánh giá mặt khả quan TTTP VN (tt) Hiện tại khoảng 80% lượng vốn cung ứng cho DN vừa và nhỏ là kênh từ ngân hàng. Tuy nhiên để có được nguồn vốn từ ngân hàng lại không dễ, DN chịu lãi cao và sức ép về thời hạn. Bên cạnh đó là hàng loạt những thủ tục hành chính khác. o Thông qua phát hành trái phiếu, nhà đầu tư và DN dễ dàng ngồi lại với nhau để cùng thoả thuận. Đó là những điều kiện rất mở, tạo sự chủ động và dễ dàng hơn cho DN tiếp cận vốn so với cách vay tiền từ ngân hàng. o Hơn thế, đây cũng là cách để loại trừ sự thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính, cũng như những DN làm ăn kém hiệu quả o 88. Hiện nay thị trường trái phiếu Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển với sự tồn tại sơ khai của thị trường trái phiếu Chính phủ. Dư nợ trái phiếu còn rất thấp (khoảng 7% GDP) so với các thị trường trong khu vực (Trung Quốc 21%, Thái Lan 33%, Malaysia 62%), chủ thể phát hành không đa dạng, chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường và hệ thống giao dịch, thanh toán còn nhiều hạn chế o Quy mô của thị trường trái phiếu còn quá nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 3 - 6% GDP (những nước có TTCK phát triển, giá trị trái phiếu chiếm 60 - 80% GDP). o 4. Đánh giá mặt hạn chế của TP VN 89. VN chưa thành lập một công ty định mức tín nhiệm nào làm cho các nhà đầu tư khó có thể nhận ra rủi ro lãi suất tiềm tàng của một trái phiếu. o Điều này sẽ buộc các nhà đầu tư muốn mua trái phiếu phải tự phân tích chi phí đầu tư trái phiếu một cách tốn kém, mua trái phiếu không định hướng và cuối cùng có thể là không mua o Các công ty lớn do còn được nhiều bao cấp trong tín dụng dưới các hình thức như bảo lãnh vay vốn, được vay ODA, được cấp một phần vốn Nhà nước khiến các doanh nghiệp chưa lựa chọn trái phiếu như là một hình thức huy động vốn hiệu quả o 4. Đánh giá mặt hạn chế TTTP VN (tt) 90. o Trái phiếu chính quyền địa phương đã phát hành là trái phiếu nghĩa vụ chung, nhưng các quy định pháp luật chỉ chú trọng vào mục đích sử dụng vốn huy động được, mà không chú trọng khả năng trả nợ. Khả năng chuyển đổi của trái phiếu hiện nay còn quá thấp. Các doanh nghiệp vẫn gởi tiền vào ngân hàng đối với những khoản tiền chưa sử dụng đến chứ không “mặn mà” mua trái phiếu o 4. Đánh giá mặt hạn chế TTTP VN (tt) 91. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TP VIỆT NAM Xây dựng hệ thống đánh giá chuẩn để xác định lãi suất phát hành hợp lý. Đồng thời, tăng khối lượng phát hành thay vì phát hành nhiều đợt với số lượng nhỏ nhằm giảm chi phí phát hành và thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư có tổ chức tham gia. o Thể chế pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô cần được cải thiện hơn nữa nhằm nâng cao mức xếp hạng, đủ điều kiện để đạt được tiêu chuẩn đầu tư của các nguồn quỹ lớn trên thế giới. o Nâng cao năng lực cảu các trung tâm lưu ký chứng khoán tạo điều kiện giao dịch thuận lợi và dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư. o 92. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TP VIỆT NAM (tt) Thực hiện nâng cấp hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ bằng việc tự động hoá hệ thống lưu ký. o Kết nối thị trường trong nước với các nước trong khu vực để tạo 1 thị trường đủ lớn nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài o Ban hành mẫu bản cáo bạch chung cho các tổ chức phát hành trái phiếu và công bó thông tin về kế hoạch ngân sách trung hạn của chính quyền. o 93. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TP VIỆT NAM (tt) Đối với thị trường phát hành: o  Cần thông qua các công ty chứng khoán để phát hành trái phiếu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan